Từ Sự Sáng Tạo Đến Thập Tự Giá
Sự kêu gọi của Ápraham và Giao ước của Đức Chúa Trời
Mục sư: Bob Deffinbaugh
Sáng thế ký 11:26—17:27
Phần giới thiệu:
Cách đây nhiều năm, bạn thân tôi là Bill McRae và tôi vừa hoàn tất sự luyện tập thân thể bằng cách chạy bộ. Chúng tôi ngồi bên thềm nhà hít thở không khí thì có một người khác chạy ngang dừng lại trao đổi trong một phút đồng hồ. Ông ấy tự giới thiệu mình là Ed Bloom. Như thường lệ, Bill rất nhiệt tình, chân thành và mật thiết với “Ed” trong sự trao đổi. Ở giữa cuộc trò chuyện nầy, Bill đã nói một câu đại loại như thế nầy: “Ed, hãy nói cho tôi biết đây có phải là năm đầu tiên là sinh viên ở DTS không?” Tôi xây sang Bill nói: “Bill à, đây là Tấn sĩ Ed Bloom, ông là giáo sư ở đây trong thần học viện đấy”. Không cần phải nói, Bill đã không biết “Ed” mới vừa tham gia vào cuộc luyện tập, và anh ấy rất bối rối.
Có người trông không giống như họ vốn có thật vậy đâu. Chắc chắn đây là trường hợp với Ápraham. Khi lần đầu tiên chúng ta gặp ông ở Sáng thế ký 12, ông chưa phải là vị anh hùng đức tin mà chúng ta nhìn biết từ các phân đoạn khác trong Kinh Thánh. Ápraham được xem là một trong những gã khỗng lồ đức tin, và là một trong những nhân vật nổi bật nhất trong Kinh Thánh. Một cuộc tìm kiếm sẽ chỉ ra danh “Ápraham” xảy ra khoảng 230 lần trong Kinh Thánh. Kể cả trong con số nầy, sự xuất hiện danh của ông có tới 67 lần trong Tân Ước. “Ápram” xảy ra trong Cựu Ước 60 lần. Nhân vật nầy là một gã khỗng lồ đức tin, nhưng sự việc ấy chưa nhất thiết rõ ràng trong những ngày đầu đời cuộc sống ông, khi chúng ta sẽ nổ lực chỉ ra. Đây là một người đã đạt tới chỗ tin cậy Đức Chúa Trời, thay vì nơi chính bản thân mình, nhưng phải tốn nhiều thời gian và hoạn nạn mới đạt tới chỗ ấy trong đời sống của ông. Chúng ta sẽ dành hai sứ điệp nói tới Ápraham, tìm cách nhìn thấy ông đã đóng vai trò nào trong “tấn thảm kịch cứu chuộc chưa mở ra”.
Giáo Ước của Đức Chúa Trời và Sự Kêu Gọi của Ápraham
Sáng thế ký 11:26—12:9
Từ chỗ đọc phân đoạn Kinh Thánh gốc trong sách Sáng thế ký, một người có ấn tượng Ápraham đã nhận được “sự kêu gọi” của ông đang khi ông còn sinh sống tại Charan, nhưng đây không phải là trường hợp khi chúng ta nhìn vào Kinh Thánh cách rộng rãi hơn. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Ápram chào đời tại xứ Urơ (Sáng thế ký 11:28, 31). Chúng ta cũng biết được Đức Chúa Trời đã đem Ápram từ Urơ xứ Canh-đê đến xứ Canaan (Sáng thế ký 15:7; Nêhêmi 9:7). Tuy nhiên, chính lời lẽ cảm động của Êtiên chỉ ra rằng sự kêu gọi đầu tiên của Ápram đã đến với ông khi ông còn ở tại xứ Urơ:
“Thầy cả thượng phẩm bèn hỏi Ê-tiên rằng: Có phải thật như vậy chăng? Ê-tiên trả lời rằng: Hỡi các anh, các cha, xin nghe lời tôi! Đức Chúa Trời vinh hiển đã hiện ra cùng tổ chúng ta là Áp-ra-ham, khi người còn ở tại Mê-sô-bô-ta-mi, chưa đến ở tại Cha-ran, mà phán rằng: Hãy ra khỏi quê hương và bà con ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. Bấy giờ người ra khỏi xứ Canh-đê, rồi đến thành Cha-ran. Từ đó, lúc cha người qua đời rồi, Đức Chúa Trời khiến người từ nơi đó qua xứ các ông hiện đang ở” (Công Vụ các Sứ đồ 7:1-4, phần nhấn mạnh là của tôi).
Môise không muốn nhấn mạnh sự kiện nầy về Ápram. Ông chỉ nói cho chúng ta biết những gì ông cần phải nói để phát triển phần bàn luận của mình, và từ điểm đó trở đi “tình yêu thương che đậy vô số tội lỗi”. Thế rồi, chúng ta thấy Ápram được kêu gọi lần đầu tiên phải rời khỏi gia đình và quê hương khi còn ở tại Urơ. Từ những gì Môise nói cho chúng ta biết ở chương 11, chính Tha-rê, cha của Ápram, là người đã đem Ápram (cùng với các thành viên khác trong gia tộc) ra khỏi xứ Urơ (11:31). Charan, em của Ápram và là cha của Lót, qua đời khi họ vẫn còn ở tại xứ Urơ (11:28). Một việc khác nữa rất rõ ràng từ chương 11: khi Tha-rê đưa gia đình đến Charan, với dự trù đi suốt đường để đến xứ Canaan (11:31). Không cứ cách nào đó, khi họ đến Charan, họ định cư ở đó rồi không đi tiếp đến Canaan trọn đời sống của Tha-rê.
Vì lẽ đó, chúng ta phải nói rằng sự “kêu gọi” của Ápram trong Sáng thế ký 12:1-3 thực sự là lần “kêu gọi thứ nhì” của ông, một việc giống như sứ mệnh thứ hai của Giôna khi đi đến thành Nineve (Giôna 1:1-2; 3:1-2). Sự khác biệt, ấy là Giôna đã từ chối không đi đến nơi mà Đức Chúa Trời đã dặn dò ông rồi đi theo một hướng ngược lại. Ápram đã bắt con đường đi đến xứ Canaan, mặc dù dường như ông tiêu cực trong vấn đề nầy, thay vì hành động xuất phát từ sự vâng phục. Một người lấy làm lạ không biết Ápram có hồ nghi gì đối với những gì ông đã làm sau cái chết của Tha-rê, cha của ông hay không!?! Ông có nên trở lại xứ Urơ; ông có nên ở lại Charan; hoặc, ông có nên tiếp tục đi đến xứ Canaan, như Đức Chúa Trời đã truyền chăng? Đức Chúa Trời đã cất bỏ mọi nghi ngờ trước một chuỗi hành động thích hợp khi Ngài lặp lại ơn kêu gọi. Ápram dường như không muốn rời gia đình mình nhiều giống như họ (ít nhất là Tha-rê) đã rời khỏi ông qua sự chết. Ápram đem Lót theo với ông, và ông lấy làm lạ không biết đây có phải là vâng theo trọn vẹn mạng lịnh của Đức Chúa Trời phải lìa khỏi bà con của mình hay không nữa!?! Một việc chúng ta có thể nói với sự tin chắc – Lót là sự rắc rối nhiều cho Ápram hơn là giúp đỡ cho ông nữa.
Sự kêu gọi của Ápram tương tự với những đòi hỏi của nó cho cuộc hôn nhân. Phải nói là Ápram “ra đi và phân rẻ” – ông cần phải rời khỏi gia đình và quê hương của mình, và bởi đức tin trung thành với Đức Chúa Trời. Bạn và tôi đang sinh sống trong thế giới Tây phương với một xã hội rất năng động, ở đó các thành viên trong gia đình đều tách ra. Anh tôi sống cách 2200 dặm, ở bang Washington, cũng như bố mẹ tôi. Một trong mấy người chị của tôi đang sinh sống ở Singapore, người khác nữa ở Seoul, Hàn quốc. Vào thời của Ápram, lìa khỏi gia đình và quê hương của một người là phải lìa khỏi nguồn cội và sự an ninh của một người. Bạn quen thuộc và hay đối xử trong mối quan hệ với bố mẹ và gia đình của bạn. Dân Canaan chẳng có một quan hệ nào về tổ phụ hay huyết thống của Ápram. Sống giữa vòng gia đình là có một “mạng lưới bảo hộ thật an ninh”. Đây là một lý do cho thấy tại sao có ít sự loạn nghịch ở lứa tuổi thanh thiếu niên trong thế giới thứ ba. Con cái đều biết rõ bị dời khỏi gia đình sẽ chỉ ra chúng là vô quyền và nghèo khó. Bằng cách truyền cho Ápram phải rời khỏi quê hương xứ sở và gia đình, Ngài đang buộc ông phải nương cậy chỉ vào chính mình Ngài mà thôi.
Sáng thế ký 12:1-3 được công nhận rộng rãi là Giao Ước với Ápraham, và quả thật vậy. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng Kinh Thánh chỉ ra nguyên tắc khải thị tiệm tiến. Lẽ thật đôi khi được tỏ ra đủ một lần và ở một nơi (xem Êphêsô 2:8-10; 5:32). Qua thời gian, mặc khải đó được mở ra từ từ. Thí dụ, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng dòng dõi của người nữ sẽ chà nát đầu con rắn (Sáng thế ký 3:15). Chúng ta mong “dòng dõi” ấy phải là – hay xuất thân từ – dòng dõi của Abên, nhưng Abên đã bị anh mình là Cain giết đi (Sáng thế ký 4). Chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi thấy phổ hệ của dòng dõi được trải từ Sết xuống Nôê, và rồi từ Nôê xuống tới Ápram. Đến cuối sách Sáng thế ký, chúng ta được thuật cho biết rằng “dòng dõi” sẽ đến qua phổ hệ của Giuđa (Sáng thế ký 49:8-12). Về sau chúng ta học biết rằng “dòng dõi” sẽ ra từ dòng David (II Samuên 7:10-16). Lai lịch phổ hệ của Đấng Cứu Thế được hứa cho tiếp tục thu hẹp lại, cho tới phần giới thiệu Chúa Jêsus là Đấng Mêsi trong các sách Tin Lành.
Nguyên tắc khải thị tiệm tiến rất là rõ ràng trong sách Sáng thế ký, đặc biệt là về Giáo Ước với Ápraham. Giao ước nầy được giới thiệu ở Sáng thế ký 12:1-3, nhưng chỉ trong những thuật ngữ bao quát mà thôi. Có những lời hứa riêng tư được lập với Ápram, cũng như có những lời hứa chọn lọc được lập ra về dòng dõi của ông. Bằng những thuật ngữ bao quát, Đức Chúa Trời hứa với Ápram rằng Ngài sẽ ban cho ông nhiều dòng dõi, và Ngài cũng sẽ ban cho ông xứ Canaan nữa. Ápraham sẽ là tiêu chuẩn cho ơn phước hay rủa sả của tất cả nhân loại. Người nào chúc phước cho Ápram sẽ được chúc phước lại, và người nào rủa sả ông (hay xem thường ông) sẽ bị rủa sả lại. Sáng thế ký là một lời hứa có bộ khung, mang tính cách giới thiệu. Giao ước sẽ không được thông qua về hình thức cho tới chừng của lễ được dâng lên ở chương 15, và Ápraham chưa nhận dấu cắt bì của giao ước cho tới chương 17.
Đức Chúa Trời nói cho Ápram biết rằng ông sẽ có nhiều dòng dõi ở chương 12, và chúng ta thấy ở Sáng thế ký 15:2 rằng Ápram giả định rằng “dòng dõi” của ông sẽ phải là một tôi tớ được làm con nuôi trong gia đình ông. Ở Sáng thế ký 15:4, Đức Chúa Trời bảo đảm với Ápram rằng “dòng dõi” được hứa cho sẽ ra từ chính thân thể ông (15:4). Sự việc không xảy ra cho tới sau sự ra đời của Íchmaên, Đức Chúa Trời nói cho Ápram biết, ông và Sara sẽ trở thành cha mẹ của đứa con được hứa cho (17:15-16). Đức Chúa Trời từ từ tỏ ra chương trình và mục đích của Ngài cho Ápram biết. Vì cớ điều nầy, chúng ta phải mong đợi các chi tiết trong Giao ước với Ápraham được mở ra cách tiệm tiến, trải qua một khoảng thời gian. Đây là những gì cụ thể đã xảy ra. Và như thế đủ để nói ở đây rằng Ápraham là nhân vật được Đức Chúa Trời chỉ định làm tộc trưởng của gia đình mà từ đó “dòng dõi” được hứa cho sẽ đến. Khi câu chuyện nói tới Ápraham được mở ra, rất nhiều chi tiết liên quan tới những ơn phước được hứa cho trong Giao ước với Ápraham sẽ được mở ra.
Đức tin của Ápraham kéo dài ra
Tôi đã chỉ ra trước rằng lúc ban đầu Ápraham trông chẳng giống như “tổ phụ của đức tin” chút nào. Tuy nhiên, đây là những gì ông sẽ trở thành. Khi chúng ta tiếp tục phần nghiên cứu về sách Sáng thế ký, chúng ta thấy quá trình qua đó Đức Chúa Trời đã dẫn dắt Ápram, hầu cho ông trở thành một người có đức tin. Chúng ta hãy xem xét quá trình ấy khi chúng ta nghiên cứu từ chương 12 đến chương 17.
Một lần kia trong xứ Canaan, Đức Chúa Trời bảo đảm với Ápram rằng đây là xứ mà Ngài sẽ ban cho ông và cho dòng dõi của ông (Sáng thế ký 12:7). Ápraham đã đi ngang qua xứ Canaan, từ bắc xuống nam, đề ra sự xưng nhận nó bằng cách xây các bàn thờ và thờ lạy Đức Chúa Trời. Khi Ápram đến tại Negev, phần phía Nam của xứ Canaan, ông đã gặp phải một trận đói kém rất là khắc nghiệt (12:10). Ông kết luận rằng ông phải rời đất hứa, chốn phước hạnh, rồi đợi hết cơn đói kém ở Aicập. Thái độ của ông được tỏ ra (sợ hãi) cùng cách ứng xử của ông (nói dối), thật là khó tin việc xuống Aicập là một hành động của đức tin. Dường như là ông cần phải tin cậy Đức Chúa Trời mà ở lại xứ Canaan, ở đó Đức Chúa Trời đã hứa làm cho ông được thịnh vượng. Điều nầy dường như càng chắc chắn hơn khi chúng ta nhìn vào Sáng thế ký 26:1-3:
“Trừ cơn đói kém thứ nhất trong đời Áp-ra-ham, bấy giờ tại xứ lại có một lần nữa. Y-sác bèn đi đến A-bi-mê-léc, vua Phi-li-tin, tại Ghê-ra. Đức Giê-hô-va hiện đến cùng người và phán rằng: Chớ xuống xứ Ê-díp-tô; hãy ở lại xứ mà ta sẽ chỉ cho. Hãy ngụ trong xứ nầy, ta sẽ ở cùng ngươi và ban phước cho ngươi; vì ta sẽ cho ngươi cùng dòng dõi ngươi các xứ nầy và ta sẽ làm thành lời ta đã thề cùng Áp-ra-ham, cha ngươi”.
Môise rất giàu ơn trong những gì ông nói (hay không nói) về Ápram ở điểm nầy trong cuộc đời của ông. Khi tôi nhìn vào phân đoạn Kinh Thánh nầy, chính cách thức của Đức Chúa Trời làm cho chúng ta nhìn biết điểm khởi đầu mà từ đó sự tấn tới thuộc linh của Ápram đã khởi sự. Đây là vùng đất thấp thuộc linh của Ápram, và từ đây trở đi, ông được trải rộng ra để sống trên vùng đất cao hơn.
Phần thử nghiệm lòng trung thành
Sáng thế ký 12:10-20
Ápram biết rõ Sara vợ mình xinh đẹp cở nào rồi. Ông biết rõ một phụ nữ xinh đẹp như thế nầy sẽ được người ta ham muốn lắm, và mọi sự mà những ai ham muốn nàng sẽ phải làm là giết ông đi để lấy nàng. Và vì thế Ápram và Sara đồng ý với một kế sách mà họ sẽ thường xuyên thực thi trong một số năm – họ nói dối về lai lịch của nàng là vợ ông, và xưng nhận phân nửa sự thật nàng là em gái ông. Chương trình nầy có lỗ hỗng rất trầm trọng; nó tạo ra sự thú vị nơi người ta ý tưởng rằng Sara đã sẵn sàng cho hôn nhân. Ápram vốn tin cậy vào sự dối gạt của mình, thay vì tin cậy nơi Đức Chúa Trời, để được sống còn và thịnh vượng. Ápram đang tìm cách sống còn nơi tổn phí của vợ mình. Ông đặt vợ mình vào chỗ liều lĩnh để cứu lấy chính cái cổ của ông. Trong lý trí ông, ông phải xuống Aicập để cứu lấy mạng của mình, và ông phải phó Sara trong vai trò em gái ông vì chính lý do ấy.
Khi họ đến Aicập, không bao lâu sau đó Pharaôn được thông báo về em gái của Ápram và vẻ đẹp lộng lẫy của nàng. Vô tình, Pharaôn đưa Sara vào cung điện mình và không bao lâu sau đó sẽ khiến nàng trở thành vợ của ông ta. Tôi có thể tưởng tượng những đêm không ngủ đã được chất chứa dành cho Ápram. Ông phải chờ dậy mắt mở thao láo từng đêm một, lấy làm lạ không biết chuyện gì đang diễn ra giữa Pharaôn và Sara. Trong suốt thời gian ấy, nhiều quà cáp đã được gửi đến từ Pharaôn, một phần của hồi môn ông ta nộp cho việc lấy Sara làm vợ mình!
Đức Chúa Trời có chương trình cho Ápram và Sara. Họ cần phải có một đứa con, qua đứa con ấy nhiều dòng dõi sẽ ra đời. Chính qua sự hiệp một của Ápram và Sara mà phổ hệ của “dòng dõi” được hứa cho sẽ hiện đến. Không có phương thức nào lời hứa của Đức Chúa Trời về một dòng dõi sẽ được ứng nghiệm một khi Sara lại trở thành Bà Pharaôn. Đức Chúa Trời đã can thiệp bằng các trận dịch giáng trên Pharaôn và nhà của ông ta. (Từ chương 20, chúng ta học biết rằng từng người nữ trong vương quốc của Abimêléc đã bị son sẻ, như thế bảo đảm rằng không có một đứa trẻ nào sẽ ra đời cho Abimêléc và Sara). Pharaôn đã tiếp thu sứ điệp ấy. Ông đã khám phá ra Sara là vợ của Ápram, và vì thế ông ta đã quở trách Ápram rồi đuổi ông đi, kèm theo với nhiều tặng phẩm.
Cái điều làm cho tôi bối rối, ấy là Ápram đã ra khỏi Aicập còn thịnh vượng hơn khi ông mới đến tại đó. Làm sao Đức Chúa Trời có thể chúc phước cho Ápram được khi ông hành động trong sợ hãi, và không hành động trong đức tin? Làm sao Đức Chúa Trời có thể chúc phước cho sự dối gạt của Ápram được chứ? Việc thứ nhứt chúng ta phải nói, ấy là chúng ta thực sự không bao giờ xứng đáng với bất kỳ ơn phước nào mà Đức Chúa Trời giáng trên chúng ta. Nhưng việc thứ hai chúng ta phải nhìn thấy ở đây, ấy là câu chuyện nầy đã được sử dụng như một khuôn mẫu của việc Israel xuất ra khỏi Aicập nhiều năm sau đó. Giôsép đã được đem xuống Aicập từ xứ Canaan vì cớ tội lỗi của các anh người. Ápram đã đến từ xứ Canaan xuống Aicập do sợ hãi và thiếu đức tin. Đức Chúa Trời sai các trận dịch giáng trên Pharaôn và người nhà của ông ta, để Pharaôn phải thả Ápram và người nhà ông rồi đuổi họ đi với nhiều tặng phẩm. Cũng một thể ấy, Đức Chúa Trời sau đó đã đưa các trận dịch giáng trên Pharaôn và cả xứ Aicập, để ông ta phải tha cho dân Israel đi, và thế là họ ra đi với nhiều tặng phẩm. Để cho câu chuyện nầy nói trước việc Israel xuất ra khỏi Aicập, Ápram phải thịnh vượng nơi phí tổn của Pharaôn, y như dân Israel về sau được thịnh vượng nơi tay của người Aicập.
Phần thử nghiệm về gia đình và số phận
Sáng thế ký 13:1—14:24
Rõ ràng ám chỉ trong lời hứa ở Sáng thế ký 12:2 là ám chỉ về sự thịnh vượng. Đức Chúa Trời hứa “chúc phước” cho Ápram, và “làm nổi danh ngươi”. Điều nầy bảo đảm cho Ápram về một gia đình đông đúc, với nhiều dòng dõi, và lời hứa ấy ám chỉ mạnh mẽ về sự giàu có vật chất. Các chương 13 và 14 đặt đức tin Ápram vào thử nghiệm ở lãnh vực thịnh vượng theo đời nầy. Ở chương 13, Ápram trở về xứ Canaan từ Aicập còn thịnh vượng hơn khi lần đầu tiên ông đến tại Aicập. Lót cũng được thịnh vượng nữa, và điều nầy dẫn tới xung đột giữa những kẻ chăn bầy của ông cùng những kẻ chăn bầy của Ápram (13:6-7). Đây là thời điểm trọn vẹn để Ápram nhắc cho Lót nhớ Đức Chúa Trời đã hứa ban đất nầy cho ai, và Ngài hứa với ai về sự thịnh vượng ở trong xứ. Ápram được dặn dò phải lìa gia đình mình mà đến xứ Canaan. Cái điều mà Ápram không bằng lòng làm trước đó – phân rẻ ra khỏi Lót – ông đã làm thật trọn vẹn trong lúc bây giờ. Khi ấy là thời điểm trọn vẹn để Ápram nói cho Lót biết đây là lúc ông ta phải rời đi rồi tìm một cuộc sống cho chính mình, ở đâu đó khác. Thay vì thế, Ápram cung ứng cho Lót sự lựa chọn ông ta sẽ đi hướng nào, trong vùng đất mà ông ta ưa thích.
Chúng ta biết rằng Lót đã chọn vùng đất dường như là tốt nhứt. Nhưng trước khi phê phán Lót, chúng ta hãy nhớ rằng hầu hết chúng ta cũng sẽ đưa ra cùng một sự lựa chọn đó. Vợ tôi và tôi có 5 đứa con gái, và trong suốt những tháng ngày chúng còn sống trong gia đình, chúng tôi thấy cần thiết khi chia khẩu phần thức ăn cho chúng rồi. Không có đứa nào khổ sở nhiều về ai sẽ nhận được nhiều khoai tây nhất, song khi bánh táo được cắt ra, thì giống như mấy đứa con gái nầy đã làm việc cho Phòng Tiêu Chuẩn Liên Bang vậy. Chúng nhận ra ngay trong một phút sự khác biệt về cở số lượng, và chúng luôn luôn nắm lấy phần lớn nhất. (Phải nói thật, miếng to thứ nhì là cho tôi vì Jeannette đã cầm lấy miếng to thứ nhứt rồi).
Chắc chắn Lót đã đi cùng với Ápram trong sự trao đổi với một nụ cười rạng rỡ trên mặt mình. Nhưng trong việc làm đó, ông đã bỏ sót một vài yếu tố quan trọng. Thứ nhứt, ông đã chọn đi về phía Đông (13:11). Thứ hai, ông đã chọn ngụ trong thành Sôđôm, một nơi gian ác. Thứ ba, ông đã chễnh mãng không chiếu theo giao ước với Ápraham. Đức Chúa Trời đã hứa chúc phước cho hết thảy những ai chúc phước cho Ápram và rủa sả những kẻ nào rủa sả ông. Nắm lấy ưu thế so với Ápram bằng cách lựa chọn phần đất tốt nhứt là không chúc phước cho Ápram. Chính bởi sự lệ thuộc của Lót đối với Ápram mà ông mới được phước. Lót đã tìm kiếm lợi ích của mình với phí tổn của Ápram. Những gì dường như là quyết định làm ăn lanh lợi không bao lâu sau đó sẽ minh chứng là thảm họa trầm trọng đối với Lót và gia đình của ông ta.
Bạn có thể tưởng tượng cuộc trao đổi đã diễn ra giữa Ápram và Sara khi Ápram trở về từ cuộc gặp gỡ với Lót? Từ những gì tôi đọc được về Sara ở Sáng thế ký 16, đây là một phụ nữ thực sự hay cáu kỉnh. Tôi có thể hình dung ra Ápram về đến nhà và Sara không thể đợi nên hỏi han về cuộc tranh cãi giữa những kẻ chăn bầy của họ đã được định liệu như thế nào!?! Khi Ápram nói cho Sara hay ông đã nhường cho Lót phần đất tốt nhứt, tôi dám chắc bà ấy đã nổi sung lên. Sao ông dại dột thế? Ông dám để cho Lót chiếm ưu thế hơn ông à? Có phải Ápram không quan tâm đến gia đình ông cùng những nhu cần của họ không?
Tôi biết tôi đang đọc giữa những dòng chữ, nhưng việc đọc ấy sẽ giúp giải thích các câu 14-18 trong chương 13. Trong mấy câu nầy, Đức Chúa Trời tái khẳng định giao ước của Ngài với Ápram và tái bảo đảm với ông rằng ông sẽ được phước lớn. Thật là đặc biệt, Đức Chúa Trời bảo đảm với Ápram rằng toàn bộ vùng đất nầy – trên đó cả ông và Lót đang cư ngụ như khách lạ – sẽ thuộc về ông (chớ không thuộc về Lót). Đức Chúa Trời bảo Ápram nhìn khắp các phương hướng, rồi bảo đảm với ông rằng đất sẽ thuộc về ông, xa tít nơi nào ông có thể nom thấy. Đất sẽ được ban cho Ápram, và cho các dòng dõi của ông cho đến đời đời (các câu 14-15). Và một khi Ápram chắc chắn lấy làm lạ về những “dòng dõi” nầy, Đức Chúa Trời tái bảo đảm với ông rằng các dòng dõi của ông sẽ đông vô số (câu 16). Ápram được truyền cho phải đi khắp xứ, để có được cái nhìn đầy đủ nơi sẽ thuộc về ông. Khi ông tới lui các địa điểm nầy, về mặt biểu tượng ông xưng rằng đất nầy thuộc về ông. Ông sẽ không sở hữu nó trong trọn đời sống ông, song các dòng dõi ông sẽ sở hữu nó. Ápraham khi ấy dời trại mình đền gần cây dẻ bộp ở Mamrê, rồi ở đó ông dựng lên một bàn thờ khác cho Đức Giêhôva (câu 18).
Lót thấy mình bị kéo vào giữa cuộc tranh đấu về quyền lực giữa vua thành Sôđôm cùng các đồng minh của người và một liên minh các vua đối lập. Vua Sôđôm bị đánh bại, và các lực lượng xâm lược chiếm được nhiều chiến lợi phẩm, gồm nhiều người và của cải của Sôđôm, kể cả Lót. Khi Ápram hay được, ông đuổi theo sau những kẻ thắng trận với 318 tôi tớ của mình (14:14) và những đồng minh của ông (14:24). Họ đã thắng hơn bốn vị vua kia rồi thâu lại người và của đã bị chiếm làm chiến lợi phẩm, trong đó có Lót. Ápram dường như được xem là “cấp chỉ huy” của các lực lượng nầy (xem 14:15), và vua Sôđôm quyết định tôn vinh ông vì chiến thắng ấy. Ông ta dự định gặp Ápram cùng những người khác trong trũng của vua (câu 17), với những gì dường như là bản sao của cuộc diễu hành có tung băng giấy chúc mừng. Trước khi vua Sôđôm đến gặp Ápram, Mênchixêđéc xuất hiện, thật vậy, từ một nơi nào đó. Ông được gọi là “thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Chí Cao” (câu 18). Ông đến với bánh và rượu, rồi chúc phước cho Ápram với lời lẽ nầy:
“Nguyện Đức Chúa Trời Chí cao, là Đấng dựng nên trời và đất, ban phước cho Áp-ram! Đáng ngợi khen thay Đức Chúa Trời Chí cao đã phó kẻ thù nghịch vào tay ngươi!” (Sáng thế ký 14:19b-20a).
Mênchixêđéc là một nhân vật rất thú vị, sự xuất hiện duy nhứt của ông chỉ có ở đây, nhưng ông là đề tài cho sự mặc khải sau đó (Thi thiên 110:4, Hêbơrơ 5:6, 10; 6:20; 7:1-17). Ông đóng một vai quan trọng trong đời sống của Ápram vào chính thời điểm nầy. Ông thông báo cho Ápram biết rằng chiến thắng ông đạt được không phải là chiến thắng của ông đâu, mà là chiến thắng của Đức Chúa Trời. Chính Ngài là Đấng đã phó những kẻ thù của Ápram vào trong tay ông (câu 20). Và Ngài là “Đấng dựng nên trời và đất”. Bản Kinh Thánh NASB dịch như sau: “Đấng sở hữu trời và đất”. Là Đấng Sáng Tạo chính là chủ nhân, là Đấng sở hữu. Khi ấy Ápram nộp phần mười cho Mênchixêđéc, và vị vua nầy và là thầy tế lễ biến mất mau chóng y như khi ông xuất hiện.
Dường như sự việc đã diễn ra chỉ mấy phút, sau đó thì vua Sôđôm lại đến. Lời lẽ của vua nầy trống không dường bao đối với Ápram, sau khi nghe một lời từ Đức Chúa Trời. Vua của Sôđôm có lẽ đầy dẫy với những lời ca ngợi và khen tặng. Ông để cho Ápram giữ lấy hết chiến lợi phẩm và đã xin cho dân sự ông trở về mà thôi. Ápram đã từ chối không nhận bất cứ tặng phẩm nào của vua Sôđôm, nhắc lại chính lời lẽ mà Mênchixêđéc vừa mới nói cùng ông:
“Tôi giơ tay lên trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời Chí cao, Chúa Tể của trời và đất, mà thề rằng hễ của chi thuộc về vua, dầu đến một sợi chỉ, hay là một sợi dây giày đi nữa, tôi cũng chẳng hề lấy; e vua nói được rằng: Nhờ ta làm cho Áp-ram giàu có. chỉ món chi của những người trẻ đã ăn, và phần của các người cùng đi với tôi, là A-ne, Ếch côn và Mam-rê; về phần họ, họ hãy lấy phần của họ đi” (Sáng thế ký 14:22b-24, phần nhấn mạnh là của tôi).
Một khi Đức Chúa Trời của Ápram là “Chúa Tể của trời và đất”, và một khi Đức Chúa Trời đã hứa làm cho ông được thịnh vượng, Ápram sẽ không để cho vị vua tà giáo nầy giúp ông thịnh vượng. Ơn phước của ông phải đến từ Đức Chúa Trời. Ápram đã dâng phần mười cho Vua Salem, song chẳng nhận lấy một tặng phẩm nào từ vua Sôđôm. Chúng ta nên học từ chỗ nầy: dâng và nhận tiền bạc là vấn đề rất quan trọng trong Kinh Thánh.
Dường như là từ quan điểm trao đổi cách thanh sạch, Ápram đã phạm hai lầm lỗi trầm trọng ở các chương 13 và 14. Thứ nhứt, ông đã thất bại không đòi hỏi phần đất tốt hơn và thay vì thế đã nhường cho Lót. Thứ hai, ông đã từ chối không nhận các tặng phẩm từ tay của vị vua biết ơn kia. Nhưng trong khi làm như thế, Ápraham tỏ ra rằng ông đã đặt lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, và ông thực sự tin theo những lời hứa của Đức Chúa Trời đã tỏ ra trong Giao ước với Ápraham. Không một vì vua nào trên đất được nhận lãnh lời khen vì đã làm cho Ápram được thịnh vượng, nhơn đó lãnh lấy sự vinh hiển thuộc về Đức Chúa Trời.
Sự khẳng định và sự chứng tỏ của Chúa
Sáng thế ký 15:1-21
Chương 15 bắt đầu với lời lẽ nầy từ Đức Chúa Trời đến cho Ápram: “chớ sợ chi”. Dường như Ápram chẳng sợ hãi gì, song lời lẽ của Đức Chúa Trời chỉ ra sự việc khác. Ápram sợ gì chứ? Về một việc, có thể ông sợ sự trả đủa từ những vua mà ông đã đánh bại. Ở I Các Vua 20, chúng ta đọc thấy thể nào Israel đã đánh bại quân đội của Bên Ha-đát, vua của Syria. Sau chiến thắng ấy, Đức Chúa Trời đã cảnh cáo vua Israel rằng Bên Hađát sẽ trở lại trong năm tới hầu phục thù vua. Bên Hađát lại đưa lên sân khấu cuộc chiến người đánh người, ngựa đánh ngựa, và xe đánh xe. Ông ta không cho phép mình nghĩ rằng ông ta sẽ bại trận. Ông ta muốn phục thù. Ápram có thể đã trông đợi chính sự phục thù đó từ những vị vua mà ông đã đánh bại.
Tuy nhiên, nổi sợ hãi của Ápram dường như trổi hơn những vị vua tà giáo nầy. Ông nhận thức trong đau đớn về sự thực ông chưa có con trai, theo như Đức Chúa Trời đã hứa. Kẻ “kế tự” duy nhứt của ông trong thời điểm nầy là con trai của một trong các tôi tớ của ông, Êliêse người Đa-mách. Đức Chúa Trời giàu ơn và dịu dàng khích lệ Ápram ở thời điểm nầy về sự sợ hãi. Ápram có xưng nhận với vua Sôđôm rằng Đức Chúa Trời của ông là “Chúa tể của trời và đất” không (14.22)? Ngài hiện là “Chúa tể của trời và đất”. Đấng dựng nên các ngôi sao, nói cho Ápram biết rằng “kẻ kế tự” của ông sẽ ra từ thân thể của ông (câu 4), và các dòng dõi của ông sẽ nhiều vô số còn hơn các ngôi sao ở trên trời. Đấng đã gọi vô số ngôi sao kia vào sự hiện hữu chắc chắn có thể gọi những dòng dõi cho Ápram vào sự hiện hữu, đông vô số kể.
Câu 6 mô tả phản ứng của Ápram – ông tin Đức Chúa Trời. Ông đã tin theo lời hứa của Đức Chúa Trời về đứa con trai và về vô số dòng dõi qua ông. Đức Chúa Trời đã kể đức tin ông (không kể bất cứ việc làm nào mà ông đã làm) là công bình. Đức Chúa Trời không dừng lại ở đây; Ngài tiếp tục tái bảo đảm cho Ápram về đất đai mà Ngài sẽ ban cho ông, vì đây cũng là một phần trong Giao ước với Ápraham. Ápram mong muốn sự bảo đảm từ Đức Chúa Trời vì Ngài quả thật sẽ ban cho ông đất nầy. Một người sẽ nghĩ rằng nếu Ápram tin Đức Chúa Trời ban cho một đứa con, ông cũng có thể tin Đức Chúa Trời ban cho ông đất nầy. Đức Chúa Trời không quở trách Ápram; thay vì thế, Đức Chúa Trời đã ban cho ông sự tái bảo đảm bằng cách chính thức hóa giao ước của Ngài. Ngài truyền cho Ápram giết một con bò cái, một con dê cái, một con chiên đực, một con cu rừng và một con bồ câu con, mổ những thứ nầy ra làm hai, trừ ra các loài chim (15:9-11). Theo tôi hiểu những gì đã diễn ra ở đây, đây không phải là của lễ dành cho sự thờ phượng; thật vậy, đây không phải là của lễ chi hết. Thậm chí chúng ta không đọc thấy có lửa, chúng ta cũng không thấy từ ngữ “con sinh” được dùng. Ngay cả Ápram cũng không đuổi mấy con chim ăn mồi kia bay đi, vì chúng muốn ăn mấy con thú chết đó. Đây là nghi thức bởi đó con người bước vào giao ước với nhau. Hai bên bước vào giao ước sẽ mổ các con thú ra làm hai, và kế đó cả hai sẽ đi ngang qua những phần ấy, với ý nghĩa giao ước là giao ước có điều kiện, giao ước ấy trói buộc một khi hai bên giữ lấy những cam kết của họ. Trong nghi thức nầy, chỉ có Đức Chúa Trời mới đi ngang giữa các phần mổ ra làm hai của con thú, ám chỉ rằng đây là giao ước vô điều kiện, chỉ nương duy nhứt vào sự thành tín của Ngài mà thôi.
Khi Đức Chúa Trời đi ngang qua giữa các phần nửa của những con thú, Ngài làm cho Ápram phải ngủ mê, và trong giấc ngủ nầy, ông đã có một sự hiện thấy về tương lai đang nắm giữ điều gì cho các dòng dõi của ông. Ápram đã có ý thức sâu sắc về sự kinh hãi, không những phù hợp với việc ông đang ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời Thánh Khiết, mà có lẽ còn vì ông nhìn thấy sự khổ sở của các dòng dõi ông nữa. Đức Chúa Trời bảo đảm với Ápram rằng các dòng dõi của ông sẽ chiếm lấy xứ, nhưng điều đó sẽ không xảy ra cách mau chóng được đâu. Trước tiên họ sẽ gánh chịu tình trạng nô lệ và áp bức trong một đất ngoại bang vô danh trong 400 năm, nhưng sau đó họ sẽ ra khỏi với nhiều của cải. Ápram được truyền cho biết rằng ông sẽ qua đời trước khi lời hứa của Đức Chúa Trời được ứng nghiệm, nhưng các dòng dõi của ông chắc chắn sẽ chiếm lấy xứ. Tội lỗi của dân Amôrít, những kẻ hiện đang chiếm lấy xứ chưa được trọn vẹn. Đức Chúa Trời sẽ ban cho họ thời gian, nhưng trong lần nầy, tội lỗi của họ chỉ sẽ thêm lên mà thôi. Khi ấy, khi tội lỗi của họ đã phát triển đầy đủ rồi, Đức Chúa Trời sẽ giáng sự phán xét thiêng liêng qua các dòng dõi của Ápram.
Sau khi mặt trời vừa lặn và trời trở tối tăm, có một lò lớn khói lên và một ngọn lửa lòe ngang qua các xác thịt đã mổ. Chính bởi phương tiện của nghi thức nầy giao ước của Đức Chúa Trời với Ápram đã được phê duyệt. Khác hơn giao ước Đức Chúa Trời đã lập với Nôê, đây là lần kế tiếp từ ngữ giao ước được sử dụng. Về mặt chuyên môn, tôi giả định, chúng ta gọi Sáng thế ký 12:1-3 là một lời hứa, và đây là giao ước theo hình thức. Giờ đây Đức Chúa Trời báo cho Ápram biết Ngài sẽ ban cho ông dân nào và đất nào. Những vùng đất nầy được mô tả bao quát hơn ở 13:14-18, song giờ đây các dân tộc, họ sẽ bị dời đi đã được kể đích danh (Sáng thế ký 15:18-21).
Thêm vào với sự xác nhận và khẳng định, Đức Chúa Trời đã ban cho trong các biến cố ở Sáng thế ký 15, có một sự phơi bày rất mới mẻ, nó chiếu trực tiếp trên những bận tâm của Ápram. Đức Chúa Trời không ở trong sự vội vã hòng làm ứng nghiệm những lời hứa của Ngài. Ngài mới vừa thông báo cho Ápram biết rằng đang khi xứ Canaan sẽ trở thành tài sản của các dòng dõi ông, nó sẽ không là của cải của họ trong 400 năm khác. Ápram thấy không yên tâm vì Đức Chúa Trời chưa ban cho ông một con trai; Đức Chúa Trời rõ ràng cho thấy Đức Chúa Trời đời đời không hề ở trong sự vội vã. Tại sao Ngài lại như thế chứ? Rốt lại, Ngài có trọn thời gian trong thế gian.
Phần thử nghiệm của Ápram qua Sara
Sáng thế ký 16
Giờ đây Đức Chúa Trời đã làm cho rõ ràng rằng “dòng dõi” được cho Ápram sẽ là sản phẩm của chính thân thể ông, chớ không phải thân thể của ai khác (15:4). Ápram bấy giờ bị thách thức khi sanh một con trai, song không phải bởi phương tiện Sara. Điều nầy đáng kinh ngạc vì đây không phải là ý tưởng của Ápram, mà là ý tưởng của Sara. Bà muốn một đứa con tệ đến nỗi bà bằng lòng sử dụng một phương thức quen biết và đáng chấp nhận trong xã hội của bà. Bà ban tớ gái của mình là Aga cho Ápram, và bởi phương tiện nầy, Sara sẽ có một đứa con. Không bao lâu sau khi đứa trẻ ra đời, đấy sẽ là con trai của Sara, chớ không phải con của Aga.
Cách lý luận của Sara xa rời sự tin kính. Bà nhận thức trong đau khổ là bà không còn có khả năng để mang thai. Còn hơn thế nữa, bà biết rõ chính Đức Chúa Trời là Đấng đã ngăn không cho bà có con với chồng mình. Sự xác nhận của bà với Ápram dường như giống với nổ lực hiển nhiên hầu phá vỡ ý chỉ của Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời giữ không cho bà có con qua sự bà chịu thai, thế thì bà sẽ có con theo cách khác – nhưng không thực sự theo cách của Đức Chúa Trời. Bà có một tớ gái người Aicập tên là Aga, Môise cho chúng ta biết như thế. Sự thực cho thấy rằng nàng là một người Aicập dường như chẳng có gì là tình cờ hết, vì Môise nhắc lại điều nầy ở câu 3. Có phải đây là một trong những hậu quả của chuyến hành trình của Ápram trong xứ Aicập không? Có phải Aga là một phần trong tặng phẩm hồi môn đến từ Pharaôn? Có lẽ thế.
Sara đã thúc giục Ápram lấy Aga, và để sanh ra đứa con qua nàng. Khi ấy Môise cho chúng ta biết “Áp-ram bèn nghe theo lời của Sa-rai”. Cụ thể câu gốc đọc như sau: “Ápram đã nghe theo tiếng của Sara” (16:2). Lời lẽ nầy nghe cũng quen thuộc lắm:
“Ngài lại phán cùng A-đam rằng: Vì ngươi nghe theo lời vợ mà ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn, vậy, đất sẽ bị rủa sả vì ngươi; trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn” (Sáng thế ký 3:17, phần nhấn mạnh là của tôi).
Câu 3 làm cho tôi có khuynh hướng nghĩ rằng Ápram không lập tức làm theo như Sara yêu cầu. Môise cho chúng ta biết rằng sau khi Ápram và Sara đã sống trong xứ Canaan 10 năm trời, Ápram mới lấy Aga làm vợ. Có phải điều nầy có ý nói rằng Sara đã đay nghiến Ápram về sự lâu lắc đến nỗi sau cùng ông “khuất phục” và đã làm theo những gì bà ấy đòi hỏi không? Có lẽ thế. Dường như rất rõ ràng việc lấy Aga làm vợ không phải là một hành động của đức tin. Ápram không nghe theo Đức Chúa Trời, và không kiên nhẫn chờ đợi; ông đã nghe theo Sara, và lấy Aga làm vợ mình. Dường như Ápram sau cùng đã tự mình tin rằng Đức Chúa Trời không cụ thể phán chính ông và Sara là người sẽ sanh đứa con được hứa cho nầy, mà đứa trẻ sẽ đến qua thân thể của Ápram.
Aga từng biết rõ mình đã mang thai, mối quan hệ của nàng với Sara đã thay đổi cấp kỳ. Aga giờ đây nhìn Sara với sự khinh bỉ, và Sara biết rõ điều đó. Sara không chấp nhận trách nhiệm cho việc khăng khăng đòi Ápram phải lấy Aga; thay vì thế, bà đổ thừa ông. Ápram một lần nữa khuất phục trước áp lực của Sara, và nói cho vợ ông biết rằng bà có thể đối xử với Aga theo như bà muốn (16:6). Sara làm cho đời sống của Aga ra khốn khổ, lên tới mức sau cùng nàng phải bỏ đi. Thiên sứ của Đức Giêhôva tìm gặp nàng, vì khi ấy chưa phải lúc cho nàng rời khỏi Ápram và Sara. Thiên sứ hứa với Aga rằng con trai nàng sẽ trở nên rất lớn (và nó sẽ sống ở phía đông các anh em mình). Ngài nói cho Aga biết rằng con trai nàng sẽ thường xuyên là cái gai trong xác thịt của dòng dõi khác của Ápram, và điều nầy dường như ban cho nàng một lượng thỏa mãn. Thiên sứ cũng nói cho Aga biết rằng nàng phải trở về nhà và đầu phục Sara là chủ của nàng. Đấy là phần rất khó. Aga đã đạt tới mức nhìn thấy Đức Chúa Trời theo một ánh sáng khác, theo một cách rất riêng tư. Ngài là Đức Chúa Trời, là Đấng đã nhìn thấy sự buồn rầu của nàng, Đức Chúa Trời là Đấng hay quan tâm.
Dấu hiệu đức tin của Ápram
Sáng thế ký 17
Ápraham đã 86 tuổi vào thời điểm Íchmaên mới ra đời (16:16). Mười ba năm trôi qua giữa những biến cố của chương 16 và phần đầu của chương 17. Íchmaên giờ đây là thiếu niên rồi. Tôi có đôi chút nghi ngờ rằng hơn 13 năm đó, Ápram đã càng tin chắc rằng Íchmaên là “dòng dõi” được hứa cho, rằng Íchmaên là đứa con qua đó ông và Sara sẽ có nhiều dòng dõi đông vô số. Tôi cũng dám chắc rằng Ápram đã ngày càng gắn bó với Íchmaên và yêu thương Íchmaên rất nhiều.
Bây giờ Ápram đã 99 tuổi rồi, và bất cứ hy vọng nào có đứa con khác bởi Sara dường ra hư không. Đức Giêhôva đã hiện ra với Ápram, củng cố lại giao ước của Ngài đã hứa với ông:
“Khi Áp-ram được chín mươi chín tuổi, thì Đức Giê-hô-va hiện đến cùng người và phán rằng: Ta là Đức Chúa Trời toàn năng; ngươi hãy đi ở trước mặt ta làm một người trọn vẹn. Ta sẽ lập giao ước cùng ngươi, làm cho dòng dõi ngươi thêm nhiều quá-bội. Áp-ram bèn sấp mình xuống đất; Đức Chúa Trời phán cùng người rằng: Nầy, phần ta đây, ta đã lập giao ước cùng ngươi; vậy ngươi sẽ trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc. Thiên hạ chẳng còn gọi ngươi là Áp-ram nữa, nhưng tên ngươi sẽ là Áp-ra-ham, vì ta đặt ngươi làm tổ phụ của nhiều dân tộc. Ta sẽ làm cho ngươi sanh sản rất nhiều, làm cho ngươi thành nhiều nước; và các vua sẽ do nơi ngươi mà ra. Ta sẽ lập giao ước cùng ngươi, và cùng hậu tự ngươi trải qua các đời; ấy là giao ước đời đời, hầu cho ta làm Đức Chúa Trời của ngươi và của dòng dõi ngươi. Ta sẽ cho ngươi cùng dòng dõi ngươi xứ mà ngươi đang kiều ngụ, tức toàn xứ Ca-na-an, làm cơ nghiệp đời đời. Vậy, ta sẽ làm Đức Chúa Trời của họ” (Sáng thế ký 17:1-8).
Mặc dù Ápram không biết điều đó, thời điểm ra đời của đứa con được hứa cho đang kéo đến gần. Một lần nữa, Đức Chúa Trời tái khẳng định giao ước của Ngài với Ápram. Ngài tự tỏ chính mình Ngài ra là El Shaddai. Tôi dám nói, đây là lần đầu tiên danh xưng nầy nói tới Đức Chúa Trời được sử dụng trong Sáng thế ký, dù không phải là lần sau cùng (xem Sáng thế ký 28:3; 35:11; 43:14; 48:3; 49:25; cũng xem Xuất Êdíptô ký 6:3). Ngài là Đức Chúa Trời chí cao, toàn năng, toàn tri. Đức Chúa Trời truyền cho Ápram phải “đi trước mặt ta” và phải “làm một người trọn vẹn”. Đức Chúa Trời hứa lập giao ước của Ngài với Ápram, và làm cho dòng dõi của ông thêm nhiều quá bội. Ápram sấp mình xuống đất, and Đức Chúa Trời nói chuyện với ông. Đúng là một đặc ân khi Ápram trao đổi trực tiếp với Đức Chúa Trời theo tư thế nầy, theo một tư thế tương tự với cách thức Đức Chúa Trời trò chuyện với Môise (xem Xuất Êdíptô ký 33:11). Chắc chắn Môise có thể đồng cảm với Ápram ở đây.
Khi nhấn mạnh sự thực Ápram sẽ trở thành cha của nhiều người, Đức Chúa Trời đã đổi tên của ông từ Ápram (cha được tôn cao) thành Ápraham (cha của nhiều người). Giao ước Đức Chúa Trời lập với Ápraham là một giao ước đời đời, một giao ước sẽ được lập với các dòng dõi của Ápraham. Các dòng dõi nầy sẽ chiếm lấy vùng đất mà Đức Chúa Trời đã hứa trước đây ở chương 15. Dấu hiệu của giao ước giữa Đức Chúa Trời và Ápraham là dấu hiệu nói tới phép cắt bì. Ápraham đã tuân giữ dấu hiệu nầy, và các dòng dõi của ông cũng thế. Những thiếu niên Hêbơrơ cần phải chịu phép cắt bì vào ngày tuổi thứ tám của chúng. Đây là sự biệt riêng của người Do thái. Như giáo sư Hybálai của tôi trước đây, tấn sĩ Bruce Waltke, thường nói: “Mỗi lần người nam Do thái đụng tới tình dục, người ấy được nhắc nhớ về lai lịch và ơn kêu gọi có một không hai của mình”. Chỉ có người nào đã chịu phép cắt bì mới được xem là một chi thể của cộng đồng giao ước, và là một người dự phần vào những phước hạnh của giao ước.
Không những Đức Chúa Trời phán về Ápraham và các dòng dõi nam của ông, Ngài còn phán về Sara nữa. Không những Ápraham là cha của đứa con theo lời hứa; Ápraham và Sara sẽ là bố mẹ của đứa con nầy. Và thế là Đức Chúa Trời đã đổi tên Sarai thành Sara (công chúa). Bà và Ápraham sẽ trở thành bố mẹ của dòng dõi vương giả. Ápraham đã bật cười vì lời hứa nầy về đứa con là không thể tin được. Chắc chắn Đức Chúa Trời đã định cho Íchmaên là dòng dõi được hứa cho … (câu 18). Đức Chúa Trời phán: “Không”, “Sa-ra vợ ngươi, sẽ sanh một con trai, rồi ngươi đặt tên là Y-sác” (câu 19). Chính với Ysác mà Đức Chúa Trời sẽ lập giao ước của Ngài. Íchmaên sẽ được phước, nhưng Íchmaên không phải là đứa con của lời hứa. Ysác, đứa con của lời hứa nầy, cần phải ra đời vào thời điểm ấy qua năm sau (17:21). Trong sự vâng theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời, Ápraham đã chịu phép cắt bì ở tuổi 99, cả Íchmaên và cả nhà của Ápraham nữa (17:22-27).
Tôi phải bật cười ở trong lòng khi tôi đọc chương 17 của sách Sáng thế ký. Môise đã phải hạ mình xuống bằng cách viết ra câu chuyện nầy vì nó đòi hỏi từng người Do thái phải chịu phép cắt bì. Môise đã viết rằng khi Đức Chúa Trời dặn dò Ápraham phải chịu phép cắt bì, và làm phép cắt bì cho các con trai ông và người nhà của ông, ông đã làm theo ngay lập tức. Môise cũng phải chịu phép cắt bì y như thế:
“Vả, đang khi đi đường, Đức Giê-hô-va hiện ra trước mặt Môi-se nơi nhà quán, và kiếm thế giết người đi. Sê-phô-ra lấy con dao bằng đá, cắt dương bì của con mình, và quăng dưới chân Môi-se, mà nói rằng: Thật, chàng là huyết lang cho tôi! Đức Giê-hô-va tha chồng; nàng bèn nói rằng: Huyết lang! là vì cớ phép cắt bì” (Xuất Êdíptô ký 4:24-26)
Những bài học dành dân Do thái và cho các thánh đồ ngày hôm nay
Ápraham luôn luôn là một vị anh hùng đối với dân Do thái. Tôi nghĩ câu chuyện nầy được dự trù để đặt đời sống của Ápraham vào viễn cảnh. Ápraham không phải là một con người trọn vẹn, và lúc ban đầu ông không phải là một gã khỗng lồ trong các vấn đề của đức tin. Ông không lập tức vâng theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời phải rời khỏi xứ Urơ, nhưng đã được đưa ra khỏi xứ Urơ bởi cha của ông. Ông không làm theo mạng lịnh ấy cho tới sau cái chết của cha ông ở Charan, sau cùng Ápraham đã hành động theo sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Những năm đầu đời của ông không được đánh dấu bởi đức tin không tì vít, mà bằng những lần tráo trở do sợ hãi và nghi ngờ. Nói như vầy không phải là cho rằng ông không có đức tin, mà chỉ muốn nói rằng đức tin của ông đã có nhiều phòng cần cho sự lớn lên và phát triển.
Ấy chẳng phải đức tin cả thể của Ápraham giải thích mọi sự tốt lành đã xảy ra trong đời sống của Ápraham, mà là sự thành tín của Đức Chúa Trời đối với giao ước của Ngài với Ápraham. Tôi tin điều nầy giúp cho Cơ đốc nhân nhận ra rằng chẳng có một anh hùng siêu đẳng nào trong Kinh Thánh đâu, trừ ra một Đấng, là chính mình Chúa của chúng ta. Như Giacơ đã nói, phần còn lại đều là “hạng người yếu đuối như chúng ta” (Giacơ 5:17). Chỉ qua thời gian và mọi rối rắm mà Ápraham đã lớn lên trong đức tin của mình để trở thành nhân vật có đức tin mà chúng ta về sau nhìn thấy trong đời sống của ông, và chúng ta sẽ thích đua tranh với. Sự nên thánh không xảy ra liền đâu; điều ấy cần phải có thời gian, và những hoạn nạn (xem Giacơ 1:2-4).
Dân Do thái trong thời của Môise đã được chương 15 báo cho biết rằng thời điểm chịu khổ của họ trong xứ Aicập là do Chúa ấn định. Đức Chúa Trời đã dự định cho tình trạng nô lệ và chịu khổ của họ, là vì ích cho họ, và vì sự vinh hiển của Ngài. Ấy là thời điểm khi dân Do thái đã lớn lên trong số lượng (tuy không nhiễm bẩn do không kết hôn với dân Canaan). Đây là thời điểm Đức Chúa Trời cho phép tội lỗi của dân Canaan phải gặt lấy trọn vẹn, lên tới điểm cần phải có sự phán xét. Tôi nghĩ rằng Môise đã viết các chương nầy theo một phương thức dân Do thái sẽ nhìn thấy sự nối kết giữa hành trình của Ápram xuống Aicập và hành trình sau đó của dân Do thái. Thời điểm chịu khổ của chúng ta không phải là tình cờ, mà là một vấn đề do Chúa ấn định.
Có một bài học cho chúng ta ở đây về con đường dẫn đến phước hạnh. Từ Vườn Êden trở đi, con người luôn luôn bị cám dỗ phải tìm kiếm phước hạnh cho mình bằng đường lối riêng của mình. Phước hạnh đến từ chỗ tin cậy Đức Chúa Trời và vâng theo mạng lịnh của Ngài. Ápram đã tìm cách tìm kiếm sự an ninh và an toàn trong xứ Aicập, và chỉ thích ứng với sự can thiệp thiêng liêng của Đức Chúa Trời nên ông không mất mạng sống mình. Ápram đã nghe theo tiếng nói của vợ mình, thay vì nghe theo tiếng phán của Đức Chúa Trời, và ông đã gánh chịu những hậu quả đau đớn khi có đứa con với Aga. Lót đã cảm nhận được ông đã tìm kiếm lợi ích tốt nhứt cho chính mình khi ông chọn phần đất tốt hơn, rồi để phần còn lại cho Ápram. Lót cũng gánh chịu đau khổ vì sự dại dột của mình, khi các vua xâm lược bắt lấy ông. Ông phải chịu khổ thậm chí còn nhiều hơn nữa trong các chương hầu đến trong sách Sáng thế ký .
Phân đoạn Kinh Thánh gốc nhấn mạnh sự thực Đức Chúa Trời không ở trong sự vội vã khi muốn đạt được các mục tiêu của Ngài. Ngài không ban đất liền cho Ápraham đâu, nhưng đất ấy sẽ trở thành của cải của các dòng dõi ông, sau 400 năm làm nô lệ. Ông không ban liền cho Ápraham đứa con mà Ngài đã hứa. Ngài chờ đợi cho tới khi việc đã “quá trễ”, nói theo con người, để rồi đứa con nầy đúng là một sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ngài không ban liền cho Ápraham thứ đức tin đã phát triển trọn vẹn rồi đâu. Đức Chúa Trời kêu gọi ông, dẫn dắt ông qua những thử thách và hoạn nạn, để đức tin của ông sẽ lớn lên qua thời gian.
Hệ quả xảy ra trước sự thực Đức Chúa Trời không ở trong sự vội vã, ấy là con người phải học biết nhịn nhục chờ đợi để Đức Chúa Trời làm ứng nghiệm mọi lời hứa của Ngài. Ápraham phải chờ đợi để sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng trên dân Canaan. Ápraham phải chờ đợi về đứa con, và về đất đai phải trở thành tài sản của ông, qua các dòng dõi của ông. Dân Israel, cũng cần phải học biết nhịn nhục và chịu đựng. Đấy là những gì nghịch cảnh sẽ làm cho chúng ta, nếu chúng ta chịu đựng nó trong đức tin (Giacơ 1:2-4).
Ápraham có thể dạy cho chúng ta biết xử lý về sự hạ mình. Ông không đặt lợi ích riêng của mình trên lợi ích của Lót. Ông đã để cho Lót lựa chọn Lót sẽ cư ngụ trong đất nào. Ông liều mạng sống mình giải cứu mạng sống của Lót. Ápraham là một người đã học biết nhận lãnh đường lối của Đức Chúa Trời – không tìm kiếm lợi riêng mình bằng phí tổn của người khác, mà đặt lợi ích của người khác trước lợi ích của riêng mình.
Chúng ta học biết từ Ápraham rằng người nam đáng phải trở thành cấp lãnh đạo trong gia đình của họ, không được từ bỏ mọi trách nhiệm trong vai trò lãnh đạo. Giống như Ađam, Ápraham đã nghe theo tiếng của vợ mình, theo nàng bước vào con đường đau khổ bất tuân do lấy Aga làm vợ mình. (Từ chỗ nầy, dân Do thái đã được cung ứng cho một minh họa về mối nguy hiểm của việc lấy vợ ngoại – xem Phục truyền luật lệ ký 7:1-6). Con người không nên chuyên quyền, họ bất chấp sự khôn khéo của vợ mình, nhưng họ cũng không nên để cho bản thân họ bị vợ mình làm áp lực phải làm theo những gì họ biết là sai trái.
Ápraham là tấm gương cho cả hai: đức tin và sợ hãi. Trong đức tin, ông đã rời Charan rồi chuyển đến Canaan. Trong đức tin, Ápraham đã tin theo các lời hứa của Đức Chúa Trời. Nhưng khi Ápraham hành động từ chỗ sợ hãi, thời điểm khó khăn nối theo sau. Chính từ chỗ sợ hãi, chớ không phải đức tin, mà Ápraham đã đi xuống Aicập. Chính từ chỗ sợ hãi mà Ápraham (một vị tiên tri – xem Sáng thế ký 20:7) đã dối gạt người Aicập, kể cả Pharaôn, về lai lịch thật của vợ mình. Thường thì từ chỗ sợ hãi, chúng ta mới nói dối, vì cần phải có đức tin mới nói ra lẽ chơn thật được.
Ápraham là một trong những tấm gương nói tới lẽ thật là Đức Chúa Trời chọn những việc yếu đuối và dại dột trong đời nầy để làm cho kẻ khôn phải kinh ngạc:
“Hỡi anh em, hãy suy xét rằng ở giữa anh em là kẻ đã được gọi, không có nhiều người khôn ngoan theo xác thịt, chẳng nhiều kẻ quyền thế, chẳng nhiều kẻ sang trọng. Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những sự dại ở thế gian để làm hổ thẹn những kẻ khôn; Đức Chúa Trời đã chọn những sự yếu ở thế gian để làm hổ thẹn những sự mạnh; Đức Chúa Trời đã chọn những sự hèn hạ và khinh bỉ ở thế gian, cùng những sự không có, hầu cho làm những sự có ra không có, để chẳng ai khoe mình trước mặt Đức Chúa Trời” (I Côrinhtô 1:26-29).
Khi tôi đọc câu chuyện của Ápraham, tôi thấy rằng Đức Chúa Trời không chọn ông vì lẽ ông can đảm, hay do ông thông minh sắc sảo, hoặc chỗ đứng của ông trong xã hội. Đức Chúa Trời khôn ngoan đã chọn Ápraham từ chỗ ông yếu đuối, thay vì ông mạnh mẽ. Ápraham là một nhân vật được Đức Chúa Trời dựng nên. Ông là một con người đã đối mặt với chính những thử thách và cám dỗ mà chúng ta đang kinh nghiệm đây. Những tin tức tốt lành, ấy là Ápraham đã đạt tới chỗ trở thành một gã khỗng lồ trong đức tin. Khi ông lớn lên trong đức tin của mình, chúng ta cũng thế, là do ân điển của Đức Chúa Trời.
Một trong những lẽ thật đầy khích lệ nhất chúng ta tìm gặp trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, ấy là tội lỗi không thể ngăn trở các mục đích của Đức Chúa Trời được. Có một số người nghĩ rằng Đức Chúa Trời đang nương theo sự trung thành của chúng ta, và rồi khi chúng ta thất bại, các mục đích của Đức Chúa Trời cũng sẽ thất bại luôn. Điều nầy không thực đâu. Đức Chúa Trời có quyền hoàn tất mọi mục đích của Ngài qua sự bất tuân và thất bại của con người, cũng như qua sự vâng phục của con người. Ađam và Êva đã phạm tội trong Vườn Êđen, nhưng Đức Chúa Trời đã dự định đem lại sự cứu chuộc cho con người sa ngã rồi. Vì cớ tội lỗi của con người, ân điển của Đức Chúa Trời giờ đây có thể nhìn thấy trong sự chói lọi của nó. Ápraham đã tìm cách nương thân trong xứ Aicập, ở đó ông và Sara đã nói dối về mối quan hệ của họ. Nhưng mục đích của Đức Chúa Trời không bị thất bại đâu. Dân tộc Do thái đã thất bại nhiều lần trong đồng vắng, nhưng mọi mục đích và lời hứa của Đức Chúa Trời đã được ứng nghiệm, bất chấp các thất bại của họ.
Khi tôi suy nghĩ về lẽ thật đầy yên ủi nầy (rằng tội lỗi của con người không ngăn trở được mọi mục đích của Đức Chúa Trời), suy nghĩ ấy vượt quá suy tưởng của tôi. Đức Chúa Trời không những “ổn định” lại những việc mà con người phá vỡ; Đức Chúa Trời còn làm cho chúng ra tốt hơn chúng hiện có trước kia nữa. Thí dụ, hãy suy nghĩ về sự sa ngã của con người trong Vườn Êđen xem. Ađam và Êva đã sống trong khu vườn đáng yêu đó, tội lỗi chẳng hề được biết đến ở đó. Họ được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời. Họ đã sống không phạm tội lúc ban đầu, nhưng rồi lại sa vào trong tội lỗi, với mọi sự bại hoại và ô uế của nó. Nhưng khi Đức Chúa Trời xong việc với con người, con người sẽ sống trong một thành ở trên trời, với một ngôi vườn còn tốt hơn nhiều. Sẽ có trời mới đất mới, và đây sẽ là một việc tốt đẹp hơn. Tội lỗi của các thánh đồ sẽ được quên đi và được tha thứ hết, và họ sẽ có được sự công bình của Đấng Christ. Đức Chúa Trời đổi hoạn nạn của chúng ta thành đắc thắng, sự lộn xộn của chúng ta thành phước hạnh. Đây không phải là lời cáo lỗi cho sự tùy tiện hay cho tội lỗi đâu, vì tội lỗi có những hậu quả đau đớn theo đời nầy. Nhưng đến cuối cùng, những thất bại của chúng ta không làm cho mọi mục đích và lời hứa của Đức Chúa Trời ra thất bại; chúng là cơ hội cho quyền phép và ân điển của Ngài được tỏ ra.
Sau cùng, phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta cung ứng cho chúng ta với tấm gương xuất sắc về sự khải thị tiệm tiến. Đức Chúa Trời không phơi bày toàn bộ Giao ước với Ápraham trong một khải thị đâu. Đức Chúa Trời trải sự khải thị nầy ra với một số năm tháng, thêm thắt những chi tiết và nội dung từng chút một. Ápram lần đầu tiên được hứa cho nhiều dòng dõi (12:2), kế đó một đứa con ra từ thân thể của ông (15:4), rồi sau cùng một đứa con ra từ ông và Sara (17:15-19). Phải mất đến 24 năm trước khi Ápraham sau cùng mới nhận ra đứa con của lời hứa sẽ ra đời từ ông và Sara vợ ông. Ban đầu, Ápram được truyền cho biết rằng Đức Chúa Trời sẽ ban cho ông xứ Canaan (12:2, 7), nhưng sau đó ông mới hay rằng các dòng dõi của ông sẽ không chiếm lấy xứ ấy cho tới chừng họ làm nô lệ trong một đất ngoại bang những 400 năm (15:12-21).
Trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời vạch ra các chương trình và mục đích của Ngài cho nhân loại một phần trong một thời điểm. Quá trình nầy được biết là sự khải thị tiệm tiến. Giờ đây sau cùng và trọn vẹn, Đức Chúa Trời đã phán qua Con của Ngài (Hêbơrơ 1:1-4), chúng ta có sự tóm tắt toàn bộ sự khải thị thiêng liêng trong tay của mình – là Kinh Thánh. Tôi tin rằng khi chúng ta có đủ Lời của Đức Chúa Trời, chúng ta không hiểu hết Lời ấy trong một lúc đâu. Theo ý nghĩa nầy, sự khải thị vẫn được vạch ra cho chúng ta theo cách tiệm tiến. Đức Thánh Linh là Đấng soi sáng lòng và trí chúng ta, hầu cho chúng ta có thể nắm bắt được sự khải thị của Đức Chúa Trời (xem, thí dụ, I Côrinhtô 2:6-16). Ngài tỏ ra những lẽ thật nhất định cho chúng ta khi chúng ta có nhu cầu cần đến chúng. Đây là lý do tại sao chúng ta phải thường xuyên đọc đi đọc lại Lời của Đức Chúa Trời. Hầu hết mỗi lần chúng ta làm theo như thế, chúng ta sẽ nhìn thấy điều chi đó mới lạ. Ấy chẳng phải lẽ thật nầy không có ở đó trước đây, mà chỉ vì chúng ta không nhìn thấy lẽ thật ấy trước đây thôi. Chúng ta phải đến với Lời của Đức Chúa Trời như tác giả Thi thiên đã đến trong Thi thiên 119, với một lời cầu nguyện và sự trông mong Đức Chúa Trời sẽ “mở mắt tôi, để tôi thấy sự lạ lùng trong luật pháp của Chúa” (xem Thi thiên 119:18).
Trong thì giờ thờ phượng của chúng ta, là thì giờ nối theo sau sứ điệp nầy, chúng ta cần phải kỷ niệm sự chết của Chúa chúng ta, như chúng ta làm mỗi tuần. Có người nghĩ rằng việc ghi nhớ Chúa chúng ta theo cách nầy không nhất thiết phải lặp đi lặp lại và tẻ nhạt. Suy gẫm về Giao ước Mới của Chúa chúng ta là cơ hội của chúng ta, được mang lại qua việc đổ huyết quí báu của Ngài ra một lần đủ cả. Giống như Ápraham phải tốn trọn cả đời mới nắm bắt được tính bao la của Giao ước với Ápraham, tôi tin rằng chúng ta cũng phải tốn đến cả đời (thật vậy, cõi đời đời!) mới nắm bắt được sự chói lọi của Giao ước Mới. Mỗi lần chúng ta làm vậy, chúng ta hãy đến với Kinh Thánh và với bàn tiệc của Chúa với ý thức về sự trông mong và kinh ngạc, tìm cách nhìn thấy điều chi khác hơn mà chúng ta đã thấy trước đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét