Từ Sự Sáng Tạo Đến Với Thập Tự Giá
"Thất bại của Israel ở Cađe Banêa"
"Thất bại của Israel ở Cađe Banêa"
Dân số ký 10:11—14:4
Hãy hình dung bầu không khí đầy phấn khích trong trại quân Israel khi đến thời điểm cho cả dân tộc phải rời Núi Sinai xem, họ đã đóng trại ở đó gần cả năm rồi, và sau cùng phải ra đi đặng chiếm lấy Đất Hứa! Đây là vùng đất mà chẳng có một người Do thái nào từng nhìn thấy, mặc dù họ được truyền cho biết đây là vùng “đất đượm sữa và mật”. Hơn một năm qua, dân Israel đã được ban cho luật pháp Môise, và họ đã dựng lên đền tạm. Giờ đây, họ sẵn sàng dời đi rồi bước vào xứ Canaan.
Bạn có thể tưởng tượng ngành hậu cần sẽ bị đòi hỏi ra sao để lo cho hơn hai triệu người có tổ chức hẳn hoi (cùng với gia súc của họ) phải dở trại rồi vào trong đồng vắng, rồi kế đó sẽ lo dựng trại một lần nữa? Như J. Sidlow Baxter viết:
“Cần phải nhớ ở đây rằng, trong đội hình tứ giác của trại quân Israel, khoảng hai triệu người được huy động, và tứ giác ấy có khoảng mười hai dặm vuông!”
Một đội Hướng Đạo Sinh nhóm trong nhà thờ của chúng tôi, và tôi phải nói cho bạn biết từ những gì tôi nhìn thấy, có nhiều đội hình tứ giác đi vào chỗ đóng trại cho đội Hướng đạo nầy. Phải di chuyển dân Israel đi theo đội hình nào với một tư thế trật tự đây? Sách Dân số ký cung ứng cho chúng ta cái nhìn cho thấy thể nào Đức Chúa Trời đã lập điều khoản cho cuộc diễu hành có trật tự của dân Israel vào trong xứ Canaan. Dân Israel, họ có quyền chiến đấu với quân số của các chi phái; tổng cộng có hơn 600.000 binh sĩ (1:46). Một thủ tục chi tiết cho việc dở và dựng trại đã được ban ra trong chương đầu của sách Dân số ký, bao gồm những tiếng kèn thổi ra dấu cho dân tộc biết rằng họ sẽ nhóm lại (10:1-11). Sau cùng, ở chương 10, dân Israel tập trung lại dưới chân Núi Sinai để chuẩn bị vào xứ Canaan:
“Xảy trong ngày hai mươi tháng hai, năm thứ hai, thì trụ mây cất lên khỏi đền tạm chứng cớ. Dân Y-sơ-ra-ên, theo chương trình đã định, ra từ đồng vắng Si-na-i, và trụ mây dừng lại tại đồng vắng Pha-ran” (Dân số ký 10:11-12).
Vào thời điểm chúng ta đến với phân đoạn Kinh thánh nầy, họ đã đi ba ngày đường rồi:
“Vậy, dân Y-sơ-ra-ên ra đi từ núi Đức Giê-hô-va, đi trong ba ngày đường; hòm giao ước của Đức Giê-hô-va đi trước trong lúc ba ngày đường nầy, đặng tìm cho dân một nơi an nghỉ. Trong lúc ban ngày, khi dân Y-sơ-ra-ên dời trại quân đi, thì trụ mây của Đức Giê-hô-va ở trên họ. Khi hòm giao ước đi, thì Môi-se nói rằng: Hỡi Đức Giê-hô-va, xin chổi dậy, để kẻ thù nghịch Ngài bị tản lạc, và kẻ nào ghét Ngài chạy trốn trước mặt Ngài! Khi người ta để hòm giao ước xuống, thì Môi-se nói rằng: Hỡi Đức Giê-hô-va, xin trở lại cùng muôn vàn của Y-sơ-ra-ên!” (Dân số ký 10:33-36).
Chúng ta phải dừng lại ở đây một chút để suy gẫm những gì thế hệ Israel nầy đã nhìn thấy tận mắt họ trong hai năm qua. Họ đã thấy Môise đối diện với Pharaôn và đã chứng kiến những trận dịch mà Đức Chúa Trời giáng trên các thần của Aicập, chắc chắn đã đưa Pharaôn đến với hai đầu gối của ông ta. Họ đã đứng trước mặt Biển Đỏ, bị kẹt bởi biển ở trước mặt, núi non ở bên hông, và quân đội của Pharaôn ở đàng sau họ. Họ đã nhìn thấy Đức Chúa Trời chia Biển Đỏ ra trước mặt họ, và rồi sai nó phủ lấp trên quân đội của Pharaôn. Họ đã nhìn thấy và đã nghe thấy mọi bằng chứng về sự hiện diện oai nghi của Đức Chúa Trời tại Núi Sinai: “Qua sáng ngày thứ ba, có sấm vang chớp nhoáng, một áng mây mịt mịt ở trên núi, và tiếng kèn thổi rất vang động; cả dân sự ở trong trại quân đều run hãi. Môi-se bèn biểu dân ra khỏi trại quân nghinh tiếp Đức Chúa Trời; dân sự dừng lại tại chân núi. Vả, bấy giờ, khắp núi Si-na-i đều ra khói, vì Đức Giê-hô-va ở trong lửa giáng lâm nơi đó; khói ra khác nào khói của lò lửa lớn kia, và cả hòn núi đều rung động cách kịch liệt. Tiếng kèn càng vang động; Môi-se nói, Đức Chúa Trời đáp tiếng lại” (Xuất Êdíptô ký 20:16-19).
Dân Israel đã sống trong đồng vắng Sinai khoảng một năm, ở đó Đức Chúa Trời cung ứng đồ ăn và nước uống cho đoàn dân đông và cho bầy gia súc của họ. Họ đã kinh nghiệm sự dẫn dắt và sự bảo hộ của Đức Chúa Trời. Họ cũng chứng kiến cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời khi họ chọn thờ lạy con bò con vàng (Xuất Êdíptô ký 32-34). Đức Chúa Trời đã làm ra nhiều phép lạ mỗi ngày để săn sóc cho tuyển dân của Ngài.
Thịt ở đâu?
Dân số ký 11:1-3
“Vả, dân sự bèn lằm bằm, và điều đó chẳng đẹp tai Đức Giê-hô-va. Đức Giê-hô-va nghe, cơn thạnh nộ Ngài nổi lên, lửa của Đức Giê-hô-va cháy phừng phừng giữa dân sự và thiêu hóa đầu cùng trại quân. Dân sự bèn kêu la cùng Môi-se; Môi-se cầu xin Đức Giê-hô-va, thì lửa ngừng lại. Người ta đặt tên chỗ nầy là Tha-bê-ra, vì lửa của Đức Giê-hô-va đã cháy giữa dân sự” (Dân số ký 11:1-3).
Sau chỉ ba ngày, dân sự đã lằm bằm nghịch lại Đức Chúa Trời, và những lý do dường như tầm thường đến nỗi thậm chí chúng không đáng được nhắc tới. Tôi không làm chi khác hơn là suy nghĩ rằng việc nhắc tới ba ngày sống trong hành trình của họ (10:33) là rất thận trọng. Tôi e Môise đang ra sức khiến cho độc giả phải nhớ rằng dân Israel bắt đầu lằm bằm đúng ba ngày sau khi họ đã băng qua Biển Đỏ: “Đoạn, Môi-se đem dân Y-sơ-ra-ên đi khỏi Biển đỏ, đến nơi đồng vắng Su-rơ; trọn ba ngày đi trong đồng vắng, kiếm chẳng được nước đâu cả. Kế đến đất Ma-ra, nhưng vì nước tại đó đắng, uống chẳng được, nên chi chỗ nầy gọi là Ma-ra. Dân sự bèn oán trách Môi-se rằng: Chúng tôi lấy chi uống?” (Xuất Êdíptô ký 15:22-24, phần nhấn mạnh là của tôi).
Không nên tốn nhiều thời gian hay nhiều rắc rối đối với một số người hay lằm bằm nầy. Chúng ta vốn nhìn thấy điều nầy với dân Israel xưa kia, và chúng ta có thể nhìn thấy điều ấy hôm nay. Phần nhấn mạnh ở các câu 1-3 không phải là quá nhiều về sự không hài lòng của người Do thái cũng như về sự không đẹp lòng của Đức Chúa Trời đối với dân Israel. Đức Chúa Trời đã nổi giận vì dân sự Ngài đã than phiền. Đức Chúa Trời đáp ứng với một tư thế mà tôi sẽ ví như “bắn một phát vào kẻ đầu hàng”. “Lửa của Đức Giêhôva” (sấm sét chăng?) đã giáng xuống từ trời, thiêu hóa một phần ngoài trại quân. Thật là khó quyết định có ai bị hủy diệt hay không!?! Khi “lửa” nầy đánh vào các phần ngoài trại quân, có thể một số gia súc của người Do thái sẽ bị thiêu hóa. Lời cảnh cáo rất là rõ ràng. Đức Chúa Trời vốn không đẹp lòng với sự lằm bằm của họ, và Ngài sẽ không dung chịu nó.
Thịt đâu?
Dân số ký 11:4-35
Có người sẽ mong rằng phản ứng của Đức Chúa Trời trước sự lằm bằm của dân Israel ở các câu 1-3 sẽ phải làm câm nín bất kỳ một phản kháng nào khác trong tương lai, nhưng đây chẳng phải là trường hợp. “Bọn dân tạp” (một số bản dịch gọi là “đám dân đen”) họ đi cùng với người Do thái khi họ ra khỏi Aicập (Xuất Êdíptô ký 12:38) bắt đầu than phiền. Có phải không hài lòng với hoàn cảnh hiểm nghèo là thích đáng không? Thật là khó đấy. Những gã nầy đã than phiền đồ ăn của họ không thích ứng giống như đồ ăn mà họ đã ăn ở trong xứ Aicập:
“Bọn dân tạp ở trong dân Y-sơ-ra-ên sanh lòng tham muốn, đến đỗi dân Y-sơ-ra-ên lại khóc nữa mà rằng: Ai sẽ cho chúng tôi ăn thịt? Chúng tôi nhớ những cá chúng tôi ăn nhưng không tại xứ Ê-díp-tô, những dưa chuột, dưa gang, củ kiệu, hành, và tỏi. Bây giờ, linh hồn chúng tôi bị khô héo, không có chi hết! Mắt chỉ thấy ma-na mà thôi. Vả, Ma-na hình như hột ngò, sắc như trân châu. Dân sự đi tản ra và hốt lấy, rồi nghiền bằng cối xay, hay là giã bằng cối giã, nấu trong một cái nồi và làm bánh; nếm giống như bánh nhỏ có pha dầu. Khi ban tối mù sương xuống trên trại quân, thì ma-na cũng xuống nữa” (Dân số ký 11:4-9).
Có kinh ngạc không khi đám dân tạp lằm bằm vì họ không thể ăn chính các thứ mà bác sĩ dặn một số người phải tránh – những thứ làm cho bạn hay ợ lên! Tôi phải xưng nhận rằng tôi là chuyên gia hay than phiền về đồ ăn. Khi tôi còn là sinh viên ở trong trường, một trong những món mà quán ăn tự phục vụ có cho bữa điểm tâm là “cháo bột”. Như tôi nhớ, món “cháo bột” ấy nếm giống như tôi nghĩ đó là mana vậy. Phải, dù sao thì một ngày kia khi tôi đang xếp hàng chờ đợi, tôi đã viết thêm chữ “g” trước tấm biển “oatmeal” (cháo bột): = “goatmeal” (cháo dê). Khi tôi giảng dạy trong một nhà tù có cấp độ an ninh trung bình, chúng tôi đã dùng bữa trong căng-tin của nhà tù, và đấy là thứ đồ ăn khá hơn (cũng đắt tiền) mà vợ tôi và tôi đã dùng tại nhà. Tôi có thể nhớ mình vào lớp sau giờ ăn trưa và nghe một người bạn than phiền về cách nấu thịt bò. Hết thảy chúng tôi đều là “thợ lằm bằm” khi đến với đồ ăn.
Đám dân tạp kia lằm bằm là vì tôi thấy khó mà hình dung được người nô lệ Do thái đã ăn giống như mấy gã lằm bằm kia xưng là mình đã ăn trong xứ Aicập. Tuy nhiên, sự than phiền bắt đầu với đám dân tạp đã lan đến phần còn lại (11:10-14). Nếu điều nầy chưa đủ xấu, sự lằm bằm của dân Do thái đã thúc giục Môise cũng lằm bằm luôn:
“Vậy, Môi-se nghe dân sự khóc, mỗi người ở trong nhà mình, tại nơi cửa trại mình: cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va nổi lên phừng phừng, và Môi-se lấy làm buồn bực về điều đó. Môi-se bèn thưa cùng Đức Giê-hô-va rằng: Sao Ngài làm cho tôi tớ Ngài buồn? Sao tôi chẳng được ơn trước mặt Ngài, và sao Ngài lại chất gánh nặng của hết thảy dân sự nầy trên mình tôi? Tôi há có thọ thai dân nầy sao? há có sanh đẻ nó sao? mà Ngài lại phán biểu tôi rằng: Hãy ẵm dân nầy trong lòng ngươi, như người cha nuôi bồng đứa trẻ bú, cho đến xứ mà Ngài có thề hứa ban cho tổ phụ của chúng nó. Tôi sẽ có thịt ở đâu đặng phát cho cả dân sự nầy? bởi vì họ khóc về tôi mà rằng: Hãy cho chúng tôi ăn thịt. Tôi không thế một mình gánh hết dân sự nầy, vì thật là rất nặng nề cho tôi quá! Nếu Chúa đãi tôi như vậy, và nếu tôi được ơn trước mặt Chúa, xin thà giết tôi đi, để tôi không thấy sự khốn nạn tôi!” (11:10-15).
Trước tiên Đức Chúa Trời đã đáp ứng với sự than phiền của Môise:
“Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: Hãy nhóm hiệp cho ta bảy mươi người trong bực trưởng lão Y-sơ-ra-ên, tức là những kẻ ngươi biết là trưởng lão và cai quản dân sự; hãy dẫn các người ấy đến hội mạc, đứng tại đó với ngươi. Đoạn, ta sẽ ngự xuống, nói chuyện tại đó với ngươi; ta sẽ lấy Thần cảm ngươi mà ban cho những người đó, để họ chịu gánh nặng về dân sự với ngươi, và ngươi không phải gánh một mình” (11:16-17).
Tôi có một ấn tượng rằng mọi hành động có ở đây trong Dân số ký là những hành động mà Giêtrô đã đề nghị trước đây, và Môise chưa thấm – cho tới chừng cuộc khủng hoảng nầy buộc ông phải làm theo:
“Nhưng ông gia lại nói rằng: Điều con làm đó chẳng tiện. Quả thật, con cùng dân sự ở với con sẽ bị đuối chẳng sai, vì việc đó nặng nề quá sức con, một mình gánh chẳng nổi. Bây giờ, hãy nghe cha khuyên con một lời, cầu xin Đức Giê-hô-va phù hộ cho. Về phần con, hãy làm kẻ thay mặt cho dân sự trước mặt Đức Chúa Trời, và đem trình mọi việc cho Ngài hay. Hãy lấy mạng lịnh và luật pháp Ngài mà dạy họ, chỉ cho biết con đường nào phải đi, và điều chi phải làm. Nhưng hãy chọn lấy trong vòng dân sự mấy người tài năng, kính sợ Đức Chúa Trời, chân thật, ghét sự tham lợi, mà lập lên trên dân sự, làm trưởng cai trị hoặc ngàn người, hoặc trăm người, hoặc năm mươi người, hoặc mười người, đặng xét đoán dân sự hằng ngày. Nếu có việc can hệ lớn, họ hãy giải lên cho con; còn những việc nhỏ mọn, chính họ hãy xét đoán lấy. Hãy san bớt gánh cho nhẹ; đặng họ chia gánh cùng con. Nếu con làm việc nầy, và Đức Chúa Trời ban lịnh cho con, con chắc sẽ chịu nổi được, và cả dân sự nầy sẽ đến chỗ mình bình yên. Môi-se vâng lời ông gia mình, làm y như mọi điều người đã dạy” (Xuất Êdíptô ký 18:17-24).
Mặc dù câu cuối cùng (24) chép rằng Môise đã làm theo mọi sự mà Giêtrô đã đề xuất, chúng ta chẳng có một chỗ nào cho thấy làm thể nào hay khi nào điều nầy được thực hiện – chớ không chờ đến cơn khủng hoảng ở Dân số ký 11. Phải chăng đây không là cách mà nhiều người trong chúng ta đang áp dụng? Chúng ta biết chúng ta cần phải thực thi một số thay đổi, nhưng cần phải có một cuộc khủng hoảng để buộc chúng ta phải thay đổi. Bằng việc cung ứng cho mỗi người trong 70 người một phần của Đức Thánh Linh (Dân số ký 11:16-30), Đức Chúa Trời đã chứng tỏ cho dân tộc thấy rằng những người nầy đã được mặc lấy quyền phép thiêng liêng để đảm trách phần việc mà Môise từng tự mình ra sức điều hành.
Sau khi xử lý với Môise, giờ đây Đức Chúa Trời xây sang những người Do thái lằm bằm. Họ đã láo xược khi xưng rằng đời sống của họ là khấm khá trong xứ Aicập dưới quyền của Pharaôn hơn là sống trong sa mạc, dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời. Họ muốn nhiều đồ ăn thật ngon, vì vậy Đức Chúa Trời bảo đảm với Môise rằng họ nhận được đồ ăn ấy, cho tới chừng nào nó tràn ra lổ mũi của họ (11:20):
“Nhưng có lòng tham dục quá đỗi tại trong đồng vắng, và thử Đức Chúa Trời nơi vắng vẻ. Ngài ban cho chúng nó điều chúng nó cầu xin; Nhưng sai bịnh tổn hại linh hồn chúng nó” (Thi thiên 106:14-15).
Gần như là số dân tạp kia đã bị dời đi (hay ít nhất bị giảm thiểu rất nhiều), vì dịch lệ đã giáng trên những kẻ thèm thuồng đồ ăn của xứ Aicập:
“Người ta đặt tên chỗ đó là Kíp-rốt Ha-tha-va; vì tại đó người ta chôn dân sự sanh lòng tham muốn” (Dân số ký 11:34, phần nhấn mạnh là của tôi).
Lằm bằm nghịch Môise
Dân số ký 12:1-16
Có người muốn nghĩ rằng dân Israel đã tiếp thu bài học của họ về sự lằm bằm, song đấy chẳng phải là trường hợp. Dân số ký 12 là một câu chuyện khác nói tới sự lằm bằm nghịch lại Môise và quyền lãnh đạo của ông, nhưng lần nầy sự lằm bằm không bắt nguồn từ số đông kia, mà bắt nguồn từ Miriam và Arôn:
“Mi-ri-am và A-rôn nói hành Môi-se về việc người nữ Ê-thi-ô-bi mà người đã lấy; vì người có lấy một người nữ Ê-thi-ô-bi làm vợ. Hai người nói rằng: Đức Giê-hô-va chỉ dùng một mình Môi-se mà thôi sao? Ngài há không dùng chúng ta mà phán nữa sao? Đức Giê-hô-va nghe điều đó. Vả, Môi-se là người rất khiêm hòa hơn mọi người trên thế gian” (Dân số ký 12:1-3).
Hãy chú ý đến sự cố quá đáng nầy – Môise đã bước vào cuộc hôn nhân khác chủng tộc với một người nữ Cu-sít. Chẳng có một lời quở trách nào từ Đức Chúa Trời đối với Môise, về hôn sự của ông hay bất cứ điều chi khác. Đức Chúa Trời có lời quở trách nặng nề dành cho Miriam và Arôn. Họ đã bàn bạc về sự đồng đẳng trong chức năng lãnh đạo, từ chối không phục theo Môise trong vai trò có thẩm quyền cao hơn. Họ lý luận rằng vì họ là tiên tri giống như Môise, họ là đồng đẳng với Môise. Họ nói nghe giống như Satan vậy, hắn đã từ chối không chấp nhận địa vị thuộc cấp của mình, hắn đã phấn đấu để trở nên “giống như Đức Chúa Trời” (Êsai 14:13-14; so sánh Sáng thế ký 3:5).
Đúng là một lời khen ngợi được dành cho Môise ở câu 3. (Tôi có khuynh hướng nghĩ rằng Môise đã không viết ra câu nầy, mà là một tác giả nào đó về sau, ông ta đã thêm vào câu nầy). Môise rất khiêm hạ, là con người khiêm hạ nhất trên mặt đất. Đây là một lãnh tụ mà cái tôi của ông không xuất hiện trong tầm cỡ của một gã khỗng lồ. Nói theo các thuật ngữ thực tế, tôi muốn nói rằng Môise đã từ chối không nhất thiết phải tự biện hộ mà chi, giống như phần nhiều cấp lãnh đạo có khuynh hướng như thế. Môise đã không nhất thiết phải tự biện hộ, vì ông đã để chủ trương của mình lại cho Đức Chúa Trời. Và Đức Chúa Trời nhất định đã biện hộ cho ông!Đức Giêhôva đã truyền lịnh: “Cả ba hãy ra đến hội mạc” (câu 4). Khi Đức Giêhôva ngự đến trong trụ mây, Ngài xác nhận Môise là lãnh tụ chính, siêu đẳng trong đẳng cấp đối với Miriam và Arôn:
“Ngài phán cùng hai người rằng: Hãy nghe rõ lời ta. Nếu trong các ngươi có một tiên tri nào, ta là Đức Giê-hô-va sẽ hiện ra cùng người trong sự hiện thấy, và nói với người trong cơn chiêm bao. Tôi tớ Môi-se ta không có như vậy, người thật trung tín trong cả nhà ta. Ta nói chuyện cùng người miệng đối miệng, một cách rõ ràng, không lời đố, và người thấy hình Đức Giê-hô-va. Vậy, các ngươi không sợ mà nói hành kẻ tôi tớ ta, là Môi-se sao? Như vậy, cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va nổi phừng phừng cùng hai người; Ngài ngự đi” (Dân số ký 12:6-9).
Có phải Miriam và Arôn tự xem mình là tiên tri? Đúng là vậy rồi, nhưng họ đã nhận lãnh các khải thị của Đức Chúa Trời như thế nào để tỏ ra rằng họ là thuộc cấp cho Môise. Người làm công nhận lãnh sự phân công từ chủ tịch công ty là một việc; còn được ăn sáng với vị chủ tịch để nhận lãnh tóm tắt mọi kế hoạch của ông cho công ty lại là một việc khác. Đức Chúa Trời đã nhắc cho Miriam và Arôn nhớ rằng Ngài đã tương giao với Môise “mặt đối mặt”, nhưng đối với họ, Ngài chỉ phán qua các sự hiện thấy và chiêm bao.
Để nhấn mạnh tính cách nặng nề trong sự quá phạm của họ, Đức Chúa Trời đã đánh Miriam với bịnh phung. Điều nầy dường như cho thấy rằng chính bà, thay vì Arôn, là người trước tiên đã than phiền. Môise đã nài nĩ Đức Chúa Trời chữa lành cho Miriam ngay lập tức, và Đức Chúa Trời đã chữa lành ngay, nhưng Ngài cũng buộc bà phải ở ngoài trại quân (theo như luật pháp đòi hỏi – Lêvi ký 14:8) trong một tuần lễ, cho tới chừng bà được tuyên bố là sạch. Cả đám dân đông Do thái đã chờ trọn tuần lễ để nhìn thấy Miriam được công bố là sạch. (Hãy để cho những người làm chồng nào hay than phiền vì họ phải đợi vợ mình xem Miriam là người nắm giữ bản tường trình thế giới về sự mất thì giờ khi chờ đợi).
Dân số ký 13-14
Dường như Môise đã gồm trong các chương 10-12 như là lời giới thiệu của ông nói tới sự thất bại lớn lao của Israel tại Cađe, như đã được ghi lại ở các chương 13 và 14. Theo cách quyển sách được dàn dựng, sự thất bại ở Cađe là cao điểm của một hậu quả lâu dài nơi phần của dân tộc.
Đức Giêhôva đã căn dặn Môise phải sai các thám tử vào trong đất Canaan, để quyết định mọi yếu tố và phòng thủ của nó:
“Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Hãy sai những người đi do thám xứ Ca-na-an, là xứ ta ban cho dân Y-sơ-ra-ên. Về mỗi một chi phái, các ngươi phải sai một người đi; mỗi người làm quan trưởng của chi phái mình. Tùy theo mạng Đức Giê-hô-va, Môi-se từ đồng vắng Pha-ran sai các người nầy đi; hết thảy là quan trưởng của dân Y-sơ-ra-ên … Vậy, Môi-se sai đi do thám xứ Ca-na-an, và dặn rằng: Từ đây hãy lên Nam phương, và vào miền núi; rồi sẽ thấy xứ ra sao, dân sự ở đó nếu mạnh yếu thể nào, nếu số ít hay nhiều; xứ dân đó ở thế nào, nếu tốt hay xấu; các thành dân đó ở làm sao, hoặc chỉ những nơi đóng trại hay là đồn lũy; đất ra làm sao, nếu màu mỡ hay là xấu, có cây cối hay là không. Hãy can đảm và hái lấy trái cây xứ đó. Bấy giờ nhằm mùa nho sớm” (Dân số ký 13:1-3, 17-20).
Phần mô tả nầy nói tới cách thức các thám tử được sai đi khác biệt với những điều trong câu chuyện Môise cung ứng trong chương đầu của sách Phục truyền luật lệ ký:
“Đoạn, bỏ Hô-rếp, chúng ta trải ngang qua đồng vắng minh-mông và gớm ghê mà chúng ta thấy kia, hướng về núi dân A-mô-rít, y như Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta đã phán dặn; rồi chúng ta đến Ca-đe-Ba-nê-a. Bấy giờ, ta nói cùng các ngươi rằng: Các ngươi đã đến núi của dân A-mô-rít mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta ban cho chúng ta. Kìa, Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi phó xứ nầy cho ngươi; hãy đi lên, chiếm làm sản nghiệp, y như Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ ngươi đã phán cùng ngươi; chớ ái ngại, chớ kinh khủng. Các ngươi hết thảy bèn lại gần ta và nói rằng: Hãy sai những người đi trước chúng tôi, đặng do thám xứ và chỉ bảo về đường sá nào chúng tôi phải lên, và các thành chúng tôi phải vào. Lời nầy đẹp lòng ta; ta chọn mười hai người trong các ngươi, tức mỗi chi phái một người” (Phục truyền luật lệ ký 1:19-23, phần nhấn mạnh là của tôi).
Điểm khác biệt thực sự không phải là khó giải thích. Phần giải thích hợp lý nhất, ấy là dân sự đã đề nghị rằng họ đã sai thám tử vào trong xứ. Ý tưởng nầy được gợi cho Môise, khi ấy ông mới cầu vấn Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời lúc đó mới dặn dò dân Israel cứ làm theo những gì họ đề xuất ra. Tôi nghĩ có ba lý do tại sao Môise bỏ sót không nhắc tới chỗ dân Israel trước tiên đề nghị sai các thám tử trong câu chuyện của ông ở Dân số ký (dù ông có ý định cung ứng “phần còn lại của câu chuyện” trong sách Phục truyền luật lệ ký). Trước tiên, tôi tin rằng trong Dân số ký, phần nhấn mạnh nhắm vào Đức Chúa Trời, và sự dẫn dắt của Ngài. Trong phần phân tích sau cùng, các thám tử được sai vào xứ Canaan vì Đức Chúa Trời đã truyền điều đó. Ai đã đề xuất trước tiên ý tưởng ấy không phải là quan trọng. Thứ hai, tôi tin rằng Đức Chúa Trời muốn dân Israel phải nhìn biết rằng xứ nầy là một xứ rất tốt, một xứ có giá trị cần phải tranh đấu để chiếm lấy. Không một người nào trong dân Israel đã từng nhìn thấy Đất Hứa. Phần tường trình của các thám tử (và bối cảnh nói tới chùm nho mà họ đang khiêng vác) sẽ bảo đảm cho dân Israel biết rằng xứ ấy là rất tốt theo như Đức Chúa Trời đã phán. Thứ ba, tôi tin chắc rằng Đức Chúa Trời muốn dân Israel phải hiểu rõ tính chất trọng đại của phần việc. Đức Chúa Trời không muốn có một sự sửa phạt nào trong cách xử sự của Ngài với dân Israel. Ngài không muốn dân Israel phải lấy làm ngạc nhiên khi họ gặp gỡ kẻ thù trên bãi chiến trường. Đức Chúa Trời đặc biệt dặn dò các thám tử phải ước định cái khó khăn của phần việc chiếm lấy xứ. Nói vắn tắt, Ngài muốn dân Israel phải nắm bắt được tình trạng bất khả của phần việc. Ngài muốn họ phải hiểu rõ việc chiếm lấy xứ sẽ là một phép lạ, rằng đấy là việc làm của Ngài, chớ không phải việc làm của họ.
Các thám tử đã được sai đi, và họ đã đi khắp cả xứ trong thời gian 40 ngày (13:21-25). Khi các thám tử trở về, họ đều đồng lòng trong ước định của họ rằng xứ ấy là một xứ rốt tốt đẹp, một xứ “đượm sữa và mật” (13:26-27). Họ có khác biệt đôi chút trong phần ước định của họ về sức mạnh của dân Canaan (13:28-29). Dường như là Calép không yên tâm về phần nhấn mạnh đặt vào sức mạnh của dân Canaan, và ông ngắt ngang mười người kia trong tường trình của họ:
“Vậy, các người ấy thuật cho Môi-se rằng: Chúng tôi đi đến xứ mà người đã sai chúng tôi đi; ấy quả thật một xứ đượm sữa và mật, nầy hoa quả xứ đó đây. Mà, dân sự ở trong xứ nầy vốn mạnh dạn, thành trì thật vững vàng và rất lớn; chúng tôi cũng có thấy con cái của A-nác ở đó. Dân A-ma-léc ở miền Nam, dân Hê-tít, dân Giê-bu-sít và dân A-mô-rít ở trong núi; dân Ca-na-an ở gần biển và dọc dài theo mé Giô-đanh. Ca-lép bèn làm cho dân sự, đang lằm bằm cùng Môi-se nín lặng đi, mà nói rằng: Chúng ta hãy đi lên và chiếm xứ đi, vì chúng ta thắng hơn được. Nhưng những người đi cùng Ca-lép nói rằng: Chúng ta không đi lên cự dân nầy được, vì chúng nó mạnh hơn chúng ta. Trước mặt dân Y-sơ-ra-ên, các người đó phao phản xứ mình đã do thám mà rằng: Xứ mà chúng tôi đã đi khắp đặng do thám, là một xứ nuốt dân sự mình; hết thảy những người chúng tôi đã thấy tại đó, đều là kẻ hình vóc cao lớn. Chúng tôi có thấy kẻ cao lớn, tức là con cháu của A-nác, thuộc về giống giềnh giàng; chúng tôi thấy mình khác nào con cào cào, và họ thấy chúng tôi cũng như vậy” (Dân số ký 13:27-33, phần nhấn mạnh là của tôi).
Điểm khác biệt thực sự giữa hai thám tử – Giôsuê và Calép – và mười người kia nằm ở trong nhận định của họ. Hai thám tử trung tín nhìn vào phần việc ở trước mặt từ nhận định Đức Chúa Trời của họ là ai kìa. Đức Chúa Trời của họ là Đấng đã thắng hơn Aicập, hơn Pharaôn, và hơn các thần của Aicập. Đức Chúa Trời của họ là Đức Chúa Trời của sự bất khả thi, là Đức Chúa Trời đã chia Biển Đỏ ra làm hai. Mười thám tử kia chỉ nhìn vào phần việc ở trước mặt, và khả năng riêng của họ để hoàn thành phần việc ấy. Những gã giềnh giàng trong xứ là quá nhiều đối với họ là không thể giải quyết nổi. “Đức Chúa Trời” của họ quá nhỏ nhoi.
Đáp ứng của dân Israel trước tường trình của các thám tử là sai lầm:
“Cả hội chúng bèn cất tiếng la lên, và dân sự khóc lóc trong đêm đó. Hết thảy dân Y-sơ-ra-ên lằm bằm cùng Môi-se và A-rôn; cả hội chúng nói cùng hai người rằng: Chớ chi chúng tôi đã chết trong xứ Ê-díp-tô, hay là đã chết trong đồng vắng nầy! Vì cớ nào Đức Giê-hô-va dẫn chúng tôi vào xứ nầy đặng bị gươm mà ngã? Vợ và con nhỏ chúng tôi sẽ bị làm một miếng mồi. Về phần chúng tôi, há chẳng khá trở về xứ Ê-díp-tô hơn sao? Rồi dân sự nói với nhau rằng: Chúng ta hãy lập lên một quan trưởng, và trở về xứ Ê-díp-tô đi” (Dân số ký 14:1-4).
Họ đã khóc lóc vì cớ sức mạnh của đối tượng họ, thay vì vui mừng trong sự tốt đẹp của xứ và sự cao trọng của Đức Chúa Trời họ. Họ đã nói về Aicập như một chỗ tốt đẹp để sống hơn là xứ Canaan. Họ đã cùng nhau âm mưu thay thế Môise với một vị lãnh đạo nào sẽ chịu dẫn họ quay trở lại với Aicập.
Tôi chỉ nhìn thấy bốn vị lãnh đạo đang đứng bên cạnh Chúa trong chỗ thất bại của đức tin thảm hại nầy: Môise và Arôn, Giôsuê và Calép (14:5-10). Tôi không cho rằng có nhiều người khác nữa đã đứng với Môise, nhưng tôi e rằng có nhiều cấp lãnh đạo của dân Israel đã thất bại ngay chính giờ phút nầy. Giôsuê và Calép đã thực hiện từng nổ lực để thuyết phục dân sự phải tin cậy và vâng lời:
“Môi-se và A-rôn bèn sấp mình xuống trước mặt cả hội dân Y-sơ-ra-ên. Giô-suê, con trai của Nun, và Ca-lép, con trai của Giê-phu-nê, là hai người trong bọn đi do thám xứ, bèn xé quần áo mình. Hai người nói cùng cả hội dân Y-sơ-ra-ên rằng: Xứ mà chúng tôi đã đi khắp đặng do thám thật là một xứ rất tốt; nếu Đức Giê-hô-va đẹp lòng cùng chúng ta, ắt sẽ đem chúng ta vào xứ nầy mà ban cho; ấy là một xứ đượm sữa và mật. Chỉ các ngươi chớ dấy loạn cùng Đức Giê-hô-va, và đừng sợ dân của xứ, vì dân đó sẽ là đồ nuôi chúng ta, bóng che chở họ đã rút đi khỏi họ rồi, và Đức Giê-hô-va ở cùng ta. Chớ sợ chi” (Dân số ký 14:5-9).
Sự vô tín của Israel quá tiêu cực. Nếu như không có sự can thiệp trực tiếp về mặt thiêng liêng, Môise, Arôn, Giôsuê, và Calép sẽ bị ném đá ngay:
“Bấy giờ cả hội chúng nói ném đá hai người nầy, nhưng sự vinh quang của Đức Giê-hô-va hiện ra trên hội mạc, trước mặt dân Y-sơ-ra-ên” (14:10).
Lời lẽ của Đức Chúa Trời ban cho Môise và đáp ứng của ông là một sự tương tự với lần đối đáp trước kia giữa Đức Chúa Trời và Môise trong Xuất Êdíptô ký, là điều đã diễn ra như một kết quả của sự Israel thờ lạy con bò con bằng vàng:
Dân số ký 14: “Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Dân nầy khinh ta và không tin ta cho đến chừng nào, mặc dầu các phép lạ ta làm giữa chúng nó? Ta sẽ giáng cho dân sự nầy dịch lệ và tiêu diệt phần cơ nghiệp của nó đi; nhưng ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn hơn và mạnh hơn nó. Môi-se thưa cùng Đức Giê-hô-va rằng: Dân Ê-díp-tô có hay rằng Chúa cậy quyền năng Chúa đem dân nầy ra khỏi họ; và có thuật điều đó cho dân xứ nầy. Ôi Đức Giê-hô-va! người ta biết rằng Chúa ngự giữa dân nầy, Chúa hiện ra cho mắt chúng thấy, trụ mây Chúa ở trên dân nầy, và Chúa đi trước, ban ngày trong một trụ mây, ban đêm trong một trụ lửa. Nếu Chúa giết hết dân nầy như thể giết một người, thì các nước đã nghe nói về Chúa sẽ nói rằng: Đức Giê-hô-va không thể dẫn dân nầy vào xứ mà Ngài đã thề ban cho; bởi cớ đó, Ngài giết chết chúng nó trong đồng vắng” (Dân số ký 14:11-16, phần nhấn mạnh là của tôi).
Xuất Êdíptô ký 32
“Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: Hãy xuống đi, vì dân mà ngươi đưa ra khỏi xứ Ê-díp-tô đã bại hoại rồi, vội bỏ đạo ta truyền dạy, đúc một con bò tơ, mọp trước tượng bò đó và dâng của lễ cho nó mà nói rằng: Hỡi Y-sơ-ra-ên! đây là các thần đã dẫn ngươi lên khỏi xứ Ê-díp-tô! Đức Giê-hô-va cũng phán cùng Môi-se rằng: Ta đã xem thấy dân nầy, kìa là một dân cứng cổ. Vả, bây giờ hãy để mặc ta làm, hầu cho cơn thạnh nộ ta nổi lên cùng chúng nó, diệt chúng nó đi; nhưng ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn. Môi-se bèn nài xin Giê-hô-va Đức Chúa Trời người rằng: Lạy Đức Giê-hô-va, sao nổi thạnh nộ cùng dân Ngài? là dân mà Ngài đã dùng quyền lớn lao mạnh mẽ đưa ra khỏi xứ Ê-díp-tô. Sao để cho người Ê-díp-tô nói rằng: Ngài đưa chúng nó ra khỏi xứ đặng làm hại cho, giết đi tại trong núi, cùng diệt chúng nó khỏi mặt đất? Cầu xin Chúa hãy nguôi cơn giận và bỏ qua điều tai họa mà Ngài muốn giáng cho dân Ngài. Xin Chúa hãy nhớ lại Áp-ra-ham, Y-sác, Y-sơ-ra-ên, là các tôi tớ Ngài, mà Ngài có chỉ mình thề cùng họ rằng: Ta sẽ thêm dòng dõi các ngươi lên nhiều như sao trên trời, ta sẽ ban cho dòng dõi đó cả xứ mà ta chỉ phán, và họ sẽ được xứ ấy làm cơ nghiệp đời đời” (Xuất Êdíptô ký 32:7-13, phần nhấn mạnh là của tôi).
Dân số ký:
“Vả, bây giờ, tôi xin quyền năng của Chúa hiện ra cách oai nghiêm như Chúa đã nói rằng: Đức Giê-hô-va vốn chậm nóng giận và đầy ơn; hay xá điều gian ác và tội lỗi; nhưng không kể kẻ có tội là vô tội, và nhơn tội tổ phụ phạt con cháu trải ba bốn đời. Tôi xin Chúa tha tội gian ác của dân nầy tùy theo ơn lớn của Chúa, như Chúa đã tha từ xứ Ê-díp-tô đến đây. Đức Giê-hô-va đáp rằng: Ta đã tha như lời ngươi xin” (Dân số ký 14:17-20, phần nhấn mạnh là của tôi).
Xuất Êdíptô ký
“Đức Giê-hô-va ngự xuống trong đám mây, đứng gần bên Môi-se và hô danh Giê-hô-va. Ngài đi ngang qua mặt người, hô rằng: Giê-hô-va! Giê-hô-va! là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thực, ban ơn đến ngàn đời, xá điều gian ác, tội trọng, và tội lỗi; nhưng chẳng kể kẻ có tội là vô tội, và nhân tội tổ phụ phạt đến con cháu trải ba bốn đời” (Xuất Êdíptô ký 34:5-7, phần nhấn mạnh là của tôi).
“Đức Giê-hô-va bèn bỏ qua điều tai họa mà Ngài nói rằng sẽ giáng cho dân mình” (Xuất Êdíptô ký 32:14, phần nhấn mạnh là của tôi).
Theo ý của tôi, Đức Chúa Trời đã nhắc lại cụ thể sự răn đe của Ngài đã lập tại Núi Sinai, với sự nhìn biết rằng Môise sẽ công nhận điều đó, và ông một lần nữa kêu nài với Ngài phù hợp với bổn tánh và giao ước của Ngài. Đức Chúa Trời đã loan báo trước trong các giới hạn bổn tánh của Ngài, vì Ngài không thay đổi. Ngài cũng loan báo trước về các giao ước của Ngài, vì Ngài gìn giữ các giao ước của Ngài. Như đã mong đợi, Đức Chúa Trời đã tha thứ cho dân Israel, như Môise đã thỉnh cầu. Ơn tha thứ muốn nói rằng Đức Chúa Trời sẽ không hủy diệt ngay dân Israel tại chỗ đâu, như đã răn đe; ơn ấy không có nghĩa là Israel sẽ tránh thoát mọi hậu quả của tội lỗi họ được:
“Nhưng ta chỉ sự hằng sống ta mà quả quyết rằng, sự vinh quang của Đức Giê-hô-va sẽ đầy dẫy khắp trái đất! Trong mọi người đã thấy sự vinh quang ta, phép lạ ta đã làm tại xứ Ê-díp-tô và nơi đồng vắng, là các ngươi đã thử ta mười lần và đã không nghe lời ta, thì chẳng một ai sẽ thấy xứ mà ta thề hứa cho tổ phụ chúng nó. Chẳng ai mà đã khinh ta sẽ thấy xứ đó đâu! Nhưng vì kẻ tôi tớ Ca-lép ta không đồng lòng cùng chúng nó, theo ta một cách trung tín, thì ta sẽ đem người vào xứ mà người đã có đi, và dòng dõi người sẽ được xứ làm sản nghiệp” (Dân số ký 14:21-24).
Dân Israel sẽ không kinh nghiệm các ơn phước thuộc thể mà Đức Chúa Trời đã hứa cho. Họ sẽ không vào trong xứ Canaan. Họ phải tiếp tục lang thang ở đồng vắng trong 40 năm, cho tới chừng mọi người trong thế hệ thứ nhứt (trừ ra Giôsuê và Calép) ngã chết. Thế hệ trẻ hơn – những người họ nói sẽ làm mồi cho dân xứ Canaan (14:3) – chắc chắn sẽ chiếm lấy xứ, y như Đức Chúa Trời đã hứa.
Sự phán xét dân Israel phải gánh chịu đều chiếu theo hai sự kiện chính. Thứ nhứt, thế hệ đã từ chối không tin cậy Đức Chúa Trời và vào xứ Canaan để chiếm lấy xứ là một thế hệ đã chứng kiến cách tư riêng bàn tay mạnh sức của Đức Chúa Trời ở Aicập và trong đồng vắng (14:22). Họ đã thất bại không tin cậy Đức Chúa Trời đánh bại kẻ thù của họ, dù Ngài đã đánh bại Pharaôn và quân đội của người Aicập rồi. Thứ hai, thế hệ nầy phạm tội vô tín và loạn nghịch theo thói quen. Môise chỉ ra rằng sự thất bại của Israel tại Cađe là lần thứ mười nghịch mạng Đức Chúa Trời. Ba sự loạn nghịch đầu tiên ở các chương 11-12 chỉ là “mảng nhỏ của tảng băng” thôi. Kỳ thực, dân Israel thường xuyên từ chối không tin cậy và bất tuân đối với Đức Chúa Trời. Sự loạn nghịch nầy ở Cađe là “cọng rơm cuối cùng” có liên quan đến Đức Chúa Trời; Ngài chịu đựng đủ đối với thế hệ cứng cổ nầy. Dân Israel phải lưu lạc trong đồng vắng 40 năm — 1 năm thay cho một ngày mà các thám tử đã sử dụng trong xứ Canaan (14:33-34). Một sự phán xét đặc biệt đã được công bố giáng trên 10 thám tử kia, là những người đã trở về với một tường trình không được tốt. Đức Chúa Trời đã sai một trận dịch hành hại đem lại cái chết cho các thám tử nầy (14:37).
Quá ít, quá trễ
Dân số ký 14:40-45
“Đoạn, dân sự dậy sớm đi lên chót núi mà nói rằng: Chúng tôi đây sẽ đi lên tới chỗ Đức Giê-hô-va đã phán-hứa, vì chúng tôi có phạm tội. Song Môi-se nói rằng: Sao các ngươi trái mạng Đức Giê-hô-va? Sự đó sẽ chẳng may mắn đâu. Chớ đi lên đó, e các ngươi bị quân nghịch đánh bại chăng; vì Đức Giê-hô-va không còn ở giữa các ngươi nữa. Kìa, dân A-ma-léc và dân Ca-na-an ở đằng trước các ngươi, các ngươi sẽ bị gươm ngã rạp, bởi vì đã bội nghịch cùng Đức Giê-hô-va, Đức Giê-hô-va sẽ không ở cùng các ngươi. Nhưng dân sự cố ý đi lên chót núi; còn hòm giao ước của Đức Giê-hô-va và Môi-se không đi ra khỏi trại quân. Dân A-ma-léc và dân Ca-na-an ở trong núi nầy đổ xuống, đánh bại và phân thây dân Y-sơ-ra-ên cho đến Họt-ma”.
Tôi đã để ý những gì dường như là đặc điểm rất người trải qua nhiều năm tháng, đặc biệt là trong những năm gần đây. Tôi để ý thấy rằng người nào phạm tội, thường đến với hối tiếc phần quyết định bất tuân của họ. Trong khi có người thành thật ăn năn, có nhiều người chỉ hối tiếc các hành động của họ, và đặc biệt hơn, các hậu quả của hàng động của họ. Cái điều họ thực sự mong muốn là quay cái đồng hồ chạy ngược lại, để khiến cho mọi sự ra đúng y như chúng có trước khi họ phạm tội. Điều nầy dường như là trường hợp với dân Israel. Khi nhận ra Đức Chúa Trời không cho phép họ vào trong xứ, họ liền hối tiếc sự họ từ chối không chịu vào trong xứ Canaan, như Đức Chúa Trời đã truyền ban. Giờ đây, họ thình lình quyết định đi lên chống lại dân Canaan, mặc dù điều nầy sẽ làm đảo lộn mọi kết quả mà Đức Chúa Trời đã công bố.Dân Israel đã tập trung lại để đánh trận, vào lúc sáng sớm, sẵn sàng tấn công dân Canaan rồi chiếm lấy xứ. Tuy nhiên, đã quá trễ rồi, như Môise đã nói rất rõ ràng. Giờ đây, nổ lực chiếm lấy xứ sẽ là bất tuân, giống như từ chối không làm như vậy trước đây là tội lỗi. Họ phải gánh chịu mọi hậu quả cho các hành vi của họ, mặc dù Đức Chúa Trời đã tha thứ cho họ. (Nếu Đức Chúa Trời không tha thứ cho họ, tôi nghĩ Ngài sẽ quét sạch cả dân tộc ngay tức khắc, y như Ngài đã răn đe rồi vậy). Dân Israel một lần nữa từ chối không chú ý đến Lời của Đức Chúa Trời, đã phán dạy qua Môise. Họ đi đánh trận mà không có Môise, không có hòm giao ước, và không có Đức Chúa Trời. Khi họ đối mặt với dân Canaan ngoài chiến trận, họ đã gánh chịu thất bại nặng nề. Và giờ đây, họ phải lang thang khắp đồng vắng, cho tới chừng cả thế hệ đều ngã chết.
Phần kết luận:
Có thể dễ nhìn thấy Cađe là một điểm xoay chiều cho thế hệ đầu tiên của dân Israel. Họ đã thất bại không “tin cậy và vâng lời”, và hậu quả là bị chối bỏ ơn phước chiếm lấy xứ. Có phải thế hệ nầy đã ghê tởm mana và ưa thích Aicập hơn xứ Canaan không? Họ đã ăn mana trong gần 40 năm, và họ đã lang thang khắp đồng vắng. Mặc dù Đức Chúa Trời đã giải phóng thế hệ nầy ra khỏi vòng nô lệ ở Aicập với bàn tay năng quyền, họ đã không tin cậy Đức Chúa Trời ban cho họ thắng hơn dân xứ Canaan. Đây là sự thất bại rất trầm trọng về đức tin.
Chúng ta phải chú ý rằng tội lỗi nầy không phải là thình lình cũng chẳng phải là bất ngờ trong sách Dân số ký. Sự lằm bằm và than phiền của dân Israel đã bắt đầu một thời gian ngắn sau khi họ an toàn băng qua Biển Đỏ. Môise thông báo cho dân Israel (và độc giả) biết rằng sự thất bại nầy tại Cađe là hành động loạn nghịch lần thứ mười rồi (14:22). Tội lỗi không gần như là thình lình và bất ngờ khi nó lần đầu tiên xuất hiện. Israel đã phát triển một khuôn mẫu lằm bằm và loạn nghịch. Biến cố nầy là “cọng rơm cuối cùng” nhắm vào Đức Chúa Trời. Ngài rất giàu ơn và nhịn nhục, nhưng sau cùng phải đến “điểm không còn quay lại được nữa”. Dân Israel đã lên tới điểm đó tại Cađe. Mặc dù họ đã tỏ ra buồn rầu và một thái độ bằng lòng đối mặt với dân xứ Canaan, song đã quá trễ rồi.
Chúng ta hãy cẩn thận về sự lằm bằm. Sự lằm bằm của chúng ta, giống như sự lằm bằm của dân Israel xưa kia, thường nhắm vào mọi hoàn cảnh của chúng ta. Thường thì Đức Chúa Trời đã tiếp trợ cho mọi nhu cần của chúng ta, và chúng ta thường suy nghĩ rằng Ngài sẽ làm tốt hơn. Chúng ta thường xuyên không hài lòng với các ơn phước của Ngài, và than phiền về số phận cuộc sống của mình. Sự lằm bằm của chúng ta, giống như sự lằm bằm của dân Israel, thường hay nhắm vào các cấp lãnh đạo của mình. Chúng ta thất bại không nắm bắt được sự thực khi chúng ta lằm bằm chống lại cấp lãnh đạo của mình, chúng ta hoàn toàn lằm bằm chống lại Đức Chúa Trời (Xuất Êdíptô ký 16:7; Dân số ký 17:5, 10).
Buồn thay, các cấp lãnh đạo của Israel đã thất bại – không phải Môise hay Arôn, Giôsuê hay Calép, mà là phần nhiều các cấp lãnh đạo khác của nó. Mười thám tử đã trở về với bản tường trình không được tốt đều là cấp lãnh đạo các chi phái của họ (Dân số ký 13:2). Tôi không làm sao khác hơn, chỉ lấy làm lạ về 70 cấp lãnh đạo đã được chỉ định trong Dân số ký 11. Dường như họ đã im lặng, thay vì khích lệ dân Israel phải tin cậy và vâng lời. Tôi lấy làm lạ không biết có phải họ đã về theo phe với 10 thám tử kia hay không!?! Sự việc cho thấy, dường như chắc chắn là có nhiều người, thực ra là hầu hết cấp lãnh đạo của Israel đã thất bại không hướng dẫn dân sự theo một tư thế tin kính tại Cađe. Sự vô tín của dân Israel đã bắt đầu từ trên (10 thám tử) xuống. Tôi nghĩ chúng ta đôi khi thất bại không nắm bắt được cái chạm chúng ta có thể có trên nhiều người khác về tốt hay xấu:
“Nếu tôi có nói rằng: Ta sẽ nói như vậy; ắt tôi đã phạm bất trung cùng dòng dõi con cái Chúa” (Thi thiên 73:15).
Cả hai: sự vô tín và đức tin đều dễ lây lan. Sự lằm bằm và nghi ngờ của chúng ta có thể ảnh hưởng nhiều người khác, giống như đức tin và sự vâng lời của chúng ta có thể khích lệ và cảm thúc nhiều người khác. Đây là một trong những lý do tại sao dân Israel về sau đã thờ phượng tại đền thờ. Ở đó, họ sẽ công bố ra ơn thương xót của Đức Giêhôva và thách thức nhiều người khác bước đi bởi đức tin (Thi thiên 52:9; 116:14, 18; Giêrêmi 33:11). Chắc chắn đây là một trong những lý do tại sao các thánh đồ thời Tân Ước được khuyên nên nhóm lại như một Hội thánh:
“Hãy cầm giữ sự làm chứng về điều trông cậy chúng ta chẳng chuyển lay, vì Đấng đã hứa cùng chúng ta là thành tín. Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành; chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy” (Hêbơrơ 10:23-25).
Sau khi dạy bài học nầy về Cađe, một trong các thuộc viên của Hội thánh chúng tôi đã viết ra bài thơ nầy, tôi xin phép được chia sẻ với bạn:
Những Gã Giềnh Giàng Trên Núi
Chúng tôi đói và chúng tôi khát
Không có củ kiệu hay dưa hành;
Giờ đây Ngài đưa chúng tôi đến chỗ tồi tệ hơn
Có những gã giềnh giàng trên núi.
Chúng tôi không đi lên đâu
Những gã ấy sẽ giết hết chúng tôi.
Chúng tôi sẽ kêu la, mắt chúng tôi đẫm nước mắt
Chúng tôi không mạnh sức và cao lớn.
Ôi, sao chúng tôi lại bỏ Pharaôn?
Cũng không muốn chết trong đồng vắng?
Những gã kia có giáo mác cung tên
Họ sẽ xử tồi tệ hại với chúng tôi.
Hết thảy chúng tôi muốn cấp lãnh đạo khác kia
Đi theo Ngài quả là khó quá
Mấy gã kia là dòng giống Anác
Họ lớn lên từ Nêphilim.
Chúng tôi không tin, không tin đâu
Vì vậy, hãy để chúng tôi yên!
Chúng tôi sẽ khóc, khóc thật đau khổ
Khi ấy chúng tôi sẽ đi đường riêng mình.
Và vì thế, bài học ở Cađe
một thế hệ đã bị ô uế.
Liệu tôi sẽ hành động theo xác thịt
hay cư xử giống như con cái yêu dấu của Ngài?
Giờ đây, mọi sự nầy đã xảy ra cho họ như một tấm gương,
và chúng được viết ra để dạy dỗ chúng ta …I Côrinhtô 10:11.
Tôi lấy làm lạ không biết Cađe của chúng ta sẽ như thế nào đây? Mỗi một người chúng ta, tôi e, sẽ kinh nghiệm một loại “Cađe” nào đó ít nhất một lần trong đời, và có lẽ sẽ nhiều hơn thế. Đấy sẽ là thời điểm Đức Chúa Trời sẽ đặt một thách thức trước mặt chúng ta, một thách thức trông bất khả thi về mặt con người (và, quả thật vậy). Đó sẽ là một vấn đề của đức tin và vâng lời. Một là chúng ta sẽ tin cậy vào các lời hứa và quyền phép của Đức Chúa Trời, rồi vâng theo, hay chúng ta sẽ bị nghi ngờ, sợ hãi và sự bất tuân thắng hơn. Tôi cũng lấy làm lạ không biết sẽ có một Cađe cho chúng ta theo cách tập thể, trong vai trò một Hội thánh hay không nữa!?! Chúng ta đừng phát triển một khuôn mẫu nghi, ngờ, sợ hãi và lằm bằm, nhưng chúng ta hãy bước đi bởi đức tin và hãy khích lệ nhiều người khác làm theo tương tự, hầu cho khi “Cađe” của chúng ta đến, chúng ta sẽ không thất bại (xem Khải huyền 3:7-12).Tôi cũng muốn chỉ ra rằng trong khi sự vô tín đã giữ thế hệ nầy không cho họ chiếm lấy xứ Canaan, điều đó không làm cho ý đồ và các lời hứa của Đức Chúa Trời bị mai một đi. Thế hệ nầy đã không bước vào các ơn phước mà Đức Chúa Trời đã sửa soạn cho họ, nhưng thế hệ kế tiếp đã bước vào. Sự bất trung của chúng ta không làm mất tác dụng sự thành tín của Đức Chúa Trời:
“Vì các sự ban cho và sự kêu gọi của Đức Chúa Trời chẳng hề đổi lại được bao giờ” (Rôma 11:29). “Nếu chúng ta không thành tín, song Ngài vẫn thành tín, vì Ngài không thể tự chối mình được” (II Timôthê 2:13).
Có bao giờ bạn lấy làm lạ tại sao Đức Chúa Trời đã nuôi dân Israel bằng mana và nước trong đồng vắng, thay vì bằng thịt bò và rượu bia? Đức Chúa Trời đã tiếp trợ thịt cho, y như Ngài đã làm. Ngài có thể tiếp trợ một thực đơn ngon lành hơn Ngài đã làm. Tại sao khi ấy Ngài cho dân Israel ăn với thứ đồ ăn đạm bạc như thế chứ? Tôi nghĩ rằng có vài lý do. Thứ nhứt, đấy là mọi sự họ có cần. Nếu họ ăn quá ngon, họ sẽ không thể chịu đựng được những khắc nghiệt của đồng vắng. Thứ hai, Ngài đã nuôi họ như Ngài đã làm hầu cho họ sẽ phải tin cậy Ngài về bánh ăn hàng ngày của họ. Đồ ăn của họ đền xuống từ trời mỗi ngày, và họ không thể tích lũy chúng. Họ phải tin cậy Đức Chúa Trời cho các nhu cần hành ngày của họ. Thứ ba, nếu họ ăn quá ngon, sẽ có rất ít khích lệ cho họ phải chiếm lấy xứ Canaan. Đây là những thử thách và khó khăn của cuộc sống nầy khiến cho chúng ta phải khát khao về Thiên đàng. Thứ tư, đây là phần thử nghiệm cho dân Israel và huấn luyện họ cho cuộc sống trong xứ Canaan (Phục truyền luật lệ ký 8:1-10). Dân Israel cần phải học biết tin cậy Đức Chúa Trời và phải hài lòng với những khoản tiếp trợ của Ngài. Nếu họ có thể học biết hài lòng với việc nhỏ, họ có thể dễ dàng tán thưởng sự dư dật mà Đức Chúa Trời đã dành cho họ trong xứ Canaan. Sau cùng, Đức Chúa Trời đã dạy cho dân Israel biết rằng sự thỏa mãn đầy đủ của họ không thể đến từ bất cứ thứ đồ ăn nào, bất luận nó ngon đến ngần nào; sự thỏa mãn trọn vẹn của họ phải đến qua việc nhìn biết và hầu việc Đức Chúa Trời. Đấy là mục đích phần đáp ứng của Chúa chúng ta đối với sự cám dỗ của Satan:
“Bấy giờ, Đức Thánh Linh đưa Đức Chúa Jêsus đến nơi đồng vắng, đặng chịu ma quỉ cám dỗ. Ngài đã kiêng ăn bốn mươi ngày bốn mươi đêm rồi, sau thì đói. Quỉ cám dỗ đến gần Ngài, mà nói rằng: Nếu ngươi phải là Con Đức Chúa Trời, thì hãy khiến đá nầy trở nên bánh đi. Đức Chúa Jêsus đáp: Có lời chép rằng: Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời” (Mathiơ 4:1-4).
Kinh thánh nói nhiều về sự thất bại của Israel tại Cađe. Đây là lẽ đạo chính của Thi thiên 95. Thi thiên ấy bắt đầu với lời kêu gọi thờ phượng, và kết thúc với một lời cảnh cáo, một lời cảnh báo đừng sống như dân Israel tại Cađe (và ở chỗ nào họ lằm bằm). Ngợi khen là thuốc ngừa và thuốc chữa cho bịnh lằm bằm. Ngợi khen tập trung vào Đức Chúa Trời và giục giã nhiều người khác làm theo tương tự. Ngợi khen nghĩ đến sự cao trọng của Đức Chúa Trời và đến các công việc lạ lùng của Ngài. Nó thúc giục đức tin và sự vâng lời. Hãy nhớ đến công việc của Chúa chúng ta tại đồi Gôgôtha và hãy ngợi khen sự ban cho ơn cứu rỗi của Ngài là lẽ đạo chính trong thời gian thờ phượng của chúng ta tại Tiệc Thánh mỗi tuần. Đây là điều mà chúng ta nên sốt sắng tán thưởng.
Trong khi tôi sửa soạn bài học nầy trong sách Dân số ký của Cựu Ước, tôi cũng đã sửa soạn để dạy sách Hêbơrơ, chương 3. Tôi càng tin quyết rằng hiểu biết thích ứng sự thất bại của Israel tại Cađe là chìa khóa cho sự hiểu biết sứ điệp của sách Hêbơrơ. Tôi khuyên bạn nên tiếp tục nghiên cứu phân đoạn nầy ở Dân số ký, cũng như sách Hêbơrơ. Đây là một nổ lực làm cho mọi cố gắng tốt nhứt của bạn ra xứng đáng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét