Từ Sự Sáng Tạo Đến Thập Tự Giá
Làm mới lại giao ước của Israel
Mục sư Bob Deffinbaugh
Sách Phục truyền luật lệ ký
Phần giới thiệu:
Không một Cơ đốc nhân nào hiểu biết sẽ tranh cãi về tầm quan trọng của sách Phục truyền luật lệ ký. Chắc chắn chúng ta sẽ lưu ý đến sự thực quyển sách nầy được kể tới hơn 50 lần trong Tân Ước. Nhiều ám chỉ đến Phục truyền luật lệ ký, các trường hợp Tân Ước sử dụng sẽ tăng lên gần 200 lần. Phục truyền luật lệ ký là quyển sách Cựu Ước mà Chúa chúng ta rất ưa thích. Henrietta Mears đã viết:
Chúa Jêsus thường trưng dẫn từ Phục truyền luật lệ ký. Thật vậy, Ngài luôn luôn trưng dẫn từ quyển sách nầy.
Chúa chúng ta đã kháng cự và đã bài bác những cám dỗ của Satan bằng cách kể ra các lẽ thật của sách Phục truyền luật lệ ký (xem Mathiơ 4:1-11; Luca 4:1-12). Với nhiều cách thức, sự cám dỗ của Ngài trong đồng vắng tương đương với sự thử thách của Israel ở đồng vắng trong 40 năm. Tuy nhiên, Chúa chúng ta đã vượt qua sự cám dỗ mà không thất bại, khi Ngài phó chính mình Ngài vào sự chăm sóc thành tín của Đức Chúa Cha.
Sách Phục truyền luật lệ ký ghi lại vài biến chuyển rất quan trọng. Sách ấy ghi lại sự biến chuyển từ thế hệ Israel đầu tiên, họ đã ngã chết trong đồng vắng (sách Dân số ký), đến thế hệ thứ hai của Israel, họ sẽ chiếm lấy xứ Canaan (sách Giôsuê). Sách ấy đánh dấu sự biến chuyển của Israel từ một dân sống trong lều trại đến chiếm lấy xứ và cất nhà ở, từ một dân ăn mana và uống nước đến một dân ăn “sữa và mật”.
Sách Phục truyền luật lệ ký đánh dấu phần cuối cùng của Ngũ Kinh (năm sách đầu của Cựu Ước do Môise viết). Trong sách nầy, Môise trao ngọn đuốc lãnh đạo dân tộc Israel cho Giôsuê. Môise biết ông không thể vào đất hứa và không bao lâu nữa ông sẽ qua đời. Đây là những lời lẽ sau cùng của Môise, được viết ra cho dân Israel khi họ đang chuẩn bị vào trong Đất Hứa. Gần như là Môise đã rao giảng về đám tang của ông vậy. Kenneth Boa và Bruce Wilkinson gọi sách nầy là “Bài Giảng Trên Thượng Sa Mạc của Môise”. Giống như Chúa chúng ta đã phán ra lời lẽ sau cùng của Ngài cho các môn đồ trong “Bài Giảng Trên Phòng Cao” (Giăng 13-17), cũng vậy, Môise đã thốt ra những lời lẽ sau cùng của ông cho dân Israel trong Sách Phục truyền luật lệ ký .
Sách Phục truyền luật lệ ký không những là sự lặp đi lặp lại của luật pháp, mà nguyên nó được ban cho thế hệ đầu tiên của dân Israel tại Núi Sinai (Xuất Êdíptô ký 20...). Phục truyền luật lệ ký là một sách giải thích hay sách chú giải về Luật pháp. Sách ấy đề ra các luật lệ và nguyên tắc cai quản sẽ dẫn dắt dân Israel khi họ sống trong xứ Canaan:
“Hỡi Y-sơ-ra-ên, bây giờ hãy nghe những mạng lịnh và luật lệ mà ta dạy các ngươi; hãy làm theo, để các ngươi được sống và vào xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi ban cho các ngươi nhận được. Các ngươi chớ thêm chi và đừng bớt chi về điều ta truyền cho, để giữ theo các điều răn của Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi mà ta đã truyền. … Nầy đây, ta đã dạy các ngươi những mạng lịnh và luật lệ y như Giê-hô-va Đức Chúa Trời ta đã phán dặn ta, để các ngươi làm theo ở giữa xứ mình sẽ vào đặng nhận lấy. Vậy, các ngươi phải giữ làm theo các mạng lịnh và luật lệ nầy; vì ấy là sự khôn ngoan và sự thông sáng của các ngươi trước mặt các dân tộc; họ nghe nói về các luật lệ nầy, sẽ nói rằng: Dân nầy là một dân khôn ngoan và thông sáng không hai! Vả chăng, há có dân lớn nào mà có các thần mình gần như chúng ta có Giê-hô-va Đức Chúa Trời gần chúng ta, mọi khi chúng ta cầu khẩn Ngài chăng? Lại, há có nước lớn nào có những mạng lịnh và luật lệ công bình như cả luật pháp nầy, mà ngày nay ta đặt trước mặt các ngươi chăng?” (Phục truyền luật lệ ký 4:1-2, 5-8).
Sách Phục truyền luật lệ ký là câu chuyện nói tới thế hệ nầy của dân Israel vòng tay ôm lấy giao ước của Đức Chúa Trời với các tổ phụ họ như thuộc riêng về họ, về sự họ bước vào mối quan hệ giao ước với Đức Chúa Trời. Đây là sự làm mới lại giao ước:
“Ngày nay, Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi dặn biểu ngươi làm theo các luật lệ và mạng lịnh nầy; vậy, phải hết lòng hết ý mà làm theo cách kỷ cang. Ngày nay, ngươi hứa nhận Giê-hô-va làm Đức Chúa Trời ngươi, đi theo đường lối Ngài, gìn giữ các luật lệ, điều răn và mạng lịnh Ngài, cùng vâng theo tiếng phán của Ngài. Ngày nay, Đức Giê-hô-va đã hứa nhận ngươi làm một dân thuộc riêng về Ngài, y như Ngài đã phán cùng ngươi, và ngươi sẽ gìn giữ hết các điều răn Ngài, để Ngài ban cho ngươi sự khen ngợi, danh tiếng, và sự tôn trọng trổi hơn mọi dân mà Ngài đã tạo, và ngươi trở nên một dân thánh cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, y như Ngài đã phán vậy” (Phục truyền luật lệ ký 26:16-19, phần nhấn mạnh là của tôi).
“Vậy, các ngươi khá gìn giữ làm theo những lời của sự giao ước nầy, hầu cho các ngươi được may mắn trong mọi việc mình làm. Hết thảy các ngươi, nào trưởng tộc, các chi phái, nào các trưởng lão, nào các quan cai, nào mọi người nam của Y-sơ-ra-ên, những con trẻ và vợ các ngươi, nào kẻ khách lạ ở trong trại quân ngươi, từ người chặt củi cho đến người xách nước, ngày nay hãy đến chầu trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, đặng vào trong sự giao ước của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và vào trong lời thề mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi lập cùng ngươi ngày nay, hầu cho ngày nay Ngài lập ngươi lên làm dân của Ngài, và Ngài làm Đức Chúa Trời ngươi, y như Ngài đã phán cùng ngươi, và thề cùng tổ phụ ngươi, là Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp. Chẳng phải chỉ với các ngươi mà ta lập giao ước và lời thề nầy thôi; nhưng lập với người nào ngày nay đứng tại đây cùng chúng ta, trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta, luôn với những người nào không có cùng chúng ta trong ngày nay” (Phục truyền luật lệ ký 29:9-15, phần nhấn mạnh là của tôi).
Không một ai trong thế hệ nầy chịu phép cắt bì, là dấu của giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với Ápraham (xem Sáng thế ký 17:9-14, 23-27; so sánh với Xuất Êdíptô ký 4:24-26). Chỉ trong mấy ngày thôi, toàn bộ thế hệ nầy đã chịu phép cắt bì và tuân giữ Lễ Vượt Qua trước khi họ tấn công thành Giêricô (Giôsuê 5:2-12). Đây là sự khẳng định sâu xa để họ giờ đây bước vào giao ước với Đức Chúa Trời của tổ phụ họ.
Ở tuổi 120, Môise đã trèo lên Núi Nêbô, ở đó Đức Chúa Trời cho phép ông nhìn qua đồng bằng sông Giôđanh rồi cả Đất Hứa nữa. Đây là chỗ kết thúc khi ông sửa soạn vào trong xứ. Phục truyền luật lệ ký chắc chắn là phần nền rất cao của Ngũ Kinh. Đây là một trong những đỉnh cao trong Kinh thánh mà từ đó chúng ta có thể nhìn lại theo thời gian, và bởi đó chúng ta có thể nhìn thấu được lịch sử của Israel. Vài lần trong quyển sách nầy, Đức Chúa Trời đề ra kế hoạch rộng mở cho tương lai của Israel. Một biểu thị rất sớm về tương lai của Israel được thấy ở chương 4, trong câu nói vắn tắt về những ơn phước và sự rủa sả:
“Khi các ngươi sẽ có con cùng cháu, và khi đã ở lâu trong xứ rồi, nếu các ngươi làm bại hoại mình, làm tượng chạm nào, hình của vật chi mặc dầu, mà hành ác trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi để chọc Ngài nổi giận, thì ngày nay ta bắt trời và đất làm chứng quyết cho các ngươi rằng các ngươi sẽ chết vội, và khuất mắt khỏi xứ mà mình sẽ đi nhận lấy tại bên kia sông Giô-đanh. Các ngươi chẳng ở đó lâu dài đâu, nhưng sẽ bị tận diệt. Đức Giê-hô-va sẽ tản lạc các ngươi trong các nước, chỉ còn lại số nhỏ trong các nước mà Đức Giê-hô-va sẽ dẫn các ngươi vào; ở đó các ngươi sẽ cúng thờ những thần bằng cây và bằng đá, là công việc của tay loài người làm nên, chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng ăn, cũng chẳng ngửi. Ở đó ngươi sẽ tìm cầu Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và khi nào hết lòng hết ý tìm cầu Ngài thì mới gặp. Khi ngươi bị gian nan, và các việc nầy xảy đến cho ngươi, bấy giờ trong ngày cuối cùng, ngươi sẽ trở về cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và vâng theo tiếng Ngài. Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi là Đức Chúa Trời hay thương xót sẽ không bỏ ngươi và không hủy diệt ngươi đâu; cũng chẳng quên sự giao ước mà Ngài đã thề cùng các tổ phụ ngươi” (Phục truyền luật lệ ký 4:25-31).
Ở cuối sách, những câu nói rõ ràng được thốt ra về tương lai của Israel, cả hai: bởi Đức Chúa Trời và bởi Môise:
“Đức Giê-hô-va hiện ra nơi Trại, trong một trụ mây, và trụ mây dừng lại tại cửa Trại. Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Kìa, ngươi sẽ an giấc với các tổ phụ ngươi; dân sự nầy sẽ dấy lên và thông dâm cùng các thần khác trong xứ mà họ sẽ vào, bỏ ta và bội giao ước ta đã lập cùng họ. Trong ngày ấy, cơn thạnh nộ ta sẽ phừng lên cùng họ, ta sẽ bỏ họ, giấu mặt ta đi, khiến cho họ bị tiêu nuốt; nhiều sự tai vạ và buồn thảm sẽ xông hãm vào họ. Trong ngày đó họ sẽ nói rằng: Há có phải vì Đức Chúa Trời không ngự giữa tôi, nên những tai vạ nầy xông hãm vào tôi chăng? Còn ta, trong ngày đó, sẽ giấu mất mặt ta đi, vì cớ các tội ác của dân đã làm, trở theo các thần khác. Vậy bây giờ, hãy chép bài ca nầy và dạy cho dân Y-sơ-ra-ên; hãy để trong miệng họ, để bài ca nầy dùng làm chứng cho ta nghịch cùng dân Y-sơ-ra-ên. Vì ta sẽ đưa dân nầy vào xứ, ta đã thề hứa cùng tổ phụ chúng nó; tức là xứ đượm sữa và mật; chúng nó sẽ ăn no nê và mập béo; đoạn, trở đi hầu việc các thần khác, khinh dể ta, và bội giao ước của ta. Khi tai vạ nhiều và sự gian truân đã xông hãm dân nầy, thì bấy giờ, bài ca nầy sẽ rền lên làm chứng nghịch cùng nó, vì miệng của dòng dõi nó sẽ không quên. Vả, ta biết những ý tưởng của nó đã kết nên ngày nay, trước khi đưa nó vào xứ mà ta đã thề ban cho. Trong ngày đó, Môi-se chép bài ca nầy và dạy cho dân Y-sơ-ra-ên. Đức Giê-hô-va ra lịnh cho Giô-suê, con trai Nun, mà rằng: Hãy vững lòng bền chí, vì ngươi sẽ đưa dân Y-sơ-ra-ên vào trong xứ mà ta đã thề ban cho chúng nó; còn ta, ta sẽ ở cùng ngươi. Khi Môi-se chép những lời luật pháp nầy trong một cuốn sách xong rồi, thì ra lịnh cho người Lê-vi khiêng hòm giao ước của Đức Giê-hô-va mà rằng: Hãy lấy cuốn sách luật pháp nầy, để bên hòm giao ước của Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi. Nó sẽ ở đó làm chứng nghịch cùng ngươi; vì ta biết tánh bội nghịch và cứng cổ của ngươi. Nầy ngày nay, lúc ta còn sống với các ngươi, các ngươi đã phản nghịch cùng Đức Giê-hô-va; huống chi sau khi ta qua đời! Hãy nhóm hiệp những trưởng lão của các chi phái và quan cai các ngươi lại gần ta; ta sẽ cho họ nghe những lời nầy nơi lỗ tai, và ta bắt trời cùng đất làm chứng nghịch cùng họ. Vì ta biết rằng, sau khi ta qua đời, các ngươi hẳn sẽ bại hoại, trở bỏ đường ta đã truyền dạy cho các ngươi; trong ngày sau rốt, tai họa sẽ xông hãm các ngươi, bởi các ngươi làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va, lấy những công việc của tay mình mà chọc Ngài nổi giận. Môi-se đọc hết những lời của bài ca nầy cho cả hội Y-sơ-ra-ên nghe” (Phục truyền luật lệ ký 31:15-30).
Một mô tả đầy đủ hơn về tội lỗi của dân Israel cùng mọi hậu quả của chúng được cung ứng trong Phục truyền luật lệ ký 28:15-68. Đây không phải là tin tức xấu đâu, như chúng ta sẽ chỉ ra về sau trong bài học. Những gì chúng ta phải công nhận ở phần đầu của bài học nầy, ấy là sách Phục truyền luật lệ ký là một quyển sách cụ thể vì nó bày ra các giới hạn rộng mở cho lịch sử của Israel. Các tiên tri thời Cựu Ước thường xuyên quay trở lại với sách Phục truyền luật lệ ký như điểm tham khảo của họ. Sách Phục truyền luật lệ ký cung ứng bố cục chính cho lịch sử của dân Israel, và vì thế nó là nền tảng cho “chương trình cứu chuộc” của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy lắng nghe lời lẽ của quyển sách nầy. Không những tôi nói như vầy, mà Môise cũng nói nữa:
“Vậy, phải gìn giữ hết thảy điều răn mà ta truyền cho các ngươi ngày nay, để các ngươi được mạnh mẽ, vào nhận lấy xứ mà mình sẽ chiếm được, hầu cho các ngươi sống lâu ngày trên đất mà Đức Giê-hô-va đã thề ban cho tổ phụ các ngươi và cho dòng dõi của họ, tức là xứ đượm sữa và mật” (Phục truyền luật lệ ký 11:8-9).
“Kìa, ngày nay ta đặt trước mặt các ngươi sự phước lành và sự rủa sả: sự phước lành, nếu các ngươi nghe theo các điều răn của Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, mà ta truyền cho ngày nay; sự rủa sả, nếu các ngươi không nghe theo các điều răn của Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, nhưng xây bỏ đường ta chỉ cho ngày nay, đặng đi theo các thần khác mà các ngươi không hề biết” (Phục truyền luật lệ ký 11:26-28).
“Các ngươi khá cẩn thận làm theo mọi điều ta dặn biểu các ngươi: chớ thêm hay là bớt chi hết” (Phục truyền luật lệ ký 12:32).
“Hãy xem, ngày nay ta đặt trước mặt ngươi sự sống và phước lành, sự chết và tai họa, vì ngày nay, ta bảo ngươi thương mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, đi trong các đường lối Ngài, và gìn giữ những điều răn luật lệ và mạng lịnh Ngài, để ngươi sống, gia thêm, và Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban phước cho ngươi trong xứ mà ngươi sẽ vào nhận lấy. Nhưng nếu lòng ngươi xây trở, không khứng nghe theo, chịu dụ dỗ thờ lạy và hầu việc các thần khác, thì ngày nay ta tỏ cùng các ngươi rằng các ngươi hẳn phải tuyệt diệt, không được sống lâu trên đất mà ngươi sẽ đi qua sông Giô-đanh đặng nhận lấy” (Phục truyền luật lệ ký 30:15-18).
Cách tôi tiếp cận bài học nầy
Nói chung, các bài giảng của Môise trong sách Phục truyền luật lệ ký đã được phát ra trải qua một thời gian một tuần lễ và chúng được chia thành ba phần chính. Những sự phân chia nầy rất quan trọng về mặt niên đại: các chương đầu tiên nhìn ngược lại thời gian; các chương ở giữa nhìn vào một tương lai gần; và các chương sau cùng nhìn vào tương lai xa của Israel. Tuy nhiên, khi tôi càng nghiên cứu sách nầy, tôi càng cuộn vào với quá khứ, hiện tại và tương lai. Kết quả là, tôi chú tâm vào các vấn đề mà Môise dấy lên vì Israel không bao lâu nữa sẽ vào trong Đất Hứa. Tôi sẽ cố gắng chỉ ra thể nào Môise rút tỉa từ quá khứ để làm vững chắc mọi sự dạy dỗ của ông về tương lai gần. Khi ấy chúng ta sẽ nói tới đề tài của các chương sau đó, các chương nầy nói tới tương lai xa của Israel sau khi thế hệ nầy của Israel đã qua đời rồi.
Đáp ứng của Israel đối với những gì có ở trước mặt
VẤN ĐỀ THỨ NHỨT: THẾ HỆ MỚI NẦY CỦA DÂN ISRAEL ĐÁP ỨNG THỂ NÀO VỚI SỰ KHÓ KHĂN CỦA VIỆC CHIẾM LẤY ĐẤT HỨA TỪ DÂN CANAAN? Vấn đề nầy là điểm xoay chiều của thế hệ Israel đầu tiên, họ lấy làm kinh khủng trước sức lực và tầm vóc của kẻ thù (Dân số ký 13:26—14:35). Môise biết rõ sự khó khăn của phần việc của họ sẽ là vấn đề mà thế hệ thứ hai phải xử lý với:
“Nếu ngươi nói trong lòng rằng: Các dân tộc nầy đông hơn ta, làm sao đuổi chúng nó ra được? thì chớ sợ…” (Phục truyền luật lệ ký 7:17-18a, phần nhấn mạnh là của tôi).
“Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy nghe! ngày nay ngươi sẽ đi ngang qua sông Giô-đanh, đặng chiếm lấy các dân tộc lớn và mạnh hơn ngươi, những thành lớn và tường cao đến trời, một dân to lớn và tác cao, là con cháu A-na-kim, mà ngươi đã biết, và có nghe nói rằng: "Ai sẽ đương địch nổi trước mặt con cháu A-nác?" (Phục truyền luật lệ ký 9:1-2, phần nhấn mạnh là của tôi).
Môise nhắm vào lịch sử những lần xử lý trước đây của Đức Chúa Trời với Israel để tỏ ra rằng Ngài sẽ chu toàn lời hứa của Ngài ban cho họ xứ Canaan.
Thứ nhứt, Môise nhắc cho thế hệ nầy nhớ rằng tổ phụ của họ đã từ chối không chiếm lấy xứ và nổi loạn nghịch cùng Môise trong đồng vắng, kết quả là họ mất cơ hội bước vào các ơn phước của Đức Chúa Trời (Phục truyền luật lệ ký 1:18-46).
Thứ hai, Môise truyền cho dân Israel chớ sợ bởi việc lặp lại lời hứa của Đức Chúa Trời rằng Ngài sẽ nhất định ban cho xứ mà Ngài đã hứa với các tổ phụ họ dưới quyền lãnh đạo của Giôsuê:
“Vả, trong lúc đó, ta truyền lịnh nầy cho các ngươi, mà rằng: Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi có phó xứ nầy cho các ngươi đặng nhận lấy làm sản nghiệp; hết thảy những chiến sĩ trong các ngươi phải cầm binh khí đi qua trước anh em mình, là dân Y-sơ-ra-ên. Chỉ những vợ, con trẻ, và súc vật các ngươi - ta biết rằng các ngươi có nhiều súc vật - sẽ ở lại trong những thành mà ta đã cho các ngươi, đến chừng nào Đức Giê-hô-va cho anh em các ngươi sự an nghỉ như mình, và anh em cũng nhận được xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi ban cho họ tại phía bên kia sông Giô-đanh; đoạn mọi người trong các ngươi sẽ trở về sản nghiệp mình mà ta đã ban cho các ngươi. Đang lúc ấy, ta cũng truyền lịnh nầy cho Giô-suê mà rằng: Mắt ngươi có thấy mọi điều Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã làm cho hai vua nầy; Đức Giê-hô-va sẽ làm như vậy cho các nước nào mà ngươi sẽ đi qua. Đừng sợ các nước đó, vì chính Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi tranh chiến cho các ngươi” (Phục truyền luật lệ ký 3:18-22, phần nhấn mạnh là của tôi).
Thứ ba, Môise nhắc cho dân Israel nhớ tới những điều mà Đức Chúa Trời đã làm rồi cho dân Israel đang khi họ còn làm nô lệ trong xứ Aicập, và trong khi họ còn ở trong đồng vắng:
“Vậy, ngươi hãy hỏi học về thời kỳ có trước ngươi, từ ngày Đức Chúa Trời dựng nên loài người trên đất, tự góc trời nầy đến góc trời kia, nếu bao giờ có xảy ra việc nào lớn dường ấy, hay là người ta có nghe sự chi giống như vậy chăng? tức là: há có một dân tộc nào nghe tiếng Đức Chúa Trời từ trong lửa phán ra như ngươi đã nghe, mà vẫn còn sống chăng? hay là Đức Chúa Trời há có cậy lấy sự thử thách dấu kỳ, điềm lạ, chiến tranh, cánh tay quyền năng giơ thẳng ra, cùng cậy công sự to tát và gớm ghê, đặng thử đi chiếm một dân tộc cho mình ở giữa một dân tộc khác, như mọi điều Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã làm cho các ngươi tại xứ Ê-díp-tô, dưới mắt mình chăng? Ngươi đã chứng kiến mọi điều đó, để nhìn biết rằng Giê-hô-va, ấy là Đức Chúa Trời, chớ không ai khác hơn Ngài. Ngài từ trên trời khiến cho ngươi nghe tiếng Ngài để dạy ngươi; trên đất Ngài khiến cho ngươi thấy đám lửa lớn Ngài, và từ trong lửa ngươi có nghe lời Ngài phán ra. Bởi vì Ngài yêu mến các tổ phụ ngươi, nên chọn lấy dòng dõi các người ấy, và chính Ngài nhờ quyền năng lớn mình rút ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, đặng đuổi khỏi trước mặt người những dân tộc lớn hơn và mạnh hơn ngươi, đặng đưa ngươi vào xứ của dân đó, và ban cho làm sản nghiệp, y như điều ấy xảy đến ngày nay. Vậy, ngày nay hãy biết và ghi tạc trong lòng ngươi rằng Giê-hô-va, ấy là Đức Chúa Trời trên trời cao kia và dưới đất thấp nầy: chẳng có ai khác” (Phục truyền luật lệ ký 4:32-40, phần nhấn mạnh là của tôi).
“hãy nhớ lại điều Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã làm cho Pha-ra-ôn và cả xứ Ê-díp-tô, tức là những sự thử thách lớn lao mắt ngươi đã thấy, những dấu kỳ phép lạ, cánh tay quyền năng giơ thẳng ra, mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã cậy lấy, đem ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô: Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ đãi như vậy các dân tộc mà ngươi sợ hãi đó. Vả lại, Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ sai những ong lỗ đến hại chúng nó, cho tới chừng nào những kẻ đã thoát khỏi và trốn núp, bị diệt hết trước mặt ngươi. Chớ vì cớ chúng nó mà sợ hãi chi; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ngự tại giữa ngươi, là Đức Chúa Trời rất lớn và đáng sợ. Nhưng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ lần lần đuổi các dân tộc nầy khỏi trước mặt ngươi; ngươi không thế diệt chúng nó mau, e những thú rừng thêm nhiều lên mà hại ngươi chăng; song Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ phó chúng nó cho ngươi, và khiến cho sa vào sự kinh hoàng dữ dội, cho đến chừng nào chúng nó bị diệt mất. Ngài sẽ phó các vua chúng nó vào tay ngươi, ngươi phải xóa danh các vua đó khỏi dưới trời, chẳng còn một ai chống cự trước mặt ngươi, cho đến chừng nào ngươi đã diệt chúng nó” (Phục truyền luật lệ ký 7:18b-24, phần nhấn mạnh là của tôi).
“Ngươi phải kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và hằng gìn giữ điều Ngài truyền ngươi phải gìn giữ, tức là luật lệ, mạng lịnh, và điều răn của Ngài. Ngày nay, các ngươi hãy nhìn biết (vì ta không nói cùng con trẻ các ngươi, bởi chúng nó chẳng biết chi, và cũng chẳng thấy chi) những lời răn dạy của Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, sự oai nghiêm Ngài, cánh tay quyền năng giơ thẳng ra của Ngài, những phép lạ và công việc Ngài làm ra giữa xứ Ê-díp-tô mà hại Pha-ra-ôn, vua Ê-díp-tô, và toàn xứ người. Hãy nhận biết điều Ngài làm cho đạo binh Ê-díp-tô, ngựa và xe Ê-díp-tô, trong khi chúng đuổi theo các ngươi, bị Đức Giê-hô-va lấp nước Biển đỏ lại, và hủy diệt chúng nó đến ngày nay; việc Ngài đã làm cho các ngươi trong đồng vắng cho đến khi tới chốn nầy; và cũng hãy nhận biết điều Ngài làm cho Đa-than, A-bi-ram, con trai Ê-li-áp, cháu Ru-bên, khi đất tại giữa cả Y-sơ-ra-ên hả miệng nuốt hai người, gia quyến, luôn với trại và mọi vật chi theo họ. Vì tận mắt các ngươi đã thấy hết thảy những việc lớn mà Đức Giê-hô-va đã làm” (Phục truyền luật lệ ký 11:1-7, phần nhấn mạnh là của tôi).
Thứ tư, Môise nhắc cho dân Israel nhớ tới sự can thiệp của Đức Chúa Trời trong quá khứ gần đây:
"Hãy đứng dậy đi ngang qua khe At-nôn. Kìa, ta đã phó Si-hôn, vua Hết-bôn, là người A-mô-rít, cùng xứ người vào tay ngươi; hãy khởi chiếm lấy và giao chiến cùng người. Ngày nay, ta khởi rải trên các dân tộc trong thiên hạ sự sợ hãi và kinh khủng về danh ngươi, đến đỗi khi nghe nói về ngươi, các dân tộc đó sẽ run rẩy và bị sự kinh khủng áp hãm trước mặt ngươi. Bấy giờ, từ đồng vắng Kê-đê-mốt, ta sai sứ giả đến Si-hôn, vua Hết-bôn, lấy lời hòa hảo đặng nói cùng người rằng: Xin cho phép tôi đi ngang qua xứ vua; tôi đi theo đường cái luôn luôn, không xây qua bên hữu hay bên tả. Vua sẽ nhận lấy bạc bán lương thực cho, để tôi có mà ăn; sẽ nhận lấy bạc bán nước, để tôi có mà uống. Chỉ hãy để cho tôi đi ngang qua luôn, cũng như con cháu Ê-sau ở tại Sê-i-rơ, và dân Mô-áp ở tại A-rơ đã cho phép vậy, cho đến chừng nào tôi đi qua Giô-đanh, đặng vào xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời tôi ban cho tôi. Nhưng Si-hôn, vua Hết-bôn, không khứng chúng ta đi ngang qua địa phận người; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã khiến cho tánh người ương ngạnh, lòng người cứng cỏi, để phó người vào tay ngươi, y như điều đã xảy đến ngày nay. Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: kìa, từ bây giờ, ta phó Si-hôn và xứ người cho ngươi. Hãy khởi chiếm lấy xứ người đặng làm cơ nghiệp. Vậy, Si-hôn và cả dân sự người ra đón chúng ta, đặng giao chiến tại Gia-hát. Nhưng Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta phó người cho chúng ta, và chúng ta đánh bại người, các con trai cùng cả dân sự của người. Trong lúc đó, ta chiếm hết các thành người, khấn vái diệt hết các thành, cả người nam, người nữ, và các con trẻ, không chừa lại một ai. Chúng ta chỉ có cướp lấy cho phần mình súc vật và hóa tài của các thành mình đã thắng được. Từ A-rô-e, ở trên mé khe At-nôn, và cái thành ở trong trũng, cho đến Ga-la-át, chẳng có một thành nào lấy làm kiên cố quá cho chúng ta; Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta đã phó các thành đó cho chúng ta hết. Chỉn ngươi không có lại gần xứ của con cháu Am-môn, ở dọc khắp mé khe Gia-bốc, hoặc các thành trên núi hay là chỗ nào Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta cấm không cho chúng ta chiếm lấy.
Bấy giờ, chúng ta trở lại bắt đường Ba-san đi lên. Óc, vua Ba-san, và cả dân sự người ra đón chúng ta, đặng giao chiến tại Ếch-rê-i. Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Ngươi chớ sợ, vì ta đã phó người, cả dân sự và xứ người vào tay ngươi; ngươi sẽ làm cho người như ngươi đã làm cho Si-hôn, vua A-mô-rít, ở tại Hết-bôn. Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta cũng có phó vào tay chúng ta Óc, vua Ba-san, và cả dân sự người; chúng ta có đánh bại người đến chừng không còn lại một ai. Trong lúc đó chúng ta chiếm lấy các thành của người, không có thành nào mà mình không chiếm lấy; tức là sáu mươi cái thành và toàn miền At-gốp, là nước của Óc trong xứ Ba-san. Các thành nầy vốn là đồn lũy có vách cao, cửa và cây gài; cũng có lấy những thành không có vách rất nhiều. Chúng ta khấn vái tận diệt các thành nầy, như chúng ta đã làm cho Si-hôn, vua Hết-bôn, tức là khấn vái diệt hết các thành, các người nam, người nữ, và con trẻ. Nhưng chúng ta chiếm lấy về phần mình hết thảy súc vật và hóa tài của các thành ấy. Vậy, trong lúc đó, chúng ta chiếm lấy của hai vua A-mô-rít, xứ bên kia sông Giô-đanh, từ khe At-nnôn đến núi Hẹt-môn (dân Si-đôn gọi núi Hẹt-môn là Si-ri-ôn; còn dân A-mô-rít đặt tên là Sê-ni-rơ); các thành của đồng bằng, toàn Ga-la-át và toàn Ba-san, cho đến Sanh-ca và Ết-rê-i, là hai thành của nước Óc trong Ba-san. (Vì về dân tộc Rê-pha-im, chỉ có một mình Óc, vua Ba-san, còn lại. Nầy, cái giường bằng sắt của người, há chẳng còn tại Ráp-ba, thành của con cháu Am-môn sao? Bề dài giường là chín thước, bề ngang bốn thước, theo thước tay người nam) (Phục truyền luật lệ ký 2:24—3:11).
Chiếu theo sự thành tín của Đức Chúa Trời đối với dân Israel trong quá khứ, Đức Chúa Trời bảo đảm với dân Israel về chiến thắng trong tương lai, khi họ vâng lời Ngài:
“Vả, trong lúc đó, ta truyền lịnh nầy cho các ngươi, mà rằng: Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi có phó xứ nầy cho các ngươi đặng nhận lấy làm sản nghiệp; hết thảy những chiến sĩ trong các ngươi phải cầm binh khí đi qua trước anh em mình, là dân Y-sơ-ra-ên. Chỉ những vợ, con trẻ, và súc vật các ngươi-ta biết rằng các ngươi có nhiều súc vật-sẽ ở lại trong những thành mà ta đã cho các ngươi, đến chừng nào Đức Giê-hô-va cho anh em các ngươi sự an nghỉ như mình, và anh em cũng nhận được xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi ban cho họ tại phía bên kia sông Giô-đanh; đoạn mọi người trong các ngươi sẽ trở về sản nghiệp mình mà ta đã ban cho các ngươi. Đang lúc ấy, ta cũng truyền lịnh nầy cho Giô-suê mà rằng: Mắt ngươi có thấy mọi điều Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã làm cho hai vua nầy; Đức Giê-hô-va sẽ làm như vậy cho các nước nào mà ngươi sẽ đi qua. Đừng sợ các nước đó, vì chính Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi tranh chiến cho các ngươi” (Phục truyền luật lệ ký 3:18-22, phần nhấn mạnh là của tôi).
VẤN ĐỀ THỨ HAI: CÁC MỐI NGUY HIỂM CỦA SỰ THỜ LẠY HÌNH TƯỢNG VÀ PHI ĐẠO ĐỨC CỦA XỨ CANAAN. Vấn đề thứ hai đối diện với dân Israel khi họ sửa soạn vào Đất Hứa là sự cám dỗ thể hiện ra bởi tình trạng phi đạo đức và thờ lạy hình tượng của người Canaan.
Chúng ta phải nhớ lại rằng chính mối nguy hiểm thể hiện ra bởi tình trạng thờ lạy hình tượng và phi đạo đức của dân Canaan vốn cần thiết để cho Israel phải hành trình sang Aicập. Ở Sáng thế ký 38, chúng ta đọc thấy Giuđa đã phân rẻ ra khỏi bà con mình rồi cưới một người nữ Canaan làm vợ. Sau khi vợ ông mất, ông đã có mối quan hệ tình dục với một người nữ mà ông tưởng là kỵ nữ người Canaan (Sáng thế ký 38:21-22), mặc dù người nữ nầy lại là chính con dâu của ông. Đức Chúa Trời đã truyền cho dân Israel phải hành trình sang Aicập vì hai lý do: (1) Vì tội lỗi của dân Canaan chưa tới đỉnh điểm, và vì thế phải chờ đến thời điểm phán xét thiêng liêng (Sáng thế ký 15:12-16); và (2) vì người Aicập gớm ghiếc người Hêbơrơ và nói chung, họ sẽ không bước vào hôn nhân và kết hiệp tình dục với người Hêbơrơ (Sáng thế ký 43:32; 46:33-34). Giờ đây, khi dân Israel sửa soạn vào trong xứ Canaan, “tội lỗi của dân Amôrít” đã “đến mức của nó”. Đức Chúa Trời sẽ đem sự phán xét giáng trên người xứ Canaan qua dân sự của Ngài, nhưng tội lỗi của người xứ Canaan cũng sẽ minh chứng đấy là sự cám dỗ rất mạnh mẽ đối với dân Israel.
Cách đây không lâu, tôi có nhận một e-mail từ một người thắc mắc trên website hỏi thăm xem tôi có biết nguồn thông tin nào về lối sống tình dục tà đạo trong thời của Phaolô hay không!?! Tôi đáp rằng tôi dám chắc nguồn thông tin ấy đang sẵn có, nhưng tôi không muốn nhắm vào vấn đề nầy. Nếu Lời của Đức Chúa Trời không cung ứng thông tin ấy, thế thì có lẽ nó không cần thiết đâu, hay chẳng có gì tốt đâu. Có một phương thức trong đó phần nghiên cứu về điều ác có thể là một nguồn cám dỗ không cần thiết và nguy hiểm. Tính tò mò về những việc như thế sẽ rất là nguy hiểm:
“Khi Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã diệt khỏi trước mặt ngươi những dân tộc mà ngươi đi đến đặng đuổi đi đó, khi ngươi đã đuổi chúng nó rồi, và được ở trong xứ chúng nó, thì hãy giữ lấy mình, kẻo sau khi chúng nó đã bị diệt khỏi trước mặt ngươi, ngươi sa vào bẫy, bắt chước chúng nó, cầu thần chúng nó, mà hỏi rằng: Các dân tộc nầy phục sự các thần mình thế nào? Ta cũng muốn làm theo vậy nữa. Ngươi chớ phục sự Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi như vậy, vì mọi điều Đức Giê-hô-va lấy làm gớm ghiếc và ghét, thì chúng nó đã làm cho các thần mình: đến nỗi chúng nó thiêu con trai và con gái mình trong lửa, để cúng thờ các thần mình” (Phục truyền luật lệ ký 12:29-31).
Qua Môise, Đức Chúa Trời sửa soạn dân sự Ngài về sự đối diện của họ với tình trạng thờ lạy hình tượng và phi đạo đức của người dân xứ Canaan. Môise trước tiên hướng sự chú ý của dân Israel về quá khứ, điều nầy sẽ dạy cho họ biết về tương lai. Thứ nhứt, đã có bài học cần phải tiếp thu từ sách Xuất Êdíptô ký.
“tức là: há có một dân tộc nào nghe tiếng Đức Chúa Trời từ trong lửa phán ra như ngươi đã nghe, mà vẫn còn sống chăng? hay là Đức Chúa Trời há có cậy lấy sự thử thách dấu kỳ, điềm lạ, chiến tranh, cánh tay quyền năng giơ thẳng ra, cùng cậy công sự to tát và gớm ghê, đặng thử đi chiếm một dân tộc cho mình ở giữa một dân tộc khác, như mọi điều Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã làm cho các ngươi tại xứ Ê-díp-tô, dưới mắt mình chăng? Ngươi đã chứng kiến mọi điều đó, để nhìn biết rằng Giê-hô-va, ấy là Đức Chúa Trời, chớ không ai khác hơn Ngài” (Phục truyền luật lệ ký 4:33-35, phần nhấn mạnh là của tôi).
Khi Môise đối diện với Pharaôn, kêu cầu ông ta phải thả cho dân Israel đi, Pharaôn ngay lập tức nhìn thấy đây là một “chiến trận của các vì thần”:
“Kế sau, Môi-se và A-rôn đến tâu cùng Pha-ra-ôn rằng: Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên có phán như vầy: Hãy cho dân ta đi, đặng nó giữ một lễ cho ta tại đồng vắng. Nhưng Pha-ra-ôn đáp rằng: Giê-hô-va là ai mà trẫm phải vâng lời người, để cho dân Y-sơ-ra-ên đi? Trẫm chẳng biết Giê-hô-va nào hết; cũng chẳng cho dân Y-sơ-ra-ên đi nữa” (Xuất Êdíptô ký 5:1-2).
Toàn bộ cuộc gặp gỡ chứng tỏ rằng chỉ có Đức Chúa Trời mới là Thần, và “các thần” của Aicập đều chẳng phải là thần chi hết:
“Đêm đó ta sẽ đi qua xứ Ê-díp-tô, hành hại mọi con đầu lòng xứ Ê-díp-tô, từ người ta cho đến súc vật; ta sẽ xét đoán các thần của xứ Ê-díp-tô; ta là Đức Giê-hô-va” (Xuất Êdíptô ký 12:12).
Nếu Đức Chúa Trời của Israel đánh bại “các thần” của Aicập, chắc chắn điều nầy cũng ám chỉ rằng “các thần” của người Canaan đều chẳng phải là thần. Sự thờ lạy hình tượng của người Canaan là sự dại dột. Dân Israel phải tránh sự thờ lạy hình tượng của người xứ Canaan không những vì Đức Chúa Trời đã truyền cho họ phải tránh, mà còn vì “các thần” họ thờ lạy là không hiện hữu.
Môise đã nhắc cho dân Israel nhớ rằng tại Núi Sinai, Đức Chúa Trời là Đấng đã hiện ra không có hình trạng nào cả; Ngài không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Thế thì, làm sao vẽ ra một hình ảnh về Đức Chúa Trời là Đấng mà họ không thấy chứ?
“Từ trong lửa, Đức Giê-hô-va phán cùng các ngươi; các ngươi nghe một tiếng nói, nhưng không thấy một hình trạng nào; chỉ nghe một tiếng mà thôi. … . Vậy, các ngươi hãy cẩn thận giữ lấy linh hồn mình cho lắm, vì các ngươi không có thấy một hình trạng nào trong ngày Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, từ nơi giữa lửa phán cùng các ngươi, tại Hô-rếp; e các ngươi phải làm hư hoại cho mình chăng, và làm một tượng chạm nào, tạo hình trạng của tà thần nào, hoặc hình của người nam hay người nữ, hoặc hình của con thú nào đi trên đất, hoặc hình của vật nào có cánh bay trên trời, hoặc hình của loài côn trùng nào bò trên đất, hay là hình của con cá nào ở trong nước dưới đất; lại, e khi ngươi ngước mắt lên trời thấy mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, tức là toàn cả thiên binh, thì ngươi bị quyến dụ quì xuống trước các vì đó, và thờ lạy các tinh tú nầy mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã chia phân cho muôn dân dưới trời chăng” (Phục truyền luật lệ ký 4:12, 15-19).
Họ cũng phải nhớ rằng Đức Chúa Trời thể nào đã nổi giận với dân Israel khi họ thờ lạy hình tượng – con bò con bằng vàng – tại chơn Núi Sinai:
“Hãy nhớ lại, chớ quên rằng, trong đồng vắng ngươi đã chọc giận Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Từ ngày ra khỏi xứ Ê-díp-tô cho đến chốn nầy, ngươi thường phản nghịch cùng Đức Giê-hô-va. Tại Hô-rếp, các ngươi cũng đã chọc giận Đức Giê-hô-va; nên Ngài nổi thạnh nộ toan diệt các ngươi. Khi ta đi lên núi đặng lãnh hai bảng đá, tức là hai bảng về sự giao ước mà Đức Giê-hô-va đã lập cùng các ngươi, ta ở trên núi bốn mươi ngày và bốn mươi đêm, không ăn bánh, chẳng uống nước; và Đức Giê-hô-va trao cho ta hai bảng đá, bởi ngón tay Đức Chúa Trời viết ra, có đủ những lời mà Đức Giê-hô-va từ giữa lửa, tại trên núi, có phán ra cùng các ngươi, trong ngày nhóm hiệp. Xảy khi bốn mươi ngày và bốn mươi đêm mãn rồi, Đức Giê-hô-va ban cho ta hai bảng đá, tức là hai bảng về sự giao ước. Đoạn, Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Hãy đứng dậy, mau mau xuống khỏi đây, vì dân mà ngươi đem ra khỏi xứ Ê-díp-tô đã tự bại hoại, vội bỏ đạo của ta đã truyền cho, mà chế cho mình một tượng đúc. Đức Giê-hô-va lại phán cùng ta rằng: Ta nhìn xem dân nầy, kìa là một dân cứng cổ. Hãy để mặc ta diệt chúng nó, và xóa tên chúng nó khỏi dưới trời, rồi ta sẽ làm cho ngươi thành một dân tộc mạnh và lớn hơn dân ấy. Vậy, ta bèn xây lại đi xuống núi, cả núi vẫn có lửa cháy: hai tay ta cầm hai bảng đá về sự giao ước. Bấy giờ, ta nhìn xem, kìa các ngươi đã phạm tội cùng Giê-hô-va. Đức Chúa Trời các ngươi, rất vội bỏ đạo Ngài đã truyền cho, mà làm cho mình một con bò con đúc. Ta bèn nắm hai bảng đá, liệng ra khỏi tay, đập bể trước mặt các ngươi. Đoạn, vì cớ các ngươi làm dữ, phạm tội trọng trước mặt Đức Giê-hô-va, chọc cho Ngài giận, nên ta lại sấp mình xuống trước mặt Đức Giê-hô-va, trong bốn mươi ngày và bốn mươi đêm như lần trước, không ăn bánh và chẳng uống nước. Vì ta sợ cơn thạnh nộ và tức giận của Đức Giê-hô-va đã nổi phừng lên, đặng diệt các ngươi; nhưng Đức Giê-hô-va còn nhậm lời ta lần nầy nữa. Đức Giê-hô-va cũng nổi nóng phừng cùng A-rôn, đến đỗi muốn giết người; song ta cũng cầu nguyện cho A-rôn trong lúc đó. Đoạn, ta lấy vật tội lỗi của các ngươi, tức là con bò con mà các ngươi đã làm, đem đốt trong lửa, đập bể ra từng miếng, nghiền cho đến đỗi nó tan ra bụi, rồi đổ bụi ấy nơi khe ở trên núi chảy xuống” (Phục truyền luật lệ ký 9:7-21).
Chuyến mạo hiểm đầu tiên của Israel bước vào sự thờ lạy hình tượng tỏ ra là một “kinh nghiệm sắp dãy chết” cho cả dân tộc. Đức Chúa Trời đã rất giận dữ bởi sự thờ lạy hình tượng của Israel và đe dọa quét sạch cả dân tộc đi. Trong khi giao ước của Đức Chúa Trời và bổn tánh của Ngài sẽ không cho phép điều nầy, dân Israel sẽ nhớ lại từ quá khứ của họ Đức Chúa Trời đã xem trầm trọng thể nào về tình trạng thờ lạy hình tượng. Hãy để cho Israel tiếp thu từ quá khứ của nó và tránh các mối nguy hiểm mà xứ Canaan sẽ bày ra, vì cớ họ thờ lạy hình tượng và phi đạo đức. Thật vậy, hãy để cho dân sự của Đức Chúa Trời suy gẫm lại sự thực sự họ chiếm lấy xứ là sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng trên dân sự và xứ sở Canaan vì tình trạng thờ lạy hình tượng và phi đạo đức (Sáng thế ký 15:12-16).
Có lẽ cái điều cần phải lưu ý ở đây, ấy là tình trạng thờ lạy hình tượng của của dân xứ Canaan có liên quan mật thiết với tình trạng phi đạo đức của họ. Điều nầy thường là trường hợp. Trường hợp nầy đã xảy ra với dân Israel tại Núi Sinai:
“Sáng mai dân chúng bèn thức dậy sớm, dâng các của lễ thiêu và lễ thù ân; ngồi mà ăn uống, đoạn đứng dậy mà vui chơi” (Xuất Êdíptô ký 32:6).
Từ ngữ “vui chơi” có nghĩa rộng về tình dục nữa. Dân xứ Canaan đã thờ lạy các vị thần trúng mùa, và vì vậy có không ít lạ lùng khi tình trạng phi luân về tình dục có dính dáng tới trong sự “thờ phượng” của họ.
Israel bị cảnh cáo nhiều lần chống lại các tội ác của sự thờ lạy hình tượng trong sách Phục truyền luật lệ ký (4:25-26; 5:8-10; 11:16-17; 29:17-20). Họ được báo cho biết rằng họ sẽ xây sang tình trạng thờ lạy hình tượng trong tương lai (31:16, 20; 32:15-23). Phương thuốc chữa lành là nắm lấy hành động có tính ngăn trở mọi sự cám dỗ của sự thờ lạy hình tượng và phi đạo đức trong xứ Canaan.
“Khi Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã dẫn ngươi vào xứ mình sẽ nhận được, đuổi khỏi trước mặt ngươi nhiều dân tộc, là dân Hê-tít, dân Ghi-rê-ga-sít, dân A-mô-rít, dân Ca-na-an, dân Phê-rê-sít, dân Hê-vít, và dân Giê-bu-sít, tức bảy dân tộc lớn và mạnh hơn ngươi, khi Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã phó cho các dân ấy cho, và ngươi đánh bại chúng, thì phải diệt hết chúng đi, chớ lập giao ước cùng, và cũng đừng thương xót lấy. Ngươi chớ làm sui gia với chúng, chớ gả con gái mình cho con trai họ, cũng đừng cưới con gái họ cho con trai mình, vì các dân tộc nầy sẽ dụ con trai ngươi lìa bỏ ta mà phục sự các thần khác, rồi cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va nổi lên cùng ngươi, diệt ngươi cách vội vàng. Nhưng đối cùng các dân đó, các ngươi phải làm như vầy: phá những bàn thờ, đập bể những pho tượng, đánh hạ các thần A-sê-ra và đốt những hình chạm của chúng nó. Vì ngươi là một dân thánh cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi; Ngài đã chọn ngươi trong muôn dân trên mặt đất, đặng làm một dân thuộc riêng về Ngài” (Phục truyền luật lệ ký 7:1-6).
“Các ngươi phải thiêu đốt những tượng chạm về các thần chúng nó. Chớ tham lam, cũng chớ lấy cho mình bạc hay vàng bọc các tượng ấy, e ngươi phải mắc bẫy chăng; vì vật ấy lấy làm gớm ghiếc cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Chớ đem vàng gớm ghiếc nầy vào nhà mình, e ngươi cũng đáng bị diệt như nó. Khá gớm ghê và hiềm nó đến đều, vì là một vật đáng diệt” (Phục truyền luật lệ ký 7:25-26).
““Khi ngươi nghe nói về một trong các thành mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi ở, rằng có những kẻ gian tà từ giữa mình ra dụ dỗ dân thành đó, mà rằng: Ta hãy đi hầu việc các thần khác mà các ngươi không hề biết, thì phải tìm kiếm, hỏi thăm, và tra xét cho kỹ càng. Bằng điều người ta nói là chân thật và quả quyết, và nếu một điều gớm ghiếc như vậy đã phạm giữa ngươi, thì ngươi phải giết dân sự thành ấy bằng lưỡi gươm; phải dùng gươm tận diệt nó và mọi vật ở trong, luôn với súc vật của nó. Đoạn, ngươi phải gom hết thảy của cướp lại giữa phố thành, rồi đốt hết thành và hết mọi của cướp nó trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, thì nó sẽ thành một đống hư tàn mãi mãi, không hề được cất lại nữa. Phàm vật đáng tận diệt, chẳng nên còn gì dính lại mảy may nơi tay ngươi, để khi ngươi vâng theo tiếng của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, gìn giữ các điều răn Ngài, mà ta truyền cho ngươi ngày nay, và làm điều ngay thẳng trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, thì Đức Giê-hô-va nguôi cơn giận Ngài, làm ơn cho, và đoái thương ngươi, khiến cho ngươi thêm nhiều lên, y như Ngài đã thề cùng tổ phụ ngươi” (Phục truyền luật lệ ký 13:12-18).
Các phân đoạn Kinh thánh nầy rất cụ thể cho dân Israel phải sinh sống đàng hoàng trong xứ Canaan, ở đó có rất nhiều sự cám dỗ cho tình trạng thờ lạy hình tượng và phi đạo đức. Họ được truyền cho phải tiêu diệt hoàn toàn dân xứ Canaan, hủy diệt từng loài sống. Họ chẳng cần phải tỏ ra sự thương xót hay sợ hãi nào hết (7:16). Khi họ đánh bại dân xứ Canaan, họ không phải chiếm lấy bất kỳ một chiến lợi phẩm nào cả (7:25-26). Đây là chỗ mà Acan không bao lâu sau đó đã phạm sai lầm (Giôsuê 7). Đức Chúa Trời rõ ràng đã chỉ ra mọi hậu quả trong việc thất bại không vâng theo các mạng lịnh của Ngài về sự phân rẻ của Israel ra khỏi cách thực hành tà giáo của dân xứ Canaan (11:16-17). Bất kỳ người Israel nào dẫn dắt dân Israel ra khỏi Đức Chúa Trời đi theo các thần khác sẽ bị kết án tử hình (13:1-18).
Hãy để cho Israel ấp ủ các bài học trong quá khứ và chú ý đến những lời cảnh báo của Đức Chúa Trời về tương lai họ sẽ sa vào tình trạng thờ lạy hình tượng và phi đạo đức. Đây là thời điểm khi tội lỗi sẽ bị xử lý với sự quyết liệt. Tôi đã được nhắc nhớ đến lời lẽ của Chúa chúng ta trong Tân Ước:
“Các ngươi có nghe lời phán rằng: Ngươi chớ phạm tội tà dâm. Song ta phán cho các ngươi biết: Hễ ai ngó đàn bà mà động tình tham muốn, thì trong lòng đã phạm tội tà dâm cùng người rồi. Vậy nếu con mắt bên hữu xui cho ngươi phạm tội, thì hãy móc mà quăng nó cho xa ngươi đi; vì thà chịu một phần thân thể ngươi phải hư, còn hơn là cả thân thể bị ném vào địa ngục” (Mathiơ 5:27-30).
VẤN ĐỀ THỨ BA: CÁC MỐI NGUY HIỂM CỦA SỰ LÃNH ĐẠM, KIÊU NGẠO, VÀ TỰ TÍN. Có mối nguy hiểm trầm trọng khác đối với dân Israel khi họ sửa soạn chiếm lấy Đất Hứa Canaan – họ trở nên tự mãn, kiêu căng, và tự tín. Nói cách khác, trong cơ nghiệp ấy họ sẽ bị cám dỗ mà quên rằng Đức Chúa Trời là nguồn của mọi ơn phước của họ và bắt đầu kể lễ công trạng của mình:
“Khi Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã dẫn ngươi vào xứ mà Ngài thề cùng tổ phụ ngươi, là Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp, đặng ban cho ngươi, khiến ngươi lấy được những thành lớn và tốt mà ngươi không có xây cất; những nhà đầy đủ các thứ của mà ngươi không có chất chứa; các giếng mà ngươi không có đào; cây nho và cây ô-li-ve mà ngươi không có trồng; khi ngươi ăn và được no nê, khá giữ lấy mình, kẻo ngươi quên Đức Giê-hô-va, là Đấng đã đem ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, tức là khỏi nhà nô lệ” (Phục truyền luật lệ ký 6:10-12).
“Ngươi khá cẩn thận, e quên Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, không giữ gìn những điều răn, mạng lịnh và luật lệ của Ngài, mà ngày nay ta truyền cho ngươi chăng; lại e sau khi đã ăn no nê, cất nhà tốt đặng ở, thấy bò chiên của mình thêm nhiều lên, bạc, vàng, và mọi tài sản mình dư dật rồi, thì bấy giờ lòng ngươi tự cao, quên Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, là Đấng đã đem ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, tức khỏi nhà nô lệ chăng. Ấy là Ngài đã dẫn ngươi đi ngang qua đồng vắng mênh mông gớm ghiếc nầy, đầy những rắn lửa, bò kẹp, đất khô khan, chẳng có nước; Ngài khiến nước từ hòn đá rất cứng phun ra cho ngươi; lại trong đồng vắng, Ngài ban cho ngươi ăn ma-na mà tổ phụ ngươi chưa hề biết, để hạ ngươi xuống và thử ngươi, hầu về sau làm ơn cho ngươi. Vậy, khá coi chừng, chớ nói trong lòng rằng: Ay nhờ quyền năng ta và sức lực của tay ta mà đoạt được những sản nghiệp nầy. Hãy nhớ lại Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, vì ấy là Ngài ban cho ngươi sức lực đoạt được những sản nghiệp, để làm trọn sự giao ước Ngài đã thề cùng tổ phụ ngươi, y như Ngài đã làm ngày nay. Nếu ngươi quên Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi mà theo các thần khác, hầu việc và quì lạy trước các thần ấy, thì ngày nay ta cáo quyết rằng: Các ngươi hẳn sẽ bị diệt mất! Các ngươi sẽ bị diệt mất như những dân tộc kia mà Đức Giê-hô-va tuyệt diệt trước mặt các ngươi, bởi vì không nghe theo tiếng Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của các ngươi” (Phục truyền luật lệ ký 8:11-20).
Lên tới thời điểm nầy, dân Israel chưa kinh nghiệm những gì chúng ta gọi là “sự sống tốt lành”. Họ đã ra khỏi cảnh nô lệ trong xứ Aicập. Họ phải sống trong lều trại ngoài sa mạc. Họ nương cậy vào Đức Chúa Trời để có thức ăn và nước uống. Bảng “thực đơn” của họ gần như là như nhau – mana. Họ không thể ổn định để cày cấy các vụ mùa, họ luôn luôn di chuyển. Họ thường bị đe dọa bởi các dân khác luôn chống đối họ. Nhưng không bao lâu sau khi dân Israel vào trong xứ Canaan rồi chiếm lấy nó. Họ sẽ thưởng thức các vườn nho và cây ăn quả mà họ không có trồng. Họ sẽ kinh nghiệm các ơn phước vật chất của Đức Chúa Trời với nhiều phương thức mới. Mối nguy hiểm rất thực, ấy là họ sẽ bắt đầu kể công về các ơn phước nầy, thay vì biết ơn đối cùng Đức Chúa Trời, là Đấng đã ban bố cho họ.
Đức Chúa Trời giàu ơn dựng lên một số yếu tố có tính cách bảo hộ. Ngài không làm cho nông nghiệp được dễ dàng cho dân sự của Ngài đến nỗi họ sẽ không tin cậy và vâng theo Ngài. Đức Chúa Trời đặt dân Israel vào một xứ nương cậy vào Ngài để có mưa cho nó:
“Vậy, phải gìn giữ hết thảy điều răn mà ta truyền cho các ngươi ngày nay, để các ngươi được mạnh mẽ, vào nhận lấy xứ mà mình sẽ chiếm được, hầu cho các ngươi sống lâu ngày trên đất mà Đức Giê-hô-va đã thề ban cho tổ phụ các ngươi và cho dòng dõi của họ, tức là xứ đượm sữa và mật. Vì xứ ngươi sẽ vào nhận lấy chẳng phải như xứ Ê-díp-tô, là nơi mình đã ra khỏi; tại nơi ấy ngươi gieo mạ và phải nhờ lấy chân mình mà tưới, như một vườn rau cỏ; nhưng xứ các ngươi sẽ đi vào nhận lấy đó, là một xứ có núi và trũng, nhờ mưa trời mà được thấm tưới. Ấy là một xứ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi săn sóc, mắt Ngài hằng đoái xem nó từ đầu năm đến cuối. Vậy, nếu các ngươi chăm chỉ nghe các điều răn ta truyền cho các ngươi ngày nay, hết lòng, hết ý kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và phục sự Ngài, thì ta sẽ cho mưa mùa thu và mưa mùa xuân xuống thuận thì tại trong xứ các ngươi; ngươi sẽ thâu góp ngũ cốc, rượu, và dầu của ngươi. Ta cũng sẽ khiến đồng ruộng ngươi sanh cỏ cho súc vật ngươi; ngươi sẽ ăn và được no nê. Các ngươi khá cẩn thận, kẻo lòng mình bị dụ dỗ, xây bỏ Chúa, mà hầu việc các thần khác, và quì lạy trước mặt chúng nó chăng; e cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va sẽ phừng lên cùng các ngươi, Ngài đóng các từng trời lại, nên nỗi chẳng có mưa nữa, đất không sanh sản: như vậy, các ngươi sẽ vội chết mất trong xứ tốt tươi nầy, là xứ mà Đức Giê-hô-va ban cho các ngươi” (Phục truyền luật lệ ký 11:8-17).
Israel cần phải tiếp thu từ quá khứ của nó khi nó nhìn về tương lai. Họ cần được nhắc cho nhớ rằng Đức Chúa Trời không chọn họ vì số đông đâu, mà vì ân điển tối thượng của Ngài:
“Đức Giê-hô-va tríu mến và chọn lấy các ngươi, chẳng phải vì các ngươi đông hơn mọi dân khác đâu; thật số các ngươi là ít hơn những dân khác. Nhưng ấy vì Đức Giê-hô-va thương yêu các ngươi, và giữ lời thề mà Ngài đã lập cùng tổ phụ các ngươi, nên Đức Giê-hô-va nhờ tay mạnh rút các ngươi ra, chuộc khỏi nhà nô lệ, và cứu khỏi tay Pha-ra-ôn, vua xứ Ê-díp-tô. Vậy nên, phải nhận biết rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, ấy là Đức Chúa Trời, tức Đức Chúa Trời thành tín, giữ sự giao ước và nhân từ đến ngàn đời cho những người yêu mến Ngài và vâng giữ các điều răn Ngài” (Phục truyền luật lệ ký 7:7-9).
Dân Israel được nhắc nhớ về các hoàn cảnh khiêm hạ mà từ (và qua) đó Đức Chúa Trời đã đem họ đến Đất Hứa:
“Về ngày sau, khi con người hỏi ngươi rằng: Các chứng cớ, luật lệ, và mạng lịnh nầy là chi, mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi đã truyền cho cha? thì hãy đáp rằng: Chúng ta đã bị làm tôi mọi cho Pha-ra-ôn tại xứ Ê-díp-tô, và Đức Giê-hô-va có dùng tay mạnh đem chúng ta ra khỏi xứ ấy. Đức Giê-hô-va có làm trước mặt chúng ta những dấu k" và phép lạ rất lớn lao đáng sợ, mà hại xứ Ê-díp-tô, Pha-ra-ôn, và cả nhà người; Ngài đã đem chúng ta ra khỏi xứ ấy, để dẫn vào xứ Ngài đã thề cùng tổ phụ chúng ta; để ban cho chúng ta” (Phục truyền luật lệ ký 6:20-23).
“Khi ngươi đã vào trong xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi làm sản nghiệp, khi nhận được và ở tại đó rồi, thì phải lấy hoa quả đầu mùa của thổ sản mình thâu-hoạch trong xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi, để trong một cái giỏ, rồi đi đến chỗ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ chọn để danh Ngài ở. Ngươi sẽ tới cùng thầy tế lễ làm chức đang thì đó, mà nói rằng: Ngày nay, trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ông, tôi nhận biết tôi đã vào trong xứ mà Đức Giê-hô-va đã thề cùng tổ phụ ban cho chúng tôi. Đoạn, thầy tế lễ sẽ lấy cái giỏ khỏi tay ngươi, để trước bàn thờ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Đoạn, ngươi cất tiếng nói tại trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi rằng: Tổ phụ tôi là người A-ram phiêu lưu, đi xuống xứ Ê-díp-tô kiều ngụ tại đó, số người ít, mà lại trở thành một dân tộc lớn, mạnh và đông. Người Ê-díp-tô ngược đãi và khắc bức chúng tôi, bắt làm công dịch nhọc nhằn” (Phục truyền luật lệ ký 26:1-6).
Dân Israel cần phải nhớ thể nào Đức Chúa Trời đã đem họ qua nghịch cảnh và nhu cầu, để dạy dỗ họ biết tin cậy và vâng lời:
“Hãy cẩn thận làm theo hết thảy điều răn mà ta truyền cho các ngươi ngày nay, để các ngươi được sống, được gia thêm, và được vào nhận lấy xứ mà Đức Giê-hô-va đã thề cùng tổ phụ các ngươi, để ban cho các ngươi. Hãy nhớ trọn con đường nơi đồng vắng mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã dẫn ngươi đi trong bốn mươi năm nầy, để hạ ngươi xuống và thử ngươi, đặng biết điều có ở trong lòng ngươi, hoặc ngươi có gìn giữ những điều răn của Ngài hay chăng. Vậy, Ngài có hạ ngươi xuống, làm cho ngươi bị đói, đoạn cho ăn ma-na mà ngươi và tổ phụ ngươi chưa hề biết, để khiến ngươi biết rằng loài người sống chẳng phải nhờ bánh mà thôi, nhưng loài người sống nhờ mọi lời bởi miệng Đức Giê-hô-va mà ra. Trong bốn mươi năm nầy áo xống ngươi không hư mòn, chân ngươi chẳng phù lên. Vậy, khá nhận biết trong lòng rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sửa phạt ngươi như một người sửa phạt con mình vậy. Hãy kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, gìn giữ những điều răn của Ngài, đi theo các đường lối Ngài; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ khiến ngươi vào xứ tốt tươi, có nhiều khe, suối, nước sâu phun lên trong trũng và trên núi; xứ có lúa mì, lúa mạch, dây nho, cây vả, cây lựu; dầu ô-li-ve và mật; xứ đó ngươi sẽ ăn bánh đầy đủ, chẳng thiếu món chi; đá xứ đó là sắt, và từ trong núi ngươi lấy đồng ra. Vậy, ngươi sẽ ăn no nê, và ngợi khen Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, vì cớ xứ tốt tươi mà Ngài đã ban cho” (Phục truyền luật lệ ký 8:1-10).
Các ơn phước của Israel không phải là kết quả của sự họ trung tín với Đức Chúa Trời đâu, mà là kết quả của sự Đức Chúa Trời thành tín đối với dân sự của Ngài, khi Ngài giữ các lời hứa giao ước của Ngài:
“Khi Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã đuổi chúng nó khỏi trước mặt ngươi, chớ nói trong lòng rằng: Ay vì cớ sự công bình tôi mà Đức Giê-hô-va khiến tôi vào nhận lấy xứ nầy; thật là bởi gian ác của các dân tộc đó, nên Đức Giê-hô-va mới đuổi chúng nó ra khỏi trước mặt ngươi. Ngươi vào nhận lấy xứ của các dân tộc ấy, chẳng phải vì cớ sự công bình ngươi, hay là lòng chánh trực của ngươi đâu, nhưng vì cớ sự gian ác của chúng nó, nên Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ đuổi chúng nó ra khỏi trước mặt ngươi, để làm cho ứng nghiệm lời hứa Ngài đã thề cùng các tổ phụ ngươi, là Ap-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Vậy, khá biết rằng chẳng phải vì cớ sự công bình ngươi mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi cho ngươi nhận lấy xứ tốt tươi nầy đâu; bởi ngươi vẫn là một dân cứng cổ!” (Phục truyền luật lệ ký 9:4-6).
Để giúp cho dân Israel nhớ đến quá khứ của họ và những đường lối kỳ diệu mà Đức Chúa Trời đã ban phước cho họ, Đức Chúa Trời đã ban cho họ một số ký ức. Lễ kỷ niệm hàng năm về Lễ Vượt Qua đã nhắc cho dân Israel nhớ tới đường lối mà Đức Chúa Trời đã giải cứu họ ra khỏi tình trạng nô lệ trong xứ Aicập. Lễ Lều Tạm (hay Nơi Trú ẩn Tạm Thời) đã nhắc cho dân Israel nhớ tới những năm tháng mà họ (hay các tổ phụ họ) đã trải qua trong đồng vắng, nương cậy vào Đức Chúa Trời để có được từng nhu cần của họ (16:13-17; 31:10-13). Họ không hề quên những khởi đầu khiêm hạ của họ và nguồn thật của mọi ơn phước và sự thịnh vượng của họ.
Cần phải nói rõ rằng các ơn phước mà dân Israel đã kinh nghiệm từ bàn tay của Đức Chúa Trời đều bất chấp mọi tội lỗi của Israel. Hết lúc nầy tới lúc khác dân Israel đã chọc cho Chúa phải nổi giận:
“Vậy, khá biết rằng chẳng phải vì cớ sự công bình ngươi mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi cho ngươi nhận lấy xứ tốt tươi nầy đâu; bởi ngươi vẫn là một dân cứng cổ. Hãy nhớ lại, chớ quên rằng, trong đồng vắng ngươi đã chọc giận Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Từ ngày ra khỏi xứ Ê-díp-tô cho đến chốn nầy, ngươi thường phản nghịch cùng Đức Giê-hô-va” (Phục truyền luật lệ ký 9:6-7; cũng xem 9:8—10:11).
Bất chấp mọi bài học nầy từ quá khứ, dân Israel đã bất chấp chúng rồi trở nên tự mãn và kiêu căng. Qua Môise, Đức Chúa Trời cảnh cáo dân Israel về tương lai, bảo đảm với họ rằng họ sẽ thất bại không chú ý đến những lời lẽ cảnh báo và dạy dỗ nầy, công bố ra mọi hậu quả của tội lỗi họ. Lời cảnh cáo đầu tiên được thấy ở Lêvi ký 26. Lời cảnh báo thứ nhứt về tương lai trong Phục truyền luật lệ ký được thấy ở chương 4:
“Khi các ngươi sẽ có con cùng cháu, và khi đã ở lâu trong xứ rồi, nếu các ngươi làm bại hoại mình, làm tượng chạm nào, hình của vật chi mặc dầu, mà hành ác trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi để chọc Ngài nổi giận, thì ngày nay ta bắt trời và đất làm chứng quyết cho các ngươi rằng các ngươi sẽ chết vội, và khuất mắt khỏi xứ mà mình sẽ đi nhận lấy tại bên kia sông Giô-đanh. Các ngươi chẳng ở đó lâu dài đâu, nhưng sẽ bị tận diệt. Đức Giê-hô-va sẽ tản lạc các ngươi trong các nước, chỉ còn lại số nhỏ trong các nước mà Đức Giê-hô-va sẽ dẫn các ngươi vào; ở đó các ngươi sẽ cúng thờ những thần bằng cây và bằng đá, là công việc của tay loài người làm nên, chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng ăn, cũng chẳng ngửi. Ở đó ngươi sẽ tìm cầu Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và khi nào hết lòng hết ý tìm cầu Ngài thì mới gặp. Khi ngươi bị gian nan, và các việc nầy xảy đến cho ngươi, bấy giờ trong ngày cuối cùng, ngươi sẽ trở về cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và vâng theo tiếng Ngài. Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi là Đức Chúa Trời hay thương xót sẽ không bỏ ngươi và không hủy diệt ngươi đâu; cũng chẳng quên sự giao ước mà Ngài đã thề cùng các tổ phụ ngươi” (Phục truyền luật lệ ký 4:25-31).
Có một lời công bố rất dài về mọi ơn phước và rủa sả trong các chương kết thúc của sách Phục truyền luật lệ ký. Ở chương 27, dân Israel dựng lên các hòn đá có ghi luật pháp trên đó. Phân nửa dân sự đã nhóm lại trên Núi Ghêraxim, ở đó họ công bố các ơn phước giao ước của Đức Chúa Trời. Phân nửa kia nhóm lại trên Núi Êbanh, ở đó những lời rủa sả của giao ước được người Lêvi công bố, và tất cả phải công nhận chúng bằng cách nói “Amen”. (Hãy chú ý ở 27:14-26 chỉ có những lời rủa sả được kể đến một cách đặc biệt).
Ở chương 28, 14 câu đầu tiên tóm tắt các ơn phước mà Đức Chúa Trời sẽ giáng trên dân sự Ngài nếu họ vâng theo Đức Giêhôva bằng cách tuân giữ các điều răn của Ngài. Những câu còn lại (54 câu trong số đó) mô tả những lời rủa sả sẽ giáng trên dân Israel vì bất tuân đối với các điều răn của Đức Chúa Trời. Những sự cân xứng chắc chắn phản ảnh sự thực dân Israel sẽ không vâng theo các điều răn của Đức Chúa Trời và sẽ kinh nghiệm những lời rủa sả nầy. Sự bất tuân của Israel là một sự chắc chắn, cũng như hậu quả của nó:
“Bởi trong lúc dư dật mọi điều, ngươi không vui lòng lạc ý phục sự Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, cho nên trong lúc đói khát, trong lúc trần truồng, và thiếu thốn mọi điều, ngươi sẽ hầu việc kẻ thù nghịch mà Đức Giê-hô-va sai đến đánh ngươi; họ sẽ tra ách sắt trên cổ ngươi, cho đến chừng nào tiêu diệt ngươi. Đức Giê-hô-va sẽ từ nơi xa, từ địa cực, khiến dấy lên nghịch cùng ngươi một dân tộc bay như chim ưng, tức là một dân tộc ngươi không nghe tiếng nói được, một dân tộc mặt mày hung ác, không nể-vì người già, chẳng thương xót kẻ trẻ; ăn sản vật của súc vật ngươi, hoa quả của đất ruộng ngươi, cho đến chừng nào ngươi bị tiêu diệt; nó không chừa lại ngũ cốc, rượu, dầu hay là lứa đẻ của bò và chiên ngươi, cho đến chừng nào đã tiêu diệt ngươi đi. Dân đó sẽ vây ngươi trong các thành của cả xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi, cho đến chừng nào những vách cao lớn và vững bền kia mà ngươi nhờ cậy đó, sẽ bị ngã xuống. Trong lúc bị vây, và khi quân nghịch làm cho túng thế cùng đường, ngươi sẽ ăn hoa quả của thân thể mình, tức là ăn thịt của con trai và con gái mình, mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi … và Đức Giê-hô-va sẽ tản lạc ngươi trong các dân, từ cuối đầu nầy của đất đến cuối đầu kia; tại đó, ngươi sẽ hầu việc các thần khác bằng cây và bằng đá mà ngươi cùng tổ phụ ngươi không hề biết. Trong các nước ấy, ngươi không được an tịnh, bàn chân ngươi không được nghỉ ngơi; nhưng tại đó Đức Giê-hô-va sẽ ban cho ngươi một tấm lòng run sợ, mắt mờ yếu, và linh hồn hao mòn. Sự sống ngươi vẫn không chắc trước mặt ngươi; ngày và đêm ngươi hằng sợ hãi, khó liệu bảo tồn sự sống mình. Bởi cớ sự kinh khủng đầy dẫy lòng ngươi, và bị cảnh mắt ngươi sẽ thấy, nên sớm mai ngươi sẽ nói: Chớ chi được chiều tối rồi! Chiều tối ngươi sẽ nói: Ước gì được sáng mai rồi! Đức Giê-hô-va sẽ khiến ngươi đi tàu trở lại xứ Ê-díp-tô, bởi con đường mà trước ta đã nói: Ngươi không thấy nó nữa; ở đó, ngươi sẽ đem bán mình cho kẻ thù nghịch làm nô và tì, nhưng không có ai mua!” (Phục truyền luật lệ ký 28:47-53, 64-68).
Các chương 28-30 của sách Phục truyền luật lệ ký là chìa khóa cho sự hiểu biết lịch sử của dân Israel kể từ lúc họ vào trong xứ Canaan. Phân đoạn nầy tóm tắt những hậu quả của việc bất chấp Đức Chúa Trời và các điều răn của Ngài. Ở đó cũng kê ra phương thuốc chữa cho những sự rủa sả nầy:
“Khi các điều nầy đã xảy đến cho ngươi, hoặc phước lành, hoặc rủa sả, mà ta đã đặt trước mặt ngươi, nếu trong các nước, mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đuổi ngươi đến, ngươi đem lòng nhắc lại những điều ấy, trở lại cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, ngươi và con cháu ngươi hết lòng hết ý vâng theo tiếng phán của Ngài, như mọi điều ta truyền cho ngươi ngày nay, thì bấy giờ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ thương xót ngươi, đem những phu tù ngươi trở về, nhóm hiệp ngươi từ giữa các dân, là nơi Ngài đã tản lạc ngươi đó. Dẫu những kẻ bị đày của ngươi ở tại cuối trời, thì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi cũng sẽ từ đó nhóm hiệp ngươi lại và rút ngươi khỏi nơi đó. Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ đem ngươi về xứ mà tổ phụ ngươi đã nhận được, và ngươi sẽ nhận lấy nó; Ngài sẽ làm ơn cho ngươi và gia thêm ngươi nhiều hơn tổ phụ ngươi. Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ cất sự ô uế khỏi lòng ngươi và khỏi dòng dõi ngươi, để ngươi hết lòng hết ý kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, hầu cho ngươi được sống. Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ đổ các lời trù ẻo nầy trên kẻ thù nghịch ngươi, trên kẻ nào ghét và bắt bớ ngươi. Còn ngươi sẽ hối cải, nghe theo tiếng phán của Đức Giê-hô-va, và làm theo các điều răn của Ngài, mà ta truyền cho ngươi ngày nay. Khi ngươi nghe theo tiếng phán của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, gìn giữ các điều răn và luật lệ của Ngài đã ghi trong sách luật pháp nầy, hết lòng hết ý trở lại cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, thì Ngài sẽ ban phước đầy-lấp, làm cho mọi công việc của tay ngươi được thạnh lợi, khiến hoa quả của thân thể ngươi, sản vật của sinh súc, và bông trái của đất ruộng ngươi được thịnh-vượng; vì Đức Giê-hô-va sẽ lại vui lòng nữa mà làm ơn cho ngươi, như Ngài đã vui lòng về các tổ phụ ngươi” (Phục truyền luật lệ ký 30:1-10).
Môise kết luận bằng cách giới thiệu cho dân Israel với một sự lựa chọn, thúc giục họ phải chọn tin cậy và vâng lời Đức Chúa Trời:
“Điều răn nầy mà ta truyền cho ngươi ngày nay chẳng phải cao quá ngươi, hay là xa quá cho ngươi. Nó chẳng phải ở trên trời, để ngươi nói rằng: Ai sẽ lên trời đem nó xuống cho chúng tôi nghe, đặng chúng tôi làm theo? Nó cũng chẳng phải ở bên kia biển, để ngươi nói rằng: Ai sẽ đi qua bên kia biển, đem nó về cho chúng tôi nghe, đặng chúng tôi làm theo? Vì lời nầy rất gần ngươi, ở trong miệng và trong lòng ngươi, để ngươi làm theo nó. Hãy xem, ngày nay ta đặt trước mặt ngươi sự sống và phước lành, sự chết và tai họa, vì ngày nay, ta bảo ngươi thương mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, đi trong các đường lối Ngài, và gìn giữ những điều răn luật lệ và mạng lịnh Ngài, để ngươi sống, gia thêm, và Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban phước cho ngươi trong xứ mà ngươi sẽ vào nhận lấy. Nhưng nếu lòng ngươi xây trở, không khứng nghe theo, chịu dụ dỗ thờ lạy và hầu việc các thần khác, thì ngày nay ta tỏ cùng các ngươi rằng các ngươi hẳn phải tuyệt diệt, không được sống lâu trên đất mà ngươi sẽ đi qua sông Giô-đanh đặng nhận lấy. Ngày nay, ta bắt trời và đất làm chứng cho các ngươi rằng ta đã đặt trước mặt ngươi sự sống và sự chết, sự phước lành và sự rủa sả. Vậy, hãy chọn sự sống, hầu cho ngươi và dòng dõi ngươi được sống, thương mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, vâng theo tiếng phán Ngài, và tríu mến Ngài; vì Ngài là sự sống ngươi và làm cho ngươi được sống lâu, đặng ngươi ở trên đất mà Đức Giê-hô-va đã thề ban cho các tổ phụ ngươi, là Ap-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp” (Phục truyền luật lệ ký 30:11-20).
Phần kết luận:
Sách Phục truyền luật lệ ký kết luận với “bài ca của Môise” ở chương 32, một phước hạnh được Môi se công bố ra (chương 33), và phần mô tả cái chết của Môise (chương 34). Một người có thể kết luận rằng Sách Phục truyền luật lệ ký kết thúc theo một cách rất đau buồn. Ngay trước khi dân Israel đặt chơn vào Đất Hứa, họ được truyền cho biết là họ sẽ thất bại và họ sẽ bị trục xuất ra khỏi xứ. Đâu là “những tin tức tốt lành” trong mọi sự nầy? Hãy xem xét các lẽ thật sau đây, chúng ta tìm gặp trong Sách Phục truyền luật lệ ký:
Thứ nhứt, Đức Chúa Trời đã ban cho con người một sự lựa chọn hầu việc Ngài và sự sống, hay bất tuân và sự chết:
“Hãy xem, ngày nay ta đặt trước mặt ngươi sự sống và phước lành, sự chết và tai họa, vì ngày nay, ta bảo ngươi thương mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, đi trong các đường lối Ngài, và gìn giữ những điều răn luật lệ và mạng lịnh Ngài, để ngươi sống, gia thêm, và Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban phước cho ngươi trong xứ mà ngươi sẽ vào nhận lấy. Nhưng nếu lòng ngươi xây trở, không khứng nghe theo, chịu dụ dỗ thờ lạy và hầu việc các thần khác, thì ngày nay ta tỏ cùng các ngươi rằng các ngươi hẳn phải tuyệt diệt, không được sống lâu trên đất mà ngươi sẽ đi qua sông Giô-đanh đặng nhận lấy. Ngày nay, ta bắt trời và đất làm chứng cho các ngươi rằng ta đã đặt trước mặt ngươi sự sống và sự chết, sự phước lành và sự rủa sả. Vậy, hãy chọn sự sống, hầu cho ngươi và dòng dõi ngươi được sống, thương mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, vâng theo tiếng phán Ngài, và tríu mến Ngài; vì Ngài là sự sống ngươi và làm cho ngươi được sống lâu, đặng ngươi ở trên đất mà Đức Giê-hô-va đã thề ban cho các tổ phụ ngươi, là Ap-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp” (Phục truyền luật lệ ký 30:15-20).
Thứ hai, Sách Phục truyền luật lệ ký nói rõ rằng, biệt riêng con người ra, họ không hề xứng đáng với các ơn phước của Đức Chúa Trời trên cơ sở tuân giữ luật pháp. Vấn đề với con người, ấy là họ đã thất bại và họ không có một tấm lòng muốn hầu việc Đức Chúa Trời:
“Đang khi các ngươi bàn cùng ta, Đức Giê-hô-va nghe những lời của các ngươi, nên phán cùng ta rằng: Ta có nghe những lời dân nầy bàn cùng ngươi; chúng nó nói như vậy lấy làm thậm phải. Ồ! chớ chi dân nầy thường có một lòng kính sợ ta, hằng giữ theo các điều răn ta như thế, để chúng nó và con cháu chúng nó được phước đời đời!” (Phục truyền luật lệ ký 5:28-29).
“nhưng cho đến ngày nay Đức Giê-hô-va không ban cho các ngươi một tấm lòng để biết, mắt để thấy hay là tai để nghe!” (Phục truyền luật lệ ký 29:4).
Thứ ba, dân Israel, chỉ tính riêng với họ thôi, chỉ đem lại sự phán xét thiêng liêng giáng trên chính mình họ.
“Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Kìa, ngươi sẽ an giấc với các tổ phụ ngươi; dân sự nầy sẽ dấy lên và thông dâm cùng các thần khác trong xứ mà họ sẽ vào, bỏ ta và bội giao ước ta đã lập cùng họ. Trong ngày ấy, cơn thạnh nộ ta sẽ phừng lên cùng họ, ta sẽ bỏ họ, giấu mặt ta đi, khiến cho họ bị tiêu nuốt; nhiều sự tai vạ và buồn thảm sẽ xông hãm vào họ. Trong ngày đó họ sẽ nói rằng: Há có phải vì Đức Chúa Trời không ngự giữa tôi, nên những tai vạ nầy xông hãm vào tôi chăng? Còn ta, trong ngày đó, sẽ giấu mất mặt ta đi, vì cớ các tội ác của dân đã làm, trở theo các thần khác. Vậy bây giờ, hãy chép bài ca nầy và dạy cho dân Y-sơ-ra-ên; hãy để trong miệng họ, để bài ca nầy dùng làm chứng cho ta nghịch cùng dân Y-sơ-ra-ên. Vì ta sẽ đưa dân nầy vào xứ, ta đã thề hứa cùng tổ phụ chúng nó; tức là xứ đượm sữa và mật; chúng nó sẽ ăn no nê và mập béo; đoạn, trở đi hầu việc các thần khác, khinh dể ta, và bội giao ước của ta. … Vì ta biết rằng, sau khi ta qua đời, các ngươi hẳn sẽ bại hoại, trở bỏ đường ta đã truyền dạy cho các ngươi; trong ngày sau rốt, tai họa sẽ xông hãm các ngươi, bởi các ngươi làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va, lấy những công việc của tay mình mà chọc Ngài nổi giận” (Phục truyền luật lệ ký 31:16-20, 29).
Thứ tư, các ơn phước của dân Israel chỉ đến trên cơ sở ân điển của Đức Chúa Trời và sự thành tín của Ngài đối với các lời hứa giao ước của Ngài:
“Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ cất sự ô uế khỏi lòng ngươi và khỏi dòng dõi ngươi, để ngươi hết lòng hết ý kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, hầu cho ngươi được sống. Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ đổ các lời trù ẻo nầy trên kẻ thù nghịch ngươi, trên kẻ nào ghét và bắt bớ ngươi. Còn ngươi sẽ hối cải, nghe theo tiếng phán của Đức Giê-hô-va, và làm theo các điều răn của Ngài, mà ta truyền cho ngươi ngày nay” (Phục truyền luật lệ ký 30:6-8).
“Bây giờ, hãy xem ta là Đức Chúa Trời, Ngoài ta chẳng có Đức Chúa Trời nào khác. Ta khiến cho chết và cho sống lại, Làm cho bị thương và chữa cho lành, Chẳng có ai giải cứu khỏi tay ta được. Vì ta giơ tay chỉ trời Mà thề rằng: Ta quả thật hằng sống đời đời, Khi ta mài lưỡi sáng của gươm ta, Và tay ta cầm sự đoán xét, Thì ta sẽ báo thù kẻ cừu địch ta, Cùng đối trả những kẻ nào ghét ta. Ta sẽ làm cho các mũi tên ta say huyết; Lưỡi gươm ta ăn thịt, Tức là huyết của kẻ bị giết và của phu tù, Thịt của đầu các tướng thù nghịch. Hỡi các nước! hãy vui mừng với dân Ngài, Vì Đức Chúa Trời sẽ báo thù huyết của tôi tớ Ngài, Trả thù kẻ cừu địch Ngài, Và tha tội cho xứ và cho dân của Ngài” (Phục truyền luật lệ ký 32:39-43, phần nhấn mạnh là của tôi).
“Ồ Giê-su-run, không ai giống như Đức Chúa Trời, Là Đấng oai nghi, cỡi trên các từng trời, Trên những đám mây, đặng đến cứu giúp ngươi. Đức Chúa Trời hằng sống là nơi ở của ngươi, Ở dưới có cánh tay đời đời của Ngài, Ngài đuổi kẻ thù nghịch khỏi trước mặt ngươi, Và phán cùng ngươi rằng: Hãy diệt đi! Y-sơ-ra-ên sẽ ở bình an; Suối Gia-cốp phun lên riêng ra Trong một xứ ngũ cốc và rượu; Trời của ngươi nhỏ sương móc xuống. Ồ! Y-sơ-ra-ên, ngươi có phước dường bao! Hỡi dân được Đức Giê-hô-va cứu rỗi, ai giống như ngươi? Ngài là cái thuẫn giúp đỡ ngươi, Thanh gươm khiến cho ngươi nên vinh hiển. Kẻ thù nghịch ngươi sẽ đến dua nịnh ngươi; Còn ngươi, ngươi sẽ lấy chân giày đạp các nơi cao của chúng nó” (Phục truyền luật lệ ký 33:26-29).
Tới điểm nầy, những lời cảnh cáo quá rõ ràng và dứt khoát trong sách Phục truyền luật lệ ký đã không được xem trọng đủ, mặc dù có các nổ lực mạnh mẽ nhất của Môise. Giây phút nầy rất giống như lễ cưới vậy. Ai nấy đều sung sướng, và đôi tân hôn cảm thấy nồng nàn nhiều trong tình yêu thương. Là một nhà truyền đạo và là một trưởng lão trong một Hội thánh địa phương, tôi biết rất rõ thời điểm ấy sẽ trình cho đôi tân hôn nầy với nhiều thách thức. Tôi biết rõ một số tiệc cưới mà tôi chủ trì sẽ kết thúc trong những cuộc hôn nhân thất bại. Tôi cũng biết điều gì đã hủy diệt họ. Tôi căn dặn, tôi cảnh cáo, và tôi khích lệ những người đang cưới hỏi phải thực thi các huấn thị của Đức Chúa Trời, tuy nhiên tôi biết có nhiều cuộc hôn nhân sẽ không sống nổi vì cớ tội lỗi và sự bất tuân.
Thật là dễ hiểu lời lẽ của Môise dường bao trong sách Phục truyền luật lệ ký từ nhận định của chúng ta. Chúng ta hiểu rõ Luật pháp Môise không phải được ban ra để cứu rỗi loài người, nhưng là một tiêu chuẩn thánh khiết mà chẳng một người nào thỏa được hết:
“Vả, chúng ta biết rằng những điều mà luật pháp nói, là nói cho mọi kẻ ở dưới luật pháp, hầu cho miệng nào cũng phải ngậm lại, cả thiên hạ đều nhận tội trước mặt Đức Chúa Trời; vì chẳng có một người nào bởi việc làm theo luật pháp mà sẽ được xưng công bình trước mặt Ngài, vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi” (Rôma 3:19-20).
Chỉ có một người từng làm phu phỉ luật pháp một cách trọn vẹn – đó là Đức Chúa Jêsus Christ:
“Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội. … Ấy đó thật là thầy tế lễ thượng phẩm mà chúng ta có cần dùng, thánh khiết, không tội, không ô uế, biệt khỏi kẻ có tội, được cất lên cao hơn các từng trời” (Hêbơrơ 4:15; 7:26; cũng xem Mathiơ 5:17-18; 27:4; Luca 23:4, 14, 22; 23:47; Giăng 7:19; 8:46; 1 Phierơ 1:18-29).
Chính sự chết của Ngài trong chỗ của tội nhân đã làm cho sự cứu rỗi ra khả thi. Ngài gánh lấy án phạt mà chúng ta đáng phải chịu trong vai trò tội nhân; sự công bình của Ngài được gán cho hết thảy những ai tin cậy nơi Ngài. Chính trong Đấng Christ và chỉ một mình Đấng Christ mà mọi đòi hỏi của luật pháp sẽ được thỏa.
“Vì điều chi luật pháp không làm nổi, tại xác thịt làm cho luật pháp ra yếu đuối, thì Đức Chúa Trời đã làm rồi: Ngài đã vì cớ tội lỗi sai chính Con mình lấy xác thịt giống như xác thịt tội lỗi chúng ta, và đã đoán phạt tội lỗi trong xác thịt, hầu cho sự công bình mà luật pháp buộc phải làm được trọn trong chúng ta, là kẻ chẳng noi theo xác thịt, nhưng noi theo Thánh Linh” (Rôma 8:3-4).
Đây là những điều mà tiên tri Giêrêmi đã nói trước:
“Đức Giê-hô-va phán: Nầy, những ngày đến, bấy giờ ta sẽ lập một giao ước mới với nhà Y-sơ-ra-ên và với nhà Giu-đa. Giao ước nầy sẽ không theo giao ước mà ta đã kết với tổ phụ chúng nó trong ngày ta nắm tay dắt ra khỏi đất Ê-díp-tô, tức giao ước mà chúng nó đã phá đi, dầu rằng ta làm chồng chúng nó, Đức Giê-hô-va phán vậy. Đức Giê-hô-va phán: Nầy là giao ước mà ta sẽ lập với nhà Y-sơ-ra-ên sau những ngày đó. Ta sẽ đặt luật pháp ta trong bụng chúng nó và chép vào lòng. Ta sẽ làm Đức Chúa Trời chúng nó, chúng nó sẽ làm dân ta. Chúng nó ai nấy sẽ chẳng dạy kẻ lân cận mình hay là anh em mình, mà rằng: Hãy nhận biết Đức Giê-hô-va! vì chúng nó thảy đều sẽ biết ta, kẻ nhỏ cũng như kẻ lớn. Đức Giê-hô-va phán: Ta sẽ tha sự gian ác chúng nó, và chẳng nhớ tội chúng nó nữa” (Giêrêmi 31:31-34).
Đấy cũng là điều mà sứ đồ Phaolô đã công bố là Tin Lành trong sách Rôma. Nắm lấy lời lẽ của Phục truyền luật lệ ký 30, Phaolô viết:
“vì Đấng Christ là sự cuối cùng của luật pháp, đặng xưng mọi kẻ tin là công bình. Vả, Môi-se luận sự công bình đến bởi luật pháp cách nầy: Hễ ai làm theo điều đó thì nhờ đó mà sống. Nhưng sự công bình đến bởi đức tin, thì nói như vầy: Chớ nói trong lòng ngươi rằng: Ai sẽ lên trời? ấy là để đem Đấng Christ xuống; hay là: Ai sẽ xuống vực sâu? ấy là để đem Đấng Christ từ trong kẻ chết lại lên. Nhưng nói làm sao? Đạo ở gần ngươi, ở trong miệng và trong lòng ngươi. Ấy là đạo đức tin mà chúng ta giảng dạy. Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi. Vả, Kinh-Thánh nói rằng: Kẻ nào tin Ngài sẽ chẳng bị hổ thẹn. Trong người Giu-đa và người Gờ-réc không có sự phân biệt gì hết, vì họ có chung một Chúa, giàu ơn đối với mọi kẻ kêu xin Ngài. Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu” (Rôma 10:4-13).
Không có gì ngạc nhiên, Sách Phục truyền luật lệ ký thường được trưng dẫn trong Tân Ước. Sách ấy nói trước lịch sử của quốc gia Israel. Sách ấy đặt nền tảng cho sứ điệp Tin Lành. Sách ấy kêu gọi nhiều người nam người nữ phải tin cậy Đức Chúa Trời và vâng theo Lời của Ngài. Sách ấy chỉ ra sự cứu rỗi mà Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng Mêsi của Israel, sẽ mang lại.
Môise đã kêu gọi thế hệ thứ nhì của dân Israel phải bước vào mối quan hệ giao ước với Đức Chúa Trời, giống như thế hệ thứ nhứt đã bước vào. Các thánh đồ Tân Ước không sống dưới giao ước cũ, thay vì thế họ sống dưới giao ước mới, nhưng chúng ta phải vòng tay ôm lấy Giao Ước Mới để bước vào các ơn phước của giao ước đó. Điều nầy chúng ta thực hiện bởi đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Trong Hội thánh của chúng ta, chúng ta kỷ niệm và ghi nhớ Giáo Ước Mới mỗi tuần bởi sự kỷ niệm Tiệc Thánh (mối thông công).
Đối với nhiều người, Sách Phục truyền luật lệ ký là một quyển sách nói tới bổn phận và nghĩa vụ. Trong khi điều nầy là thật, tôi muốn nhắc cho bạn nhớ rằng “yêu thương” cũng được nhấn mạnh trong quyển sách nầy nữa. Đây chẳng phải là loại vâng phục có tính kềm kẹp mà Đức Chúa Trời ao ước đâu, mà Ngài ao ước một sự vâng phục được thúc đẩy bởi tình yêu thương:
“Vậy, hỡi Y-sơ-ra-ên, bây giờ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đòi ngươi điều chi? há chẳng phải đòi ngươi kính sợ Giê-hô-va, Đức Chúa Trời ngươi, đi theo các đạo Ngài, hết lòng hết ý kính mến và phục sự Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, giữ các điều răn và luật lệ của Đức Giê-hô-va, mà ta truyền cho ngươi ngày nay, để ngươi được phước? Kìa, trời và các từng trời cao hơn trời, đất và mọi vật ở nơi đất đều thuộc về Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Chỉn Đức Giê-hô-va ưa-đẹp các tổ phụ ngươi và yêu mến; rồi trong muôn dân, Ngài đã chọn dòng dõi họ, tức là các ngươi, y như các ngươi thấy ngày nay. Vậy, hãy trừ sự ô uế của lòng mình đi, chớ cứng cổ nữa; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi là Đức Chúa Trời của các thần, và Chúa của các chúa, tức là Đức Chúa Trời rất lớn, có quyền năng và đáng sợ, không thiên vị ai, chẳng nhận của hối lộ, bào chữa công bình cho kẻ mồ côi và người góa bụa, thương người khách lạ, ban đồ ăn và áo xống cho người. Vậy, các ngươi phải thương người khách lạ, vì các ngươi đã làm khách trong xứ Ê-díp-tô. Ngươi phải kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, phục sự Ngài, tríu mến Ngài, và chỉ danh Ngài mà thề. Ay chính Ngài là sự vinh quang ngươi và là Đức Chúa Trời ngươi, Đấng đã làm những việc lớn lao và đáng kính nầy, mà mắt ngươi đã thấy. Khi tổ phụ ngươi xuống xứ Ê-díp-tô, số có bảy mươi người; còn bây giờ, Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã làm cho ngươi nhiều bằng số sao trên trời vậy” (Phục truyền luật lệ ký 10:12-22).
Sách Phục truyền luật lệ ký nhắc cho chúng ta nhớ rằng từng thế hệ phải bước vào mối quan hệ giao ước với Đức Chúa Trời. Bố mẹ bạn tin cậy Đức Chúa Jêsus Christ để được cứu chưa phải là đủ đâu; cá nhân bạn phải vòng tay ôm lấy công việc của Đấng Christ trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha để làm sự tha tội cho bạn, và để ban ra sự sống đời đời. Nếu bạn chưa làm việc ấy, tôi khuyên bạn hãy làm điều đó ngay lúc nầy đây. Chỉ hãy công nhận tội lỗi của mình, và Đức Chúa Jêsus Christ đã gánh lấy án phạt vì tội lỗi của bạn trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha. Hãy tin rằng Đức Chúa Trời đã dấy Ngài lên từ kẻ chết, và ở trong Ngài, và chỉ một mình Ngài, bạn có sự sống đời đời. Sự lựa chọn nầy là sự lựa chọn rất đơn sơ, nhưng sự lựa chọn ấy là vấn đề của sống và chết.
Làm mới lại giao ước của Israel
Mục sư Bob Deffinbaugh
Sách Phục truyền luật lệ ký
Phần giới thiệu:
Không một Cơ đốc nhân nào hiểu biết sẽ tranh cãi về tầm quan trọng của sách Phục truyền luật lệ ký. Chắc chắn chúng ta sẽ lưu ý đến sự thực quyển sách nầy được kể tới hơn 50 lần trong Tân Ước. Nhiều ám chỉ đến Phục truyền luật lệ ký, các trường hợp Tân Ước sử dụng sẽ tăng lên gần 200 lần. Phục truyền luật lệ ký là quyển sách Cựu Ước mà Chúa chúng ta rất ưa thích. Henrietta Mears đã viết:
Chúa Jêsus thường trưng dẫn từ Phục truyền luật lệ ký. Thật vậy, Ngài luôn luôn trưng dẫn từ quyển sách nầy.
Chúa chúng ta đã kháng cự và đã bài bác những cám dỗ của Satan bằng cách kể ra các lẽ thật của sách Phục truyền luật lệ ký (xem Mathiơ 4:1-11; Luca 4:1-12). Với nhiều cách thức, sự cám dỗ của Ngài trong đồng vắng tương đương với sự thử thách của Israel ở đồng vắng trong 40 năm. Tuy nhiên, Chúa chúng ta đã vượt qua sự cám dỗ mà không thất bại, khi Ngài phó chính mình Ngài vào sự chăm sóc thành tín của Đức Chúa Cha.
Sách Phục truyền luật lệ ký ghi lại vài biến chuyển rất quan trọng. Sách ấy ghi lại sự biến chuyển từ thế hệ Israel đầu tiên, họ đã ngã chết trong đồng vắng (sách Dân số ký), đến thế hệ thứ hai của Israel, họ sẽ chiếm lấy xứ Canaan (sách Giôsuê). Sách ấy đánh dấu sự biến chuyển của Israel từ một dân sống trong lều trại đến chiếm lấy xứ và cất nhà ở, từ một dân ăn mana và uống nước đến một dân ăn “sữa và mật”.
Sách Phục truyền luật lệ ký đánh dấu phần cuối cùng của Ngũ Kinh (năm sách đầu của Cựu Ước do Môise viết). Trong sách nầy, Môise trao ngọn đuốc lãnh đạo dân tộc Israel cho Giôsuê. Môise biết ông không thể vào đất hứa và không bao lâu nữa ông sẽ qua đời. Đây là những lời lẽ sau cùng của Môise, được viết ra cho dân Israel khi họ đang chuẩn bị vào trong Đất Hứa. Gần như là Môise đã rao giảng về đám tang của ông vậy. Kenneth Boa và Bruce Wilkinson gọi sách nầy là “Bài Giảng Trên Thượng Sa Mạc của Môise”. Giống như Chúa chúng ta đã phán ra lời lẽ sau cùng của Ngài cho các môn đồ trong “Bài Giảng Trên Phòng Cao” (Giăng 13-17), cũng vậy, Môise đã thốt ra những lời lẽ sau cùng của ông cho dân Israel trong Sách Phục truyền luật lệ ký .
Sách Phục truyền luật lệ ký không những là sự lặp đi lặp lại của luật pháp, mà nguyên nó được ban cho thế hệ đầu tiên của dân Israel tại Núi Sinai (Xuất Êdíptô ký 20...). Phục truyền luật lệ ký là một sách giải thích hay sách chú giải về Luật pháp. Sách ấy đề ra các luật lệ và nguyên tắc cai quản sẽ dẫn dắt dân Israel khi họ sống trong xứ Canaan:
“Hỡi Y-sơ-ra-ên, bây giờ hãy nghe những mạng lịnh và luật lệ mà ta dạy các ngươi; hãy làm theo, để các ngươi được sống và vào xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi ban cho các ngươi nhận được. Các ngươi chớ thêm chi và đừng bớt chi về điều ta truyền cho, để giữ theo các điều răn của Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi mà ta đã truyền. … Nầy đây, ta đã dạy các ngươi những mạng lịnh và luật lệ y như Giê-hô-va Đức Chúa Trời ta đã phán dặn ta, để các ngươi làm theo ở giữa xứ mình sẽ vào đặng nhận lấy. Vậy, các ngươi phải giữ làm theo các mạng lịnh và luật lệ nầy; vì ấy là sự khôn ngoan và sự thông sáng của các ngươi trước mặt các dân tộc; họ nghe nói về các luật lệ nầy, sẽ nói rằng: Dân nầy là một dân khôn ngoan và thông sáng không hai! Vả chăng, há có dân lớn nào mà có các thần mình gần như chúng ta có Giê-hô-va Đức Chúa Trời gần chúng ta, mọi khi chúng ta cầu khẩn Ngài chăng? Lại, há có nước lớn nào có những mạng lịnh và luật lệ công bình như cả luật pháp nầy, mà ngày nay ta đặt trước mặt các ngươi chăng?” (Phục truyền luật lệ ký 4:1-2, 5-8).
Sách Phục truyền luật lệ ký là câu chuyện nói tới thế hệ nầy của dân Israel vòng tay ôm lấy giao ước của Đức Chúa Trời với các tổ phụ họ như thuộc riêng về họ, về sự họ bước vào mối quan hệ giao ước với Đức Chúa Trời. Đây là sự làm mới lại giao ước:
“Ngày nay, Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi dặn biểu ngươi làm theo các luật lệ và mạng lịnh nầy; vậy, phải hết lòng hết ý mà làm theo cách kỷ cang. Ngày nay, ngươi hứa nhận Giê-hô-va làm Đức Chúa Trời ngươi, đi theo đường lối Ngài, gìn giữ các luật lệ, điều răn và mạng lịnh Ngài, cùng vâng theo tiếng phán của Ngài. Ngày nay, Đức Giê-hô-va đã hứa nhận ngươi làm một dân thuộc riêng về Ngài, y như Ngài đã phán cùng ngươi, và ngươi sẽ gìn giữ hết các điều răn Ngài, để Ngài ban cho ngươi sự khen ngợi, danh tiếng, và sự tôn trọng trổi hơn mọi dân mà Ngài đã tạo, và ngươi trở nên một dân thánh cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, y như Ngài đã phán vậy” (Phục truyền luật lệ ký 26:16-19, phần nhấn mạnh là của tôi).
“Vậy, các ngươi khá gìn giữ làm theo những lời của sự giao ước nầy, hầu cho các ngươi được may mắn trong mọi việc mình làm. Hết thảy các ngươi, nào trưởng tộc, các chi phái, nào các trưởng lão, nào các quan cai, nào mọi người nam của Y-sơ-ra-ên, những con trẻ và vợ các ngươi, nào kẻ khách lạ ở trong trại quân ngươi, từ người chặt củi cho đến người xách nước, ngày nay hãy đến chầu trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, đặng vào trong sự giao ước của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và vào trong lời thề mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi lập cùng ngươi ngày nay, hầu cho ngày nay Ngài lập ngươi lên làm dân của Ngài, và Ngài làm Đức Chúa Trời ngươi, y như Ngài đã phán cùng ngươi, và thề cùng tổ phụ ngươi, là Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp. Chẳng phải chỉ với các ngươi mà ta lập giao ước và lời thề nầy thôi; nhưng lập với người nào ngày nay đứng tại đây cùng chúng ta, trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta, luôn với những người nào không có cùng chúng ta trong ngày nay” (Phục truyền luật lệ ký 29:9-15, phần nhấn mạnh là của tôi).
Không một ai trong thế hệ nầy chịu phép cắt bì, là dấu của giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với Ápraham (xem Sáng thế ký 17:9-14, 23-27; so sánh với Xuất Êdíptô ký 4:24-26). Chỉ trong mấy ngày thôi, toàn bộ thế hệ nầy đã chịu phép cắt bì và tuân giữ Lễ Vượt Qua trước khi họ tấn công thành Giêricô (Giôsuê 5:2-12). Đây là sự khẳng định sâu xa để họ giờ đây bước vào giao ước với Đức Chúa Trời của tổ phụ họ.
Ở tuổi 120, Môise đã trèo lên Núi Nêbô, ở đó Đức Chúa Trời cho phép ông nhìn qua đồng bằng sông Giôđanh rồi cả Đất Hứa nữa. Đây là chỗ kết thúc khi ông sửa soạn vào trong xứ. Phục truyền luật lệ ký chắc chắn là phần nền rất cao của Ngũ Kinh. Đây là một trong những đỉnh cao trong Kinh thánh mà từ đó chúng ta có thể nhìn lại theo thời gian, và bởi đó chúng ta có thể nhìn thấu được lịch sử của Israel. Vài lần trong quyển sách nầy, Đức Chúa Trời đề ra kế hoạch rộng mở cho tương lai của Israel. Một biểu thị rất sớm về tương lai của Israel được thấy ở chương 4, trong câu nói vắn tắt về những ơn phước và sự rủa sả:
“Khi các ngươi sẽ có con cùng cháu, và khi đã ở lâu trong xứ rồi, nếu các ngươi làm bại hoại mình, làm tượng chạm nào, hình của vật chi mặc dầu, mà hành ác trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi để chọc Ngài nổi giận, thì ngày nay ta bắt trời và đất làm chứng quyết cho các ngươi rằng các ngươi sẽ chết vội, và khuất mắt khỏi xứ mà mình sẽ đi nhận lấy tại bên kia sông Giô-đanh. Các ngươi chẳng ở đó lâu dài đâu, nhưng sẽ bị tận diệt. Đức Giê-hô-va sẽ tản lạc các ngươi trong các nước, chỉ còn lại số nhỏ trong các nước mà Đức Giê-hô-va sẽ dẫn các ngươi vào; ở đó các ngươi sẽ cúng thờ những thần bằng cây và bằng đá, là công việc của tay loài người làm nên, chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng ăn, cũng chẳng ngửi. Ở đó ngươi sẽ tìm cầu Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và khi nào hết lòng hết ý tìm cầu Ngài thì mới gặp. Khi ngươi bị gian nan, và các việc nầy xảy đến cho ngươi, bấy giờ trong ngày cuối cùng, ngươi sẽ trở về cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và vâng theo tiếng Ngài. Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi là Đức Chúa Trời hay thương xót sẽ không bỏ ngươi và không hủy diệt ngươi đâu; cũng chẳng quên sự giao ước mà Ngài đã thề cùng các tổ phụ ngươi” (Phục truyền luật lệ ký 4:25-31).
Ở cuối sách, những câu nói rõ ràng được thốt ra về tương lai của Israel, cả hai: bởi Đức Chúa Trời và bởi Môise:
“Đức Giê-hô-va hiện ra nơi Trại, trong một trụ mây, và trụ mây dừng lại tại cửa Trại. Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Kìa, ngươi sẽ an giấc với các tổ phụ ngươi; dân sự nầy sẽ dấy lên và thông dâm cùng các thần khác trong xứ mà họ sẽ vào, bỏ ta và bội giao ước ta đã lập cùng họ. Trong ngày ấy, cơn thạnh nộ ta sẽ phừng lên cùng họ, ta sẽ bỏ họ, giấu mặt ta đi, khiến cho họ bị tiêu nuốt; nhiều sự tai vạ và buồn thảm sẽ xông hãm vào họ. Trong ngày đó họ sẽ nói rằng: Há có phải vì Đức Chúa Trời không ngự giữa tôi, nên những tai vạ nầy xông hãm vào tôi chăng? Còn ta, trong ngày đó, sẽ giấu mất mặt ta đi, vì cớ các tội ác của dân đã làm, trở theo các thần khác. Vậy bây giờ, hãy chép bài ca nầy và dạy cho dân Y-sơ-ra-ên; hãy để trong miệng họ, để bài ca nầy dùng làm chứng cho ta nghịch cùng dân Y-sơ-ra-ên. Vì ta sẽ đưa dân nầy vào xứ, ta đã thề hứa cùng tổ phụ chúng nó; tức là xứ đượm sữa và mật; chúng nó sẽ ăn no nê và mập béo; đoạn, trở đi hầu việc các thần khác, khinh dể ta, và bội giao ước của ta. Khi tai vạ nhiều và sự gian truân đã xông hãm dân nầy, thì bấy giờ, bài ca nầy sẽ rền lên làm chứng nghịch cùng nó, vì miệng của dòng dõi nó sẽ không quên. Vả, ta biết những ý tưởng của nó đã kết nên ngày nay, trước khi đưa nó vào xứ mà ta đã thề ban cho. Trong ngày đó, Môi-se chép bài ca nầy và dạy cho dân Y-sơ-ra-ên. Đức Giê-hô-va ra lịnh cho Giô-suê, con trai Nun, mà rằng: Hãy vững lòng bền chí, vì ngươi sẽ đưa dân Y-sơ-ra-ên vào trong xứ mà ta đã thề ban cho chúng nó; còn ta, ta sẽ ở cùng ngươi. Khi Môi-se chép những lời luật pháp nầy trong một cuốn sách xong rồi, thì ra lịnh cho người Lê-vi khiêng hòm giao ước của Đức Giê-hô-va mà rằng: Hãy lấy cuốn sách luật pháp nầy, để bên hòm giao ước của Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi. Nó sẽ ở đó làm chứng nghịch cùng ngươi; vì ta biết tánh bội nghịch và cứng cổ của ngươi. Nầy ngày nay, lúc ta còn sống với các ngươi, các ngươi đã phản nghịch cùng Đức Giê-hô-va; huống chi sau khi ta qua đời! Hãy nhóm hiệp những trưởng lão của các chi phái và quan cai các ngươi lại gần ta; ta sẽ cho họ nghe những lời nầy nơi lỗ tai, và ta bắt trời cùng đất làm chứng nghịch cùng họ. Vì ta biết rằng, sau khi ta qua đời, các ngươi hẳn sẽ bại hoại, trở bỏ đường ta đã truyền dạy cho các ngươi; trong ngày sau rốt, tai họa sẽ xông hãm các ngươi, bởi các ngươi làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va, lấy những công việc của tay mình mà chọc Ngài nổi giận. Môi-se đọc hết những lời của bài ca nầy cho cả hội Y-sơ-ra-ên nghe” (Phục truyền luật lệ ký 31:15-30).
Một mô tả đầy đủ hơn về tội lỗi của dân Israel cùng mọi hậu quả của chúng được cung ứng trong Phục truyền luật lệ ký 28:15-68. Đây không phải là tin tức xấu đâu, như chúng ta sẽ chỉ ra về sau trong bài học. Những gì chúng ta phải công nhận ở phần đầu của bài học nầy, ấy là sách Phục truyền luật lệ ký là một quyển sách cụ thể vì nó bày ra các giới hạn rộng mở cho lịch sử của Israel. Các tiên tri thời Cựu Ước thường xuyên quay trở lại với sách Phục truyền luật lệ ký như điểm tham khảo của họ. Sách Phục truyền luật lệ ký cung ứng bố cục chính cho lịch sử của dân Israel, và vì thế nó là nền tảng cho “chương trình cứu chuộc” của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy lắng nghe lời lẽ của quyển sách nầy. Không những tôi nói như vầy, mà Môise cũng nói nữa:
“Vậy, phải gìn giữ hết thảy điều răn mà ta truyền cho các ngươi ngày nay, để các ngươi được mạnh mẽ, vào nhận lấy xứ mà mình sẽ chiếm được, hầu cho các ngươi sống lâu ngày trên đất mà Đức Giê-hô-va đã thề ban cho tổ phụ các ngươi và cho dòng dõi của họ, tức là xứ đượm sữa và mật” (Phục truyền luật lệ ký 11:8-9).
“Kìa, ngày nay ta đặt trước mặt các ngươi sự phước lành và sự rủa sả: sự phước lành, nếu các ngươi nghe theo các điều răn của Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, mà ta truyền cho ngày nay; sự rủa sả, nếu các ngươi không nghe theo các điều răn của Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, nhưng xây bỏ đường ta chỉ cho ngày nay, đặng đi theo các thần khác mà các ngươi không hề biết” (Phục truyền luật lệ ký 11:26-28).
“Các ngươi khá cẩn thận làm theo mọi điều ta dặn biểu các ngươi: chớ thêm hay là bớt chi hết” (Phục truyền luật lệ ký 12:32).
“Hãy xem, ngày nay ta đặt trước mặt ngươi sự sống và phước lành, sự chết và tai họa, vì ngày nay, ta bảo ngươi thương mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, đi trong các đường lối Ngài, và gìn giữ những điều răn luật lệ và mạng lịnh Ngài, để ngươi sống, gia thêm, và Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban phước cho ngươi trong xứ mà ngươi sẽ vào nhận lấy. Nhưng nếu lòng ngươi xây trở, không khứng nghe theo, chịu dụ dỗ thờ lạy và hầu việc các thần khác, thì ngày nay ta tỏ cùng các ngươi rằng các ngươi hẳn phải tuyệt diệt, không được sống lâu trên đất mà ngươi sẽ đi qua sông Giô-đanh đặng nhận lấy” (Phục truyền luật lệ ký 30:15-18).
Cách tôi tiếp cận bài học nầy
Nói chung, các bài giảng của Môise trong sách Phục truyền luật lệ ký đã được phát ra trải qua một thời gian một tuần lễ và chúng được chia thành ba phần chính. Những sự phân chia nầy rất quan trọng về mặt niên đại: các chương đầu tiên nhìn ngược lại thời gian; các chương ở giữa nhìn vào một tương lai gần; và các chương sau cùng nhìn vào tương lai xa của Israel. Tuy nhiên, khi tôi càng nghiên cứu sách nầy, tôi càng cuộn vào với quá khứ, hiện tại và tương lai. Kết quả là, tôi chú tâm vào các vấn đề mà Môise dấy lên vì Israel không bao lâu nữa sẽ vào trong Đất Hứa. Tôi sẽ cố gắng chỉ ra thể nào Môise rút tỉa từ quá khứ để làm vững chắc mọi sự dạy dỗ của ông về tương lai gần. Khi ấy chúng ta sẽ nói tới đề tài của các chương sau đó, các chương nầy nói tới tương lai xa của Israel sau khi thế hệ nầy của Israel đã qua đời rồi.
Đáp ứng của Israel đối với những gì có ở trước mặt
VẤN ĐỀ THỨ NHỨT: THẾ HỆ MỚI NẦY CỦA DÂN ISRAEL ĐÁP ỨNG THỂ NÀO VỚI SỰ KHÓ KHĂN CỦA VIỆC CHIẾM LẤY ĐẤT HỨA TỪ DÂN CANAAN? Vấn đề nầy là điểm xoay chiều của thế hệ Israel đầu tiên, họ lấy làm kinh khủng trước sức lực và tầm vóc của kẻ thù (Dân số ký 13:26—14:35). Môise biết rõ sự khó khăn của phần việc của họ sẽ là vấn đề mà thế hệ thứ hai phải xử lý với:
“Nếu ngươi nói trong lòng rằng: Các dân tộc nầy đông hơn ta, làm sao đuổi chúng nó ra được? thì chớ sợ…” (Phục truyền luật lệ ký 7:17-18a, phần nhấn mạnh là của tôi).
“Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy nghe! ngày nay ngươi sẽ đi ngang qua sông Giô-đanh, đặng chiếm lấy các dân tộc lớn và mạnh hơn ngươi, những thành lớn và tường cao đến trời, một dân to lớn và tác cao, là con cháu A-na-kim, mà ngươi đã biết, và có nghe nói rằng: "Ai sẽ đương địch nổi trước mặt con cháu A-nác?" (Phục truyền luật lệ ký 9:1-2, phần nhấn mạnh là của tôi).
Môise nhắm vào lịch sử những lần xử lý trước đây của Đức Chúa Trời với Israel để tỏ ra rằng Ngài sẽ chu toàn lời hứa của Ngài ban cho họ xứ Canaan.
Thứ nhứt, Môise nhắc cho thế hệ nầy nhớ rằng tổ phụ của họ đã từ chối không chiếm lấy xứ và nổi loạn nghịch cùng Môise trong đồng vắng, kết quả là họ mất cơ hội bước vào các ơn phước của Đức Chúa Trời (Phục truyền luật lệ ký 1:18-46).
Thứ hai, Môise truyền cho dân Israel chớ sợ bởi việc lặp lại lời hứa của Đức Chúa Trời rằng Ngài sẽ nhất định ban cho xứ mà Ngài đã hứa với các tổ phụ họ dưới quyền lãnh đạo của Giôsuê:
“Vả, trong lúc đó, ta truyền lịnh nầy cho các ngươi, mà rằng: Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi có phó xứ nầy cho các ngươi đặng nhận lấy làm sản nghiệp; hết thảy những chiến sĩ trong các ngươi phải cầm binh khí đi qua trước anh em mình, là dân Y-sơ-ra-ên. Chỉ những vợ, con trẻ, và súc vật các ngươi - ta biết rằng các ngươi có nhiều súc vật - sẽ ở lại trong những thành mà ta đã cho các ngươi, đến chừng nào Đức Giê-hô-va cho anh em các ngươi sự an nghỉ như mình, và anh em cũng nhận được xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi ban cho họ tại phía bên kia sông Giô-đanh; đoạn mọi người trong các ngươi sẽ trở về sản nghiệp mình mà ta đã ban cho các ngươi. Đang lúc ấy, ta cũng truyền lịnh nầy cho Giô-suê mà rằng: Mắt ngươi có thấy mọi điều Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã làm cho hai vua nầy; Đức Giê-hô-va sẽ làm như vậy cho các nước nào mà ngươi sẽ đi qua. Đừng sợ các nước đó, vì chính Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi tranh chiến cho các ngươi” (Phục truyền luật lệ ký 3:18-22, phần nhấn mạnh là của tôi).
Thứ ba, Môise nhắc cho dân Israel nhớ tới những điều mà Đức Chúa Trời đã làm rồi cho dân Israel đang khi họ còn làm nô lệ trong xứ Aicập, và trong khi họ còn ở trong đồng vắng:
“Vậy, ngươi hãy hỏi học về thời kỳ có trước ngươi, từ ngày Đức Chúa Trời dựng nên loài người trên đất, tự góc trời nầy đến góc trời kia, nếu bao giờ có xảy ra việc nào lớn dường ấy, hay là người ta có nghe sự chi giống như vậy chăng? tức là: há có một dân tộc nào nghe tiếng Đức Chúa Trời từ trong lửa phán ra như ngươi đã nghe, mà vẫn còn sống chăng? hay là Đức Chúa Trời há có cậy lấy sự thử thách dấu kỳ, điềm lạ, chiến tranh, cánh tay quyền năng giơ thẳng ra, cùng cậy công sự to tát và gớm ghê, đặng thử đi chiếm một dân tộc cho mình ở giữa một dân tộc khác, như mọi điều Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã làm cho các ngươi tại xứ Ê-díp-tô, dưới mắt mình chăng? Ngươi đã chứng kiến mọi điều đó, để nhìn biết rằng Giê-hô-va, ấy là Đức Chúa Trời, chớ không ai khác hơn Ngài. Ngài từ trên trời khiến cho ngươi nghe tiếng Ngài để dạy ngươi; trên đất Ngài khiến cho ngươi thấy đám lửa lớn Ngài, và từ trong lửa ngươi có nghe lời Ngài phán ra. Bởi vì Ngài yêu mến các tổ phụ ngươi, nên chọn lấy dòng dõi các người ấy, và chính Ngài nhờ quyền năng lớn mình rút ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, đặng đuổi khỏi trước mặt người những dân tộc lớn hơn và mạnh hơn ngươi, đặng đưa ngươi vào xứ của dân đó, và ban cho làm sản nghiệp, y như điều ấy xảy đến ngày nay. Vậy, ngày nay hãy biết và ghi tạc trong lòng ngươi rằng Giê-hô-va, ấy là Đức Chúa Trời trên trời cao kia và dưới đất thấp nầy: chẳng có ai khác” (Phục truyền luật lệ ký 4:32-40, phần nhấn mạnh là của tôi).
“hãy nhớ lại điều Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã làm cho Pha-ra-ôn và cả xứ Ê-díp-tô, tức là những sự thử thách lớn lao mắt ngươi đã thấy, những dấu kỳ phép lạ, cánh tay quyền năng giơ thẳng ra, mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã cậy lấy, đem ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô: Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ đãi như vậy các dân tộc mà ngươi sợ hãi đó. Vả lại, Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ sai những ong lỗ đến hại chúng nó, cho tới chừng nào những kẻ đã thoát khỏi và trốn núp, bị diệt hết trước mặt ngươi. Chớ vì cớ chúng nó mà sợ hãi chi; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ngự tại giữa ngươi, là Đức Chúa Trời rất lớn và đáng sợ. Nhưng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ lần lần đuổi các dân tộc nầy khỏi trước mặt ngươi; ngươi không thế diệt chúng nó mau, e những thú rừng thêm nhiều lên mà hại ngươi chăng; song Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ phó chúng nó cho ngươi, và khiến cho sa vào sự kinh hoàng dữ dội, cho đến chừng nào chúng nó bị diệt mất. Ngài sẽ phó các vua chúng nó vào tay ngươi, ngươi phải xóa danh các vua đó khỏi dưới trời, chẳng còn một ai chống cự trước mặt ngươi, cho đến chừng nào ngươi đã diệt chúng nó” (Phục truyền luật lệ ký 7:18b-24, phần nhấn mạnh là của tôi).
“Ngươi phải kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và hằng gìn giữ điều Ngài truyền ngươi phải gìn giữ, tức là luật lệ, mạng lịnh, và điều răn của Ngài. Ngày nay, các ngươi hãy nhìn biết (vì ta không nói cùng con trẻ các ngươi, bởi chúng nó chẳng biết chi, và cũng chẳng thấy chi) những lời răn dạy của Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, sự oai nghiêm Ngài, cánh tay quyền năng giơ thẳng ra của Ngài, những phép lạ và công việc Ngài làm ra giữa xứ Ê-díp-tô mà hại Pha-ra-ôn, vua Ê-díp-tô, và toàn xứ người. Hãy nhận biết điều Ngài làm cho đạo binh Ê-díp-tô, ngựa và xe Ê-díp-tô, trong khi chúng đuổi theo các ngươi, bị Đức Giê-hô-va lấp nước Biển đỏ lại, và hủy diệt chúng nó đến ngày nay; việc Ngài đã làm cho các ngươi trong đồng vắng cho đến khi tới chốn nầy; và cũng hãy nhận biết điều Ngài làm cho Đa-than, A-bi-ram, con trai Ê-li-áp, cháu Ru-bên, khi đất tại giữa cả Y-sơ-ra-ên hả miệng nuốt hai người, gia quyến, luôn với trại và mọi vật chi theo họ. Vì tận mắt các ngươi đã thấy hết thảy những việc lớn mà Đức Giê-hô-va đã làm” (Phục truyền luật lệ ký 11:1-7, phần nhấn mạnh là của tôi).
Thứ tư, Môise nhắc cho dân Israel nhớ tới sự can thiệp của Đức Chúa Trời trong quá khứ gần đây:
"Hãy đứng dậy đi ngang qua khe At-nôn. Kìa, ta đã phó Si-hôn, vua Hết-bôn, là người A-mô-rít, cùng xứ người vào tay ngươi; hãy khởi chiếm lấy và giao chiến cùng người. Ngày nay, ta khởi rải trên các dân tộc trong thiên hạ sự sợ hãi và kinh khủng về danh ngươi, đến đỗi khi nghe nói về ngươi, các dân tộc đó sẽ run rẩy và bị sự kinh khủng áp hãm trước mặt ngươi. Bấy giờ, từ đồng vắng Kê-đê-mốt, ta sai sứ giả đến Si-hôn, vua Hết-bôn, lấy lời hòa hảo đặng nói cùng người rằng: Xin cho phép tôi đi ngang qua xứ vua; tôi đi theo đường cái luôn luôn, không xây qua bên hữu hay bên tả. Vua sẽ nhận lấy bạc bán lương thực cho, để tôi có mà ăn; sẽ nhận lấy bạc bán nước, để tôi có mà uống. Chỉ hãy để cho tôi đi ngang qua luôn, cũng như con cháu Ê-sau ở tại Sê-i-rơ, và dân Mô-áp ở tại A-rơ đã cho phép vậy, cho đến chừng nào tôi đi qua Giô-đanh, đặng vào xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời tôi ban cho tôi. Nhưng Si-hôn, vua Hết-bôn, không khứng chúng ta đi ngang qua địa phận người; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã khiến cho tánh người ương ngạnh, lòng người cứng cỏi, để phó người vào tay ngươi, y như điều đã xảy đến ngày nay. Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: kìa, từ bây giờ, ta phó Si-hôn và xứ người cho ngươi. Hãy khởi chiếm lấy xứ người đặng làm cơ nghiệp. Vậy, Si-hôn và cả dân sự người ra đón chúng ta, đặng giao chiến tại Gia-hát. Nhưng Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta phó người cho chúng ta, và chúng ta đánh bại người, các con trai cùng cả dân sự của người. Trong lúc đó, ta chiếm hết các thành người, khấn vái diệt hết các thành, cả người nam, người nữ, và các con trẻ, không chừa lại một ai. Chúng ta chỉ có cướp lấy cho phần mình súc vật và hóa tài của các thành mình đã thắng được. Từ A-rô-e, ở trên mé khe At-nôn, và cái thành ở trong trũng, cho đến Ga-la-át, chẳng có một thành nào lấy làm kiên cố quá cho chúng ta; Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta đã phó các thành đó cho chúng ta hết. Chỉn ngươi không có lại gần xứ của con cháu Am-môn, ở dọc khắp mé khe Gia-bốc, hoặc các thành trên núi hay là chỗ nào Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta cấm không cho chúng ta chiếm lấy.
Bấy giờ, chúng ta trở lại bắt đường Ba-san đi lên. Óc, vua Ba-san, và cả dân sự người ra đón chúng ta, đặng giao chiến tại Ếch-rê-i. Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Ngươi chớ sợ, vì ta đã phó người, cả dân sự và xứ người vào tay ngươi; ngươi sẽ làm cho người như ngươi đã làm cho Si-hôn, vua A-mô-rít, ở tại Hết-bôn. Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta cũng có phó vào tay chúng ta Óc, vua Ba-san, và cả dân sự người; chúng ta có đánh bại người đến chừng không còn lại một ai. Trong lúc đó chúng ta chiếm lấy các thành của người, không có thành nào mà mình không chiếm lấy; tức là sáu mươi cái thành và toàn miền At-gốp, là nước của Óc trong xứ Ba-san. Các thành nầy vốn là đồn lũy có vách cao, cửa và cây gài; cũng có lấy những thành không có vách rất nhiều. Chúng ta khấn vái tận diệt các thành nầy, như chúng ta đã làm cho Si-hôn, vua Hết-bôn, tức là khấn vái diệt hết các thành, các người nam, người nữ, và con trẻ. Nhưng chúng ta chiếm lấy về phần mình hết thảy súc vật và hóa tài của các thành ấy. Vậy, trong lúc đó, chúng ta chiếm lấy của hai vua A-mô-rít, xứ bên kia sông Giô-đanh, từ khe At-nnôn đến núi Hẹt-môn (dân Si-đôn gọi núi Hẹt-môn là Si-ri-ôn; còn dân A-mô-rít đặt tên là Sê-ni-rơ); các thành của đồng bằng, toàn Ga-la-át và toàn Ba-san, cho đến Sanh-ca và Ết-rê-i, là hai thành của nước Óc trong Ba-san. (Vì về dân tộc Rê-pha-im, chỉ có một mình Óc, vua Ba-san, còn lại. Nầy, cái giường bằng sắt của người, há chẳng còn tại Ráp-ba, thành của con cháu Am-môn sao? Bề dài giường là chín thước, bề ngang bốn thước, theo thước tay người nam) (Phục truyền luật lệ ký 2:24—3:11).
Chiếu theo sự thành tín của Đức Chúa Trời đối với dân Israel trong quá khứ, Đức Chúa Trời bảo đảm với dân Israel về chiến thắng trong tương lai, khi họ vâng lời Ngài:
“Vả, trong lúc đó, ta truyền lịnh nầy cho các ngươi, mà rằng: Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi có phó xứ nầy cho các ngươi đặng nhận lấy làm sản nghiệp; hết thảy những chiến sĩ trong các ngươi phải cầm binh khí đi qua trước anh em mình, là dân Y-sơ-ra-ên. Chỉ những vợ, con trẻ, và súc vật các ngươi-ta biết rằng các ngươi có nhiều súc vật-sẽ ở lại trong những thành mà ta đã cho các ngươi, đến chừng nào Đức Giê-hô-va cho anh em các ngươi sự an nghỉ như mình, và anh em cũng nhận được xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi ban cho họ tại phía bên kia sông Giô-đanh; đoạn mọi người trong các ngươi sẽ trở về sản nghiệp mình mà ta đã ban cho các ngươi. Đang lúc ấy, ta cũng truyền lịnh nầy cho Giô-suê mà rằng: Mắt ngươi có thấy mọi điều Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã làm cho hai vua nầy; Đức Giê-hô-va sẽ làm như vậy cho các nước nào mà ngươi sẽ đi qua. Đừng sợ các nước đó, vì chính Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi tranh chiến cho các ngươi” (Phục truyền luật lệ ký 3:18-22, phần nhấn mạnh là của tôi).
VẤN ĐỀ THỨ HAI: CÁC MỐI NGUY HIỂM CỦA SỰ THỜ LẠY HÌNH TƯỢNG VÀ PHI ĐẠO ĐỨC CỦA XỨ CANAAN. Vấn đề thứ hai đối diện với dân Israel khi họ sửa soạn vào Đất Hứa là sự cám dỗ thể hiện ra bởi tình trạng phi đạo đức và thờ lạy hình tượng của người Canaan.
Chúng ta phải nhớ lại rằng chính mối nguy hiểm thể hiện ra bởi tình trạng thờ lạy hình tượng và phi đạo đức của dân Canaan vốn cần thiết để cho Israel phải hành trình sang Aicập. Ở Sáng thế ký 38, chúng ta đọc thấy Giuđa đã phân rẻ ra khỏi bà con mình rồi cưới một người nữ Canaan làm vợ. Sau khi vợ ông mất, ông đã có mối quan hệ tình dục với một người nữ mà ông tưởng là kỵ nữ người Canaan (Sáng thế ký 38:21-22), mặc dù người nữ nầy lại là chính con dâu của ông. Đức Chúa Trời đã truyền cho dân Israel phải hành trình sang Aicập vì hai lý do: (1) Vì tội lỗi của dân Canaan chưa tới đỉnh điểm, và vì thế phải chờ đến thời điểm phán xét thiêng liêng (Sáng thế ký 15:12-16); và (2) vì người Aicập gớm ghiếc người Hêbơrơ và nói chung, họ sẽ không bước vào hôn nhân và kết hiệp tình dục với người Hêbơrơ (Sáng thế ký 43:32; 46:33-34). Giờ đây, khi dân Israel sửa soạn vào trong xứ Canaan, “tội lỗi của dân Amôrít” đã “đến mức của nó”. Đức Chúa Trời sẽ đem sự phán xét giáng trên người xứ Canaan qua dân sự của Ngài, nhưng tội lỗi của người xứ Canaan cũng sẽ minh chứng đấy là sự cám dỗ rất mạnh mẽ đối với dân Israel.
Cách đây không lâu, tôi có nhận một e-mail từ một người thắc mắc trên website hỏi thăm xem tôi có biết nguồn thông tin nào về lối sống tình dục tà đạo trong thời của Phaolô hay không!?! Tôi đáp rằng tôi dám chắc nguồn thông tin ấy đang sẵn có, nhưng tôi không muốn nhắm vào vấn đề nầy. Nếu Lời của Đức Chúa Trời không cung ứng thông tin ấy, thế thì có lẽ nó không cần thiết đâu, hay chẳng có gì tốt đâu. Có một phương thức trong đó phần nghiên cứu về điều ác có thể là một nguồn cám dỗ không cần thiết và nguy hiểm. Tính tò mò về những việc như thế sẽ rất là nguy hiểm:
“Khi Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã diệt khỏi trước mặt ngươi những dân tộc mà ngươi đi đến đặng đuổi đi đó, khi ngươi đã đuổi chúng nó rồi, và được ở trong xứ chúng nó, thì hãy giữ lấy mình, kẻo sau khi chúng nó đã bị diệt khỏi trước mặt ngươi, ngươi sa vào bẫy, bắt chước chúng nó, cầu thần chúng nó, mà hỏi rằng: Các dân tộc nầy phục sự các thần mình thế nào? Ta cũng muốn làm theo vậy nữa. Ngươi chớ phục sự Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi như vậy, vì mọi điều Đức Giê-hô-va lấy làm gớm ghiếc và ghét, thì chúng nó đã làm cho các thần mình: đến nỗi chúng nó thiêu con trai và con gái mình trong lửa, để cúng thờ các thần mình” (Phục truyền luật lệ ký 12:29-31).
Qua Môise, Đức Chúa Trời sửa soạn dân sự Ngài về sự đối diện của họ với tình trạng thờ lạy hình tượng và phi đạo đức của người dân xứ Canaan. Môise trước tiên hướng sự chú ý của dân Israel về quá khứ, điều nầy sẽ dạy cho họ biết về tương lai. Thứ nhứt, đã có bài học cần phải tiếp thu từ sách Xuất Êdíptô ký.
“tức là: há có một dân tộc nào nghe tiếng Đức Chúa Trời từ trong lửa phán ra như ngươi đã nghe, mà vẫn còn sống chăng? hay là Đức Chúa Trời há có cậy lấy sự thử thách dấu kỳ, điềm lạ, chiến tranh, cánh tay quyền năng giơ thẳng ra, cùng cậy công sự to tát và gớm ghê, đặng thử đi chiếm một dân tộc cho mình ở giữa một dân tộc khác, như mọi điều Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã làm cho các ngươi tại xứ Ê-díp-tô, dưới mắt mình chăng? Ngươi đã chứng kiến mọi điều đó, để nhìn biết rằng Giê-hô-va, ấy là Đức Chúa Trời, chớ không ai khác hơn Ngài” (Phục truyền luật lệ ký 4:33-35, phần nhấn mạnh là của tôi).
Khi Môise đối diện với Pharaôn, kêu cầu ông ta phải thả cho dân Israel đi, Pharaôn ngay lập tức nhìn thấy đây là một “chiến trận của các vì thần”:
“Kế sau, Môi-se và A-rôn đến tâu cùng Pha-ra-ôn rằng: Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên có phán như vầy: Hãy cho dân ta đi, đặng nó giữ một lễ cho ta tại đồng vắng. Nhưng Pha-ra-ôn đáp rằng: Giê-hô-va là ai mà trẫm phải vâng lời người, để cho dân Y-sơ-ra-ên đi? Trẫm chẳng biết Giê-hô-va nào hết; cũng chẳng cho dân Y-sơ-ra-ên đi nữa” (Xuất Êdíptô ký 5:1-2).
Toàn bộ cuộc gặp gỡ chứng tỏ rằng chỉ có Đức Chúa Trời mới là Thần, và “các thần” của Aicập đều chẳng phải là thần chi hết:
“Đêm đó ta sẽ đi qua xứ Ê-díp-tô, hành hại mọi con đầu lòng xứ Ê-díp-tô, từ người ta cho đến súc vật; ta sẽ xét đoán các thần của xứ Ê-díp-tô; ta là Đức Giê-hô-va” (Xuất Êdíptô ký 12:12).
Nếu Đức Chúa Trời của Israel đánh bại “các thần” của Aicập, chắc chắn điều nầy cũng ám chỉ rằng “các thần” của người Canaan đều chẳng phải là thần. Sự thờ lạy hình tượng của người Canaan là sự dại dột. Dân Israel phải tránh sự thờ lạy hình tượng của người xứ Canaan không những vì Đức Chúa Trời đã truyền cho họ phải tránh, mà còn vì “các thần” họ thờ lạy là không hiện hữu.
Môise đã nhắc cho dân Israel nhớ rằng tại Núi Sinai, Đức Chúa Trời là Đấng đã hiện ra không có hình trạng nào cả; Ngài không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Thế thì, làm sao vẽ ra một hình ảnh về Đức Chúa Trời là Đấng mà họ không thấy chứ?
“Từ trong lửa, Đức Giê-hô-va phán cùng các ngươi; các ngươi nghe một tiếng nói, nhưng không thấy một hình trạng nào; chỉ nghe một tiếng mà thôi. … . Vậy, các ngươi hãy cẩn thận giữ lấy linh hồn mình cho lắm, vì các ngươi không có thấy một hình trạng nào trong ngày Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, từ nơi giữa lửa phán cùng các ngươi, tại Hô-rếp; e các ngươi phải làm hư hoại cho mình chăng, và làm một tượng chạm nào, tạo hình trạng của tà thần nào, hoặc hình của người nam hay người nữ, hoặc hình của con thú nào đi trên đất, hoặc hình của vật nào có cánh bay trên trời, hoặc hình của loài côn trùng nào bò trên đất, hay là hình của con cá nào ở trong nước dưới đất; lại, e khi ngươi ngước mắt lên trời thấy mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, tức là toàn cả thiên binh, thì ngươi bị quyến dụ quì xuống trước các vì đó, và thờ lạy các tinh tú nầy mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã chia phân cho muôn dân dưới trời chăng” (Phục truyền luật lệ ký 4:12, 15-19).
Họ cũng phải nhớ rằng Đức Chúa Trời thể nào đã nổi giận với dân Israel khi họ thờ lạy hình tượng – con bò con bằng vàng – tại chơn Núi Sinai:
“Hãy nhớ lại, chớ quên rằng, trong đồng vắng ngươi đã chọc giận Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Từ ngày ra khỏi xứ Ê-díp-tô cho đến chốn nầy, ngươi thường phản nghịch cùng Đức Giê-hô-va. Tại Hô-rếp, các ngươi cũng đã chọc giận Đức Giê-hô-va; nên Ngài nổi thạnh nộ toan diệt các ngươi. Khi ta đi lên núi đặng lãnh hai bảng đá, tức là hai bảng về sự giao ước mà Đức Giê-hô-va đã lập cùng các ngươi, ta ở trên núi bốn mươi ngày và bốn mươi đêm, không ăn bánh, chẳng uống nước; và Đức Giê-hô-va trao cho ta hai bảng đá, bởi ngón tay Đức Chúa Trời viết ra, có đủ những lời mà Đức Giê-hô-va từ giữa lửa, tại trên núi, có phán ra cùng các ngươi, trong ngày nhóm hiệp. Xảy khi bốn mươi ngày và bốn mươi đêm mãn rồi, Đức Giê-hô-va ban cho ta hai bảng đá, tức là hai bảng về sự giao ước. Đoạn, Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Hãy đứng dậy, mau mau xuống khỏi đây, vì dân mà ngươi đem ra khỏi xứ Ê-díp-tô đã tự bại hoại, vội bỏ đạo của ta đã truyền cho, mà chế cho mình một tượng đúc. Đức Giê-hô-va lại phán cùng ta rằng: Ta nhìn xem dân nầy, kìa là một dân cứng cổ. Hãy để mặc ta diệt chúng nó, và xóa tên chúng nó khỏi dưới trời, rồi ta sẽ làm cho ngươi thành một dân tộc mạnh và lớn hơn dân ấy. Vậy, ta bèn xây lại đi xuống núi, cả núi vẫn có lửa cháy: hai tay ta cầm hai bảng đá về sự giao ước. Bấy giờ, ta nhìn xem, kìa các ngươi đã phạm tội cùng Giê-hô-va. Đức Chúa Trời các ngươi, rất vội bỏ đạo Ngài đã truyền cho, mà làm cho mình một con bò con đúc. Ta bèn nắm hai bảng đá, liệng ra khỏi tay, đập bể trước mặt các ngươi. Đoạn, vì cớ các ngươi làm dữ, phạm tội trọng trước mặt Đức Giê-hô-va, chọc cho Ngài giận, nên ta lại sấp mình xuống trước mặt Đức Giê-hô-va, trong bốn mươi ngày và bốn mươi đêm như lần trước, không ăn bánh và chẳng uống nước. Vì ta sợ cơn thạnh nộ và tức giận của Đức Giê-hô-va đã nổi phừng lên, đặng diệt các ngươi; nhưng Đức Giê-hô-va còn nhậm lời ta lần nầy nữa. Đức Giê-hô-va cũng nổi nóng phừng cùng A-rôn, đến đỗi muốn giết người; song ta cũng cầu nguyện cho A-rôn trong lúc đó. Đoạn, ta lấy vật tội lỗi của các ngươi, tức là con bò con mà các ngươi đã làm, đem đốt trong lửa, đập bể ra từng miếng, nghiền cho đến đỗi nó tan ra bụi, rồi đổ bụi ấy nơi khe ở trên núi chảy xuống” (Phục truyền luật lệ ký 9:7-21).
Chuyến mạo hiểm đầu tiên của Israel bước vào sự thờ lạy hình tượng tỏ ra là một “kinh nghiệm sắp dãy chết” cho cả dân tộc. Đức Chúa Trời đã rất giận dữ bởi sự thờ lạy hình tượng của Israel và đe dọa quét sạch cả dân tộc đi. Trong khi giao ước của Đức Chúa Trời và bổn tánh của Ngài sẽ không cho phép điều nầy, dân Israel sẽ nhớ lại từ quá khứ của họ Đức Chúa Trời đã xem trầm trọng thể nào về tình trạng thờ lạy hình tượng. Hãy để cho Israel tiếp thu từ quá khứ của nó và tránh các mối nguy hiểm mà xứ Canaan sẽ bày ra, vì cớ họ thờ lạy hình tượng và phi đạo đức. Thật vậy, hãy để cho dân sự của Đức Chúa Trời suy gẫm lại sự thực sự họ chiếm lấy xứ là sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng trên dân sự và xứ sở Canaan vì tình trạng thờ lạy hình tượng và phi đạo đức (Sáng thế ký 15:12-16).
Có lẽ cái điều cần phải lưu ý ở đây, ấy là tình trạng thờ lạy hình tượng của của dân xứ Canaan có liên quan mật thiết với tình trạng phi đạo đức của họ. Điều nầy thường là trường hợp. Trường hợp nầy đã xảy ra với dân Israel tại Núi Sinai:
“Sáng mai dân chúng bèn thức dậy sớm, dâng các của lễ thiêu và lễ thù ân; ngồi mà ăn uống, đoạn đứng dậy mà vui chơi” (Xuất Êdíptô ký 32:6).
Từ ngữ “vui chơi” có nghĩa rộng về tình dục nữa. Dân xứ Canaan đã thờ lạy các vị thần trúng mùa, và vì vậy có không ít lạ lùng khi tình trạng phi luân về tình dục có dính dáng tới trong sự “thờ phượng” của họ.
Israel bị cảnh cáo nhiều lần chống lại các tội ác của sự thờ lạy hình tượng trong sách Phục truyền luật lệ ký (4:25-26; 5:8-10; 11:16-17; 29:17-20). Họ được báo cho biết rằng họ sẽ xây sang tình trạng thờ lạy hình tượng trong tương lai (31:16, 20; 32:15-23). Phương thuốc chữa lành là nắm lấy hành động có tính ngăn trở mọi sự cám dỗ của sự thờ lạy hình tượng và phi đạo đức trong xứ Canaan.
“Khi Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã dẫn ngươi vào xứ mình sẽ nhận được, đuổi khỏi trước mặt ngươi nhiều dân tộc, là dân Hê-tít, dân Ghi-rê-ga-sít, dân A-mô-rít, dân Ca-na-an, dân Phê-rê-sít, dân Hê-vít, và dân Giê-bu-sít, tức bảy dân tộc lớn và mạnh hơn ngươi, khi Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã phó cho các dân ấy cho, và ngươi đánh bại chúng, thì phải diệt hết chúng đi, chớ lập giao ước cùng, và cũng đừng thương xót lấy. Ngươi chớ làm sui gia với chúng, chớ gả con gái mình cho con trai họ, cũng đừng cưới con gái họ cho con trai mình, vì các dân tộc nầy sẽ dụ con trai ngươi lìa bỏ ta mà phục sự các thần khác, rồi cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va nổi lên cùng ngươi, diệt ngươi cách vội vàng. Nhưng đối cùng các dân đó, các ngươi phải làm như vầy: phá những bàn thờ, đập bể những pho tượng, đánh hạ các thần A-sê-ra và đốt những hình chạm của chúng nó. Vì ngươi là một dân thánh cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi; Ngài đã chọn ngươi trong muôn dân trên mặt đất, đặng làm một dân thuộc riêng về Ngài” (Phục truyền luật lệ ký 7:1-6).
“Các ngươi phải thiêu đốt những tượng chạm về các thần chúng nó. Chớ tham lam, cũng chớ lấy cho mình bạc hay vàng bọc các tượng ấy, e ngươi phải mắc bẫy chăng; vì vật ấy lấy làm gớm ghiếc cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Chớ đem vàng gớm ghiếc nầy vào nhà mình, e ngươi cũng đáng bị diệt như nó. Khá gớm ghê và hiềm nó đến đều, vì là một vật đáng diệt” (Phục truyền luật lệ ký 7:25-26).
““Khi ngươi nghe nói về một trong các thành mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi ở, rằng có những kẻ gian tà từ giữa mình ra dụ dỗ dân thành đó, mà rằng: Ta hãy đi hầu việc các thần khác mà các ngươi không hề biết, thì phải tìm kiếm, hỏi thăm, và tra xét cho kỹ càng. Bằng điều người ta nói là chân thật và quả quyết, và nếu một điều gớm ghiếc như vậy đã phạm giữa ngươi, thì ngươi phải giết dân sự thành ấy bằng lưỡi gươm; phải dùng gươm tận diệt nó và mọi vật ở trong, luôn với súc vật của nó. Đoạn, ngươi phải gom hết thảy của cướp lại giữa phố thành, rồi đốt hết thành và hết mọi của cướp nó trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, thì nó sẽ thành một đống hư tàn mãi mãi, không hề được cất lại nữa. Phàm vật đáng tận diệt, chẳng nên còn gì dính lại mảy may nơi tay ngươi, để khi ngươi vâng theo tiếng của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, gìn giữ các điều răn Ngài, mà ta truyền cho ngươi ngày nay, và làm điều ngay thẳng trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, thì Đức Giê-hô-va nguôi cơn giận Ngài, làm ơn cho, và đoái thương ngươi, khiến cho ngươi thêm nhiều lên, y như Ngài đã thề cùng tổ phụ ngươi” (Phục truyền luật lệ ký 13:12-18).
Các phân đoạn Kinh thánh nầy rất cụ thể cho dân Israel phải sinh sống đàng hoàng trong xứ Canaan, ở đó có rất nhiều sự cám dỗ cho tình trạng thờ lạy hình tượng và phi đạo đức. Họ được truyền cho phải tiêu diệt hoàn toàn dân xứ Canaan, hủy diệt từng loài sống. Họ chẳng cần phải tỏ ra sự thương xót hay sợ hãi nào hết (7:16). Khi họ đánh bại dân xứ Canaan, họ không phải chiếm lấy bất kỳ một chiến lợi phẩm nào cả (7:25-26). Đây là chỗ mà Acan không bao lâu sau đó đã phạm sai lầm (Giôsuê 7). Đức Chúa Trời rõ ràng đã chỉ ra mọi hậu quả trong việc thất bại không vâng theo các mạng lịnh của Ngài về sự phân rẻ của Israel ra khỏi cách thực hành tà giáo của dân xứ Canaan (11:16-17). Bất kỳ người Israel nào dẫn dắt dân Israel ra khỏi Đức Chúa Trời đi theo các thần khác sẽ bị kết án tử hình (13:1-18).
Hãy để cho Israel ấp ủ các bài học trong quá khứ và chú ý đến những lời cảnh báo của Đức Chúa Trời về tương lai họ sẽ sa vào tình trạng thờ lạy hình tượng và phi đạo đức. Đây là thời điểm khi tội lỗi sẽ bị xử lý với sự quyết liệt. Tôi đã được nhắc nhớ đến lời lẽ của Chúa chúng ta trong Tân Ước:
“Các ngươi có nghe lời phán rằng: Ngươi chớ phạm tội tà dâm. Song ta phán cho các ngươi biết: Hễ ai ngó đàn bà mà động tình tham muốn, thì trong lòng đã phạm tội tà dâm cùng người rồi. Vậy nếu con mắt bên hữu xui cho ngươi phạm tội, thì hãy móc mà quăng nó cho xa ngươi đi; vì thà chịu một phần thân thể ngươi phải hư, còn hơn là cả thân thể bị ném vào địa ngục” (Mathiơ 5:27-30).
VẤN ĐỀ THỨ BA: CÁC MỐI NGUY HIỂM CỦA SỰ LÃNH ĐẠM, KIÊU NGẠO, VÀ TỰ TÍN. Có mối nguy hiểm trầm trọng khác đối với dân Israel khi họ sửa soạn chiếm lấy Đất Hứa Canaan – họ trở nên tự mãn, kiêu căng, và tự tín. Nói cách khác, trong cơ nghiệp ấy họ sẽ bị cám dỗ mà quên rằng Đức Chúa Trời là nguồn của mọi ơn phước của họ và bắt đầu kể lễ công trạng của mình:
“Khi Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã dẫn ngươi vào xứ mà Ngài thề cùng tổ phụ ngươi, là Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp, đặng ban cho ngươi, khiến ngươi lấy được những thành lớn và tốt mà ngươi không có xây cất; những nhà đầy đủ các thứ của mà ngươi không có chất chứa; các giếng mà ngươi không có đào; cây nho và cây ô-li-ve mà ngươi không có trồng; khi ngươi ăn và được no nê, khá giữ lấy mình, kẻo ngươi quên Đức Giê-hô-va, là Đấng đã đem ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, tức là khỏi nhà nô lệ” (Phục truyền luật lệ ký 6:10-12).
“Ngươi khá cẩn thận, e quên Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, không giữ gìn những điều răn, mạng lịnh và luật lệ của Ngài, mà ngày nay ta truyền cho ngươi chăng; lại e sau khi đã ăn no nê, cất nhà tốt đặng ở, thấy bò chiên của mình thêm nhiều lên, bạc, vàng, và mọi tài sản mình dư dật rồi, thì bấy giờ lòng ngươi tự cao, quên Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, là Đấng đã đem ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, tức khỏi nhà nô lệ chăng. Ấy là Ngài đã dẫn ngươi đi ngang qua đồng vắng mênh mông gớm ghiếc nầy, đầy những rắn lửa, bò kẹp, đất khô khan, chẳng có nước; Ngài khiến nước từ hòn đá rất cứng phun ra cho ngươi; lại trong đồng vắng, Ngài ban cho ngươi ăn ma-na mà tổ phụ ngươi chưa hề biết, để hạ ngươi xuống và thử ngươi, hầu về sau làm ơn cho ngươi. Vậy, khá coi chừng, chớ nói trong lòng rằng: Ay nhờ quyền năng ta và sức lực của tay ta mà đoạt được những sản nghiệp nầy. Hãy nhớ lại Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, vì ấy là Ngài ban cho ngươi sức lực đoạt được những sản nghiệp, để làm trọn sự giao ước Ngài đã thề cùng tổ phụ ngươi, y như Ngài đã làm ngày nay. Nếu ngươi quên Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi mà theo các thần khác, hầu việc và quì lạy trước các thần ấy, thì ngày nay ta cáo quyết rằng: Các ngươi hẳn sẽ bị diệt mất! Các ngươi sẽ bị diệt mất như những dân tộc kia mà Đức Giê-hô-va tuyệt diệt trước mặt các ngươi, bởi vì không nghe theo tiếng Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của các ngươi” (Phục truyền luật lệ ký 8:11-20).
Lên tới thời điểm nầy, dân Israel chưa kinh nghiệm những gì chúng ta gọi là “sự sống tốt lành”. Họ đã ra khỏi cảnh nô lệ trong xứ Aicập. Họ phải sống trong lều trại ngoài sa mạc. Họ nương cậy vào Đức Chúa Trời để có thức ăn và nước uống. Bảng “thực đơn” của họ gần như là như nhau – mana. Họ không thể ổn định để cày cấy các vụ mùa, họ luôn luôn di chuyển. Họ thường bị đe dọa bởi các dân khác luôn chống đối họ. Nhưng không bao lâu sau khi dân Israel vào trong xứ Canaan rồi chiếm lấy nó. Họ sẽ thưởng thức các vườn nho và cây ăn quả mà họ không có trồng. Họ sẽ kinh nghiệm các ơn phước vật chất của Đức Chúa Trời với nhiều phương thức mới. Mối nguy hiểm rất thực, ấy là họ sẽ bắt đầu kể công về các ơn phước nầy, thay vì biết ơn đối cùng Đức Chúa Trời, là Đấng đã ban bố cho họ.
Đức Chúa Trời giàu ơn dựng lên một số yếu tố có tính cách bảo hộ. Ngài không làm cho nông nghiệp được dễ dàng cho dân sự của Ngài đến nỗi họ sẽ không tin cậy và vâng theo Ngài. Đức Chúa Trời đặt dân Israel vào một xứ nương cậy vào Ngài để có mưa cho nó:
“Vậy, phải gìn giữ hết thảy điều răn mà ta truyền cho các ngươi ngày nay, để các ngươi được mạnh mẽ, vào nhận lấy xứ mà mình sẽ chiếm được, hầu cho các ngươi sống lâu ngày trên đất mà Đức Giê-hô-va đã thề ban cho tổ phụ các ngươi và cho dòng dõi của họ, tức là xứ đượm sữa và mật. Vì xứ ngươi sẽ vào nhận lấy chẳng phải như xứ Ê-díp-tô, là nơi mình đã ra khỏi; tại nơi ấy ngươi gieo mạ và phải nhờ lấy chân mình mà tưới, như một vườn rau cỏ; nhưng xứ các ngươi sẽ đi vào nhận lấy đó, là một xứ có núi và trũng, nhờ mưa trời mà được thấm tưới. Ấy là một xứ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi săn sóc, mắt Ngài hằng đoái xem nó từ đầu năm đến cuối. Vậy, nếu các ngươi chăm chỉ nghe các điều răn ta truyền cho các ngươi ngày nay, hết lòng, hết ý kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và phục sự Ngài, thì ta sẽ cho mưa mùa thu và mưa mùa xuân xuống thuận thì tại trong xứ các ngươi; ngươi sẽ thâu góp ngũ cốc, rượu, và dầu của ngươi. Ta cũng sẽ khiến đồng ruộng ngươi sanh cỏ cho súc vật ngươi; ngươi sẽ ăn và được no nê. Các ngươi khá cẩn thận, kẻo lòng mình bị dụ dỗ, xây bỏ Chúa, mà hầu việc các thần khác, và quì lạy trước mặt chúng nó chăng; e cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va sẽ phừng lên cùng các ngươi, Ngài đóng các từng trời lại, nên nỗi chẳng có mưa nữa, đất không sanh sản: như vậy, các ngươi sẽ vội chết mất trong xứ tốt tươi nầy, là xứ mà Đức Giê-hô-va ban cho các ngươi” (Phục truyền luật lệ ký 11:8-17).
Israel cần phải tiếp thu từ quá khứ của nó khi nó nhìn về tương lai. Họ cần được nhắc cho nhớ rằng Đức Chúa Trời không chọn họ vì số đông đâu, mà vì ân điển tối thượng của Ngài:
“Đức Giê-hô-va tríu mến và chọn lấy các ngươi, chẳng phải vì các ngươi đông hơn mọi dân khác đâu; thật số các ngươi là ít hơn những dân khác. Nhưng ấy vì Đức Giê-hô-va thương yêu các ngươi, và giữ lời thề mà Ngài đã lập cùng tổ phụ các ngươi, nên Đức Giê-hô-va nhờ tay mạnh rút các ngươi ra, chuộc khỏi nhà nô lệ, và cứu khỏi tay Pha-ra-ôn, vua xứ Ê-díp-tô. Vậy nên, phải nhận biết rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, ấy là Đức Chúa Trời, tức Đức Chúa Trời thành tín, giữ sự giao ước và nhân từ đến ngàn đời cho những người yêu mến Ngài và vâng giữ các điều răn Ngài” (Phục truyền luật lệ ký 7:7-9).
Dân Israel được nhắc nhớ về các hoàn cảnh khiêm hạ mà từ (và qua) đó Đức Chúa Trời đã đem họ đến Đất Hứa:
“Về ngày sau, khi con người hỏi ngươi rằng: Các chứng cớ, luật lệ, và mạng lịnh nầy là chi, mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi đã truyền cho cha? thì hãy đáp rằng: Chúng ta đã bị làm tôi mọi cho Pha-ra-ôn tại xứ Ê-díp-tô, và Đức Giê-hô-va có dùng tay mạnh đem chúng ta ra khỏi xứ ấy. Đức Giê-hô-va có làm trước mặt chúng ta những dấu k" và phép lạ rất lớn lao đáng sợ, mà hại xứ Ê-díp-tô, Pha-ra-ôn, và cả nhà người; Ngài đã đem chúng ta ra khỏi xứ ấy, để dẫn vào xứ Ngài đã thề cùng tổ phụ chúng ta; để ban cho chúng ta” (Phục truyền luật lệ ký 6:20-23).
“Khi ngươi đã vào trong xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi làm sản nghiệp, khi nhận được và ở tại đó rồi, thì phải lấy hoa quả đầu mùa của thổ sản mình thâu-hoạch trong xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi, để trong một cái giỏ, rồi đi đến chỗ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ chọn để danh Ngài ở. Ngươi sẽ tới cùng thầy tế lễ làm chức đang thì đó, mà nói rằng: Ngày nay, trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ông, tôi nhận biết tôi đã vào trong xứ mà Đức Giê-hô-va đã thề cùng tổ phụ ban cho chúng tôi. Đoạn, thầy tế lễ sẽ lấy cái giỏ khỏi tay ngươi, để trước bàn thờ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Đoạn, ngươi cất tiếng nói tại trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi rằng: Tổ phụ tôi là người A-ram phiêu lưu, đi xuống xứ Ê-díp-tô kiều ngụ tại đó, số người ít, mà lại trở thành một dân tộc lớn, mạnh và đông. Người Ê-díp-tô ngược đãi và khắc bức chúng tôi, bắt làm công dịch nhọc nhằn” (Phục truyền luật lệ ký 26:1-6).
Dân Israel cần phải nhớ thể nào Đức Chúa Trời đã đem họ qua nghịch cảnh và nhu cầu, để dạy dỗ họ biết tin cậy và vâng lời:
“Hãy cẩn thận làm theo hết thảy điều răn mà ta truyền cho các ngươi ngày nay, để các ngươi được sống, được gia thêm, và được vào nhận lấy xứ mà Đức Giê-hô-va đã thề cùng tổ phụ các ngươi, để ban cho các ngươi. Hãy nhớ trọn con đường nơi đồng vắng mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã dẫn ngươi đi trong bốn mươi năm nầy, để hạ ngươi xuống và thử ngươi, đặng biết điều có ở trong lòng ngươi, hoặc ngươi có gìn giữ những điều răn của Ngài hay chăng. Vậy, Ngài có hạ ngươi xuống, làm cho ngươi bị đói, đoạn cho ăn ma-na mà ngươi và tổ phụ ngươi chưa hề biết, để khiến ngươi biết rằng loài người sống chẳng phải nhờ bánh mà thôi, nhưng loài người sống nhờ mọi lời bởi miệng Đức Giê-hô-va mà ra. Trong bốn mươi năm nầy áo xống ngươi không hư mòn, chân ngươi chẳng phù lên. Vậy, khá nhận biết trong lòng rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sửa phạt ngươi như một người sửa phạt con mình vậy. Hãy kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, gìn giữ những điều răn của Ngài, đi theo các đường lối Ngài; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ khiến ngươi vào xứ tốt tươi, có nhiều khe, suối, nước sâu phun lên trong trũng và trên núi; xứ có lúa mì, lúa mạch, dây nho, cây vả, cây lựu; dầu ô-li-ve và mật; xứ đó ngươi sẽ ăn bánh đầy đủ, chẳng thiếu món chi; đá xứ đó là sắt, và từ trong núi ngươi lấy đồng ra. Vậy, ngươi sẽ ăn no nê, và ngợi khen Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, vì cớ xứ tốt tươi mà Ngài đã ban cho” (Phục truyền luật lệ ký 8:1-10).
Các ơn phước của Israel không phải là kết quả của sự họ trung tín với Đức Chúa Trời đâu, mà là kết quả của sự Đức Chúa Trời thành tín đối với dân sự của Ngài, khi Ngài giữ các lời hứa giao ước của Ngài:
“Khi Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã đuổi chúng nó khỏi trước mặt ngươi, chớ nói trong lòng rằng: Ay vì cớ sự công bình tôi mà Đức Giê-hô-va khiến tôi vào nhận lấy xứ nầy; thật là bởi gian ác của các dân tộc đó, nên Đức Giê-hô-va mới đuổi chúng nó ra khỏi trước mặt ngươi. Ngươi vào nhận lấy xứ của các dân tộc ấy, chẳng phải vì cớ sự công bình ngươi, hay là lòng chánh trực của ngươi đâu, nhưng vì cớ sự gian ác của chúng nó, nên Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ đuổi chúng nó ra khỏi trước mặt ngươi, để làm cho ứng nghiệm lời hứa Ngài đã thề cùng các tổ phụ ngươi, là Ap-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Vậy, khá biết rằng chẳng phải vì cớ sự công bình ngươi mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi cho ngươi nhận lấy xứ tốt tươi nầy đâu; bởi ngươi vẫn là một dân cứng cổ!” (Phục truyền luật lệ ký 9:4-6).
Để giúp cho dân Israel nhớ đến quá khứ của họ và những đường lối kỳ diệu mà Đức Chúa Trời đã ban phước cho họ, Đức Chúa Trời đã ban cho họ một số ký ức. Lễ kỷ niệm hàng năm về Lễ Vượt Qua đã nhắc cho dân Israel nhớ tới đường lối mà Đức Chúa Trời đã giải cứu họ ra khỏi tình trạng nô lệ trong xứ Aicập. Lễ Lều Tạm (hay Nơi Trú ẩn Tạm Thời) đã nhắc cho dân Israel nhớ tới những năm tháng mà họ (hay các tổ phụ họ) đã trải qua trong đồng vắng, nương cậy vào Đức Chúa Trời để có được từng nhu cần của họ (16:13-17; 31:10-13). Họ không hề quên những khởi đầu khiêm hạ của họ và nguồn thật của mọi ơn phước và sự thịnh vượng của họ.
Cần phải nói rõ rằng các ơn phước mà dân Israel đã kinh nghiệm từ bàn tay của Đức Chúa Trời đều bất chấp mọi tội lỗi của Israel. Hết lúc nầy tới lúc khác dân Israel đã chọc cho Chúa phải nổi giận:
“Vậy, khá biết rằng chẳng phải vì cớ sự công bình ngươi mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi cho ngươi nhận lấy xứ tốt tươi nầy đâu; bởi ngươi vẫn là một dân cứng cổ. Hãy nhớ lại, chớ quên rằng, trong đồng vắng ngươi đã chọc giận Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Từ ngày ra khỏi xứ Ê-díp-tô cho đến chốn nầy, ngươi thường phản nghịch cùng Đức Giê-hô-va” (Phục truyền luật lệ ký 9:6-7; cũng xem 9:8—10:11).
Bất chấp mọi bài học nầy từ quá khứ, dân Israel đã bất chấp chúng rồi trở nên tự mãn và kiêu căng. Qua Môise, Đức Chúa Trời cảnh cáo dân Israel về tương lai, bảo đảm với họ rằng họ sẽ thất bại không chú ý đến những lời lẽ cảnh báo và dạy dỗ nầy, công bố ra mọi hậu quả của tội lỗi họ. Lời cảnh cáo đầu tiên được thấy ở Lêvi ký 26. Lời cảnh báo thứ nhứt về tương lai trong Phục truyền luật lệ ký được thấy ở chương 4:
“Khi các ngươi sẽ có con cùng cháu, và khi đã ở lâu trong xứ rồi, nếu các ngươi làm bại hoại mình, làm tượng chạm nào, hình của vật chi mặc dầu, mà hành ác trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi để chọc Ngài nổi giận, thì ngày nay ta bắt trời và đất làm chứng quyết cho các ngươi rằng các ngươi sẽ chết vội, và khuất mắt khỏi xứ mà mình sẽ đi nhận lấy tại bên kia sông Giô-đanh. Các ngươi chẳng ở đó lâu dài đâu, nhưng sẽ bị tận diệt. Đức Giê-hô-va sẽ tản lạc các ngươi trong các nước, chỉ còn lại số nhỏ trong các nước mà Đức Giê-hô-va sẽ dẫn các ngươi vào; ở đó các ngươi sẽ cúng thờ những thần bằng cây và bằng đá, là công việc của tay loài người làm nên, chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng ăn, cũng chẳng ngửi. Ở đó ngươi sẽ tìm cầu Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và khi nào hết lòng hết ý tìm cầu Ngài thì mới gặp. Khi ngươi bị gian nan, và các việc nầy xảy đến cho ngươi, bấy giờ trong ngày cuối cùng, ngươi sẽ trở về cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và vâng theo tiếng Ngài. Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi là Đức Chúa Trời hay thương xót sẽ không bỏ ngươi và không hủy diệt ngươi đâu; cũng chẳng quên sự giao ước mà Ngài đã thề cùng các tổ phụ ngươi” (Phục truyền luật lệ ký 4:25-31).
Có một lời công bố rất dài về mọi ơn phước và rủa sả trong các chương kết thúc của sách Phục truyền luật lệ ký. Ở chương 27, dân Israel dựng lên các hòn đá có ghi luật pháp trên đó. Phân nửa dân sự đã nhóm lại trên Núi Ghêraxim, ở đó họ công bố các ơn phước giao ước của Đức Chúa Trời. Phân nửa kia nhóm lại trên Núi Êbanh, ở đó những lời rủa sả của giao ước được người Lêvi công bố, và tất cả phải công nhận chúng bằng cách nói “Amen”. (Hãy chú ý ở 27:14-26 chỉ có những lời rủa sả được kể đến một cách đặc biệt).
Ở chương 28, 14 câu đầu tiên tóm tắt các ơn phước mà Đức Chúa Trời sẽ giáng trên dân sự Ngài nếu họ vâng theo Đức Giêhôva bằng cách tuân giữ các điều răn của Ngài. Những câu còn lại (54 câu trong số đó) mô tả những lời rủa sả sẽ giáng trên dân Israel vì bất tuân đối với các điều răn của Đức Chúa Trời. Những sự cân xứng chắc chắn phản ảnh sự thực dân Israel sẽ không vâng theo các điều răn của Đức Chúa Trời và sẽ kinh nghiệm những lời rủa sả nầy. Sự bất tuân của Israel là một sự chắc chắn, cũng như hậu quả của nó:
“Bởi trong lúc dư dật mọi điều, ngươi không vui lòng lạc ý phục sự Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, cho nên trong lúc đói khát, trong lúc trần truồng, và thiếu thốn mọi điều, ngươi sẽ hầu việc kẻ thù nghịch mà Đức Giê-hô-va sai đến đánh ngươi; họ sẽ tra ách sắt trên cổ ngươi, cho đến chừng nào tiêu diệt ngươi. Đức Giê-hô-va sẽ từ nơi xa, từ địa cực, khiến dấy lên nghịch cùng ngươi một dân tộc bay như chim ưng, tức là một dân tộc ngươi không nghe tiếng nói được, một dân tộc mặt mày hung ác, không nể-vì người già, chẳng thương xót kẻ trẻ; ăn sản vật của súc vật ngươi, hoa quả của đất ruộng ngươi, cho đến chừng nào ngươi bị tiêu diệt; nó không chừa lại ngũ cốc, rượu, dầu hay là lứa đẻ của bò và chiên ngươi, cho đến chừng nào đã tiêu diệt ngươi đi. Dân đó sẽ vây ngươi trong các thành của cả xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi, cho đến chừng nào những vách cao lớn và vững bền kia mà ngươi nhờ cậy đó, sẽ bị ngã xuống. Trong lúc bị vây, và khi quân nghịch làm cho túng thế cùng đường, ngươi sẽ ăn hoa quả của thân thể mình, tức là ăn thịt của con trai và con gái mình, mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi … và Đức Giê-hô-va sẽ tản lạc ngươi trong các dân, từ cuối đầu nầy của đất đến cuối đầu kia; tại đó, ngươi sẽ hầu việc các thần khác bằng cây và bằng đá mà ngươi cùng tổ phụ ngươi không hề biết. Trong các nước ấy, ngươi không được an tịnh, bàn chân ngươi không được nghỉ ngơi; nhưng tại đó Đức Giê-hô-va sẽ ban cho ngươi một tấm lòng run sợ, mắt mờ yếu, và linh hồn hao mòn. Sự sống ngươi vẫn không chắc trước mặt ngươi; ngày và đêm ngươi hằng sợ hãi, khó liệu bảo tồn sự sống mình. Bởi cớ sự kinh khủng đầy dẫy lòng ngươi, và bị cảnh mắt ngươi sẽ thấy, nên sớm mai ngươi sẽ nói: Chớ chi được chiều tối rồi! Chiều tối ngươi sẽ nói: Ước gì được sáng mai rồi! Đức Giê-hô-va sẽ khiến ngươi đi tàu trở lại xứ Ê-díp-tô, bởi con đường mà trước ta đã nói: Ngươi không thấy nó nữa; ở đó, ngươi sẽ đem bán mình cho kẻ thù nghịch làm nô và tì, nhưng không có ai mua!” (Phục truyền luật lệ ký 28:47-53, 64-68).
Các chương 28-30 của sách Phục truyền luật lệ ký là chìa khóa cho sự hiểu biết lịch sử của dân Israel kể từ lúc họ vào trong xứ Canaan. Phân đoạn nầy tóm tắt những hậu quả của việc bất chấp Đức Chúa Trời và các điều răn của Ngài. Ở đó cũng kê ra phương thuốc chữa cho những sự rủa sả nầy:
“Khi các điều nầy đã xảy đến cho ngươi, hoặc phước lành, hoặc rủa sả, mà ta đã đặt trước mặt ngươi, nếu trong các nước, mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đuổi ngươi đến, ngươi đem lòng nhắc lại những điều ấy, trở lại cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, ngươi và con cháu ngươi hết lòng hết ý vâng theo tiếng phán của Ngài, như mọi điều ta truyền cho ngươi ngày nay, thì bấy giờ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ thương xót ngươi, đem những phu tù ngươi trở về, nhóm hiệp ngươi từ giữa các dân, là nơi Ngài đã tản lạc ngươi đó. Dẫu những kẻ bị đày của ngươi ở tại cuối trời, thì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi cũng sẽ từ đó nhóm hiệp ngươi lại và rút ngươi khỏi nơi đó. Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ đem ngươi về xứ mà tổ phụ ngươi đã nhận được, và ngươi sẽ nhận lấy nó; Ngài sẽ làm ơn cho ngươi và gia thêm ngươi nhiều hơn tổ phụ ngươi. Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ cất sự ô uế khỏi lòng ngươi và khỏi dòng dõi ngươi, để ngươi hết lòng hết ý kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, hầu cho ngươi được sống. Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ đổ các lời trù ẻo nầy trên kẻ thù nghịch ngươi, trên kẻ nào ghét và bắt bớ ngươi. Còn ngươi sẽ hối cải, nghe theo tiếng phán của Đức Giê-hô-va, và làm theo các điều răn của Ngài, mà ta truyền cho ngươi ngày nay. Khi ngươi nghe theo tiếng phán của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, gìn giữ các điều răn và luật lệ của Ngài đã ghi trong sách luật pháp nầy, hết lòng hết ý trở lại cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, thì Ngài sẽ ban phước đầy-lấp, làm cho mọi công việc của tay ngươi được thạnh lợi, khiến hoa quả của thân thể ngươi, sản vật của sinh súc, và bông trái của đất ruộng ngươi được thịnh-vượng; vì Đức Giê-hô-va sẽ lại vui lòng nữa mà làm ơn cho ngươi, như Ngài đã vui lòng về các tổ phụ ngươi” (Phục truyền luật lệ ký 30:1-10).
Môise kết luận bằng cách giới thiệu cho dân Israel với một sự lựa chọn, thúc giục họ phải chọn tin cậy và vâng lời Đức Chúa Trời:
“Điều răn nầy mà ta truyền cho ngươi ngày nay chẳng phải cao quá ngươi, hay là xa quá cho ngươi. Nó chẳng phải ở trên trời, để ngươi nói rằng: Ai sẽ lên trời đem nó xuống cho chúng tôi nghe, đặng chúng tôi làm theo? Nó cũng chẳng phải ở bên kia biển, để ngươi nói rằng: Ai sẽ đi qua bên kia biển, đem nó về cho chúng tôi nghe, đặng chúng tôi làm theo? Vì lời nầy rất gần ngươi, ở trong miệng và trong lòng ngươi, để ngươi làm theo nó. Hãy xem, ngày nay ta đặt trước mặt ngươi sự sống và phước lành, sự chết và tai họa, vì ngày nay, ta bảo ngươi thương mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, đi trong các đường lối Ngài, và gìn giữ những điều răn luật lệ và mạng lịnh Ngài, để ngươi sống, gia thêm, và Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban phước cho ngươi trong xứ mà ngươi sẽ vào nhận lấy. Nhưng nếu lòng ngươi xây trở, không khứng nghe theo, chịu dụ dỗ thờ lạy và hầu việc các thần khác, thì ngày nay ta tỏ cùng các ngươi rằng các ngươi hẳn phải tuyệt diệt, không được sống lâu trên đất mà ngươi sẽ đi qua sông Giô-đanh đặng nhận lấy. Ngày nay, ta bắt trời và đất làm chứng cho các ngươi rằng ta đã đặt trước mặt ngươi sự sống và sự chết, sự phước lành và sự rủa sả. Vậy, hãy chọn sự sống, hầu cho ngươi và dòng dõi ngươi được sống, thương mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, vâng theo tiếng phán Ngài, và tríu mến Ngài; vì Ngài là sự sống ngươi và làm cho ngươi được sống lâu, đặng ngươi ở trên đất mà Đức Giê-hô-va đã thề ban cho các tổ phụ ngươi, là Ap-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp” (Phục truyền luật lệ ký 30:11-20).
Phần kết luận:
Sách Phục truyền luật lệ ký kết luận với “bài ca của Môise” ở chương 32, một phước hạnh được Môi se công bố ra (chương 33), và phần mô tả cái chết của Môise (chương 34). Một người có thể kết luận rằng Sách Phục truyền luật lệ ký kết thúc theo một cách rất đau buồn. Ngay trước khi dân Israel đặt chơn vào Đất Hứa, họ được truyền cho biết là họ sẽ thất bại và họ sẽ bị trục xuất ra khỏi xứ. Đâu là “những tin tức tốt lành” trong mọi sự nầy? Hãy xem xét các lẽ thật sau đây, chúng ta tìm gặp trong Sách Phục truyền luật lệ ký:
Thứ nhứt, Đức Chúa Trời đã ban cho con người một sự lựa chọn hầu việc Ngài và sự sống, hay bất tuân và sự chết:
“Hãy xem, ngày nay ta đặt trước mặt ngươi sự sống và phước lành, sự chết và tai họa, vì ngày nay, ta bảo ngươi thương mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, đi trong các đường lối Ngài, và gìn giữ những điều răn luật lệ và mạng lịnh Ngài, để ngươi sống, gia thêm, và Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban phước cho ngươi trong xứ mà ngươi sẽ vào nhận lấy. Nhưng nếu lòng ngươi xây trở, không khứng nghe theo, chịu dụ dỗ thờ lạy và hầu việc các thần khác, thì ngày nay ta tỏ cùng các ngươi rằng các ngươi hẳn phải tuyệt diệt, không được sống lâu trên đất mà ngươi sẽ đi qua sông Giô-đanh đặng nhận lấy. Ngày nay, ta bắt trời và đất làm chứng cho các ngươi rằng ta đã đặt trước mặt ngươi sự sống và sự chết, sự phước lành và sự rủa sả. Vậy, hãy chọn sự sống, hầu cho ngươi và dòng dõi ngươi được sống, thương mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, vâng theo tiếng phán Ngài, và tríu mến Ngài; vì Ngài là sự sống ngươi và làm cho ngươi được sống lâu, đặng ngươi ở trên đất mà Đức Giê-hô-va đã thề ban cho các tổ phụ ngươi, là Ap-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp” (Phục truyền luật lệ ký 30:15-20).
Thứ hai, Sách Phục truyền luật lệ ký nói rõ rằng, biệt riêng con người ra, họ không hề xứng đáng với các ơn phước của Đức Chúa Trời trên cơ sở tuân giữ luật pháp. Vấn đề với con người, ấy là họ đã thất bại và họ không có một tấm lòng muốn hầu việc Đức Chúa Trời:
“Đang khi các ngươi bàn cùng ta, Đức Giê-hô-va nghe những lời của các ngươi, nên phán cùng ta rằng: Ta có nghe những lời dân nầy bàn cùng ngươi; chúng nó nói như vậy lấy làm thậm phải. Ồ! chớ chi dân nầy thường có một lòng kính sợ ta, hằng giữ theo các điều răn ta như thế, để chúng nó và con cháu chúng nó được phước đời đời!” (Phục truyền luật lệ ký 5:28-29).
“nhưng cho đến ngày nay Đức Giê-hô-va không ban cho các ngươi một tấm lòng để biết, mắt để thấy hay là tai để nghe!” (Phục truyền luật lệ ký 29:4).
Thứ ba, dân Israel, chỉ tính riêng với họ thôi, chỉ đem lại sự phán xét thiêng liêng giáng trên chính mình họ.
“Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Kìa, ngươi sẽ an giấc với các tổ phụ ngươi; dân sự nầy sẽ dấy lên và thông dâm cùng các thần khác trong xứ mà họ sẽ vào, bỏ ta và bội giao ước ta đã lập cùng họ. Trong ngày ấy, cơn thạnh nộ ta sẽ phừng lên cùng họ, ta sẽ bỏ họ, giấu mặt ta đi, khiến cho họ bị tiêu nuốt; nhiều sự tai vạ và buồn thảm sẽ xông hãm vào họ. Trong ngày đó họ sẽ nói rằng: Há có phải vì Đức Chúa Trời không ngự giữa tôi, nên những tai vạ nầy xông hãm vào tôi chăng? Còn ta, trong ngày đó, sẽ giấu mất mặt ta đi, vì cớ các tội ác của dân đã làm, trở theo các thần khác. Vậy bây giờ, hãy chép bài ca nầy và dạy cho dân Y-sơ-ra-ên; hãy để trong miệng họ, để bài ca nầy dùng làm chứng cho ta nghịch cùng dân Y-sơ-ra-ên. Vì ta sẽ đưa dân nầy vào xứ, ta đã thề hứa cùng tổ phụ chúng nó; tức là xứ đượm sữa và mật; chúng nó sẽ ăn no nê và mập béo; đoạn, trở đi hầu việc các thần khác, khinh dể ta, và bội giao ước của ta. … Vì ta biết rằng, sau khi ta qua đời, các ngươi hẳn sẽ bại hoại, trở bỏ đường ta đã truyền dạy cho các ngươi; trong ngày sau rốt, tai họa sẽ xông hãm các ngươi, bởi các ngươi làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va, lấy những công việc của tay mình mà chọc Ngài nổi giận” (Phục truyền luật lệ ký 31:16-20, 29).
Thứ tư, các ơn phước của dân Israel chỉ đến trên cơ sở ân điển của Đức Chúa Trời và sự thành tín của Ngài đối với các lời hứa giao ước của Ngài:
“Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ cất sự ô uế khỏi lòng ngươi và khỏi dòng dõi ngươi, để ngươi hết lòng hết ý kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, hầu cho ngươi được sống. Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ đổ các lời trù ẻo nầy trên kẻ thù nghịch ngươi, trên kẻ nào ghét và bắt bớ ngươi. Còn ngươi sẽ hối cải, nghe theo tiếng phán của Đức Giê-hô-va, và làm theo các điều răn của Ngài, mà ta truyền cho ngươi ngày nay” (Phục truyền luật lệ ký 30:6-8).
“Bây giờ, hãy xem ta là Đức Chúa Trời, Ngoài ta chẳng có Đức Chúa Trời nào khác. Ta khiến cho chết và cho sống lại, Làm cho bị thương và chữa cho lành, Chẳng có ai giải cứu khỏi tay ta được. Vì ta giơ tay chỉ trời Mà thề rằng: Ta quả thật hằng sống đời đời, Khi ta mài lưỡi sáng của gươm ta, Và tay ta cầm sự đoán xét, Thì ta sẽ báo thù kẻ cừu địch ta, Cùng đối trả những kẻ nào ghét ta. Ta sẽ làm cho các mũi tên ta say huyết; Lưỡi gươm ta ăn thịt, Tức là huyết của kẻ bị giết và của phu tù, Thịt của đầu các tướng thù nghịch. Hỡi các nước! hãy vui mừng với dân Ngài, Vì Đức Chúa Trời sẽ báo thù huyết của tôi tớ Ngài, Trả thù kẻ cừu địch Ngài, Và tha tội cho xứ và cho dân của Ngài” (Phục truyền luật lệ ký 32:39-43, phần nhấn mạnh là của tôi).
“Ồ Giê-su-run, không ai giống như Đức Chúa Trời, Là Đấng oai nghi, cỡi trên các từng trời, Trên những đám mây, đặng đến cứu giúp ngươi. Đức Chúa Trời hằng sống là nơi ở của ngươi, Ở dưới có cánh tay đời đời của Ngài, Ngài đuổi kẻ thù nghịch khỏi trước mặt ngươi, Và phán cùng ngươi rằng: Hãy diệt đi! Y-sơ-ra-ên sẽ ở bình an; Suối Gia-cốp phun lên riêng ra Trong một xứ ngũ cốc và rượu; Trời của ngươi nhỏ sương móc xuống. Ồ! Y-sơ-ra-ên, ngươi có phước dường bao! Hỡi dân được Đức Giê-hô-va cứu rỗi, ai giống như ngươi? Ngài là cái thuẫn giúp đỡ ngươi, Thanh gươm khiến cho ngươi nên vinh hiển. Kẻ thù nghịch ngươi sẽ đến dua nịnh ngươi; Còn ngươi, ngươi sẽ lấy chân giày đạp các nơi cao của chúng nó” (Phục truyền luật lệ ký 33:26-29).
Tới điểm nầy, những lời cảnh cáo quá rõ ràng và dứt khoát trong sách Phục truyền luật lệ ký đã không được xem trọng đủ, mặc dù có các nổ lực mạnh mẽ nhất của Môise. Giây phút nầy rất giống như lễ cưới vậy. Ai nấy đều sung sướng, và đôi tân hôn cảm thấy nồng nàn nhiều trong tình yêu thương. Là một nhà truyền đạo và là một trưởng lão trong một Hội thánh địa phương, tôi biết rất rõ thời điểm ấy sẽ trình cho đôi tân hôn nầy với nhiều thách thức. Tôi biết rõ một số tiệc cưới mà tôi chủ trì sẽ kết thúc trong những cuộc hôn nhân thất bại. Tôi cũng biết điều gì đã hủy diệt họ. Tôi căn dặn, tôi cảnh cáo, và tôi khích lệ những người đang cưới hỏi phải thực thi các huấn thị của Đức Chúa Trời, tuy nhiên tôi biết có nhiều cuộc hôn nhân sẽ không sống nổi vì cớ tội lỗi và sự bất tuân.
Thật là dễ hiểu lời lẽ của Môise dường bao trong sách Phục truyền luật lệ ký từ nhận định của chúng ta. Chúng ta hiểu rõ Luật pháp Môise không phải được ban ra để cứu rỗi loài người, nhưng là một tiêu chuẩn thánh khiết mà chẳng một người nào thỏa được hết:
“Vả, chúng ta biết rằng những điều mà luật pháp nói, là nói cho mọi kẻ ở dưới luật pháp, hầu cho miệng nào cũng phải ngậm lại, cả thiên hạ đều nhận tội trước mặt Đức Chúa Trời; vì chẳng có một người nào bởi việc làm theo luật pháp mà sẽ được xưng công bình trước mặt Ngài, vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi” (Rôma 3:19-20).
Chỉ có một người từng làm phu phỉ luật pháp một cách trọn vẹn – đó là Đức Chúa Jêsus Christ:
“Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội. … Ấy đó thật là thầy tế lễ thượng phẩm mà chúng ta có cần dùng, thánh khiết, không tội, không ô uế, biệt khỏi kẻ có tội, được cất lên cao hơn các từng trời” (Hêbơrơ 4:15; 7:26; cũng xem Mathiơ 5:17-18; 27:4; Luca 23:4, 14, 22; 23:47; Giăng 7:19; 8:46; 1 Phierơ 1:18-29).
Chính sự chết của Ngài trong chỗ của tội nhân đã làm cho sự cứu rỗi ra khả thi. Ngài gánh lấy án phạt mà chúng ta đáng phải chịu trong vai trò tội nhân; sự công bình của Ngài được gán cho hết thảy những ai tin cậy nơi Ngài. Chính trong Đấng Christ và chỉ một mình Đấng Christ mà mọi đòi hỏi của luật pháp sẽ được thỏa.
“Vì điều chi luật pháp không làm nổi, tại xác thịt làm cho luật pháp ra yếu đuối, thì Đức Chúa Trời đã làm rồi: Ngài đã vì cớ tội lỗi sai chính Con mình lấy xác thịt giống như xác thịt tội lỗi chúng ta, và đã đoán phạt tội lỗi trong xác thịt, hầu cho sự công bình mà luật pháp buộc phải làm được trọn trong chúng ta, là kẻ chẳng noi theo xác thịt, nhưng noi theo Thánh Linh” (Rôma 8:3-4).
Đây là những điều mà tiên tri Giêrêmi đã nói trước:
“Đức Giê-hô-va phán: Nầy, những ngày đến, bấy giờ ta sẽ lập một giao ước mới với nhà Y-sơ-ra-ên và với nhà Giu-đa. Giao ước nầy sẽ không theo giao ước mà ta đã kết với tổ phụ chúng nó trong ngày ta nắm tay dắt ra khỏi đất Ê-díp-tô, tức giao ước mà chúng nó đã phá đi, dầu rằng ta làm chồng chúng nó, Đức Giê-hô-va phán vậy. Đức Giê-hô-va phán: Nầy là giao ước mà ta sẽ lập với nhà Y-sơ-ra-ên sau những ngày đó. Ta sẽ đặt luật pháp ta trong bụng chúng nó và chép vào lòng. Ta sẽ làm Đức Chúa Trời chúng nó, chúng nó sẽ làm dân ta. Chúng nó ai nấy sẽ chẳng dạy kẻ lân cận mình hay là anh em mình, mà rằng: Hãy nhận biết Đức Giê-hô-va! vì chúng nó thảy đều sẽ biết ta, kẻ nhỏ cũng như kẻ lớn. Đức Giê-hô-va phán: Ta sẽ tha sự gian ác chúng nó, và chẳng nhớ tội chúng nó nữa” (Giêrêmi 31:31-34).
Đấy cũng là điều mà sứ đồ Phaolô đã công bố là Tin Lành trong sách Rôma. Nắm lấy lời lẽ của Phục truyền luật lệ ký 30, Phaolô viết:
“vì Đấng Christ là sự cuối cùng của luật pháp, đặng xưng mọi kẻ tin là công bình. Vả, Môi-se luận sự công bình đến bởi luật pháp cách nầy: Hễ ai làm theo điều đó thì nhờ đó mà sống. Nhưng sự công bình đến bởi đức tin, thì nói như vầy: Chớ nói trong lòng ngươi rằng: Ai sẽ lên trời? ấy là để đem Đấng Christ xuống; hay là: Ai sẽ xuống vực sâu? ấy là để đem Đấng Christ từ trong kẻ chết lại lên. Nhưng nói làm sao? Đạo ở gần ngươi, ở trong miệng và trong lòng ngươi. Ấy là đạo đức tin mà chúng ta giảng dạy. Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi. Vả, Kinh-Thánh nói rằng: Kẻ nào tin Ngài sẽ chẳng bị hổ thẹn. Trong người Giu-đa và người Gờ-réc không có sự phân biệt gì hết, vì họ có chung một Chúa, giàu ơn đối với mọi kẻ kêu xin Ngài. Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu” (Rôma 10:4-13).
Không có gì ngạc nhiên, Sách Phục truyền luật lệ ký thường được trưng dẫn trong Tân Ước. Sách ấy nói trước lịch sử của quốc gia Israel. Sách ấy đặt nền tảng cho sứ điệp Tin Lành. Sách ấy kêu gọi nhiều người nam người nữ phải tin cậy Đức Chúa Trời và vâng theo Lời của Ngài. Sách ấy chỉ ra sự cứu rỗi mà Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng Mêsi của Israel, sẽ mang lại.
Môise đã kêu gọi thế hệ thứ nhì của dân Israel phải bước vào mối quan hệ giao ước với Đức Chúa Trời, giống như thế hệ thứ nhứt đã bước vào. Các thánh đồ Tân Ước không sống dưới giao ước cũ, thay vì thế họ sống dưới giao ước mới, nhưng chúng ta phải vòng tay ôm lấy Giao Ước Mới để bước vào các ơn phước của giao ước đó. Điều nầy chúng ta thực hiện bởi đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Trong Hội thánh của chúng ta, chúng ta kỷ niệm và ghi nhớ Giáo Ước Mới mỗi tuần bởi sự kỷ niệm Tiệc Thánh (mối thông công).
Đối với nhiều người, Sách Phục truyền luật lệ ký là một quyển sách nói tới bổn phận và nghĩa vụ. Trong khi điều nầy là thật, tôi muốn nhắc cho bạn nhớ rằng “yêu thương” cũng được nhấn mạnh trong quyển sách nầy nữa. Đây chẳng phải là loại vâng phục có tính kềm kẹp mà Đức Chúa Trời ao ước đâu, mà Ngài ao ước một sự vâng phục được thúc đẩy bởi tình yêu thương:
“Vậy, hỡi Y-sơ-ra-ên, bây giờ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đòi ngươi điều chi? há chẳng phải đòi ngươi kính sợ Giê-hô-va, Đức Chúa Trời ngươi, đi theo các đạo Ngài, hết lòng hết ý kính mến và phục sự Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, giữ các điều răn và luật lệ của Đức Giê-hô-va, mà ta truyền cho ngươi ngày nay, để ngươi được phước? Kìa, trời và các từng trời cao hơn trời, đất và mọi vật ở nơi đất đều thuộc về Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Chỉn Đức Giê-hô-va ưa-đẹp các tổ phụ ngươi và yêu mến; rồi trong muôn dân, Ngài đã chọn dòng dõi họ, tức là các ngươi, y như các ngươi thấy ngày nay. Vậy, hãy trừ sự ô uế của lòng mình đi, chớ cứng cổ nữa; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi là Đức Chúa Trời của các thần, và Chúa của các chúa, tức là Đức Chúa Trời rất lớn, có quyền năng và đáng sợ, không thiên vị ai, chẳng nhận của hối lộ, bào chữa công bình cho kẻ mồ côi và người góa bụa, thương người khách lạ, ban đồ ăn và áo xống cho người. Vậy, các ngươi phải thương người khách lạ, vì các ngươi đã làm khách trong xứ Ê-díp-tô. Ngươi phải kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, phục sự Ngài, tríu mến Ngài, và chỉ danh Ngài mà thề. Ay chính Ngài là sự vinh quang ngươi và là Đức Chúa Trời ngươi, Đấng đã làm những việc lớn lao và đáng kính nầy, mà mắt ngươi đã thấy. Khi tổ phụ ngươi xuống xứ Ê-díp-tô, số có bảy mươi người; còn bây giờ, Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã làm cho ngươi nhiều bằng số sao trên trời vậy” (Phục truyền luật lệ ký 10:12-22).
Sách Phục truyền luật lệ ký nhắc cho chúng ta nhớ rằng từng thế hệ phải bước vào mối quan hệ giao ước với Đức Chúa Trời. Bố mẹ bạn tin cậy Đức Chúa Jêsus Christ để được cứu chưa phải là đủ đâu; cá nhân bạn phải vòng tay ôm lấy công việc của Đấng Christ trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha để làm sự tha tội cho bạn, và để ban ra sự sống đời đời. Nếu bạn chưa làm việc ấy, tôi khuyên bạn hãy làm điều đó ngay lúc nầy đây. Chỉ hãy công nhận tội lỗi của mình, và Đức Chúa Jêsus Christ đã gánh lấy án phạt vì tội lỗi của bạn trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha. Hãy tin rằng Đức Chúa Trời đã dấy Ngài lên từ kẻ chết, và ở trong Ngài, và chỉ một mình Ngài, bạn có sự sống đời đời. Sự lựa chọn nầy là sự lựa chọn rất đơn sơ, nhưng sự lựa chọn ấy là vấn đề của sống và chết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét