Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

Sách Rutơ: "Một Ngọn Đèn Trong Thời Buổi Tối Tăm"


Từ Sự Sáng Tạo Đến Thập Tự Giá
Một Ngọn Đèn Trong Thời Buổi Tối Tăm
Mục sư: Bob Deffinbaugh
Sách Rutơ
Phần Giới Thiệu:
Cách đây mấy năm, tôi lọt vào giữa một cuộc tranh cãi thần học về việc dâng phần mười. Một nhà thờ cách đây nhiều dặm đường đã tìm cách phân biệt cấp lãnh đạo của họ bị buộc phải dâng phần mười. Một cấp lãnh đạo có bị buộc phải dâng phần mười không? Bao nhiêu chứ? Có phải phần mười có thuộc về thu nhập “nặng” hay thuộc “phạm vi” của ông không? Khi được mời để đưa ý kiến, tôi nhảy ngay vào cuộc bàn bạc ấy, với sự tin chắc rằng mình có câu trả lời theo Kinh thánh. Tôi tưởng mình có câu trả lời đúng từ quan điểm chuyên môn, nhưng sự chú ý của tôi lại hướng về sách Rutơ. Sau khi xem xét sứ điệp của quyển sách nhỏ mà quan trọng nầy, và đặc biệt tấm gương của Bôô, tôi nhận ra rằng toàn bộ sự tiếp cận của tôi trong cuộc bàn bạc nầy về mặt cơ bản là không hoàn hảo. Tôi phải viết thư cho một người mà với người ấy tôi đã giao tiếp và nói cho người ấy biết về sự đổi lòng và trí của tôi.
Rutơ là một quyển sách đáng kinh ngạc nhất. Sách chỉ có bốn chương, song nó thuật lại một câu chuyện làm ấm lòng nhất nói về một góa phụ Do thái, cô con dâu dân Ngoại của bà ta, và một quí ông Do thái lớn tuổi có một tấm lòng bao la. Mặc dù là ngắn, đây là một câu chuyện rất quan trọng. Nó có mọi hàm ý cho người Do thái xa xưa, và nó tiếp tục nói với hạng thánh đồ ngày nay nữa đấy. Chúng ta nên lắng nghe thật kỹ quyển sách nầy, cầu xin Đức Thánh Linh mở tâm trí chúng ta ra trước sứ điệp mà nó dành cho chúng ta.
Câu chuyện nói tới Rutơ đã diễn ra trong thời buổi tối tăm Các Quan Xét (1:1). Sách Các Quan Xét là một quyển sách lộn lạo nhất, hay nó mô tả thời buổi khi dân Israel không có vua, và khi nhiều người nam người nữ đã hành động theo kiểu tự phát – họ “làm theo ý mình lấy làm phải”. Họ không sống theo luật pháp, mà theo động lực và mọi xu hướng của riêng họ. Chúng ta đọc thấy một vòng quay tội lỗi liên tục, sự phán xét thiêng liêng, nài xin Đức Chúa Trời cứu giúp, sự giải cứu thiêng liêng, và rồi tái phạm tội lỗi còn lớn lao hơn nữa. Chúng ta đọc thấy những người nam yếu đuối và người nữ mạnh mẽ, một người Lêvi được thuê mướn với một giá cao, và một người khác cắt vợ mình ra làm 12 mảnh, để ông ta gửi cho các chi phái Israel. Trong giờ lịch sử tối tăm của Israel, đã có một góa phụ Do thái, một người dân Ngoại tên là Rutơ, và một người Do thái tin kính, giàu ơn tên là Bôô. Họ có nhiều điều để dạy dỗ chúng ta.
Trước khi chúng ta đi xa hơn, tôi phải nói một lời về dân Môáp. Rutơ, vị nữ anh hùng trong câu chuyện của chúng ta, là một phụ nữ người Môáp. Dân Môáp là dòng giống kết quả từ sự hội hiệp của Lót và con gái lớn của mình, như đã được mô tả trong Sáng thế ký 19:30-38. Dân Môáp không phải là dân Canaan. Trong khi dân Môáp bị cấm không được bước vào hội mạc của Chúa cho đến đời thứ mười (Phục truyền luật lệ ký 23:3), dân Israel không được truyền cho phải tiêu diệt họ, và họ không bị cấm kết hôn với dân Môáp (Phục truyền luật lệ ký 20:10-15; 21:10-14; đối chiếu 7:1-6; 20:16-20). Bạn sẽ nhớ lại rằng khi David bị Saulơ truy đuổi, ông đã đưa bố mẹ mình sang vua Môáp xin bảo hộ (I Samuên 22:3). Ít nhất một số người Môáp là thân tộc của David.
Cách tiếp cận của tôi trong bài học nầy sẽ là đưa ra một nhận định tóm tắt về câu chuyện của sách Rutơ, rồi kế đó xem xét từng nhân vật chính. Sau cùng, chúng ta sẽ tìm kiếm để thấy được sự góp phần của sách nầy trong Kinh thánh, và khám phá sự liên quan và ứng dụng của sách ấy cho nhiều người nam người nữ ngày nay.
Câu chuyện của sách Rutơ
Sách Rutơ bắt đầu với nạn đói kém trong xứ Israel. Nạn đói nầy đã giục giã Êlimêléc phải rời xứ Israel cùng với gia đình mình rồi hành trình nhất thời sang xứ Môáp. Êlimêléc dường như đã qua đời rất sớm sau khi họ đến tại xứ Môáp. Êlimêléc cùng vợ mình, là Naômi, có hai người con trai. Mỗi người con đều kết hôn cùng với một phụ nữ người xứ Môáp, và hiển nhiên, cả hai người con trai đều chết không có con cái chi hết.
Naômi bị bỏ lại chỉ với hai người con dâu, Rutơ và Ọtba. Bà đã nghe nói Đức Chúa Trời đã viếng thăm dân sự của Ngài và một lần nữa lại có lúa trong xứ Israel. Naômi có ý định quay trở về, nhưng bà giục giã hai cô con dâu nên ở lại trong xứ Môáp. Bà tìm cách giục Ọtba nên trở về với cha mẹ của nàng, còn Rutơ thì quyết ở lại với Naômi, bất luận với giá nào. Bà không thể khuyên cách nào khác, và thế là Naômi, cùng với Rutơ, trở về xứ Israel.
Khi họ về đến thị trấn quê hương của Naômi là Bếtlêhem, dân sự ngay lập tức nhận ra bà và thấy phấn khích khi bà đã trở về. Naômi mau chóng nói cho họ biết mọi sự khốn nạn của mình, đổ thừa mọi lo buồn của mình lên Đức Chúa Trời, là Đấng dường như đã gán nổi đau khổ ấy lên bà, hay bà có ý ám chỉ như thế (1:20-22).
Ngay lập tức, Rutơ đi ra để lo liệu phần chu cấp mọi nhu cần của Naômi. Nàng khởi sự mót lúa trong đồng ruộng gần đó của một người họ hàng của Êlimêléc (2:3). Rutơ mau chóng bị những người đang lao động trong ruộng phát hiện vì nàng mót lúa rất chăm chỉ, ít khi dừng lại để nghỉ ngơi (2:7). Bôô cũng để ý đến nàng nữa và biết chắc rằng Rutơ phải được bảo hộ và tiếp trợ cho với lúa mót được khi nàng tìm cách chăm sóc cho mẹ chồng mình.
Naômi hay rằng Bôô đang tỏ ra sự tử tế cho Rutơ, và vì thế bà đã hành động như một người mai mối, tìm cách sắp đặt mối hôn nhân của Rutơ và Bôô. Naômi đã vạch ra một chương trình nhơn đó Rutơ có thể tỏ ra nhu cần của mình về một người chồng và ao ước của nàng là được kết hôn với Bôô. Chương trình đã đi vào hành động, và Bôô tỏ ra rằng ông có ý muốn cưới Rutơ, nếu như ông không phải là một người bà con gần. Bôô đã gặp gỡ người bà con gần nhứt tại cổng thành, trao cho người kia cơ hội để mua lấy đất đai của Êlimêléc, và buộc phải cưới Rutơ làm vợ. Người bà con gần nhứt kia bằng lòng mua đất đai của Êlimêléc song không muốn bàn tay của Rutơ trong hôn nhân, và thế là Bôô có cả đất đai và nàng Rutơ. Họ kết hôn, và đứa con Rutơ sanh cho Bôô được đặt tên là Ôbết. Ôbết là ông nội của David.
Ba nhân vật chính trong sách Rutơ
Naômi
Tôi phải xưng nhận với độc giả của tôi rằng Naômi không phải là một nhân vật Kinh thánh mà tôi ưa thích đâu. Chắc chắn bà ấy không phải là một nữ anh hùng, giống như Rutơ. Tôi nghĩ bà ta là một loại hỗn hợp của Giacốp, Gióp, Giôna, và Êxơtê. Naômi dễ đạt được một tước hiệu xứng đáng là một trong số “phụ nữ tồi tệ trong Kinh thánh”. Tôi e rằng nhiều Cơ đốc nhân đã bị sai lạc bởi một số tuyên truyền thịnh hành tìm cách “thánh hóa” Naômi. Cho phép tôi chỉ ra một số vấn đề về Naômi.
Ở chương 1, Kinh thánh cho chúng ta biết rằng chồng của Naômi đã qua đời, để Naômi và hai con trai của bà lại đó (1:3). Tôi có ấn tượng rằng Êlimêléc đã chết sớm sau khi họ đến tại xứ Môáp. Mấy chàng trai kia sau đó đã kết hôn, sau cái chết của cha họ. Kinh thánh cho chúng ta biết rằng họ đã cưới vợ người xứ Môáp. Tôi kết luận rằng họ đã kết hôn sau khi cha họ qua đời, và vào thời điểm mà Naômi đã có chức năng làm đầu của gia đình. Naômi một là đã tổ chức hôn nhân nầy cho các phụ nữ xứ Môáp, hoặc bà đã thụ động cho phép rồi chấp nhận họ. Naômi cùng hai người con trai đã sống trong xứ Môáp khoảng 10 năm trời (Rutơ 1:4). Trong suốt thời gian nầy, Naômi rõ ràng chẳng thực thi một nổ lực nào để trở về xứ Israel mặc dù dự tính của chồng bà là sang xứ Môáp cho tới chừng nạn đói kém đã qua.
Khi Naômi sau cùng quyết định trở về xứ Israel, ấy là vì bà đã nghe nói rằng Đức Chúa Trời một lần nữa đã cung ứng lúa trở lại cho dân sự Ngài. Không có nhắc tới nạn đói kém nầy là kỷ luật của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi và tình trạng thờ lạy hình tượng của Israel. Chẳng có một nhận định nào rõ ràng cho rằng việc rời xứ Israel là lìa bỏ chốn đặc biệt có sự hiện diện và phước hạnh của Đức Chúa Trời. Chẳng có một thái độ sốt sắng nào rõ ràng muốn trở về lại xứ Israel. Lý do duy nhất được đưa ra cho sự trở về của Naômi, ấy là xứ sở giờ đây đang sản xuất lúa gạo. Mọi lý do của bà trong việc trở về xứ dường như thực dụng hơn điều đáng trượng nữa.
Cái điều đáng buồn, ấy là Naômi cứ khăng khăng mấy đứa dâu của bà phải ở lại trong xứ Môáp, và họ nên tìm chồng ở đó. Tồi tệ hơn nữa, cái điều rõ ràng, ấy là họ nên ở lại trong xứ Môáp làm người nữ Môáp, lo thờ lạy các thần tượng của xứ Môáp:
“Na-ô-mi nói cùng Ru-tơ rằng: Nầy, chị con đã trở về quê hương và thần của nó; con hãy trở về theo nó đi!” (Rutơ 1:15)
Người ta không thể biết được mọi động lực của Naômi là gì ở đây, nhưng nếu bà hiểu rõ sự gian ác của tình trạng thờ lạy hình tượng, bà sẽ nhận ra rằng việc thúc giục mấy cô con dâu của mình ở lại trong xứ Môáp và thờ lạy các thần Môáp là đáng nguyền rủa.
Sau cùng ở chương 1, Naômi đỗ thừa Đức Chúa Trời về nổi khổ của mình:
“chúng con há lại muốn đợi cho đến chúng nó khôn lớn, và không lấy chồng khác hay sao? Không, hỡi chúng con, nỗi sầu thảm của mẹ cay đắng muôn phần hơn của chúng con, vì tay của Đức Giê-hô-va đã giơ ra hại mẹ” (1:13, phần nhấn mạnh là của tôi).
“Người đáp: Chớ gọi tôi là Na-ô-mi, hãy gọi là Ma-ra, vì Đấng Toàn Năng đã đãi tôi cách cay đắng lắm. Tôi đi ra được đầy dẫy, nhưng Đức Giê-hô-va dắt tôi về tay không. Đức Giê-hô-va đã giáng họa cho tôi, và Đấng Toàn năng khiến tôi bị khốn khổ, vậy còn gọi tôi là Na-ô-mi làm chi?” (1:20-21, phần nhấn mạnh là của tôi).
Khi Naômi trở về thị trấn quê hương mình là Bếtlêhem, ngay lập tức người ta nhận ra bà và họ vui mừng tiếp đón bà về quê nhà. Có một không khí lễ hội vui mừng, song Naômi mau chóng “mưa trên cuộc diễu hành của họ”. Naômi chẳng xưng ra một tội lỗi nào hết. Bà nói tới Đức Chúa Trời là Đấng toàn năng, mà cũng là Đấng độc ác và rất thất thường. Đức Chúa Trời là nguồn của sự đau khổ của bà, nguồn ấy chẳng làm gì với tội lỗi của bà, hay với tội lỗi của dân tộc bà.
Ở chương 2, chúng ta thấy Rutơ đang chịu khó lao động để cung ứng cho mẹ chồng và cho bản thân mình, nhưng chúng ta không đọc thấy Naômi đi ra đồng để mót lúa. Một điều rất ấn tượng là Êlimêléc và Naômi rất giỏi làm lụng trước nạn đói kém (họ “đi ra được đầy dẫy” – 1:21). Có phải Naômi không lao động vì bà ta đã cao tuổi yếu ớt không? Có lẽ lắm. Nhưng điều đó cũng bất khả thi vì bà ta đã không làm như Rutơ đã làm vì bà ta cảm thấy điều nầy làm cho bà ta ra thấp kém, vì bà ta quá kiêu ngạo chăng? Nhiều lần ở Đài loan và các nơi khác tôi đã lấy làm lạ khi thấy người cao tuổi đã chịu khó lao động để giúp đỡ cho gia đình họ.
Ở chương 3, mọi hành động của Naômi làm dấy lên một số bức xúc. Naômi tự thấy rằng Rutơ phải có một người chồng và một ngôi nhà. Trong vấn đề phải suy nghĩ, việc nầy dường như là một việc tồi tệ lắm. Song phương pháp đem lại sự việc nầy của bà rất đáng thắc mắc. Thứ nhứt, trong khi có người tìm cách chỉ ra phương pháp mà Naômi đã sử dụng là một thông tục quen thuộc vào thời ấy, tôi không tin đây là trường hợp đâu. Hãy xem xét lời lẽ của Leon Morris:
“Chúng ta có ít hiểu biết về thông tục thịnh hành trong xứ Israel đời xưa và những sự xếp đặt hôn nhân ở đây được tóm tắt lại mà chẳng có một chỗ nào xác nhận hết”.
“Nội dung cho thấy rõ ràng là điều nầy mô tả một phương thức bởi đó Rutơ báo cho Bôô biết nàng có ý muốn lấy ông làm chồng. Những phương pháp tiếp cận thông thường chắc chắn là khó khăn và điều nầy đã cung ứng một phương tiện thích nghi. Nhưng tại sao điều đó phải được thực hiện theo cách nầy thì tôi không biết. Chúng ta cũng không biết việc nầy có phải là thông tục được thực hiện rộng rãi hay không. Việc ấy không được xác chứng khác hơn ở đây”
.
Thứ hai, Bôô không phải là người bà con gần nhất của Êlimêléc. Tôi e là Rutơ vốn biết rõ sự nầy cho tới khi Bôô thông báo cho bà biết sự thực (3:12); song chắc chắn là Naômi đã biết. Vậy tại sao Naômi lại tìm cách sắp đặt hôn nhân của Rutơ với Bôô, thay vì với người bà con gần nhất?
Thứ ba, dường như là bất thường khi Rutơ lại là một người đề xướng cuộc hôn nhân. Tại sao Naômi không yêu cầu Bôô một khi ông muốn lấy Rutơ làm vợ mình?
Thứ tư, Naômi đã chọn một thời điểm, nơi chốn, và phương pháp tiếp cận gây thích thú về mặt nhục dục, thay vì một sự cam kết có ý nghĩa. Naômi đã căn dặn Rutơ phải đến với Bôô trong khi họ đang đạp lúa, một thời điểm đầy vui mừng của lễ hội. Chính ở một cơ hội tương tự mà Giuđa đã có mối quan hệ bất chính với một người nữ mà ông tưởng là gái điếm ở đền thờ, nhưng người ấy lại đổi thành con dâu của ông (Sáng thế ký 38:11-30). Naômi dặn Rutơ phải đến gặp Bôô vào lúc ban đêm, sau khi ông ăn uống say sưa – nói khác đi, đến với ông sau khi ông đã uống đủ vì “lòng ông mừng rỡ”.
“Hãy tắm rửa, xức dầu và mặc quần áo, rồi đi xuống sân đạp lúa; nhưng trước khi người chưa ăn uống xong, con chớ làm cho người nhận biết mình” (Rutơ 3:3, phần nhấn mạnh là của tôi).
“Khi Bô-ô đã ăn uống xong, lòng đang mừng rỡ, đi nằm ở bên một đống lúa mạch kia, nàng bèn đi đến nhẹ nhẹ, dở mền dưới chân người, rồi nằm xuống” (Rutơ 3:7, phần nhấn mạnh là của tôi).
Có người cho rằng tôi đã đọc quá nhiều giữa các dòng chữ ấy. Không phải đâu! Bạn có thể nhìn thấy chính từ ngữ ấy rõ ràng (sát nghĩa: “có tấm lòng nhơn đức” – mừng rỡ)Các Quan Xét 19:6, 9, ở đây cha của người vợ bé kia tỏ ra lòng mến khách hết mức đối với con rễ của mình. Từ ngữ nầy đã được dùng cho Nabanh, khi ông ta đã say khướt (I Samuên 25:36). Chúng ta thấy từ ngữ ấy ở II Samuên 22:11, 13, ở đây David áp lực khiến cho Uri phải say rượu, hầu cho ông ta sẽ đi về nhà rồi ngủ với vợ mình, nhơn đó che đậy tội tà dâm của David. Tiếp đến có II Samuên 13:28, ở đây Ápsalôm dặn dò các tôi tớ mình phải làm cho Amnôn phải say rượu rồi giết chết chàng ta. Từ ngữ cũng được thấy ở Êxơtê 1:10 ở đây Vua xứ Batư, trong tình trạng say sưa, cho đòi hoàng hậu xuất hiện trước mắt ông và cận thần của mình.
Thứ năm, Naômi đã dự trù sự tiếp cận của Rutơ với Bôô phải là một sự tiếp cận nài xin ông với một cấp độ thuộc thể:
“Hãy tắm rửa, xức dầu và mặc quần áo, rồi đi xuống sân đạp lúa; nhưng trước khi người chưa ăn uống xong, con chớ làm cho người nhận biết mình. Khi người nằm ngủ, hãy để ý xem người nằm nơi nào; rồi đi dở mềm dưới chân người và nằm xuống; chính người sẽ nói điều gì con phải làm” (Rutơ 3:3-4).
Hãy dừng lại và suy nghĩ về việc nầy. Bôô đã lao động nhọc nhằn ở trong đồng ruộng, và chính thời điểm ăn uống. Tấm lòng ông rất mừng rỡ, không những vì cớ cơ hội lễ lạc, mà còn vì cớ rượu mà ông đang uống nữa. Một phụ nữ trẻ trung xinh đẹp đến rồi nằm gần ông, xức dầu thơm và áo quần xinh đẹp nhất. Bạn sẽ không đồng ý việc nầy còn hơn là quan hệ bất chính ư?
Thứ sáu, Naômi nói cho Rutơ biết rằng bất cứ điều chi Bôô bảo nàng phải làm, nàng nên làm theo việc ấy (3:4).
Giờ đây nếu có ai phác hiện những điều nghi ngờ của tôi có hơi quá, cho phép tôi chỉ ra cách thức mà Bôô đã phản ứng. Ông dặn Rutơ đừng để cho ai biết nàng đã ở trong sân đạp lúa trong đêm đó (3:14). Nếu đây là phương pháp chuẩn khi đề nghị hôn nhân, thế thì tại sao không để cho mọi người biết sự hiện diện của Rutơ cùng mọi hành vi của nàng? Tại sao sự có mặt của Rutơ ở đó lại là mối đe dọa cho tiếng tăm của Bôô, hay của Rutơ? Không có gì phải lấy làm lạ, Morris chỉ ra những mối nguy hiểm của sự tiếp cận mà Naômi đã đề nghị:
Câu chuyện sử dụng sự thanh tao vốn cực kỳ, song rõ ràng là chương trình của Naômi không phải là không có nguy hiểm. Sự thực cho thấy rằng bà thúc giục Rutơ thực hiện điều nầy với sự tin cậy mà bà đặt vào cả hai bên dự phần. Đây là trường hợp một khi ở vùng Cận Đông có những cách làm phi đạo đức vào thời điểm mùa gặt thì chẳng có gì là bất thường cả, thật vậy, sự ấy được kích khích bởi nghi thức trúng mùa mà một số tôn giáo đã thực hành.
Tôi phải kết luận từ mọi sự thực nầy, rằng Naômi đang tìm cách mang lại cuộc hôn nhân của Rutơ theo một cách thức rất khiêu khích và hấp dẫn, thay vì một phương thức nguyên tắc. Theo ý của tôi, điều nầy không nói tốt cho Naômi.
Rutơ
Tôi dám chắc khi chúng ta đọc về “người vợ tài đức” trong Châm ngôn 31, chúng ta có khuynh hướng nghĩ tới một phụ nữ Do thái. Khi tôi đọc sách Rutơ, tôi nghĩ tới nàng là một “người vợ tài đức” theo như “loại phụ nữ của Châm ngôn 31”. Rutơ chắc chắn là một người nữ tài đức, như chúng ta sẽ thấy.
Ở chương 1, Rutơ tự gắn bó với Naômi, bất chấp sự thực mẹ chồng có giục giã mình cỡ nào đi nữa, khi bà khuyên nàng nên trở về với cha mẹ, xứ sở, và (các) thần của nàng:
"Na-ô-mi nói cùng Ru-tơ rằng: Nầy, chị con đã trở về quê hương và thần của nó; con hãy trở về theo nó đi. Ru-tơ thưa rằng: Xin chớ nài tôi phân rẽ mẹ; vì mẹ đi đâu, tôi sẽ đi đó; mẹ ở nơi nào, tôi sẽ ở nơi đó. Dân sự của mẹ, tức là dân sự của tôi; Đức Chúa Trời của mẹ, tức là Đức Chúa Trời của tôi; mẹ thác nơi nào, tôi muốn thác và được chôn nơi đó. Ví bằng có sự chi khác hơn sự chết phân cách tôi khỏi mẹ, nguyện Đức Giê-hô-va giáng họa cho tôi!” (Rutơ 1:15-17).
Naômi là một bà cụ già cay đắng, bà nghĩ rằng Đức Chúa Trời đã đối xử gay gắt đối với bà. Bà thúc giục Rutơ nên trở về với quê hương ruột rà Môáp của nàng, với cha mẹ nàng, và với thần tượng của nàng. Người ra sẽ nghĩ rằng điều nầy sẽ là điều rất cám dỗ đối với Rutơ khi “vâng theo” mẹ chồng mình mà trở về quê hương. Sự cam kết của Rutơ đối với Naômi còn lớn lao hơn sự cam kết của một số người đối với hôn nhân. Thật vậy, lời lẽ của Rutơ đôi khi được sử dụng như lời thề hôn ước. Bởi lời thề của nàng, Rutơ tự trói buộc mình với Naômi, với xứ sở Israel, và với Đức Chúa Trời của Israel. Sự cam kết của nàng không phải là sự cam kết ngắn hạn, cho tới chừng Naômi qua đời. Sự gắn bó của Rutơ với Israel và Đức Chúa Trời của Israel là sự gắn bó trọn đời. Rutơ nói cho Naômi biết nàng sẽ ở lại trong xứ Israel sau khi mẹ chồng nàng qua đời. Kỳ thực, Rutơ nói cho Naômi biết rằng nàng cũng phải được chôn với mẹ chồng mình trong xứ Israel. Khi tôi tìm hiểu lời lẽ của Rutơ, nàng đang tỏ ra sự biến đổi của nàng cũng như sự cam kết trọn đời luôn thờ phượng Đức Giêhôva, là Đức Chúa Trời của Israel. Từ lời lẽ nầy của Bôô, tôi tin rằng ông đã hiểu rõ Rutơ theo cùng một cách ấy:
“Bô-ô đáp: Người ta có thuật cho ta nghe mọi điều nàng đã làm cho mẹ chồng nàng, từ khi chồng nàng chết, và cách nào nàng đã lìa cha mẹ, xứ sở sanh của nàng, đặng đi đến một dân tộc mà nàng không biết trước. Nguyện Đức Giê-hô-va báo đáp điều nàng đã làm; nàng đã đến núp dưới cánh Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên; cầu xin Ngài thưởng cho nàng cách trọn vẹn” (Rutơ 2:11-12, phần nhấn mạnh là của tôi)
Ở chương 2, chính Rutơ là người nắm lấy sáng kiến trong việc tìm kiếm sự tiếp trợ cho Naômi bằng cách mót lúa trong đồng ruộng. Không những đây là bằng cớ của sự thực nàng là một nhân công rất chịu khó; mà còn là bằng chứng nói tới đức tin của nàng nữa. Cái điều nàng đề xuất để làm là điều rất nguy hiểm. Một người nữ ngoại bang, trẻ trung, xinh đẹp, độc thân là người có thể bị xúc phạm. Có những người kia, họ sẽ không ngần ngại tận dụng cơ hội đối với nàng (hãy nhớ những người đàn ông trong xứ Ghibêa trong Các Quan Xét 19). Mối nguy hiểm là rõ ràng do cách thức Bôô đã tìm cách bảo hộ nàng:
“Bô-ô nói cùng Ru-tơ rằng: Hỡi con gái ta, hãy nghe, chớ đi mót trong ruộng khác và cũng đừng xa khỏi chỗ này. Hãy ở cùng các tớ gái ta; Xem người ta gặt trong ruộng ở nơi nào, thì hãy đi theo đó. Ta đã cấm các đầy tớ ta đụng đến nàng. Nếu có khát, hãy đi uống nước nơi bình của chúng sẽ múc cho” (Rutơ 2:8-9; xem lời bình của Naômi ở 2:22).
Bôô cảnh báo Rutơ rằng nàng chỉ nên lao động ở trong ruộng của ông, và nàng chỉ mót lúa bên cạnh các nữ con gặt của ông. Thêm nữa, Bôô cảnh báo các tôi tớ mình không nên quấy rối nàng; thật vậy, thậm chí họ không nên lớn tiếng đối với nàng (2:16). Bất chấp những nguy hiểm có thể xảy ra, Rutơ đã bằng lòng mót lúa trong đồng ruộng, hầu cho nàng có thể tiếp trợ cho Naômi và cho chính mình nàng.
Khi Rutơ bước vào ruộng của Bôô để mót lúa, nàng đã chịu khó lao động suốt cả ngày, không ngừng nghỉ. Các con gặt khác đã báo cho Bôô:
“nàng có nói cùng chúng tôi rằng: Xin cho phép tôi đi sau các con gặt mà mót và lượm nơi giữa các bó lúa. Nàng đã đến từ sáng, đứng mót cho đến bây giờ, trừ ra có nghỉ dưới chòi một chút” (2:7).
Khi nàng được mời ngồi vào bàn với Bôô cùng các tôi tớ người, nàng đã giữ lại một số thức ăn cho mẹ chồng mình, thay vì ăn hết mọi thứ (2:14, 18).
Mặc dù Rutơ là một thiếu nữ trẻ, hấp dẫn, nàng không sử dụng dáng dấp mình theo cách thức quyến rũ, mà rất là hạ mình và khiêm tốn:
“Ru-tơ bèn sấp mình xuống dưới chân người, cúi đầu đến đất, mà thưa rằng: Vì duyên cớ nào tôi được ơn trước mặt ông, đến đỗi ông đoái xem tôi, vốn là một người ngoại bang?” … Nàng thưa rằng: Hỡi chúa! chúa đã an ủi và giục lòng kẻ tôi tớ chúa, cầu chúa lấy lòng ân huệ đãi tôi, dẫu rằng tôi không đồng bực cùng các tớ gái chúa!” (Rutơ 2:10, 13).
Khi chúng ta đến với chương 3, chúng ta thấy Rutơ vâng phục làm theo những lời dặn dò mà Naômi đã bảo nàng, hành động trong đức tin, với sự nhún nhường và hạ mình. Nàng chẳng có quyến rũ chi hết. Sự đáp ứng của Bôô là sự đáp ứng nhắm vào bản chất tin kính của nàng:
“Người nói: Hỡi con gái ta, nguyện Đức Giê-hô-va ban phước cho con! Việc nhân từ con làm lần sau này, lại còn trọng hơn lần trước; vì con chẳng có theo những gã trai trẻ, vô luận nghèo hay giàu” (Rutơ 3:10).
Nói chung, Rutơ được xem là một người nữ xứng đáng và cao quý:
“Vậy bây giờ, hỡi con gái ta, chớ sợ chi: ta sẽ làm cho nàng mọi điều nàng sẽ nói; vì cả dân sự trong thành ta đều biết rằng nàng là một người đàn bà hiền đức” (Rutơ 3:11, phần nhấn mạnh là của tôi).
"Các người đàn bà nói cùng Na-ô-mi rằng: Đáng ngợi khen Đức Giê-hô-va chẳng từ chối cho bà một người có quyền chuộc lại; nguyện danh của người trở nên sang trọng nơi Y-sơ-ra-ên! Nó sẽ an ủi lòng bà, dưỡng già bà; vì ấy là dâu bà vẫn thương bà, đã sanh nó cho bà; nàng quí cho bà hơn bảy con trai!” (Rutơ 4:14-15, phần nhấn mạnh là của tôi).
Bôô
Bôô là một nhân vật rất đặc biệt. Dường như ông là một người lớn tuổi (3:10), và ông là một con người rất giàu có. Ông cũng là một con người ngay thẳng và có tánh tốt. Một số người có khuynh hướng nghĩ rằng Bôô đã tỏ ra sự ưu ái đối cùng Rutơ chủ yếu là vì nàng xinh đẹp. Tôi mạnh dạn không đồng ý. Theo ý kiến của tôi, Bôô rất tử tế và giàu ơn đối với mọi người, chớ không phải chỉ với Rutơ đâu. Chúng ta có thể nhìn thấy một sự tôn trọng hiển nhiên giữa Bôô cùng các con gặt của ông:
“Vả, nầy Bô-ô ở Bết-lê-hem đến, nói cùng các con gặt rằng: Nguyện Đức Giê-hô-va ở cùng các ngươi! Chúng đáp: Nguyện Đức Giê-hô-va ban phước cho ông!” (Rutơ 2:4)
Khi lần đầu tiên ông chú ý đến Rutơ, Bôô nhìn xem nàng không phải giống như ai đó “dễ thương” đâu, mà là người đã thuộc về ai đó rồi:
“Đoạn, Bô-ô nói cùng đầy tớ coi sóc các con gặt rằng: Người gái trẻ này là con của ai?” (Rutơ 2:5)
Mối quan tâm của ông đối với Rutơ là mối quan tâm “của một người cha”. Ít nhất hai lần (2:8; 3:10) Bôô đề cập tới Rutơ là “con gái ta”, như ngược lại với người “yêu quý”, “phải lòng”, “dấu yêu” và tương tự thế. Bôô công nhận rằng Rutơ là một người nữ hiền đức, và nàng đang tìm cách tiếp trợ cho Naômi. Kết quả là, Bôô đối xử rời rộng với Rutơ. Ông để cho nàng ngồi chung bàn với mình và uống thứ nước được cung cấp cho các tôi tớ của ông (2:9, 14). Ông muốn thấy không một người nào làm hại cho Rutơ (2:8-9, 16). Ông dặn dò các tôi tớ mình phải chừa lại lúa tốt nhứt để cho nàng mót lấy (2:15-16). Ông vui thích nơi sự tin kính của nàng, lòng chung thủy của nàng với Naômi, và nơi sự thực nàng đã tự mình phó thác cho Đức Chúa Trời của Israel. Ông cầu mong Đức Chúa Trời giáng phước trên nàng (2:11-12).
Bổn tánh tin kính của Bôô đặc biệt rất rõ ràng ở các chương 3 và 4. Bôô xử sự cao thượng với Rutơ khi ông khám phá ra nàng đang nằm cạnh ông, về mặt biểu tượng cầu xin ông kết hôn cùng nàng. Ông không lợi dụng nàng. Ông nói cho Rutơ biết rằng ông không phải là người bà con gần nhất, cho nên ông không thể lấy nàng làm vợ cho tới chừng nào ông công khai giải quyết vấn đề nầy. Ông bảo vệ danh dự của nàng bằng cách bảo nàng rời đi trước khi có ai đó trông thấy nàng. Ở chương 4, Bôô định liệu vấn đề nầy công khai tại nơi cổng thành. Ông không nổ lực làm khác đi sự việc cho dù là thế nào, cũng như ông đã khuyên người bà con gần nhất nên mua tài sản của Êlimêléc và lấy Rutơ làm vợ. Mọi sự ông thực hiện đều là chơn thật cả.
Phần kết luận
Sách Rutơ đúng là một câu chuyện ấm lòng, tuyệt vời. Tuy nhiên, đây không phải là một truyện tình lãng mạn đâu; đây là một câu chuyện với những bài học dành cho Israel và cho chúng ta. Khi chúng ta kết thúc, chúng ta hãy xem xét ý nghĩa và sứ điệp của quyển sách nầy.
Thứ nhứt, Sách Rutơ cung ứng cho chúng ta bảng gia phổ của Vua David, một trong những vì vua nổi tiếng nhất trong mọi thời đại. Leon Morris viết:
Sự thực thú vị, ấy là dù David là vị vua lỗi lạc nhất được nói tới trong các sách lịch sử, và mặc dù ông được các thế hệ tới sau nhìn vào như một nhà vua lý tưởng, chẳng có bảng gia phổ nào nói tới ông trong sách I Samuel. Chỉ có nói đến ông là ‘con trai của Giesê’. Sách Rutơ kết thúc với bảng gia phổ đi ngược về Phêrết, con trai của Giuđa. Như thế chúng ta thấy quyển sách được viết ra để cung ứng phần gia phổ còn thiếu sót.
Thứ hai, chúng ta thấy bất luận thời thế có tối tăm dường nào, Đức Chúa Trời luôn luôn bảo tồn một số dân sót công bình. Nhiều năm sau đó, Êli đã nghĩ: “chỉ một mình tôi còn lại” (I Các Vua 19:10, 14). Sự thực cho thấy Đức Chúa Trời đã bảo tồn 7.000 người không có “quì gối trước mặt Baanh” (I Các Vua 19:18). Chính trong những thời điểm tối tăm lắm ấy, “ngọn đèn” của Tin Lành chiếu sáng nhất qua những đời sống và sự làm chứng của các thánh đồ:
“nếu ngươi mở lòng cho kẻ đói, và làm no kẻ khốn khổ, thì sự sáng ngươi sẽ sáng ra trong tối tăm, và sự tối tăm ngươi sẽ như ban trưa” (Êsai 58:10).
“Đêm đã khuya, ngày gần đến; vậy chúng ta hãy lột bỏ những việc tối tăm mà mặc lấy áo giáp sáng láng” (Rôma 13:12).
“Vả, lúc trước anh em đang còn tối tăm, nhưng bây giờ đã nên người sáng láng trong Chúa. Hãy bước đi như các con sáng láng” (Êphêsô 5:8).
“Phàm làm việc gì chớ nên lằm bằm và lưỡng lự, hầu cho anh em ở giữa dòng dõi hung ác ngang nghịch, được nên con cái của Đức Chúa Trời, không vít, không tì, không chỗ trách được, lại giữa dòng dõi đó, giữ lấy đạo sự sống, chiếu sáng như đuốc trong thế gian; cho đến nỗi tới ngày của Đấng Christ, tôi có thể khoe mình rằng chẳng đã chạy vô ích và khó nhọc luống công” (Philíp 2:15-16).
Thứ ba, chúng ta được nhắc nhớ qua phân đoạn Kinh thánh rằng mọi hành động của chúng ta có thể chạm đến các thế hệ trong tương lai. Các đời sống tin kính của Rutơ và Bôô không những là một phước hạnh cho Naômi, họ còn là ơn phước cho nhiều thế hệ tới sau nữa. Đứa con sanh ra cho Rutơ và Bôô sẽ trở thành ông nội của Vua David (Rutơ 4:18-22). Chúng ta biết rất ít về những quyết định và hành động của chúng ta chạm đến đời sống của những người đến sau chúng ta có tầm cỡ như thế nào.
Thứ tư, Bôô là minh họa tuyệt vời của “tôn giáo thật”.
“Khi các ngươi gặt lúa trong xứ mình, chớ có gặt đến cuối đầu đồng, và chớ mót lại những bông còn sót; các ngươi chớ cắn mót nho mình, đừng nhặt những trái rớt rồi, hãy để cho mấy người nghèo và kẻ khách: Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các ngươi” (Lêvi ký 19:9-10).
“vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi là Đức Chúa Trời của các thần, và Chúa của các chúa, tức là Đức Chúa Trời rất lớn, có quyền năng và đáng sợ, không thiên vị ai, chẳng nhận của hối lộ, bào chữa công bình cho kẻ mồ côi và người góa bụa, thương người khách lạ, ban đồ ăn và áo xống cho người. Vậy, các ngươi phải thương người khách lạ, vì các ngươi đã làm khách trong xứ Ê-díp-tô” (Phục truyền luật lệ ký 10:17-19).
“Khi ngươi gặt trong đồng ruộng, quên một nắm gié lúa ở đó, thì chớ trở lại lấy. Nắm gié ấy sẽ về phần khách lạ, kẻ mồ côi, và người góa bụa, hầu cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban phước cho ngươi trong mọi công việc của tay ngươi làm” (Phục truyền luật lệ ký 24:19).
“Hãy học làm lành, tìm kiếm sự công bình; hãy đỡ đần kẻ bị hà hiếp, làm công bình cho kẻ mồ côi, binh vực lẽ của người góa bụa” (Êsai 1:17).
“Hỡi người! Ngài đã tỏ cho ngươi điều gì là thiện; cái điều mà Đức Giê-hô-va đòi ngươi há chẳng phải là làm sự công bình, ưa sự nhân từ và bước đi cách khiêm nhường với Đức Chúa Trời ngươi sao?” (Michê 6:8).
Bôô quả là một nhân vật đáng nể. Luật pháp Môise buộc ông phải chừa lại ở những góc ruộng những bó lúa chưa cắt cũng như bó lúa ngã nằm dưới ruộng. Bôô căn dặn các tôi tớ mình chừa lúa lại sau lưng để Rutơ mót lấy. Bôô cũng cung cấp nước và đồ ăn cho Rutơ. Ông đối đãi với nàng như một trong các con gặt của ông. Ông đã tìm cách bảo hộ nàng tránh khỏi những người muốn làm hại hay ngược đãi nàng. Bôô không phải là người anh em của người chồng quá cố của Rutơ, và như chúng ta thấy, ông không có nghĩa vụ về mặt luật pháp phải lấy Rutơ làm vợ mình. Tuy nhiên, ông đã làm thế, đi thêm một dặm nữa trong hầu hết mọi tình huống để chăm sóc cho Naômi, và cho Rutơ.
Mục tiêu của tôi trong mọi sự nầy, ấy là Bôô không nhìn vào luật pháp như một đòi hỏi mà ông phải làm thỏa mãn trong sự bực bội, giống như chúng ta nhắm vào việc nộp các thứ thuế thu nhập của mình vậy (chúng ta không tính giao cho nhà cầm quyền một xu nào nhiều hơn luật pháp bó buộc). Bôô đã xem luật pháp là tiêu chuẩn tối thiểu. Ông đã xem sự thương xót và sự rộng lượng lớn lao hơn như đặc ân của ông, và là khoái lạc của ông. Đây là một nhân vật thực sự yêu mến luật pháp của Đức Chúa Trời, và ông đã sống đời sống của mình trong một tinh thần lấy làm vui thích trong sự phục vụ Đức Chúa Trời và tha nhân.
Thứ năm, Sách Rutơ là một sự giải thích xuất sắc về lòng bác ái Cơ đốc. Lòng bác ái của đúng là một sự đối ngược với phúc lợi trong thời buổi của chính chúng ta. Thường thì các chương trình phúc lợi ngăn trở (hay thậm chí trừng phạt) sự chịu khó lao động. Các chương trình phúc lợi cũng làm giảm giá trị người ta, thay vì cung cấp cho họ một phương tiện xứng đáng trong việc tiếp trợ cho họ các nhu cần riêng của họ cùng mọi nhu cần của gia đình họ. Rutơ không những được cung ứng cho một của bố thí, mà nàng còn được cung ứng cho cơ hội để lao động, và nàng đã vui vẻ nắm lấy cơ hội. Công việc lao động khó nhọc của nàng đã kiếm được cho nàng sự tôn trọng của cả cộng đồng. Đấy là loại bác ái mà chúng ta nên phấn đấu để thể hiện trong thời buổi của chính chúng ta.
Thắc mắc mà tôi thường hay vật vã với là đây: “Trong thời đại kỷ thuật nầy, điều gì lập thành ‘góc ruộng của tôi’ chứ?” Tôi không phải là một nông dân, và hầu hết quí vị cũng thế. Vậy thì, làm thế nào chúng ta thể hiện nguyên tắc bác ái với cách thức cung cấp mọi nhu cần cho người nghèo, trong một phương thức giữ được (và thậm chí kích thích) phẩm cách của họ? Đây là một sự thách thức thực sự, và câu trả lời cho mỗi một người chúng ta có thể khác biệt đôi chút. Tôi nhận ra rằng không phải ai cũng có khả năng lao động, song đây là chỗ tối thiểu thôi. Đối với người nào có khả năng lao động, chúng ta nên tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc làm của họ. Chẳng có một câu trả lời nào mau chóng và dễ dàng ở đây hết, song các nguyên tắc thì rất rõ ràng, và tôi tin những câu trả lời có ở đó cho những ai thành thật tìm kiếm chúng.
Thứ sáu, Sách Rutơ cung ứng cho chúng ta với sự sáng suốt nhìn vào vai trò của dân Ngoại trong “tấn thảm kịch cứu chuộc chưa mở ra” của Đức Chúa Trời. Bôô đã nhận thức trước đủ để nhận ra rằng một phụ nữ dân Ngoại nầy, là người đã vòng tay ôm lấy Đức Chúa Trời của Israel bởi đức tin có thể bước vào các ơn phước của người Do thái. Điều nầy được ám chỉ trong phước hạnh đã công bố giáng trên Rutơ ở 2:11-12. Chính vì lý do nầy mà Bôô chẳng có sự e dè nào cả trong việc lấy Rutơ làm vợ và có con cái với nàng. Cảm tạ sự sáng suốt và thành nhơn của Bôô, sự thăng hoa của một thánh đồ dân Ngoại đã được nắm bắt, với một lượng nào đó, bởi dân sự của thành ấy:
“Cả dân sự hiện ở nơi cửa, và các trưởng lão, đều đáp rằng: Chúng tôi làm chứng điều đó. Nguyện Đức Giê-hô-va làm cho người nữ vào nhà ngươi giống như Ra-chên và Lê-a, là hai người đã dựng nên nhà Y-sơ-ra-ên! Hãy trở nên cường thạnh nơi Ep-ra-ta và làm cho nổi danh ngươi trong Bết-lê-hem! Nguyện con cháu ngươi mà Đức Giê-hô-va sẽ ban cho ngươi bởi người gái trẻ này, làm cho nhà ngươi giống như nhà của Pha-rết, mà Tha-ma đã sanh cho Giu-đa!” (Rutơ 4:11-12, phần nhấn mạnh là của tôi).
Tôi phải tốn một ít thời gian để xem xét vấn đề nầy, nhưng đối với bạn thì chỉ nhìn thấy vấn đề ấy một lần đủ cả thôi. Trong việc chúc phước cho Rutơ, dân sự thành Bếtlêhem đã đề cập tới ba người phụ nữ, hết thảy trong số họ đều là “dân ngoại” đối với nhận định của một người Do thái. Rachên và Lêa là người bà con, song để nhận được hai phụ nữ nầy làm vợ mình, Giacốp phải rời xứ Canaan mà đi đến Phađan Aram, ở đó ông đòi hỏi Lêa và em gái nàng là Rachên. Giuđa vô tình chu toàn mọi bổn phận của một cuộc hôn nhân theo kiểu tái hôn khi ông có quan hệ tình dục với con dâu mình là Tama (Sáng thế ký 38). Dân sự của thành Bếtlêhem nhìn biết rằng Đức Chúa Trời đã chúc phước cho Israel qua các người nữ “dân Ngoại” nầy, và vì thế chẳng có gì khó cho họ khi tin rằng Đức Chúa Trời sẽ chúc phước cho Israel qua Rutơ. Và điều nầy Đức Chúa Trời đã làm, với một cách thức vượt quá suy tưởng hoang dại của họ. Rutơ sẽ trở thành tổ mẫu của Vua David (Rutơ 4:18-22).
Giờ đây chúng ta đã nhìn thấy Đức Chúa Trời “kết hợp” một số dân Ngoại vào trong phổ hệ cũa Đấng Mêsi được hứa cho. Trước hết, chúng ta thấy Raháp được Israel vòng tay tiếp lấy, vì cớ đức tin của nàng (Giôsuê 2:1...; 6:17-25). Thực vậy, Raháp là vợ của Sanhmôn, và là mẹ của Bôô. Có phải chi tiết nầy là lý do tại sao Bôô có thể dễ dàng vòng tay đón lấy Rutơ như một thành viên trong ngôi nhà đức tin không? Nếu mẹ ông là một người thuộc dân Ngoại, tại sao lại là không đối với người vợ của ông chứ? Bên cạnh Raháp và Rutơ, cũng còn có Tama, Lêa, và Rachên. Đức Chúa Trời đã không loại dân Ngọai ra khỏi chương trình cứu chuộc của Ngài, mà đã “kết hợp” họ với người Do thái như một phần trong chương trình của Ngài.
Thứ bảy, Naômi, Rutơ, và Bôô mỗi người làm biểu tượng cho một nhân vật hay một nhóm đặc biệt. Naômi làm biểu tượng cho Israel trong một tư thế không đẹp đẽ mấy. Bà phác họa một thái độ như có quyền, và bà cay đắng đối với Đức Chúa Trời vì không trút đổ phước hạnh lên trên bà. Dường như bà không nắm bắt được ân điển của Đức Chúa Trời, và chắc chắn bà không công nhận bất kỳ tội lỗi nào nơi phần của mình. Dường như bà không biết tới tình trạng gian ác của thời buổi ấy, và đối với thực tại sự phán xét của Đức Chúa Trời. Bà rời xứ Israel với chồng mình, song đã không trở lại cho tới nhiều năm sau đó, sau khi các con trai bà đã kết hôn với những người vợ Môáp. Lý do của bà khi trở về Israel, ấy là có lương thực ở đó một lần nữa. Naômi ít quan tâm đến sự sống thuộc linh của các con dâu mình. Bà nổ lực đưa họ trở lại với gia đình họ và với tà giáo của họ. Trong sự việc nầy, dường như bà đang tỏ ra một số tinh thần của Giôna. Bà cũng có cái gì đó hấp dẫn, như có thể thấy được trong cách thức bà nổ lực bày ra cuộc hôn nhân của Rutơ với Bôô. Trong cách thức nầy, dường như bà có đôi chút Giacốp trong dòng máu của mình. Ngay cả đánh giá của tôi về Naômi có đôi chút khó chịu, có ít điều để nói đến thiện ý của bà. Bất chấp mọi thất bại và cay đắng của bà, Đức Chúa Trời đã giàu ơn tuôn đổ ơn phước của Ngài giáng trên bà, và với một cấp độ lớn lao, qua một người dân Ngoại. Có phải Phaolô không nói tới ơn cứu rỗi của người dân Ngoại là một phần trong chương trình của Đức Chúa Trời để cứu với người Do thái chăng (xem Rôma 11:11-32)?
Rutơ là một hình ảnh nói tới những người dân Ngoại có đức tin mà Đức Chúa Trời tháp vào “gốc nho” các ơn phước giao ước của Ngài (Giăng 10:16; Rôma 11:17...). Nàng chẳng đòi hỏi gì đến các ơn phước nầy, mặc dù nàng xứng đáng có được chúng, song hạ mình tiếp nhận chúng như một sự tỏ ra ân điển của Đức Chúa Trời. Nàng là tấm gương cho những ai là một người Do thái thực, không phải do phẩm hạnh của tiền nhân, mà là do giá trị đức tin của nàng:
“Vì chưng anh em bởi tin Đức Chúa Jêsus Christ, nên hết thảy đều là con trai của Đức Chúa Trời. Vả, anh em thảy đều chịu phép báp tem trong Đấng Christ, đều mặc lấy Đấng Christ vậy. Tại đây không còn chia ra người Giu-đa hoặc người Gờ-réc; không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ; không còn đàn ông hoặc đàn bà; vì trong Đức Chúa Jêsus Christ, anh em thảy đều làm một. Lại nếu anh em thuộc về Đấng Christ, thì anh em là dòng dõi của Ap-ra-ham, tức là kẻ kế tự theo lời hứa” (Galati 3:26-29; cũng xem 3:7; 6:16; Rôma 9:6; Philíp 3:3).
Giống như Đức Chúa Trời kết hiệp Rutơ (một người Ngoại) và Bôô (một người Do thái) trong cuộc hôn nhân, cũng một thể ấy Đức Chúa Trời đã hiệp người Do thái và dân Ngoại trong Đấng Christ:
“Vậy, anh em, theo xác thịt là người ngoại, bị những kẻ xưng mình là người chịu cắt bì trong xác thịt bởi tay người ta, gọi anh em là người không chịu cắt bì, hãy nhớ lại lúc trước, trong thuở đó, anh em không có Đấng Christ, bị ngoại quyền công dân trong Y-sơ-ra-ên, chẳng dự vào giao ước của lời hứa, ở thế gian không có sự trông cậy và không có Đức Chúa Trời. Nhưng trong Đức Chúa Jêsus Christ, anh em là kẻ ngày trước cách xa, hiện nay đã nhờ huyết Đấng Christ mà được gần rồi. Vì, ấy chính Ngài là sự hòa hiệp của chúng ta; Ngài đã hiệp cả hai lại làm một, phá đổ bức tường ngăn cách, là sự thù nghịch đã phân rẽ ra, bởi vì Ngài đã đem thân mình mà trừ bỏ luật pháp của các điều răn chép thành điều lệ. Như vậy, khi làm cho hòa nhau, Ngài muốn lấy cả hai lập nên một người mới trong Ngài, và vì bởi thập tự giá Ngài đã làm cho sự thù nghịch tiêu diệt, nên nhờ thập tự giá đó Ngài khiến cả hai hiệp thành một thể, mà làm hòa thuận với Đức Chúa Trời. Ngài lại đã đến rao truyền sự hòa bình cho anh em là kẻ ở xa, và sự hòa bình cho kẻ ở gần. Vì ấy là nhờ Ngài mà chúng ta cả hai đều được phép đến gần Đức Chúa Cha, đồng trong một Thánh Linh. Dường ấy anh em chẳng phải là người ngoại, cũng chẳng phải là kẻ ở trọ nữa, nhưng là người đồng quốc với các thánh đồ, và là người nhà của Đức Chúa Trời. Anh em đã được dựng lên trên nền của các sứ đồ cùng các đấng tiên tri, chính Đức Chúa Jêsus Christ là đá góc nhà, cả cái nhà đã dựng lên trên đá đó, sắp đặt cách hẳn hoi, để làm nên một đền thờ thánh trong Chúa. Ấy, anh em cũng nhờ Ngài mà được dự phần vào nhà đó, đặng trở nên nhà ở của Đức Chúa Trời trong Thánh Linh” (Êphêsô 2:11-22).
Bôô là một hình ảnh nói tới Đức Chúa Trời, và đặc biệt hơn nữa, nói tới Đức Chúa Jêsus Christ của chúng ta. Chính ông, giống như Đấng Christ, đã tiếp đón dân Ngoại vào trong gia đình đức tin (thí dụ, xem Luca 4:16-30, đặc biệt các câu 23-27). Ông là người bà con có quyền chuộc, ông “cứu” Naômi và Rutơ trong lúc có cần của họ. Giống như Bôô trở nên “một thịt” với Rutơ, tiếp tục phổ hệ của Đấng Mêsi được hứa cho, cũng một thể ấy Chúa Jêsus của chúng ta mặc lấy xác thịt con người, trở nên một người với chúng ta trong nhân loại của chúng ta, để chúng ta có thể trở nên một với Ngài bởi đức tin, rồi nhơn đó mà được cứu. Bôô gạt qua một bên sở thích riêng của mình (không giống như người bà con gần nhất kia), hầu cho ông trở thành nguồn phước cho những ai đang có cần.
Thứ tám, Rutơ và Bôô làm minh họa cho loại tình yêu chung thủy mà chúng ta phải tỏ ra đối cùng kẻ không đáng được yêu. Tôi nói rõ chỗ tôi thấy Naômi là một bà cụ cay đắng, bà tìm Đức Chúa Trời để đổ thừa cho mọi cảnh ngộ khó khăn trong cuộc sống. Đây không phải là loại người mà bạn và tôi sẽ đề phòng ở chung quanh. Những lời bình phấn khởi của bạn bè và người lân cận Naômi bị “hạ gục” bởi đáp ứng rất tiêu cực của Naômi (1:19-21). Nếu tôi là Rutơ, tôi sẽ bị cám dỗ vâng theo mọi lời căn dặn của bà, bỏ bà lại rồi đến với gia đình riêng của mình. Nhưng Rutơ đã bền đỗ, không phải vì Naômi dễ thương (như cái tên của bà chỉ ra đó) hay dễ yêu đâu, mà vì cớ tình yêu của nàng dành cho người không đáng được yêu. Tình yêu của Rutơ dành cho Naômi không nằm trong đáp ứng với tình trạng dễ thương của Naômi, mà bất chấp thái độ cay đắng của bà ta. Tình yêu của nàng được kích thích bởi nhu cần của Naômi.
Sự nhịn nhục và bền đỗ của Rutơ thật đáng kinh ngạc, không những trong thời buổi của nàng, mà trong thời buổi của chúng ta nữa. Có bao nhiêu người chồng người vợ đã chia tay vì bị người kia chọc tức? Rutơ chẳng có bổn phận nào hợp pháp với Naômi, chỉ có bổn phận của tình yêu thương mà thôi. Vì Rutơ giữ lòng trung thành và chung thủy với mẹ chồng nàng, nàng đã được khen ngợi và được Đức Chúa Trời ban thưởng rất lớn lao.
Tôi rất ngạc nhiên nếu bạn, bạn độc giả thân mến của tôi, đã xem xét cách thức chia tay khi bạn lẽ ra phải bền đỗ? Naômi của bạn là ai vậy? Có thể là một người bạn, hay một người bà con (một bà mẹ chồng?), hay thậm chí người bạn đời của bạn. Sách Rutơ đã nói gì với bạn về sự bền đỗ? Tôi nghĩ sách ấy quở trách chúng ta vì mọi thái độ ích kỷ của chúng ta và vì chúng ta thiếu chức năng tôi tớ và đầu phục với những người ở chung quanh chúng ta. Chúng ta hãy tiếp thu để nhịn nhục trong các mối quan hệ của chúng ta với tha nhân, giống như Đức Chúa Trời đã khăng khăng trong sự thành tín của Ngài đối với chúng ta, ngay cả khi chúng ta sống bất trung (xem II Timôthê 2:13).
Thứ chín, chúng ta nhìn thấy tội lỗi của Naômi không giữ Rutơ không tin cậy nơi Đức Chúa Trời của Israel. Tôi biết có nhiều người đã cáo lỗi vì sự vô tín của họ bằng cách chỉ vào một Cơ đốc nhân rồi tố cáo họ là giả hình. Naômi là một tấm gương nói tới một người Do thái ở chỗ tệ hại nhất của họ, song có những người khác, như Bôô, họ là hạng thánh đồ rất tuyệt vời. Không một ai trong chúng ta sẽ cáo lỗi vì sống như Naômi, nhưng không một người chưa tin Chúa nào sẽ được buông tha khỏi cơn thạnh nộ đời đời của Đức Chúa Trời vì một số thánh đồ đã sống giả hình. Các thất bại của Naômi đã không giữ cho Rutơ không có đức tin. Đừng để cho một kẻ giả hình trở thành lời cáo lỗi của bạn vì sẽ đi địa ngục. Hãy tin cậy nơi Đức Chúa Jêsus Christ, điều khoản duy nhứt của Đức Chúa Trời cho sự cứu rỗi đời đời của bạn. Đời sống vô tội, sự chết có tính cách hy sinh, và sự sống lại siêu nhiên của Ngài là điều khoản của Đức Chúa Trời dành cho sự cứu rỗi của bạn đấy.

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

Sách Các Quan Xét: "Kỷ Nguyên Tăm Tối của Israel"


Từ Sự Sáng Tạo Đến Thập Tự Giá
Kỷ Nguyên Tăm Tối của Israel
Mục sư
Bob Deffinbaugh
Sách Các Quan Xét
Phần giới thiệu
Cách đâu mấy năm, tôi đã giảng qua Sách Các Quan Xét. Thông lệ của chúng tôi là một người trong nhà thờ đọc phân đoạn Kinh thánh và rồi cầu nguyện trước khi tôi giảng dạy. Phân đoạn Kinh thánh là Các Quan Xét 19. Phân đoạn nầy khó chịu đến nỗi có một việc xảy ra lần đầu tiên trong chức vụ giảng dạy của tôi – sự yêu cầu của tôi phải đọc phân đoạn Kinh thánh và cầu nguyện đã bị từ chối. Bạn thấy đấy, sự việc nầy không những xảy ra có một lần đâu; nó đã xảy ra hai hay ba lần, cho tới chừng sau cùng có một người đồng ý đọc phân đoạn đó. Một sáng Chúa nhựt, khi đến lúc ông ấy đọc phân đoạn, ông ta đã nói đại loại như vầy: “Tôi biết theo thông lệ thì một người đọc phân đoạn Kinh thánh rồi cầu nguyện, nhưng nếu ông không phiền, tôi muốn cầu nguyện trước khi đọc kìa”.
Sách Các Quan Xét là một sách rất rắc rối, và sự kiện nầy cũng thế đấy. Toàn bộ sách rất là đau buồn. Như mới đây, tôi có nhận một e-mail từ một người nói tới phân đoạn khác. E-mail ấy viết như sau:
Tôi đọc câu chuyện trong Kinh thánh thực sự khiến tôi rất bối rối và làm lay động từng nền tảng đức tin của tôi. Tôi chưa hề nghĩ mình sẽ đọc ở chỗ Đức Chúa Trời tiếp nhận một của lễ con người bao giờ. Tôi cứ trông mong Đức Chúa Trời ngăn chặn Giépthê rồi bảo ông ấy đừng dâng con gái mình làm của lễ nữa. Có chỗ nào khác trong Kinh thánh có nhắc tới thứ của lễ nầy không? Đức Chúa Trời có bỏ qua việc dâng của lễ ấy không? Làm sao Đức Chúa Trời có thể cho phép điều nầy chứ?
Tác giả đang đề cập tới câu chuyện khác từ Sách Các Quan Xét, chỗ mà Giépthê đã đưa ra một lời thề thật dại dột:
“Giép-thê khẩn nguyện cùng Đức Giê-hô-va rằng: Nếu Ngài phó dân Am-môn vào tay tôi, khi tôi thắng chúng nó trở về, hễ chi ở cửa nhà tôi đi ra đầu hết đặng đón rước tôi, thì nấy sẽ thuộc về Đức Chúa Trời, và tôi sẽ dâng nó làm của lễ thiêu” (Các Quan Xét 11:30-31).
Sau đó một chút, chúng ta đọc thấy con gái của Giépthê đã bước ra đón ông, và ông đã chu toàn lời thề của mình, quả là dại dột (Các Quan Xét 11:39-40).
Sách Các Quan Xét mô tả thời khắc tăm tối trong lịch sử dân Israel, và các biến cố trong sách nầy đến ngay sau “những năm hoàng kim” của “thế hệ Giôsuê”. Đây chẳng phải là chỗ mà chúng ta ưa đọc để thưởng thức đâu, mà đây là một kỷ nguyên quan trọng trong lịch sử của Israel, một kỷ nguyên mà chúng ta cần phải tìm hiểu, và từ đó chúng ta sẽ tiếp thu nhiều bài học quan trọng. Thật là đáng buồn khi phải nói, đây là một kỷ nguyên rất giống với thời buổi mà chúng ta đang sinh sống trong đó, khiến nó thành một sứ điệp càng thích đáng hơn cho chúng ta. Chúng ta hãy lắng nghe cho kỹ, và chú ý vào sứ điệp mà Đức Chúa Trời dành cho chúng ta trong những trang nhọc nhằn nầy.
Cấu trúc của Sách Các Quan Xét
Cấu trúc của Sách Các Quan Xét rất là đơn giản:
Các chương 1-3:6
Giới thiệu thời kỳ Các Quan Xét
Các chương 3:7—16:31
Mô tả sự trị vì của Các Quan Xét
Các chương 17-21
Phần mở đầu: Hai câu chuyện đánh dấu thời kỳ Các Quan Xét

Tìm hiểu Sách Các Quan Xét
Quan Xét là gì?
Khi chúng ta đến với phần nghiên cứu Sách Các Quan Xét, chúng ta tìm hiểu quan xét là gì, hay không là gì rất là quan trọng. Vào thời điểm đó trong Israel, một “quan xét” gần như không phải là một người đưa ra sự xét đoán các vụ kiện, hay ổn định những vụ tranh cãi, mặc dù đã có một vai trò như thế trong Israel (xem Xuất Êdíptô ký 18; Dân số ký 11). Đêbôra đã có một loại chức năng về thẩm phán (Các Quan Xét 4:4-5), nhưng điều nầy dường như gắn với vai trò của bà là một nữ tiên tri nhiều hơn là một trong “Các Quan Xét” của Israel. Không một người nào trong “Các Quan Xét” khác trong Sách Các Quan Xét đã “xét đoán” theo ý nghĩa phổ thông của từ ngữ.
Các Quan Xét cũng không phải là nguyên mẫu đầu tiên của các vua Israel đâu. Các Quan Xét chủ yếu là những “đấng cứu tinh” đối với sự áp bức của kẻ thù của Israel. Đôi khi họ hành động thật độc lập, như Samsôn, ông là một loại “quan xét đơn thân cơ động”. Một số Các Quan Xét đã lãnh đạo các lực lượng quân sự của một hay nhiều chi phái chống lại kẻ thù của họ. Các Quan Xét nầy đã không lãnh đạo các lực lượng quân sự của cả nước, mà chỉ lãnh đạo một phần nào trong đó thôi. Như một điều luật, họ không có bất kỳ chức năng quản lý nào cả, như một vì vua có. Đức Chúa Trời đã dấy Các Quan Xét nầy lên theo cách rất tự nhiên, vì cớ sự áp bức của kẻ thù trên dân Israel. Không có một sự kế tục nào và chẳng có triều đại nào cả. Thường thì dân Israel được tự do không bị áp bức bao lâu vị quan xét còn sống.
Sách Các Quan Xét và Giao Ước với Môise
Chìa khóa cho việc tìm hiểu Sách Các Quan Xét là giao ước với Môise mà Đức Chúa Trời đã lập với dân sự Ngài là dân Israel. Các phước hạnh cùng những lời rủa sả trong giao ước với Môise được kể đến đầu tiên trong Lêvi ký 26. Khi ấy chúng được lặp lại chi tiết hơn ở Phục truyền luật lệ ký 28. Các phước hạnh nầy được tóm lại ở các câu 1 và 2:
“Nếu ngươi nghe theo tiếng phán của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi cách trung thành, cẩn thận làm theo mọi điều răn của Ngài, mà ta truyền cho ngươi ngày nay, thì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ ban cho ngươi sự trổi hơn mọi dân trên đất. Nếu ngươi nghe theo tiếng phán của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, nầy là mọi phước lành sẽ giáng xuống trên mình ngươi” (Phục truyền luật lệ ký 28:1-2).
Nhưng y như Đức Chúa Trời đã hứa các ơn phước của Ngài cho người nào vâng theo các điều răn của Ngài, cũng có những lời rủa sả dành cho kẻ nào sống bất tuân:
“Nhưng nếu ngươi không nghe theo tiếng phán của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, không cẩn thận làm theo các điều răn và luật pháp của Ngài mà ta truyền cho ngươi ngày nay, thì nầy là mọi sự rủa sả sẽ giáng xuống trên mình ngươi và theo kịp ngươi. Ngươi sẽ bị rủa sả ở trong thành và ngoài đồng ruộng, cái giỏ và thùng nhồi bột của ngươi cũng bị rủa sả, hoa quả của thân thể ngươi, bông trái của đất ruộng ngươi, luôn với lứa đẻ của bò cái và chiên cái ngươi, đều sẽ bị rủa sả! Ngươi sẽ bị rủa sả khi đi ra và lúc đi vào” (Phục truyền luật lệ ký 28:15-19, cũng xem các câu 20-68).
Lời lẽ sau cùng của Giôsuê cho dân Israel đã lặp lại những lời cảnh cáo trước kia mà Môise đã chuyển tải cho dân Israel:
“Vì Đức Giê-hô-va đã đuổi khỏi trước mặt các ngươi những dân tộc lớn và cường thạnh, và đến ngày nay chẳng ai đứng nổi trước mặt các ngươi. Một người trong các ngươi đuổi được đến ngàn người của chúng nó; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi là Đấng chiến đấu cho các ngươi, y như Ngài đã phán. Vậy, hãy cẩn thận lấy mình đặng kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi. Vả, nếu các ngươi trở lòng và hiệp với phần còn lại của các dân tộc này ở giữa các ngươi, nếu các ngươi làm sui gia cùng chúng nó, hoặc các ngươi xen vào cùng chúng nó, và chúng nó cùng các ngươi, thì phải biết rõ ràng Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi chẳng còn cứ đuổi những dân tộc này khỏi trước mặt các ngươi nữa; nhưng chúng nó sẽ làm lưới và bẫy cho các ngươi, làm roi đánh nơi hông, làm chông gai chích trong mắt, cho đến chừng nào các ngươi bị diệt mất khỏi xứ tốt đẹp này mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã ban cho. Nầy, ngày nay ta sẽ đi đường cả thế gian phải đi; vậy, hãy hết lòng hết ý nhận biết rằng trong các lời lành mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã phán về các ngươi, chẳng có một lời nào sai hết, thảy đều ứng nghiệm cho các ngươi; thật chẳng một lời nào sai hết. Vả, hễ các lời lành mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã phán được ứng nghiệm cho các ngươi thế nào, thì Đức Giê-hô-va cũng sẽ làm ứng nghiệm những lời hăm dọa của Ngài trên các ngươi thế ấy, cho đến chừng Ngài diệt các ngươi khỏi xứ tốt đẹp này mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã ban cho. Nếu các ngươi bội giao ước của Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã dặn biểu, nếu các ngươi đi hầu việc các thần khác, và quì lạy trước chúng nó, thì cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va sẽ nổi phừng cùng các ngươi, và các ngươi bị diệt mất liền khỏi xứ tốt đẹp mà Ngài đã ban cho” (Giôsuê 23:9-16, phần nhấn mạnh là của tôi).
Phần giới thiệu Sách Các Quan Xét:
Các Quan Xét 1:1—3:6
Trong Các Quan Xét 1 và 2, chúng ta thấy một lời giải thích về sự suy đồi thuộc linh của dân Israel. Sự sụp đổ của Israel bắt đầu một thời gian ngắn sau cái chết của Giôsuê. Khi Sách Giôsuê kết thúc, thế hệ của Giôsuê đã qua đi, và vì vậy ông kêu gọi thế hệ kế tiếp của dân Israel phải ôm lấy giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với các tổ phụ họ làm của riêng họ. Ông kêu gọi họ phải quyết định họ sẽ hầu việc ai:
“Vậy bây giờ, hãy kính sợ Đức Giê-hô-va, và phục sự Ngài cách thành tâm và trung tín; hãy bỏ xa các thần mà tổ phụ các ngươi hầu việc bên kia sông, và tại xứ Ê-díp-tô; phải phục sự Đức Giê-hô-va. Nếu chẳng thích cho các ngươi phục sự Đức Giê-hô-va, thì ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự, hoặc các thần mà tổ phụ các ngươi đã hầu việc bên kia sông, hoặc các thần dân A-mô-rít trong xứ mà các ngươi ở; nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va” (Giôsuê 24:14-15, phần nhấn mạnh là của tôi)
Bất chấp quyết định muốn hầu việc Đức Chúa Trời mà họ đã tỏ ra, Giôsuê cảnh cáo rằng họ sẽ không thể chu toàn sự cam kết của họ. Họ không thể sống theo các tiêu chuẩn của một Đức Chúa Trời Thánh Khiết:
“Giô-suê nói cùng dân sự rằng: Các ngươi không đủ sức phục sự Đức Giê-hô-va, vì là Đức Chúa Trời thánh, Đức Chúa Trời kỵ tà, Ngài chẳng tha sự trái mạng và tội lỗi của các ngươi” (Giôsuê 24:19).
Cũng không tốn bao lâu thời gian cho chúng ta nhìn thấy sự thực lời lẽ của Giôsuê. Sự ứng nghiệm bắt đầu rất sớm trong Sách Các Quan Xét, ở chương 1. Trong khi sức mạnh của các vua xứ Canaan đã bị chà nát dưới thời của Giôsuê, việc còn lại cho từng chi phái Israel là hoàn tất việc tiêu diệt các dân xứ Canaan ra khỏi xứ. Ở các chương 1 và 2, tác giả cung ứng cho độc giả với một lời giải thích về sự sụp đổ của dân tộc, cũng như lý do tại sao Đức Chúa Trời đã chừa lại dân Canaan ở trong xứ. Ở hai chương nầy, chúng ta thấy hậu quả sau đây.
Bước Một: Chiến thắng từng phần
Các chi phái Giuđa và Simêôn đã thưởng thức sự thành công có mức độ (1:17), nhưng họ không thành công cách hoàn toàn (1:19). Người Bêngiamin không trục xuất trọn vẹn dân Giêbusít đang sinh sống trong thành Jerusalem:
“Đức Giê-hô-va ở cùng người Giu-đa; người Giu-đa hãm lấy núi, còn dân sự ở trũng, thì họ đuổi đi không đặng, vì chúng nó có những xe bằng sắt. Kế sau, theo lịnh của Môi-se, người ta ban Hếp-rôn cho Ca-lép! Ca-lép bèn đuổi ba con trai của A-nác khỏi thành ấy. Nhưng con cháu Bên-gia-min không đuổi được dân Giê-bu-sít ở tại Giê-ru-sa-lem, nên dân Giê-bu-sít hãy còn ở chung cùng con cháu Bên-gia-min cho đến ngày nay” (Các Quan Xét 1:19-21, phần nhấn mạnh là của tôi).
Người của chi phái Giuđa không thắng hơn được sắc dân sống ở vùng đồng bằng mé biển, họ vốn có kỷ thuật quân sự mới nhứt (xe ngựa với các bánh xe bằng sắt). Người của chi phái Giôsép không thành công mỹ mãn (1:22-26). Nhưng phần còn lại của Các Quan Xét chương 1 là câu chuyện nói tới chiến thắng không trọn vẹn. Người của chi phái Manase (1:27-28), Épraim (1:29), Sabulôn (1:30), Ase (1:31-32), Néptali (1:33), và Đan (1:34-35) không thắng hơn và không hủy diệt trọn vẹn các dân Canaan trong vùng đất của họ. Chiến thắng từng phần đối với dân Canaan có nghĩa là sống với dân Canaan, là hậu quả kế tiếp trong sự đồi bại của Israel.
Bước Hai: Đồng sinh tồn với kẻ thù
Vì dân Israel không quét sạch hoàn toàn được các dân xứ Canaan, họ phải đồng tồn tại trong xứ cùng với họ. Trong một số trường hợp, các dân xứ Canaan bị coi là nô lệ, nhưng họ không bị quét sạch:
“Người Nép-ta-li không đuổi dân ở Bết-Sê-mết và Bết-A-nát; nhưng lập sản nghiệp ở giữa dân Ca-na-an, là dân bổn xứ; còn dân Bết-Sê-mết và dân Bết-A-nát phải phục dịch người Nép-ta-li. Dân A-mô-rít dồn người Đan ở trên núi, không cho họ xuống trũng” (Các Quan Xét 1:33-34, phần nhấn mạnh là của tôi).
Bước Ba: Cộng tác với kẻ thù
Khi dân nầy sống giữa vòng các dân khác, rất “cần thiết” cho họ phải bước vào các hiệp ước và cộng tác theo hình thức với họ. Thí dụ, chúng ta thấy Hêbe người Kênít (dòng dõi cha vợ của Môise) đã trở thành đồng minh với Vua Giabin xứ Canaan (1:16; 4:11, 17). Loại cộng tác nầy đã đem đến một sự quở trách thiêng liêng:
“Vả, thiên sứ của Đức Giê-hô-va đi lên từ Ghinh-ganh đến Bô-kim, và nói rằng: Ta đã đem các ngươi đi lên khỏi xứ Ê-díp-tô, dẫn vào xứ ta đã thề ban cho tổ phụ các ngươi. Ta đã phán: Ta sẽ chẳng hề hủy giao ước ta đã lập cùng các ngươi; còn các ngươi, chớ lập giao ước cùng dân xứ nầy; hãy phá hủy bàn thờ của chúng nó. Song các ngươi không có vâng theo lời phán của ta. Tại sao các ngươi đã làm điều đó? Ta cũng có phán: Ta sẽ chẳng đuổi dân ấy khỏi trước mặt các ngươi, song chúng nó sẽ ở bên các ngươi, và các thần chúng nó sẽ thành một cái bẫy cho các ngươi” (Các Quan Xét 2:1-3, phần nhấn mạnh là của tôi).
Hình thức các hiệp ước với dân xứ Canaan là hợp pháp họ; làm vậy là công nhận quyền tồn tại của họ khi Đức Chúa Trời đã truyền cho dân Israel phải tiêu diệt họ.
Bước Bốn: Bị đồi bại bởi các dân xứ Canaan
“Khi Giô-suê đã cho dân sự về, thì mọi người Y-sơ-ra-ên, ai nấy đều đi vào sản nghiệp mình, đặng nhận lấy xứ. Dân sự phục sự Đức Giê-hô-va trong trọn đời Giô-suê và trọn đời các trưởng lão còn sống lâu hơn Giô-suê, là những kẻ đã thấy các công việc lớn lao mà Đức Giê-hô-va đã làm ra vì Y-sơ-ra-ên. Đoạn, Giô-suê, con trai của Nun, tôi tớ của Đức Giê-hô-va, qua đời, tuổi được một trăm mười; người ta chôn người trong địa phận về sản nghiệp người, tại Thim-nát-Hê-re trên núi Ep-ra-im, về phía bắc núi Ga-ách. Hết thảy người đời ấy cũng được tiếp về tổ phụ mình; rồi một đời khác nổi lên, chẳng biết Đức Giê-hô-va, cũng chẳng biết các điều Ngài đã làm nhân vì Y-sơ-ra-ên. Bấy giờ dân Y-sơ-ra-ên làm ác trước mặt Đức Giê-hô-va, hầu việc các thần tượng của Ba-anh, bỏ Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ mình, là Đấng đã đem họ ra khỏi xứ Ê-díp-tô; họ tin theo các thần khác của những dân tộc ở xung quanh, quì lạy các thần đó và chọc giận Đức Giê-hô-va. Vậy, chúng nó bỏ Đức Giê-hô-va, hầu việc Ba-anh và Át-tạt-tê” (Các Quan Xét 2:6-13, phần nhấn mạnh là của tôi).
Sự việc mà chính Đức Chúa Trời đã cảnh cáo dân Israel phải thường xuyên và bền đỗ, thì dân Israel đã phạm vào. Từ chỗ dung thứ cho dân Canaan, dân Israel đã đạt tới mức bắt chước theo họ. Họ bắt đầu kết hôn chéo với họ và thờ phượng các thần của họ. Dân tộc cần phải nên thánh và phải giữ sự phân rẽ khỏi các đường lối tội lỗi của các dân xứ Canaan giờ đây họ đã vòng tay ôm lấy chính tội lỗi đã đem đến cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời giáng trên họ.
Bước Năm: Kỷ luật thiêng liêng
“Cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va nổi phừng lên cùng Y-sơ-ra-ên, Ngài phó chúng vào tay kẻ cướp bóc, và chúng nó bóc lột họ; Ngài bán Y-sơ-ra-ên cho các kẻ thù nghịch chung quanh, và Y-sơ-ra-ên không còn thế chống cự nổi được trước kẻ thù nghịch mình. Bất luận chúng đi đến đâu, tay của Đức Giê-hô-va vẫn nghịch cùng chúng đặng giáng họa cho, y như Đức Giê-hô-va đã phán và đã thề cùng chúng. Chúng bị cơn hoạn nạn lớn lao thay” (Các Quan Xét 2:14-15).
Những lời rủa sả của Giao ước với Môise giờ đây được thực thi chống lại dân Israel. Dân Israel giờ đây gánh chịu thất bại về quân sự nơi tay (hay gươm) của kẻ thù. Đức Chúa Trời sẽ thôi không ban mưa cho mùa màng của họ, và gia súc của họ sẽ không còn sanh sản thịnh vượng được nữa. Những gì Đức Chúa Trời đã cảnh cáo Ngài sẽ làm, giờ đây Ngài bắt đầu thực hiện.
Bước Sáu: Sự giải cứu thiêng liêng
“Song Đức Giê-hô-va dấy lên những quan xét giải cứu chúng khỏi tay kẻ cướp bóc. Nhưng chúng cũng không nghe các quan xét vì chúng hành dâm cùng các thần khác, và quì lạy trước mặt các thần ấy. Chúng vội xây bỏ con đường mà tổ phụ mình đã đi, chẳng bắt chước theo tổ phụ vâng giữ các điều răn của Đức Giê-hô-va. Vả, khi Đức Giê-hô-va dấy lên các quan xét cho Y-sơ-ra-ên, thì Đức Giê-hô-va ở cùng quan xét đó, và trọn đời quan xét, Ngài giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi tay kẻ thù nghịch mình; vì Đức Giê-hô-va lấy lòng thương xót họ tại cớ những tiếng rên siếc mà họ thở ra trước mặt những kẻ hà hiếp và làm tức tối mình” (Các Quan Xét 2:16-18, phần nhấn mạnh là của tôi).
Trong phần đáp ứng với nổi khổ của họ, dân Israel đã kêu la xin Đức Chúa Trời giải cứu. Đức Chúa Trời, trong ân điển của Ngài, sẽ dấy lên một đấng cứu tinh, một quan xét, người nầy sẽ giải phóng dân Israel ra khỏi sự áp bức của kẻ thù họ. Sự giải cứu ấy đã kéo dài tùy theo sự sống của đấng cứu tinh đó.
Bước Bảy: Tiến tới sự bội đạo
“Kế sau, khi quan xét qua đời rồi, Y-sơ-ra-ên lại làm ác hơn các tổ phụ mình, tin theo các thần khác, hầu việc và thờ lạy trước mặt các thần ấy: Y-sơ-ra-ên không khứng chừa bỏ việc làm ác hay là lối cố chấp của họ” (Các Quan Xét 2:19, phần nhấn mạnh là của tôi).
Chắc chắn là một người có thể hy vọng rằng sau một chu kỳ đau khổ của tội lỗi, sự phán xét, và sự giải cứu, dân Israel sẽ tiếp thu được bài học của họ và sẽ sống theo các mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Đây chẳng phải là trường hợp đó. Sau cái chết của đấng cứu tinh, dân Israel quay trở lại với các đường lối tội lỗi của họ. Không những họ mặc lại những gì họ đã bỏ đi; họ còn trở nên gian ác hơn trước kia nữa là. Tội lỗi của họ càng lúc càng tồi tệ thêm. Nhiều việc đi từ xấu xa đến tệ hại hơn.
Để lại đàng sau: Một câu nói của mục đích thiêng liêng
Các Quan Xét 2:20—3:6
Bởi cớ đó, cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va nổi phừng lên cùng Y-sơ-ra-ên, và Ngài phán rằng: Vì dân tộc nầy có bội nghịch giao ước của ta đã truyền cho tổ phụ chúng nó, và vì chúng nó không có nghe lời phán ta, nên về phần ta, ta cũng chẳng đuổi khỏi trước mặt chúng nó một dân nào mà Giô-suê để lại khi người qua đời. Ta sẽ dùng các dân tộc đó thử thách Y-sơ-ra-ên, để xem thử chúng nó có giữ và đi theo đường của Đức Giê-hô-va, như tổ phụ chúng nó chăng. Ấy vậy, Đức Giê-hô-va để cho các dân tộc nầy ở lại trong xứ, không vội đuổi chúng nó đi, và cũng không phó chúng nó vào tay Giô-suê.
Nầy là các dân tộc mà Đức Giê-hô-va để còn lại, đặng dùng chúng nó thử thách người Y-sơ-ra-ên nào chưa từng thấy những chiến trận Ca-na-an. Ngài chỉ muốn thử thách các dòng dõi mới của dân Y-sơ-ra-ên, tập cho chúng nó việc chiến trận, nhất là những kẻ chưa từng thấy chiến trận khi trước. Các dân tộc nầy là dân Phi-li-tin cùng năm vua chúng nó, hết thảy dân Ca-na-an, dân Si-đôn, và dân Hê-vít ở tại núi Li-ban, từ núi Ba-anh-Hẹt-môn cho đến cửa Ha-mát. Đức Giê-hô-va dùng các dân tộc nầy để thử thách Y-sơ-ra-ên, đặng xem thử chúng nó có ý vâng theo các điều răn mà Ngài cậy Môi-se truyền cho tổ phụ chúng nó chăng. Như vậy, dân Y-sơ-ra-ên ở chung cùng dân Ca-na-an, dân Hê-tít, dân A-mô-rít, dân Phê-rê-sít, dân Hê-vít, dân Giê-bu-sít, cưới con gái của chúng nó làm vợ, gả con gái mình cho con trai chúng nó, và hầu việc các thần của chúng nó” (Các Quan Xét 2:20-3:6).
Chúng ta sẽ sai lầm khi nghĩ Giôsuê hoàn toàn bẻ gãy sự chống đối của người Canaan, và chừa lại các chiến dịch “dẹp sạch” cho từng chi phái. Như chúng ta thấy từ các câu trên và từ câu gốc ở dưới, Đức Chúa Trời vốn có một mục đích cho việc chừa dân Canaan lại trong xứ:
“Vả lại, Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ sai những ong lỗ đến hại chúng nó, cho tới chừng nào những kẻ đã thoát khỏi và trốn núp, bị diệt hết trước mặt ngươi. Chớ vì cớ chúng nó mà sợ hãi chi; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ngự tại giữa ngươi, là Đức Chúa Trời rất lớn và đáng sợ. Nhưng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ lần lần đuổi các dân tộc nầy khỏi trước mặt ngươi; ngươi không thế diệt chúng nó mau, e những thú rừng thêm nhiều lên mà hại ngươi chăng; song Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ phó chúng nó cho ngươi, và khiến cho sa vào sự kinh hoàng dữ dội, cho đến chừng nào chúng nó bị diệt mất. Ngài sẽ phó các vua chúng nó vào tay ngươi, ngươi phải xóa danh các vua đó khỏi dưới trời, chẳng còn một ai chống cự trước mặt ngươi, cho đến chừng nào ngươi đã diệt chúng nó” (Phục truyền luật lệ ký 7:20-24, phần nhấn mạnh là của tôi).
Môise nói cho dân Israel biết rằng Đức Chúa Trời sẽ dời lần lần dân Canaan, vì các thú hoang khác sẽ thêm nhiều lên trong xứ. Tôi lấy chỗ nầy để nói rằng dân cư sẽ không đủ để “quản trị” vùng đất nầy, và vì thế đất sẽ đầy dẫy với các thú hoang. Khi dân số tăng thêm, dân Israel sẽ trục xuất các dân xứ Canaan và vì thế cai quản toàn bộ đất đai. Cho tới khi ấy, các dân xứ Canaan sẽ được phép ở lại đó.
Trong Các Quan Xét 2, chúng ta được cung ứng cho lý do khác cho thấy tại sao Đức Chúa Trời lại chừa các dân Canaan lại trong xứ một thời gian. Việc ấy để thử nghiệm và để dạy dỗ dân Israel. Các dân xứ Canaan sẽ thử sự cam kết của dân Israel phải cẩn thận chu toàn mọi đòi hỏi của luật pháp Đức Chúa Trời. Liệu dân Israel có hoàn tất công việc mà Giôsuê đã khởi sự mỹ mãn không? Liệu họ có trục xuất các dân Canaan không? Và liệu dân Israel có giữ được sự phân rẻ ra khỏi các dân xứ Canaan bằng cách không dính dáng vào việc ôm lấy các người nữ của họ trong hôn nhân hay ôm lấy các thần của họ trong sự thờ phượng không? Các dân Canaan cũng được chừa lại đàng sau để dạy dỗ các thế hệ tới sau của dân Israel phải xử sự thể nào trong cuộc thánh chiến (3:2). Đức Chúa Trời không muốn dân Israel phải bị “mềm” đi. Họ cần phải mạnh mẽ hơn, hầu cho họ có thể bảo vệ các đường biên giới đối với các dân tộc chúng quanh. Các dân xứ Canaan là một phần trong sự đào tạo và thử nghiệm chương trình của Đức Chúa Trời.
Thế hệ thứ nhứt của dân Israel đã bị thử nghiệm bởi Đức Chúa Trời trong đồng vắng, như Môise đã nhắc cho họ nhớ:
“Hãy cẩn thận làm theo hết thảy điều răn mà ta truyền cho các ngươi ngày nay, để các ngươi được sống, được gia thêm, và được vào nhận lấy xứ mà Đức Giê-hô-va đã thề cùng tổ phụ các ngươi, để ban cho các ngươi. Hãy nhớ trọn con đường nơi đồng vắng mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã dẫn ngươi đi trong bốn mươi năm nầy, để hạ ngươi xuống và thử ngươi, đặng biết điều có ở trong lòng ngươi, hoặc ngươi có gìn giữ những điều răn của Ngài hay chăng. Vậy, Ngài có hạ ngươi xuống, làm cho ngươi bị đói, đoạn cho ăn ma-na mà ngươi và tổ phụ ngươi chưa hề biết, để khiến ngươi biết rằng loài người sống chẳng phải nhờ bánh mà thôi, nhưng loài người sống nhờ mọi lời bởi miệng Đức Giê-hô-va mà ra. Trong bốn mươi năm nầy áo xống ngươi không hư mòn, chân ngươi chẳng phù lên” (Phục truyền luật lệ ký 8:1-4, phần nhấn mạnh là của tôi).
Dân Israel đã thất bại không qua được các thử nghiệm nầy. Họ thường xuyên lằm bằm và than phiền bất cứ khi nào họ thiếu thốn thứ chi mà họ cần, hay chỉ mong muốn (như thịt chẳng hạn). Họ bị lèo lái bởi tánh thèm ăn của xác thịt mà không được lèo lái bởi sự cam kết tin cậy và vâng lời Đức Chúa Trời bằng cách tuân giữ các điều răn của Ngài (xem I Côrinhtô 10:1-13).
Thế hệ nầy cũng thất bại phần thử nghiệm các dân xứ Canaan nào bị “chừa lại sau”. Thay vì giữ sự phân rẻ ra khỏi họ và cùng nhau dời họ ra khỏi xứ, họ đã bắt đầu kết hôn chéo với họ và thờ phượng các thần của họ nữa (3:5-6). Và vì vớ điều nầy, Đức Chúa Trời đã chừa lại các dân tộc nầy trong xứ để kỷ luật dân Israel vì sự bất tuân của họ.
Bốn bài học: Đêbôra và Barác, Ghiđêôn, Giépthê, và Samsôn
Tác giả của sách Các Quan Xét viết về sự giải cứu Israel qua cả tá người. Chúng ta hầu như chẳng biết gì về sáu Các Quan Xét: Samga (3:31), Tôla (10:1-2), Giairơ (10:3-5), Iếpsan (12:8-10), Êlôn (12:11-12), và Ápđôn (12:13-15). Các Quan Xét nổi bật nhất trong sách là Đêbôra (và Barác – các chương 4 and 5), Ghiđêôn (các chương 6-8), Giépthê (10:6—12:7), và Samsôn (các chương 13-16). Tôi sẽ chú trọng vào bốn Quan Xét nầy, vì họ đã nhận được sự nổi bật quan trọng nhất trong sách nầy.
Đêbôra và Barác
Các Quan Xét 4:1–5:31
Israel bị Vua Giabin xứ Canaan áp bức, được trợ giúp bởi Sisêra, tướng lãnh các lực lượng vũ trang của ông ta. Khi dân Israel kêu la xin giúp đỡ, Đức Chúa Trời đã dấy Đêbôra lên, là nữ tiên tri (Các Quan Xét 4:4). Lời lẽ của Đêbôra nói với Barác là những lời lẽ có tính cách dạy dỗ và thú vị nhất:
“Bà sai gọi Ba-rác, con trai A-bi-nô-am, từ Kê-đe trong đất Nép-ta-li, mà nói cùng người rằng: Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên đã truyền lịnh nầy: Hãy chọn đem theo ngươi một vạn người trong con cháu Nép-ta-li và trong con cháu Sa-bu-lôn, mà đi thẳng đến núi Tha-bô” (Các Quan Xét 4:6)
Bản Kinh thánh NET đề cập tới phần đầu của câu nói nầy như một câu hỏi, y như bản KJV và NKJV, và một số bản dịch khác nữa. Tất nhiên, điều đó là khả thi, vì đây chỉ là một mạng lịnh: “Nầy, Đức Giêhôva, Đức Chúa Trời của Israel, đã truyền: ‘Hãy đến Núi Thabô, và đem theo với ngươi mười ngàn người trong con cháu của Néptali và trong con cháu của Sabulôn” (bản NASB). Nhưng một chú thích ngoài lề trong bản Kinh New American Standard chỉ ra rằng thực ra đây là một câu hỏi. Nếu câu nầy chỉ được hiểu như bản NET ghi lại, thì độc giả có ấn tượng rằng lời dạy dỗ của Đêbôra không phải là lời lẽ đầu tiên mà Barác đã nghe. Độc giả có thể dễ dàng có ấn tượng rằng Đức Chúa Trời đã truyền cho Barác rồi, phải làm y như Đêbôra đã căn dặn ông vậy. Điều nầy sẽ hạ thấp nổi lo sợ và bất an của Barác xuống, một nổi lo sợ đã khiến cho ông ta phải từ chối không tấn công Sisêra và quân đội của ông ta trừ phi Đêbôra cùng đi với ông ta.
Theo một ý nghĩa, Barác đã có lý do đúng đắn phải quan tâm. Quân đội của Vua Giabin, dưới quyền chỉ huy của Sisêra, đã có 900 xe ngựa với các bánh xe bằng sắt (Các Quan Xét 4:13; cũng xem 1:19). Barác chắc chắn yếu đuối trong đức tin. Mặc dù có một nữ tiên tri truyền cho phải tấn công các lực lượng của Sisêra, Barác sẽ chẳng làm điều đó một mình. Sở dĩ như thế không phải là vì ông thiếu tôn trọng đối với Đêbôra đâu, vì ông khẳng định rằng ông chỉ ra trận nếu Đêbôra đi cùng ông. Đây là một phụ nữ, chớ không phải một chiến binh, một người vợ và một người mẹ, chớ không phải một đầu óc thiên về quân sự. Đêbôra đã bực tức cùng đi với ông ta, nhưng chỉ ra rằng chiến thắng sẽ chẳng đem lại tiếng tăm cho ông ta:
“Ba-rác đáp rằng: Nếu bà đi với tôi, thì tôi sẽ đi; nhưng nếu bà không đi với tôi, tôi sẽ không đi. Bà bèn đáp: Ừ, phải, ta sẽ đi với ngươi, song sự vinh hiển của việc nầy sẽ chẳng về ngươi; vì Đức Giê-hô-va sẽ phó Si-sê-ra vào tay một người nữ. Vậy, Đê-bô-ra đứng dậy, đi cùng Ba-rác đến Kê-đe” (Các Quan Xét 4:8-9).
Barác đi đến Giaên
Barác cùng các lực lượng của ông ta đã thắng hơn kẻ thù, và tất cả đều bị tàn sát, trừ ra Sisêra, hắn đã trốn chạy. Sisêra đã chạy cho tới chừng hắn bị kiệt sức hoàn toàn, và hắn tìm chỗ ẩn náu trong nhà của Hêbe người Kênít, là kẻ đã lập hiệp ước với Vua Giabin, là vị vua mà Sisêra đã phục sự. Tuy nhiên, Hêbe không có mặt ở nhà, song vợ ông ta là Giaên thì có mặt ở nhà. Lòng trung thành của bà hiệp với dân sự của Đức Chúa Trời chớ không hiệp với Vua Canaan nầy và vị tướng lãnh của ông ta.
Giaên đã tiếp đón Sisêra đã kiệt lực và kinh hãi vào trong trại của mình. Hắn xin nước uống, nhưng bà đã cho hắn uống sữa nóng. Bà tái khẳng định với hắn rằng hắn đã được an ninh, và khi ấy đắp mền cho hắn để hắn có được một sự nghỉ ngơi cần thiết. Khi hắn đã say ngủ, Giaên quì gối bên cạnh Sisêra với cây nọc trại và búa, đóng cây nọc ấy vào sọ hắn, giết hắn ngay tức khắc. Khi Barác đến nơi, Giaên chỉ cho ông ta thấy chiến lợi phẩm của bà ở trong trại của mình. Vua Giabin đã bị sỉ nhục trong ngày ấy, nhưng cũng một thể ấy với Barác, vì chiến thắng thực sự thích đáng với hai người đàn bà: Đêbôra và Giaên.
Bài ca ở Các Quan Xét 5 nói tới Đêbôra, Barác, Giaên và vai trò mà họ đã đóng trong chiến thắng nầy. Bài ca ấy cũng tôn vinh Đức Chúa Trời, Ngài là nguồn chính của chiến thắng ấy. Chúng ta được thuật lại trong thể thơ rằng Đức Chúa Trời đã sử dụng mọi sự trong thiên nhiên để đem lại sự thất bại cho kẻ thù của Israel:
“Hỡi Đức Giê-hô-va! khi Ngài ra từ Sê-i-rơ, khi trải qua đồng bằng Ê-đôm, thì đất rung, các từng trời nhỏ giọt, đám mây sa nước xuống. Trước mặt Đức Giê-hô-va núi bèn đổi ra dòng nước, tức núi Si-na-i kia ở trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên” (Các Quan Xét 5:4-5).
“Các từng trời có dự vào chiến trận; Những ngôi sao cứ theo đường mình mà đánh Si-sê-ra. Khe Ki-sôn đã kéo trôi chúng nó, tức là khe Ki-sôn đời xưa. Hỡi linh hồn ta ngươi có dày đạp năng lực dưới chân” (Các Quan Xét 5:20-21)
Cái điều thú vị rất lớn, ấy là bài ca nầy nhấn mạnh ai đã tham dự và ai không tham dự vào trận đánh nầy:
“Từ Ép-ra-im đến những người có gốc nơi A-ma-léc; Sau ngươi có Bên-gia-min, là người ở giữa đoàn dân ngươi. Các quan trưởng đến từ Ma-ki, và những kẻ cầm cây phủ việt đến từ Sa-bu-lôn. Các quan trưởng của Y-sa-ca đều theo Đê-bô-ra, Y-sa-ca và Ba-rác đồng một ý nhau; Người xông đại vào trũng…… Gần các suối của Ru-bên, có lắm điều nghị luận trong lòng! Nhân sao ngươi ở trong chuồng Mà nghe tiếng kêu của những bầy chiên? Gần bên các suối Ru-bên, có lắm điều nghị luận trong lòng! Ga-la-át cứ ở bên kia sông Giô-đanh, còn Đan, sao ở lại trên các chiếc tàu? A-se ngồi nơi mé biển, an nghỉ trong các cửa biển mình. Sa-bu-lôn và Nép-ta-li, là dân tộc liều mạng mình. Ở trên các nơi cao của đồng ruộng” (Các Quan Xét 5:14-18).
“Sứ giả của Đức Giê-hô-va phán: Hãy rủa sả Mê-rô; Hãy rủa sả, rủa sả dân cư của nó! Vì chúng nó không đến tiếp trợ Đức Giê-hô-va, không đến tiếp trợ Đức Giê-hô-va đánh các dõng sĩ” (Các Quan Xét 5:23).
Sau khi nói rằng Đêbôra, Barác, và Giaên được đề cập tới trong bài ca nầy, ấy chẳng phải Barác là vị anh hùng vĩ đại của trận chiến nầy, thay vì thế, chính là Giaên. Bà là nhân vật mà các hành động của bà đã được chú trọng nhiều nhất. Vinh quang đến với Đêbôra và với Giaên khi vinh quang ấy có thể (và đáng lẽ) đến với Barác. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã ban cho xứ yên nghỉ trong 40 năm.
Đây là một chiến thắng không phải là chiến thắng trọn vẹn đâu. Đây là sự thắng hơn những kẻ áp bức dân Israel, một chiến thắng mà Đức Chúa Trời đã ban cho Israel thắng hơn một kẻ thù đầy quyền lực. Đây là một chiến thắng có cả ngọt ngào và chua chát. Trong khi một số chi phái chổi dậy trước thách thức và cùng đánh trận với và vì anh em của họ, các chi phái khác đã quay mặt nhìn chỗ khác trước sự xấu hổ của họ. Điều nầy là tốt lành khi được ghi sâu vào sách Các Quan Xét, và không bao lâu nữa còn có việc tồi tệ hơn.
Ghiđêôn, người mạnh sức dũng cảm
Các Quan Xét 6-8
Một lần nữa dân Israel lại làm điều ác ở trước mặt Đức Chúa Trời. Lần nầy Đức Chúa Trời sử dụng dân Mađian làm cây roi sửa phạt của Ngài. Khi ấy, dân Israel kêu la xin Đức Chúa Trời giải cứu, và Đức Chúa Trời dấy lên một người có tên là Ghiđêôn. Một sứ giả thuộc hàng thiên sứ đến với Ghiđêôn trong khi ông đang đập lúa mạch trong bàn ép (6:11). Thường thì một người sẽ đập lúa mạch trên chỗ đất cao, ở đó gió sẽ thổi rơm rạ bay đi. Ghiđêôn không thể làm điều nầy vì ông khi ấy phải dè chừng dân Mađian, họ có thể đến và cướp lấy lúa mạch của ông.
Tôi thấy một gã cứ nơm nớp lo sợ đang đập lúa, nhìn tới nhìn lui xem coi có dấu hiệu nào của dân Mađian hay không!?! Chắc chắn âm thanh có phần mỉa mai rung lên khi sứ giả thuộc hàng thiên sứ đến với Ghiđêôn bằng lời lẽ nầy: “Hỡi người dõng sĩ! Đức Giê-hô-va ở cùng ngươi!” (6:12). Tôi thường suy nghĩ thiên sứ đã có khó khăn khi giữ gương mặt ngay thẳng mà chẳng phải bật cười. Giờ đây, tôi nhìn thấy lời lẽ nầy như lời tiên tri vậy. Thiên sứ phán với Ghiđêôn, không phải với ông trong giờ phút ấy, mà tùy theo những gì ông sẽ làm trong tương lai. Và e rằng chúng ta thấy khó nắm bắt được điều nầy, giống như Lời Đức Chúa Trời gọi chúng ta là “thánh đồ” vậy. Chúng ta có thể là như thế (quả thật, chúng ta là như thế), nhưng không phù hợp với bất kỳ một kiểu “thánh” nào nơi phần của chúng ta cả.
Phản ứng đầu tiên của Ghiđêôn là cầu hỏi Đức Chúa Trời xem Ngài ở đâu giữa nổi đau khổ của dân sự Ngài:
“Ghê-đê-ôn thưa rằng: Ôi! Chúa, nếu Đức Giê-hô-va ở cùng chúng tôi, sao các điều nầy xảy đến cho chúng tôi? Các phép lạ kia ở đâu mà tổ phụ chúng tôi đã thuật lại rằng: Đức Giê-hô-va há chẳng có đem chúng ta ra khỏi xứ Ê-díp-tô sao? Vì bây giờ Đức Giê-hô-va từ bỏ chúng tôi, và phó chúng tôi vào tay dân Ma-đi-an” (Các Quan Xét 6:13).
Câu trả lời của Đức Chúa Trời không phải là câu trả lời mà Ghiđêôn trông mong hay mong muốn! Đức Chúa Trời báo cho Ghiđêôn biết rằng giờ đây Ngài đem sự giải cứu đến cho dân sự của Ngài, qua ông.
“Đức Giê-hô-va xây lại cùng người mà phán rằng: Hãy dùng sức của ngươi vẫn có mà đi giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi tay dân Ma-đi-an. Ta há chẳng sai ngươi đi sao?” (Các Quan Xét 6:14).
Ghiđêôn muốn có sự bảo đảm rằng thực sự chính Đức Chúa Trời đang phán cùng ông. Ghiđêôn cầu xin một dấu lạ (6:17) và nhận được dấu ấy – sứ giả hàng thiên sứ thiêu hóa của dâng của Ghiđêôn. Trong phần đáp ứng, Ghiđêôn đã xây một bàn thờ ở đó cho Đức Giêhôva.
Dường như là Đức Chúa Trời đã ban cho Ghiđêôn vài giờ đồng hồ để suy gẫm những gì ông đã kinh nghiệm trước khi sứ giả hàng thiên sứ trở lại với phần thách thức khác đối với đức tin của ông. (Mãi cho tới bây giờ, Đức Chúa Trời chỉ vạch ra một phương thức chung chung, ấy là cần phải giải phóng dân tộc mình).
Dựng lên bàn thờ đầu tiên ấy là “bước sơ đẳng” đức tin của Ghiđêôn, còn bây giờ Đức Chúa Trời kêu gọi phải có đức tin và sự vâng phục lớn lao hơn. Chính đêm đó Đức Giêhôva đã dặn dò Ghiđêôn phải đánh hạ bàn thờ của Baanh và trụ Asêra mà cha ông đã dựng lên. Khi ấy ông mới dựng lên một bàn thờ cho Đức Giêhôva ở chỗ của nó rồi dâng một của lễ thiêu tại nơi ấy. Ghiđêôn đã vâng theo, nhưng vào lúc tối khi tối tăm vây phủ. Không phải đợi đến sáng thì người của thành phố mới hay những gì đã xảy ra trong đêm ấy và ai đã làm việc đó. Họ đòi cha của Ghiđêôn phải kết án tử hình con trai ông, song cha ông đã từ chối, khẳng định rằng Baanh có quyền lực đủ để bảo vệ lợi ích của mình. Thiệt là hợp lý biết bao!
Cái điều đáng kinh ngạc nhất, ấy chẳng phải dân cư trong thành ấy sốt sắng muốn nhìn thấy Ghiđêôn bị tử hình vì ông thờ lạy Đức Chúa Trời của Israel, và vì sự xúc phạm (như đã rồi) với thần Baanh? Họ muốn kết án tử hình cha của Ghiđêôn vì dựng lên một bàn thờ dành cho một vị thần tà giáo. Dân Israel nầy mau chóng sa ngã đối với “những ngày hoàng kim” của thế hệ Giôsuê.
Kế đó, Đức Chúa Trời truyền cho Ghiđêôn phải đánh trận với các dân đông phương (6:33). Được mặc lấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời, Ghiđêôn thổi kèn lên, triệu tập các chi phái ở xung quanh đi theo ông (6:34-35). Ghiđêôn cảm thấy nhu cần phải được khẳng định sâu sắc hơn, và vì thế ông xin dấu lạ có hai phần. Đây là dấu lạ nổi tiếng về lốt chiên của Ghiđêôn. Thứ nhứt, lốt chiên cần phải ẩm ướt, nhưng nền đất phải khô ráo. Kế đó, lốt chiên cần phải khô ráo, còn nền đất xung quanh phải ẩm ướt. Đức Chúa Trời đã làm ứng nghiệm cả hai lời thỉnh cầu và Ghiđêôn giờ đây bằng lòng ra trận.
Tuy nhiên, Đức Chúa Trời chưa sẵn sàng. Ba mươi hai ngàn người Israel đã trình diện để ra trận, và quân số nầy phải đối mặt với một lực lượng hơn 100.000 người (xem 8:10). Đức Chúa Trời vốn biết rõ quân số theo tầm cỡ của Israel sẽ bị thử thách phải chắc chắn cho chiến thắng. Và vì vậy, Ngài bảo Ghiđêôn cho những kẻ nào có lòng sợ hãi nên ra về, hai phần ba trong số lực lượng của ông. Thậm chí 10.000 người còn lại vẫn là một con số quá lớn đối với Đức Chúa Trời, và vì thế sau cùng Ngài làm mỏng số chiến binh Do thái xuống còn chỉ có 300 người mà thôi. Đức Chúa Trời vốn biết rõ Ghiđêôn sẽ cần một dấu lạ, và vì thế Ngài mời ông đi xuống trại quân Mađian. Ở đó, Ghiđêôn đã nghe tên lính nầy nói chuyện với tên lính kia, tỏ ra nổi sợ hãi của người Mađian về Ghiđêôn và lực lượng của ông. Điều nầy là sự khích lệ cho Ghiđêôn giống như sự khích lệ của Raháp cho hai thám tử vậy, và cho dân Israel nữa (xem Giôsuê 2:8-11, 23-24).
Chiến thắng nhất thời của Ghiđêôn và 300 người của ông là một câu chuyện đáng kinh ngạc nhất. Ông đã chia 300 người của mình thành 3 đội 100 người. Ông trao cho mỗi người một cây kèn, một cái bình với đuốc ở bên trong. Ba đội vây quanh trại của kẻ thù. Phân đoạn Kinh thánh cung ứng cho chúng ta một chi tiết rất đặc biệt ở điểm nầy:
“Ghê-đê-ôn và một trăm quân theo người đi đến đầu trại quân vào lúc canh ba, hồi mới giao canh. Chúng thổi kèn, và đập bể bình mình cầm nơi tay” (Các Quan Xét 7:19, phần nhấn mạnh là của tôi).
Tại sao chúng ta được thuật cho biết điều nầy đã diễn ra vào lúc canh ba, hồi mới giao canh? Lúc nầy rõ ràng là 10 giờ tối. Khi các tên lính mới đổi phiên gát, các lính gát mới sẽ nắm lấy trực phiên của mình, và các tên lính khác sẽ trở về lều của họ. Nói khác đi, đây là giây phút quí báu trong các giờ giấc ban đêm khi số đông nhất các binh sĩ Mađian còn tỉnh thức và sắp sửa đi ngủ. Theo lý thuyết của tôi, là nếu các binh sĩ Israel có gươm, họ chẳng cầm chúng nơi tay. Làm sao mà họ, cầm một cái bình ở một tay nầy và cây kèn ở tay kia? Sau khi họ thổi kèn, họ đập bễ bình, rồi đốt đuốc lên nữa. Dân Mađian khi ấy hoảng loạn rồi bắt đầu giết chóc nhau. Làm sao điều nầy lại xảy ra được chứ? Theo ý của tôi, thì mấy cây kèn hoàn toàn làm giật mình đội quân đã rối loạn rồi (7:13-14) và ánh sáng làm cho họ phải quáng mắt. Mắt của họ thường quen với bóng tối, và ánh sáng nầy đã làm cho họ quáng mắt, giống như con nai trong chỗ sáng vậy. Họ tin họ đang bị tấn công, và không thể nhìn thấy rõ được, họ bắt đầu choảng nhau với gươm của họ. Những người duy nhứt đứng gần đó là đồng bào Mađian của họ. 300 binh sĩ Do thái đều đứng quanh phía ngoài trại quân, an toàn tránh sự choảng nhau kia. Người Mađian càng đánh lộn nhau (và bị chém bởi các binh sĩ đồng bào của họ), họ càng đánh khó nhọc hơn – với nhau. Kết quả sau cùng, ấy là người Mađian đã tự giết mình trong khi dân Israel lạ lùng đứng nhìn trong ánh sáng các ngọn đuốc của họ cung cấp cho. Sau khi nhận ra họ đã bị hủy diệt (dù không ý thức được họ đang tự giết mình), dân Mađiian đã tháo chạy lúc ban đêm. Điều nầy có ý nói rằng họ không có đủ vũ khí hay nguồn tiếp trợ, để lại mọi thứ nầy ở đàng sau cho Ghiđêôn và người của ông. Hiếm khi sự thể đã xảy ra theo cách nầy lắm, nhưng tôi mạo muội đoán rằng cuộc chiến ấy đại loại giống như vậy.
Bây giờ là lúc cho đồng bào Do thái của họ tham gia và hoàn tất cuộc chiến nầy:
“Người Y-sơ-ra-ên, tức những người chi phái Nép-ta-li, A-se và Ma-na-se hiệp lại mà đuổi theo dân Ma-đi-an” (Các Quan Xét 7:23).
Tuy nhiên, người Épraim lại căm phẫn. Họ đề kháng rằng họ bị trưng tập muộn trong cuộc chiến (7:24—8:1). Chính đáp ứng rất bình tỉnh và thận trọng của Ghiđêôn đã làm cho họ hạ xuống (8:2-3). Đây chỉ là phản ứng nghịch đầu tiên của người Éphraim. Tuy nhiên, còn có những chi phái khác, họ đã chẳng cộng tác chi hết:
“Ghê-đê-ôn đi tới sông Giô-đanh, sang qua cùng ba trăm người đồng theo mình; dẫu mệt nhọc, họ cũng cứ rượt theo quân nghịch. Người bèn nói cùng dân Su-cốt rằng: Ta xin các ngươi hãy cấp một vài ổ bánh cho dân theo ta, vì chúng mệt nhọc; ta đang đuổi theo Xê-bách và Xanh-mu-na, hai vua Ma-đi-an. Nhưng các quan trưởng Su-cốt đáp rằng: Chớ thì ông đã cầm nơi tay mình cườm tay của Xê-bách và Xanh-mu-na chưa, nên chúng tôi phải cấp bánh cho đạo binh ông? Ghê-đê-ôn la lên rằng: Thế thì, khi Đức Giê-hô-va đã phó Xê-bách và Xanh-mu-na vào tay ta, ta sẽ lấy chông đồng vắng và nhánh gai mà đánh thịt các ngươi! Từ đó, người đi lên đến Phê-nu-ên và cũng nói một cách ấy với dân Phê-nu-ên. Dân Phê-nu-ên đáp cùng người y như dân Su-cốt đã đáp. Vậy, người cũng nói với dân Phê-nu-ên rằng: Khi ta trở về bình an, ắt sẽ phá hủy cái tháp nầy” (Các Quan Xét 8:4-9).
Sucốt và Phênuên là hai thành của người Do thái trong lãnh thổ của Gát nằm ở bờ đông của sông Giôđanh. Vì thế, một lần nữa, một số đồng bào Israel đã không bằng lòng ra giúp đỡ cho anh em họ đang trong cảnh có cần. Sự thống nhất giữa các chi phái Israel mà chúng ta đã chứng kiến trong sách Giôsuê mau chóng tàn phai trong sách Các Quan Xét.
Sau khi Ghiđêôn đánh bại các kẻ thù mình rồi, ông trở về Sucốt và Phênuên, ở đó ông sửa phạt các cấp lãnh đạo của họ và rồi hành hình họ. Ông cũng đánh hạ tháp Phênuên. Ghiđêôn khi ấy đã giết hai vua kẻ thù, Xêbách và Xanhmuna, rồi lấy đi đồ trang sức đeo nơi cổ lạc đà của họ.
Người của Israel rất đẹp lòng với quyền lãnh đạo của Ghiđêôn đến nỗi họ lập ông làm vua của họ, một hiến ban mà Ghiđêôn đã khôn ngoan từ chối. Các tin tức đáng buồn, ấy là Ghiđêôn đã lợi dụng lòng biết ơn của họ. Ông đã xin họ các chiến lợi phẩm mà họ đã lấy từ người Mađian. Họ vui vẻ trao điều nầy cho Ghiđêôn, nhưng từ các chiến lợi phẩm nầy Ghiđêôn đã làm thành cái êphót mà ông giữ tại thị trấn quê hương mình, và cái êphót nầy đã trở thành một món dùng để thờ lạy. Theo cách thức nầy, đấng cứu tinh vĩ đại của Israel đã trở thành vầng đá vấp váp cho đồng bào Do thái của mình, khiến cho họ phải sa lại vào tình trạng thờ lạy hình tượng sẽ đưa họ vào chu kỳ kế đó của sự kỷ luật thiêng liêng.
Giépthê
Các Quan Xét 10:6—12:7
Trải qua một số các Quan Xét, chúng ta đến với Giépthê, một trong những điều bí ẩn của sách Các Quan Xét. Không giống như Ghiđêôn trong những ngày đầu sớm sủa của mình, Giépthê là một chiến binh mạnh sức. Ông cũng là con của một kỵ nữ (11:1). Khi các anh em của Giépthê lớn lên, họ buộc ông phải rời khỏi gia đình, nhưng khi người Ammôn bắt đầu áp bức họ, dân Galaát thúc giục ông trở về trong vai trò lãnh đạo của họ (11:15-16). Giépthê đồng ý, với điều kiện là họ phải nói ra nổi buồn của ông với gia đình ông và các người khác ở Galaát. Khi ấy Giépthê bắt đầu thương lượng với vua người Ammôn. Thì giờ sẽ không cho phép chúng ta đi sâu vào phân đoạn Kinh thánh nầy, trừ ra sự trao đổi giữa Giépthê và vua người Ammôn là phần tổng kết của tranh chiến về đất đai của Israel như vẫn còn hôm nay (xem 11:12-28).
Khi những cuộc thương lượng sau cùng bị phá vỡ, Giépthê đã lãnh đạo dân Israel chống lại người Ammôn. Trước khi ông ra trận, Giépthê đã đưa ra một lời thề rất dại dột:
“Giép-thê khẩn nguyện cùng Đức Giê-hô-va rằng: Nếu Ngài phó dân Am-môn vào tay tôi, khi tôi thắng chúng nó trở về, hễ chi ở cửa nhà tôi đi ra đầu hết đặng đón rước tôi, thì nấy sẽ thuộc về Đức Chúa Trời, và tôi sẽ dâng nó làm của lễ thiêu” (Các Quan Xét 11:30-31).
Giépthê cùng các lực lượng mình đánh bại dân Ammôn, và khi ông trở về nhà, con gái ông đã chạy ra đón ông. Kết quả là, Giépthê đã làm trọn lời thề dại dột của mình về con gái ông. Vì cái khó tin ở chỗ người cha sẽ dâng con gái mình làm của lễ thiêu, những lời giải thích khác đã được đưa ra, song chẳng có một lời giải thích nào để lại một cảm xúc tốt đẹp về người cha nầy hay lời thề của ông ta.
Một lần nữa, chúng ta đọc về cuộc xung đột với người Éphraim (xem 8:1-3). Dường như họ đã có chỗ sứt mẻ trên vai của họ. Họ tranh cãi với Giépthê vì ông đã không trưng tập họ để ra trận (để họ có thể dự phần trong sự vinh hiển chăng?). Kết quả cuối cùng của trận chiến nầy là cuộc chiến giữa các lực lượng của Giépthê và người Éphraim (12:1-7). Có những việc đã đi từ xấu xa đến tồi tệ hơn. Nhất thời thì dân Israel đã hiệp nhau, chống lại các kẻ thù chung của họ. Còn bây giờ, dân Israel đã đánh lẫn nhau.
Samsôn
Các Quan Xét 13-16
Giống như với Ghiđêôn, nhiều sự chú ý đã dồn vào Samsôn trong sách Các Quan Xét. Ông là một nhân vật có tầm quan trọng rất đặc biệt. Trên hết mọi sự, Samsôn là vị quan xét sau cùng trong sách Các Quan Xét. Thứ hai, Samsôn là một nhân vật rất thảm hại, một người hoàn toàn làm nô lệ cho xác thịt. Thứ ba, Samsôn là một hình ảnh nói tới dân Israel. Đặc biệt tôi mắc nợ với lời bình của Mục sư Albert H. Baylis, trong quyển sách rất hay của ông, Từ Sáng tạo Đến Thập tự giá:
Trong khi Giépthê giải cứu Israel ở phía Đông sông Giôđanh, Samsôn trở thành quan xét ở phía Tây (các chương 13-16). Tác giả cung ứng cho Samsôn nhiều chỗ hơn bất kỳ một quan xét nào khác. Ông đã được chọn để làm quan xét trước khi ra đời, vì vậy những phần khởi đầu của ông có dính dáng tới những người như Samuên, Giêrêmi, và Giăng Báptít. Chắc chắn có nhiều điều được trông mong từ nhân vật nầy. Nhưng ông đã gây thất vọng thật trầm trọng. Ông thường hay bất chấp luật pháp, kết hôn chéo với người Philitin, và sử dụng sức mạnh giải cứu của mình để thể hiện ra các hành động bạo lực.
Tại sao phải dành nhiều thời gian nói tới thất bại của Samsôn? Vì ông đưa sứ điệp của sách Các Quan Xét lên tới cực điểm. Đời sống ông song hành với sứ điệp của chính dân tộc. Samsôn, giống như Israel, đã có một ơn kêu gọi thật đặc biệt nhưng lại không lưu tâm đến ơn ấy mà theo đuổi mọi ham muốn của riêng mình. Sức lực của ông, dù lớn lao và được Đức Giêhôva ban hiến cho, đã không làm sự giải cứu vì đời sống ông bị đánh dấu bằng sự bất trung đối với Đức Giêhôva và kết hôn chéo với các dân trong xứ.
Tôi có khác với một vài lời bình của Baylis, nhưng tôi chắc chắn đồng tình với các tư tưởng chính của ông ở đây. Samsôn là “cặn bã của thùng rượu” khi nghĩ đến các đấng cứu tinh của Israel, và chắc có lẽ ai cũng nghĩ như thế. Trong khi các đấng cứu tinh khác vượt qua những khởi đầu của họ, Samsôn chẳng có gì tốt đẹp hơn. Sự chào đời và chức vụ của ông được công bố đầu tay theo một phương thức xếp ông cùng cấp với Giăng Báptít. Bố mẹ ông rất trung tín và là môn đồ phó thác của Đức Chúa Trời. Họ rất cẩn thận tìm kiếm mưu luận của Đức Chúa Trời về cách thức làm thế nào để nuôi dạy đứa con nầy, và họ đã hết sức noi theo cách thức ấy như họ có thể. Họ đã nuôi dạy Samsôn là một người Naxirê, và thế mà ông dường bất chấp sự ra đời theo cách thuộc linh của mình. Gợi ý duy nhứt của bất cứ một sự ăn năn và vâng phục nào nơi phần của ông đã đến trong những giờ phút sau cùng của cuộc đời ông. Quả thật, ông là một nhân vật rất thảm hại.
Những sự yếu đuối của bổn tánh Samsôn là rõ ràng trong cuộc tình lãng mạn đầu tiên của ông với một người nữ Philitin ở chương 14. Đây là một người nữ rất đẹp ở diện mạo bề ngoài, và bấy nhiêu là đủ đối với Samsôn. Samsôn sai lầm ở mỗi chặng đường, từ việc ăn mật nơi xác của con sư tử đã chết đến việc bất chấp sự dạy dỗ của cha mẹ về việc chọn lấy một người vợ. Cô dâu đầy mưu mẹo đã gài Samsôn phải tỏ ra bí quyết của ông cho nàng biết (câu trả lời cho câu đố của ông), vì nàng e sợ những kẻ đe dọa nàng nếu nàng không tìm cách lấy thông tin cho họ (14:15-17). Khi Samsôn nhận ra ông đã bị lừa, ông đã đánh người Philitin trong sự giận dữ. Ông đã không tiêu diệt họ vì cớ đồng bào Do thái của mình, thay vì thế chỉ để làm thỏa sự kiêu ngạo bị thương tích của mình. Khi người nữ nầy được trao cho người chồng tốt nhứt để làm cô dâu, Samsôn một lần nữa đã đánh trận vì giận dữ. Ông hoàn toàn bị cái tôi và sự tự tín chiếm hữu. Đúng là một việc kinh khủng khi nhìn thấy một người được mặc lấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã sống như thế, và thế mà bị cai quản bởi xác thịt.
Một người có thể hy vọng rằng Samsôn đã tiếp thu được bài học của mình từ thảm họa đầu tiên khi đòi có một người vợ từ dân Philitin, nhưng khi ông gặp Đalila, ông lặp lại sự dại dột của mình ở cấp độ một lần nữa bị dỗ ngọt phải nói ra bí quyết bề trong của mình cho một người nữ ngoại bang biết (nguồn sức mạnh của ông). Điều nầy dẫn tới chỗ Samsôn bị làm phu tù và mù lòa. Chỉ sau khi tóc ông khởi mọc lại và ông kêu cầu Đức Chúa Trời vùa giúp để ông có thể tự mình báo thù bằng cách giật sập đền thờ tà giáo khi ông bị đem ra phô bày ở đó.
Phần kết: Câu chuyện nói tới hai người Lêvi
Các Quan Xét 17-21
Các chương sau cùng của sách Các Quan Xét là phần kết cuộc. Thay vì nhắm vào tội lỗi của dân sự, hay của các Quan Xét đã giải cứu họ, năm chương sau cùng nhắm kỹ vào đời sống của hai người Lêvi. Điều chi đang xảy ra cho cấp lãnh đạo tôn giáo của xứ sở vậy? Chúng ta sẽ thấy cấp lãnh đạo tôn giáo không giữ sổ của xứ sở ghi tội lỗi của nó, thay vì thế lại lần theo dấu vết hành vi tội lỗi của chính nó. Khoảng không thuộc linh mà tôi nhắc tới đã được ám chỉ trong các chương đầu của sách Các Quan Xét. Ở Các Quan Xét 2:1-4, đây là một “sứ giả thuộc hàng thiên sứ” Ngài đã quở trách dân tộc vì tội lỗi của nó. Một lần nữa ở 2:20-21 Đức Chúa Trời phán. Chỉ có nữ tiên tri Đêbôra (4:4...) và một vị tiên tri vô danh (6:7-10) dường như đã nói thay cho Đức Chúa Trời trong sách Các Quan Xét. Các thầy tế lễ hay các tiên tri đã ở đâu? Chẳng có một người nào chịu đứng cho Đức Chúa Trời sao? Hiển nhiên là không rồi! Như Phaolô về sau đã viết:
“Vả, tôi mong rằng nhờ ơn Đức Chúa Jêsus, kíp sai Ti-mô-thê đến cùng anh em, để tới phiên tôi, tôi nghe tin anh em, mà được yên lòng. Thật vậy, tôi không có ai như người đồng tình với tôi để thật lòng lo về việc anh em: ai nấy đều tìm lợi riêng của mình, chớ không tìm của Đức Chúa Jêsus Christ” (Philíp 2:19-21).
Hai người Lêvi trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta là những người không tìm ích của Đức Chúa Trời, hay ích cho người khác, mà tìm ích cho bản thân họ.
Thầy tế lễ thất nghiệp phải làm thuê cho người trả giá cao nhất
Các Quan Xét 17-18
Đúng là một câu chuyện đáng kinh ngạc. Thầy tế lễ trẻ, một người Lêvi đến từ Bếtlêhem, không hề có tên tuổi chi hết, nhưng người thuê anh ta – Mica – thì có tên tuổi. Mica xuất thân từ vùng đồi núi Épraim. Ông ta lấy cắp bạc từ mẹ mình và đã nghe bà tuyên bố lời rủa sả giáng trên kẻ trộm. Dường như sự sợ hãi lời rủa sả kia đã giục ông ta phải xưng tội. Để đáp lại, mẹ ông ta đã công bố một phước hạnh giáng trên ông ta, và rồi dâng một số tiền “cho Đức Giêhôva” vì ích của con trai bà. Khi ấy bà ủy thác một số tiền để làm tượng chạm. Một cái đền thờ cho hình tượng được làm ra trong nhà của Mica. Mica khi ấy tạo nên một tuyển tập các hình tượng, gồm một êphót, rồi thuê một trong các con trai mình làm thầy tế lễ.
Có một người Lêvi trẻ tuổi đang sống tạm trong thành Bếtlêhem, giữa vòng dân sự của chi phái Giuđa. Tôi có ấn tượng rằng anh ta đã thất nghiệp. (Với sự sụp đổ thuộc linh của xứ sở, một thầy tế lễ sẽ làm gì chứ? Anh ta sẽ sống giống như một người chuyên làm lễ tang trong một thế giới chẳng có ai chết cả). Người Lêvi trẻ tuổi kia đang tìm chỗ khác để sinh sống, kết thúc trong cùng đồi núi xứ Épraim. Ở đó, anh ta đến tại nhà của Mica, là người mau mắn chịu thuê anh ta làm thầy tế lễ riêng cho mình (Tốt hơn là có một người Lêvi làm thầy tế lễ cho bạn, có phải không?) Đây là một lời đề nghị mà người Lêvi trẻ tuổi kia không thể chối từ. Mica giờ đây đã quyết chắc trong trí mình rằng Đức Chúa Trời sẽ chúc phước cho ông ta:
“Mi-ca nói: Bây giờ ta biết rằng Đức Giê-hô-va sẽ làm ơn cho ta, bởi vì ta có người Lê-vi nầy làm thầy tế lễ” (Các Quan Xét 17:13).
Chi phái Đan đang tìm kiếm một chỗ để định cư, vì thế họ sai năm người đi do thám xứ. Trong chuyến hành trình của họ, họ đã đi ngang qua nhà của Mica, họ qua đêm ở đó. Khi họ nghe thầy tế lễ trẻ tuồi kia nói, họ nhận ra âm giọng của anh ta và biết anh ta không xuất thân từ phần đất nầy của xứ. Anh ta nói cho họ biết về Mica đã thuê anh ta làm thầy tế lễ riêng cho ông ta. Sau khi hay được anh ta là một thầy tế lễ, họ yêu cầu anh ta tìm kiếm sự khải thị thiêng liêng về thắc mắc của họ đối với một nơi định cư. Thầy tế lễ trẻ tuổi kia quyết chắc với họ về sự thành công (Thầy tế lễ đâu có được thuê để làm việc nầy?), và họ bèn đi đường mình.
Khi các thám tử trở về, họ có những tin tức tốt lành về Laít, một nơi bình an dư dật ở xa xa và không có ai bảo vệ. Chi phái Đan khi ấy lên đường hướng đến Laít, dừng chân tại nhà của Mica. Khi họ đến gần nhà của Mica, năm thám tử thông báo cho các người khác biết về các hình tượng và êphót, và người Lêvi trẻ tuổi. Nếu họ sắp sửa cướp lấy Laít, chắc chắn họ cũng phải cướp lấy các hình tượng của Mica nữa (Há êphót không phải là công cụ bởi đó họ học biết về sự thành công của họ sao?). Họ trao đổi với thầy tế lễ trẻ tuổi trong khi họ cướp lấy các hình tượng. Khi thầy tế lễ nhận ra những gì họ đang làm, anh ta thách thức họ, song lại mau chóng im lặng. Hơn nữa, họ đã hiến cho anh ta một việc làm rất tốt, phục vụ các hình tượng nầy trong vai trò thầy tế lễ của họ. Đây là một cơ hội cho sự thăng tiến, và anh ta mau chóng chấp nhận lời đề nghị. Mica, là người giống như một người cha đối với thầy tế lễ trẻ tuổi kia (17:11), đã phản đối, nhưng ông không đông người bằng rồi chịu thua. Chi phái Đan, có thầy tế lễ trẻ tuổi Lêvi đi kèm, lúc đó đi đến Laít, hủy diệt thành phố rồi chiếm lấy chỗ nầy cho chính họ. Ở đó, họ thờ lạy tượng chạm của Mica, mặc dù chốn thờ phượng thích đáng của Israel là Silô (18:31).
Câu chuyện của người Lêvi là một cánh cửa sổ nhìn vào bản chất tôn giáo và đạo đức của xứ Israel và của các cấp lãnh đạo thuộc linh của nó. Thầy tế lễ nầy không dấn thân vào các nghĩa vụ chính thức của mình, có lẽ vì xứ sở đã thôi không còn thờ phượng Đức Chúa Trời theo luật pháp nữa. Thay vì thế, “ai nấy làm theo ý mình lấy làm phải”. Khi thất nghiệp, người Lêvi nầy dường như chẳng quan tâm đến “thần” nào anh ta phải phục vụ, bao lâu tiền công là thích ứng. Và nếu có một lời đề nghị tốt hơn, như đã có, thì anh ta sẽ quên ngay những điều cam kết trước kia rồi làm điều cho là tốt nhứt cho mình, theo mắt mình. Cấp lãnh đạo thuộc linh của Israel đã thối rửa tận cốt lõi.
Một cái nhìn vào người Lêvi thứ nhì
Các Quan Xét 19-21
Lần thứ ba trong phần kết cuộc nầy, chúng ta đọc lời lẽ sau đây:
“Nhằm lúc không có vua trong Y-sơ-ra-ên … . (Các Quan Xét 19:1a, phần nhấn mạnh là của tôi).
Lúc nầy, câu chuyện nói tới người Lêvi thứ nhì được thuật lại. Gã nầy đang tạm trú trong vùng đồi núi Épraim. Anh ta dường như cũng bị thất nghiệp. Anh ta không sống ở chốn thờ phượng hợp pháp của Israel – Silô (xem 18:31). Anh ta có vợ bé ở thành Bếtlêhem, nhưng nàng ta chẳng vừa ý anh ta rồi bỏ về nhà cha mình trong thành Bếtlêhem. Người Lêvi đuổi theo nàng, hy vọng thuyết phục nàng trở lại với mình. Khi anh ta đến tại nhà cha nàng, anh ta được tiếp đón niềm nỡ, và sứ mệnh của anh ta minh chứng sự thành công. Nàng bằng lòng trở về với anh ta. Chẳng bao lâu thì họ rời khỏi đó, trừ phi vì sự mến khách của cha nàng. Hết ngày nầy sang ngày khác, ông ấy khuyên con rễ mình ở lại thêm ít ngày, và sự mến khách của ông rất xứng đáng để ở lại.
Sau cùng, người Lêvi cùng vợ bé của mình có thể tự tách rời khỏi cha của người đàn bà nầy rồi trở về nhà mình. Họ chưa ra đi cho tới xế chiều ngày ấy, và bóng tối đã đe dọa trong khi họ vẫn đang trên chuyến hành trình của mình. Khi họ đến gần thành Giêbu (Jerusalem), tôi tớ của người Lêvi muốn qua đêm tại đó. Một khi nơi ấy chưa phải là thị trấn của người Israel lúc bấy giờ, người Lêvi muốn đi tới nữa cho tới khi họ ở trong lãnh thổ của người Israel. Và họ cứ tiếp tục đi cho tới chừng họ đến tại Ghibêa, một thị trấn nằm trong lãnh thổ của người Bêngiamin chỉ cách đó chừng vài dặm đường thôi. Họ đến tại Ghibêa vào lúc tối trời và đến tại quãng trường của thành phố, ở đó họ mong được tiếp đón và mời ngụ lại ở một ngôi nhà của người Bêngiamin. Sau cùng, một người già đi ngang qua, ông cụ từ ngoài đồng trở về nhà. Ông không phải là người Bêngiamin; nhà của ông ở trong vùng đồi núi Épraim, nhưng ông tạm trú ở Ghibêa. Khi ông nhìn thấy khách lạ, ông bước tới hỏi thăm. Người Lêvi giải thích rằng ông có đủ thứ; ông chỉ cần một mái nhà để gối đầu qua đêm thôi. Cụ già kia mời ông đến nhà mình để qua đêm, khẳng định rằng cụ sẽ cung cấp thức ăn cho ông. Họ vừa ăn xong thì người của thành phố ụp đến cửa rồi quyết rằng cụ già phải trục xuất người Lêvi, để họ có thể tấn công anh ta về mặt tình dục. Điều nầy gợi lại thành Sôđôm (so sánh Sáng thế ký 19:1-13).
Cụ già đưa con gái mình còn đồng trinh cho đám đông, cùng với người vợ bé của người Lêvi. Những người của thành phố từ chối lời đề nghị nầy, còn người Lêvi bắt vợ bé mình rồi buộc nàng ra ngoài, ở đó những người của thành phố đã cưỡng hiếp nàng suốt đêm. Đến sáng, người Lêvi đã sẵn sàng để lên đường. Khi anh mở cửa ra, anh thấy vợ bé của mình đang nằm dưới đất, hai tay nàng sải ra trên nền nhà. Không một chút thương xót, người Lêvi ra lịnh cho vợ bé mình đứng dậy để họ có thể rời đi. Anh ta chẳng hay rằng nàng đã chết. Khi anh ta hay được, anh ta chất thi thể nàng lên con lừa của mình rồi đưa nàng về nhà, ở đó anh ta cắt thi thể nàng ra làm 12 mãnh, gửi từng mãnh và một sứ điệp đến với từng chi phái Israel. Rõ ràng đây là một sứ điệp gây sốc:
“Hết thảy ai thấy sự đó, đều nói rằng: Từ khi dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô cho đến ngày nay, người ta chưa hề làm hoặc thấy việc như vậy! Khá nghĩ đến điều đó, bàn luận nhau, và giảng ý ra” (Các Quan Xét 19:30)
Người Bêngiamin đã từ chối không chịu xử lý với các anh em của họ trong xứ Ghibêa, và vì thế phần còn lại trong dân Israel thấy cần thiết phải tranh chiến với cả chi phái. Với huấn thị của Chúa, Giuđa đã ra quân chống lại 26.000 chiến binh Bêngiamin. Người Bêngiamin đã giết chết 22.000 người Israel trong ngày đầu trận chiến. Người Israel đã bật khóc trước mặt Chúa vì cớ sự mất mát của họ và thắc mắc không biết họ sẽ tiếp tục cuộc tấn công nữa hay không!?! Đức Giêhôva dặn dò họ phải tấn công, nhưng người Ghibêa đã giết chết 18.000 người Israel trong ngày ấy. Toàn bộ quân đội Israel đã chổi dậy lên tới Bêtên, ở đó kiêng ăn và khóc lóc trước mặt Đức Giêhôva. Họ dâng những của lễ cho Đức Giêhôva rồi cầu hỏi một lần nữa không biết họ có nên tấn công hay không!?! Đức Giêhôva truyền họ phải tấn công một lần nữa, nhưng lần nầy Ngài quả quyết với họ về chiến thắng (20:28). Dân Israel đã mai phục và rồi giả vờ bại trận, hầu cho người Bêngiamin rượt đuổi theo, để trống không thành phố. Các lực lượng quay trở lại rồi tiếp tục tấn công. Trận đánh rất mãnh liệt, nhưng khi ngày ấy qua đi, có hơn 25.100 chiến binh Bêngiamin đã bị giết nơi chiến trường. Quân đội Bêngiamin đã bị tàn sát rất nhiều. Chỉ có 600 binh sĩ còn sống và trốn vào trong đồng vắng. Dân Israel khi ấy đã tiêu diệt hoàn toàn các thành của người Bêngiamin, y như họ đã tiêu diệt dân xứ Canaan vậy (20:48).
Dân Israel cũng lập lời thề trong ngày ấy không cho phép bất kỳ con gái nào của họ lấy một người Bêngiamin làm chồng (21:1). Không bao lâu sau khi tấn thảm kịch nầy lắng xuống và dân Israel luyến tiếc trước sự thực một trong các chi phái của họ gần như bị quét sạch hoàn toàn. Ngày kế đó dân Israel đã dâng nhiều của lễ cho Đức Giêhôva, và rồi tìm cách để cứu vãn chi phái nầy không bị tuyệt diệt. Họ cầu hỏi ai sẽ đi ra trận chống lại người Bêngiamin, và người nào đã không thề giữ con gái họ không cho lấy một người Bêngiamin làm chồng. Nói ngắn gọn, dân Israel đã ăn năn về sự sốt sắng của họ khi xử lý với thái độ gian ác của người Bêngiamin.
Dân chúng ở Giabe Galaát không nhóm lại để đánh trận với đồng bào Israel chống lại người Bêngiamin (21:8-9). Kết quả, 12.000 chiến binh Israel được phái đi để tiêu diệt người nam, người nữ, và trẻ em ở Giabe Galaát vì không tham dự trong trận chiến với người Bêngiamin. Bất kỳ người nữ đồng trinh nào còn sống được chừa lại, sẽ làm vợ cho người Bêngiamin. Bốn trăm người nữ được buông tha, và họ bị đưa đến Silô. Các sứ giả được phái đến gặp 600 người Bêngiamin còn sót kia bảo đảm với họ rằng họ sẽ không bị xâm hại nữa. 400 thiếu nữ được trao cho họ để làm vợ. Họ cũng được bày cho một kế hoạch đến dự một kỳ lễ tại Silô, để người Bêngiamin sẽ được có cho cơ hội bắt cóc các thiếu nữ ở Silô và lấy họ làm vợ (21:19-24). Ở một số phương thức, đây là phần cuối cùng rất thích ứng cho bản tường trình nầy về một thời kỳ thảm hại trong lịch sử của Israel. Cuối cùng thì dân Israel chẳng tốt lành gì hơn dân xứ Canaan, là dân mà họ cần phải đánh đuổi, trục xuất đi.
Phần kết luận
Thời gian sẽ không cho phép một nổ lực kéo dài để tỏ ra hết những điểm thực dụng của quyển sách nầy. Tuy nhiên, tôi sẽ đưa ra một số lời bình tổng quát và đề nghị vài lý thuyết cụ thể cho phần tư tưởng và nghiên cứu sâu xa hơn.
Thứ nhứt, chúng ta sẽ công nhận phần đóng góp có một không hai của sách Các Quan Xét trong kinh điển của Kinh thánh. Đây là quyển sách mô tả một thời kỳ thảm hại trong lịch sử của Israel, một thời kỳ quá độ giữa sự chiếm lấy xứ dưới quyền lãnh đạo của Giôsuê và sự thiết lập thể chế quân chủ ở I Samuên 8 và sau đó. Sự lặp đi lặp lại cụm từ: “Chẳng có vua trong Israel…” (17:6; 18:1; 19:1; 21:25), ám chỉ rằng nếu Israel chỉ có một vị vua, có nhiều việc sẽ khác đi. Israel đã thưởng thức hòa bình chỉ trong đời của quan xét hay đấng cứu tinh của họ. Nếu đã có một vị vua, với các con trai nối dõi ông, thì sẽ chẳng thiếu thốn một nhà lãnh đạo. Có lẽ đây là chìa khóa cho hòa bình. Tất nhiên, chúng ta sẽ học được nhiều điều nữa, nhưng sách Các Quan Xét trợ giúp sửa soạn cho độc giả tiếp đón một vị vua. Không có vua, Israel đã sống nghèo ngặt trong thời kỳ Các Quan Xét.
Thứ hai, tôi thấy thật cần thiết khi nhấn mạnh sự thực sách Các Quan Xét không phải là chỗ để tìm kiếm những người nam người nữ có tấm gương để chúng ta phải noi theo. Như một luật lệ tổng quát, các đấng cứu tinh của Israel không phải là hạng người để chúng ta tìm cách bắt chước. Samsôn cũng chẳng phải là một người con mẫu mực, cũng không phải là một vị lãnh đạo gương mẫu. Ông nhất định không phải là tấm gương cho việc “Làm thế nào để tìm được một người vợ tin kính”. Chúng ta không được khích lệ noi theo gương của Ghiđêôn và thường xuyên tìm kiếm những dấu lạ. Trong khi tôi có sự tôn trọng rất lớn dành cho Đêbôra, tôi muốn đề nghị rằng bạn phải có sự dè giữ một khi bạn tìm cách sử dụng truyện tích nói tới Đêbôra và Barác như một minh chứng làm nền cho nữ giới tự đẩy mình vào địa vị lãnh đạo trong chỗ của nam giới. Rõ ràng là trong quyển sách nầy, vai trò lãnh đạo của Đêbôra (là vai trò mà tôi không chối bỏ, và bản chất của người tôi phải nhìn nhận và tôn trọng) trong sách Các Quan Xét được nói tới như một sự quở trách cho hạng người thất bại không lãnh đạo được. Tôi cũng muốn chỉ ra rằng Đêbôra đã từ chối không lãnh đạo quân đội, và cuối cùng, chính nam giới họ phải nắm lấy quyền lãnh đạo.
Có một vài lẽ đạo rất thịnh hành trong sách Các Quan Xét. Cho phép tôi nhắc tới một vài trong số đó rồi có những đề xuất cho phần xem xét sâu rộng hơn.
HIỆP MỘT. Tôi thấy trong sách Các Quan Xét người Do thái càng sống lâu dài hơn với dân xứ Canaan, họ càng bắt chước dân xứ Canaan nhiều hơn. Dân Israel càng giống nhiều với dân xứ Canaan và càng khắng khít với họ thêm. Họ bắt đầu kết hôn chéo với dân xứ Canaan, và họ đã vòng tay ôm lấy sự thờ lạy hình tượng của họ. Trong những phương thức nhất định (như trong sự xuyên tạc của người Gabaôn – chương 19), thậm chí họ còn trổi hơn cả dân xứ Canaan về sự bất khiết nữa. Tôi được nhắc nhớ về lời lẽ của Phaolô viết cho người thành Côrinhtô về tội lỗi được thấy có trong Hội Thánh Côrinhtô:
“Có tin đồn ra khắp nơi rằng trong anh em có sự dâm loạn, dâm loạn đến thế, dẫu người ngoại đạo cũng chẳng có giống như vậy: là đến nỗi trong anh em có kẻ lấy vợ của cha mình. Anh em còn lên mình kiêu ngạo! Anh em chẳng từng buồn rầu, hầu cho kẻ phạm tội đó bị trừ bỏ khỏi vòng anh em thì hơn” (I Côrinhtô 5:1-2)
Sự hiệp một của các lực lượng Israel, dưới quyền lãnh đạo của Giôsuê, mau chóng tan rã trong sách Các Quan Xét. Trong khi dân Israel theo đuổi sự hiệp một với các dân xứ Canaan (thí dụ, hiệp ước của Hêbe với Vua Giabin), sự hiệp một của họ với nhau bị tan rã. Ở phần đầu của quyển sách, Giuđa phối hợp với Simêôn, và họ đã chiến thắng (1:3). Khi chúng ta đến với Đêbôra và Barác, và bài ca đắc thắng (Các Quan Xét 5), chúng ta thấy các chi phái được tôn vinh trong khi tham gia vào trận đánh và các chi phái khác bị quở trách vì không dự phần vào (5:14-18, 23). Khi Ghiđêôn đánh người Mađian, người Épraim than phiền rằng họ không được trưng tập (8:1). Dân Israel ở Sucốt (8:5-7) và Phênuên (8:8-9) đã từ chối không cung ứng đồ ăn và nước uống cho người của Ghiđêôn. Ở chương 9, Abimêléc giết các anh em mình, rồi ở chương 12, dân Israel dưới quyền lãnh đạo của Giépthê phải đánh trận với người Épraim. Sau cùng, toàn bộ dân Israel đã bị buộc phải ra trận với chi phái Bêngiamin.
BẤT CHẤP LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI. Đây là thời kỳ mà con người đã bất chấp và bất tuân đối với Lời của Đức Chúa Trời. “Làm theo ý mình cho là phải” là đồng nghĩa với việc bất chấp luật pháp của Đức Chúa Trời:
“Nầy là những luật lệ và mạng lịnh mà trọn đời mình sống trên đất các ngươi phải gìn giữ làm theo trong xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ ngươi đã ban cho ngươi nhận lấy. Phàm nơi nào những dân tộc, mà các ngươi sẽ đuổi đi, đã hầu việc các thần chúng nó, hoặc trên núi cao, hoặc trên nổng hay là dưới cây xanh, thì các ngươi phải hủy diệt sạch hết đi. Phải phá đổ bàn thờ, đập bể pho tượng, và thiêu những trụ A-sê-ra của chúng nó trong lửa; lại làm tan nát những tượng chạm về các thần chúng nó, và xóa tên các thần ấy cho khỏi chỗ đó. Chớ tùy tục chúng nó mà phục sự Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi; song nơi nào trong những chi phái các ngươi, mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi sẽ chọn, đặng đặt danh Ngài, tức là nơi ngự của Ngài, thì các ngươi phải tìm đi đến đó, đem dâng tại đó những của lễ thiêu, các hi sinh, thuế một phần mười, lễ vật dâng giơ lên, của lễ hoàn nguyện, của lễ lạc ý và các con đầu lòng của bầy bò và chiên; rồi các ngươi sẽ ăn tại đó, trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, vui vẻ cùng gia quyến mình, vì mọi việc tay mình làm đã được Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban phước cho. Chớ làm như chúng ta làm ngày nay đây, là mỗi người làm tùy ý mình tưởng là phải” (Phục truyền luật lệ ký 12:1-8, phần nhấn mạnh là của tôi).
Người trong thành của Ghiđêôn sắp sửa hành hình ông vì vâng theo Đức Chúa Trời, trong khi họ tìm cách bảo hộ và bền giữ sự thờ lạy thần Baanh.
Tinh thần của kỷ nguyên ấy là tinh thần tự trị cá nhân và một sự loạn nghịch mạnh mẽ chống lại luật pháp của Đức Chúa Trời. Cái đáng sợ nhất là nhận ra xã hội của chúng ta đã trở nên giống với hạng người thời bấy giờ nhiều lắm. Thí dụ, xã hội đang ấp ủ “quyền” của một phụ nữ được quản lý trên thân thể của mình. Điều nầy áp dụng cho lối sống tình dục của nàng (giống như nam giới – đồng tính luyến ái hay giao hợp với người khác giới). Điều nầy cũng áp dụng cho việc giết con trẻ chưa ra đời của nàng. Luật Roe v. Wade của Tòa Thượng Thẩm chiếu theo nguyên tắc riêng tư, là nguyên tắc mà tôi thích gọi là nguyên tắc tự trị cá nhân. “Chẳng có quyền hành gì (luật lệ) trong thời của chúng ta, và từng người nam người nữ làm theo ý mình cho là phải, kể cả việc giết trẻ chưa sinh ra, vô tội”.
BẠO LỰC. Sách nầy đầy dẫy với bạo lực đủ loại. Tôi dám chắc một số phụ huynh sẽ không để cho con cái mình đọc một số phân đoạn trong sách Các Quan Xét. Có lẽ phần bạo lực bẩn thỉu nhất trong sách được thấy ở chương 19, ở đó người Lêvi ném vợ bé mình ra ngoài cho những gã đàn ông ở thành Ghibêát để chịu cưỡng hiếp, và kế đó ông ta đã chặt nhỏ thi thể đã chết của nàng rồi gửi đến cho đồng bào Israel của ông ta. Sự việc nầy dường như không thể chịu nổi, có phải không? Tuy nhiên, điều nầy xảy ra từng ngày trong xứ sở của chúng ta, với sự phản kháng ít nhất. Điều nầy được gọi là “phá thai”. Thân thể của một đứa trẻ sống bị chặt nhỏ từ trong tử cung. Bạn ơi, tôi hỏi bạn nhé, có phải chúng ta sống tốt đẹp hơn dân Israel thời xưa, ở chỗ tệ hại nhất của họ không? Tôi nghĩ là không rồi. Có phải điều nầy góp phần cảnh cáo chúng ta là thời điểm phán xét đang đến gần không?
CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO. Lẽ đạo nói tới chức năng lãnh đạo dường như tỏa khắp trong sách nầy. Dường như có tình trạng sa đọa luôn của cấp lãnh đạo Israel trong sách Các Quan Xét, từ các cấp lãnh đạo nhơn đức như Ốtniên, Êhút, Đêbôra và Barác đến những người như Giépthê và Samsôn (không nhắc tới hai người Lêvi ở cuối sách). Chức năng lãnh đạo tồi làm băng hoại dân tộc (như Ghiđêôn đã làm khi ông khiến cho Israel thờ lạy êphót của ông). Chức năng lãnh đạo tốt khích lệ nhiều người làm theo điều chi là phải ở trước mặt Đức Chúa Trời (thí dụ, Giôsuê).
Tôi nghĩ cũng là hợp lý khi cho rằng Đức Chúa Trời đã ban cho dân Israel loại lãnh đạo mà họ đáng được. Samsôn là một người có thái độ và cách xử sự song hành với dân Israel. Họ, giống như Samsôn, bị cai quản bởi tánh tham muốn của xác thịt mình chớ không bị cai quản bởi sự ham muốn tin cậy và vâng theo Đức Chúa Trời.
Chúng ta không thích nhìn nhận điều nầy, nhưng tôi tin sách Các Quan Xét cho chúng ta biết (khi chúng ta tìm kiếm ở chỗ khác) rằng Đức Chúa Trời không hạn chế “cấp lãnh đạo tốt” hầu đạt được các mục đích của Ngài. Đức Chúa Trời đã sử dụng Pharaôn cứng lòng (Rôma 9:17) giống như Ngài đã sử dụng Môise vậy. Đức Chúa Trời không bị hạn chế trong việc sử dụng hạng người tin kính. Sống loại đời sống tin kính nhất định là lợi thế của chúng ta, còn Đức Chúa Trời cũng có thể sử dụng hạng người bất kỉnh để làm thành các ý đồ của Ngài. Tin như thế hay không, Đức Chúa Trời đã sử dụng Giépthê, Samsôn, và các nhân vật khác nữa để thể hiện ra các mục đích của Ngài.
VAI TRÒ CỦA NỮ GIỚI TRONG SÁCH CÁC QUAN XÉT. Người bạn của tôi là Mục sư Hampton Keathley IV, đã viết một bài rất hay về đề tài “Vai trò của nữ giới trong sách Các Quan Xét”. Tôi muốn đề nghị quyển sách ấy với độc giả. Dân xứ Canaan nhất định là một xã hội đồi bại, và chính điều nầy tự tỏ ra trong các thái độ và hành động của họ đối với nữ giới. Nhưng khi chúng ta đến với sách Các Quan Xét, chúng ta thấy rằng một dân như dân Israel vẫn xấu xa hay tồi tệ hơn. Một người cha đưa ra lời thề buộc ông ta phải dâng con gái mình làm của lễ thiêu (Giépthê). Một người Lêvi ném vợ bé mình cho “bầy sói” ở Ghibêa, để cứu lấy bản thân mình, và rồi bảo nàng hãy đứng dậy. Khi ông ta khám phá ra nàng đã chết, ông ta đã chặt nàng ra thành nhiều mãnh. Nữ giới dường như có quyền lực nhiều hơn trong sách Các Quan Xét. Đêbôra và Giaên được tôn vinh xứng đáng. Một người nữ ném cái thớt cối xuống đầu của Abimeléc, giết chết ông ta (9:53). Và nữ giới làm cho Samsôn phải chùng lại, phải tỏ ra các bí quyết sâu kín nhất của mình. Nhưng trong khi nữ giới dường như có nhiều quyền lực hơn, nhất định họ chưa được tôn trọng (trừ ra một vài ngoại lệ). Thời kỳ nầy không phải là thời kỳ trong đó nữ giới được tôn trọng và chú ý. Họ bị sử dụng và lạm dụng. Một xã hội sẽ bị đoán xét kỹ càng qua cách nó đối xử với nữ giới, và nếu như vậy, thời kỳ Các Quan Xét và thời buổi của chính chúng ta sẽ được thấy là kém thiếu nữa.
Nguyện Đức Chúa Trời ưng nhận chúng ta tiếp thu các bài học nầy từ sách Các Quan Xét mà dân Israel lâu nay đã không tiếp thu.