Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2011

Xuất Êdíptô ký 1-15: "Môise và Xuất Aicập"



Từ Sự Sáng Tạo Đến Thập Tự Giá
Môise và Xuất Aicập
Mục sư: Bob Deffinbaugh
Xuất Êdíptô ký 1-15
Phần giới thiệu
Trong quyển The Jesus I Never Knew, Philip Yancey viết:
Vào năm 1969, Richard Nixon rất phấn khởi khi các phi hành gia phi thuyền Apollo lần đầu tiên đáp xuống mặt trăng. Vị Tổng Thống đã phát biểu: “Kể từ sự Sáng Tạo, đây là ngày trọng đại nhất!”, cho tới khi Billy Graham long trọng nhắc cho ông nhớ đến Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục sinh. Với phạm vi của lịch sử, Graham đã đúng.
Từ điểm ưu thế của chúng ta là Cơ đốc nhân theo Tân Ước, chúng ta nhất định sẽ đồng ý với Billy Graham. Sự đến của Chúa chúng ta thực sự là biến cố quan trọng nhất kể từ sự Sáng Tạo. Song từ nhận định của tín đồ Cựu Ước, có một biến cố trọng đại sau Sự Sáng Tạo che phủ mọi biến cố khác – sự Xuất Aicập của dân Israel. Đây là điểm xoay chiều trong “tấn bi kịch nói tới sự cứu chuộc”.
Chúa nhật nầy là ngày sau cùng của năm 2000. Ngày mai chúng ta đánh dấu phần khởi đầu của một năm mới. Xuất Aicập cũng được đánh dấu là một khởi đầu mới:
“Tại xứ Ê-díp-tô, Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se và A-rôn rằng: Tháng nầy định làm tháng đầu cho các ngươi, tức là tháng giêng trong quanh năm” (Xuất Êdíptô ký 12:1-2).
Xuất Aicập là đề tài nghiên cứu của chúng ta trong bài học nầy, và đề tài nầy rất quan trọng cho sự hiểu biết Kinh thánh của chúng ta. Giáo lý của Xuất Êdíptô ký thường được lặp đi lặp lại trong Cựu Ước, cũng như trong Tân Ước. Chúng ta hãy thực hiện sự xem xét cẩn thận điểm xoay chiều nầy trong lịch sử của dân Israel.
Sáng thế ký là phần giới thiệu Sách Xuất Êdíptô ký
Hơn 400 năm phân biệt đời sống của Giôsép đối với sự ra đời của dân Israel ở chỗ Xuất Aicập. Môise chuyển qua các biến cố nầy với một lời bình ngắn ngủi. Sự thầm lặng nầy thích ứng với sự thực Môise mong muốn nhấn mạnh tính liên tục giữa các biến cố được ghi lại trong Sách Sáng thế ký với các biến cố của Sách Xuất Êdíptô ký.
Sự Xuất Aicập của Israel là sự hội tụ của một vài yếu tố quan trọng. Chúng ta hãy xem xét vắn tắt các yếu tố nầy. Yếu tố thứ nhứt, ấy là về các lời hứa cùng những lời tiên tri trong Sáng thế ký. Sau sự sa ngã của con người trong vườn Êđen, Đức Chúa Trời hứa với Êva rằng “dòng dõi” của nàng sẽ “chà nát đầu con rắn” (Sáng thế ký 3:15). Dòng dõi ấy ra từ Sết (Sáng thế ký 5), Nôê (Sáng thế ký 6-9), kế đó là Ápraham và dòng dõi của Ápraham (Sáng thế ký 12-50). Giao ước của Đức Chúa Trời với Ápraham được nói ra trước tiên ở Sáng thế ký 12:1-3, và sau đó được lặp lại và được xác quyết rõ ràng hơn (Sáng thế ký 13:14-17; 15, 17, v.v…). Đức Chúa Trời tỏ ra cho Ápram thấy rằng sẽ mất vài trăm năm trước khi dòng dõi của ông sẽ chiếm lấy xứ Canaan:
“Vả, khi mặt trời vừa lặn, thì Áp-ram ngủ mê; nầy một cơn kinh hãi, tối tăm nhập vào mình người. Đức Giê-hô-va phán cùng Áp-ram rằng: Phải biết rằng, dòng dõi ngươi sẽ ngụ trong một xứ chẳng thuộc về chúng nó, làm tôi mọi cho dân xứ đó và bị họ hà hiếp bốn trăm năm. Nhưng, ta sẽ đoán phạt dân mà dòng dõi ngươi sẽ làm tôi mọi đó; rồi khi ra khỏi xứ, thì sẽ được của cải rất nhiều. Còn ngươi sẽ bình yên về nơi tổ phụ, hưởng lộc già sung sướng, rồi qua đời. Đến đời thứ tư, dòng dõi ngươi sẽ trở lại đây, vì tội lỗi của dân A-mô-rít chưa được đầy dẫy” (Sáng thế ký 15:12-16).
Các biến cố trong sách Sáng thế ký cung ứng bằng chứng cho thấy rằng lời hứa nầy chắc chắn sẽ ứng nghiệm. Hành trình của Ápraham xuống Aicập là bằng chứng thứ nhứt. Ở Sáng thế ký 12, một nạn đói thúc giục Ápram phải xuống xứ Aicập với Sarai và cháu trai ông là Lót. Điều nầy không hẳn là một hành động của đức tin, nhưng thay vì thế nó tỏ ra sự nghi ngờ và sợ hãi của Ápram. Sự nói dối của Ápram và Sarai về mối quan hệ thật của họ là một sự tỏ ra họ thiếu đức tin. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời bảo hộ sự trong sạch của Sarai và bảo hộ sinh mạng của Ápram và gia đình ông trong xứ Aicập. Còn hơn như thế nữa, Đức Chúa Trời đã làm cho Ápram được thịnh vượng trong xứ Aicập, ông rời khỏi Aicập với sự giàu có rất lớn (Sáng thế ký 13:2). Về sau, Giôsép lại đi xuống Aicập, bị các anh phản bội rồi bán đi làm nô lệ. Dầu vậy, Đức Chúa Trời tôn cao Giôsép và làm cho ông được thịnh vượng rất lớn trong xứ mà ông đang chịu khổ ấy (Sáng thế ký 41:52). Những kinh nghiệm của Ápram và Giôsép trong xứ Aicập sửa soạn cho cấp lãnh đạo những việc lạ lùng sắp sửa xảy ra trong xứ Aicập. Ngày ứng nghiệm lời tiên tri của Sáng thế ký 15:12-16 kéo đến gần khi Sách Xuất Êdíptô ký bắt đầu.
Yếu tố thứ hai, ấy là về sự bắt bớ dân Isreal trong xứ Ai cập. Trong phần đời còn lại của Giôsép (thỉnh thoảng 70 năm), gia đình của Giacốp đã thịnh vượng càng thêm, nhiều lời cảm tạ dành cho Giôsép. Họ đã mua tài sản trong xứ Gôsen rồi sống giàu có và trở nên kết quả (Sáng thế ký 47:27). Hiển nhiên, Giôsép đã qua đời, cũng như Pharaôn mà ông phục vụ đã qua đời, và thế rồi mọi sự bắt đầu thay đổi. Tôi không tin những năm tháng dân Israel đã để ra trong xứ Aicập đặc biệt là thịnh vượng, nói theo cách thuộc linh. Dường như là họ đã gắn bó với đất đai của Aicập, với đồ ăn của nó, với vua của nó (họ nương theo ông ta), và thậm chí với tôn giáo giả của nó (xem Giôsuê 24:14-15; Amốt 5:25-26). Những thay đổi trong công tác quản lý xứ Aicập hiển nhiên đã mang lại một sự đổi thay quan trọng về tình thế.
Pharaôn và người Aicập bắt đầu cảm thấy bị đe dọa bởi sự hiện diện và sự thịnh vượng của dân Do thái. Dân Israel đã đông lên vô số và họ rất mạnh mẽ, nhiều hơn dân Aicập. Người Aicập sợ rằng nếu một cuộc chiến nổ ra với một trong số dân tộc lân cận, người Do thái sẽ nghiêng về kẻ thù mang lại sự sụp đổ của họ (Xuất Êdíptô ký 1:9-10). Mặt khác, một khi dân Israel trở thành lực lượng lao động của xứ, người Aicập không mong muốn họ phải rời đi.
Khi tôi đọc thấy các nổi sợ hãi của người Aicập, tôi không làm chi khác hơn là suy gẫm về câu Châm ngôn nầy:
“Điều gì kẻ hung ác sợ sệt, ắt sẽ xảy đến cho nó” (Châm ngôn 10:24).
Những điều dân Aicập lo sợ đã giáng trên họ, bất luận họ đã tìm cách ra sức để ngăn cản. Sự hiện diện của dân Do thái trong xứ Aicập đã mang lại sự thất bại hoàn toàn của người Aicập nơi tay của Đức Chúa Trời. Thêm vào với điều nầy, dân Do thái đã tránh thoát. Dân Aicập ở trong động thái hư không trong việc đè nén dân Do thái, bất chấp lời cảnh báo về Giao ước với Ápraham:
“Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước” (Sáng thế ký 12:3a).
Người Ai cập nhất thời đã tìm cách xử lý gay gắt với dân Do thái Israel đến nỗi họ chẳng còn chút tinh thần nào để kháng cự lại những kẻ áp bức họ:
“Vậy, người Ê-díp-tô bèn đặt các kẻ đầu xâu để bắt dân Y-sơ-ra-ên làm xâu khó nhọc; họ xây thành Phi-thom và Ram-se dùng làm kho tàng cho Pha-ra-ôn. Nhưng người Ê-díp-tô càng bắt làm khó nhọc chừng nào, dân Y-sơ-ra-ên càng thêm nhiều lên, và tràn ra chừng nấy. Người Ê-díp-tô bèn đem lòng ghen ghét dân Y-sơ-ra-ên, bắt làm công việc nhọc nhằn, gây cho đời dân ấy nên cay đắng, vì nỗi khổ sở nhồi đất, làm gạch và mọi việc khác ở ngoài đồng. Các công việc nầy người Ê-díp-tô bắt dân Y-sơ-ra-ên làm nhọc nhằn lắm” (Xuất Êdíptô ký 1:11-14).
Cách xử sự như thế nầy đã thất bại một cách đáng thương. Người Aicập càng gay gắt với dân Do thái, họ càng trở nên mạnh mẽ hơn. Điều nầy đã làm cho sự cay cú của người Aicập càng thêm lên đối với dân Do thái và đã thúc giục họ xử lý càng gay gắt hơn với dân sự của Đức Chúa Trời.
Dân Do thái thực sự thịnh vượng giữa nghịch cảnh của họ, giục giã người Aicập phải mưu tính một kế sách khác:
“Vua xứ Ê-díp-tô cũng phán cùng các bà mụ của dân Hê-bơ-rơ, một người tên Siếp-ra và một người tên Phu-a, mà rằng: Khi các ngươi đi rước thai cho người đàn bà Hê-bơ-rơ, hễ thấy sanh con trai, thì hãy làm cho chết đi; còn con gái, thì hãy để cho sống. Nhưng các bà mụ kính sợ Đức Chúa Trời, chẳng làm theo lời vua Ê-díp-tô phán dặn, đều để cho các con trai sống hết. Vua xứ Ê-díp-tô bèn đòi những bà mụ mà phán rằng: Sao các ngươi làm như vậy, để cho những con trai sống? Các bà mụ tâu rằng: Ấy tại người đàn bà Hê-bơ-rơ chẳng phải như người đàn bà Ê-díp-tô; vì họ mạnh khỏe hơn, đã sanh nở trước khi mụ đến. Đức Chúa Trời ban ơn cho những bà mụ; dân sự gia thêm và trở nên đông đúc. Ấy vậy, vì bà mụ có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, nên Ngài làm cho nhà họ được thạnh vượng” (Xuất Êdíptô ký 1:15-21).
Bạn sẽ nói rằng khi người Aicập thất bại không bắt dân Do thái phải lao động cho tới chết được, họ đã thay đổi cách xử sự, họ ra lịnh cho những bà mụ Hêbơrơ phải “phá thai không thiên vị”. Khi trong quá trình trợ giúp cho phụ nữ Hêbơrơ sinh con, mấy bà mụ cần phải giết các trẻ nam sơ sinh. Hiển nhiên là sự việc nầy chỉ để lại các trẻ nữ Do thái mà thôi, rồi đây chúng sẽ trở thành vợ hoặc hầu cho người Aicập. Nếu như kế hoạch nầy thành công, dân tộc Do thái sẽ bị tuyệt chủng, và dòng dõi được hứa sẽ chẳng có nữa. Tuy nhiên, kế hoạch không thành công, vì mấy bà mụ kính sợ Đức Chúa Trời hơn Pharaôn, và vì thế họ đã từ chối không giết các con trẻ nam. Kết quả là, Đức Chúa Trời đã làm cho mấy người nữ nầy và gia đình họ được thịnh vượng. Một người có thể ước ao các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có cùng thái độ lưu tâm đến trẻ sơ sinh ngày nay. Cuộc tàn sát trẻ vô tội ngày nay cho thấy sự phán xét đang đến gần.
Người Aicập không bằng lòng để mọi kế sách của họ phải bị ngăn trở và họ mưu tính chương trình diệt chủng độc ác khác:
“Pha-ra-ôn bèn truyền lịnh cho cả dân mình rằng: Phàm con trai của dân Hê-bơ-rơ mới sanh, hãy liệng xuống sông; còn con gái, thì để cho sống” (Xuất Êdíptô ký 1:22).
Đây là chương trình còn hung hản hơn nhiều vì đấy là sự diệt chủng tận gốc rễ. Điều nầy không nương vào ý muốn của dân Do thái, mà nương theo mọi hành động của người Aicập. Từng người Aicập đều được dặn dò phải dìm chết bất kỳ và từng đứa trẻ nam sơ sinh người Do thái. Chắc chắn họ cho rằng chương trình nầy đã được định phải thành công. Ai có thể ngăn trở chương trình đó?
Yếu tố thứ ba, ấy là về sự giữ gìn và sửa soạn của Môise làm đấng cứu tinh của Israel. Đức Chúa Trời đã chuyển kế hoạch sau cùng của người Aicập theo một phương thức bất thường nhất – qua sự ra đời và giải cứu thiêng liêng của một trẻ sơ sinh nam Hêbơrơ (Xuất Êdíptô ký 2:1-10). Một người nam và một người nữ xuất thân từ chi phái Lêvi có một đứa con trai mới sinh. Họ đã bác bỏ chiếu chỉ của Pharaôn, đem giấu con mình trong ba tháng trời. Nhưng khi không còn có thể giấu được nữa, họ “thả nó xuống dòng sông Nilơ”. Trong sự bằng lòng theo nguyên tắc với chiếu chỉ của Pharaôn, họ đặt con của họ vào một cái rương mây, rồi thả nó vào dòng sông Nilơ. Chị của nó đứng gần đó để xem coi chuyện gì sẽ xảy ra. Nó không có mặt ở đó đặng cứu đứa trẻ, vì chẳng có một việc gì nó có thể làm đặng cứu lấy em nó.
Đúng là một đặc ân tuyệt vời khi Đức Chúa Trời đã ban cho Môise có một người chị là Miriam. Khi nó quan sát từ đàng xa, nó nhìn thấy con gái của Pharaôn đến nơi mé nước của sông Nilơ để tắm rửa. Con gái của Pharaôn nhìn thấy cái rương đang trôi nổi trong đám sậy, bèn sai một tùy tùng đến xem xét cái rương ấy. Khi nàng mở cái rương ra, nàng nhìn thấy đứa trẻ Hêbơrơ nầy, và tiếng khóc của nó cảm động tấm lòng của nàng. Nàng có lòng thương xót đối với đứa trẻ nầy, mặc dù nàng biết rõ đấy là một đứa trẻ nam Do thái. Nàng đã làm trái mạng lịnh của cha ruột mình, đem đứa trẻ ra khỏi nước rồi xem nó là con nuôi của nàng. Không phải là không quan trọng, nàng đặt tên cho đứa trẻ là “Môise” có nghĩa là “vớt ra”. Theo cách nói của nàng, nàng nói cho chúng ta biết ý nghĩa của tên ấy: “Ta đã vớt nó khỏi nước” (Xuất Êdíptô ký 2:10).
Thường thì khi chúng ta nhìn vào câu chuyện kỳ diệu nầy giống như sự giải cứu của một đứa trẻ Hêbơrơ, nhưng phải hơn thế nữa – đây là sự giải cứu của từng đứa trẻ Hêbơrơ. Nếu như Môise không được “vớt ra khỏi nước” bởi con gái của Pharaôn, sẽ chẳng có một dân nào cho ông để giải cứu trong hơn 75 năm nữa. Pharaôn đã ban ra một chiếu chỉ, và con gái ruột của ông đã không chấp hành theo chiếu chỉ đó. Nàng đã bắt lấy đứa trẻ Hêbơrơ nầy làm con nuôi, và nàng không để cho cha mình hay bất kỳ ai hãm hại nó. Bạn nghĩ xem, có bao nhiêu trẻ Do thái bị ném vào sông Nilơ sau sự việc nầy? Mỗi lần mẹ nó (hay bất kỳ ai khác) gọi tên “Môise”, đây là một sự nhắc nhớ chiếu chỉ của Pharaôn đã ra vô hiệu.
Khi ông lớn lên, ông trở thành một nhân vật quyền lực có hạng trong xứ Aicập. Rõ ràng là Môise không bao giờ quên được gốc rễ của mình. Một ngày nọ ông đến gần một người Aicập, người nầy đang ngược đãi một trong các nô lệ người Do thái. Môise đã giết người Aicập đó rồi vùi xác hắn dưới cát (2:12). Môise tưởng dân Hêbơrơ sẽ hiểu rằng ông là đấng cứu tinh của họ, nhưng ông đã lầm. Ngày hôm sau, Môise gặp một nô lệ Hêbơrơ đang ngược đãi một người Hêbơrơ khác. Khi ông nổ lực chỉnh đốn người Do thái phạm sai lầm kia, ông bị quở nặng:
“Qua ngày sau, Môi-se đi ra nữa, thấy hai người Hê-bơ-rơ đánh lộn, bèn nói cùng người có lỗi rằng: Sao ngươi đánh người đồng loại mình? Nhưng người đó đáp rằng: Ai đặt ngươi làm vua, làm quan án cho chúng ta? Có phải muốn giết ta như đã giết người Ê-díp-tô kia chăng? Môi-se sợ, nói rằng: Chắc thật, việc nầy phải lậu rồi. Pha-ra-ôn hay việc đó, thì tìm giết Môi-se; nhưng người trốn đi khỏi mặt Pha-ra-ôn, dừng chân tại xứ Ma-đi-an, và ngồi gần bên một cái giếng” (Xuất Êdíptô ký 2:13-15).
Nhìn biết rằng Pharaôn đã được thông báo về tội ác của ông, Môise đã bỏ trốn sang xứ Mađian. Chính ở tại đó, ông giống như các tổ phụ trước ông, đã tìm được vợ bên một cái giếng (Xuất Êdíptô ký 2:14-22). Trong gần 40 năm, ông đã lo chăn bầy trong đồng vắng nầy trước khi Đức Chúa Trời kêu gọi ông giải phóng dân Do thái ra khỏi vòng nô lệ của họ ở Ai cập. Đức Chúa Trời đã nhìn thấy sự ngược đãi dân sự Ngài, và Ngài nhớ lại (dù Ngài có thể quên) giao ước của Ngài với Ápraham, Ysác, và Giacốp.
Đức Chúa Trời giao tiếp với Môise từ giữa bụi gai cháy. Bụi gai cháy nầy là một bối cảnh rất khó tin đến nỗi Môise đã bước lại gần để xem cho biết. Đức Chúa Trời đã kêu gọi Môise từ bụi gai ấy, cho thấy rằng Ngài sẽ giải phóng dân sự Ngài, và Môise là người Ngài sẽ sử dụng đặng đối mặt với Pharaôn:
“Ta ngự xuống đặng cứu dân nầy khỏi tay người Ê-díp-tô, dẫn từ xứ ấy lên đến một xứ kia đẹp đẽ và rộng rãi, đượm sữa và mật, tức là nơi dân Ca-na-an, dân Hê-tít, dân A-mô-rít, dân Phê-rê-sít, dân Hê-vít và dân Giê-bu-sít ở. Nầy, tiếng kêu rêu của dân Y-sơ-ra-ên thấu đến ta, và ta đã thấy dân Ê-díp-tô hà hiếp chúng nó thể nào; vậy bây giờ, hãy lại đây, đặng ta sai ngươi đi đến Pha-ra-ôn, để dắt dân ta, là dân Y-sơ-ra-ên, ra khỏi xứ Ê-díp-tô” (Xuất Êdíptô ký 3:8-10).
Môise không dễ bị thuyết phục như thế đâu. Ông đã đầy lòng tin tưởng ở 40 năm trước, khi ông nổ lực giải cứu đồng bào Do thái của mình, nhưng sự thất bại hoàn toàn của ông đã rút cạn mọi sự tự tín của ông rồi. Thật là tốt cho chúng ta khi ôn tóm tắt lại những sự đề kháng của Môise và đáp ứng của Đức Chúa Trời.
Đề kháng 1: “Tôi là Ai?”
“Môi-se bèn thưa rằng: Tôi là ai, dám đi đến Pha-ra-ôn, đặng dắt dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô? Đức Chúa Trời phán rằng: Ta sẽ ở cùng ngươi; nầy là điều làm dấu cho ngươi biết rằng ta đã sai ngươi đi: Khi ngươi dắt dân sự ra khỏi xứ Ê-díp-tô rồi, thì các ngươi sẽ phụng sự Đức Chúa Trời tại trên núi nầy” (Xuất Êdíptô ký 3:11-12).
Đây không phải là một thắc mắc xấu đâu. Người như thế nào mới dám đứng trước mặt Pharaôn, nhân vật trị vì của một trong các nước quyền lực nhất trên bề mặt địa cầu, rồi đòi hỏi ông ta phóng thích dân Do thái chứ? Nhiều năm trước đó, Môise là con (nuôi) của Pharaôn. Ông là một nhân vật của quyền thế. Trong chỗ nhất thời của riêng mình, ông đã tìm cách giải phóng đồng bào của ông. Và ông đã thất bại, một cách đáng thương. Môise giờ đây là một kẻ phạm tội và là một kẻ trốn tránh đối với sự công bình. Làm sao ông dám trở lại Aicập để đối mặt với Pharaôn?
Câu trả lời của Đức Chúa Trời có thể được đóng ngoặt theo cách nầy:
“Môise à, ngươi là ai thực sự chẳng phải là vấn đề đâu. Cái điều thực sự là vấn đề, ấy là Ta đã sai ngươi, và Ta sẽ ở cùng ngươi khi ngươi chịu đi và đứng trước mặt Pharaôn. Sự thành công của ngươi trong sứ mệnh nầy không nương vào sự cả thể hay quyền lực của ngươi, mà là nương vào Ta. Ta giống như bụi gai nầy, nó cháy nhưng không bị rụi. Ta sống đời đời giống như bụi gai nầy cháy không hề tàn vậy. Vì lẽ ấy, khi Ta phán Ta sẽ ở cùng người, ngươi có thể dám chắc rằng Ta sẽ, vì Ta sống đời đời. Phần thưởng của ngươi trong việc vâng theo Ta sẽ là phục sự Ta trên hòn núi nầy”.
Lai lịch của sứ giả không phải là vấn đề; mà là lai lịch của Ngài là Đấng sai phái sứ giả kìa. Đức Chúa Trời – Đấng Dựng Nên trời và đất – là Đấng đang sai phái Môise lo thực thi phần việc nầy. Nếu Đức Chúa Trời ở với Môise, thế thì Môise chắc chắn sẽ lo liệu sứ mệnh của mình.
Đề kháng 2: “Ngài là ai?”
“Môi-se thưa cùng Đức Chúa Trời rằng: Nầy, tôi sẽ đi đến dân Y-sơ-ra-ên, nói cùng họ rằng: Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi sai ta đến cùng các ngươi; nhưng nếu họ hỏi: Tên Ngài là chi? thì tôi nói với họ làm sao? Đức Chúa Trời phán rằng: Ta là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu; rồi Ngài lại rằng: Hãy nói cho dân Y-sơ-ra-ên như vầy: Đấng Tự Hữu đã sai ta đến cùng các ngươi. Đức Chúa Trời lại phán cùng Môi-se rằng: Ngươi sẽ nói cho dân Y-sơ-ra-ên như vầy: Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, Đức Chúa Trời của Gia-cốp, sai ta đến cùng các ngươi. Ấy đó là danh đời đời của ta, ấy sẽ là kỷ niệm của ta trải qua các đời” (Xuất Êdíptô ký 3:13-15).
Chúng ta biết Môise đã luyện tập đức tin khi ông đưa ra quyết định đồng hóa với dân sự của Đức Chúa Trời, thay vì với Aicập, và đặc biệt hơn nữa với Pharaôn và con gái của người (Hêbơrơ 11:24-25). Nhưng thắc mắc mà Môise đưa ra trong Xuất Êdíptô ký 3:13 cũng thông báo cho chúng ta biết tri thức của ông về Đức Chúa Trời rất giới hạn tại thời điểm nầy. Bất luận Môise có biết rõ về Đức Chúa Trời hay không, dân Do thái lại biết rất ít về sự ấy (Giôsuê 24:14-15). Bởi danh xưng nào, Môise đòi hỏi, để ông nhận ra Đức Chúa Trời? Làm sao dân Do thái nhìn biết Ngài chứ? Tôi thích phần đối chiếu giữa câu nói trước đó của Môise: “Tôi là ai?”, và đáp ứng của Đức Chúa Trời với Môise ở đây: “TA LÀ ĐẤNG TA LÀ” (3:14). Nếu lời lẽ của Môise tỏ ra sự thiếu tin cậy hoàn toàn của ông, lời lẽ của Đức Chúa Trời đã được dự trù để cảm thúc lòng tin cậy của ông nơi Ngài. Ngài là Đấng tự hữu hằng hữu. Ngài là Đấng thường hiện diện, với Môise và với Israel dân sự Ngài. Không những Ngài là Đức Chúa Trời của hiện tại và của tương lai; Ngài còn là Đức Chúa Trời của quá khứ, Đức Chúa Trời là Đấng đã lập giao ước với Ápraham, Ysác, và Giacốp nữa (3:15).
Đề kháng 3: “Sẽ ra sao nếu họ không tin tôi?”
“Môi-se thưa rằng: Nhưng dân đó sẽ chẳng tin và chẳng vâng lời tôi, vì sẽ nói rằng: Đức Giê-hô-va chẳng có hiện ra cùng ngươi đâu. Đức Giê-hô-va phán rằng: Trong tay ngươi cầm vật chi? Thưa rằng: Một cây gậy. Phán rằng: Hãy ném xuống đất đi. Người bèn ném xuống đất, gậy hóa ra một con rắn; Môi-se chạy trốn nó. Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: Hãy giơ tay ngươi ra nắm đuôi nó. Người giơ tay ra nắm, thì nó hườn lại cây gậy trong tay. Đức Giê-hô-va phán rằng: Ay để cho chúng nó tin rằng Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của tổ phụ mình, là Đức Chúa Trời của Ap-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, Đức Chúa Trời của Gia-cốp, đã hiện ra cùng ngươi. Đức Giê-hô-va lại phán rằng: Hãy đặt tay ngươi vào lòng. Người liền đặt vào, rồi lấy ra. Nầy, tay người nổi phung trắng như tuyết. Đoạn, Ngài phán rằng: Hãy đặt tay ngươi vào lòng lại; người bèn đặt vào, rồi lấy ra. Kìa, tay trở lại như thịt mình. Lại phán: Nếu khi nào dân đó chẳng tin ngươi và chẳng vâng theo tiếng của dấu thứ nhất, thì sẽ tin theo tiếng của dấu thứ nhì. Vả lại, nếu dân chẳng tin cả hai dấu nầy, và không vâng theo lời ngươi, thì hãy lấy nước dưới sông mà làm tràn ngập trên mặt đất; nước mà ngươi đã lấy dưới sông lên đó, sẽ thành máu trên mặt đất vậy” (Xuất Êdíptô ký 4:1-9).
Môise bắt đầu bước đi trên tảng băng dầy vào thời điểm nầy. Ông hỏi ông sẽ làm gì nếu dân sự không tin ông, nhưng thắc mắc nầy theo sau những gì Đức Chúa Trời đã phán rồi:
“Dân sự sẽ vâng theo lời ngươi; vậy, ngươi và các trưởng lão Y-sơ-ra-ên hãy đi yết-kiến vua xứ Ê-díp-tô mà tâu rằng: Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của dân Hê-bơ-rơ, đã hiện ra cùng chúng tôi. Vậy bây giờ, xin để cho chúng tôi đi đến nơi đồng vắng, cách chừng ba ngày đường đặng dâng của lễ cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi. Vả, ta biết rằng dẫu lấy quyền lực ép buộc vua Ê-díp-tô, thì người cũng chẳng bao giờ cho các ngươi đi! Nhưng ta sẽ giơ tay ra hành xứ Ê-díp-tô bằng các phép lạ ta làm giữa xứ đó, sau rồi họ sẽ cho các ngươi đi. Ta sẽ làm cho dân nầy được ơn trước mắt người Ê-díp-tô; vậy, khi nào các ngươi ra đi, thì sẽ chẳng ra đi tay không; nhưng mỗi người đàn bà sẽ hỏi xin người nữ lân cận, cùng kẻ ở tạm nhà mình những đồ bằng vàng, bằng bạc và quần áo, mặc lấy cho con trai con gái mình. Các ngươi sẽ lột trần dân Ê-díp-tô là như vậy” (Xuất Êdíptô ký 3:18-22, phần nhấn mạnh là của tôi).
Môise hồ nghi các lời hứa của Đức Chúa Trời, nhưng Đức Chúa Trời giàu ơn đáp ứng bằng cách ban cho Môise vài dấu lạ, các dấu nầy sẽ minh chứng rằng ông nói với thẩm quyền và quyền phép của Đức Chúa Trời. Các dấu lạ ấy là: (1) cây trượng biến thành con rắn; (2) bàn tay bị phung; và, (3) nước hóa thành huyết. Các dấu lạ nầy sẽ khiến cho dân Do thái xem Môise là đáng trượng.
Thật là dễ cho chúng ta ngồi lại rồi phê phán Môise và sự ông thiếu đức tin, có phải không? Nhưng cho phép tôi nhắc cho bạn nhớ rằng đang khi kinh nghiệm của Môise nơi bụi gai cháy đã gây ấn tượng rất lớn trên ông, song kinh nghiệm ấy khó mà minh chứng với dân Do thái, hay với Pharaôn. Tôi không thể nhớ ai là người đã bình luận vấn đề nầy trước tiên, nhưng chắc chắn đấy là sự thực. Bạn có thể hình dung mình là Môise rồi đứng trước mặt Pharaôn, khẳng định rằng ông ta phải phóng thích dân Israel chăng? Pharaôn đáp: “Tại sao trẩm phải tin ngươi và làm theo những gì ngươi nói chứ?” Khi ấy Môise đáp: “Được thôi, ông thấy đấy, tôi đã nói chuyện với bụi gai nầy …”. Không có gì phải ngạc nhiên, Môise lo lắng về dân Do thái chịu tin theo ông. Câu chuyện của ông quá khó không thể tin nổi.
Đề kháng 4: “Tôi không phải là tay nói giỏi; làm ơn sai người khác đi”.
“Môi-se thưa cùng Đức Giê-hô-va rằng: Ôi! lạy Chúa, từ hôm qua, hôm kia, hay là từ lúc Chúa phán dạy kẻ tôi tớ Chúa, tôi vẫn chẳng phải một tay nói giỏi, vì miệng và lưỡi tôi hay ngập ngừng. Đức Giê-hô-va bèn phán rằng: Ai tạo miệng loài người ra? hay là ai đã làm câm, làm điếc, làm sáng, làm mờ? Có phải ta là Đức Giê-hô-va chăng? Vậy bây giờ, hãy đi; ta sẽ ở cùng miệng ngươi và dạy ngươi những lời phải nói” (Xuất Êdíptô ký 4:10-12).
Lời lẽ của Môise ở đây dường như quá khiêm hạ khi so với lời lẽ của Êtiên ở Công Vụ các Sứ đồ 7:
“Môi-se được học cả sự khôn ngoan của người Ê-díp-tô; lời nói và việc làm đều có tài năng” (Công Vụ các Sứ đồ 7:22).
Tuy nhiên, cái điều cần phải ghi nhớ, ấy là Êtiên nói ra câu nầy về Môise liên quan đến các khả năng của ông đang khi ông còn ở trên đỉnh cao quyền lực và được lòng dân Aicập. Sau 40 năm sống trong sa mạc, không nói tiếng Aicập, một người có thể hiểu tại sao Môise thắc mắc về năng khiếu ăn nói của mình. Tuy nhiên, tính trầm lặng ít nói của ông dường như được thấy nơi sự khiêm nhường nhiều cũng như nơi sự sợ hãi, và vì cớ điều nầy, Đức Chúa Trời nổi giận (4:14). Đức Chúa Trời chỉ định Arôn là môi miệng của Môise rồi sai ông lên đường đến Aicập. Sau đó Đức Chúa Trời thông báo cho Môise biết rằng hết thảy những ai từng tìm kiếm ông trong xứ Aicập đều đã chết cả rồi, vì vậy rất an toàn cho ông khi quay trở lại (4:19).
Đức Chúa Trời với các “thần” của Aicập
Xuất Êdíptô ký 5:1—15:21
Xuất Aicập còn có nhiều việc hơn là cuộc đối mặt với Pharaôn; đây là sự đương diện giữa các “thần” của Aicập và Đức Chúa Trời hằng sống chơn thật, là Đức Chúa Trời của Israel:
“Kế sau, Môi-se và A-rôn đến tâu cùng Pha-ra-ôn rằng: Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên có phán như vầy: Hãy cho dân ta đi, đặng nó giữ một lễ cho ta tại đồng vắng. Nhưng Pha-ra-ôn đáp rằng: Giê-hô-va là ai mà trẫm phải vâng lời người, để cho dân Y-sơ-ra-ên đi? Trẫm chẳng biết Giê-hô-va nào hết; cũng chẳng cho dân Y-sơ-ra-ên đi nữa” (Xuất Êdíptô ký 5:1-2, phần nhấn mạnh là của tôi).
“Đêm đó ta sẽ đi qua xứ Ê-díp-tô, hành hại mọi con đầu lòng xứ Ê-díp-tô, từ người ta cho đến súc vật; ta sẽ xét đoán các thần của xứ Ê-díp-tô; ta là Đức Giê-hô-va” (Xuất Êdíptô ký 12:12, phần nhấn mạnh là của tôi).
Aicập có nhiều “thần” lắm và Pharaôn đã giận dữ bởi xưng nhận của Môise cho rằng Đức Chúa Trời của ông đòi phóng thích dân Israel. Đối với Pharaôn, Đức Chúa Trời của người Hêbơrơ ở trong một hội đoàn nhỏ thôi, và ông ta cảm thấy chẳng có nghĩa vụ nào phải phục theo các đòi hỏi của Ngài. Những trận dịch không những là minh chứng cho sự tể trị của Đức Chúa Trời của Israel, mà còn minh chứng cho sự vô quyền của các “thần” của Aicập nữa.
Không những người Aicập cần phải bị thuyết phục rằng Đức Chúa Trời của Israel là Đức Chúa Trời duy nhứt, hay các “thần” của Aicập thực sự chẳng phải là thần chi hết; dân Do thái cũng cần phải học biết điều nầy nữa, vì phần nhiều người Do thái đã thờ lạy các thần Aicập trong xứ Aicập. Hãy chú ý lời lẽ của Giôsuê nói với dân Do thái, ngay trước khi ông qua đời, cùng với lời lẽ của tiên tri Amốt:
“Vậy bây giờ, hãy kính sợ Đức Giê-hô-va, và phục sự Ngài cách thành tâm và trung tín; hãy bỏ xa các thần mà tổ phụ các ngươi hầu việc bên kia sông, và tại xứ Ê-díp-tô; phải phục sự Đức Giê-hô-va” (Giôsuê 24:14).
“Hỡi nhà Y-sơ-ra-ên, các ngươi há chẳng từng dâng hi sinh và của lễ chay cho ta trong bốn mươi năm nơi đồng vắng sao? Trái lại, các ngươi đã khiêng nhà tạm của vua mình, khám của thần tượng mình, và ngôi sao của thần các ngươi mà các ngươi đã làm cho mình” (Amốt 5:25-26).
Mở đầu cho các trận dịch
Các chương 5 và 6 của Xuất Êdíptô ký thực sự là lời mở đầu cho các trận dịch. Trước khi Đức Chúa Trời thực hiện một số công việc lớn lao và đầy năng quyền trong Kinh thánh, Ngài thường rao báo nó với các biến cố kèm theo sự khó khăn (có lẽ tốt hơn là tình trạng bất khả) về những gì Ngài sắp sửa làm. Đức Chúa Trời hứa một con trai cho Ápram và Sarai, nhưng Ngài chờ đợi 25 năm mới cung ứng đứa con nầy, hầu cho đến thời điểm Ngài khiến Sara mang thai, đây là phép lạ thuộc “Cấp A”. Hoàn cảnh của Giôsép trông dường là vô vọng khi ông thấy mình đang ở trong nhà tù Aicập, nhưng Đức Chúa Trời cung ứng một sự giải cứu thật lạ lùng, hầu cho không những Giôsép thấy mình là một người được phóng thích ra khỏi tù, mà còn là một nhân vật có quyền lực thứ nhì trong xứ Aicập. Đức Chúa Trời cố ý dẫn dắt dân Do thái để họ bị bẫy giữa Biển Đỏ, núi non, và quân Aicập đang truy kích.
Ở chương 4, Môise trở lại Aicập rồi gặp gỡ các trưởng lão Do thái. Ông đã làm ra các dấu lạ mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông, và hết thảy họ đều tin theo (4:31). Không nghi ngờ chi nữa, được phấn chấn bởi thành công đầu tiên với dân Israel, Môise đối mặt với Pharaôn lần thứ nhứt. Ông không đòi Pharaôn phải phóng thích ngay dân Do thái; ông chỉ xin một thời gian ba ngày, để cho dân Israel có thể vào trong đồng vắng để thờ lạy Đức Chúa Trời của họ (5:1). Ông không đe dọa Pharaôn và Aicập, hứa hẹn rằng Đức Chúa Trời sẽ mang nhiều trận dịch giáng trên họ nếu lời yêu cầu bị bác bỏ. Ông chỉ ra rằng nếu dân Do thái không vâng theo Đức Chúa Trời bằng sự thờ phượng Ngài, Đức Chúa Trời sẽ giáng dịch lệ trên họ (5:3). Pharaôn giận dữ, nói rằng thậm chí ông không biết “Thần” nầy, là Đấng mà họ muốn thờ lạy, tố cáo dân Do thái chỉ là dân làm biếng. Không những ông từ chối không chịu phóng thích dân Israel, ông còn tăng thêm gánh nặng công việc cho họ nữa (5:6-11). Người Ai cập đánh đốc công, và họ đến với Môise kháng cự rằng Môise đã không làm việc gì tốt hơn cho họ; mà họ còn gặp phải cảnh tồi tệ hơn kìa! Khi Môise đến với Đức Giêhôva, ông cũng chẳng vui vẻ nổi được nữa:
“Môi-se bèn trở về cùng Đức Giê-hô-va mà thưa rằng: Lạy Chúa! sao Chúa đã làm hại cho dân sự nầy? Chúa sai tôi đến mà chi? Từ khi tôi đi yết kiến Pha-ra-ôn đặng nhân danh Chúa mà nói, thì người lại ngược đãi dân nầy, và Chúa chẳng giải cứu dân của Chúa” (Xuất Êdíptô ký 5:22-23).
Đức Chúa Trời không dao động bởi sự căm phẫn của Môise. Một lần nữa, Ngài tóm tắt quá trình mà Ngài sẽ sử dụng để tỏ ra quyền phép của Ngài trên Pharaôn và Aicập (6:1-2). Ngài nhắc cho Môise nhớ đến giao ước mà Ngài đã lập với Ápraham, Ysác, và Giacốp (6:3-4). Ngài nhắc cho Môise nhớ tới lòng thương xót đối cùng dân sự Ngài và sự ý thức của Ngài về sự khốn khổ của họ (6:5). Ngài tái khẳng định với Môise rằng Ngài sẽ giải cứu dân Do thái ra khỏi nổi khổ của họ rồi đem họ vào trong Đất Hứa, y như Ngài đã hứa vậy (6:6-8). Nhưng khi Môise nói điều nầy cho dân Do thái biết, họ chẳng chịu nghe theo ông. Khi Đức Chúa Trời bảo Môise trở lại với Pharaôn, Môise đã kháng cự. Nếu dân Do thái không chịu nghe ông, tại sao Pharaôn sẽ xem trượng ông chứ? Một lần nữa, Môise nhắc cho Đức Chúa Trời nhớ rằng ông không phải là một tay nói giỏi (6:9-12). Đức Chúa Trời đáp ứng bằng cách nhắc lại trình tự của Môise: Để Môise và Arôn quay trở lại đối mặt với Pharaôn một lần nữa (6:13).
Sau bảng gia phổ nói tới dòng dõi của Lêvi (đặc biệt chú trọng vào Môise và Arôn – 6:14-27), Môise nắm lấy vấn đề khó khăn của ông về nói năng (6:28-30). Đức Chúa Trời nhắc lại trình tự của Môise, với sự bảo đảm rằng Arôn sẽ là phát ngôn viên cho Môise (7:1-2). Ngài nhắc lại quá trình bởi đó Pharaôn và tất cả Aicập sẽ phải đầu phục:
“Ta sẽ làm cho Pha-ra-ôn cứng lòng, và thêm nhiều dấu lạ phép kỳ của ta trong xứ Ê-díp-tô. Nhưng Pha-ra-ôn sẽ chẳng nghe các ngươi đâu; ta sẽ tra tay vào đất Ê-díp-tô, dùng những sự đoán-phạt nằng-nề, đặng rút khỏi xứ đó các quân đội ta, là dân Y-sơ-ra-ên. Khi nào ta tra tay vào xứ Ê-díp-tô mà rút dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi giữa vòng người Ê-díp-tô, thì họ sẽ biết ta là Đức Giê-hô-va” (Xuất Êdíptô ký 7:3-5).
Đức Chúa Trời căn dặn Môise và Arôn phải trở lại với Pharaôn. Môise được truyền cho biết Pharaôn sẽ đòi một phép lạ, và khi ông làm, Môise cần phải dặn Arôn ném cây trượng xuống đất, nó sẽ biến thành một con rắn (7:8-9). Môise và Arôn bèn đi đến Pharaôn. Không một đòi hỏi nào được thuật lại, nhưng Pharaôn yêu cầu một phép lạ, như minh chứng cho quyền phép của Đức Chúa Trời và thẩm quyền của Môise trong vai trò phát ngôn viên của Ngài. Môise dặn Arôn phải ném cây trượng của ông xuống đất, nó biến thành một con rắn. Pharaôn triệu tập các thuật sĩ của mình, và họ tái bản lại phép lạ ấy, trừ ra sự thực con rắn của Arôn nuốt chửng tất cả những cây gậy của họ. Tấm lòng của Pharaôn đã chai cứng, và ông ta từ chối không chú ý đến lời của Đức Giêhôva (7:13).
“Phần mở đầu cho các trận dịch” đóng một vai quan trọng trong câu chuyện Xuất Aicập. Nó đề ra bối cảnh cho tấn thảm kịch sắp sửa diễn ra khi Đức Chúa Trời đem hàng loạt 10 trận dịch giáng trên Pharaôn và Aicập. Ngay trước trận dịch thứ nhứt, tấm lòng của Pharaôn đã chai cứng rồi. Ông ta đã quyết định không vâng theo Đức Chúa Trời của dân Israel. Ông ta chẳng chú ý gì đến việc để cho dân Do thái ra đi. Ông ta đã giả vờ tin theo vì các tôi tớ của ông ta đã bắt chước theo phép lạ con rắn. Dân Do thái đã thay đổi âm hưởng của họ. Cụ thể là các trưởng lão và dân sự đều tin theo lời lẽ mà Môise nói ra (qua Arôn), có lẽ phù hợp với các dấu lạ mà ông đã làm (Xuất Êdíptô ký 4:29-31). Nhưng khi Pharaôn hành hại dân Do thái với lao động nhọc nhằn, các cấp lãnh đạo của họ đã than phiền với Môise, và chính mình Môise cũng đã than phiền với Đức Chúa Trời nữa (5:6-22). Dân chúng thôi không chịu nghe theo Môise nữa:
“Môi-se nói lại như vậy cho dân Y-sơ-ra-ên; nhưng vì bị sầu não và việc tôi mọi nặng nề, nên chẳng nghe Môi-se chút nào” (Xuất Êdíptô ký 6:9, phần nhấn mạnh là của tôi; cũng đối chiếu với câu 12).
Dân Do thái không còn thông cảm với Môise vào thời điểm các trận dịch khởi sự. Môise đã vì dân tộc của mình nên chiếm lấy chỗ đứng nghịch với Pharaôn. Ông chẳng có sự cảm thông rộng rãi nào từ những kẻ mà ông được sai đến để giải phóng họ. Theo ý của tôi, có nhiều người Do thái ao ước rằng Môise nên cút đi và hãy để cho họ yên. Lên tới điểm nầy, “chức vụ” của ông chỉ khiến cho họ thêm phần sầu não mà thôi. Môise cứ giữ việc chạm trán với Pharaôn vì Đức Chúa Trời truyền cho ông phải làm vậy, không phải vì dân chúng thúc giục ông đi đâu. Và khi dân chúng được tự do, hiển nhiên họ bị buộc phải rời khỏi Aicập bởi Pharaôn. Họ chẳng có một sự lựa chọn nào cả, chỉ phải rời đi thôi. Pharaôn và người Aicập bị sốc nặng bởi sự mất mát con đầu lòng của họ đến nỗi họ không còn muốn nhìn thấy một người Do thái nào nữa. Mọi sự nầy có ý nói rằng Xuất Aicập là kết quả của sự Đức Chúa Trời thành tín, thay vì là kết quả của đức tin và sự vâng lời của dân Do thái. Sự cứu rỗi thực sự thuộc về Chúa, chớ không thuộc về con người.
Trước khi các trận dịch khởi sự, độc giả có một ấn tượng mạnh mẽ về sự khó khăn của phần việc ở trước mặt. Pharaôn tuyệt đối chống lại việc để cho dân Do thái ra đi, và cần phải thực thi một phép lạ để ý chí của Pharaôn phải bị bẻ gãy. Thật vậy, cần phải có một chuỗi phép lạ trước khi Pharaôn sau cùng chịu để cho dân sự của Đức Chúa Trời ra đi. Chiến thắng sẽ không thích ứng với chức năng lãnh đạo đáng tin cậy của Môise hay của Arôn, nó cũng không phù hợp với đức tin của dân Do thái. Nó sẽ không dính dáng gì với thái độ tử tế của Pharaôn, thậm chí cũng không quan hệ gì từ chỗ sợ hãi sự phán xét thiêng liêng. Chiến thắng đối với Pharaôn và các thần của xứ Aicập sẽ là chiến thắng của một mình Đức Chúa Trời.
Các trận dịch
Có một khuôn mẫu phân biệt trong các trận dịch mà Đức Chúa Trời đã giáng trên người Aicập. Thứ nhứt chúng ta thấy Đức Chúa Trời sử dụng các thế lực thiên nhiên chống lại người Aicập. Đức Chúa Trời, Đấng dựng nên trời và đất (Sáng thế ký 1 và 2), một lần nữa sẽ tỏ ra quyền phép của Ngài trên thiên nhiên bằng cách sử dụng nó làm cây gậy phán xét của Ngài chống lại Aicập. Thứ hai, các trận dịch là công cụ của Đức Chúa Trời chế giễu các thần của Aicập. Mỗi trận dịch được vạch ra để chế giễu một hay nhiều “thần” của người Aicập, cho thấy Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị trên cá phương diện của thiên nhiên, đang khi người Aicập tưởng một trong các thần của họ đã tể trị. Thứ ba, có một sự gia tăng tiệm tiến trong cấp độ khó khăn của các trận dịch khi chiến trận của Đức Chúa Trời với các thần Aicập ngày càng mãnh liệt thêm. Các thuật sĩ của Aicập nhất thời bắt chước các phép lạ của những trận dịch đầu tiên, nhưng rồi chính các thuật sĩ ấy phải nhìn nhận họ bất khả, không thể sao lại công việc của Đức Chúa Trời, họ đành phủi tay hứng chịu. Khi các trận dịch trở nên khắc nghiệt hơn, Pharaôn bắt đầu mặc cả với Môise, nhưng một lần nữa trận dịch được cất đi, Pharaôn một lần nữa từ chối không chịu để cho dân Do thái ra đi.
Ba trận dịch đầu tiên tạo ra sự bất an; ba trận dịch kế đó tạo ra sự hủy diệt. Sông Nilơ bị biến thành huyết, điều nầy làm cho người Aicập phải bực tức và gây bất tiện cho họ. Các thuật sĩ Aicập bắt chước làm theo phép lạ nầy, và Pharaôn không có ấn tượng gì với dấu lạ mà Đức Chúa Trời đã ban ra qua Môise và Arôn. Trận dịch thứ hai xảy ra một tuần sau trận dịch thứ nhứt. Ếch nhái xuất hiện khắp cả nước. Các thuật sĩ của Pharaôn cũng bắt chước làm ra phép lạ nầy, nhưng Pharaôn buộc phải mặc cả với Môise. Ông ta hứa phóng thích dân Do thái nếu Môise sẽ thâu hồi nạn dịch lại, nhưng một lần nữa khi bầy ếch nhái đi rồi, Pharaôn đã đảo ngược lời hứa của ông ta. Trận dịch thứ ba đến chẳng có một lời cảnh báo nào cả. Muỗi mòng được sai đến đất Aicập, và lần nầy các thuật sĩ không thể sao y được phép lạ nầy. Họ xưng nhận: “Ấy là ngón tay của Đức Chúa Trời” (8:19). Tuy nhiên, vì tấm lòng của Pharaôn đã chai cứng, ông ta đã từ chối không phóng thích dân Do thái theo như ông ta đã hứa.
Loạt thứ hai ba trận dịch chọc tức còn nhiều hơn nữa; nó gây đau đớn và hủy diệt cho cá nhân. Mỗi trận dịch nối tiếp nhau đến gần hơn với từng gia đình, đặc biệt là cho Pharaôn. Chúng cũng đặc biệt và phân biệt hơn. Trận dịch thứ tư được hứa vào một thời điểm đặc biệt (xem 8:23; 9:5). Từ trận dịch thứ tư trở đi, Đức Chúa Trời phân biệt giữa người Aicập và dân Do thái (xem 8:22; 9:4). Người Aicập gánh chịu đau khổ, song người Do thái được miễn trừ không phải chịu phán xét. Sự chết đến với bầy gia súc của dân Do thái, một tiên vị cho những gì sẽ xảy đến trên người Aicập. Pharaôn bắt đầu mặc cả với Môise, tìm cách thu nhỏ lại những sự mất mát của mình, nhưng bất cứ khi nào nạn địch được dời đi, ông ta lại làm ngược lại với lời hứa của ông ta. Loạt thứ ba trong từng loạt nạn dịch tỏ ra Pharaôn là một người có tấm lòng chai cứng và không bằng lòng nhìn nhận thất bại.
Loạt trận dịch thứ ba tạo ra sự hủy diệt có tính cách lựa chọn và một ý thức khủng khiếp ngày càng tăng về phía người Aicập (nhưng chưa tới Pharaôn). Sự hủy diệt có tính cách chọn lọc vì dân Do thái được miễn trừ. Đức Chúa Trời báo cho người Aicập biết rằng Ngài sẽ hủy diệt tất cả họ trong lúc bây giờ, nếu Ngài chọn làm như thế. Ngài cũng cảnh cáo rằng loại trận dịch nầy sẽ minh chứng là tai nạn gây hủy hoại hoàn toàn. Giờ đây Ngài sẽ bắt đầu thả ra mọi dịch lệ của Ngài giáng trên họ, chạm đến họ trong một phương thức rất riêng tư (9:14). Trận dịch đầu tiên của loạt trận dịch nầy (trận dịch thứ bảy trong loạt ấy) là một cơn bão lớn sẽ tạo ra sấm chớp và mưa đá. Đức Chúa Trời tỏ ra thì giờ giông bão sẽ đến, và trong lần đầu tiên, kêu gọi người Aicập phải tự buông tha cho họ tránh sự phán xét nầy bằng cách đem người và gia súc từ ngoài đồng vào. Người nào tin theo, họ đem tôi tớ và gia súc vào bên trong, cứu lấy họ; người nào không tin theo và đáp ứng như Môise căn dặn sẽ gánh chịu mọi hậu quả. Đây là trường hợp đầu tiên nói tới một số người Aicập làm theo lời của Môise với một lượng đức tin (ít nhất họ tin rằng sự phán xét đang tới đến, và họ đã làm theo những gì Môise đã nói để tránh sự phán xét đó). Ở trận dịch thứ bảy, mưa đá đã hủy diệt mùa màng trừ ra lúa mì, là mùa vụ sau cùng. Trận dịch thứ tám đã hủy diệt mọi rau cỏ còn lại. Pharaôn hai lần xưng tội mình, song khi ấy đã đảo ngược lời hứa của ông ta một khi các trận dịch dừng lại. Trận dịch thứ chín là trận dịch tối tăm kinh khủng, kéo dài trong ba ngày. Đây là loại tối tăm rất kinh khủng, thế mà tấm lòng của Pharaôn vẫn chai cứng. Sau khi thất bại không khuyên được Môise để lại bầy gia súc ở lại, Pharaôn đuổi Môise và Arôn đi và bảo họ đừng trở lại nữa.
Trận dịch thứ mười và là trận dịch sau cùng được giới thiệu ở chương 11, mặc dù dường như rõ ràng là Môise đã tuyên bố trận dịch nầy với Pharaôn biết ngay trước khi ông rời đi khỏi sự hiện diện của Pharaôn lần sau cùng (sự việc nầy đã được ghi lại trong những câu sau cùng của chương 10). Đức Chúa Trời bắt đầu bằng cách nói cho Môise biết rằng đây là trận dịch sau cùng, và sau khi sự phán xét nầy giáng trên Pharaôn và tất cả Aicập, Pharaôn sẽ phóng thích dân Do thái đi (11:1). Đức Chúa Trời khi ấy ban ra phần huấn thị đặc biệt thể nào dân Do thái phải hỏi xin những kẻ lân cận người Aicập những tặng phẩm bằng vàng và bằng bạc (11:2). Con đầu lòng của từng người Aicập đã bị giết, từ con đầu lòng của Pharaôn cho đến con đầu lòng của cô gái nô lệ người Aicập kia, và thậm chí cả gia súc nữa. Các tôi tớ của Pharaôn lúc đó đến với Môise rồi cầu xin ông và dân Do thái hãy rời khỏi Aicập.
Trong Xuất Êdíptô ký 12 và 13, Kinh thánh cho chúng ta biết về sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng trên Aicập, và thể nào con đầu lòng của từng người Aicập sẽ bị giết. Kinh thánh cho chúng ta biết rằng sau cùng Pharaôn đã phóng thích dân Do thái và thể nào người Aicập đã tình nguyện cung ứng cho dân Do thái những món đồ làm bằng vàng và bằng bạc (12:29-36). Kinh thánh cho chúng ta biết rằng dân Do thái không có thì giờ để làm bánh có men, vì vậy thay vì thế họ đã ăn bánh không men (12:34). Môise cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời đã dẫn dắt dân Do thái ra khỏi Aicập bằng một con đường rất bất thường, con đường nầy dẫn họ “đi vòng theo đường trong đồng vắng, về hướng Biển-đỏ” (13:18).
Nhưng rải rác trong các chương 12 và 13 là các huấn thị rất đặc biệt của Đức Chúa Trời liên quan tới sự tổ chức bữa ăn Lễ Vượt Qua đầu tiên, là phương tiện bởi đó Ngài sẽ buông tha con đầu lòng của dân Do thái. Thêm vào với điều nầy, Đức Chúa Trời ban những huấn thị về sự tuân giữ vĩnh viễn Lễ Vượt Qua như một kỷ niệm. Sự Xuất Aicập của Israel cần phải được đánh dấu bằng cách trở thành tháng thứ nhứt trong năm từ thời điểm đó trở đi (12:1-2). Lễ tưởng niệm Lễ Vượt Qua phải trở thành một sự nhắc nhớ hàng năm về sự giải cứu quan trọng mà Đức Chúa Trời đã hoàn tất cho dân sự của Ngài trong việc Xuất Aicập.
Tưởng niệm Lễ Vượt Qua cần phải noi theo với “Lễ Bánh Không Men” (12:14-20). Tất cả men cần phải được dời đi ra khỏi nhà của họ, và không một cái bánh có men nào cần phải đem ra ăn trong 7 ngày sau Lễ Vượt Qua. Từ khi Đức Chúa Trời buông tha con đầu lòng của dân Do thái, họ đã thuộc về Đức Chúa Trời, và nhơn đó dân Israel cần phải chuộc lấy con đầu lòng và gia súc của họ (13:1-16).
Sự tránh thoát quan trọng
Giận dữ do Môise từ chối không thương lượng về sự phóng thích cho dân Israel (dân Do thái có thể đi, nhưng các bầy gia súc và bầy chiên của họ phải ở lại trong xứ), tấm lòng của Pharaôn càng chai cứng hơn, kết quả trong mạng lịnh của ông rằng Môise đừng bao giờ bước vào sự hiện diện của ông ta nữa (10:24-29). Lúc nửa đêm, Chúa đánh chết tất cả những nam đầu lòng trong xứ Aicập, từ con đầu lòng của Pharaôn cho đến con đầu lòng của cô gái nô lệ thấp hèn nhất trong xã hội. Không một nhà nào trong xứ Aicập là không bị sự chết đụng đến (12:30). Pharaôn triệu Môise và Arôn đến và báo cho họ biết rằng tất cả Israel có thể rời Aicập, mà chẳng có điều kiện nào hết – tất cả dân Do thái và tất cả bầy gia súc của họ. Ông ta còn thêm một lời yêu cầu nữa: “và cầu phước cho ta nữa” (12:32b). Đúng là một ghi chú rất thú vị. Giờ đây, vào lúc sau cùng, Pharaôn nhìn nhận thất bại nơi tay của Đức Chúa Trời của dân Israel, và ông ta yêu cầu Môise chúc phước cho ông ta. Pharaôn nhìn thấy rằng Môise, người chăn chiên, còn quan trọng hơn cả ông ta, và vì thế Môise là người có thể cầu phước cho Pharaôn, chớ không phải Pharaôn là người công bố một ơn phước giáng trên Môise đâu. Dường như đối với tôi, Pharaôn đang tìm kiếm một ơn phước từ Môise, một loại cam kết ngược rằng Môise sẽ không giáng thêm dịch lệ nào trên Aicập nữa.
Dân Do thái cần phải ăn lễ Vượt Qua trong sự “hối hả”, và “dây lưng cột, chân mang giày, tay cầm gậy” (12:11), cần phải mau mau cho dân Do thái bắt đầu chuyến hành trình của họ ra khỏi Aicập. Trước khi họ rời đi, họ đã hỏi xin người lân cận mình các tặng phẩm như vàng và bạc, các thứ tặng phẩm mà những người lân cận họ vui vẻ tặng cho, nếu chỉ dân Do thái chịu rời đi và không bao giờ trở lại. Dân Do thái rời khỏi Aicập sau 430 năm ngụ trong xứ ấy. Môise chắc chắn đã thông báo cho độc giả của ông biết rằng họ rời đi “ngay ngày ấy” – chính cái ngày mà Đức Chúa Trời đã định và hứa rằng họ sẽ rời đi (xem Sáng thế ký 15:13-16; Xuất Êdíptô ký 3:20-22; 6:1-8; 7:1-5; 11:1-2). Các chương trình của Đức Chúa Trời luôn luôn là đúng giờ.
Đức Chúa Trời đã dẫn dắt dân Do thái trong một tư thế tỏ ra chẳng trực tiếp lắm. Ngài không dẫn dắt họ bởi con đường thẳng nhất, vì họ sẽ đối mặt với dân Philitin, và họ chưa sẵn sàng cho chiến tranh. Nếu họ đối diện với chiến tranh liên tục, họ sẽ tìm kiếm sa mạc rồi quay trở lại Aicập (13:17-18). Như vậy không lâu trước khi Pharaôn có tư tưởng thứ nhì về việc để cho dân Do thái ra đi, và ông ta xuất chinh truy kích (14:1-9). Đức Chúa Trời dẫn dắt dân Do thái vào một con đường khiến cho họ thấy mình sẽ bị chết mất, trong một con đường khích lệ Pharaôn phải đuổi theo họ. Khi Pharaôn và quân đội ông ta truy kích theo dân Israel, người Do thái đã lấy làm kinh khủng. Từ nhận định hoàn toàn của con người, họ có lý do đúng đắn để mà sợ hãi. Họ bị bẫy giữa Biển Đỏ, núi non, và binh lính Aicập.
Dân Do thái đã kêu la cùng Đức Chúa Trời. Từ những lời lẽ mà họ đã nói cùng Môise, dường như đây không phải là tiếng kêu la trong sự cầu nguyện, mà là tiếng kêu la của sự chống đối:
“Vả, khi Pha-ra-ôn đến gần, dân Y-sơ-ra-ên ngước mắt lên, thấy dân Ê-díp-tô đuổi theo, bèn lấy làm hãi hùng, kêu van Đức Giê-hô-va. Chúng lại nói cùng Môi-se rằng: Xứ Ê-díp-tô há chẳng có nơi mộ phần, nên nỗi người mới dẫn chúng tôi vào đồng vắng đặng chết sao? Người đưa chúng tôi ra xứ Ê-díp-tô để làm chi? Chúng tôi há chẳng có nói cùng người tại xứ Ê-díp-tô rằng: Để mặc chúng tôi phục dịch dân Ê-díp-tô, vì thà rằng phục dịch họ còn hơn phải chết nơi đồng vắng?” (Xuất Êdíptô ký 14:10-12).
Chỉ vài giờ ra khỏi tình trạng nô lệ, dân Israel đã sốt sắng muốn quay trở lại rồi. Môise cũng tỏ ra chút ít “tiếng kêu van” nữa (14:15), nhưng Đức Chúa Trời dặn ông phải cầm lấy cây gậy lên, chỉ về hướng Biển Đỏ, để dân Israel có thể đi qua như đi trên đất khô. Đức Chúa Trời báo cho Môise biết rằng Ngài sẽ làm cho tấm lòng của Pharaôn chai cứng đi để quân đội truy kích dân Israel vào trong biển rồi nhơn đó bị hủy diệt (14:15-18).
Hết thảy chúng ta đều tưởng mình biết rõ câu chuyện nói tới việc dân Do thái băng qua Biển Đỏ, nhiều lời cảm tạ cho phân đoạn Kinh thánh của chúng ta, và cho Cecil B. DeMille là người đã dựng cuộn phim “Xuất Aicập” đã dựng nên cho chúng ta một hình ảnh theo lý trí về biến cố nầy. Biển Đỏ chia làm hai, không phải dồn đống qua một bên đâu, khi một trận gió mạnh thổi thật bình thường, và khi có người cho rằng điều đó đã xảy ra. Nước biển dồn lại ở cả hai bên, bày ra một con đường. Và con đường đi qua biển là con đường khô ráo (cho tới khi xe ngựa của người Aicập đến). Một lần nữa, dân Do thái được an toàn ở bờ bên kia, nước xây trở lại chỗ của nó, nhận chìm hết các binh lính Aicập, và vì thế kết thúc mối nguy hiểm cho dân Do thái.
Khi thi thể binh lính Aicập giạt lên bờ, dân Do thái đã hát bài ca nầy cho Chúa:
“Đoạn, Môi-se và dân Y-sơ-ra-ên hát bài ca nầy cho Đức Giê-hô-va, rằng: Tôi ca tụng Đức Giê-hô-va, vì Ngài rất vinh hiển oai nghiêm. Ngài đã liệng xuống biển ngựa và người cỡi ngựa. Đức Giê-hô-va là sức mạnh và sự ca tụng của tôi: Ngài đã trở nên Đấng cứu tôi. Ngài là Đức Chúa Trời tôi, tôi ngợi khen Ngài; Đức Chúa Trời của tổ phụ tôi, tôi tôn kính Ngài. Đức Giê-hô-va là một chiến sĩ; Danh Ngài là Giê-hô-va. Ngài đã ném xuống biển binh xa Pha-ra-ôn và cả đạo binh của người; Quan tướng kén chọn của người đã bị đắm nơi Biển đỏ, Những lượn sóng đã vùi lấp họ rồi; Họ chìm đến đáy biển như một hòn đá vậy. Hỡi Đức Giê-hô-va! Tay hữu Ngài có sức mạnh vinh hiển thay. Hỡi Đức Giê-hô-va! Tay hữu Ngài hủy quân nghịch tan đi. Bởi sự cả thể của oai nghiêm Ngài, đánh đổ kẻ dấy nghịch cùng mình. Ngài nổi giận phừng phừng, đốt họ cháy như rơm ra. Lỗ mũi Ngài thở hơi ra, nước bèn dồn lại, lượn sóng đổ dựng như một bờ đê; vực sâu đọng lại nơi rún biển. Quân nghịch rằng: Ta đuổi theo, ta sẽ đuổi kịp Ta sẽ chia phân của giặc; Tâm hồn ta sẽ thỏa nguyện nơi họ; Ta rút gươm ra, tay ta hủy diệt họ. Ngài đã thở hơi ra biển vùi lấp quân nghịch lại; Họ bị chìm như cục chì Nơi đáy nước sâu. Hỡi Đức Giê-hô-va! trong vòng các thần, ai giống như Ngài? Trong sự thánh khiết, ai được vinh hiển như Ngài. Đáng sợ, đáng khen hay làm các phép lạ? Ngài đã đưa tay hữu ra, đất đã nuốt chúng nó. Ngài lấy lòng thương xót dìu dắt dân nầy mà Ngài đã chuộc lại; Ngài đã dùng năng lực đưa nó về nơi ở thánh của Ngài. Các dân tộc nghe biết việc nầy đều run sợ, cơn kinh hãi áp-hãm dân xứ Pha-lê-tin. Các quan trưởng xứ Ê-đôm bèn lấy làm bối rối; Mấy mặt anh hùng nơi Mô-áp đều kinh hồn; Cả dân Ca-na-an đều mất vía sự hoảng hốt kinh hãi giáng cho chúng nó; Hỡi Đức Giê-hô-va! vì quyền cao nơi cánh tay Ngài, chúng nó đều bị câm như đá, cho đến chừng nào dân Ngài vượt qua; Cho đến khi dân mà Ngài đã chuộc, vượt qua rồi. Hỡi Đức Giê-hô-va! Ngài đưa dân ấy vào, và lập nơi núi cơ nghiệp Ngài, tức là chốn Ngài đã sắm sẵn, để làm nơi ở của Ngài, Hỡi Chúa! là đền thánh mà tay Ngài đã lập. Đức Giê-hô-va sẽ cai trị đời đời kiếp kiếp. Vì ngựa của Pha-ra-ôn, binh xa, cùng lính kỵ người đã xuống biển; Và Đức Giê-hô-va đã vùi dập nước biển lên trên, nhưng dân Y-sơ-ra-ên đi giữa biển như đi trên đất cạn. Nữ tiên tri Mi-ri-am, là em gái A-rôn, tay cầm trống cơm, các đàn bà đều đi ra theo người, cầm trống cơm và múa. Mi-ri-am đáp lại rằng: Hãy ca tụng Đức Giê-hô-va, vì Ngài rất vinh hiển oai nghiêm; Ngài đã liệng xuống biển ngựa và người cỡi ngựa” (Xuất Êdíptô ký 15:1-21).
Đúng thế, dân Do thái đã nhìn thấy Xuất Aicập và công việc của Đức Chúa Trời. Giống như các trận dịch đã tỏ ra sự tể trị của Đức Chúa Trời đối với người Aicập, chúng cũng buộc phải minh chứng cho dân Do thái thấy rằng Đức Chúa Trời của Israel là Đức Chúa Trời duy nhứt. Theo sự hiểu biết của tôi thì “Bài ca Qua Biển” nầy là bài thơ đầu tiên được thấy có trong Cựu ước. Bằng các thuật ngữ, bài thơ ấy mô tả sự chiến thắng của Đức Chúa Trời đối với các “thần” của Aicập và thắng hơn Pharaôn cùng đạo binh người. Các từ ngữ được sử dụng ở đây không mô tả một quốc gia đang lội qua chỗ cạn của dòng nước, như có người muốn chúng ta phải tin như thế. Nước đã dồn đống lại thật cao và kẻ thù của Israel bị chìm trong chỗ sâu của biển. Không những việc băng qua Biển Đỏ chứng tỏ sự oai nghi và quyền năng của Đức Chúa Trời, mà nó còn cung ứng cho dân Israel sự bảo đảm là họ quả thật sẽ chiếm lấy phần đất mà Đức Chúa Trời đã hứa cho. Xuất Aicập và chiến thắng của Đức Chúa Trời đối với Aicập chỉ là bông trái của nhiều chiến thắng quan trọng đối với kẻ thù của Đức Chúa Trời. Những gì Đức Chúa Trời đã hứa với Ápram hơn 400 năm trước, giờ đây Ngài bắt đầu làm thành.
Phần kết luận
Sự Xuất Aicập của Israel là một sự kiện bước ngoặc trong lịch sử Do thái và trong “tấn bi kịch cứu chuộc”. Thật là quan trọng cho dân Do thái khi họ phải làm nô lệ cho người Aicập, vì sự kiện ấy có ý nghĩa là họ sẽ không còn chịu đựng sự nghiệt ngã và áp bức trong tình trạng làm nô lệ cho người Aicập nữa. Cũng rất là quan trọng vì đây là sự kiện giúp cho dân Do thái quay trở lại với xứ Canaan, là vùng đất không bao lâu nữa họ sẽ chiếm lấy. Xuất Aicập, trong nhiều phương thức, là sự ra đời của quốc gia Do thái. Đây là lý do tại sao Đức Chúa Trời đôi khi phán về chính mình Ngài là “Đấng Dựng Nên” của Isarel (Êsai 27:11; 43:1, 7; v.v…).
Xuất Aicập đánh dấu một số thay đổi quan trọng khác nữa. Chính trong sự Xuất Aicập mà Đức Chúa Trời khởi sự cộng tác làm việc với dân tộc Israel. Lên tới thời điểm nầy, mục tiêu nắm vào công việc của Đức Chúa Trời trong đời sống của một nhân vật đặc biệt (trước tiên là Ápraham, kế đó là Ysác, rồi tới Giacốp, và sau cùng là Giôsép); giờ đây Đức Chúa Trời xử lý với Israel bằng sự cộng tác (cũng qua các cá nhân như Môise). Trong quá khứ, Đức Chúa Trời dính dáng vào các vụ việc của tuyển dân Ngài, nhưng bàn tay của Ngài không thực sự rõ ràng. Đức Chúa Trời đã cung ứng người vợ hợp pháp cho Giacốp, khi mọi xu hướng của ông chẳng có gì là tin kính cả. Ngài sử dụng chuyến phiêu lưu của ông sang Phađan Aram, ở đó ông phải tìm gặp những người bà con của mẹ ông, là cơ hội để Giacốp có được một người vợ. Và Đức Chúa Trời đã cung ứng Lêa làm vợ của Giacốp, khi Giacốp chỉ ưa thích duy nhứt có Rachên. Câu chuyện của Giôsép trong sách Sáng thế ký là câu chuyện nói tới sự săn sóc khôn ngoan của Đức Chúa Trời, không những cho Giôsép, mà còn cho cả nhà Giacốp nữa. Sự nô lệ của Israel trong xứ Aicập đã gìn giữ họ làm một dân phân biệt, bằng không họ sẽ bị đồng hóa trong xã hội người xứ Canaan nếu họ ở lại trong xứ ấy (xem Sáng thế ký 38). Nhưng giờ đây, chúng ta thấy Đức Chúa Trời đang can thiệp trực tiếp vào lịch sử con người, để giải cứu Israel là dân sự của Ngài. Cuộc tranh chiến giữa Đức Chúa Trời của Israel và các “thần” của Aicập có thể không công khai hơn thế.
Các trận dịch mà Đức Chúa Trời giáng trên người Aicập đã phục vụ cho vài mục đích:
Đấy là án phạt giáng trên Pharaôn và trên người Aicập vì đã ngược đãi tuyển dân của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã chúc phước cho Pharaôn và người Aicập trong câu chuyện nói tới Giôsép, nhưng Đức Chúa Trời đã án phạt Pharaôn và người Aicập vì bắt dân Do thái làm nô lệ và ngược đãi họ. Đây là sự ứng nghiệm của Giao ước với Ápraham.
Các trận dịch tỏ ra sự tồn tại và quyền phép của Đức Chúa Trời của Israel, để họ chỉ tin nơi một mình Ngài mà thôi.
Các trận dịch tỏ ra bổn tánh của Đức Chúa Trời và sự vinh hiển của Ngài (Xuất Êdíptô ký 14:18). Đức Chúa Trời đã làm vinh hiển cho chính mình Ngài bằng sự loạn nghịch và kháng cự của Pharaôn (xem Rôma 9:17).
Các trận dịch cũng là một lời cảnh cáo cho dân Israel, tỏ ra các hậu quả họ sẽ đối diện với khi bất tuân các mạng lịnh của Đức Chúa Trời (xem Phục truyền luật lệ ký 28:60).
Xuất Aicập là sự ứng nghiệm các lời hứa giao ước của Đức Chúa Trời, theo một phương thức rất đặc biệt. Thêm vào với việc lót đường cho sự ứng nghiệm Giao ước với Ápraham (Sáng thế ký 12:1-3, v.v…), Xuất Aicập là sự ứng nghiệm lời hứa của Đức Chúa Trời với Ápraham ở Sáng thế ký 15:
“Vả, khi mặt trời vừa lặn, thì Áp-ram ngủ mê; nầy một cơn kinh hãi, tối tăm nhập vào mình người. Đức Giê-hô-va phán cùng Áp-ram rằng: Phải biết rằng, dòng dõi ngươi sẽ ngụ trong một xứ chẳng thuộc về chúng nó, làm tôi mọi cho dân xứ đó và bị họ hà hiếp bốn trăm năm. Nhưng, ta sẽ đoán phạt dân mà dòng dõi ngươi sẽ làm tôi mọi đó; rồi khi ra khỏi xứ, thì sẽ được của cải rất nhiều. Còn ngươi sẽ bình yên về nơi tổ phụ, hưởng lộc già sung sướng, rồi qua đời. Đến đời thứ tư, dòng dõi ngươi sẽ trở lại đây, vì tội lỗi của dân A-mô-rít chưa được đầy dẫy. Khi mặt trời đã lặn, thình lình sự tối mịt giáng xuống; kìa có một lò lớn khói lên, và một ngọn lửa lòe ngang qua các xác thịt đã mổ, Ngày đó, Đức Giê-hô-va lập giao ước cùng Áp-ram, mà phán rằng: Ta cho dòng dõi ngươi xứ nầy, từ sông Ê-díp-tô cho đến sông lớn kia, tức sông Ơ-phơ-rát, là xứ của các dân Kê-nít, Kê-nê-sít, Cát-mô-nít Hê-tít, Phê-rê-sít, Rê-pha-im, A-mô-nít, Ca-na-an, Ghi-ê-ga-sít và Giê-bu-sít” (Sáng thế ký 15:12-21).
Môise nói cho chúng ta biết sự Israel ra khỏi Aicập đã diễn ra vào “đúng ngày” Đức Chúa Trời đã hứa (xem Xuất Êdíptô ký 12:41). Thêm nữa, sự Xuất Aicập là sự ứng nghiệm cụ thể một vài lời tiên tri (Xuất Êdíptô ký 3:18-22; 4:21-23; 6:1-8; 7:1-5; 11:1-2). Dân Do thái sẽ nhìn thấy từ chỗ nầy, Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời Ngài hay giữ các lời hứa của Ngài.
Như đã được nhắc tới trước đây, Xuất Aicập là hành động sáng tạo thứ nhì trong Ngũ Kinh. Đây là thời điểm mà Đức Chúa Trời đã “dựng nên” quốc gia Israel. Quyền phép của Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên trời và đất (Sáng thế ký 1:1) có thể được thấy qua mỗi trận dịch mà Ngài đã giáng trên người Aicập và trên các “thần” của họ. Chúng ta cũng nhìn thấy quyền phép của Ngài là Đấng Sáng Tạo trong việc băng qua Biển Đỏ. Đức Chúa Trời đã mở ra một con đường ở giữa biển, khiến cho nước dồn thành đống ở hai bên. Khi ấy Ngài sai nước biển nầy úp đè lên binh lính Aicập, hủy diệt sức mạnh quân sự của Pharaôn.
Xuất Aicập sẽ trở thành cơ sở cho lai lịch và mọi cách thể hiện của Israel trong vai trò một quốc gia. Sở dĩ như thế là vì Đức Chúa Trời đã giải cứu dân Do thái ra khỏi vòng nô lệ của họ để họ trở thành nô lệ của Đức Chúa Trời (Lêvi ký 25:55). Luật pháp của Môise là hiệp ước, là hiến pháp của quốc gia Israel, là điều Đức Chúa Trời ban cho dân được chuộc của Ngài. Lịch tôn giáo của dân Israel đã khởi sự với việc Xuất Aicập. Bạn phải nói rằng Xuất Aicập là phần khởi đầu thời gian đối với dân Israel. Lễ Vượt Qua trở thành một kỳ lễ hằng năm, là đỉnh cao tôn giáo của năm. Lễ bánh không men cũng được thiết lập trên cơ sở của kinh nghiệm Xuất Aicập.
Xuất Aicập đã chứng minh sự dại dột của tình trạng thờ lạy hình tượng. Dân Do thái đã làm theo tình trạng thờ lạy hình tượng của người xứ Canaan (xem Sáng thế ký 31:19; 35:1-3; Giôsuê 24:14-15; Amốt 5:25-26). Trong việc Xuất Aicập, Đức Chúa Trời công bố sự phán xét giáng trên các “thần” của Aicập:
“Đêm đó ta sẽ đi qua xứ Ê-díp-tô, hành hại mọi con đầu lòng xứ Ê-díp-tô, từ người ta cho đến súc vật; ta sẽ xét đoán các thần của xứ Ê-díp-tô; ta là Đức Giê-hô-va” (Xuất Êdíptô ký 12:12).
Đúng là dại dột một khi thờ lạy các thần mà Đức Chúa Trời đã xét đoán trong xứ Aicập.
Xuất Aicập là một sự giải cứu xảy đến do ân điển của Đức Chúa Trời, chớ không phải là kết quả của các việc lành hay tuân giữ luật pháp của Israel đâu. Đức Chúa Trời không ban ra luật pháp Môise cho dân Israel cho tới sau khi Ngài đã cứu họ qua sự Xuất Aicập. Họ không được giải cứu vì họ đã trung tín tuân giữ luật pháp. Thật vậy, họ là hạng người lạc lối và thờ lạy hình tượng trong xứ Aicập. Họ không trung tín đi theo Môise, là người đã phán dạy thay cho Đức Chúa Trời. Mặc dù họ nhất thời tin theo Môise, lòng tin cậy của họ đặt nơi ông (và nơi Đức Chúa Trời của Israel) đã mau chóng bị xói mòn (so sánh Xuất Êdíptô ký 4:30-31 với 5:20-21; 6:9; 14:10-12; Thi thiên 106:7-8). Dân Israel rời Aicập một phần vì Pharaôn trục xuất họ (Xuất Êdíptô ký 6:1; 11:1). Nói ngắn gọn, Xuất Aicập là công việc của Đức Chúa Trời, và chỉ một mình công việc của Đức Chúa Trời mà thôi.
Hành động giải cứu cao cả của Đức Chúa Trời đối với dân sự Ngài trong việc Xuất Aicập tỏ ra quyền phép và sự bảo đảm của Ngài rằng Đức Chúa Trời sẽ hoàn tất mọi sự mà Ngài đã hứa. Đây là những gì dân Do thái đã hát lên khi họ đứng ở bờ bên kia của Biển Đỏ (Xuất Êdíptô ký 15:1-21). Đây cũng là lẽ đạo chạy xuyên suốt phần còn lại của Cựu Ước. Ngôn ngữ trong sách Xuất Êdíptô ký thường được sử dụng như một sự bảo đảm cho công việc của Đức Chúa Trời trong tương lai:
“Bây giờ, hỡi Gia-cốp! Đức Giê-hô-va là Đấng đã dựng nên ngươi, hỡi Y-sơ-ra-ên! Ngài là Đấng đã tạo thành ngươi, phán như vầy: Đừng sợ, vì ta đã chuộc ngươi. Ta đã lấy tên ngươi gọi ngươi; ngươi thuộc về ta. Khi ngươi vượt qua các dòng nước, ta sẽ ở cùng; khi ngươi lội qua sông, sẽ chẳng che lấp. Khi ngươi bước qua lửa, sẽ chẳng bị cháy, ngọn lửa chẳng đốt ngươi. Vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, Cứu Chúa ngươi. Ta ban Ê-díp-tô làm giá chuộc ngươi, Ê-thi-ô-bi và Sê-ba làm của thay ngươi” (Êsai 43:1-3a, phần nhấn mạnh là của tôi).
“Đức Giê-hô-va, Đấng Cứu chuộc các ngươi, Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, phán như vầy: Vì cớ các ngươi, ta đã sai đến Ba-by-lôn, khiến chúng nó, tức là người Canh-đê, như là người chạy trốn, xuống các tàu mình đã lấy làm vui mừng. Ta, Đức Giê-hô-va, là Đấng Thánh của các ngươi, Đấng tạo thành Y-sơ-ra-ên, tức Vua các ngươi. Đức Giê-hô-va, là Đấng đã mở lối trong biển và đường vượt qua dòng nước mạnh, khiến xe, ngựa, cơ binh và lính mạnh nhóm lại, thảy đều nằm cả tại đó, sẽ không dậy nữa, bị ngột và tắt đi như tim đèn, phán như vầy: Đừng nhớ lại sự đã qua, và chớ nghĩ đến sự đời trước. Nầy, ta sắp làm một việc mới, việc nầy sẽ hiện ra ngay; các ngươi há chẳng biết sao? Ay là ta sẽ vạch một con đường trong đồng vắng, và khiến những sông chảy trong nơi sa mạc. Những thú đồng, với muông rừng và chim đà, sẽ tôn vinh ta; vì ta đặt các dòng nước trong đồng vắng và các sông trong sa mạc, đặng cho dân ta đã chọn được uống. Ta đã làm nên dân nầy cho ta, nó sẽ hát khen ngợi ta” (Êsai 43:14-21, phần nhấn mạnh là của tôi).
Công việc của Đức Chúa Jêsus Christ cũng được mô tả theo “thuật ngữ Xuất Aicập”:
“Sau khi mấy thầy đó đi rồi, có một thiên sứ của Chúa hiện đến cùng Giô-sép trong chiêm bao, mà truyền rằng: Hãy chờ dậy, đem con trẻ và mẹ Ngài trốn qua nước Ê-díp-tô, rồi cứ ở đó cho tới chừng nào ta bảo ngươi; vì vua Hê-rốt sẽ kiếm con trẻ ấy mà giết. Giô-sép bèn chờ dậy, đem con trẻ và mẹ Ngài đang ban đêm lánh qua nước Ê-díp-tô. Người ở đó cho tới khi vua Hê-rốt băng, hầu cho ứng nghiệm lời Chúa đã dùng đấng tiên tri mà phán rằng: Ta đã gọi Con ta ra khỏi nước Ê-díp-tô” (Mathiơ 2:13-15).
“Độ tám ngày sau khi phán các lời đó, Đức Chúa Jêsus đem Phi-e-rơ, Giăng và Gia-cơ đi với mình lên trên núi để cầu nguyện. Đang khi cầu nguyện, diện mạo Ngài khác thường, áo Ngài trở nên sắc trắng chói lòa. Và nầy, có hai người nói chuyện cùng Ngài; ấy là Môi-se và Ê-li, hiện ra trong sự vinh hiển, và nói về sự Ngài qua đời, là sự sẽ phải ứng nghiệm tại thành Giê-ru-sa-lem” (Luca 9:28-31, phần nhấn mạnh là của tôi).
“Sự qua đời” của Chúa chúng ta, Môise, và Êli đã nói là sự “Xuất Aicập” của Chúa chúng ta. Đây là sự Xuất Aicập thứ nhì và quan trọng hơn, là hành động giải cứu cao cả nhất trong mọi thời đại. Giống như dân Israel ra khỏi Aicập trong sự Xuất Aicập của họ, cũng một thể ấy Đấng Mêsi, Con của Đức Chúa Trời, đã ra khỏi Aicập (Mathiơ 2:15). Giống như Đức Chúa Trời đã cứu dân Israel trong sự Xuất Aicập, cũng một thể ấy Ngài đã hoàn tất một hành động cứu rỗi cao cả hơn bởi sự chết, sự sống lại và sự thăng thiên của Chúa chúng ta – “Xuất Aicập” của Ngài. Trong Ngài, đây là cũng là sự Xuất Aicập của chúng ta nữa đấy. Vì thế, phép báptêm Cơ đốc được ví như băng ngang qua Biển Đỏ vậy:
“Vả, hỡi anh em, tôi chẳng muốn cho anh em không biết tổ phụ chúng ta đều đã ở dưới đám mây, đi ngang qua biển, chịu Môi-se làm phép báp tem trong đám mây và dưới biển, ăn một thứ ăn thiêng liêng; và uống một thứ uống thiêng liêng; vì họ uống nơi một hòn đá thiêng liêng theo mình, và đá ấy tức là Đấng Christ” (I Côrinhtô 10:1-4).
Công việc của Chúa chúng ta được ví như công việc của Chiên Con Lễ Vượt Qua:
“Nầy, tôi tớ ta sẽ làm cách khôn ngoan; sẽ được tôn lên, dấy lên, và rất cao trọng. Như nhiều kẻ thấy ngươi mà lấy làm lạ (mặt mày người xài-xể lắm hơn kẻ nào khác, hình dung xài-xể hơn con trai loài người), thì cũng vậy người sẽ vảy rửa nhiều dân, và các vua ngậm miệng lại vì người; vì họ sẽ thấy điều chưa ai nói cho mình, và sẽ hiểu biết điều mình chưa hề nghe. Ai tin điều đã rao truyền cho chúng ta, và cánh tay Đức Giê-hô-va đã được tỏ ra cho ai? Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cái chồi, như cái rễ ra từ đất khô. Người chẳng có hình dung, chẳng có sự đẹp đẽ; khi chúng ta thấy người, không có sự tốt đẹp cho chúng ta ưa thích được. Người đã bị người ta khinh dể và chán bỏ, từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm, bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì. Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy; Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người. Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng. Bởi sự ức hiếp, và xử đoán, nên người đã bị cất lấy; trong những kẻ đồng thời với người có ai suy xét rằng người đã bị dứt khỏi đất người sống, là vì cớ tội lỗi dân ta đáng chịu đánh phạt? Người ta đã đặt mồ người với những kẻ ác, nhưng khi chết, người được chôn với kẻ giàu; dầu người chẳng hề làm điều hung dữ và chẳng có sự dối trá trong miệng. Đức Giê-hô-va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, và khiến gặp sự đau ốm. Sau khi đã dâng mạng sống người làm tế chuộc tội, người sẽ thấy dòng dõi mình; những ngày người sẽ thêm dài ra, và ý chỉ Đức Giê-hô-va nhờ tay người được thạnh vượng. Người sẽ thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mãn. Tôi tớ công bình của ta sẽ lấy sự thông biết về mình làm cho nhiều người được xưng công bình; và người sẽ gánh lấy tội lỗi họ. Vậy nên ta sẽ chia phần cho người đồng với người lớn. Người sẽ chia của bắt với những kẻ mạnh, vì người đã đổ mạng sống mình cho đến chết, đã bị kể vào hàng kẻ dữ, đã mang lấy tội lỗi nhiều người, và cầu thay cho những kẻ phạm tội” (Êsai 52:13—53:12, phần nhấn mạnh là của tôi).
“Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi. Ấy về Đấng đó mà ta đã nói: Có một người đến sau ta, trổi hơn ta, vì người vốn trước ta. Về phần ta, ta vốn chẳng biết Ngài; nhưng ta đã đến làm phép báp-tem bằng nước, để Ngài được tỏ ra cho dân Y-sơ-ra-ên” (Giăng 1:29-31, phần nhấn mạnh là của tôi).
“Thật anh em chẳng có cớ mà khoe mình đâu! Anh em há chẳng biết rằng một chút men làm cho cả đống bột dậy lên sao? Hãy làm cho mình sạch men cũ đi, hầu cho anh em trở nên bột nhồi mới không men, như anh em là bánh không men vậy. Vì Đấng Christ là con sinh lễ Vượt Qua của chúng ta, đã bị giết rồi. Vậy thì, chúng ta hãy giữ lễ, chớ dùng men cũ, chớ dùng men gian ác độc dữ, nhưng dùng bánh không men của sự thật thà và của lẽ thật” (I Côrinhtô 5:6-8, phần nhấn mạnh là của tôi).
Sự giải cứu cao cả nhất trong mọi thời đại không phải là sự Xuất Aicập của dân Do thái đâu, mà là sự giải cứu của nhiều người nam người nữ ra khỏi vòng nô lệ cho tội lỗi:
“Vậy thì, vì con cái có phần về huyết và thịt, nên chính Đức Chúa Jêsus cũng có phần vào đó, hầu cho Ngài bởi sự chết mình mà phá diệt kẻ cầm quyền sự chết, là ma quỉ, lại cho giải thoát mọi người vì sợ sự chết, bị cầm trong vòng tôi mọi trọn đời” (Hêbơrơ 2:14-15).
Chúa chúng ta là Đấng còn cao cả hơn Môise, về Ngài Môise đã nói:
“Từ giữa anh em ngươi, Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ lập lên một đấng tiên tri như ta; các ngươi khá nghe theo đấng ấy! Đó là điều chính ngươi đã cầu Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tại Hô-rếp, trong ngày nhóm hiệp, mà rằng: Cầu xin tôi chớ nghe tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời tôi nữa, và chớ thấy đám lửa hừng nầy nữa, e tôi chết chăng. Bấy giờ, Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Chúng nó nói có lý; ta sẽ lập lên cho chúng một đấng tiên tri như ngươi, thuộc trong anh em chúng, ta sẽ lấy các lời ta để trong miệng ngươi, thì người sẽ nói cho chúng mọi điều ta phán dặn ngươi. Bằng có ai không nghe theo lời ta mà đấng tiên tri nhân danh ta nói, thì ta sẽ hạch ai đó” (Phục truyền luật lệ ký 18:15-19).
Đức Chúa Jêsus Christ là vị “tiên tri” mà chúng ta phải nghe theo Người:
“Đời xưa, Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách, rồi đến những ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài, là Con mà Ngài đã lập lên kế tự muôn vật, lại bởi Con mà Ngài đã dựng nên thế gian; Con là sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bản thể Ngài, lấy lời có quyền phép Ngài nâng đỡ muôn vật; sau khi Con làm xong sự sạch tội, bèn ngồi bên hữu Đấng tôn nghiêm ở trong nơi rất cao, vậy được hưởng danh cao hơn danh thiên sứ bao nhiêu, thì trở nên cao trọng hơn thiên sứ bấy nhiêu” (Hêbơrơ 1:1-4).
“Vậy nên, chúng ta phải càng giữ vững lấy điều mình đã nghe e kẻo bị trôi lạc chăng. Vì nếu lời thiên sứ rao truyền đã vững chắc và sự trái phép nghịch mạng đã được báo ứng xứng đáng rồi, mà nếu ta còn trễ nải sự cứu rỗi lớn dường ấy, thì làm sao tránh cho khỏi được? -là sự cứu rỗi Chúa truyền ra trước hết, rồi có những kẻ nghe chứng nghiệm nó cho chúng ta, Đức Chúa Trời cũng dùng những dấu kỳ sự lạ và đủ thứ phép mầu, lại dùng sự ban cho của Đức Thánh Linh mà Ngài đã theo ý muốn mình phát ra, để làm chứng với các kẻ đó” (Hêbơrơ 2:1-4).
Ngài là Đấng đã đến để gánh lấy án phạt vì tội lỗi của chúng ta. Ngài là “Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi” (Giăng 1:29). Ngài là Chiên Con Lễ Vượt Qua, Ngài giải cứu chúng ta ra khỏi sự chết. Tiếp nhận Ngài là nhìn biết sự tự do thật (Giăng 8:32). Bạn có nhìn nhận tình trạng nô lệ của bạn đối với tội lỗi và sự chết không? Bạn có tin cậy nơi Đức Chúa Jêsus Christ là sự tiếp trợ duy nhứt của Đức Chúa Trời cho sự tha tội của bạn và niềm hy vọng sự sống đời đời không? Nếu chưa, tôi khuyên bạn nên thực hiện điều nầy ngay bây giờ đi.
Khi tôi đọc câu chuyện nói tới việc Xuất Aicập, tôi được nhắc nhớ tới sự thực Đức Chúa Trời chẳng ở trong một sự hối hả nào hết. Mặc dù Ngài hứa giải phóng Israel dân sự Ngài ra khỏi vòng nô lệ, Đức Chúa Trời đã đợi đến hơn 400 năm mới thực hiện công việc. Loài người hay chết trông mong Đức Chúa Trời làm ứng nghiệm mọi lời hứa của Ngài trong đời sống của họ, nhưng con đường của đức tin đòi hỏi chúng ta phải sống trọn đời mình mà không nhìn thấy những điều Đức Chúa Trời đã hứa:
“Hết thảy những người đó đều chết trong đức tin, chưa nhận lãnh những điều hứa cho mình; chỉn trông thấy và chào mừng những điều đó từ đằng xa, xưng mình là kẻ khách và bộ hành trên đất. Những kẻ nói như thế, tỏ rõ rằng mình đang đi tìm nơi quê hương. Ví thử họ đã tưởng đến nơi quê hương mà mình từ đó đi ra, thì cũng có ngày trở lại, nhưng họ ham mến một quê hương tốt hơn, tức là quê hương ở trên trời; nên Đức Chúa Trời không hổ thẹn mà xưng mình là Đức Chúa Trời của họ, vì Ngài đã sắm sẵn cho họ một thành … Hết thảy những người đó dầu nhân đức tin đã được chứng tốt, song chưa hề nhận lãnh điều đã được hứa cho mình. Vì Đức Chúa Trời có sắm sẵn điều tốt hơn cho chúng ta, hầu cho ngoại chúng ta ra họ không đạt đến sự trọn vẹn được” (Hêbơrơ 11:13-16, 39-40).
Đức Chúa Trời chẳng có gì phải vội vã khi thể hiện ra mọi chương trình và ý định của Ngài. Ngài là đời đời. Ngài có trọn thời gian trong thế gian; thật vậy, Ngài cao hơn và trổi hơn thời gian. Nhưng những gì Ngài hứa sẽ ứng nghiệm. Đức tin đang thể hiện ra nơi đời sống của chúng ta, dựa theo mọi lời hứa của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần phải tin theo Lời của Ngài, và phải sống bởi Lời của Ngài, trông mong cái ngày mà Ngài sẽ hoàn tất mọi điều mà Ngài đã hứa.
Nếu Xuất Aicập dạy chúng ta điều chi về Đức Chúa Trời, ấy là Ngài đang tể trị. Ngài đang cầm quyền tể trị. Ngài lớn lao hơn Pharaôn và cả xứ Aicập. Ngài có quyền làm ứng nghiệm mọi lời hứa của Ngài, ứng nghiệm từng chữ một. Ngài là Đấng có thể làm chai cứng và làm mềm mại tấm lòng. Ngài là Đấng có quyền sử dụng sự chống đối của con người để đem lại sự vinh hiển cho chính mình Ngài và làm thành tựu mọi ý định của Ngài. Pharaôn đã thắc mắc: “Đức Giêhôva là ai mà trẩm phải vâng theo Ngài …?” Sự Xuất Aicập của Israel trả lời cho câu hỏi ấy. Một vì vua dân Ngoại khác có lẽ cũng nói ra điều ấy rất là hay:
“Đến cuối cùng những ngày đó, ta đây, Nê-bu-cát-nết-sa, ngước mắt lên trời, trí khôn đã phục lại cho ta, và ta xưng tạ Đấng Rất Cao. Ta bèn ngợi khen và làm sáng danh Đấng sống đời đời, uy quyền Ngài là uy quyền còn mãi mãi, nước Ngài từ đời nọ đến đời kia. Hết thảy dân cư trên đất thảy đều cầm như là không có; Ngài làm theo ý mình trong cơ binh trên trời, và ở giữa cư dân trên đất; chẳng ai có thể cản tay Ngài và hỏi rằng: Ngài làm chi vậy? Trong lúc đó, trí khôn phục lại cho ta, ta lại được sự vinh hiển của ngôi nước ta, sự oai nghi chói sáng trở lại cho ta; những nghị viên và đại thần ta lại chầu ta. Ta lại được lập lên trên ngôi nước, và sự uy nghi quyền thế ta càng thêm. Bây giờ, ta, Nê-bu-cát-nết-sa, ngợi khen, tôn vinh, và làm cả sáng Vua trên trời; mọi công việc Ngài đều chân thật, các đường lối Ngài đều công bình; và kẻ nào bước đi kiêu ngạo, Ngài có thể hạ nó xuống” (Đaniên 4:34-37).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét