Từ Sự Sáng Tạo Đến Thập Tự Giá
Sự Sa Ngã Của Con Người
Mục sư Bob Deffinbaugh
Sáng thế ký 3:1—5:32
Phần giới thiệu:
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1969, gia đình chúng tôi đã đến nhà của bố mẹ tôi ở bang Washington trên chuyến đi hàng năm của chúng tôi từ Texas. Chúng tôi đã đến đúng vào ngày thám hiểm mặt trăng, con tàu “Eagle” đã đáp xuống mặt trăng. Chúng tôi đã nghe lời nói lịch sử nầy, do Neil Armstrong thốt ra: “Đây là một bước nhỏ dành cho con người; một bước nhảy khổng lồ dành cho nhân loại”.
Đây là giây phút trong lịch sử mà chúng ta sẽ không quên được, nhưng nó không thể sánh với sự kiện chúng ta đang nghiên cứu hôm nay, dù ở cách thế nào. Nếu tôi có thể đóng ngoặc đơn lại, tôi sẽ mô tả tội lỗi của Ađam và Êva trong vườn đại loại là như thế nầy: “Đấy là một cú trượt nhỏ dành cho con người; một sự tuột dốc dành cho cả nhân loại”.
Tôi sẽ bắt đầu bằng cách chỉ ra rằng Kinh Thánh xem Ađam và Êva là những con người vốn có thật, những con người đầu tiên ngụ cư trên đất nầy. Câu chuyện nói tới tội lỗi của họ không phải là một truyền thuyết đâu, mà là một sự kiện trong lịch sử. Chúa Jêsus đã nói về Ađam và Êva như những con người thật sự (Mathiơ 19:3-6), y như Ngài đã trò chuyện với Nôê vậy (Mathiơ 12:38-41). Phaolô đã nhắc nhiều đến Ađam và Êva, và về tội lỗi của ông (Rôma 5:12-21; I Côrinhtô 1:2-12; II Côrinhtô 11:3; I Timôthê 2:8-15). Khi chúng ta đọc câu chuyện của Môise nói tới sự sa ngã, chúng ta đang đọc câu chuyện nói tới hai con người, tội lỗi của họ đã tác động hầu hết dòng giống nhân loại. Câu chuyện nói tới sự sa ngã là câu chuyện có nền tảng cho phần còn lại của Kinh Thánh và cho “tấn thảm kịch cứu chuộc chưa mở ra”. Chúng ta hãy lắng nghe cách cẩn thận, và chú ý đến những bài học đang sẵn có ở đây cho chúng ta.
Bối cảnh
Sáng thế ký 2:4-25
Trong khi mục tiêu của chúng ta đặt vào Sáng thế ký 2:4—5:27, tôi phải kéo sự chú ý của bạn vào chương đầu tiên của sách Sáng thế ký. Ở đây, Môise cho chúng ta biết Đức Chúa Trời đã đưa sự sáng tạo vào hiện thực qua Lời của chính Ngài: “Đức Chúa Trời phán … thì việc liền có”.
“Bởi đức tin, chúng ta biết rằng thế gian đã làm nên bởi lời của Đức Chúa Trời, đến nỗi những vật bày ra đó đều chẳng phải từ vật thấy được mà đến” (Hêbơrơ 11:3, phần nhấn mạnh là của tôi).
Bạn của tôi là Randy Zeller, đã tóm tắt câu nói ấy theo cách nầy: “Trong Sáng thế ký 1, Lời của Đức Chúa Trời là phương tiện bởi đó thế gian được gọi vào trong hiện thực; ở chương 2, nó có hình thức mạng lịnh của Đức Chúa Trời cho Ađam, để cai trị và ngăn ngừa không được ăn cây biết điều thiện và điều ác; ở chương 3, Lời của Đức Chúa Trời bị Satan thách thức và Ađam, Êva thì không tuân theo”. Nếu Lời của Đức Chúa Trời có thể đưa sự sáng tạo vào hiện thực, chắc chắn Lời ấy đáng tin cậy, và đáng phải vâng theo. Như thế, chương 1 đề ra bối cảnh cho sự sa ngã ở chương 3.
Sáng thế ký 2 vạch ra lẽ đạo nói tới sự sáng tạo, nhưng từ một quan điểm khác. Ở chương 1, mọi sự Đức Chúa Trời dựng nên đều được công bố là “tốt lành” hay “rất tốt lành”. Bắt đầu ở câu 4 của chương 2, chúng ta thấy câu chuyện sáng tạo được thuật lại, nhưng từ một nhận định khác. Câu chuyện sáng tạo nầy không bắt đầu ở phần khởi sự, nhằm vào ngày thứ nhứt, mà nhằm vào ngày thứ ba, khi đời sống thực vật được dựng nên. Ở chương 1, sự sáng tạo (hay trật tự vũ trụ) đã xuất phát từ chỗ hỗn độn. Ở chương 2, sự sáng tạo xuất phát từ nhu cầu. Hãy chú ý những việc còn thiếu sót ở chương 2:
Chưa có một cây nhỏ, ngọn cỏ nào mọc ngoài đồng (câu 5)
Chưa có mưa xuống (câu 5)
Chẳng có một người nào (câu 5)
Chưa có bạn đời nào dành cho Ađam (các câu 18-25)
Sáng thế ký 2 mô tả thể nào Đức Chúa Trời đã tiếp trợ mọi nhu cần cho tạo vật của Ngài. Như tôi hiểu câu chuyện, không có một đời sống thực vật nào mà lại thiếu nước. Lúc bấy giờ, dường như là chưa có một việc nào giống như mưa hết. Như vậy thì đời sống thực vật làm sao sống được? Đức Chúa Trời đã tiếp trợ qua “sương mù” (một số bản dịch) hay “những con suối” (NET Bible). Về mặt chuyên môn, chúng ta không thể nói: “một con sông chảy qua vườn Êđen”; chúng ta phải nói: “một con sông có đầu nguồn của nó trong Êđen” (xem Sáng thế ký 2:10). Dòng sông ấy khi đó đã chia ra làm bốn nhánh (các câu 10-14). Nếu sự hiểu biết của tôi về điều nầy là đúng, thế thì đã có nhu cần thứ hai – đã có nhu cần cho con người phải tưới tiêu ngôi vườn. Sương mù sẽ có chức năng giống như mưa, trong đó nó sẽ tưới cả ngôi vườn cho dù con người đã có ở đó hay chưa. Nhưng một con suối sẽ đòi hỏi các loại mương tưới tiêu và sự trồng trọt. Vì thế, đã có nhu cần về con người, y như nhu cần về nước, nếu khu vườn muốn tồn tại. Đức Chúa Trời làm thỏa mản cả hai nhu cần nầy; Ngài chu cấp những dòng sông (trở thành các đầu nguồn của dòng sông trong vườn Êđen), và Ngài đã cung ứng Ađam cho (là người sẽ tưới tiêu và trồng trọt trong vườn).
Tuy nhiên, đã có nhu cần quan trọng, và nhu cần ấy là tìm cho Ađam một người bạn đời. Khi Đức Chúa Trời dựng nên đời sống thú đồng, Ngài đã dựng nên chúng có trống có mái, vì thế chúng có thể sinh sản và làm đầy dẫy đất (1:22, 24). Khi tôi đọc Sáng thế ký 2, Đức Chúa Trời cố ý đưa Ađam tới chỗ nhận biết nhu cần của mình về một người bạn đời. Để làm điều nầy, Đức Chúa Trời đã đưa từng loại vật sống đến cho Ađam để được đặt tên. Việc đặt tên nầy là cách tỏ ra quyền cai trị của Ađam trên loài thọ tạo, một khi ông được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời và được truyền cho phải cai trị trên loài thọ tạo. Nhưng việc đặt tên đã đạt được mục đích khác – nó làm nổi bật sự thực Ađam là bất toàn không có người bạn đời cho chính mình.
Tôi có thể tưởng tượng làm sao sự ấy lại xảy ra. Đức Chúa Trời đã đưa các loài thú khác nhau đến cho Ađam để đặt tên, từng cặp một. Ađam có thể nhìn thấy con sư tử đực, với thân thể to lớn và tư thế rất ấn tượng của nó, và ông có thể nhìn thấy con sư tử cái nữa. Nếu chúng đã bắt đầu để “kết quả và làm cho đầy dẫy”, Ađam đã nhìn thấy thể nào chúng kết quả khi chúng sinh sản. Chẳng sớm thì muộn, Ađam phải nhận ra những tạo vật nầy hết thảy đều đã có từng cặp – con đực con cái. Sự kết nối đã được dựng nên, và Ađam phải nhận ra mình là một người nam. Ông nhận ra mình cần có một người nữ, nếu ông muốn “kết quả và làm cho đầy dẫy”. Rồi khi nhìn lại mình, ông đã nhìn thấy nhiều “cặp tương xứng”, nhưng chẳng có một tạo vật nào tương xứng với ông hết. Làm sao ông có thể hoàn thành sự ủy thác cho mình nếu như không có một người bạn đời? Nhu cần bấy giờ quá rõ ràng.
Trong chỗ đối chiếu với chương 1, Đức Chúa Trời đã phán về tình trạng của Ađam: “Ấy là điều không được tốt …” (2:18). Ađam không thể lãnh lấy ơn kêu gọi ở một mình. Ông phải có một người bạn đời tương xứng với ông (về mặt thuộc thể và các mặt khác nữa). Đức Chúa Trời đã cung ứng cho nhu cần của con người theo một phương thức rất đáng kinh ngạc. Ngài không dựng nên một người vợ cho Ađam từ bụi đất; Đức Chúa Trời đã dựng nên một người vợ cho Ađam từ chính xác thịt của ông. Ngài đã gây mê cho Ađam rồi lấy một xương sườn của ông, làm nên một người nữ từ thịt và xương đó. Ngay từ đầu, họ là “một thịt”. Chính vì lý do đó mà Môise tiếp tục nói: “A-đam nói rằng: Người nầy là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi mà ra. Người nầy sẽ được gọi là người nữ, vì nó do nơi người nam mà có. Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một thịt. Vả, A-đam và vợ, cả hai đều trần truồng, mà chẳng hổ thẹn” (Sáng thế ký 2:23-25).
Trong sự sáng tạo nguyên thủy, Ađam và Êva không có cha mẹ, và họ đã dự phần vào cùng một thịt. Thực sự họ là “một thịt”. Điều nầy góp phần như một khuôn mẫu cho tất cả những cuộc hôn nhân trong tương lai, giống như Đức Chúa Trời yên nghỉ vào ngày Sa-bát sẽ trở thành khuôn mẫu cho con người vậy (xem Sáng thế ký 2:1-3). Khi một người nam và một người nữ kết hôn, họ sẽ trở nên “một thịt” bằng phương tiện kết hiệp về phần xác của họ. Nhưng họ cũng cần phải tỏ ra một sự kết hiệp sâu sắc hơn, một sự kết hiệp bắt đầu với hôn nhân đầu tiên. Giống như Ađam và Êva không có cha mẹ, rồi trở nên một thịt, vì thế từng người làm chồng làm vợ đều cần phải trở nên một thịt bằng cách lìa khỏi và tách rời. Họ cần phải lìa khỏi cha mẹ mình, chớ không phải tránh né họ, hay bằng cách bỏ bê họ (xem Mác 7:9-13), nhưng bằng cách không sống dưới thẩm quyền của cha mẹ họ như họ đã từng sống. Kể từ khi Đức Chúa Trời kết hiệp một người nam và một người nữ lại với nhau trong cuộc hôn nhân, không một ai dám góp phần phá vỡ sự hiệp một đó.
Mục đích của chương 2, ấy là Đức Chúa Trời sẽ tiếp trợ cho từng nhu cần thật của tạo vật Ngài. Cỏ cây cần đến nước, và Đức Chúa Trời đã tiếp trợ cho những dòng sông, và con người để tưới tiêu ngôi vườn. Ađam cần có một người bạn đời, và Đức Chúa Trời đã kỳ diệu cung ứng cho nhu cần của ông. Chúng ta sẽ tiếp thu từ chương 2 rằng Đức Chúa Trời tiếp trợ cho mọi nhu cần của tạo vật Ngài, theo cách của Ngài, theo thì thuận tiện của Ngài, và theo tư thế mà chúng ta sẽ không mong đợi. Chắc chắn chúng ta sẽ nhìn thấy nếu con người cần “biết điều thiện và điều ác”, Đức Chúa Trời cũng sẽ chu cấp cho điều đó. Chúng ta cũng sẽ nhìn thấy sự tiếp trợ đó sẽ không nhận được qua việc ăn trái cấm.
Chương 2 đề ra bối cảnh cho câu chuyện nói tới sự sa ngã ở chương 3 theo một phương thức khác. Chính ở chương 2 mà những điều răn của Đức Chúa Trời về các thứ cây trong vườn đã được ban ra. Đức Chúa Trời đã dựng nên ngôi vườn, và trong ngôi vườn nầy Ngài đã tiếp trợ cho từng cây tốt lành. Trong ngôi vườn nầy là từng cây “trông rất đẹp mắt và quí”. Điều nầy có ý muốn nói rằng cây bị cấm kia cũng đẹp mắt và bộ ăn ngon. Cây ấy cũng “bộ ăn ngon, đẹp mắt và quí” nữa. Đức Chúa Trời đã không cấm Ađam ăn trái của cây nầy vì nó là một cây rất xấu, với trái không đẹp, mà vì Ngài không muốn ông nhận lãnh điều thiện và điều ác bằng cách ăn trái của cây đó.
Những huấn thị của Đức Chúa Trời cho Ađam rất súc tích và rõ ràng. Ađam cần phải chăm sóc phần còn lại của ngôi vườn. Ông có thể tự do ăn trái của bất kỳ cây nào ở trong vườn, ngoại trừ cây biết điều thiện và điều ác. Đức Chúa Trời phán rằng nếu ông ăn trái của cây nầy, chắc chắn ông sẽ chết vào cái ngày ông ăn nó. Cây biết điều thiện và điều ác nằm ở giữa vườn, thêm vào với cây sự sống nữa. Vì lẽ đó Ađam đã đối diện với một sự lựa chọn, chọn lựa giữa sống và chết. Chúng ta biết lúc bấy giờ mạng lịnh nầy đã được ban ra, chỉ có một mình Ađam, vì Êva chưa được dựng nên. (Điều nầy được chỉ ra sâu xa hơn bởi sự thực chữ “ngươi” trong câu 17 là số ít, chớ không phải số nhiều). Điều nầy có ý muốn nói rằng chính Ađam phải có trách nhiệm truyền đạt mạng lịnh của Đức Chúa Trời cho Êva biết.
Sự thử thách và sự sa ngã
Sáng thế ký 3:1-7
“Vả, trong các loài thú đồng mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã làm nên, có con rắn là giống quỉ quyệt hơn hết. Rắn nói cùng người nữ rằng: Mà chi! Đức Chúa Trời há có phán dặn các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sao? Người nữ đáp rằng: Chúng ta được ăn trái các cây trong vườn, song về phần trái của cây mọc giữa vườn, Đức Chúa Trời có phán rằng: Hai ngươi chẳng nên ăn đến và cũng chẳng nên đá-động đến, e khi hai ngươi phải chết chăng. Rắn bèn nói với người nữ rằng: Hai ngươi chẳng chết đâu; nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác. Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa. Đoạn, mắt hai người đều mở ra, biết rằng mình lõa lồ, bèn lấy lá cây vả đóng khố che thân”.
Cái điều đập vào mắt tôi, ấy là chúng ta không lướt qua hết ba chương trong Kinh Thánh trước khi chúng ta đối diện với câu chuyện nói tới sự sa ngã, và phần mô tả sự sa ngã chỉ võn vẹn có 7 câu mà thôi. Hơn thế nữa, Ađam lại phải chịu trách nhiệm về sự sa ngã, nhưng hầu hết sự sa ngã ấy lại được mô tả theo giới hạn những gì Êva đã làm. Câu chuyện xảy ra thật nhanh chóng và rất dễ dàng, dường như không có chút kháng cự hay chần chừ nào hết. Làm sao sự việc xảy ra được chứ? Không một ai biết rõ sự việc rõ hơn Ađam và Êva. Họ chẳng có nguyên tội, khiến cho họ có xu hướng nhắm tới điều ác. Họ có mọi sự khả thi trong sự cần dùng rồi, và họ sống trong một thế giới thật trọn vẹn. Vậy thì làm sao mà Ađam và Êva lại có thể bị thuyết phục phải bất tuân đối với Đức Chúa Trời và làm hư hỏng hết mọi thứ như thế chứ?
Có vài chi tiết cho câu trả lời. Chúng ta có thể nhìn thấy từ phân đoạn Kinh Thánh gốc là Satan vốn xảo quyệt khôn lường. Chúng ta không được giới thiệu về Satan trước sự việc nầy, nhưng con rắn chắc chắn là một vật được dựng nên, và chính Ađam đã đặt tên cho nó trước đây. Bản thân Satan là một hữu thể được dựng nên (Êxêchiên 28:13, 15). Sự sa ngã của Satan được mô tả ở Êsai 14:12-15 và Êxêchiên 28:12-15. Trong phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta, hắn tỏ ra tính xảo quyệt của mình trong vài phương thức.
Thứ nhứt, Satan quyết định mở cuộc tấn công chống lại con người qua Êva, là “người giúp đỡ” cho con người. Tôi tin hắn làm điều nầy vì hắn cảm thấy rằng nếu hắn có thể thuyết phục Êva bất tuân đối với Đức Chúa Trời, Ađam sẽ có khuynh hướng chạy theo nàng. Hắn cũng biết rõ rằng Đức Chúa Trời không ban mạng lịnh về trái cấm cho Êva cách trực tiếp, nhưng thay vì thế Ngài ban cho Ađam. Phần hiểu biết của nàng vì lẽ đó sẽ rơi vào chỗ phụ thuộc. Êva cũng không dính dáng gì với việc đặt tên cho các loài thú đồng, là điều củng cố sự thực con người cần phải quản trị trên loài thọ tạo (và nhơn đó trên con rắn). Ađam sẽ nhạy cảm hơn với sự bất phục tùng của con rắn, nó dám lừa dối người nữ và kích thích sự bất tuân đối với mạng lịnh của Đức Chúa Trời.
Hơn nữa, con rắn tiếp cận với Êva trong khi nó là kẻ tìm kiếm hay học việc. Nó đến cùng nàng với một câu hỏi trông dường rất ngây ngô. Dường như nó bằng lòng chịu chỉnh sửa nếu nó bị phát hiện là sai lầm. Đây không phải là một cuộc tấn công trực tiếp, trực diện chống lại mạng lịnh của Đức Chúa Trời, mà là một kế hoạch mang tính dối gạt.
Thêm vào với điều nầy, con rắn xuất hiện giống như một người bạn, nó được lòng Êva ưa thích nhất. Satan không phơi bày hết kế hoạch của hắn. Hắn không đến như một kẻ nói dối và giết người đâu, mặc dù hắn quả là như thế (Giăng 8:44). Hắn đến như một người bạn, một phe thứ ba vô tư chỉ tìm kiếm điều ích tốt nhất cho Êva, cung ứng cho nàng với phần tri thức mà nàng chưa có đủ.
Cái xảo quyệt hay nhất của hắn được thấy rõ bởi cách hắn có thể làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của Êva, để rồi nàng chọn không vâng theo Đức Chúa Trời thay vì vâng phục Ngài. Tôi nghĩ là phải nói rằng Satan rất khéo léo trong sự dối gạt đến nỗi hắn đã thuyết phục Êva phải đặt đức tin mình nơi hắn, và nơi lời của hắn, thay vì nơi Đức Chúa Trời, và nơi Lời của Ngài. Nói ngắn gọn, đây là cách hắn đã làm:
Ban đầu, Satan tỏ ra nhún nhường và “dễ dạy” lắm, nhưng không lâu sau đó, hắn chiếm lấy bầu không khí tin cậy và có thẩm quyền. Dường như hắn thích ai đó nhìn biết những gì hắn đang nói tới, một kẻ nàng có thể tin tưởng.
Satan tỏ ra những ước muốn về khoái lạc của Êva. Nàng đã nhìn thấy trái của cây là đẹp mắt và bộ ăn ngon, nhưng đã bị cấm đoán. Nàng đã đến nhìn xem nó trong một khoảng thời gian, đầy ham muốn.
Satan rất tinh tế, hắn tạo ra một sự không tin tưởng Đức Chúa Trời bằng cách thu nhỏ ân sũng của Ngài, và bằng cách khích lệ Êva xem Đức Chúa Trời là keo kiệt, cầm giữ lại không cho nàng một thứ thực sự tốt lành.
Satan khiến Êva phải nghi ngờ Lời của Đức Chúa Trời, trong khi tin theo những lời hắn bảo đảm (“Người sẽ chẳng chết đâu!”).
Satan thuyết phục Êva trước hết phải tìm sự ích riêng cho mình, và hành động độc lập đối với chồng và Đức Chúa Trời mình, để đạt được những gì nàng thấy là điều ích cao cả nhất của nàng.
Satan sử dụng Êva để đưa dắt chồng mình vào trong tội lỗi.
Những hành động của Ađam thậm chí còn tệ hại hơn những hành động của vợ mình. Chúng ta biết từ lời lẽ của Phaolô trong Tân Ước, là có một sự khác biệt cơ bản giữa tội lỗi của Ađam và tội lỗi của vợ ông: Êva bị dối gạt, nhưng Ađam không bị (II Côrinhtô 11:3; I Timôthê 2:14). Nếu Ađam không bị dối gạt, thế thì tại sao ông không vâng theo Đức Chúa Trời? Và lý do tại sao việc ông ăn trái cấm tỏ ra gần như là một lời chú thích bên lề trong câu chuyện nói tới tội lỗi của Êva?
Chúng ta biết rõ từ Sáng thế ký 3:17, rằng Đức Chúa Trời đã tìm thấy Ađam phạm tội vì đã nghe theo lời của Êva. Ađam không hướng dẫn; ông làm theo. Ông đã làm theo những gì vợ ông thôi thúc ông phải làm, thay vì làm theo y như Đức Chúa Trời đã truyền cho ông phải làm theo. Phải công nhận đây là một việc rất đáng buồn, như đã được tỏ ra ở câu 6, rằng Ađam đã ở với Êva trọn thời gian, cũng như lúc nàng trao cho ông một trái cấm.
“Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa” (Sáng thế ký 3:6, phần nhấn mạnh là của tôi).
Không có gì phải ngạc nhiên, Ađam đã mau mắn ăn trái cấm đó! Ông đã có mặt ở đó trọn thời gian. Ađam cần phải quản trị sự sáng tạo. Ađam cần phải dẫn dắt vợ của mình (thẩm quyền của ông trên nàng là rõ ràng bởi trình tự hai người được dựng nên, bởi sự sống của ông là nguồn của sự sống nàng, và bởi sự ông đặt tên cho nàng), và cùng với nàng, quản trị trên sự sáng tạo. Tuy nhiên, chúng ta thấy Ađam đang đứng yên lặng gần đó khi tạo vật nầy dối gạt vợ mình và phạm thượng với Đức Chúa Trời. Sao ông lại có thể làm như thế được chứ? Có phải ông bị vẻ đẹp của nàng cuốn hút đến nỗi ông phải vâng theo nàng, dù biết làm thế là bất tuân đối với Đức Chúa Trời? Chúng ta có thể không biết lý do tại sao Ađam đã vâng theo vợ của mình, nhưng chúng ta biết rõ ông đã nghe theo nàng, và vì vậy ông đã phạm tội.
Đối mặt và những lời rủa sả
Sáng thế ký 3:8-19
“Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đi ngang qua vườn, A-đam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Giê-hô-va Đức Chúa Trời kêu A-đam mà phán hỏi rằng: Ngươi ở đâu? A-đam thưa rằng: Tôi có nghe tiếng Chúa trong vườn, bèn sợ, bởi vì tôi lõa lồ, nên đi ẩn mình. Đức Chúa Trời phán hỏi: Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng mình lõa lồ? Ngươi có ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn đó chăng? Thưa rằng: Người nữ mà Chúa đã để gần bên tôi cho tôi trái cây đó và tôi đã ăn rồi. Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán hỏi người nữ rằng: Người có làm điều chi vậy? Người nữ thưa rằng: Con rắn dỗ dành tôi và tôi đã ăn rồi. Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn phán cùng rắn rằng: Vì mầy đã làm điều như vậy, mầy sẽ bị rủa sả trong vòng các loài súc vật, các loài thú đồng, mầy sẽ bò bằng bụng và ăn bụi đất trọn cả đời. Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người. Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi. Ngài lại phán cùng A-đam rằng: Vì ngươi nghe theo lời vợ mà ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn, vậy, đất sẽ bị rủa sả vì ngươi; trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn. Đất sẽ sanh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau của đồng ruộng; ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi”.
Hãy chú ý trình tự của sự đối mặt của Đức Chúa Trời và về những lời rủa sả được công bố ra. Trình tự về mạng lịnh là Đức Chúa Trời – Ađam – Êva – con rắn. Trình tự của sự sa ngã là con rắn – Êva – Ađam. Khi Đức Chúa Trời đối mặt với tội lỗi nầy, trước tiên Ngài đối diện với Ađam (3:9-12), tiếp đến là Êva (3:13). Trong khi Đức Chúa Trời thăm hỏi Ađam và Êva, Ngài chẳng thắc mắc gì với con rắn. Đức Chúa Trời chẳng có một nổ lực nào để cứu chuộc con rắn hết. Thứ tự của những lời rủa sả xảy đến theo trình tự của sự sa ngã, để rồi con rắn bị rủa sả trước tiên, kế đó là Êva, và sau cùng là Ađam.
Cũng hãy chú ý rằng Ađam và vợ ông đều không tìm kiếm Đức Chúa Trời, mà tìm cách trốn tránh Ngài. Họ đã che đậy tình trạng trần truồng của mình bằng mấy cái lá vả, rồi tìm cách tự mình ẩn trốn trong các bụi cây trong vườn. Chính Đức Chúa Trời là Đấng đã tìm ra những tội nhân đầu tiên nầy. Và cứ thế, kể từ dạo ấy. Không một ai tìm kiếm Đức Chúa Trời; Đức Chúa Trời tìm kiếm tội nhân để cứu lấy họ:
“Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không. Chẳng có một người nào hiểu biết, chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời” (Rôma 3:10b-11).
“Đức Chúa Jêsus bèn phán rằng: Hôm nay sự cứu đã vào nhà nầy, vì người nầy cũng là con cháu Áp-ra-ham. Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất” (Luca 19:9-10).
Sự rủa sả cho con rắn gồm có hai phần. Trong chỗ thứ nhứt, nó sẽ phải “ăn bụi đất” như chúng ta đã thấy. Con rắn bản thân nó nguyên có vị thế đứng thẳng, vì lời rủa sả nầy nó sẽ phải bò trên đất là tạo vật bị rủa sả trong mọi loài thọ tạo. Toàn bộ lời rủa sả là lời tiên tri nói tới sự hủy diệt hoàn toàn của nó ở câu 15b:
“Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người”.
Cơ đốc nhân vốn hiểu rõ điều nầy là lời tiên tri thứ nhứt nói tới sự đến của Đấng Mêsi, Ngài là Ađam sau cùng (Rôma 5:12-21; I Côrinhtô 15:45). Đấng Mêsi sẽ là “dòng dõi của người nữ”. Ngài sẽ là con người (và tất nhiên, thiêng liêng nữa). Một trong những dòng dõi của Êva sẽ “chà nát đầu” của con rắn, trong khi đồng thời nó “cắn gót chơn người”. Sự chà đạp của gót chơn Đấng Mêsi trên đầu con rắn sẽ hủy diệt con rắn, nhưng nó cũng sẽ cắn gót chơn của Đấng Cứu Thế. Đây là lời tiên tri đầu tiên nói tới thập tự giá của Chúa chúng ta, ở đó sự bại trận của Satan đã được hoàn tất (xem Giăng 12:31).
Lời rủa sả cho Êva và cho Ađam rơi vào lãnh vực mục tiêu chính hay sự góp phần của họ. Trong khi lời nầy không được nói tới trong phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta, chúng ta biết rõ lời rủa sả giáng trên Ađam đã rơi trên tất cả dòng dõi nam của ông, y như lời rủa sả giáng trên Êva đã rơi trên tất cả dòng dõi nữ của nàng. Cả hai, Êva và Ađam sẽ gánh chịu sự lao động nhọc nhằn. Êva sẽ gánh chịu đau đớn trong việc sanh con; Ađam sẽ gánh chịu cực nhọc trong việc lo liệu thức ăn. Thêm nữa, Êva sẽ có ước muốn cai trị trên chồng mình, nhưng nàng phải chịu đựng chức năng lãnh đạo của chồng mình (3:16). Lời lẽ sau cùng của Sáng thế ký 4:7 tương tự với lời lẽ sau cùng của 3:16.
“Sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi” (3:16). “Tội lỗi rình đợi trước cửa, thèm ngươi lắm; nhưng ngươi phải quản trị nó” (4:7).
Có những người giải thích Sáng thế ký 3:16 theo cách khác, nhưng đối với tôi dường như Đức Chúa Trời đã làm cho lời rủa sả trên Êva thích ứng với tội lỗi của nàng, là tội dẫn dắt chồng mình, thay vì làm theo ông.
Lời rủa sả cho Ađam đã đến trong mối quan hệ với đất mà ông được chỉ thị lo gieo trồng. Vì ông nghe theo tiếng của vợ mình, Ađam sẽ nhận ra đất không kết quả nữa. Giờ đây, việc tạo ra đồ ăn sẽ đòi hỏi sự lao động nhọc nhằn. Tôi nghĩ chúng ta nên nói rằng từ thời điểm nầy trở đi ông phải đấu tranh với bịnh tật, với côn trùng, rồi với các loài cỏ nữa – tất cả những việc làm mà người làm vườn phải xử lý với hôm nay. Thêm vào với điều nầy, bản thân Ađam sẽ trở về với đất (Êva cũng thế). Đây là một phần trong án phạt sự chết, về những gì Đức Chúa Trời đã phán với Ađam trước kia.
Đôi khi tôi nghe người ta nói về công việc của họ với những thuật ngữ rất lý tưởng. Tôi nghĩ rằng họ ước ao công việc của họ, đối với họ, phải là công việc từng dành cho Ađam, trước sự sa ngã. Có phải công ăn việc làm của bạn chẳng mỹ mãn lắm phải không? Có phải công việc của bạn đòi hỏi đôi ba thứ của bạn mà bạn chẳng được hưởng không? Có phải bạn đã tốn phí rất nhiều thời gian và lao động nhọc nhằn chăng? Hết thảy mọi sự đấy đều là một phần trong lời rủa sả. Đấy là bình thường. Trông mong quá nhiều vào việc làm của một người là hy vọng rằng lời rủa sả cho Ađam không cứ cách nào đó đã trải qua nơi bạn. Không đâu! Điều nầy không có ý nói rằng sẽ chẳng có một lượng thưởng thức nào nơi công việc của bạn, nhưng nó có ý nói rằng công việc còn nhiều “việc” hơn nó đã có trước sự sa ngã của con người.
Những hậu quả của sự sa ngã
Sáng thế ký 3:22—5:27
Những hậu quả của sự sa ngã mau chóng bắt đầu xuất hiện. Một số “không thấy được” theo ý nghĩa mạng lịnh của Đức Chúa Trời cho Ađam ở 2:16-17 không mô tả hết mọi tiếng vọng của sự bất tuân. Một số hậu quả nầy là sự thể hiện trực tiếp những lời rủa sả mà Đức Chúa Trời đã công bố, và một số thì không. Thí dụ, in Sáng thế ký 2:25 Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng trước sự sa ngã, Ađam và Êva cả hai đều trần truồng và họ chẳng hề thấy xấu hổ. Sau sự sa ngã, Ađam và Êva ngay lập tức ý thức được tình trạng trần truồng của mình rồi mau chóng tìm cách che đậy nó. Họ kết mấy cái lá vả lại với nhau để làm vật che đậy (Sáng thế ký 3:7), và họ nổ lực trốn tránh Đức Chúa Trời giữa vòng những bụi cậy trong vườn (3:8). Tội lỗi của họ đã tạo ra một ý thức về tội lỗi và xấu hổ, là điều mà họ chẳng thể che đậy được.
Thêm vào với sự xấu hổ đó, Ađam và Êva cũng đã kinh nghiệm sự phân rẽ ra khỏi Đức Chúa Trời. Họ tự mình lui đi, tìm cách trốn khỏi mặt Đức Chúa Trời như chúng ta đã nhắc tới ở trên. Nhưng thêm vào với điều nầy nữa, Đức Chúa Trời đã trục xuất họ ra khỏi khu vườn, đặt các thiên sứ đứng gát ngay lối vào, hầu cho họ sẽ không có khả năng trở lại đó để ăn trái của cây sự sống nữa (3:23-24).
Đức Chúa Trời đã cảnh tỉnh Ađam rằng sự chết sẽ kết quả từ chỗ ăn trái cấm, và chúng ta bắt đầu nhìn thấy điều đó ở các câu 3:19 – 5:27. Đức Chúa Trời công bố cho Ađam biết rằng ông sẽ chết (3:19). Tuy nhiên, sự chết sẽ chẳng xa vời với Ađam đâu. Sự chết giờ đây đã bước vào thế gian với mọi tạo vật sống.
“Thật thế, muôn vật ước ao nóng nảy mà trông đợi con cái Đức Chúa Trời được tỏ ra. Vì muôn vật đã bị bắt phục sự hư không, chẳng phải tự ý mình, bèn là bởi cớ Đấng bắt phục. Muôn vật mong rằng mình cũng sẽ được giải cứu khỏi làm tôi sự hư nát, đặng dự phần trong sự tự do vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời. Vì chúng ta biết rằng muôn vật đều than thở và chịu khó nhọc cho đến ngày nay; không những muôn vật thôi, lại chúng ta, là kẻ có trái đầu mùa của Đức Thánh Linh, cũng than thở trong lòng, đang khi trông đợi sự làm con nuôi, tức là sự cứu chuộc thân thể chúng ta vậy” (Rôma 8:19-23).
Những con thú từ đó Đức Chúa Trời đã làm thành những chiếc áo da cho Ađam và Êva đã phải chịu chết (3:21). Ở Sáng thế ký 4, mọi việc đã đi từ tệ hại đến xấu xa nhất. Sự loạn nghịch của Ađam nghịch lại Đức Chúa Trời được phản ảnh và mở rộng thêm trong sự Cain loạn nghịch chống lại Đức Chúa Trời, và trong việc giết em mình là Abên. Phản ứng của Cain trước lời quở trách giàu ơn của Đức Chúa Trời cho thấy sự xấc láo nơi phần của Cain. Đức Chúa Trời không tìm kiếm Cain hay chấp nhận của lễ của người, song Ngài nói cho Cain biết những gì Ngài sẽ làm để chỉnh sửa lại tình huống. Phản ứng của Cain là giận dữ, và ông trút cơn giận ấy trên người em công bình của mình, giết em đi, và rồi chối bỏ bất kỳ trách nhiệm nào về sự sống của em mình. Cain vì lẽ đó bị rủa sả phải sống đời sống của kẻ phiêu bạt.
Chuổi dòng dõi của Cain chỉ ra thể nào tội lỗi của Ađam, và kế đó của Cain, tự nó ghép lại. Môise lướt vắn tắt qua Hê-nóc con trai của Cain, rồi con trai người là Nêhuđaên, và Mêtusaên con trai của Nêhuđaên. Gia phổ dòng dõi của Cain kết thúc ở Sáng thế ký 4:18-24 với câu chuyện nói tới Lêméc, con trai của Mêtusaên. Hãy chú ý Lêméc lấy hai vợ, thay vì chỉ có một (4:19), và ông khoe về họ:
“Lê-méc bèn nói với hai vợ mình rằng: Hỡi A-đa và Si-la! hãy nghe tiếng ta; Nầy, vợ Lê-méc hãy lắng tai nghe lời ta: Ừ! Ta đã giết một người, vì làm thương ta, và một người trẻ, vì đánh sưng bầm ta. Nếu Ca-in được bảy lần báo thù, Lê-méc sẽ được bảy mươi bảy lần báo oán” (Sáng thế ký 4:23-24)
Lêméc không xem tội lỗi của Cain là một thứ ác, mà là một loại tiêu chuẩn mà ông muốn trội hơn thế. Có phải Cain đã giết em mình trong cơn giận không? Lêméc đã giết một người vì đã làm tổn thương ông, thật vậy, người ấy là một thanh niên không cứ cách nào đó đã làm tổn thương ông (tình cờ chăng?). Phản ứng của ông nằm ở chỗ mất cân đối đối với kẻ xúc phạm. Phù hợp với nổi lo sợ bị làm hại khi sống lang thang không nhà, Đức Chúa Trời công bố lời rủa sả giáng trên bất cứ người nào làm hại cho Cain. Lêméc đã dám thách bất cứ ai làm cho ông phải rối rắm hoặc ông sẽ trả đủa lại nhiều hơn! Phổ hệ của Cain càng đi xuống dốc cực kỳ nhanh.
Ngược lại với phổ hệ của Cain, chúng ta được giới thiệu một phổ hệ khác – dòng dõi của Sết. Hãy suy nghĩ về Ađam và Êva trong một phút xem. Họ có hai người con trai, một (Abên) là một người tin kính; người kia (Cain) thì chẳng phải vậy. Bạn khó mà tưởng tượng Ađam và Êva đang suy tưởng về bản thân họ: “Đây phải là ‘dòng dõi’ qua đó Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành ơn cứu rỗi cho chúng ta, và sự hủy diệt Satan?” Thể nào hy vọng của họ đã bị va chạm mạnh với việc Abên bị giết chết. Dường như là nhiều năm tháng đã trôi qua, vì Ađam đã được 130 tuổi khi con trai của họ là Sết mới ra đời (5:3). Ađam cùng vợ mình đã cảm thấy rằng Sết là một sự thay thế của Abên rồi hy vọng rằng Sết là “dòng dõi” của người nữ được hứa cho (Sáng thế ký 3:15). Sết có con trai tên là Ênót, and Ênót có con trai tên là Kênan. Con trai của Kênan có tên là Mahalale. Mahalale trở thành cha của Giêrệt, và Giêrệt là cha của Hê-nóc. Hê-nóc về sau trở thành cha của Mêtusêla. Mêtusêla trở thành cha của Lêméc, và Lêméc là cha của Nôê.
Tất cả những người nầy sống những đời sống rất thọ bởi những tiêu chuẩn của hôm nay. Thí dụ, Ađam đã sống 930 tuổi, và Mêtusêla 969 tuổi. Nhưng Môise không những muốn cho chúng ta học biết rằng những người nầy đã sống những đời sống rất thọ; Môise còn nói cho chúng ta biết rằng số phận của mỗi người đều như nhau – chết. Thật nhiều lần chúng ta đọc thấy: “rồi qua đời”. Chắc chắn Môise đang nhắc đi nhắc lại điều nầy để chứng tỏ rằng lời của Đức Chúa Trời ban cho Ađam là thật. Tiền công của tội lỗi là sự chết. Không những Ađam đã chết vì tội lỗi của ông thôi đâu, mà tất cả dòng dõi của ông đều đã chết nữa.
Nét nổi bật trong chỗ tối tăm nầy là Hênóc. Hênóc đã “đồng đi với Đức Chúa Trời”, Kinh Thánh cho chúng ta biết như thế (Sáng thế ký 5:24). Ông không chết, mà không cứ cách nào đó ông được cất lên trên trời. Sát nghĩa, “người ta không còn thấy ông nữa” – ông chỉ biến mất một ngày kia. Đây là cách Đức Chúa Trời báo cho chúng ta biết rằng Ngài là thành tín để cứu rỗi. Tội lỗi của Ađam và Êva đã mang sự chết đến trên mọi người, nhưng ân điển của Đức Chúa Trời cũng đem lại phần giải cứu khỏi sự chết. Hênóc là trái đầu mùa của những người sẽ không nếm sự chết. Ông đã không theo một hệ thống luật lệ, ông cũng không có luật pháp để tuân giữ. Ông chỉ “đồng đi với Đức Chúa Trời” rồi “không còn thấy nữa”. Hênóc được đặt cách cố ý vào chương 5 để nhắc cho chúng ta nhớ rằng đang khi “tiền công của tội lỗi là sự chết” thì “sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời”. Ở giữa tội lỗi của con người và sự phán xét của Đức Chúa Trời, có hy vọng cho sự giải cứu của chúng ta ra khỏi án phạt sự chết.
Phương thuốc chữa
Tội lỗi của Ađam và Êva đã mang lại những hậu quả và các lời rủa sả, không những giáng trên Ađam cùng vợ của ông, mà còn giáng trên hết thảy dòng giống của họ nữa. Có hy vọng cho Ađam và dòng dõi của ông không? Có bất cứ hy vọng nào cho chúng ta không? Chắc chắn là có rồi. Mỉa mai thay, phương thuốc chữa lại được gắn sát với lời rủa sả. Đức Chúa Trời trục xuất Ađam và Êva ra khỏi vườn, và trong khi đây là một hình phạt dành cho tội lỗi của họ, đấy cũng là một hành động giàu ơn nơi phần của Đức Chúa Trời. Nếu như Đức Chúa Trời để cho họ sống trong vườn, họ sẽ ăn trái của cây sự sống. Vấn đề, ấy là sau khi họ ăn trái của cây ấy, họ sẽ sống cho đến đời đời, trong vai trò tạo vật đã sa ngã. Đúng là một số phận rất kinh khiếp! Đức Chúa Trời cũng công bố sự chết như một phần của sự rủa sả, nhưng đây cũng là một phần trong phương chữa lành. Phương thức duy nhứt ra khỏi sự sống nầy cùng những hậu quả tội lỗi là sự chết. Sự chết của những con thú làm con sinh là cách thức đóng lại sự phán xét, cho tới chừng nào Đức Chúa Trời cung ứng một giải pháp thường trực. Cái chết của Đấng Mêsi sẽ hoàn toàn giải cứu con người ra khỏi tội lỗi của họ. Hơn nữa, sự sống lại của Ngài bảo đảm cho người tin về ơn giải cứu của họ khỏi sự chết. Là một phần trong sự rủa sả, Êva sẽ kinh nghiệm đau đớn lắm khi sanh con, nhưng những tin tức tốt lành thực sự, ấy là qua sự ra đời của một con trẻ mà Đấng Cứu Thế sẽ ngự đến, là Đấng bị cắn gót chơn Ngài đang khi chà nát đầu của Satan.
Và ở giữa chỗ xử lý với tội lỗi cùng mọi hậu quả của nó, có hy vọng trong các chương đầu của sách Sáng thế ký. Ađam đã tỏ ra hy vọng khi ông đặt tên vợ mình là Êva: “vì là mẹ của mọi người sống” (3:20). Dường như đối với tôi, Ađam đã bắt đầu tìm kiếm hy vọng trong những lời hứa của Sáng thế ký 3:15. Là “mẹ của mọi người sống” Êva cũng là mẹ của Cứu Chúa được hứa cho. Trong khi Cain và dòng dõi của ông ta là nguồn của sự buồn rầu và thất vọng cho Ađam và Êva, chắc chắn Sết là một nguồn hy vọng. Chính qua dòng dõi của ông mà Đấng cứu tinh sẽ ngự đến. Điều nầy đã được nhấn mạnh bởi sự cất lên của Hênóc, ông đồng đi với Đức Chúa Trời và người ta “không còn nhìn thấy ông nữa”. Đây là một người tin kính, sự chết chẳng có nắm bắt được người. Ông là một dấu hiệu hy vọng cho hết thảy những ai chịu đồng đi với Đức Chúa Trời. Và sau cùng, đã có Nôê, về người chúng ta đọc:
“Lê-méc được một trăm tám mươi hai tuổi, sanh một trai, Đặt tên là Nô-ê, mà nói rằng: Đứa nầy sẽ an ủi lòng ta về công việc và về sự nhọc nhằn mà đất bắt tay ta phải làm, là đất Đức Giê-hô-va đã rủa sả” (Sáng thế ký 5:28-29).
Ông là một đấng cứu tinh, nhưng Đấng giải phóng chưa đến, và sẽ không đến trong một thời gian. Tấn thảm kịch cứu chuộc chưa mở ra của Đức Chúa Trời chứa nhiều chương hơn. Tuy nhiên, hy vọng về một đấng giải cứu đang có ở đây.
Câu chuyện nầy dạy gì về Israel?
Thắc mắc đầu tiên chúng ta phải đưa ra là: “Những độc giả đầu tiên của câu chuyện nầy tiếp thu được gì từ nó?” Đức Chúa Trời phán gì với dòng dõi thứ hai của những người Do thái đã rời khỏi Aicập, và những người đang đứng bên thềm của sự bước vào Đất Hứa?
Thứ nhứt, người Israel xưa kia sẽ được nhắc nhớ đến sự thực họ có “khuynh hướng muốn lang thang” ra khỏi con đường vâng phục. Nếu Ađam và Êva chưa sa ngã mau chóng và dễ dàng sa vào trong tội lỗi, người nào giờ đây đã thừa hưởng bổn tánh sa ngã từ họ cũng có thể dễ dàng sa vào trong tội lỗi. Đức Chúa Trời đã không chọn dân Israel vì cớ thương hại họ, mà vì cớ ân điển của Ngài. Hãy để cho từng người Israel phải tỉnh thức, biết rõ rằng sa vào tội lỗi là một việc rất dễ ràng.
Thứ hai, người Israel sẽ bị cảnh cáo về mối nguy hiểm bị những người nữ dân ngoại dẫn họ lạc sai. Đức Chúa Trời đã ban ra luật lệ rất nghiêm ngặt về dân Canaan, những cách thể hiện tình dục của họ cực kỳ đồi bại. Bạn sẽ nhớ lại khi dân Môáp không thắng hơn dân Israel bởi việc thuê Balaam công bố lời rủa sả trên họ (xem Dân số ký 22-24), họ đã thành công rất nhiều trong sự quyến dụ (Dân số ký 25). Solomon, ông rất là khôn ngoan, tấm lòng ông đã xây khỏi Đức Chúa Trời bởi những người đàn bà dân Ngoại của mình (I Các Vua 11:1…). Hãy để cho những người đàn ông Do thái học biết rằng những người đàn bà kia sẽ dẫn họ lạc sai, đặc biệt những người đàn bà ngoại đó đều thờ lạy các thần khác. Nếu Ađam có thể bị vợ mình làm cho lạc sai, người được dựng nên làm người giúp đỡ cho ông, nghĩ tới những gì sẽ xảy ra nếu họ kết hôn với những người đàn bà theo tà giáo.
Thứ ba, dân Israel sẽ học biết rằng bước theo Đức Chúa Trời đòi hỏi phải từ bỏ những ham muốn tư dục của một người, thay vì phấn đấu để làm cho chúng được thỏa mãn. Khi Phaolô viết thư cho các thánh đồ người thành Côrinhtô, ông cho họ biết rằng họ cần phải học biết tiết độ và chối bỏ mình. Sở dĩ như thế là vì họ quyết làm thỏa mãn những ham muốn xác thịt đến nỗi họ đã chọn ăn thịt cúng cho thần tượng, mặc dù điều nầy sẽ gây cho một anh em yếu đuối hơn bị vấp ngã (xem I Côrinhtô 8:1-13). Phaolô kể ra sự chối bỏ mình của chính ông làm một tấm gương cho người thành Côrinhtô noi theo (xem I Côrinhtô 9). Khi ấy, trong những câu kết thúc của chương 9, ông nài mời họ thực hành việc tự kỷ luật. Sau sự nầy, ông nhắc cho họ nhớ rằng sự thất bại của dân Israel trong đồng vắng là thích ứng với sự họ bận tâm làm thỏa mãn những ham muốn tư dục của họ:
“Anh em há chẳng biết rằng trong cuộc chạy thi nơi trường đua, hết thảy đều chạy, nhưng chỉ một người được thưởng sao? Vậy, anh em hãy chạy cách nào cho được thưởng. Hết thảy những người đua tranh, tự mình chịu lấy mọi sự kiêng kỵ, họ chịu vậy để được mão triều thiên hay hư nát. Nhưng chúng ta chịu vậy để được mão triều thiên không hay hư nát. Vậy thì, tôi chạy, chẳng phải là chạy bá vơ; tôi đánh, chẳng phải là đánh gió; song tôi đãi thân thể tôi cách nghiêm khắc, bắt nó phải phục, e rằng sau khi tôi đã giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng” (I Côrinhtô 9:24-27).
“Vả, hỡi anh em, tôi chẳng muốn cho anh em không biết tổ phụ chúng ta đều đã ở dưới đám mây, đi ngang qua biển, chịu Môi-se làm phép báp tem trong đám mây và dưới biển, ăn một thứ ăn thiêng liêng; và uống một thứ uống thiêng liêng; vì họ uống nơi một hòn đá thiêng liêng theo mình, và đá ấy tức là Đấng Christ. Song phần nhiều trong vòng họ không đẹp lòng Đức Chúa Trời, nên đã ngã chết nơi đồng vắng. Mọi điều đó đã xảy ra để làm gương cho chúng ta, hầu cho chúng ta chớ buông mình theo tình dục xấu, như chính tổ phụ chúng ta đã buông mình. Cũng đừng thờ hình tượng nữa, như mấy người trong họ, theo lời chép rằng: Dân sự ngồi mà ăn uống, rồi đứng dậy mà chơi giỡn. Chúng ta chớ dâm dục như mấy người trong họ đã dâm dục, mà trong một ngày có hai vạn ba ngàn người bị bỏ mạng. Cũng chớ thử thách Chúa như mấy người trong họ đã thử thách mà bị loài rắn hủy diệt. Lại cũng chớ lằm bằm như nấy người trong họ đã lằm bằm mà bị chết bởi kẻ hủy diệt. Những sự ấy có nghĩa hình bóng, và họ đã lưu truyền để khuyên bảo chúng ta là kẻ ở gần cuối cùng các đời. Vậy thì, ai tưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã. Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được” (I Côrinhtô 10:1-13).
Êva bị dối gạt vào chỗ tin rằng tìm kiếm sự thỏa mãn những ham muốn riêng của mình là quan trọng hơn việc vâng theo các mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Tôi tin rằng Ađam không bị dối gạt, song ông cũng chọn làm thoả mãn những ham muốn của mình thay vì vâng lời. Dân Do thái đã bị cám dỗ cùng một cách ấy, và câu chuyện nói tới sự sa ngã đã góp phần như một lời cảnh tỉnh.
Thứ tư, dân Israel sẽ có ấn tượng với tầm quan trọng của việc tuân theo các mạng lịnh của Đức Chúa Trời, và với những hậu quả đau đớn của sự bất tuân. Đức Chúa Trời đã ban cho Ađam một mạng lịnh thôi, mà ông đã thất bại không tuân theo. Dân Do thái được ban cho nhiều huấn thị hơn trong luật pháp của Môise. Hãy để cho dân Israel tiếp thu từ Ađam và Êva rằng sự bất tuân đối với các mạnh lịnh của Đức Chúa Trời đem lại sự phán xét.
Thứ năm, dân Israel, giống như Ađam và Êva ngày xưa, đã đối mặt với một trong hai sự lựa chọn. Ở giữa ngôi vườn ấy là hai thứ cây: cây sự sống và cây biết điều thiện điều ác. Chúng ta có thể nói rằng Ađam và Êva nhất thiết phải chọn giữa sự sống và sự chết. Cũng đúng là những sự lựa chọn đó đã đối mặt với dân Israel trong thời của Môise:
“Khi các điều nầy đã xảy đến cho ngươi, hoặc phước lành, hoặc rủa sả, mà ta đã đặt trước mặt ngươi, nếu trong các nước, mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đuổi ngươi đến, ngươi đem lòng nhắc lại những điều ấy, trở lại cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, ngươi và con cháu ngươi hết lòng hết ý vâng theo tiếng phán của Ngài, như mọi điều ta truyền cho ngươi ngày nay, thì bấy giờ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ thương xót ngươi, đem những phu tù ngươi trở về, nhóm hiệp ngươi từ giữa các dân, là nơi Ngài đã tản lạc ngươi đó. Dẫu những kẻ bị đày của ngươi ở tại cuối trời, thì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi cũng sẽ từ đó nhóm hiệp ngươi lại và rút ngươi khỏi nơi đó. Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ đem ngươi về xứ mà tổ phụ ngươi đã nhận được, và ngươi sẽ nhận lấy nó; Ngài sẽ làm ơn cho ngươi và gia thêm ngươi nhiều hơn tổ phụ ngươi. Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ cất sự ô uế khỏi lòng ngươi và khỏi dòng dõi ngươi, để ngươi hết lòng hết ý kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, hầu cho ngươi được sống. Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ đổ các lời trù ẻo nầy trên kẻ thù nghịch ngươi, trên kẻ nào ghét và bắt bớ ngươi. Còn ngươi sẽ hối cải, nghe theo tiếng phán của Đức Giê-hô-va, và làm theo các điều răn của Ngài, mà ta truyền cho ngươi ngày nay. Khi ngươi nghe theo tiếng phán của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, gìn giữ các điều răn và luật lệ của Ngài đã ghi trong sách luật pháp nầy, hết lòng hết ý trở lại cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, thì Ngài sẽ ban phước đầy-lấp, làm cho mọi công việc của tay ngươi được thạnh lợi, khiến hoa quả của thân thể ngươi, sản vật của sinh súc, và bông trái của đất ruộng ngươi được thịnh-vượng; vì Đức Giê-hô-va sẽ lại vui lòng nữa mà làm ơn cho ngươi, như Ngài đã vui lòng về các tổ phụ ngươi. Điều răn nầy mà ta truyền cho ngươi ngày nay chẳng phải cao quá ngươi, hay là xa quá cho ngươi. Nó chẳng phải ở trên trời, để ngươi nói rằng: Ai sẽ lên trời đem nó xuống cho chúng tôi nghe, đặng chúng tôi làm theo? Nó cũng chẳng phải ở bên kia biển, để ngươi nói rằng: Ai sẽ đi qua bên kia biển, đem nó về cho chúng tôi nghe, đặng chúng tôi làm theo? Vì lời nầy rất gần ngươi, ở trong miệng và trong lòng ngươi, để ngươi làm theo nó. Hãy xem, ngày nay ta đặt trước mặt ngươi sự sống và phước lành, sự chết và tai họa, vì ngày nay, ta bảo ngươi thương mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, đi trong các đường lối Ngài, và gìn giữ những điều răn luật lệ và mạng lịnh Ngài, để ngươi sống, gia thêm, và Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban phước cho ngươi trong xứ mà ngươi sẽ vào nhận lấy. Nhưng nếu lòng ngươi xây trở, không khứng nghe theo, chịu dụ dỗ thờ lạy và hầu việc các thần khác, thì ngày nay ta tỏ cùng các ngươi rằng các ngươi hẳn phải tuyệt diệt, không được sống lâu trên đất mà ngươi sẽ đi qua sông Giô-đanh đặng nhận lấy. Ngày nay, ta bắt trời và đất làm chứng cho các ngươi rằng ta đã đặt trước mặt ngươi sự sống và sự chết, sự phước lành và sự rủa sả. Vậy, hãy chọn sự sống, hầu cho ngươi và dòng dõi ngươi được sống, thương mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, vâng theo tiếng phán Ngài, và tríu mến Ngài; vì Ngài là sự sống ngươi và làm cho ngươi được sống lâu, đặng ngươi ở trên đất mà Đức Giê-hô-va đã thề ban cho các tổ phụ ngươi, là Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp” (Phục truyền luật lệ ký 30:1-20, phần nhấn mạnh là của tôi).
“Bây giờ, hãy xem ta là Đức Chúa Trời, Ngoài ta chẳng có Đức Chúa Trời nào khác. Ta khiến cho chết và cho sống lại, làm cho bị thương và chữa cho lành, chẳng có ai giải cứu khỏi tay ta được. Vì ta giơ tay chỉ trời Mà thề rằng: Ta quả thật hằng sống đời đời, khi ta mài lưỡi sáng của gươm ta, và tay ta cầm sự đoán xét, thì ta sẽ báo thù kẻ cừu địch ta, cùng đối trả những kẻ nào ghét ta. Ta sẽ làm cho các mũi tên ta say huyết; lưỡi gươm ta ăn thịt, tức là huyết của kẻ bị giết và của phu tù, thịt của đầu các tướng thù nghịch. Hỡi các nước! hãy vui mừng với dân Ngài, Vì Đức Chúa Trời sẽ báo thù huyết của tôi tớ Ngài, trả thù kẻ cừu địch Ngài, và tha tội cho xứ và cho dân của Ngài. Vậy, Môi-se cùng Giô-suê, con trai của Nun, đến đọc hết các lời bài ca nầy cho dân sự nghe. Khi Môi-se đã đọc xong các lời nầy tại trước mặt cả Y-sơ-ra-ên, thì người nói cùng chúng rằng: Hãy để lòng chăm chỉ về hết thảy lời ta đã nài khuyên các ngươi ngày nay, mà truyền cho con cháu mình, để chúng nó cẩn thận làm theo các lời của luật pháp nầy. Vì chẳng phải một lời nói vô giá cho các ngươi đâu, nhưng nó là sự sống của các ngươi; nhờ lời nói nầy, các ngươi sẽ ở lâu ngày trên đất mà các ngươi sẽ đi nhận lấy, khi qua sông Giô-đanh” (Phục truyền luật lệ ký 32:39-47, phần nhấn mạnh là của tôi).
Nói cách đơn giản, nếu dân Israel muốn sống, họ phải tuân giữ điều răn của Đức Chúa Trời; Nếu họ bất tuân, họ sẽ chết. Đơn giản đến từng ấy thôi. Và thế là dân Israel ngày xưa đã có cùng quyết định phải đưa ra giống như Ađam và Êva đã có. Họ đã chọn sự sống, hay họ đã chọn sự chết vậy?
Những bài học dành cho nam giới và nữ giới ngày nay
Có nhiều bài học dành cho chúng ta phải tiếp thu, và tôi sẽ chỉ ra các bài học nầy.
Thứ nhứt, phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta giải thích lý do tại sao có sự đau khổ, buồn rầu, và bất công trong thế gian nầy. Có một kẻ dại dột nói: “Tôi từ chối không tin nơi một Đức Chúa Trời, Ngài vừa nhơn từ vừa toàn năng, nhưng Ngài lại để cho đau khổ và bất công”. Đức Chúa Trời không tạo ra một thế giới nào là bất công, hay đầy dẫy với buồn rầu. Ngài đã dựng nên một thế giới rất toàn hảo. Ngài cũng dựng nên một thế giới trong đó con người đã được ban cho quyền lựa chọn một là vâng theo hay không vâng theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Chính tội lỗi của con người đã mang lại bịnh tật, đau khổ, sự chết và bất công. Sự thực cho thấy rằng Đức Chúa Trời trừng phạt tội lỗi chứng tỏ Ngài là công bình, và chính chúng ta là những tội nhân, xứng đáng với cơn thạnh nộ của Ngài. Khi bạn và tôi đưa mắt nhìn quanh rồi thấy có nhiều việc sai trái, chúng ta sẽ công nhận rằng nguyên nhân của mọi sự nầy chính là tội lỗi – sự bất tuân của con người đối với Lời của Đức Chúa Trời. Tội lỗi và đau khổ cho chúng ta biết rằng có điều chi đó sai lầm với chúng ta, chớ không phải với Đức Chúa Trời.
Thứ hai, sự sa ngã của con người trong vườn là lý do phải có một số mạng lịnh của Đức Chúa Trời phán cùng chúng ta ngày nay. Tại sao nữ giới được truyền cho phải im lặng trong Hội Thánh hay được dặn rằng họ không được lãnh đạo nam giới? Phaolô cho chúng ta biết sở dĩ như thế là vì cớ sự sa ngã của Ađam và Êva ở trong vườn:
“Ta cũng muốn rằng những người đàn bà ăn mặc một cách gọn ghẽ, lấy nết na và đức hạnh giồi mình, không dùng những tóc gióc, vàng, châu ngọc và áo quần quí giá, nhưng dùng việc lành, theo lẽ đang nhiên của người đàn bà tin kính Chúa. Đàn bà phải yên lặng mà nghe dạy, lại phải vâng phục mọi đàng. Ta không cho phép đàn bà dạy dỗ, cũng không được cầm quyền trên đàn ông; nhưng phải ở yên lặng. Vì A-đam được dựng nên trước nhất, rồi mới tới Ê-va. Lại không phải A-đam bị dỗ dành, bèn là người đàn bà bị dỗ dành mà sa vào tội lỗi. Dầu vậy, nếu đàn bà lấy đức hạnh mà bền đỗ trong đức tin, trong sự yêu thương, và trong sự nên thánh, thì sẽ nhân đẻ con mà được cứu rỗi” (I Timôthê 2:9-15).
“Hãy làm như trong cả Hội thánh của các thánh đồ, đờn bà phải nín lặng trong đám hội của anh em: họ không có phép nói tại nơi đó, nhưng phải phục tùng cũng như luật pháp dạy. Nhược bằng họ muốn học khôn điều gì, thì mỗi người trong đám họ phải hỏi chồng mình ở nhà; bởi vì đờn bà nói lên trong Hội thánh là không hiệp lẽ. Có phải là đạo Đức Chúa Trời ra từ nơi anh em, hoặc chỉ đến cùng anh em mà thôi chăng?” (I Côrinhtô 14:33b-36).
Tôi biết có nhiều người không phải là Cơ đốc nhân (và một số Cơ đốc nhân nữa) họ sẽ nói: “Đúng là vô lý! Phaolô chẳng có quyền đòi hỏi cách cư xử như thế. Đối với tôi điều đó là vô lý, và tôi sẽ không làm theo điều đó đâu!” Cho phép tôi chỉ ra đây chính là thái độ và phản ứng mà chúng ta thấy có nơi Êva. Những mạng lịnh được ban cho nữ giới không chiếu theo bất kỳ một sự thấp kém nào mà nữ giới có. Các mạng lịnh nầy bắt rễ từ sự sa ngã, và từ sự rủa sả. Phản ứng của chúng ta đối với chúng cho thấy một là chúng ta phục theo Đức Chúa Trời hay chúng ta sẽ bất tuân. Thực tế đơn giản bấy nhiêu đó thôi.
Thứ ba, giờ đây chúng ta biết rõ phương thuốc chữa cho sự rủa sả. Có người sẽ thắc mắc: “Tại sao Đức Chúa Trời lại để cho những hậu quả tội lỗi của Ađam rơi trên toàn thể dòng giống nhân loại?” “Tại sao tôi phải chịu khổ vì những gì Ađam đã làm?” Trong chỗ thứ nhứt, tôi dám nói rằng hầu hết nổi khổ của tôi là vì cớ tội lỗi của tôi, chớ không phải tội lỗi của Ađam. Nhưng sau khi phán ra điều nầy, Đức Chúa Trời đã giàu ơn lại để cho hành động của một người nầy tác động vào tôi. Đấy là ân điển vì Ngài cũng dự định cho những hành động của Người khác, là Ađam sau cùng, làm đảo lộn mọi hậu quả tội lỗi của Ađam thứ nhứt:
“Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội. Vì, trước khi chưa có luật pháp, tội lỗi đã có trong thế gian, song chưa có luật pháp, thì cũng không kể là tội lỗi. Nhưng từ A-đam cho đến Môi-se, sự chết đã cai trị cả đến những kẻ chẳng phạm tội giống như tội của A-đam, là người làm hình bóng của Đấng phải đến. Song tội lỗi chẳng phải như sự ban cho của ân điển. Vì nếu bởi tội lỗi của chỉ một người mà mọi kẻ khác đều phải chết, thì huống chi ơn của Đức Chúa Trời và sự ban cho trong ơn Ngài tỏ ra bởi một người là Đức Chúa Jêsus Christ, chan chứa cho hết thảy mọi người khác là dường nào! Lại sự ban cho nầy chẳng phải như việc xảy đến bởi một người phạm tội đâu: sự phán xét bởi chỉ một tội mà làm nên đoán phạt; nhưng sự ban cho của ân điển thì sau nhiều tội rồi, dẫn đến sự xưng công bình. Vả, nếu bởi tội một người mà sự chết đã cai trị bởi một người ấy, thì huống chi những kẻ nhận ân điển và sự ban cho của sự công bình cách dư dật, họ sẽ nhờ một mình Đức Chúa Jêsus Christ mà cai trị trong sự sống là dường nào! Vậy, như bởi chỉ một tội mà sự đoán phạt rải khắp hết thảy mọi người thể nào, thì bởi chỉ một việc công bình mà sự xưng công bình, là sự ban sự sống, cũng rải khắp cho mọi người thể ấy. Vì, như bởi sự không vâng phục của một người mà mọi người khác đều thành ra kẻ có tội, thì cũng một lẽ ấy, bởi sự vâng phục của một người mà mọi người khác sẽ đều thành ra công bình. Vả, luật pháp đã xen vào, hầu cho tội lỗi gia thêm; nhưng nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa, hầu cho tội lỗi đã cai trị làm nên sự chết thể nào, thì ân điển cũng cai trị bởi sự công bình thể ấy, đặng ban cho sự sống đời đời bởi Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta” (Rôma 5:12-21).
“Sự sống lại của kẻ chết cũng như vậy. Thân thể đã gieo ra là hay hư nát, mà sống lại là không hay hư nát; đã gieo ra là nhục, mà sống lại là vinh; đã gieo ra là yếu, mà sống lại là mạnh; đã gieo ra là thể huyết khí, mà sống lại là thể thiêng liêng. Nếu đã có thể huyết khí, thì cũng có thể thiêng liêng; ấy vậy, có lời chép rằng: Người thứ nhứt là A-đam đã nên linh hồn sống. A-đam sau hết là thần ban sự sống. Nhưng chẳng phải thể thiêng liêng đến trước, ấy là thể huyết khí; rồi thể thiêng liêng đến sau. Người thứ nhứt bởi đất mà ra, là thuộc về đất, người thứ hai bởi trời mà ra. Người thuộc về đất thể nào, thì những kẻ thuộc về đất cũng thể ấy; người thuộc về trời thể nào, thì những kẻ thuộc về trời cũng thể ấy. Như chúng ta đã mang ảnh tượng của người thuộc về đất, thì chúng ta cũng sẽ mang ảnh tượng của người thuộc về trời” (I Côrinhtô 15:42-49).
Ađam là Ađam thứ nhứt, tội lỗi của ông đã làm cho mọi con người đều trở thành hạng tội nhân. Đức Chúa Jêsus Christ là “Ađam sau cùng”. Ngài bị cám dỗ trong từng lãnh vực, song không như Ađam, Chúa chúng ta không hề thất bại (Hêbơrơ 2:18; 4:15). Ngài khống chế sự cám dỗ của Satan (Mathiơ 4:1-11; Luca 4:1-12) là đối ngược lại với Ađam, và điều nầy cung ứng cho chúng ta nhiều ý niệm về việc xử lý với sự cám dỗ. Ngài bị cám dỗ, tuy nhiên không phạm tội. Ngài là Đấng không có tội lỗi đã trở nên tội lỗi vì chúng ta, để cho chúng ta nhờ Ngài mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời (II Côrinhtô 5:22). Tội lỗi của Ađam đã đem hết thảy mọi người ở trong ông (toàn thể nhân loại) vào sự phán xét; sự công bình của Đấng Christ làm cho hết thảy những ai ở trong Ngài đều được sự công bình. Chúng ta có một sự lựa chọn ở trước mặt chúng ta: một là chúng ta sẽ trụ lại trong Ađam, và vì thế ở dưới sự phán xét thiêng liêng, hay chúng ta sẽ được thấy ở trong Đấng Christ do tin cậy nơi Ngài, kết quả trong sự sống đời đời.
Sứ điệp của phân đoạn Kinh Thánh gốc có lẽ sẽ được tóm lại bằng 5 từ ngữ:
Đức tin. Hậu quả sự cám dỗ của Ađam và Êva được quyết định trên cơ sở của sự họ chọn tin theo AI. Những việc mà họ đang xử lý với, đối với họ, là không thấy được bằng mắt thường. Họ chưa hề thấy sự chết, và không thực sự biết sự sống có ý nghĩa như thế nào cả. Họ cũng không biết đâu là “điều thiện điều ác”. Khi con người sa ngã trong vườn, điều đó phù hợp với việc đặt đức tin sai chỗ. Êva đã tin theo Satan, thay vì tin Đức Chúa Trời.
Lời của Đức Chúa Trời. Chính lời của Đức Chúa Trời ngược lại lời lẽ của Satan, và Êva đã chọn tin theo Satan. Lời của Đức Chúa Trời là đủ để kêu gọi sự sáng tạo bước vào hiện hữu. Thắc mắc là: Lời ấy có đủ hay không đủ cho Ađam và Êva để sống theo!?!
Sự vâng lời. Phần thử nghiệm mà Đức Chúa Trời đã ban cho Ađam và Êva là thử nghiệm về sự vâng lời. Họ có vâng theo mạng lịnh của Ngài không?
Ân điển. Đức Chúa Trời rất giàu ơn khi dựng nên thế giới hoàn hảo như thế, rồi đặt con người vào trong vườn. Đức Chúa Trời rất giàu ơn khi cấm Ađam và Êva ăn trái cấm. Ngài rất giàu ơn khi tìm kiếm Ađam và Êva, rồi chỉ ra tội lỗi của họ. Ngài rất giàu ơn khi hứa cho một Cứu Chúa hầu đến, là Đấng hủy diệt kẻ ác một lần đủ cả. Trong Cựu Ước, cũng như trong Tân Ước, ân điển được tìm thấy trên mỗi trang giấy.
Chức năng lãnh đạo. Sự sa ngã đã diễn ra vì Ađam đã thất bại không lãnh đạo được, như Đức Chúa Trời đã căn dặn ông. Ông đã nghe theo vợ mình, thay vì lãnh đạo nàng, và thực thi uy quyền trên con rắn.
Trong phần kết luận, tôi muốn chỉ ra những gì tôi cảm thấy là một bài học tối quan trọng mà chúng ta dự tính tiếp thu từ câu chuyện nói tới sự sa ngã của con người. Ađam và Êva đã sa ngã vì họ không tin cậy Đức Chúa Trời làm thỏa mãn mọi nhu cần của họ. Họ cảm thấy họ nên hành động độc lập đối với Đức Chúa Trời, và trong sự bất tuân Lời Ngài, để cho những ham muốn của họ được thỏa. Êva đã nhìn xem trái cấm như đáng ao ước, và nàng bằng lòng bất tuân đối với Đức Chúa Trời (mặc dù Ngài đã đe dọa bằng sự chết) để làm thỏa mãn các nhu cần của nàng (y như nàng đã xác định chúng). Dường như Ađam đã bằng lòng bất tuân đối với Đức Chúa Trời vì ông cảm thấy ông cần Êva hơn là cần Đức Chúa Trời. Mặt khác, tại sao ông biết mình bất tuân đối với Đức Chúa Trời khi vâng theo nàng?
Tôi tin Sáng thế ký 2 đã được viết ra để chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời vừa bằng lòng và có quyền làm thỏa mãn mọi nhu cần hợp lẽ của chúng ta, theo cách của Ngài, và theo thì của Ngài. Các loài cây cỏ đều cần đến nước, và Đức Chúa Trời đã chu cấp nước cho. Họ cần gieo trồng và tưới tiêu, và Đức Chúa Trời đã chu cấp cho nhu cần ấy. Ađam cần một người bạn đời phụ giúp, và Đức Chúa Trời đã kỳ diệu chu cấp Êva cho. Đức Chúa Trời đã chu cấp cho từng nhu cần trong sự sáng tạo của Ngài.
Khi Chúa chúng ta bị Satan cám dỗ, Ngài đã vào trong đồng vắng, ở đó Ngài chẳng có bánh cũng chẳng có nước (y như dân Israel bị Môise đưa vào đồng vắng vậy). Satan đã tìm cách dùng chính sự cám dỗ mà hắn đã sử dụng ở trong vườn, tìm cách quyến dụ Chúa Jêsus hành động độc lập với Đức Chúa Cha để làm thỏa mãn các nhu cần của riêng Ngài. Chúa chúng ta trả lời rằng con người không sống chỉ có bánh mà thôi, mà còn bởi từng lời ra từ miệng của Đức Chúa Cha nữa. Ngài biết việc tuân theo Đức Chúa Trời là quan trọng hơn việc ăn một bữa ăn. Ngài biết rõ nhu cần tối hậu của Ngài là vâng theo ý chỉ của Đức Chúa Cha. Ngài biết rõ nếu Ngài phó mình cho Đức Chúa Trời, rồi vâng theo Lời của Ngài, Đức Chúa Trời sẽ tiếp trợ cho mọi nhu cần của Ngài.
Satan đã cám dỗ Êva, thuyết phục nàng rằng nàng thực sự cần trái của cây cấm kia. Nàng đã cần đến nó, nàng tưởng thế, vì nó đáng ao ước hầu làm cho nàng được khôn ngoan hơn, để khiến nàng ra giống như Đức Chúa Trời. Nàng cần phải biết điều thiện và điều ác. Tôi có khuynh hướng nghĩ rằng Đức Chúa Trời đã dự trù làm thỏa mãn nhu cần nầy rồi, nhưng một phải theo phương thức của Ngài, và theo thì thuận tiện của chính Ngài. Tôi lấy làm lạ không biết Đức Chúa Trời có dự trù dạy cho Ađam biết về thiện ác hay không khi họ mỗi ngày đồng đi với nhau ở trong vườn. Tôi tin rằng họ sẽ đạt tới chỗ nhìn biết điều thiện qua việc nhìn biết Đức Chúa Trời, và nhìn biết rằng bất cứ điều chi khác hơn việc làm đẹp lòng Ngài đều là điều ác. Họ đã học tập để được khôn ngoan bằng cách nhìn biết Đức Chúa Trời một cách mật thiết hơn. Theo phương thức nầy, sự hiểu biết điều thiện điều ác sẽ là một việc phước hạnh, kết quả của việc tận hưởng Đức Chúa Trời. Bất tuân với Đức Chúa Trời mang lại sự phân cách xa khỏi Đức Chúa Trời, thay vì mật thiết càng hơn với Đức Chúa Trời.
Có bao nhiêu lần chúng ta thấy mình bị cám dỗ với tư thế đó? Chúng ta ý thức rằng chúng ta có có một nhu cầu (hay ít nhất, chúng ta có một ước muốn) mà Đức Chúa Trời chưa làm thỏa mãn. Chúng ta nên đến gần Đức Chúa Trời, tin cậy Ngài tiếp trợ cho, hay cầm giữ lại, những gì chúng ta ao ước, với lòng nhận biết rằng “mọi ân điển tốt lành cùng sự ban cho trọn vẹn đều đến từ nơi cao” (Giacơ 1:17). Đức Chúa Trời chỉ cầm giữ lại những gì là bất lợi không có ích cho chúng ta. Nhưng chúng ta thường giống như Êva, chọn làm thỏa mãn mọi nhu cần của mình theo cách độc lập, hành động ngoài đức tin, và có lẽ trong sự bất tuân trực tiếp đối với Lời của Ngài. Những kết quả của sự bất tuân đó luôn luôn là tai hại cho đến cuối cùng.
Há có phải dân Israel chẳng cần tiếp thu điều nầy sao? Họ đã được dẫn vào trong đồng vắng, ở đó không có bánh và có ít nước. Đức Chúa Trời đã hứa tiếp trợ cho mọi nhu cần của họ. Khi họ thất bại không tin cậy và vâng theo Ngài, luôn luôn có những hậu quả thật đau đớn. Đức Chúa Trời cố ý để họ ở trong chỗ có cần đó, để thử họ và để làm cho đức tin họ tăng lên:
“Hãy cẩn thận làm theo hết thảy điều răn mà ta truyền cho các ngươi ngày nay, để các ngươi được sống, được gia thêm, và được vào nhận lấy xứ mà Đức Giê-hô-va đã thề cùng tổ phụ các ngươi, để ban cho các ngươi. Hãy nhớ trọn con đường nơi đồng vắng mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã dẫn ngươi đi trong bốn mươi năm nầy, để hạ ngươi xuống và thử ngươi, đặng biết điều có ở trong lòng ngươi, hoặc ngươi có gìn giữ những điều răn của Ngài hay chăng. Vậy, Ngài có hạ ngươi xuống, làm cho ngươi bị đói, đoạn cho ăn ma-na mà ngươi và tổ phụ ngươi chưa hề biết, để khiến ngươi biết rằng loài người sống chẳng phải nhờ bánh mà thôi, nhưng loài người sống nhờ mọi lời bởi miệng Đức Giê-hô-va mà ra” (Phục truyền luật lệ ký 8:1-3).
Khi chúng ta có nhu cần, ấy thường là phương thức của Đức Chúa Trời dạy dỗ chúng ta phải tin cậy và vâng lời. Khi chúng ta thất bại không làm được như vậy, một lần nữa, chúng ta chỉ lặp lại sự bất tuân của Ađam và Êva ở trong vườn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét