Từ Sự Sáng Tạo Đến Thập Tự Giá
Nước Lụt
Mục sư Bob Deffinbaugh
Sáng thế ký 5:28—10:32
Phần giới thiệu:
Tuần qua, cuộc bầu cử được tổ chức để chọn Tổng Thống của Hoa Kỳ. Một tuần sau, khi tôi hoàn tất bài giảng nầy, chúng ta vẫn chưa biết ai sẽ thắng cử. Khi nhiều ngày trôi qua, chênh lệch giữa thắng bại càng thu nhỏ lại, không những ở bang Florida, mà còn ở các bang khác nữa. Điều nầy phù hợp với số cử tri bỏ phiếu trong cuộc bầu cử nầy. Chúng ta sẽ tiếp thu từ cuộc bầu cử nầy, ấy là những hành động của một ít người sẽ tác động đến số phận của ứng cử viên, chưa nhắc tới mọi công dân trên xứ sở rộng lớn của chúng ta nữa.
Trong Kinh Thánh, chúng ta có thể nhìn thấy số phận của nhiều người thường đặt trên bổn tánh và cách xử sự của chỉ một người. Thí dụ, đây là trường hợp với các vị vua của Israel. Điều nầy cũng rất thực trong thời kỳ các quan xét. Chúng ta nhìn thấy chính nguyên tắc nầy đang tác động ở Sáng thế ký 3, ở đây sự bất tuân của Ađam đem lại tội lỗi, sự xét đoán, và những lời rủa sả giáng trên toàn bộ dòng giống nhân loại. Chúng ta nhìn thấy điều đó với Cain và với Sết ở Sáng thế ký 4 và 5, ở đây tội lỗi hay sự công bình của mỗi người chạm đến các thế hệ trong tương lai. Chúng ta nhìn thấy điều đó một lần nữa trong câu chuyện nói tới nước lụt. Toàn bộ thế gian đều băng hoại và chỉ thích ứng cho sự hủy diệt, và nếu sự hủy diệt ấy không đụng tới một người công bình – là Nôê – toàn bộ dòng giống nhân loại sẽ bị quét sạch cho đến đời đời. Nhưng vì cớ Nôê, một dân sót đã được bảo tồn, và vì thế dòng giống nhân loại đã có một khởi đầu mới.
Trong loạt bài trước kia của tôi chuyên về sách Sáng thế ký, bốn bài học nhắm vào chính những phần Kinh Thánh mà chúng ta sẽ xử lý với nhưng chỉ trong một bài học mà thôi. Mục đích của chúng ta trong bài học nầy là nhìn vào “bức tranh lớn”, và vì thế tôi không thể tự mình bỏ qua bất cứ một sự việc nào có cần. Giữa vòng những sự việc nầy là thắc mắc về lai lịch của “các con trai của Đức Chúa Trời” và người Nephilim trong các câu đầu của Sáng thế ký 6. Những học giả lỗi lạc có những cách giải thích khác nhau về các cụm từ nầy. Nếu việc biết rõ ý nghĩa của những cụm từ nầy là có cần cho sứ điệp của phân đoạn Kinh Thánh nầy, thế thì tôi dám chắc Đức Chúa Trời sẽ dành nhiều thì giờ nói tới họ và sẽ làm cho ý nghĩa ra rõ ràng cho chúng ta. Tôi phải kết luận rằng phân đoạn Kinh Thánh gốc rất là mơ hồ, khiến chúng ta phải dè chừng vì quá giáo điều trong những vấn đề như vậy.
Thêm nữa, tôi sẽ không cố gắng giải thích làm thế nào nước lụt xảy đến theo những thuật ngữ khoa học. Sở dĩ như thế vì đây chẳng phải là lãnh vực chuyên môn của tôi, và một phần vì đây chẳng phải là mục tiêu của phân đoạn Kinh Thánh. Tôi cũng sẽ không giải thích tất cả những khác biệt giữa thế giới tiền-nước lụt và thế giới hậu-nước lụt. Các vấn đề nầy có thể là sở thích của một số người, và tôi mong họ hài lòng khi theo đuổi chúng, bao lâu trọng tâm chính của phân đoạn nầy không làm ngăn trở họ. Trong bài học nầy, tôi sẽ tìm cách chú ý đến “luật cân xứng”, chú ý những phần trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta có nhiều nhấn mạnh nhất.
Một Thế Giới Chín Muồi Cho Sự Phán Xét
Sáng thế ký 6:1-7, 11-12
“Vả, khi loài người khởi thêm nhiều trên mặt đất, và khi loài người đã sanh được con gái rồi, các con trai của Đức Chúa Trời thấy con gái loài người tốt đẹp, bèn cưới người nào vừa lòng mình mà làm vợ. Đức Giê-hô-va phán rằng: Thần ta sẽ chẳng hằng ở trong loài người luôn; trong điều lầm lạc, loài người chỉ là xác thịt; đời người sẽ là một trăm hai mươi năm mà thôi. Đời đó và đời sau, có người cao lớn trên mặt đất, vì con trai Đức Chúa Trời ăn ở cùng con gái loài người mà sanh con cái; ấy những người mạnh dạn ngày xưa là tay anh hùng có danh. Đức Giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn; thì tự trách đã dựng nên loài người trên mặt đất, và buồn rầu trong lòng. Đức Giê-hô-va phán rằng: Ta sẽ hủy diệt khỏi mặt đất loài người mà ta đã dựng nên, từ loài người cho đến loài súc vật, loài côn trùng, loài chim trời; vì ta tự trách đã dựng nên các loài đó … Thế gian bấy giờ đều bại hoại trước mặt Đức Chúa Trời và đầy dẫy sự hung ác. Nầy, Đức Chúa Trời nhìn xem thế gian, thấy điều bại hoại, vì hết thảy xác thịt làm cho đường mình trên đất phải bại hoại”.
Tôi phải đưa ra một lời xưng nhận ở đây. Tôi thường chạy đến cửa hàng tạp hóa thay cho vợ tôi, hay với nàng, để “mua lấy một vài món”. Gian hàng sản phẩm luôn luôn lôi cuốn tôi. Có khi viên quản lý sản phẩm sẽ đính một tờ nhãn vào trái cây ghi là “chín muồi”. Nhiều lần lắm, tôi đã nhìn thấy một mẫu trái cây thực sự thối rửa, và tôi phải xưng nhận rằng tôi đã đính một cái nhãn chín muồi vào trái cây thối rửa kia để cho mọi người xem thấy.
Tôi nghĩ nền văn minh trong thời của Nôe cần đến một trong những tờ nhãn “chín muồi” đó. Nó đã thối rửa cho đến tận cốt lõi rồi. Ban đầu thì mọi việc dường như suông sẻ lắm, nhưng không thể kéo dài vì có những việc đã trở xấu đi. Lúc đầu, Đức Chúa Trời đã ban cho con người ơn phước của Ngài rồi truyền cho họ “phải kết quả và thêm nhiều”:
“Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất” (Sáng thế ký 1:28).
Ađam và Êva sanh hai người con trai; Cain giết Abên, và về sau sanh Sết, cùng với nhiều người khác nữa. Thế rồi, một vài năm sau Laméc xuất hiện, một trong những dòng dõi của Ađam và Êva qua Cain. Cain và Laméc rất giỏi trong phép tính trừ (bằng cách giết người) hơn là phép cộng, mặc dù Laméc thực hiện sự rút gọn nhân loại bằng cách cưới hai vợ, thay vì chỉ có một (4:19-24). Khi đến với chương 6, có những việc đã đi từ tệ đến xấu hơn.
Theo tôi hiểu các câu 1-7, Môise đang mô tả tình trạng không hài lòng đối với con người theo cách tiệm tiến, một tình trạng lên tới cực điểm với sự cần thiết cho phần phán xét rộng khắp. Hai câu đầu tiên của chương 6 mô tả phương thức con người đang thêm lên trong đó. Con người – các con trai của Đức Chúa Trời – đã cưới những người nữ và họ sanh con đẻ cái với nhau. Mọi sự nầy được xem là tích cực, trừ phi đối với cơ sở mà họ chọn vợ của mình – họ đã chọn những người nữ nào trông đẹp nhất cho họ (6:2). Đặc biệt sau sự sa ngã, một người có thể hy vọng rằng những người nam và nữ sẽ tìm kiếm người bạn đời nào là tin kính, nhưng đây chẳng phải là trường hợp như thế đâu. Những người nam người nữ đã kết hôn và thêm nhiều, nhưng tuyệt đối từ những ham muốn xác thịt của họ. Không phải lấy làm lạ, chúng ta thấy lời lẽ của Đức Chúa Trời ở câu 3, câu nầy chỉ ra rằng Thần của Ngài sẽ không ở với loài người cho đến đời đời. Mặc dù Đức Chúa Trời có phán: “Ta đã dựng nên con người, nhưng nó bị xác thịt quản trị đến nỗi linh hồn nó chẳng còn hiệp với Thần của ta nữa. Ta sẽ không chịu mãi điều nầy được. Ta sẽ rút ngắn tuổi con người lại chừng 120 năm mà thôi”.
Vấn đề kế tiếp phát sinh ở Sáng thế ký 6:4. Khi kết hôn và sự thêm nhiều diễn ra, dòng giống giềnh giàng ai cũng biết là Nephilim nổi bật lên. Những người nầy dường như là loại người siêu đẳng về phần xác thể, nhưng từ những câu nối theo sau, chúng ta thấy rằng tình trạng đạo đức của nhân loại được tìm thấy là thiếu sót. Khi Đức Chúa Trời nhìn xuống loài thọ tạo của Ngài, Ngài thấy rằng tình trạng yếu đuối của con người rất trầm trọng; tư tưởng của con người liên tục xu hướng về điều ác (6:5). Thì giờ sau cùng đã đến để xử lý với mớ hỗn độn mà con người đã tạo ra.
Trong quá khứ, tôi đã dấn thân vào chức vụ giảng đạo ở trong tù. Những chuyên đề dạy dỗ trong một số nhà tù là niềm vui lớn lao cho tôi. Có một việc tôi lo, ấy là một ngày kia tôi được yêu cầu ngồi với một tù phạm sắp bị hành quyết vì tội phạm của mình. May thay, điều ấy không xảy ra. Nếu chứng kiến cái chết của một tội phạm là đau đớn, hãy suy nghĩ về một người đau khổ phải kinh nghiệm việc nhìn thấy tất cả loài thọ tạo phải gục chết. Một người sẽ lấy làm lạ, làm sao Đức Chúa Trời Đấng đã dựng nên các tạo vật sống nầy giờ đây lại có thể hủy diệt họ chứ! Bạn tôi ơi, câu trả lời được tìm thấy trong tính chất trọng đại của tội lỗi và sự băng hoại mà tội lỗi con người đã đem vào cõi thọ tạo.
Hãy dành một phút để suy gẫm đến phạm trù của tội lỗi và sự băng hoại đã kết quả từ sự sa ngã của Ađam và Êva, và những tội lỗi tới sau của dòng dõi họ. Tất cả nhân loại đều băng hoại, như chúng ta có thể nhìn thấy từ câu 5:
“Đức Giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn”.
Từ sáng cho tới tối, lý trí của con người đầy dẫy với những tư tưởng gian ác. Họ chẳng suy nghĩ điều gì khác trừ ra tội lỗi. Và lý trí ấy không kết thúc chỉ với tư tưởng thôi đâu; quả đất bị băng hoại và đầy dẫy với bạo lực (câu 11). Khi tôi nhìn vào cách sử dụng từ ngữ “bại hoại”, tôi thấy rằng chính động từ đó được sử dụng với ý nghĩa “hủy diệt” (xem Sáng thế ký 9:11, 15; 13:13:10; 18:28, 32; 19:13, 14, 29; 38:9). Đấy là những gì tội lỗi của con người đã làm cho quả đất nầy. Ngày nay, chúng ta dám nói, con người “đã xử tệ” với toàn bộ địa cầu. Cái điều có ý nghĩa, ấy là Đức Chúa Trời không hủy diệt điều chi đẹp đẽ và có ích (mặc dù Ngài chắc chắn sẽ làm thế nếu Ngài muốn); Ngài đã hủy diệt điều chi vô giá trị và bại hoại.
Tôi phải tốn nhiều thì giờ để chấp nhận sự thực tội lỗi của con người đã làm bại hoại hay hủy diệt địa cầu nầy. Câu 11 cho chúng ta biết rằng “thế gian” đã bị bại hoại. Tội lỗi của con người chạm đến mọi sự. Đất đã gánh chịu sự bại hoại vì cớ tội lỗi của con người (xem Lêvi ký 18:25-28). Không những đất bị bại hoại, mà thậm chí các tạo vật sống nữa:
“Đức Chúa Trời bèn phán cùng Nô-ê rằng: Kỳ cuối cùng của mọi xác thịt đã đưa đến trước mặt ta; vì cớ loài người mà đất phải đầy dẫy điều hung hăng; vậy, ta sẽ diệt-trừ họ cùng đất. … Còn ta đây, ta sẽ dẫn nước lụt khắp trên mặt đất, đặng diệt tuyệt các xác thịt có sanh khí ở dưới trời; hết thảy vật chi ở trên mặt đất đều sẽ chết hết …” (Sáng thế ký 6:13, 17, phần nhấn mạnh là của tôi).
Tiếng Kêu Vì Hoảng Sợ
Sáng thế ký 6:3, 6-7
“Đức Giê-hô-va phán rằng: Thần ta sẽ chẳng hằng ở trong loài người luôn; trong điều lầm lạc, loài người chỉ là xác thịt; đời người sẽ là một trăm hai mươi năm mà thôi” … thì tự trách đã dựng nên loài người trên mặt đất, và buồn rầu trong lòng. Đức Giê-hô-va phán rằng: Ta sẽ hủy diệt khỏi mặt đất loài người mà ta đã dựng nên, từ loài người cho đến loài súc vật, loài côn trùng, loài chim trời; vì ta tự trách đã dựng nên các loài đó”.
Phân đoạn Kinh Thánh nầy cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời lấy làm buồn rầu vì Ngài đã dựng nên con người trên đất và tự trách ở trong lòng (6:6). Kết quả là, Ngài quyết định quét sạch con người, cùng với những sanh vật (6:7). Có phải câu nầy nói cho chúng ta biết rằng một biến cố không có nói trước đã lôi kéo Đức Chúa Trời bởi sự ngạc nhiên không? Có phải Môise nói cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời đã biết rõ Ngài đã dựng nên một sự sai lầm quan trọng không? Còn hơn thế nữa! Một lần nữa, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời dính dáng mật thiết với tạo vật của Ngài và Ngài chăm sóc nó rất tình cảm. Đức Chúa Trời đã dựng nên muôn vật, kể cả con người, Ngài nhìn biết rằng con người sẽ không đạt được phần thử nghiệm ở trong vườn. Chính qua sự sa ngã của con người và sự tội lỗi xâm nhập vào thế gian nầy khiến cho Đức Chúa Trời có thể bày tỏ ra những thuộc tính lạ lùng của Ngài:
“Đức Giê-hô-va ngự xuống trong đám mây, đứng gần bên Môi-se và hô danh Giê-hô-va. Ngài đi ngang qua mặt người, hô rằng: Giê-hô-va! Giê-hô-va! là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thực, ban ơn đến ngàn đời, xá điều gian ác, tội trọng, và tội lỗi; nhưng chẳng kể kẻ có tội là vô tội, và nhân tội tổ phụ phạt đến con cháu trải ba bốn đời” (Xuất Êdíptô ký 34:5-7).
Chỉ trong phạm trù của tội lỗi mà ân điển của Đức Chúa Trời mới có thể thấy được cho muôn vật. Ngược lại với sự gian ác của con người, sự công bình của Đức Chúa Trời được nhìn thấy rõ nét hơn. Sự hiểu sai mà nhiều người dường như có, ấy là nếu Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ không để cho việc gì xảy ra khiến cho Ngài phải buồn rầu hay đau khổ. Chúng ta chỉ có thể tưởng tượng loại buồn rầu mà Đức Chúa Trời đã kinh nghiệm khi Ngài đổ ra cơn thạnh nộ của Ngài trên Con Ngài tại đồi Gôgôtha, khi Ngài chịu chết trong chỗ của chúng ta, gánh lấy án phạt của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rõ đây là một phần trong chương trình của Đức Chúa Trời đã được thiết lập trong cõi quá khứ đời đời.
“Hỡi người Y-sơ-ra-ên, hãy nghe lời nầy: Đức Chúa Jêsus ở Na-xa-rét, tức là Người mà Đức Chúa Trời đã dùng làm việc quyền phép, sự lạ và dấu lạ ở giữa các ngươi, để làm chứng cho Người trong vòng các ngươi, như chính các ngươi đều biết. Người đó bị nộp theo ý định trước và sự biết trước của Đức Chúa Trời, các ngươi đã mượn tay độc ác mà đóng đinh Người trên thập tự giá và giết đi. Nhưng Đức Chúa Trời đã khiến Người sống lại, bứt đứt dây trói của sự chết, vì nó không thể giữ Người lại dưới quyền nó” (Công Vụ các Sứ đồ 2:22-24).
Mục tiêu mà tôi cố gắng đưa ra, ấy là Đức Chúa Trời định một số việc mà Ngài biết rõ sẽ làm cho Ngài phải đau buồn. Sự thực cho thấy rằng Đức Chúa Trời đã kinh nghiệm buồn rầu vì Ngài đã dựng nên con người không có nghĩa là Ngài không biết con người sẽ sa ngã một cách đáng thương, khiến Ngài phải buồn rầu. Bất cứ cặp hôn phối nào quyết định phải có con sẽ nhìn biết rằng có những lúc buồn khổ, và không những dành cho người nữ trong lúc sanh con. Đức Chúa Trời buồn rầu vì con người đã quá gian ác, nhưng buồn rầu không có nghĩa là Ngài không biết hậu quả của hành động sáng tạo của Ngài.
Nôê: Một Người Công Bình
Sáng thế ký 5:29; 6:9
“Lê-méc được một trăm tám mươi hai tuổi, sanh một trai, đặt tên là Nô-ê, mà nói rằng: Đứa nầy sẽ an ủi lòng ta về công việc và về sự nhọc nhằn mà đất bắt tay ta phải làm, là đất Đức Giê-hô-va đã rủa sả” … Nầy là dòng dõi của Nô-ê. Nô-ê trong đời mình là một người công bình và trọn vẹn, đồng đi cùng Đức Chúa Trời”.
Phổ hệ của Cain trải đi từ xấu (Cain) đến tệ hơn (Laméc). Phổ hệ của Sết giữ lấy một lời hứa. Chính trong thời của Sết mà người ta khởi “kêu cầu danh Đức Giêhôva” (4:26). Hê-nóc, một trong những dòng dõi của Sết, là một người “đồng đi với Đức Chúa Trời”, và người được cất lên trời (5:24). Với sự ra đời của Nôê, có một ý thức về sự trông cậy; cha của ông đã bày rõ ra sự hy vọng rằng con trai của mình sẽ làm đảo lộn lại lời rủa sả (5:29). Ông đã được Đức Chúa Trời sử dụng như một đấng cứu tinh, và là đấng ấy, ông đã làm hình bóng cho “Đấng Giải Phóng” vĩ đại, là Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng ta sẽ nói về điều nầy sau. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Nôê là một người tin kính; ở giữa một xã hội băng hoại, Nôê đứng vững, đứng một mình, trong vai trò người của Đức Chúa Trời. Ông “không tì vít giữa vòng những kẻ cùng thời với mình”, một người giống như Hê-nóc, ông “đồng đi cùng Đức Chúa Trời” (6:9).
Nói như thế nầy không phải là nói rằng Nôê là một người trọn vẹn đâu, một người mà Đức Chúa Trời đã buông tha vì ông sống chẳng có tội lỗi gì. Nôê là một tội nhân, sự giải cứu của ông là một vấn đề của ân điển thiêng liêng, thay vì của công trạng con người:
“Nhưng Nô-ê được ơn trước mặt Đức Giê-hô-va” (Sáng thế ký 6:8).
Chính ân điển của Đức Chúa Trời đã giải cứu Nôê. Và ông, giống như bao thánh đồ khác – Cựu hay Tân Ước – đã được cứu bởi đức tin:
“Bởi đức tin, Hê-nóc được cất lên và không hề thấy sự chết; người ta không thấy người nữa, vì Đức Chúa Trời đã tiếp người lên. Bởi chưng trước khi được tiếp lên, người đã được chứng rằng mình ở vừa lòng Đức Chúa Trời rồi. Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài. Bởi đức tin, Nô-ê được Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy, và người thành tâm kính sợ, đóng một chiếc tàu để cứu nhà mình; bởi đó người định tội thế gian, và trở nên kẻ kế tự của sự công bình đến từ đức tin vậy” (Hêbơrơ 11:5-7, phần nhấn mạnh là của tôi).
Ngược lại với Ađam, là người đã bất tuân Đức Chúa Trời, đức tin của Nôê là rõ ràng trong sự ông vâng theo các mạng lịnh của Đức Chúa Trời:
“Nô-ê làm các điều nầy y như lời Đức Chúa Trời đã phán dặn” — quả thực ông đã làm theo (6:22).
“Đoạn, Nô-ê làm theo mọi điều Đức Giê-hô-va đã phán dặn mình” (7:5).
Trong khi sự bất tuân của Ađam đã diễn ra trong một thời điểm nào đó của thời gian, sự vâng lời của Nôê đã được chứng tỏ bởi vô số năm tháng lo đóng chiếc tàu.
Đức Chúa Trời Ban Ra Chương Trình Và Một Lời Hứa
Sáng thế ký 6:13-22
“Đức Chúa Trời bèn phán cùng Nô-ê rằng: Kỳ cuối cùng của mọi xác thịt đã đưa đến trước mặt ta; vì cớ loài người mà đất phải đầy dẫy điều hung hăng; vậy, ta sẽ diệt-trừ họ cùng đất. Ngươi hãy đóng một chiếc tàu bằng cây gô-phe, đóng có từng phòng, rồi trét chai bề trong cùng bề ngoài. Vậy, hãy làm theo thế nầy: Bề dài tàu ba trăm thước, bề ngang năm mươi thước, bề cao ba mươi thước. Trên tàu ngươi sẽ làm một cửa sổ, bề cao một thước, và chừa một cửa bên hông; ngươi sẽ làm một từng dưới, một từng giữa và một từng trên. Còn ta đây, ta sẽ dẫn nước lụt khắp trên mặt đất, đặng diệt tuyệt các xác thịt có sanh khí ở dưới trời; hết thảy vật chi ở trên mặt đất đều sẽ chết hết. Nhưng ta sẽ lập giao ước cùng ngươi, rồi ngươi và vợ, các con và các dâu của ngươi, đều hãy vào tàu. Về các loài sanh vật, ngươi hãy dẫn xuống tàu mỗi loài một cặp, có đực có cái, có trống có mái, hầu cho ở cùng ngươi đặng giữ tròn sự sống; chim tùy theo loại, súc vật tùy theo loại, côn trùng tùy theo loại, mỗi thứ hai con, sẽ đến cùng ngươi, để ngươi giữ tròn sự sống cho. Lại, ngươi hãy lấy các thứ đồ ăn đem theo, đặng để dành làm lương thực cho ngươi và các loài đó. Nô-ê làm các điều nầy y như lời Đức Chúa Trời đã phán dặn”.
Tôi chẳng thể làm chi khác hơn suy nghĩ về một kiểu xe Volvo cũ khi tôi đọc những huấn thị nầy liên quan tới việc đóng chiếc tàu. Có người nói về chiếc Volvo: “Trông nó như cái hộp, nhưng rất an toàn”. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta nhìn thấy chiếc tàu chúng ta sẽ nói: “Trông nó xấu xí (và có lẽ cũng giống như cái hộp nữa), nhưng nó rất an toàn”. Tôi giả sử rằng có nhiều người đã học đóng các loại tàu lúc bấy giờ, nhưng chẳng có ai từng tưởng tượng nhu cần một chiếc tàu với tầm cỡ như thế. Hãy suy nghĩ xem: chiếc tàu dài 450, ngang 75 feet, và cao 45 feet. Trong nhà thờ của chúng ta, Lớp trường Chúa nhựt của Bà Roberts đã đo ngôi nhà mới của chúng ta rồi thấy rằng nó có cùng kích cở ấy, trừ ra nhà thờ của chúng ta không cao đến mức ấy. Đây là một chiếc tàu khỗng lồ, và từ các bức tranh tôi đã nhìn thấy hình ảnh của nó, nó chẳng có gì để Frank Lloyd Wright sẽ muốn khen ngợi. Tuy nhiên, đấy đúng là những gì được cần đến.
Có người lưu ý rằng chiếc tàu có bề ngoài giống như Chúa Jêsus của chúng ta. Từ diện mạo bên ngoài, Chúa chúng ta không phải là một người lôi cuốn ở diện mạo bề ngoài:
“Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cái chồi, như cái rễ ra từ đất khô. Người chẳng có hình dung, chẳng có sự đẹp đẽ; khi chúng ta thấy người, không có sự tốt đẹp cho chúng ta ưa thích được. Người đã bị người ta khinh dể và chán bỏ, từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm, bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì” (Êsai 53:2-3).
Bạn có thể hình dung được những người đồng thời với Nôe đã phản ứng với việc đóng chiếc tàu ấy! Trước tiên, nó lớn quá. Thứ hai, nó quá xấu xí. Thứ ba, dường như nó vô dụng. Thứ tư, nó gây mích lòng vì cớ những gì nó biểu hiện. Đây là một dấu chỉ bề ngoài về sự phán xét hầu đến của Đức Chúa Trời giáng trên thế gian. Nôê là một nhà “truyền đạo” bất thường. Mỗi ngày ông ra làm việc với chiếc tàu ấy là bài giảng khác, lời cảnh cáo khác về cơn thạnh nộ sắp đến của Đức Chúa Trời giáng trên hạng tội nhân. Ai cần một sự nhắc nhở thường xuyên đến tội lỗi của họ và về sự phán xét hầu đến của Đức Chúa Trời?
Chiếc tàu ấy đáng phải trở thành một bối cảnh du lịch thường xuyên. Nhiều người đã đến từ xa, từ khắp nơi, để nhìn xem chiếc tàu ấy, và có lẽ đã cười nhạo nó. Có lẽ họ đã đến để nghe coi “gã điên” nầy, là Nôê, là người đã cảnh cáo những kẻ nào đến đấy xem công việc của ông, rằng Đức Chúa Trời sẽ phán xét thế gian. Nếu Nôê sống trong thời của chúng ta, hội đồng thành phố sẽ cố gắng thay đổi những luật lệ trong khu vực để chiếc tàu sẽ bị đập bỏ. Nhưng rồi thì, những kẻ sống gần đó có lẽ bắt đầu bất chấp nó. Rốt lại, ai nghĩ chiếc tàu ấy sẽ được đóng hoàn tất chứ? Ai có thể hình dung được họ sẽ cần đến con tàu ấy chứ?
Tôi không muốn nói nhiều về chiếc tàu và diện mạo của nó, nhưng tôi muốn nhắc nhở rằng chiếc tàu là một chiếc tàu rất thực, và nó không có một số phụ tùng mà chúng ta mong muốn. Thí dụ, nó chỉ có một cánh cửa. Dường như nó chẳng có một cửa sổ thấp nào hết, và có lẽ một cánh cửa mở thông gió 18-inch ở trên đỉnh kia (là cánh cửa cần thiết đủ cho các con thú). Dường như nó chỉ có một cánh cửa sổ, và từ những gì tôi có thể nói, cánh cửa sổ nầy cao đến nỗi Nôê không thể từ đó nhìn ra ngoài và nhìn thấy đất (hay nước) bên dưới chiếc tàu. Bạn sẽ nhớ rằng Nôê phải thả một con bồ câu (từ cánh cửa sổ), để xem coi không biết nước đã rút hay chưa!?! Ông không thể tự mình nhìn ra bên ngoài được. Và cuối cùng, chính Đức Chúa Trời là Đấng đã ban huấn thị họ phải rời khỏi chiếc tàu mà bước ra bên ngoài (8:15...).
Tôi nghĩ mọi dáng dấp thiết kế nầy về chiếc tàu đều có chức năng hết. Thí dụ, bạn không cần những cánh cửa cái hay cửa sổ trong một con tàu cần tránh những trận mưa như nước lũ hay phải chịu đựng bão biển. Bạn không cần nhiều vị trí cho những chỗ dột hoặc cho những trận mưa rào hoặc sóng biển úp vào. Vì thế, mọi vị trí thấp hơn sẽ không được mở ra, trừ phi một cánh cửa (và chúng ta không dám chắc nó nằm ở chỗ nào). Tuy nhiên, có lý do khác cho phần thiết kế của con tàu. Một khi nước lụt bắt đầu và người ta nhìn biết rằng Nôê đã nói đúng, họ phải tìm cách trèo lên con tàu đó, nhưng tôi tin chắc rằng thiết kế của nó khiến cho việc ấy khó mà xảy ra được. Sau cùng, chẳng có hình ảnh cửa sổ nào trên con tàu vì bối cảnh giông bão rất kinh khiếp, và bối cảnh những kẻ lân cận ông đang hư mất ở bên ngoài quá đau khổ không thể chứng kiến được. Tôi tin Đức Chúa Trời đã thiết kế con tàu như thế để Nôê và gia đình ông sẽ không nhìn thấy sự hủy diệt mọi loài sống ở bên ngoài con tàu. Tôi có khuynh hướng nghĩ rằng điều nầy cũng rất thực trong tương lai nữa đấy. Tôi e rằng thiên đàng sẽ có một cửa sổ bằng tranh, trên cao nhìn xuống địa ngục, hầu cho mọi người trong thiên đàng có thể quan sát thấy nổi khổ của kẻ bị hư mất. Tuy nhiên, có thể địa ngục có một cửa sổ bằng tranh nữa, nhìn lên thiên đàng (xem Luca 16:23).
Cùng với những huấn thị của Ngài về thiết kế và cấu trúc của chiếc tàu, Đức Chúa Trời đã ban cho Nôê một lời hứa. Giao ước với Nôê sẽ được chính thức hóa với Nôê sau nướt lụt, nhưng Đức Chúa Trời muốn bảo đảm với Nôê về hậu quả trước cuộc công kích của nước lụt. Thật là dễ dàng chịu đựng những thử thách và thử nghiệm hơn khi khi chúng ta nhìn biết hậu quả trước kỳ. Đức Chúa Trời đã hứa với Nôê rằng Ngài sẽ lập một giao ước với ông và với gia đình ông, và rồi dặn dò ông phải thu thập thức ăn và từng cặp tạo vật sống sẽ đến mà vào tàu. Về các loài vật thanh sạch, Nôê phải bắt lấy 7 cặp (7:2-3); về loại vật bất khiết, một thứ một cặp (6:19-20).
Nước Lụt
Sáng thế ký 7:1—8:19
Sau nhiều năm đóng, sau cùng chiếc tàu đã hoàn tất. Đức Chúa Trời truyền cho Nôê đem các loài thú vào tàu, và Nôê đã làm theo (7:1-9). Sau bảy ngày nước lụt xảy có trên mặt đất. Dường như phải mất cả tuần lễ cho các loài thú vào trong tàu. Có lẽ Đức Chúa Trời đã ban cho các loài thú biết định liệu trước khi nước lụt xảy đến. Ngày nước lụt xảy có là ngày Nôê cùng gia đình ông đều bước vào tàu, Đức Chúa Trời đóng cánh cửa lại. Ngày cứu rỗi bất ngờ kết thúc dành cho dân chúng ở trên đất. Trong 40 ngày và 40 đêm, mưa sa trên mặt đất, và nước cũng nổi lên trên mặt đất (7:10-23). Nếu nước lụt xảy có trong thời gian 40 ngày, họ phải chịu đựng thêm 150 ngày khác nữa (7:24).
Hơn sáu tháng sau khi nước lụt bắt đầu, Đức Chúa Trời nhớ lại những người Ngài đã cứu trong tàu rồi bắt đầu tiến trình dời nước đi. Đức Chúa Trời đã khiến một trận gió thổi qua trên đất, làm cho nước rút đi trong một thời gian 150 ngày (8:1-3). Chiếc tàu khi ấy đậu trên vùng núi Ararat (8:4). Nôê lúc đó thả một con quạ ra, nhưng nó trở về với ông vì đất chưa có thể sống được. Một con chim bồ câu được thả ra và nó không trở lại (8:12). Nôê giở mui tàu mà nhìn ra, nhưng không ai ra khỏi tàu trong gần hai tháng (8:13-14). Sau cùng, Đức Chúa Trời đã ban ra mạng lịnh rời khỏi tàu vì đất giờ đây đã khô rồi (8:15-19).
Nôê đã tốn nhiều năm trời lo đóng chiếc tàu, và khi ông rời khỏi tàu trở lại với đất, việc đầu tiên ông đã làm là xây một bàn thờ trên đó ông dâng của lễ một loài chim và súc vật thanh sạch (8:20). Như tôi đã nói, của lễ thiêu nầy là tình nguyện nơi phần của Nôê. Nghĩa là, chúng ta không thấy có mạng lịnh nào từ Đức Chúa Trời khiến ông làm như thế. Đáp ứng của Đức Chúa Trời tỏ ra sự hài lòng của Ngài với của lễ. Đức Chúa Trời hứa không bao giờ hủy diệt đất theo tư thế nầy nữa, cho dù bổn tánh tội lỗi của con người vẫn còn đó. Lời hứa về mùa màng không dứt (8:22) dường như cho rằng năm nước lụt đã gạt qua một bên hoàn toàn mọi bản chất thông thường của những mùa màng khác.
Giao ước với Nôê
Sáng thế ký 9:1-17
“Đức Chúa Trời ban phước cho Nô-ê cùng các con trai người, mà phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy trên mặt đất. Các loài vật ở trên đất, các loài chim trời, và các vật hành động trên đất, cùng các cá biển, đều sẽ kinh khủng ngươi và bị phú vào tay ngươi. Phàm vật chi hành động và có sự sống thì dùng làm đồ ăn cho các ngươi. Ta cho mọi vật đó như ta đã cho thứ cỏ xanh. Song các ngươi không nên ăn thịt còn hồn sống, nghĩa là có máu. Quả thật, ta sẽ đòi máu của sự sống ngươi lại, hoặc nơi các loài thú vật, hoặc nơi tay người, hoặc nơi tay của anh em người. Hễ kẻ nào làm đổ máu người, thì sẽ bị người khác làm đổ máu lại; vì Đức Chúa Trời làm nên người như hình của Ngài. Vậy, các ngươi hãy sanh sản, thêm nhiều, và làm cho đầy dẫy trên mặt đất. Đức Chúa Trời cũng phán cùng Nô-ê và các con trai người rằng: Còn phần ta đây, ta lập giao ước cùng các ngươi, cùng dòng dõi các ngươi, và cùng mọi vật sống ở với ngươi, nào loài chim, nào súc vật, nào loài thú ở trên đất, tức là các loài ở trong tàu ra, cho đến các loài vật ở trên đất. Vậy, ta lập giao ước cùng các ngươi, và các loài xác thịt chẳng bao giờ lại bị nước lụt hủy diệt, và cũng chẳng có nước lụt để hủy hoại đất nữa. Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đây là dấu chỉ về sự giao ước mà ta lập cùng các ngươi, cùng hết thảy vật sống ở với các ngươi, trải qua các đời mãi mãi. Ta đặt mống của ta trên từng mây, dùng làm dấu chỉ sự giao ước của ta với đất. Phàm lúc nào ta góp các đám mây trên mặt đất và phàm mống mọc trên từng mây, thì ta sẽ nhớ lại sự giao ước của ta đã lập cùng các ngươi, và cùng các loài xác thịt có sự sống, thì nước chẳng bao giờ lại trở nên lụt mà hủy diệt các loài xác thịt nữa. Vậy, cái mống sẽ ở trên mây, ta nhìn xem nó đặng nhớ lại sự giao ước đời đời của Đức Chúa Trời cùng các loài xác thịt có sự sống ở trên đất. Đức Chúa Trời lại phán cùng Nô-ê rằng: Đó là dấu chỉ sự giao ước mà ta đã lập giữa ta và các xác thịt ở trên mặt đất”.
Đây là phần giới thiệu giao ước theo Kinh Thánh giống như đây là giao ước đầu tiên trong Kinh Thánh vậy. Giao ước với Ápraham nối theo sau không bao lâu sau đó (Sáng thế ký 12:1-3, v.v...). Đây là giao ước được biết rõ là giao ước không có điều kiện. Nghĩa là, Đức Chúa Trời hứa giữ giao ước nầy, bất chấp con người có làm gì đi nữa. Thực vậy, chúng ta dám nói rằng giao ước nầy được lập ra, với sự nhìn biết con người sẽ liên tục phạm tội (xem 8:21). Lời hứa cụ thể được ban ra ở Sáng thế ký 9:9-17. Đây là một giao ước không những giữa Đức Chúa Trời và Nôê, mà còn giữa Đức Chúa Trời và từng tạo vật sống nữa (9:9-10, 16). Đây là một “giao ước đời đời” giữa Đức Chúa Trời và Nôê, và từng dòng dõi theo sau ông (9:12). Đây là lời hứa của Đức Chúa Trời, Ngài sẽ không bao giờ xét đoán thế gian bằng phương tiện nước lụt nữa (9:11). Dấu hiệu của giao ước, sự bảo đảm Đức Chúa Trời sẽ giữ giao ước của Ngài, là cái mống. Bất cứ lúc nào trời đổ mưa, người ta có thể nhìn lên trời và thấy cái mống, và được nhắc nhớ rằng cơn mưa nầy sẽ không hiện hữu để hủy diệt họ (thật vậy, những cơn mưa là phương tiện bởi đó Đức Chúa Trời cung ứng mùa màng cho họ).
Trong khi giao ước với Nôê không phải là giao ước có điều kiện, có những mạng lịnh nhất định đề ra cho Nôê và dòng dõi của ông phải tuân giữ. Nôê và gia đình ông là một khởi đầu mới dành cho nhân loại. Để đánh dấu khởi đầu mới nầy, Đức Chúa Trời thay đổi một số luật lệ trước kia. Ở sự sáng tạo đầu tiên, con người chỉ ăn rau mà sống, nhưng các loài thú thì không (1:30); giờ đây Đức Chúa Trời nói cho Nôê và gia đình ông biết rằng họ có thể ăn bất cứ thứ thịt nào họ muốn (9:3). Sự thay đổi nầy trong luật lệ ăn uống là một trong những biểu thị cho thấy một giao ước mới đã được thiết lập. Vì thế, khi luật pháp Môise được ban ra, con người không còn ăn bất cứ thứ thịt nào họ muốn nữa; họ phải ăn thịt chỉ những thú vật thanh sạch mà thôi. Và khi Giao Ước Mới được thiết lập, con người một lần nữa có thể ăn bất cứ thịt nào họ muốn, trừ ra thịt được đem cúng cho thần tượng (Mác 7:14-19; Công Vụ các Sứ đồ 10-11; 15:29; I Côrinhtô 8-10).
Tuy nhiên, có một mạng lịnh rất đặc biệt được ban ra về huyết. Để kềm nén lại tình trạng bạo lực đánh dấu thế giới tiền-nước lụt, Đức Chúa Trời không những xét đoán kẻ giết người; Ngài còn thiết lập án tử hình dành cho kẻ nào phạm tội giết người nữa (9:6). Đoạt lấy mạng sống của con người là đấu tranh chống nghịch cùng Đức Chúa Trời, vì con người được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời (9:6). Giá trị sự sống của con người được thiết lập bởi hậu quả của việc lấy đi sinh mạng của con người. Sinh mạng của kẻ giết người bị đòi vì tội lỗi của người. Hãy lưu ý, trong khi luật pháp ủng hộ thể chế hình phạt, luật ấy được thiết lập từ lâu trước khi luật Môise được ban ra.
Một ý nghĩa quan trọng được gắn với huyết trong phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta. Huyết được xem là nền tảng cho sự sống. Đổ huyết con người hay con thú ra là tước đi sinh mạng của nó. Con người không nên làm đổ huyết kẻ đồng loại mình, và người không nên ăn huyết của loài thú mà người ăn thịt nó. Đức Chúa Trời ở đây gắn ý nghĩa quan trọng cho huyết, và thời gian sẽ tỏ ra huyết quan trọng là dường nào. Việc đổ huyết bằng phương tiện con sinh sẽ ngăn trở án phạt dành cho tội lỗi, và việc đổ huyết của Chúa chúng ta sẽ là sự trả giá tối hậu cho tội lỗi (xem Hêbơrơ chương 9).
Các Con Trai Của Nôê Và Sự Xấu Hổ Của Cha Họ
Sáng thế ký 9:18-27
“Các con trai của Nô-ê ở trong tàu ra là Sem, Cham và Gia-phết. Vả, Cham là cha của Ca-na-an. Ấy đó, là ba con trai của Nô-ê, và cũng do nơi họ mà có loài người ở khắp trên mặt đất. Vả, Nô-ê khởi cày đất và trồng nho. Người uống rượu say, rồi lõa thể ở giữa trại mình. Cham là cha Ca-na-an, thấy sự trần truồng của cha, thì ra ngoài thuật lại cùng hai anh em mình. Nhưng Sem và Gia-phết đều lấy áo choàng vắt trên vai mình, đi thùi lui đến đắp khuất thân cho cha; và bởi họ xây mặt qua phía khác, nên chẳng thấy sự trần truồng của cha chút nào. Khi Nô-ê tỉnh rượu rồi, hay được điều con thứ hai đã làm cho mình, bèn nói rằng: Ca-na-an đáng rủa sả! Nó sẽ làm mọi cho các tôi tớ của anh em nó. Người lại nói rằng: Đáng ngợi khen Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời của Sem thay; Ca-na-an phải làm tôi cho họ! Cầu xin Đức Chúa Trời mở rộng đất cho Gia-phết, cho người ở nơi trại của Sem; còn Ca-na-an phải làm tôi của họ. Sau khi lụt, Nô-ê còn sống ba trăm năm mươi năm”.
Biến cố nầy trong cuộc đời của Nôê không phải là một vấn đề kém quan trọng cho nhân loại. Trước hết, đây là một sự nhắc nhớ đến sự thực, là đang khi Nôê là một người công bình, ông không phải là một con người trọn vẹn. Tuy nhiên, cái khó quyết định là cấp độ tội lỗi của ông. Phải chăng con người đã học cách làm rượu trước thời kỳ nầy? Tôi có khuynh hướng nghĩ như thế. Có phải Nôê đã say xỉn tình cờ, hay ông phải chịu trách nhiệm? Tôi nghĩ có một số đánh giá về tình trạng tội lỗi ở đây. Ađam đi vào trong vườn của mình, ăn trái cấm, và bởi đó mà phạm tội. Giờ đây, chúng ta thấy Nôê trồng một vườn nho, ăn trái của nó, rồi bị say, và nằm lỏa thể trong trại mình.
Chuyện ấy không xảy có cho Cham, là con út của Nôê, tội lỗi của Nôê sẽ không phải là một tội lỗi công khai. Rõ ràng là từ những âm thanh bên trong trại cho thấy Nôê say rượu, nhưng tình trạng trần truồng của ông chỉ có thể được thấy bởi người nào vi phạm tính cách riêng tư trong trại của Nôê. Trong trạng thái say sưa của Nôê, tiếng tăm và gương mẫu của ông đã đặt vào hai bàn tay của các con trai ông. Cham đã tìm thấy sự buồn cười trong tội lỗi của Nôê, và anh ta rất vui về sự ấy, và khi ấy đưa tin cho các anh em mình biết. Các anh em của Cham dường như sao lại lời lẽ của Kinh Thánh: “Tình yêu thương che đậy vô số tội lỗi” (Châm ngôn 10:12; I Phierơ 4:8). Những người nầy không muốn nhìn thấy tình trạng trần truồng của cha mình; thậm chí họ không nhìn vào tình trạng xấu hổ của cha mình lâu đủ mới che đậy cho ông. Họ đã lấy áo của Nôê (“áo choàng” 9:23) rồi đi lui lại, đắp nó lên cha mình theo một phương thức mà họ không nhìn thấy sự xấu hổ của ông ấy.
Tôi có nghe một số lý giải bị vặn cong về phân đoạn Kinh Thánh nầy, và tôi tin bổn phận của mình là nói cho bạn biết họ không làm theo cách quan sát kỹ lưỡng. Bạn sẽ để ý thấy rằng trong khi Cham là con út (9:24) là kẻ đã phạm tội nghịch lại cha mình, chính con út của ông là Canaan (10:6), là kẻ bị rủa sả. Con út của Nôê nhìn thấy sự xấu hổ của cha mình rồi gọi các anh em mình đến để chứng kiến sự xấu hổ ấy nữa. Là một lời rủa sả, con út của Cham, là Canaan, bị rủa sả. Đây là người mà từ đó sẽ ra người Canaan, là hạng người phi đạo đức, họ sẽ chiếm lấy vùng đất Canaan, và dân Israel được truyền cho phải tiêu diệt họ. Chúng ta có thể nhìn thấy từ tộc trưởng của người Canaan lý do tại sao hạng người nầy đã sống phi đạo đức và bại hoại, và lý do tại sao dân Israel đã không kết hiệp với họ hay kết hôn với họ.
Những Bài Học Dành Cho Dân Israel Phải Tiếp Thu
Có nhiều bài học dành cho dân Israel phải tiếp thu từ câu chuyện nói tới Nôê và nước lụt. Đây là giao ước đầu tiên trong các giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với nhân loại. Giao ước nầy là một giao ước hoàn toàn gắn với sự thành tín của Đức Chúa Trời, chớ không gắn với sự bất tín của con người. Biến cố nầy cung ứng lai lịch cho luật pháp của Môise mà Đức Chúa Trời đã ban cho Israel tại Núi Sinai. Cơ sở cho sự sửa phạt được thấy ở đây. Sự phân biệt giữa các loài thú thanh sạch và ô uế đã có rồi vào thời điểm của nước lụt. Tuy nhiên, có một trường hợp khác về con sinh được Đức Chúa Trời thiết lập, để được đẹp lòng Ngài. Giao ước với Nôê là cơ sở cho sự bảo đảm của Israel rằng Đức Chúa Trời sẽ không quét sạch loài thọ tạo với một nạn lụt nữa.
Bản thân nước lụt là một trường hợp nói tới quyền phép của Đức Chúa Trời và sự tể trị của Ngài trên mọi loại thọ tạo trong vai trò Đấng Tạo Hóa của nó. Đức Chúa Trời có quyền lực và quyền phép để hủy diệt thế gian và mọi sự ở trong đó. Đức Chúa Trời là Đấng chuyển mớ hỗn độn trong nước thành sự sáng tạo có trật tự; là Đức Chúa Trời, Ngài có thể làm đảo lộn quá trình, và hủy diệt mọi sự sống trên đất bằng phương tiện nước lụt. Chính Đức Chúa Trời nầy là Đấng có thể chia Biển Đỏ ra làm hai (Xuất Êdíptô ký 14), và cả sông Giôđanh nữa (Giôsuê 3), để cho dân sự Ngài đi ngang qua. Ngài là Đức Chúa Trời, là Đấng đáng tin cậy, Ngài cung ứng mưa đầu mùa và mưa cuối mùa, để cho mùa màng của dân Israel được thạnh mậu (Phục truyền luật lệ ký 11:14). Đức Chúa Trời có quyền tạo ra một sa mạc ở giữa đại dương, và có thể tạo ra những dòng sông trong sa mạc (Êsai 43:19-20).
Câu chuyện nước lụt chắc chắn chứa một sứ điệp quan trọng cho dân Israel về sự phán xét của Đức Chúa Trời và ơn thương xót của Ngài. Họ cần phải nhìn thấy rằng Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời thánh khiết, Ngài sẽ chịu đựng tội lỗi của con người trong một thời kỳ, để ban cho tội nhân cơ hội ăn năn. Nhưng một ngày kia, sẽ có một ngày trả giá. Dân Israel sẽ học biết rằng trong khi Đức Chúa Trời nhịn nhục, Ngài sẽ xét đoán hạng tội nhân. Điều nầy áp dụng cho dân Canaan:
“Vả, khi mặt trời vừa lặn, thì Áp-ram ngủ mê; nầy một cơn kinh hãi, tối tăm nhập vào mình người. Đức Giê-hô-va phán cùng Áp-ram rằng: Phải biết rằng, dòng dõi ngươi sẽ ngụ trong một xứ chẳng thuộc về chúng nó, làm tôi mọi cho dân xứ đó và bị họ hà hiếp bốn trăm năm. Nhưng, ta sẽ đoán phạt dân mà dòng dõi ngươi sẽ làm tôi mọi đó; rồi khi ra khỏi xứ, thì sẽ được của cải rất nhiều. Còn ngươi sẽ bình yên về nơi tổ phụ, hưởng lộc già sung sướng, rồi qua đời. Đến đời thứ tư, dòng dõi ngươi sẽ trở lại đây, vì tội lỗi của dân A-mô-rít chưa được đầy dẫy. Khi mặt trời đã lặn, thình lình sự tối mịt giáng xuống; kìa có một lò lớn khói lên, và một ngọn lửa lòe ngang qua các xác thịt đã mổ, Ngày đó, Đức Giê-hô-va lập giao ước cùng Áp-ram, mà phán rằng: Ta cho dòng dõi ngươi xứ nầy, từ sông Ê-díp-tô cho đến sông lớn kia, tức sông Ơ-phơ-rát, là xứ của các dân Kê-nít, Kê-nê-sít, Cát-mô-nít, Hê-tít, Phê-rê-sít, Rê-pha-im, A-mô-nít, Ca-na-an, Ghi-ê-ga-sít và Giê-bu-sít” (Sáng thế ký 15:12-21).
Dân Israel rất tự tin khi chiếm lấy xứ Canaan. Giờ đây họ hiểu gốc gác của dân Canaan, và họ hiểu rất rõ lý do tại sao dân nầy phải hị hủy diệt. Họ không cho phép dân ấy còn lưu lại trong xứ, và họ không dám kết hôn với dân ấy. Dân Israel cũng sẽ học biết từ nước lụt rằng Đức Chúa Trời bảo hộ người công bình và giải cứu họ khỏi sự phán xét. Như trong trường hợp của Nôê và gia đình ông, sẽ chỉ có một dân sót được cứu, nhưng Đức Chúa Trời sẽ giữ mọi lời hứa của Ngài qua sự bảo tồn dân sót tin kính ấy. Ngài luôn luôn làm như thế:
“Còn Ê-sai nói về dân Y-sơ-ra-ên mà kêu lên rằng: Dầu số con cái Y-sơ-ra-ên như cát dưới biển, chỉ một phần sót lại sẽ được cứu mà thôi; vì Chúa sẽ làm ứng nghiệm lời Ngài cách trọn vẹn và vội vàng trên đất. Lại như Ê-sai đã nói tiên tri rằng: Nếu Chúa vạn quân chẳng để lại một cái mầm của dòng giống chúng ta, thì chúng ta đã trở nên như thành Sô-đôm và giống như thành Gô-mô-rơ vậy” (Rôma 9:27-29).
Những bài học dành cho con người ngày hôm nay
Cần phải nói rằng nhiều bài học dành cho dân Israel xưa kia được áp dụng cho các thánh đồ ngày hôm nay. Chúng ta hãy nhìn lại từ phân đoạn Kinh Thánh nầy, cả từ quan điểm của chúng ta về thời thế và từ quan điểm ứng nghiệm chương trình của Đức Chúa Trời về sự cứu chuộc trong Đấng Christ.
Tôi tin phân đoạn Kinh Thánh nầy nói tới chúng ta về hai vấn đề quan trọng và đáng tranh cãi: sự phá thai và sự sửa phạt. Cả hai vấn đề nầy xuất phát từ sự thực con người được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời:
“Hễ kẻ nào làm đổ máu người, thì sẽ bị người khác làm đổ máu lại; vì Đức Chúa Trời làm nên người như hình của Ngài” (Sáng thế ký 9:6).
Tôi có nghe nói tới nhiều biệt ngữ kỷ thuật được sử dụng khi bàn bạc về vấn đề phá thai. Một vấn đề thường dấy lên là thắc mắc về lúc sự sống khởi sự. Tôi nghĩ phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta làm cho vấn đề ra đơn giản hơn nữa. Đức Chúa Trời phán giết người là làm đổ huyết ra. Cách thức mà con người xử lý với huyết – thậm chí huyết của con thú bị giết – là vấn đề tham khảo đến sự sống và đến Lời của Đức Chúa Trời. Làm đổ huyết vô tội ra là chiến đấu chống nghịch lại Đức Chúa Trời. Nếu sự sống nằm trong huyết như phân đoạn Kinh Thánh cho chúng ta biết (9:4), thế thì sự sống bắt đầu khi có huyết. Như tôi hiểu phân đoạn Kinh Thánh nầy và mọi hàm ý của nó, bất cứ một sự phá thai nào dính dáng tới sự đổ huyết của đứa trẻ chưa chào đời là giết người, không nói tới những tình trạng ngoại lệ (tỉ như sự lựa chọn cứu sinh mạng của đứa trẻ hay mẹ của nó).
Hãy chú ý Chúa chúng ta thể nào đã áp dụng nguyên tắc nầy (sinh mạng ở trong huyết) cho ơn cứu rỗi của con người:
“Ta là bánh hằng sống từ trên trời xuống; nếu ai ăn bánh ấy, thì sẽ sống vô cùng; và bánh mà ta sẽ ban cho vì sự sống của thế gian tức là thịt ta. Bởi đó, các người Giu-đa cãi lẽ với nhau, mà rằng: Lẽ nào người nầy lấy thịt mình cho chúng ta ăn sao? Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt của Con người, cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu. Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại. Vì thịt ta thật là đồ ăn, huyết ta thật là đồ uống. Người nào ăn thịt ta và uống huyết ta, thì ở trong ta, và ta ở trong người” (Giăng 6:51-56, phần nhấn mạnh là của tôi).
Sự sống ở trong huyết. Sự sống đời đời ở trong huyết của Đức Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta, Ngài là đời đời. Ăn thịt và uống huyết Ngài thì tương tự với việc tin cậy nơi sự chết của Ngài trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha là sự chuộc tội cho chúng ta.
Thường thì đây là cách phát sinh sự tranh luận: “Bạn tin phá thai là sai, tuy nhiên bạn lại ủng hộ sự sửa phạt. Như thế há chẳng mâu thuẫn sao?” Chắc chắn là không rồi. Tước đi sự sống của một đứa trẻ vô tội qua sự phá thai là giết người. Tước đi mạng sống của một kẻ giết người không phải là giết người. Đây là một hành động vâng phục đối với Đức Chúa Trời. Đây là thước đo giá trị chúng ta đặt vào huyết vô tội mà kẻ giết người đã đổ ra. Sự sửa phạt không phải là sự tôi ưa thích đâu; đó là mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Sự sửa phạt là thước đo Đức Chúa Trời đánh giá bao nhiêu về sự sống. Và trong nội dung của Sáng thế ký 4-9, đây là một phương tiện bởi đó Đức Chúa Trời kềm chế tình trạng bạo lực của con người.
Câu chuyện nói tới tình trạng say sưa và lỏa thể của Nôê và về tội lỗi và sự phán xét của Cham, là câu chuyện mang tính cách dạy dỗ, nếu chúng ta chịu lắng nghe. Chắc chắn nó dạy dỗ chúng ta về cách chúng ta xử lý với tội lỗi của kẻ khác. Tình yêu thương sẽ che đậy vô số tội lỗi, giống như hai con trai của Nôê đã che đậy tình trạng lỏa thể của cha họ. Ngày nay, chúng ta phải đương diện với tình trạng lỏa thể và được khích lệ tận hưởng nó. Khiêu dâm là một phần bẩn thỉu trong một nan đề rộng lớn hơn. Chúng ta nên tìm cách lẫn tránh việc nhìn xem tội lỗi và tình trạng lỏa thể với nổ lực rất lớn. Chúng ta cần phải sống giống như hai con trai của Nôê, và ít giống với Cham. Và chúng ta, những người nam người nữ như nhau, nên nhớ rằng y phục được ban cho chúng ta để che đậy tình trạng lỏa thể của chúng ta, chớ không phải để chú ý đến nó. Những gì Nôê đã làm trong tình trạng say sưa, nhiều người đang làm với sự cố ý rõ ràng. Chúng ta thường “lỏa thể mà không xấu hổ”, và sự ấy chẳng khác gì với tình trạng tiền-sa ngã của Ađam và Êva.
Phierơ sử dụng câu chuyện Cựu Ước nói tới Nôê và nước lụt để đưa ra một câu nói quan trọng cho các thánh đồ Tân Ước:
“Dầu vậy, trong dân chúng cũng đã có tiên tri giả, và cũng sẽ có giáo sư giả trong anh em; họ sẽ truyền những đạo dối làm hại, chối Chúa đã chuộc mình, tự mình chuốc lấy sự hủy phá thình lình. Có nhiều kẻ sẽ theo họ trong những sự buông tuồng, và đạo thật vì cớ họ sẽ bị gièm pha. Họ sẽ bởi lòng tham mình, lấy lời dối trá khoét anh em; nhưng sự kêu án nghịch cùng họ đã nghị định từ lâu nay, và sự hư mất của họ chẳng ngủ. Vả, nếu Đức Chúa Trời chẳng tiếc các thiên sứ đã phạm tội, nhưng quăng vào trong vực sâu, tại đó họ bị trói buộc bằng xiềng nơi tối tăm để chờ sự phán xét; nếu Ngài chẳng tiếc thế gian xưa, trong khi sai nước lụt phạt đời gian ác nầy, chỉ gìn giữ Nô-ê là thầy giảng đạo công bình, với bảy người khác mà thôi; nếu Ngài đã đoán phạt thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ, hủy phá đi khiến hóa ra tro, để làm gương cho người gian ác về sau; nếu Ngài đã giải cứu người công bình là Lót, tức là kẻ quá lo vì cách ăn ở luông tuồng của bọn gian tà kia, (vì người công bình nầy ở giữa họ, mỗi ngày nghe thấy việc trái phép của họ bèn cảm biết đau xót trong lòng công bình mình), thì Chúa biết cứu chữa những người tin kính khỏi cơn cám dỗ, và hành phạt kẻ không công bình, cầm chúng nó lại để chờ ngày phán xét, nhất là những kẻ theo lòng tư dục ô uế mình mà ham mê sự sung sướng xác thịt, khinh dể quyền phép rất cao” (2 Phierơ 2:1-10a).
Chỉ một chút sau đó trong thư tín của ông, Phierơ nói cho chúng ta biết hạng người gian ác sẽ chế giễu những lời cảnh cáo của Đức Chúa Trời về sự phán xét thiêng liêng:
“Trước hết phải biết rằng, trong những ngày sau rốt, sẽ có mấy kẻ hay gièm chê, dùng lời giễu cợt, ở theo tình dục riêng của mình, đến mà nói rằng: Chớ nào lời hứa về sự Chúa đến ở đâu? Vì từ khi tổ phụ chúng ta qua đời rồi, muôn vật vẫn còn nguyên như lúc bắt đầu sáng thế. Chúng nó có ý quên lững đi rằng buổi xưa bởi lời Đức Chúa Trời có các từng trời và trái đất, đất ra từ Nước và làm nên ở giữa nước, thế gian bấy giờ cũng bị hủy phá như vậy, là bị chìm đắm bởi nước lụt. Nhưng trời đất thời bây giờ cũng là bởi lời ấy mà còn lại, và để dành cho lửa; lửa sẽ đốt nó đi trong ngày phán xét và hủy phá kẻ ác” (2 Phierơ 3:3-7).
Tương tự, Chúa chúng ta cho chúng ta biết trong những ngày sau rốt, con người sẽ đối mặt với cơn thạnh nộ hầu đến của Đức Chúa Trời:
“Ngài lại phán cùng môn đồ rằng: Sẽ có kỳ các ngươi ước ao thấy chỉ một ngày của Con người, mà không thấy được. Người ta sẽ nói cùng các ngươi rằng: Ngài ở đây, hay là: Ngài ở đó; nhưng đừng đi, đừng theo họ. Vì như chớp nháng lòe từ dưới phương trời nầy đến dưới phương trời kia, thì Con người trong ngày Ngài cũng như vậy. Nhưng Ngài trước phải chịu đau đớn nhiều, và bị dòng dõi nầy bỏ ra. Việc đã xảy đến trong đời Nô-ê, thì cũng sẽ xảy đến trong ngày Con người: người ta ăn, uống, cưới, gả, cho đến ngày Nô-ê vào tàu, và nước lụt đến hủy diệt thiên hạ hết. Việc đã xảy ra trong đời Lót cũng vậy, người ta ăn, uống, mua, bán, trồng tỉa, cất dựng; đến này Lót ra khỏi thành Sô-đôm, thì trời mưa lửa và diêm sinh, giết hết dân thành ấy. Ngày Con người hiện ra cũng một thể nầy. Trong ngày đó, ai ở trên mái nhà, có của để trong nhà, đừng xuống mà chuyên đi; ai ở ngoài đồng, cũng đừng trở về nữa. Hãy nhớ lại vợ của Lót” (Luca 17:22-32).
Chúa Jêsus nói cho chúng ta biết trong thời của Nôê, con người chẳng ý thức gì về sự phán xét hầu đến cả. Sở dĩ như vậy không phải vì họ không có một lời cảnh báo nào. Có chiếc tàu ở ngay trước mắt họ, và Nôê, các công việc và lời nói kia là một bài giảng. Bất chấp mọi lời cảnh báo, nhiều người cứ tiếp tục với đời sống của họ giống như chẳng có gì nguy hiểm hết. Giống như Satan đã nói với họ một lần nữa: “Ngươi sẽ chẳng chết đâu!” Nước lụt là một sự nhắc nhớ rất mạnh mẽ, sự phán xét đã được hứa của Đức Chúa Trời nhất định sẽ xảy đến. Đức Chúa Trời biết cách buông tha cho người công bình, nhưng Ngài cũng biết cách để “hành phạt kẻ không công bình, cầm chúng nó lại để chờ ngày phán xét”.
Tôi thích sự thực Phierơ gọi Nôê là “thầy giảng đạo công bình” (2 Phierơ 2:5). Tôi không tin Nôê có một tòa giảng, hay ông đi khắp thành phố với một mâm bánh sandwich với những lời lẽ xét đoán trên đó. Tôi tin Nôê là thầy giảng đạo công bình bởi phương thức ông sống đời sống của mình. Hết ngày nầy sang ngày khác, Nôê đã sống theo Lời của Đức Chúa Trời. Ông tin rằng sẽ có nước lụt, mặc dù ông chưa hề nhìn thấy trận lụt nào hết. Ông tin rằng chiếc tàu là phương tiện của Đức Chúa Trời để cứu ông và gia đình ông. Lối sống của ông công bố lớn tiếng rằng ông đã sống đời sống mình theo ánh sáng của tương lai, như Đức Chúa Trời đã công bố ra tương lai ấy. Tôi lấy làm lạ không biết có bao nhiêu người sẽ bị kết án do lối sống của họ. Có phải chúng ta sống như của cải đời nầy sẽ bị thiêu trong lửa không? Có phải chúng ta sống trong phương thức tìm cách cảnh cáo hạng tội nhân về sự phán xét hầu đến của Đức Chúa Trời? Nôê là một người mà chúng ta nên bắt chước theo, chớ không phải bởi việc đóng chiếc tàu, nhưng bởi lối sống kể rằng lời tiên tri trong Kinh Thánh là thực. Có một ngày phán xét long trọng hơn sắp xảy đến trên cả thế gian. Đức Chúa Trời sẽ buông tha chúng ta ra khỏi cơn thạnh nộ của Ngài, nhưng hạng tội nhân chắc chắn sẽ hư mất. Chúng ta hãy sống như điều nầy là thật vậy.
Khi tôi đang sửa soạn bài học nầy, cái điều thoạt đến với tôi, ấy là Giao ước của Nôê có liên quan nhiều đến các thánh đồ ngày hôm nay. Chúng ta không có mặt ở đây nếu không phải vì giao ước nầy. Giao ước với Nôê không những là vì ích cho Nôê, hay thậm chí cho dân Israel trong thời của Môise. Giao ước với Nôê là sự bảo đảm thiêng liêng rằng Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ đem lại sự phán xét giáng trên tội lỗi bằng cách hủy diệt thế gian cho tới khi Ngài làm thế trong sự chết của Đức Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta. Rõ ràng là trong sách Sáng thế ký con người đã khăng khăng trong tội lỗi của mình sau nước lụt. Khi Đức Chúa Trời hứa rằng Ngài sẽ không hủy diệt thế gian bằng nước lụt, Ngài vốn biết rõ rằng con người là tội nhân khi ra đời. Nhưng giao ước nầy bảo đảm với con người rằng Ngài sẽ không đem lại sự phán xét giáng trên thế gian nầy cho tới chừng Ngài làm điều đó trong Thân Vị của Đức Chúa Jêsus Christ. Khi Chúa chúng ta chịu chết trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha, Ngài đã gánh lấy cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời thay cho hạng tội nhân. Thế gian nầy thường bị quét sạch trong sự phán xét thiêng liêng kể từ thời của Nôê cho tới thời điểm thập tự giá, nhưng Đức Chúa Trời nhịn nhục chờ đợi cho tới ngày Con của Ngài chịu chết trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha. Chúa chúng ta sẽ trở lại, và lần nầy sự trở lại đó là để phán xét thế gian, nhưng chỉ sau khi Ngài đã làm xong sự chuộc tội đối với tội lỗi của con người, và sau khi nhiều người đã chối bỏ sự ban hiến ơn cứu rỗi.
Khi tôi đọc một trong những chú giải rất hay về phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta trong Sáng thế ký, tác giả đưa ra một luận điểm rất thực (y như ông đã nhìn thấy nó) rằng mọi người trong gia đình của Nôê đều là công bình – rằng họ là dân sót công bình mà Đức Chúa Trời đã buông tha. Ông tiếp tục nói rằng hết thảy họ đều vâng theo mọi mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Nhưng khi tôi nhìn vào phân đoạn Kinh Thánh, phân đoạn ấy không nói điều nầy:
“Đức Giê-hô-va phán cùng Nô-ê rằng: Ngươi và cả nhà ngươi hãy vào tàu, vì về đời nầy ta thấy ngươi là công bình ở trước mặt ta” (Sáng thế ký 7:1, phần nhấn mạnh là của tôi).
Bản Kinh Thánh New American Standard đọc như sau:
“Đức Giêhôva phán cùng Nôê rằng: “Hãy vào tàu, ngươi và cả nhà ngươi; vì một mình ngươi ta đã thấy là công bình ở trước mặt ta trong thời buổi nầy”.
Từ ngữ “một mình” được viết nghiêng vì những người phiên dịch viết như thế. Họ ghi như thế vì “ngươi” ở số ít, chớ không phải ở số nhiều. Gia đình của Nôê không được cứu vì họ là công bình, mà vì Nôê, một mình ông, là công bình. Và nếu có bất kỳ thắc mắc nào về điều nầy, Êxêchiên đã trình bày rất rõ ràng:
“Đoạn, có lời Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Hỡi con người, nếu đất nào làm sự trái phép mà phạm tội nghịch cùng ta, và nếu ta giá tay trên nó, bẻ gậy bánh của nó, giáng cho sự đói kém, và diệt hết người và vật trong nó, thì dẫu trong đất đó có ba người nầy, là Nô-ê, Đa-ni-ên, và Gióp, cũng chỉ cứu được linh hồn mình bởi sự công bình mình, Chúa Giê-hô-va phán vậy. Nếu ta khiến các thú dữ trải qua trong đất, làm cho hủy hoại, trở nên hoang vu, đến nỗi chẳng ai đi qua nữa vì cớ các thú ấy, thì dẫu trong đất có ba người đó, Chúa Giê-hô-va phán, thật như ta hằng sống, họ cũng chẳng cứu được con trai con gái; chỉ một mình họ được cứu, nhưng đất sẽ hoang vu. Hay là, nếu ta sai gươm dao đến trên đất đó, mà rằng: Gươm dao hãy trải qua đất, đến nỗi ta diệt người và vật nó, thì dẫu trong đất có ba người đó, Chúa Giê-hô-va phán, thật như ta hằng sống, họ cũng chẳng cứu được con trai con gái, nhưng chỉ một mình họ được cứu. Hay là, nếu ta sai ôn dịch đến trong đất đó, nếu ta đổ cơn giận mà làm chảy máu nó đặng diệt hết người và vật khỏi nó, thì dẫu có Nô-ê, Đa-ni-ên và Gióp ở đó, Chúa Giê-hô-va phán, thật như ta hằng sống, họ cũng chẳng cứu được nào con trai nào con gái, chỉ một mình họ cứu được linh hồn mình bởi sự công bình mình thôi”. (Êxêchiên 14:12-20, phần nhấn mạnh là của tôi).
Mục tiêu khó mà làm cho đơn giản hơn được. Gia đình của Nôê được cứu vì Nôê là người công bình, không phải vì họ là công bình đâu. Sự công bình của một con người nầy đã biến ông thành một dân sót công bình. Gia đình của ông là một dân sót, nhưng vì cớ sự công bình của ông, chớ không phải của họ. Hãy suy nghĩ về việc ấy trong một phút xem. Trong tất cả thế giới thời ấy, chỉ có một người mà Đức Chúa Trời có thể gọi là công bình. Và con người ấy là sự cứu rỗi của dòng giống con người. Vì cớ sự công bình của Nôê, gia đình ông đã được buông tha, và bởi phương tiện gia đình ông, đất đã được phục hồi có dân ở.
Há đây chẳng phải là một hình ảnh nói tới Đấng Christ sao? Trong toàn bộ lịch sử của con người, chưa hề có người nào thực sự và hoàn toàn công bình, trừ ra Đấng Cứu, là Đức Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta. Sở dĩ như thế là vì cớ sự công bình của Ngài mà bất kỳ người nào cũng có thể được cứu. Sở dĩ như thế là vì một mình Ngài là công bình mà của lễ của Ngài trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha có thể trả món nợ tội lỗi của chúng ta. Ngài là “Chiên Con của Đức Chúa Trời không vít”, là Đấng cất tội lỗi của thế gian đi. Khi chúng ta nhìn vào sự tương giao, chúng ta sử dụng bánh không men. Điều nầy làm biểu tượng cho sự thực Ngài chẳng có tội lỗi chi hết. Sở dĩ như thế là vì Ngài không có tội lỗi nên Ngài mới có thể chịu chết thay cho tội lỗi của chúng ta. Nôê là một khuôn mẫu nói tới Đấng Christ vì ông đã tỏ ra cho chúng ta thấy rằng con người có thể được cứu bởi Một Người, Người ấy thực sự công bình.
Câu chuyện nói tới Nôê trong Sáng thế ký là câu chuyện nói tới sự phán xét của Đức Chúa Trời, song phần nhấn mạnh rơi vào ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời đối với Nôê và gia đình ông. Chúng ta không được cung ứng cho phần mô tả cụ thể nào về những tiếng kêu la của kẻ ác, khi họ nài xin sự thương xót, hay các nổ lực của họ xin được vào tàu. Chúng ta thường nhắm vào bên trong chiếc tàu, chớ không nhắm vào bên ngoài. Nhưng sau khi đã nhấn mạnh vào ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời, chúng ta không dám nói lố hay thu nhỏ lại sự phán xét của Ngài ở trên đất.
Chúng tôi có một “chiếc tàu của Nôê” thu nhỏ trong gia đình của chúng tôi, và cháu gái của chúng tôi, Lindsey Grace, rất ưa thích nó. Nó không thể tự mình chơi đùa với chiếc tàu ấy được, vì vậy nó đã yêu cầu một trong chúng tôi phải dự phần vào với nó, để nó có thể nhìn vào con tàu ấy. Nó ưa thích con tàu đó và có thể kể tên các loài thú có đầu hướng về con tàu ấy. Nhưng tôi phải nói cho bạn biết rằng câu chuyện của Nôê và chiếc tàu chưa thực sự là “câu chuyện sắc sảo” đâu. Câu chuyện ấy không được viết ra để cho mấy đứa trẻ có thể nhìn xem những con thú đồng, giống như chúng đang ở trong sở thú vậy. Đây là câu chuyện nói tới tội lỗi của con người, và nói tới sự phán xét thiêng liêng, và ơn cứu rỗi của một vài người vì cớ Một Người. Chúng ta đừng bao giờ quên sứ điệp nghiêm chỉnh của câu chuyện nầy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét