Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

Trên Đôi Cánh Của Cõi Đời Đời



Từ Sự Sáng Tạo Đến Thập Tự Giá



Trên Đôi Cánh

Của Cõi Đời Đời



Tác giả: Imanuel Christian
Sứ Điệp Của Sách Truyền Đạo
Chẳng có gì giống như sự vui mừng và thỏa lòng khi một công việc tốt đã được làm xong. Thí dụ, Bạn thích lao động với hai bàn tay của mình rồi khởi sự làm một món đồ gì đó. Sau vài ngày chịu khó làm việc, khi bạn hoàn thành công việc vào lúc sau cùng và nhìn vào món đồ xinh đẹp mà bạn vừa làm xong, bạn đầy dẫy với sự vui mừng và sự thỏa lòng sâu sắc khi làm ra được một món đồ thật xinh đẹp.
Tuy nhiên, cuộc sống không luôn luôn là một câu chuyện thành công. Có những lúc khi một người phải đối mặt với thất vọng và thất bại của một công việc bề bộn. Thí dụ, ngày kia khi tôi khởi sự sửa chữa máy nướng bánh mì. Tôi nghĩ công việc sẽ dễ dàng lắm, và vì vậy tôi mở máy ra. Khi khi tôi mở nó, lò xo trở nên lỏng lẻo. Thậm chí là tôi không biết có mấy cái lò xo trong máy nướng bánh ấy! Tất cả mọi thứ rối tung lên. Sau một vài tiếng đồng hồ, cuối cùng tôi có thể ráp lại hết mọi thứ và cảm thấy yên tâm về khả năng sắp xếp mọi sự của mình. Nhưng ngay khi tôi cắm điện, cuộn dây nổ tung liền! Tôi đã nối mấy sợi dây không đúng cách rồi.
Những việc như thế thường xảy ra trong gia đình của chúng ta. Tuy nhiên, mấy thứ ấy thực sự chẳng phải là vấn đề đâu. Trong hầu hết các trường hợp, một việc hư hỏng có thể sửa chữa được cho tới khi thành công. Có thể phải tốn thời gian hay đôi khi một ít phí tổn so với kế hoạch ban đầu. Ở chỗ tồi tệ nhất, bạn sẽ phải vứt bỏ đi thứ hư hỏng rồi mua sắm cái mới.
Nhưng sẽ ra sao nếu công việc mà bạn sắp sửa hoàn thành, và có phải việc quay nhìn lại để xem coi cách thức bạn đã làm, thì chẳng có ích lợi gì hết so với chính sự sống của bạn? Sẽ ra sao, khi suy xét, bạn thấy rằng đấy là thất bại hoàn toàn, đổ vỡ hoàn toàn? Bạn sẽ làm gì? Bạn có thể khởi động nó lại không? Bạn có thể thay đời sống của mình để lấy một đời mới chăng?
Một trong những câu nói khôn ngoan nhất bạn có thể tìm gặp trong Kinh thánh đã được thốt ra bởi một bà cụ già từ một thị trấn xa xôi có tên là Thê-cô-a. Khi trao đổi với Vua David, bà cụ nói với ông như sau: “Vì rốt lại, chúng ta là kẻ hay chết, giống như nước chảy trên đất, không hốt lại được” (II Samuên 14:14). Trong bối cảnh cuộc sống sống trong sa mạc khô cằn vùng Trung Đông, câu nói ấy cung ứng một bức tranh sinh động nói tới cuộc sống lãng phí hơn chúng ta ở thế giới Tây phương có thể hình dung được!
Tuy nhiên, bạn có thể làm một việc. Hãy nói cho con cháu của bạn biết về những sai lầm mà bạn đã phạm phải để cảnh cáo chúng thật sớm trong cuộc sống. Hay, tốt hơn thế, bạn có thể viết một quyển sách nói tới kinh nghiệm sống thất bại của mình để mọi người có thể đọc và tiếp thu bài học, có lẽ nhiều năm sau khi bạn đã rời khỏi thế giới nầy.
Đây là chính xác những gì người khôn ngoan đời xưa đã làm khi ông viết sách Truyền Đạo.
Giả định rằng Salômôn là tác giả của sách Truyền đạo, mặc dù danh tánh của ông không có chỗ nào nhắc tới trong quyển sách. Các tài liệu tham khảo trong quyển sách rõ ràng chỉ ra địa vị tác giả của ông. Nó cũng giả định rằng Salômôn đã viết quyển sách nầy trong phần sau của cuộc đời ông.
Chúng ta có thể phác họa Vua Salômôn đang ngồi trong khu vườn xinh đẹp của cung điện hoàng gia. Bấy giờ ông đã già yếu rồi; phần lớn cuộc sống của ông đã trôi qua. Một đám đông tôi tớ vây quanh ông, song ông lại cảm thấy cô độc. Ông có đủ thứ tốt đẹp mà thế gian có thể hiến cho, nhưng ông chẳng thấy thú vị gì về chúng cả. Ngồi trên chiếc ghế xích đu kia, trôi lạc trong suy tưởng, ông có cái nhìn về cuộc sống của mình và nhận ra cách thức mình đã sống. Ông nhìn thấy điều gì chứ? Sau khi ôn lại mọi công việc lớn lao của mình, ông thấy:
“Đoạn ta xem xét các công việc tay mình đã làm, và sự lao khổ mình đã chịu để làm nó; kìa, mọi điều đó là sự hư không và theo luồng gió thổi, chẳng có ích lợi gì hết dưới mặt trời” (2:11).
Sách Truyền đạo là một mảng văn chương khôn ngoan của Kinh thánh. Đây là một quyển sách triết lý, thực sự là quyển sách triết học nhất trong Kinh thánh, và nó trình bày quan điểm Cơ đốc-Do thái giáo trong thế gian và những vụ việc của thế gian.
Theo đề tài, có lẽ đây là quyển sách bị hiểu sai nhiều nhất trong Kinh thánh. Đọc sơ sịa và nhanh chóng cung ứng ấn tượng rằng tác giả đang trình bày hình ảnh tiêu cực và bi quan của cuộc sống. Việc lặp đi lại những cụm từ như “hư không” hay “vô nghĩa” và những mệnh đề như “theo luồng gió thổi”, tạo ra ấn tượng về thất bại vô vọng, mô tả nổi trống không và thất vọng trong cuộc sống. Vì lý do nầy, ngay cả vị trí chính đáng của nó trong kinh điển thường bị thắc mắc, bắt đầu từ lịch sử Hội thánh đầu tiên.
Rõ ràng, có những câu trong quyển sách ấy, rút ra khỏi văn mạch, chúng trình bày một thế giới quan rất là bi quan. Nhưng thực ra quyển sách đang trình bày niềm hy vọng trong mọi sự trông cậy. Quyển sách trình bày cuộc sống giống như tấm thảm xinh đẹp do Đức Chúa Trời thiết kế và cho rằng ý nghĩa tối hậu của tấm thảm ấy chỉ có thể tìm gặp được trong sự đầu phục hoàn toàn đối với Đức Chúa Trời.
Có ba dòng tư tưởng chạy xuyên suốt quyển sách: lẽ đạo nói về sự hưởng thụ, lẽ đạo nói tới sự hư không, và lẽ đạo nói tới cõi đời đời. Ba dòng tư tưởng nầy đan dệt vào nhau rất cẩn thận trong quyển sách hầu đưa ra hình ảnh xinh đẹp nói tới thiết kế của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại.
Lẽ đạo nói tới sự hưởng thụ
Những thứ vật chất: Sự ban cho của Đức Chúa Trời
Salômôn chắc chắn là không chống lại những thứ vật chất, nếu như đọc kỹ quyển sách thì thấy như vậy. Ngược lại, ông tin rằng các thứ vật chất là sự ban cho đến từ Đức Chúa Trời, được dựng nên và được ban cho chúng ta để chúng ta vui hưởng. Ông nói:
“Chẳng gì tốt cho người hơn là ăn, uống, khiến linh hồn mình hưởng phước của lao khổ mình. Ta xem thấy điều đó cũng bởi tay Đức Chúa Trời mà đến” (2:24).
Một lần nữa:
“Vậy, ta nhìn biết chẳng có điều gì tốt cho loài người hơn là vui vẻ, và làm lành trọn đời mình. Lại, ai nấy phải ăn, uống, và hưởng lấy phước của công lao mình, ấy cũng là sự ban cho của Đức Chúa Trời” (3:12-13).
Cũng vậy:
“Kìa, ta đã nhìn thấy rằng ăn, uống, và hưởng phước của sự lao khổ mình làm ở dưới mặt trời trọn trong những ngày mà Đức Chúa Trời ban cho, ấy thật là tốt và hay; vì đó là kỷ phần mình. Hễ Đức Chúa Trời ban cho người nào giàu có, của cải, làm cho người có thế ăn lấy, nhận lãnh kỷ phần, và vui vẻ trong công lao của mình, ấy là một sự ban cho của Đức Chúa Trời” (5:18-19).
Ông nói cũng một việc ấy ở 9:7-9 và 11:9-10.
Từ quan điểm của Kinh thánh, các thứ vật chất không phải là xấu. Quan điểm ấy chống lại việc cho rằng bổn tánh của Đức Chúa Trời Chí Thánh chuyên tạo ra bất cứ điều chi ác. Theo như Kinh thánh nói: “Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm đâu” (I Giăng 1:5). Ngược lại, mọi sự được coi là tốt lành trong Kinh thánh. Trong câu chuyện sáng tạo ở Sáng thế ký 1, khi Đức Chúa Trời liên tục khảo sát các chi tiết của sự sáng tạo, có mấy lần Đức Chúa Trời nhìn vào những gì Ngài đã dựng nên và “thấy đó là tốt lành” (Sáng thế ký 1:4, 10, 12, 18, 21, 25). Thật là thú vị khi để ý thấy cụm từ nầy được sử dụng hai lần khi gắn với sự dựng nên đất và mọi thứ ở trên đất (1:9-13), là những thứ về sau được trao cho con người để vui hưởng (Sáng thế ký 1:29). Ở phần cuối của công tác sáng tạo, cần phải để ý: “Đức Chúa Trời thấy các việc Ngài đã làm thật rất tốt lành” (1:31). Tác giả Thi thiên ca ngợi Đức Chúa Trời rất nhiều lần vì vẻ đẹp của sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Thân thể vật lý của chúng ta cũng không bị xem là xấu, nhưng như David lưu ý trong một Thi thiên của ông, thân thể ấy được “dựng nên cách đáng sợ lạ lùng” (Thi thiên 139:13-16).
Trong Tân Ước các thứ vật chất cũng không bị xem là xấu. Chúa Jêsus công bố các thứ vật chất là “tốt lành” khi Ngài phán: “Vậy nếu các ngươi vốn là xấu, còn biết cho con cái mình các vật tốt thay…” (Mathiơ 7:11). Chúa Jêsus kể “bánh hàng ngày” là một biểu tượng của của mọi nhu cần theo phần xác thuộc vật chất của con người, trong bài cầu nguyện chung của Ngài. Sứ đồ Phaolô nói: “Vả, mọi vật Đức Chúa Trời đã dựng nên đều là tốt lành cả, không một vật chi đáng bỏ, miễn là mình cảm ơn mà ăn lấy thì được” (I Timôthê 4:4).
Vì vậy, Salômôn không phải là chống lại việc sử dụng hay hưởng thụ các thứ vật chất trong thế gian. Ngược lại, ông tin rằng các thứ vật chất đều là sự ban cho đến từ Đức Chúa Trời, được dựng nên và được ban cho con người để vui hưởng, và chẳng có gì sai trong việc hưởng thụ các thứ vật chất ấy.
Lẽ đạo nói tới sự hư không
Tuy nhiên, có một việc mà ông muốn chúng ta phải ghi nhớ: ý nghĩa của cuộc sống không thể tìm thấy được nơi bất cứ điều chi ở dưới mặt trời – có thể là của cải vật chất của chúng ta hay các thứ phi vật chất khác giống như sự khôn ngoan hay trí tuệ của con người. Mọi sự trong đời nầy đều là hư không theo một ý nghĩa tối hậu, một khi nó không thể làm phu phỉ mong ước của con người về tình trạng đầy đủ ý nghĩa.
Lẽ đạo nói tới sự hư không là lẽ đạo nổi bật nhất trong sách Truyền đạo. Vì vậy, ở ấn tượng đầu tiên, quyển sách tạo ra một hình ảnh rất bi quan. Từ ngữ Hybálai “hebel”, có nghĩa là “hư không” hay “vô nghĩa”, đã được sử dụng 38 lần trong sách nầy, 5 lần ở câu thứ nhứt của cả câu, và 3 lần ở câu cuối cùng ngay trước phần kết luận sau cùng. Tương tự, cụm từ “theo luồng gió thổi” đã được dùng 9 lần. “Lao khổ” xảy ra 23 lần; “tai nạn” 22 lần; “sầu não” 9 lần. Những cụm từ như “hà hiếp”, “dữ”, “khóc”, “chẳng hơn gì”, “chẳng có lợi gì hết”, “có ích gì ở đó?” thường xuyên đã được sử dụng. Mọi sự nầy tạo ra một hình ảnh tổng thể nói tới sự bi quan.
Hết cái nầy đến cái khác Salômôn nắm lấy mọi sự mà chúng ta xem là tốt lành rồi chỉ ra sự hư không và vô nghĩa của chúng: tình trạng hư không trong mọi nổ lực của con người (1:3-11); tình trạng hư không của khoái lạc và của cải (2:1-11); tình trạng hư không của trí tuệ con người (2:18-23); và tình trạng hư không của sự giàu có (5:8-17). Ông nêu ra sự phù phiếm của mọi sự trong đời nầy mà ông có thể suy tưởng. Ông thử mọi sự ở dưới mặt trời được cho là có khả năng làm cho con người được vui sướng, song đối với ông, ông thấy rằng mọi sự đều là hư không và sầu não, rằng mỗi nổ lực trong việc đạt được hạnh phúc bằng bất cứ cách thế nào đều có thể kết cục trong sự buồn rầu. Khả năng của thứ phải vui hưởng càng lớn, thì kinh nghiệm thất vọng và phiền não càng sâu sắc và rộng lớn hơn.
Salômôn đã đưa ra tình trạng vô nghĩa của mọi sự dưới mặt trời, như chúng ta lưu ý ở trên, đặt ra nền tảng cho luận suy cuối cùng của ông. Nếu chẳng có gì là vĩnh viễn, nếu chẳng có gì ở dưới mặt trời có thể cung ứng hạnh phúc thực sự lâu dài, con người làm thế nào phu phỉ mong ước của mình về ý nghĩa của cuộc sống? Ông có thể tìm đâu ra những thứ có thể cung ứng hạnh phúc thực sự lâu dài và phu phỉ thắc mắc về ý nghĩa của cuộc sống? Salômôn nói chắc không có ở dưới mặt trời, nhưng ông dám chắc tìm được điều đó ở bên kia ánh mặt trời.
Cõi đời đời trong tấm lòng của họ
Mặc dù mọi sự ở dưới mặt trời là tạm thời, Đức Chúa Trời đã đặt cõi đời đời trong tấm lòng của con người (3:11b). Mọi nền văn hóa, bất luận sơ khai hay phát triển như thế nào đi nữa, đều có một khái niệm về cõi đời đời, về việc sẽ kéo dài cho đến đời đời. Vì cớ nhận thức đời đời như thế nầy đang ở trong tấm lòng của con người, con người đang tìm kiếm một việc gì đó sẽ kéo dài cho đến đời đời, hầu hết mọi người, việc gì đó sẽ khiến cho họ được dài lâu cho đến đời đời.
Nói chung, mọi nổ lực của con người tìm kiếm các phương thức để trở thành vĩnh cửu đã bị điều phối không đúng; họ thử làm một việc sẽ khiến họ sống đời đời ở trên đất. Nhưng Salômôn nói rằng chỉ có một cách mà nhận thức về cõi đời đời của con người có thể được phu phỉ – sự ấy có thể được phu phỉ chỉ nơi Đức Chúa Trời – chớ chẳng phải điều chi khác ở dưới mặt trời. Ông nói: “Ta biết rằng mọi việc Đức Chúa Trời làm nên còn có đời đời: người ta chẳng thêm gì được, cũng không bớt chi đặng; Đức Chúa Trời làm như thế, để loài người kính sợ trước mặt Ngài” (3:14). Tẻ tách ra khỏi Đức Chúa Trời, bất cứ điều chi con người làm ra trên đất đều không có giá trị đời đời nào cả; chỉ có Đức Chúa Trời là Đấng có thể đem cõi đời đời vào mọi công việc tạm thời của con người. Đấy là lý do tại sao Môise đã cầu nguyện: “Nguyện ơn Chúa, là Đức Chúa Trời chúng tôi, giáng trên chúng tôi; Cầu Chúa lập cho vững công việc của tay chúng tôi; Phải, xin lập cho vững công việc của tay chúng tôi” (Thi thiên 90:17).
Vì Đức Chúa Trời là vô hạn và con người là hữu hạn, con người không bao giờ hiểu hết được công việc của Đức Chúa Trời:
“Khi ta chuyên lòng để học biết sự khôn ngoan, để hiểu mọi việc làm ra trên đất, thì ta thấy có người ngày và đêm không cho mắt ngủ, cũng thấy mọi công việc của Đức Chúa Trời, và hiểu biết người ta không thể dò được mọi việc làm ra dưới mặt trời, dầu chịu cực nhọc ngần nào đặng tìm biết, cũng chẳng tìm được; và dầu cho người khôn ngoan tưởng rằng sẽ chắc biết, thì cũng chẳng tìm được” (8:16-17).
Một lần nữa:
“Người không biết đường của gió đi, cũng không biết xương cốt kết cấu trong bụng đờn bà mang thai thể nào, thì cũng một thể ấy, ngươi chẳng hiểu biết công việc của Đức Chúa Trời, là Đấng làm nên muôn vật” (11:5).
Vâng lời, phương thức duy nhứt
Vì Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị hoàn toàn và con người là tạo vật hữu hạn, cách thức duy nhứt dành lại cho con người để sống hạnh phúc và thỏa lòng là vâng lời – đầu phục hoàn toàn đối với Đức Chúa Trời. Niềm vui chơn thật và quan trọng nhất trong cuộc sống đến từ sự vâng phục đối với một mình Đức Chúa Trời chớ không đến từ bất cứ điều chi khác. Mọi sự khác đều là hư không và vô nghĩa – giống như theo luồng gió thổi. Đấy là lý do tại sao Salômôn khuyên người tuổi trẻ phải nhớ đến Đấng Tạo Hóa của mình trước khi quá trễ:
“Trong buổi còn thơ ấu hãy tưởng nhớ Đấng Tạo hóa ngươi, trước khi những ngày gian nan chưa đến, trước khi những năm tới mà ngươi nói rằng: Ta không lấy làm vui lòng; trước khi ánh sáng mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao chưa tối tăm, và mây chưa lại tuôn đến sau cơn mưa … ” (12:1-2).
Tóm lại, mọi điều Salômôn đang nói là như vầy: hãy vui hưởng mọi thứ vật chất trong thế gian. Chẳng có gì sai quấy trong việc ấy hết. Chúng là những sự ban cho đến từ Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mọi thứ nầy không thể kéo dài cho đến đời đời, chúng cũng không cung ứng hạnh phúc miên viễn được. Mục đích và ý nghĩa của cuộc sống không thể tìm thấy nơi bất kỳ thứ nào trong các thứ ấy. Vì vậy, hãy công nhận Đức Chúa Trời là nguồn cội của mọi sự thưởng thức; một mình Ngài có thể cung ứng ý nghĩa cho cuộc sống; một mình Ngài có thể cung ứng ý nghĩa đời đời cho mọi công việc nhất thời của chúng ta.
Salômôn đã tiếp thu từ chính kinh nghiệm riêng của mình rằng mọi thứ vật chất ông có quyền sử dụng và thưởng thực trọn vẹn, thế nhưng ông nhận ra rằng ông có thể vui hưởng chúng chỉ khi trước tiên ông thiết lập được mối quan hệ với Đức Chúa Trời, Ngài là Đấng Ban Cho mọi ơn phước vật chất và là nguồn của mọi niềm vui và phước hạnh thực sự. Không có mối quan hệ chủ yếu đó với Đức Chúa Trời, mọi sự đều là hư không và trống rỗng. Đấy là lý do tại sao ông đưa ra thắc mắc: “Vì ai là người được ăn và hưởng sự vui sướng hơn ta?” (2:25). Thánh Augustine nói: “Không một người nào có thể tìm được sự bình an trừ phi người ấy tìm được nó nơi Đức Chúa Trời”. Tương tự, Pascal đã nói: “Có một khoảng trống mà Đức Chúa Trời đã nắn đúc trong tấm lòng của từng người một. Và chỗ đó không hề được bất cứ thứ gì được dựng nên lấp đầy. Chỗ đó chỉ có thể được Đức Chúa Trời làm cho đầy dẫy, và được biết rõ nhờ Đức Chúa Jêsus Christ”.
Đây là sứ điệp của sách Truyền đạo; đây là sứ điệp của Kinh thánh. Đây là những gì Chúa Jêsus đã phán: “Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa” (Mathiơ 6:33). Phaolô viết trong thư Philíp (4:11-13) rằng ông có thể thỏa lòng và vui sướng trong từng hoàn cảnh cho dù đấy là hoàn cảnh gì mà ông đang ở trong đó, một khi sự vui mừng của ông không nương vào mọi hoàn cảnh bên ngoài, mà nương vào sức lực bề trong đến từ Đức Chúa Trời.
Có người đã mô tả việc hưởng thụ mọi thứ vật chất trong đời ngắn ngủi nầy giống như con chim đậu trên nhánh của một cây cao kia:
“Chúng ta hãy sống giống con chim kia
đậu trên nhánh cây nhỏ trong lúc nó hót,
dù nó cảm thấy nhánh cây oằn xuống,
Thế mà nó hót lên bài ca của mình,
với lòng biết rõ mình có đôi cánh”.
(Sarah Williams)
Để sống cuộc sống tận hưởng chỉ các thứ vật chất mà không có nhận thức về cõi đời đời thì giống như con chim có đôi cánh bị cắt tỉa đậu trên nhánh yếu ớt của một cây cao. Con người có thể tận hưởng đời nầy chỉ trên đôi cánh của cõi đời đời. Salômôn đã bỏ sót điều đó. Và ông đã viết quyển sách nầy để chẳng một ai trong chúng ta bỏ sót giống như ông.
Có một thí dụ tích cực trong Kinh thánh từ đời sống của người khác thuộc về Đức Chúa Trời, ấy là Phaolô. Giống như Salômôn, ông cũng gần kề với phần cuối cuộc đời mình, đã nhìn lại rồi đánh giá cuộc sống của ông. Ông tìm được gì nào?
“Về phần ta, ta đang bị đổ ra làm lễ quán, kỳ qua đời của ta gần rồi. Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin. Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta; Chúa là quan án công bình, sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó, không những cho ta mà thôi, nhưng cũng cho mọi kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài” (II Timôthê 4:6-8).
Đúng là sự vui mừng!! Đúng là thỏa lòng!! Ở cuối phần đời của tôi, khi tôi quay nhìn lại, tôi tìm được gì chứ? Thất bại ngã lòng giống như Salômôn, hay thỏa lòng vui vẻ giống như Phaolô? Câu trả lời nương vào chỗ tôi có đang sống cuộc sống mình trên cơ sở ở đây và bây giờ hay trên Đôi Cánh Của Cõi Đời Đời.
Quyển sách bắt đầu với giai điệu thất vọng hoàn toàn: “Vô nghĩa! Vô nghĩa!” Vị Giáo Sư nói. “Hoàn toàn vô nghĩa! Mọi sự đều vô nghĩa!” Nhưng nó kết thúc với phương thuốc chữa chắc chắn cho nan đề đó: “Khá kính sợ Đức Chúa Trời và giữ các điều răn Ngài; ấy là trọn phận sự của ngươi”.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét