Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Các Thi thiên: Phần II





Từ sáng tạo đến thập tự giá
Văn chương khôn ngoan: Sách Thi thiên, Phần II
Mục sư Bob Deffinbaugh
Các Thi thiên nói về Đấng Mêsi:
Kịch bản của Cứu Chúa







Phần giới thiệu
Cách đây nhiều năm, chúng tôi đang giữ lễ Tiệc Thánh thì mâm đựng ly tình cờ bị sốc đổ. Mấy cái ly rơi xuống, nước vung vãi hết trên tấm thảm. Đây là lúc lúng túng nhất đối với người nào đang cầm cái mâm ngay thời điểm đó. Marvin Ball đứng trong hàng khán giả lúc bấy giờ, và tôi không hề quên được lời lẽ ông thốt ra khi đáp ứng với sự kiện nầy. Đại khái câu nói ấy như sau:
Những gì chúng ta vừa thấy chỉ là một tai nạn. Nước nho, tiêu biểu cho huyết của Chúa chúng ta, Đức Chúa Jêsus Christ, đã bị đổ hết rồi. Đôi lúc tôi nghe người ta nói tới việc đổ huyết của Chúa chúng ta theo cùng một cách ấy. Họ nói huyết của Ngài đã bị sốc đổ. Không phải vậy đâu; huyết ấy đã bị đổ ra. Đổ vỡ là một tai nạn, và việc đổ huyết ra của Chúa chúng ta không phải là một tai nạn. Mục đích của Ngài là chịu chết, hầu cho huyết đổ ra của Ngài sẽ chuộc lấy mọi tội lỗi của chúng ta.
Tôi không bao giờ quên được cái chạm của lời lẽ Marvin thốt ra đã có trên hết thảy chúng tôi một khi chứng kiến tai nạn đó. Sự chết của Chúa chúng ta không phải là một tai nạn. Đây là Chúa nhật Phục Sinh, và sẽ có những người muốn nhìn vào sự chết của Chúa chúng ta là một tai nạn, mặc dù Chúa Jêsus bằng cách nào đó đã đánh giá thấp sự chống đối. Họ nghĩ đến việc đóng đinh trên thập tự giá là kết cuộc rủi ro của một việc gì đó, điều nầy không đúng với kế hoạch của Chúa chúng ta phải trở thành Đấng Mêsi của Israel.
Hầu hết Cơ đốc nhân đều biết rõ vấn đề nầy. Họ hiểu rõ người nào nghĩ sự chết của Chúa Jêsus là một tai nạn, tất cả đều sai lầm. Nhưng theo ý của tôi, sự suy nghĩ của họ hãy còn thiếu sót nhiều lắm. Hầu hết Cơ đốc nhân dường như nghĩ rằng Đức Chúa Cha đã khiến cho mọi sự cố trong đời sống của Chúa chúng ta phải biến chuyển theo một phương thức để chúng ứng nghiệm lời Kinh thánh. Nhưng trong lối nghĩ suy như thế nầy, họ xem Chúa chúng ta, Ngài đã thụ động trong tiến trình bị bắt, bị xét xử và bị đóng đinh trên thập tự giá. Tôi tin Chúa Jêsus đã tích cực tham gia trong tiến trình thiêng liêng khi đưa những lời tiên tri trong Cựu Ước về sự thương khó của Ngài đến chỗ ứng nghiệm. Khi tôi giảng dạy về tuần lễ cuối cùng của đời sống Chúa chúng ta trong sách Tin Lành Giăng, tôi gọi phần nầy là: “Chúa Jêsus, vào thời điểm sự chết của Ngài”. Chúa Jêsus không phải là “nạn nhân” theo ý nghĩa Ngài không có khả năng cứu lấy chính mình Ngài khỏi chết; mà đúng hơn, Chúa Jêsus dàn dựng các biến cố dẫn tới sự chết của Ngài theo một phương thức làm ứng nghiệm lời tiên tri.
Cái điều quan trọng cho chúng ta, ấy là nhận thấy Chúa chúng ta đã nắm quyền tể trị như thế nào trong các sự kiện dẫn đến sự chết của Ngài. Đặc biệt, điều nầy rất rõ ràng trong sách Tin Lành Giăng, ở đây Chúa chúng ta cẩn thận tiến hành các cuộc tấn công của Ngài nhắm vào các cấp lãnh đạo tôn giáo người Do thái tại thành Jerusalem. Cuộc tấn công đầu tiên trong những cuộc “tấn công” nầy là việc Chúa chúng ta thanh tẩy đền thờ trong mùa lễ Vượt Qua, như đã được ghi lại ở Giăng 2:13-25. Trong chức vụ trên đất của Ngài, Chúa Jêsus đã thực hiện vài lần thăm viếng đến thành Jerusalem, mỗi lần đó dẫn tới tình trạng thù địch càng cao hơn nơi phần của cấp lãnh đạo tôn giáo Do thái. Cấp lãnh đạo tôn giáo đã quyết rồi phải giết chết Chúa Jêsus khi Ngài trở về thành Bêthany, ngay bên ngoài thành Jerusalem, làm cho Laxarơ sống lại từ kẻ chết (Giăng 11). Sau khi làm cho Laxarơ sống lại từ kẻ chết, mọi hy vọng và trông mong của dân chúng Chúa Jêsus là Đấng Mêsi đang ở trên đỉnh cao ngất ngưỡng hơn bao giờ hết (Giăng 11:45; 12:9-11, 42-43). Các cấp lãnh đạo tôn giáo người Do thái buộc phải nắm lấy hành động chống lại Chúa Jêsus:
“Các thầy tế lễ cả và người Pha-ri-si nhóm tòa công luận, bàn rằng: Người nầy làm phép lạ nhiều lắm, chúng ta tính thế nào? Nếu chúng ta để cho người làm, thì thiên hạ tin người, rồi dân Rô-ma sẽ đến diệt nơi nầy và cả nước chúng ta nữa. Nhưng một người trong bọn họ, tên là Cai-phe, làm thầy cả thượng phẩm đang niên, nói rằng: Các ngươi chẳng biết gì hết! Các ngươi chẳng xét rằng thà một người vì dân chịu chết, còn hơn cả nước bị hư mất. Vả, người nói điều đó chẳng phải tự mình, nhưng bởi làm thầy cả thượng phẩm đang niên, người nói tiên tri về Đức Chúa Jêsus sẽ vì dân mà chết; và không những vì dân thôi, mà cũng để nhóm con cái Đức Chúa Trời đã tản lạc lại làm một đoàn. Từ ngày đó, chúng lập mưu giết Ngài” (Giăng 11:47-53).
Người Do thái đã quyết định giết Chúa Jêsus, nhưng họ dự tính phải thực hiện điều nầy theo phương thức và theo kế hoạch riêng của họ. Chúa Jêsus không bị buộc phải theo kế hoạch của họ, mà theo kế hoạch thiêng liêng, theo kịch bản thiêng liêng, vốn đã được xác định từ lâu trước khi Chúa Jêsus đến với thế gian nầy. Cho phép tôi nhắc cho bạn nhớ đến một vài trong những phương thức mà Chúa Jêsus đã buộc cấp lãnh đạo tôn giáo phải “đổi kế hoạch” của họ để làm ứng nghiệm lời tiên tri trong Kinh thánh.
(1) Kinh thánh buộc rằng Chúa Jêsus phải chết bằng cách chịu đóng đinh trên thập tự giá, còn phương pháp hành hình của người Do thái là ném đá. Người Do thái đã kết án Chúa Jêsus với tội phạm thượng trong một vài cơ hội, kể cả lần xét xử Ngài trước mặt thầy tế lễ thượng phẩm (xem Mác 14:64; Luca 5:21; 10:33). Hình phạt cho tội phạm thượng là bị ném đá (Lêvi ký 24:11-16). Người Do thái đã nổ lực ném đá Chúa Jêsus trong vài cơ hội, nhưng họ không sao thành công được (xem Giăng 8:59; 10:31). Dù vậy, Đấng Mêsi phải bị đóng đinh trên thập tự giá:
“Đấng Christ đã chuộc chúng ta khỏi sự rủa sả của luật pháp, bởi Ngài đã nên sự rủa sả vì chúng ta, vì có lời chép: Đáng rủa thay là kẻ bị treo trên cây gỗ, hầu cho phước lành ban cho Áp-ra-ham nhờ Đức Chúa Jêsus Christ mà được rải khắp trên dân ngoại, lại hầu cho chúng ta cậy đức tin mà nhận lãnh Đức Thánh Linh đã hứa cho” (Galati 3:13-14).
(2) Để làm ứng nghiệm lời tiên tri, Đấng Mêsi phải chịu chết công khai trong mùa Lễ Vượt Qua, như Chiên Con Lễ Vượt Qua (thí dụ, xem Giăng 1:29; I Côrinhtô 5:7)
. Cấp lãnh đạo tôn giáo người Do thái đặc biệt đã dặn dò rằng Chúa Jêsus không bị giết trong kỳ lễ, và Ngài phải bị bắt và bị giết cách kín nhiệm:
“Bấy giờ các thầy tế lễ cả và các trưởng lão trong dân nhóm lại trong tòa thầy cả thượng phẩm tên là Cai-phe; và bàn với nhau dùng mưu chước gì đặng bắt Đức Chúa Jêsus mà giết. Song họ nói rằng: Không nên làm trong ngày le, e trong dân chúng sanh ra điều xào xạc chăng” (Mathiơ 26:3-5, phần nhấn mạnh là của tôi).
Chúa Jêsus đã ngăn trở các kẻ thù Ngài không bắt Ngài trước Lễ Vượt Qua bằng cách giữ kín chỗ ở của Ngài, đối với người Do thái, và thậm chí đối với Giuđa nữa. Giuđa đã tìm đúng thời điểm để nộp Chúa Jêsus cho cấp lãnh đạo tôn giáo theo cách riêng (Mathiơ 26:14-16), nhưng Chúa Jêsus thậm chí không để cho Giuđa biết nơi mà Ngài sẽ giữ lễ Vượt Qua:
“Trong ngày thứ nhất ăn bánh không men, môn đồ đến gần Đức Chúa Jêsus mà thưa rằng: Thầy muốn chúng tôi dọn cho thầy ăn lễ Vượt qua tại đâu? Ngài đáp rằng: Hãy vào thành, đến nhà một người kia, mà nói rằng: Thầy nói: Giờ ta gần đến; ta và môn đồ ta sẽ giữ lễ Vượt qua trong nhà ngươi. Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua” (Mathiơ 26:17-19).
Trong khi nhóm lại trên Phòng Cao để giữ Lễ Vượt Qua, Chúa Jêsus chỉ cho các môn đồ Ngài biết rằng Ngài sẽ bị nộp bởi một người trong số họ. Khi Giuđa hỏi có phải hắn là người ấy không, Chúa Jêsus nói cho Giuđa biết rằng hắn là kẻ phản bội:
“Khi đang ăn, Ngài phán rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi rằng có một người trong các ngươi sẽ phản ta. Các môn đồ lấy làm buồn bực lắm, và lần lượt hỏi Ngài rằng: Lạy Chúa, có phải tôi không? Ngài đáp rằng: Kẻ nào để tay vào mâm với ta, ấy là kẻ sẽ phản ta. Con người đi, y theo lời đã chép về Ngài; song khốn nạn thay cho kẻ phản Con người! Thà nó chẳng sanh ra thì hơn! Giu-đa là kẻ phản Ngài cất tiếng hỏi rằng: Thưa thầy, có phải tôi chăng? Ngài phán rằng: Thật như ngươi đã nói” (Mathiơ 26:21-25).
Điều nầy đã nhất định buộc Giuđa phải lánh khỏi Chúa chúng ta cùng các môn đồ Ngài trên Phòng Cao để đến với cấp lãnh đạo tôn giáo người Do thái. Từ thời điểm đó trở đi, làm thế nào mà hắn có thể nhìn thẳng vào Chúa Jêsus được nữa? Làm sao hắn dám liều mạng một khi các môn đồ khác hiểu rõ những gì Chúa Jêsus đã phán và nhìn biết hắn là kẻ phản bội chứ? Phierơ và những người khác sẽ làm gì với hắn một khi họ biết rõ hắn nộp Chúa Jêsus cho kẻ thù nghịch Ngài? (Điều nầy sẽ xảy ra không lâu trước khi Phierơ dùng gươm đánh một trong những kẻ đến bắt Chúa Jêsus). Nếu hắn nộp Chúa Jêsus cho cấp lãnh đạo tôn giáo người Do thái, thì việc ấy phải là bây giờ chớ không phải sau đó. Giuđa biết rất rõ Chúa Jêsus cùng các môn đồ Ngài sẽ qua đêm trong vườn Ghếtsêmanê, y như Ngài đã làm trước đây. Chúa Jêsus đã đề ra bối cảnh cho sự Ngài bị bắt, ngay tại địa điểm và thời điểm của sự lựa chọn của Ngài, hầu cho Kinh thánh được ứng nghiệm.
(3) Tôi không tin người Do thái không muốn Rôma liên quan đến âm mưu giết Chúa Jêsus của họ, nhưng Chúa chúng ta đã buộc họ phải đổi kế hoạch rồi gạt bỏ những điều ưa thích và định kiến của họ. Đã có một số liên kết rất lạ lùng được kẻ thù của Chúa thực hiện. Các thầy thông giáo và người dòng Pharisi không ưa thích người Sađusê, nhưng họ thấy cần thiết phải hợp tác với họ. Người Do thái cũng không muốn cộng tác với Rôma trong việc đưa Chúa Jêsus đến chỗ chết. Họ đã hy vọng về một Đấng Mêsi sẽ ngự đến và lật đổ Rome. Nhưng khi cần thiết, các thành phần trong Do thái giáo đã nắm lấy phần hành trong sự chối bỏ Đấng Mêsi, kể cả các dân Ngoại nữa. Vì lúc bấy giờ là Lễ Vượt Qua, thêm phần binh lính Lamã có mặt (cùng với Philát và Hếrốt) để ngăn ngừa một cuộc nổi dậy. Vì thế, cấp lãnh đạo tôn giáo Do thái sẽ không tránh được việc quan hệ với Rome. Trong mọi nổ lực trước đây của họ để bắt Chúa Jêsus, cấp lãnh đạo tôn giáo đã rất lúng túng (xem Giăng 7:45-53). Họ không dự tính thất bại ở lần nầy. Họ sẽ sử dụng binh lính Lamã để bắt Chúa Jêsus, và họ sẽ tìm kiếm phép tắc của Rome để kết án tử hình Chúa Jêsus.
(4) Ngay cả trong sự chết của Ngài, Chúa Jêsus đã tể trị hoàn toàn. Chúng ta sẽ nhìn vào chỗ nầy cho thật kỹ trong một phút xem, nhưng cho phép tôi nhắc cho bạn nhớ rằng thường thì người Lamã đánh gãy chơn của những kẻ bị họ đóng đinh trên thập tự giá. Điều nầy làm cho cái chết của kẻ bị đóng đinh sẽ được nhanh hơn. Trong khi chơn của hai tên cướp kia bên cạnh Chúa chúng ta bị đánh gãy, hai chơn của Chúa Jêsus không bị đánh gãy, vì Ngài đã chết rồi:
“Vậy, quân lính lại, đánh gãy ống chân người thứ nhất, rồi đến người kia, tức là kẻ cùng bị đóng đinh với Ngài. Khi quân lính đến nơi Đức Chúa Jêsus, thấy Ngài đã chết rồi, thì không đánh gãy ống chân Ngài; nhưng có một tên lính lấy giáo đâm ngang sườn Ngài, tức thì máu và nước chảy ra. Kẻ đã thấy thì làm chứng về việc đó, (lời chứng của người là thật, và người vẫn biết mình nói thật vậy), hầu cho các ngươi cũng tin. Vì điều đó xảy ra, cho được ứng nghiệm lời Kinh Thánh nầy: Chẳng một cái xương nào của Ngài sẽ bị gãy. Lại có lời Kinh Thánh nầy nữa: Chúng sẽ ngó thấy người mà mình đã đâm” (Giăng 19:32-37, phần nhấn mạnh là của tôi).
Tôi đã chỉ ra những việc nầy cho bạn nhìn thấy sự thực là Chúa Jêsus không phải là một nạn nhân suông đâu, chính mình Ngài bị mọi hoàn cảnh của mình thắng hơn. Chúa Jêsus đã tể trị hoàn toàn từng phương diện trong sự sống của Ngài và trong sự chết của Ngài nữa. Thực sự, Ngài là “Chủ Tể nơi sự chết của Ngài”. Ngay cả thầy đội cứng lòng kia, ông ta đứng canh bên cạnh thập tự giá của Chúa Jêsus, phải xưng nhận rằng cái chết của Chúa Jêsus là có một không hai:
“Thầy đội và những lính cùng với người canh giữ Đức Chúa Jêsus, thấy đất rúng động và những điều xảy đến, thì sợ hãi lắm, mà nói rằng: Thật người nầy là Con Đức Chúa Trời” (Mathiơ 27:54)
Bài học nầy là một phần của một loạt bài lần theo “tấn thảm kịch chưa mở ra của sự cứu chuộc” từ sự sáng tạo cho đến rốt ráo mọi việc nơi sự tái lâm của Đức Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta. Trong bài học rồi, chúng ta có một cái nhìn tổng quát vào sách Thi thiên. Trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, hôm nay là Chúa Nhật Phục Sinh. Vì lẽ đó, phải xem hôm nay là thích ứng khi đưa ra bài học thứ nhì và sau cùng trong sách Thi thiên nhằm vào các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi – các Thi thiên ấy nói tới sự đến của Đấng Mêsi của Israel, là Đức Chúa Jêsus Christ.
Trong bài học nầy, tôi muốn bắt đầu bằng cách minh chứng cho thấy Chúa chúng ta vốn ý thức rất nhiều về lời tiên tri và về bổn phận của Ngài phải làm ứng nghiệm lời ấy. Tôi cố gắng chỉ ra những lời tiên tri nói tới Đấng Mêsi trong Cựu Ước (và, trong bài học nầy, đặc biệt các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi) được xem là kịch bản của Chúa chúng ta, trong đó Ngài nhận thức rất sâu sắc, và Ngài đã làm ứng nghiệm đến từng chi tiết. Kế đó, chúng ta sẽ nhìn vào một số đặc điểm của các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi. Tiếp đến, chúng ta sẽ nhìn vào câu chuyện của Mathiơ nói tới sự bắt bớ, xét xử, và đóng đinh trên Chúa Jêsus thập tự giá để chỉ ra Chúa chúng ta thể nào đã làm ứng nghiệm thật tỉ mỉ các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi liên quan đến sự chết của Ngài. Chúng ta cũng sẽ nhìn vào bài giảng trong Công Vụ các Sứ Đồ 2 để thấy thể nào Phierơ đã giải thích sự chết và sự sống lại của Chúa chúng ta như phần ứng nghiệm của hai Thi thiên nói tới Đấng Mêsi. Dự tính của tôi là nhấn mạnh sự thực sự chết của Chúa chúng ta không có gì là tình cờ cả, song thay vì thế cái chết ấy là kết quả của sự Ngài vâng theo mọi kế hoạch, mục đích của Đức Chúa Trời, và những lời tiên tri trong Cựu Ước liên quan đến hành động cứu rỗi của Đấng Mêsi trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha và sự sống lại vinh hiển của Ngài ra khỏi kẻ chết.
Dự tính phải làm theo ý muốn của Cha Ngài
Trong suốt đời sống ở trên đất và chức vụ của Chúa chúng ta, Ngài đã cho thấy rõ ràng Ngài đã dự tính làm theo ý chỉ của Đức Chúa Cha. Chúng ta nhìn thấy vấn đề nầy từ thời điểm Chúa chúng ta được 12 tuổi đang bàn bạc Kinh thánh trong đền thờ:
“Khỏi ba ngày, gặp Ngài tại trong đền thờ đang ngồi giữa mấy thầy thông thái, vừa nghe vừa hỏi. Ai nấy nghe, đều lạ khen về sự khôn ngoan và lời đối đáp của Ngài. Khi cha mẹ thấy Ngài, thì lấy làm lạ, và mẹ hỏi rằng: Hỡi con, sao con làm cho hai ta thể nầy? Nầy, cha và mẹ đã khó nhọc lắm mà tìm con. Ngài thưa rằng: Cha mẹ kiếm tôi làm chi? Há chẳng biết tôi phải lo việc Cha tôi sao? Nhưng hai người không hiểu lời Ngài nói chi hết. Đoạn, Ngài theo về thành Na-xa-rét và chịu lụy cha mẹ. Mẹ Ngài ghi các lời ấy vào lòng” (Luca 2:46-51).
Có ai nghi rằng một phần trong những sự việc Chúa chúng ta đã bàn bạc với các giáo sư có liên quan đến Đấng Mêsi đang ngự đến không?
Trong sự thử thách của Ngài (Mathiơ 4:1-11; Luca 4:1-12), Chúa Jêsus đã từ chối không hành động độc lập đối với Đức Chúa Cha. Đặc biệt trong sách Tin Lành Giăng, chúng ta thấy Chúa chúng ta thể hiện cam kết của Ngài muốn làm theo ý chỉ của Cha Ngài. Ngài đã từ chối không nói và không hành động độc lập đối với Đức Chúa Cha; Ngài đã làm và nói chỉ những điều Đức Chúa Cha ban cho Ngài phải nói là làm:
“Vậy, Đức Chúa Jêsus cất tiếng phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, Con chẳng tự mình làm việc gì được; chỉ làm điều chi mà Con thấy Cha làm; vì mọi điều Cha làm, Con cũng làm y như vậy” (Giăng 5:19).
“Ta không thể tự mình làm nổi việc gì; ta xét đoán theo điều ta nghe, và sự xét đoán ta là công bình, vì ta chẳng tìm ý muốn của ta, nhưng tìm ý muốn của Đấng đã sai ta” (Giăng 5:30).
“Vậy Đức Chúa Jêsus phán rằng: Khi các ngươi treo Con người lên, bấy giờ sẽ biết ta là ai, và biết ta không tự mình làm điều gì, nhưng nói điều Cha ta đã dạy ta” (Giăng 8:28).
“Bởi ta chẳng nói theo ý riêng ta; nhưng Cha sai ta đến, đã truyền lịnh cho ta phải nói điều chi và phải nói thể nào. Ta biết mạng lịnh Cha, ấy là sự sống đời đời. Vậy, những điều ta nói, thì nói theo như Cha ta đã dặn” (Giăng 12:49-50).
“Ngươi há không tin rằng ta ở trong Cha và Cha ở trong ta, hay sao? Những lời ta nói với các ngươi, chẳng phải ta tự nói; ấy là Cha ở trong ta, chính Ngài làm trọn việc riêng của Ngài” (Giăng 14:10).
Tôi tin rằng Kinh thánh nói rất rõ sự thực Chúa Jêsus vốn ý thức về các lời tiên tri liên quan đến sự chết của Ngài và Ngài rất cẩn thận lo liệu để cho các lời ấy được ứng nghiệm:
“Vậy, Giu-đa lãnh một cơ binh cùng những kẻ bởi các thầy tế lễ cả và người Pha-ri-si sai đến, cầm đèn đuốc khí giới vào nơi đó. Đức Chúa Jêsus biết mọi điều sẽ xảy đến cho mình, bèn bước tới mà hỏi rằng: Các ngươi tìm ai? Chúng trả lời rằng: Tìm Jêsus người Na-xa-rét. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Chính ta đây! Giu-đa là kẻ phản Ngài cũng đứng đó với họ” (Giăng 18:3-5)
“Đoạn, Ngài lại phán cùng người môn đồ rằng: Đó là mẹ ngươi! Bắt đầu từ bấy giờ, môn đồ ấy rước người về nhà mình. Sau đó, Đức Chúa Jêsus biết mọi việc đã được trọn rồi, hầu cho lời Kinh Thánh được ứng nghiệm, thì phán rằng: Ta khát. Tại đó, có một cái bình đựng đầy giấm. Vậy, họ lấy một miếng bông đá thấm đầy giấm, buộc vào cây ngưu tất đưa kề miệng Ngài” (Giăng 19:27-29).
Vì vậy, tôi phải kết luận rằng, trong khi mọi người khác không thể nắm bắt được sự thực hầu hết các lời tiên tri nói tới Đấng Mêsi vốn dĩ là lời tiên tri, Chúa Jêsus vốn biết rõ chúng và đã cẩn thận làm cho chúng được ứng nghiệm. Những lời tiên tri nói tới Đấng Mêsi trong Cựu Ước góp phần như một kịch bản, Chúa Jêsus phải hoàn thành trong sự vâng phục đối với ý chỉ của Cha Ngài.
Trọng tâm của chúng ta trong bài học nầy là nhắm vào các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi. Có rất nhiều lời tiên tri nói tới Đấng Mêsi trong các sách Thi thiên cho chúng ta xem xét trong một bài học, vì vậy tôi sẽ tự hạn chế chỉ những Thi thiên nói tới Đấng Mêsi có liên quan đến câu chuyện đóng đinh Chúa trên thập tự giá của Mathiơ (Mathiơ 26:20 — 27:66) và trong bài giảng của Phierơ vào ngày Lễ Ngũ Tuần (đặc biệt Công Vụ các Sứ Đồ 2:22-36). Nhưng trước tiên, chúng ta hãy nhìn vào một số đặc điểm của các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi.
Các đặc điểm của những Thi thiên nói về Đấng Mêsi
(1) Hầu hết các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi đều do David viết ra. Mọi kinh nghiệm của David trong khi làm vua của Israel, và là người đã chịu khổ và thường bị chống đối khi làm vua, đã biến ông thành một loại “có họ hàng tâm linh” với Đấng Mêsi hầu đến. Một khi Đấng Mêsi sẽ là sự ứng nghiệm Giao Ước với David, thì rất là thích ứng cho David trở thành một người nói tiên tri về sự đến của Ngài.
(2) Nói chung, các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi không được công nhận là lời tiên tri vào thời điểm chúng được viết ra, cũng không cho tới sau sự sống lại của Chúa chúng ta. Các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi không được hiểu là lời tiên tri bởi các tác giả của chúng, những người Do thái thời Cựu Ước nào đã đọc chúng cũng không hiểu theo cách ấy. Sở dĩ như vậy là vì người Do thái không có khuynh hướng tìm kiếm một Cứu Chúa chịu thương khó:
“Về sự cứu rỗi đó, các đấng tiên tri đã tìm tòi suy xét, và đã nói tiên tri về ân điển định sẵn cho anh em: nghĩa là tìm cho biết thời kỳ nào và thời kỳ cách nào mà Thánh Linh Đấng Christ ở trong lòng mình đã chỉ cho, là khi làm chứng trước về sự đau đớn của Đấng Christ và về sự vinh hiển sẽ theo sau” (I Phierơ 1:10-11).
“Đoạn, Ngài cấm môn đồ đừng nói cho ai biết rằng Ngài, Đức Chúa Jêsus, là Đấng Christ. Từ đó, Đức Chúa Jêsus mới tỏ cho môn đồ biết rằng mình phải đi đến thành Giêrusalem, phải chịu tại đó nhiều sự khốn khổ bởi những người trưởng lão, thầy tế lễ cả, cùng thầy thông giáo, và phải bị giết, đến ngày thứ ba phải sống lại. Phi-e-rơ bèn đem Ngài riêng ra, mà can rằng: Hỡi Chúa, Đức Chúa Trời nào nỡ vậy! Sự đó sẽ không xảy đến cho Chúa đâu!” (Mathiơ 16:20-22).
Các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi, giống như lời tiên tri trong Cựu Ước nói tới Đấng Mêsi, đều không được hiểu là lời tiên tri cho tới sau sự sống lại của Chúa chúng ta. Khi nhìn lại, chúng ta biết chúng là những Thi thiên nói tới Đấng Mêsi vì các trước giả Tân Ước nói cho chúng ta biết như thế.
“Đoạn, Ngài phán rằng: Ấy đó là điều mà khi ta còn ở với các ngươi, ta bảo các ngươi rằng mọi sự đã chép về ta trong luật pháp Môi-se, các sách tiên tri, cùng các Thi Thiên phải được ứng nghiệm. Bấy giờ Ngài mở trí cho môn đồ được hiểu Kinh Thánh. Ngài phán: Có lời chép rằng Đấng Christ phải chịu đau đớn dường ấy, ngày thứ ba sẽ từ kẻ chết sống lại, và người ta sẽ nhân danh Ngài mà rao giảng cho dân các nước sự ăn năn để được tha tội, bắt đầu từ thành Giê-ru-sa-lem. Các ngươi làm chứng về mọi việc đó; ta đây sẽ ban cho các ngươi điều Cha ta đã hứa” (Luca 24:44-48).
(3) Phần lớn các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi đều nói tới kinh nghiệm của David và kinh nghiệm của Đấng Mêsi cùng một lúc. Các Thi thiên 22 và 69 đều là những điển hình tốt cho vấn đề nầy.
Trong Thi thiên 22, David rõ ràng bị hoạn nạn sâu sắc khi ông kêu la với Đức Chúa Trời. Ngay thời điểm đó, ông đang chịu khổ nhiều lắm, nhưng Đức Chúa Trời không tỏ ra là sẽ đáp lại những lời cầu nguyện của ông. Dường như là Đức Chúa Trời đã bỏ quên ông rồi vậy (22:1). Bất chấp vấn đề nầy, David biết rõ rằng Đức Chúa Trời luôn luôn đến trợ giúp dân sự Ngài vào thời điểm buồn khổ của họ để đáp lại tiếng kêu cầu của họ. Phần mô tả của ông về tình trạng lý trí và thuộc thể của mình, cũng như phần mô tả về kẻ thù của ông, được thổi phồng lên bởi phần mô tả theo thể thơ mà ông đã sử dụng. Tuy nhiên, nó cũng rơi đúng vào phạm vi đáng chấp nhận của thể thơ văn.
Cái điều David cũng như hàng độc giả xa xưa của ông dường như không biết, ấy là Thi thiên nầy vốn trổi hơn tác giả Thi thiên và thời thế của ông để nói tới Đấng Mêsi là Đấng sẽ ngự đến trần gian nhiều thế kỷ về sau. Các phần mô tả, những gì là thổi phồng theo thể thơ văn khi nói tới David, đều là lời tiên tri trong sáng (và thường theo nghĩa đen) khi áp dụng cho sự thương khó của Chúa chúng ta trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha.
Những gì diễn ra trong các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi như thế nầy là những gì giống với phần mô tả về Satan ở Êsai 14 và Êxêchiên 28.
“Đến ngày mà Đức Giê-hô-va sẽ cho ngươi yên nghỉ, khỏi cơn buồn bực bối rối, và sự phục dịch nặng nề mà người ta đã bắt ép ngươi, thì ngươi sẽ dùng lời thí dụ nầy nói về vua Ba-by-lôn rằng: Sao kẻ bạo ngược đã tiệt đi, thành ức hiếp đã dứt đi! Đức Giê-hô-va đã bẻ gậy của người ác, và trượng của kẻ cai trị! Ấy là kẻ đã nhân giận đánh các dân tộc không thôi, dùng sự thạnh nộ cai trị các nước, và dùng sự bắt bớ chẳng ai ngăn lại. Nay cả đất được yên nghỉ bình tĩnh, trổi giọng hát mừng! Dầu đến cây tùng cây bách ở Li-ban cũng nhân cớ ngươi mà vui mừng, và nói rằng: Từ khi ngươi ngã xuống rồi, không ai trèo lên để đốn ta nữa. Nơi âm phủ sâu thăm thẳm đã rúng động vì cớ ngươi đặng rước ngươi đến. Nó đã vì ngươi đánh thức các âm hồn, tức là những kẻ cả trên đất; nó đã làm cho vua các nước đứng dậy khỏi ngai mình. Hết thảy chúng nó sẽ cất tiếng nói cùng ngươi rằng: Kìa ngươi cũng yếu đuối như chúng ta ư! Kìa ngươi cũng trở giống như chúng ta ư! Sự sang trọng với tiếng đàn cầm của ngươi đều xuống nơi âm phủ. Một lớp dòi làm nệm cho ngươi, sâu bọ thì làm mền! Hỡi sao mai, con trai của sáng sớm kia, sao ngươi từ trời sa xuống! Hỡi kẻ giày đạp các nước kia, ngươi bị chặt xuống đất là thể nào! Ngươi vẫn bụng bảo dạ rằng: Ta sẽ lên trời, sẽ nhắc ngai ta lên trên các ngôi sao Đức Chúa Trời. Ta sẽ ngồi trên núi hội về cuối cùng phương bắc. Ta sẽ lên trên cao những đám mây, làm ra mình bằng Đấng Rất Cao. Nhưng ngươi phải xuống nơi âm phủ, sa vào nơi vực thẳm! Những kẻ thấy ngươi sẽ ngó chăm ngươi; và nhìn ngươi cách ý tứ, mà rằng: Có phải người nầy là kẻ đã làm rung rinh đất, day động các nước, làm cho thế gian thành đồng vắng, lật đổ các thành, và chẳng hề buông tha kẻ bị tù về nhà mình đó chăng? Hết thảy vua các nước đều ngủ nơi lăng tẩm mình cách vinh hiển. Nhưng ngươi thì bị ném xa khỏi mồ mả, như nhánh cây thúi, như áo người bị giết, bị gươm đâm, bị xô xuống trong những đá nơi hố, khác nào thây chết bị giày đạp dưới chân! Ngươi sẽ không được hội hiệp cùng các vua trong lăng; vì ngươi đã diệt nước mình và giết dân mình! Dòng dõi kẻ hung ác sẽ không được xưng đến danh nó nữa. Hãy sắm sẵn sự chém giết cho con cháu vì tội ác của tổ phụ; hầu cho họ không dấy lên nữa đặng được đất làm cơ nghiệp, lập thành ấp khắp thế gian!” (Êsai 14:3-21, phần nhấn mạnh là của tôi).
“Hỡi con người, hãy làm một bài ca thương về vua Ty-rơ và nói cùng người rằng: Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Ngươi gồm đủ tất cả, đầy sự khôn ngoan, tốt đẹp trọn vẹn. Ngươi vốn ở trong Ê-đen, là vườn của Đức Chúa Trời. Ngươi đã có đầy mình mọi thứ ngọc báu, là ngọc mã não, ngọc vàng lợt, ngọc kim cương, ngọc thủy thương, ngọc sắc biếc, ngọc bích, ngọc sắc chàm, ngọc sắc xanh, ngọc thông hành, cùng vàng nữa. Nghề làm ra trống cơm ống sáo thuộc về ngươi; từ ngày ngươi mới được dựng nên đã sắm sẵn rồi. Ngươi là một chê-ru-bin được xức dầu đang che phủ; ta đã lập ngươi lên trên hòn núi thánh của Đức Chúa Trời; ngươi đã đi dạo giữa các hòn ngọc sáng như lửa. Đường lối ngươi trọn vẹn từ ngày ngươi được dựng nên, cho đến lúc thấy sự gian ác trong ngươi. Nhân ngươi buôn bán thạnh lợi, lòng ngươi đầy sự hung dữ, và ngươi đã phạm tội; vậy ta đã xô ngươi như là vật ô uế xuống khỏi núi Đức Chúa Trời; hỡi chê-ru-bin che phủ kia, ta diệt ngươi giữa các hòn ngọc sáng như lửa! Lòng ngươi đã kiêu ngạo vì sự đẹp ngươi, và sự vinh hiển của ngươi làm cho ngươi làm hư khôn ngoan mình. Ta đã xô ngươi xuống đất, đặt ngươi trước mặt các vua, cho họ xem thấy. Ngươi đã làm ô uế nơi thánh ngươi bởi tội ác ngươi nhiều quá và bởi sự buôn bán ngươi không công bình; ta đã khiến lửa ra từ giữa ngươi; nó đã thiêu nuốt ngươi, và ta đã làm cho ngươi trở nên tro trên đất, trước mặt mọi kẻ xem thấy. Hết thảy những kẻ biết ngươi trong các dân sẽ sững sờ về ngươi. Kìa, ngươi đã trở nên một cớ kinh khiếp, đời đời ngươi sẽ không còn nữa” (Êxêchiên 28:12-19, phần nhấn mạnh là của tôi).
Trong cả hai phân đoạn nầy, Đức Chúa Trời đang nói nghịch với các vua chúa con người, thuộc đời nầy, “vua của Babylôn” (Êsai 14:4)“vua của Tyrơ” (Êxêchiên 28:12). Phần mô tả các vị vua nầy mau chóng chuyển sang phần mô tả Satan. Những người nầy đã thể hiện những đức tính giống như Satan. Ở đàng sau bậc vua chúa độc dữ ngạo mạn nầy là Satan, tính cách độc dữ và ngạo mạn của hắn đã làm đồi bại dòng giống con người. Tiêu điểm là vua con người được xem xét trong phút nầy, thì phút kế đó Satan rơi vào tiêu điểm trong từng phân đoạn nầy.
Tôi tin rằng điều nầy giống với những gì xảy ra trong các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi. Tác giả Thi thiên lột tả nổi khổ của ông theo ngôn ngữ thơ văn, và kế đó thình lình lời lẽ dường như vượt quá những gì một vì vua đời nầy có thể trải nghiệm. Trong những giây phút đó, Thi thiên là thi thiên nói tới Đấng Mêsi, theo một phương thức không rõ ràng ngay cho độc giả. Đặc biệt điều nầy là rất thực, một khi không độc giả Cựu Ước nào có khuynh hướng nghĩ đến Đấng Mêsi lại là Đấng Cứu Thế Chịu Thương Khó.
(4) Các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi được Chúa Jêsus hiểu rõ lắm, và chúng trở thành kịch bản của Ngài. Như chúng ta sẽ thấy, Chúa Jêsus đã hiểu rõ các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi theo cung cách ấy, và Ngài đã đáp ứng rất thích hợp. Ngài nắm bắt những gì mà nhiều người khác thất bại không nhìn thấy được. Các Thi thiên nầy đã cai quản, hướng dẫn lời lẽ và hành vi của Chúa chúng ta. Chúng ta hãy nhìn vào câu chuyện của Mathiơ nói tới sự bắt bớ, sự xét xử, sự đóng đinh trên thập tự giá, sự chôn và sự sống lại của Chúa chúng ta để nhìn thấy các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi đã đóng một vai trò như thế nào trong những giờ phút sau cùng của Chúa chúng ta.
Các Thi thiên nói về Đấng Mêsi trong câu chuyện của Mathiơ nói tới sự chết của Chúa chúng ta
Khi chúng ta đến với câu chuyện nói tới những giờ phút sau cùng của Chúa chúng ta trong sách Tin Lành Mathiơ, chúng ta thấy Chúa chúng ta biết rất rõ sự thực Kinh thánh sẽ được ứng nghiệm trong các sự cố của sự chết Ngài. Ba lần nói tới sự ứng nghiệm của Kinh thánh ở Mathiơ 26:
“Con người đi, y theo lời đã chép về Ngài; song khốn nạn thay cho kẻ phản Con người! Thà nó chẳng sanh ra thì hơn!” (Mathiơ 26:24, phần nhấn mạnh là của tôi).
“Nếu vậy, thế nào cho ứng nghiệm lời Kinh Thánh đã chép rằng việc nầy tất phải xảy đến?” (Mathiơ 26:54)
“Nhưng mọi điều ấy phải xảy đến, hầu cho những lời các đấng tiên tri đã chép được ứng nghiệm. Khi ấy, hết thảy môn đồ bỏ Ngài mà trốn đi” (Mathiơ 26:56, phần nhấn mạnh là của tôi).
Chúa chúng ta còn nhận rõ thời điểm chết của Ngài đã đến nữa; rốt lại, đây là những gì Ngài đã năng động gánh vác trong ba năm chức vụ công khai của Ngài. Khi Chúa Jêsus đến tại nhà của người phung Simôn ở Bêthany, Mary đã xức dầu cho chơn Chúa Jêsus với bình dầu thật đắt tiền. Đây là “vật tầm thường sau cùng” đối với Giuđa, không bao lâu sau đó ông đã thực hiện việc mặc cả với cấp lãnh đạo người Do thái (Mathiơ 26:14-16). Nhưng điều khiến tôi thích thú ở đây là phần đáp ứng của Chúa chúng ta trước sự phản kháng của các môn đồ vì sự phung phí của hành động nầy:
“Đức Chúa Jêsus biết điều đó, bèn phán cùng môn đồ rằng: Sao các ngươi làm khó cho người đàn bà đó? Người đã làm việc tốt cho ta; vì các ngươi thường có kẻ nghèo ở cùng mình, song sẽ không có ta ở cùng luôn luôn. Người đổ dầu thơm trên mình ta là để sửa soạn chôn xác ta đó” (Mathiơ 26:10-12, phần nhấn mạnh là của tôi).
Dường như sự việc chẳng có gì ngạc nhiên đối với chúng ta, nhưng dù sao cũng cho phép tôi nhấn mạnh lẽ thật nầy: Chúa Jêsus vốn biết rõ giờ chết của Ngài đã đến. Sự thực nầy đã được nhấn mạnh sâu xa hơn bởi lời lẽ của Chúa chúng ta phán cùng các môn đồ khi dự “tiệc thánh”:
“Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội. Ta phán cùng các ngươi, từ rày về sau, ta không uống trái nho nầy nữa, cho đến ngày mà ta sẽ uống trái nho mới cùng các ngươi ở trong nước của Cha ta” (Mathiơ 26:27-29, phần nhấn mạnh là của tôi).
Chúa Jêsus vừa nói cho các môn đồ Ngài biết rằng một trong số họ sẽ phản bội Ngài, và khi Giuđa ép Chúa Jêsus phải nói rõ hơn, Chúa Jêsus khiến cho hắn nhìn biết rằng hắn chính là kẻ phản bội (26:20-25). Ngài tiếp tục thông báo cho họ biết rằng hết thảy họ sẽ bỏ Ngài, ứng nghiệm lời tiên tri nói tới Đấng Mêsi ở Xachari 13:7. Ngài phán sâu xa hơn về sự sống lại của Ngài (26:32) và về sự chối bỏ của Phierơ (26:34).
Sau khi Chúa Jêsus bị bắt, họ dẫn Ngài đến trước mặt thầy tế lễ cả, ông ta buộc Chúa Jêsus phải thề công bố Ngài có phải là Đấng Mêsi, Con Đức Chúa Trời hay không!?! Khi Chúa Jêsus trả lời cho câu hỏi nầy, Ngài đã sử dụng lời lẽ của một Thi thiên nói tới Đấng Mêsi:
“Nhưng Đức Chúa Jêsus cứ làm thinh. Thầy cả thượng phẩm lại nói với Ngài rằng: Ta khiến ngươi chỉ Đức Chúa Trời hằng sống mà thề, hãy nói cho chúng ta, ngươi có phải là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời chăng? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Thật như lời; vả lại, ta nói cùng các ngươi, về sau các ngươi sẽ thấy Con người ngồi bên hữu quyền phép Đức Chúa Trời, và ngự trên mây từ trời mà xuống” (Mathiơ 26:63-64, phần nhấn mạnh là của tôi).
Đáp ứng của Chúa chúng ta, khi phải thề, kết lời lẽ của Thi thiên 110:1 với lời lẽ của Đaniên 7:13.
Hãy xem xét trong một phút lời lẽ của Thi thiên nầy nói tới Đấng Mêsi:
“Đức Giê-hô-va phán cùng Chúa tôi rằng: Hãy ngồi bên hữu ta, Cho đến chừng ta đặt kẻ thù nghịch ngươi làm bệ chân cho ngươi. Đức Giê-hô-va từ Si-ôn sẽ sai đến cây phủ việt về sự năng lực ngươi; Hãy cai trị giữa các thù nghịch ngươi. Trong ngày quyền thế Chúa, dân Chúa tình nguyện lại đến; Những kẻ trẻ tuổi ngươi mặc trang sức thánh cũng đến cùng ngươi Như giọt sương bởi lòng rạng đông mà ra. Đức Giê-hô-va đã thề, không hề đổi ý, rằng: Ngươi là thầy tế lễ đời đời, Tùy theo ban Mên-chi-xê-đéc. Chúa ở bên hữu ngươi sẽ chà nát các vua trong ngày Ngài nổi giận. Ngài sẽ đoán xét các nước, làm khắp nơi đầy xác chết; Cũng sẽ chà nát kẻ làm đầu của nước lớn. Ngài sẽ uống nước khe trong đường, Và nhân đó ngước đầu lên” (Thi thiên 110:1-7).
Chúa Jêsus không những nói cho thầy tế lễ cả biết rằng Ngài là Đấng Mêsi, mà Ngài còn xét đoán kẻ thù của Ngài khi Ngài trở lại với trần gian để thâu lấy ngôi vị của Ngài. Đây là một Thi thiên mà người Do thái vốn tin chắc là Thi thiên nói tới Đấng Mêsi, nhưng họ không hề trông mong nó sẽ được áp dụng giống như Chúa Jêsus đã áp dụng.
Câu chuyện của Mathiơ nói tới sự chết của Chúa chúng ta đầy dẫy với nhiều tham khảo nói tới lời tiên tri. Tình trạng hối hận và tự tử của Giuđa được tỏ ra là sự ứng nghiệm lời tiên tri của Xachari (Mathiơ 27:3-5; Xachari 11:12-13). Trong khi chưa tỏ ra là sự ứng nghiệm lời tiên tri, việc Chúa chúng ta im lặng trước mặt Philát chắc chắn làm ứng nghiệm lời tiên tri ở Êsai 53:7.
Khi họ đóng đinh Chúa Jêsus trên thập tự giá, tình cờ họ đã làm ứng nghiệm Thi thiên khác nói tới Đấng Mêsi:
“Đã đi tới một chỗ gọi là Gô-gô-tha, nghĩa là chỗ cái Sọ, họ cho Ngài uống rượu trộn với mật đắng; song Ngài nếm, thì không chịu uống. Họ đã đóng đinh Ngài trên cây thập tự rồi, thì bắt thăm mà chia nhau áo xống của Ngài. Rồi họ ngồi đó mà canh giữ Ngài” (Mathiơ 27:33-36, phần nhấn mạnh là của tôi).
Hãy so sánh câu chuyện của Mathiơ với các Thi thiên nầy nói tới Đấng Mêsi:
“Chúng nó ban mật đắng làm vật thực tôi, và cho tôi uống giấm trong khi khát” (Thi thiên 69:21).
“Chúng nó chia nhau áo xống tôi, bắt thăm về áo dài tôi” (Thi thiên 22:18).
Khi đoàn dân đông nhiếc móc Chúa chúng ta trên thập tự giá, họ đã làm ứng nghiệm lời tiên tri khác:
“Những kẻ đi ngang qua đó chê cười Ngài, lắc đầu, mà nói rằng: Ngươi là kẻ phá đền thờ và dựng lại trong ba ngày, hãy cứu lấy mình đi! Nếu ngươi là Con Đức Chúa Trời, hãy xuống khỏi cây thập tự! Các thầy tế lễ cả, các thầy thông giáo và các trưởng lão cũng nhạo Ngài rằng: Nó đã cứu kẻ khác mà cứu mình không được. Nếu phải Vua dân Y-sơ-ra-ên, bây giờ hãy xuống khỏi cây thập tự đi, thì chúng ta mới tin. Nó nhờ cậy Đức Chúa Trời; nếu Đức Chúa Trời yêu nó thì bây giờ Ngài phải giải cứu cho, vì nó đã nói rằng: Ta là Con Đức Chúa Trời!” (Mathiơ 27:39-43)
“Hễ kẻ nào thấy tôi đều nhạo cười tôi. Trề môi, lắc đầu, mà rằng: Người phú thác mình cho Đức Giê-hô-va, Ngài khá giải cứu người; Ngài khá giải cứu người, vì Ngài yêu mến người!” (Thi thiên 22:7-8).
Có lẽ sự ứng nghiệm nổi bật nhất của một Thi thiên nói tới Đấng Mêsi đã được thấy rõ nơi tiếng kêu la của Chúa chúng ta thốt ra từ thập tự giá:
“Ước chừng giờ thứ chín, Đức Chúa Jêsus kêu tiếng lớn lên rằng: Ê-li, Ê-li, lam-ma sa-bách-ta-ni? nghĩa là: Đức Chúa Trời tôi ơi! Đức Chúa Trời tôi ơi! sao Ngài lìa bỏ tôi?” (Mathiơ 27:46, phần nhấn mạnh là của tôi).
Đúng là điều lạ lùng khi nhìn biết rằng thậm chí chưa có người nào nhận ra Chúa Jêsus đang nói điều gì. Họ không nắm bắt được sự thực Chúa Jêsus mới vừ gợi lên câu Hybálai dòng đầu tiên của Thi thiên 22:1. Khi làm như thế, Chúa Jêsus đã xác định Ngài với tác giả Thi thiên và, quan trọng hơn, với Đấng Mêsi của hạng người mà Thi thiên nầy đang nói tới. Bởi đó Ngài đang chỉ ra rằng Ngài là sự ứng nghiệm của Thi thiên nầy, Ngài là Đấng Mêsi đã được hứa cho.
Các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi, nhắm vào sự thương khó của Chúa chúng ta, có nhiều điều để dạy dỗ chúng ta. Nếu sự thương khó của tác giả Thi thiên là nguyên mẫu sự thương khó của Đấng Mêsi, nó cung ứng ý nghĩa và mục đích cho sự chịu khổ của tác giả Thi thiên. Đối với các thánh đồ ngày hôm nay, sự chống đối là sự thực. Chính sự thương khó của Chúa chúng ta là nguyên mẫu của sự chịu khó mà chúng ta được kêu gọi và được ơn để chịu đựng vì cớ Đấng Christ:
“Hỡi kẻ làm tôi tớ, hãy lấy lòng rất kính sợ mà phục theo chủ mình, chẳng những phục những chủ hiền lành mà thôi, lại phải phục người chủ khó tánh nữa. Vì nhân cớ lương tâm đối với Đức Chúa Trời, mà chịu khốn nạn trong khi bị oan ức, ấy là một ơn phước. Vả, mình làm điều ác, bị đánh mà hay nhịn chịu, thì có đáng khoe gì: Nhưng nếu anh em làm lành, mà nhịn chịu sự khốn khó, ấy là một ơn phước trước mặt Đức Chúa Trời. anh em đã được kêu gọi đến sự đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chân Ngài; Ngài chưa hề phạm tội, trong miệng Ngài không thấy có chút chi dối trá; Ngài bị rủa mà chẳng rủa lại, chịu nạn mà không hề hăm dọa, nhưng cứ phó mình cho Đấng xử đoán công bình; Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công bình; lại nhân những lằn đòn của Ngài mà anh em đã được lành bịnh. Vì anh em vốn giống như con chiên lạc, mà bây giờ đã trở về cùng Đấng chăn chiên và Giám mục của linh hồn mình” (I Phierơ 2:18-25, phần nhấn mạnh là của tôi).
Các vị sứ đồ đã nắm lấy điều nầy, như đã được tỏ ra bởi thái độ của họ đối với sự chịu khổ trong vai trò các thánh đồ, và bởi sự dạy của họ về đề tài nầy:
“Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ, và được ở trong Ngài, được sự công bình, không phải công bình của tôi bởi luật pháp mà đến, bèn là bởi tin đến Đấng Christ mà được, tức là công bình đến bởi Đức Chúa Trời và đã lập lên trên đức tin; cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài, và sự thông công thương khó của Ngài, làm cho tôi nên giống như Ngài trong sự chết Ngài” (Philíp 3:8-10).
“Nay tôi lấy làm vui về sự tôi đã chịu khổ sở vì anh em, tôi lại vì thân thể Đấng Christ, là Hội thánh, mà đem xác thịt mình chịu hết các điều còn lại trong sự thương khó của Ngài” (Côlôse 1:24).
“Hỡi kẻ rất yêu dấu, khi anh em bị trong lò lửa thử thách, chớ lấy làm lạ như mình gặp một việc khác thường. Nhưng anh em có phần trong sự thương khó của Đấng Christ bao nhiêu, thì hãy vui mừng bấy nhiêu, hầu cho đến ngày vinh hiển của Ngài hiện ra, thì anh em cũng được vui mừng nhảy nhót. Ví bằng anh em vì cớ danh Đấng Christ chịu sỉ nhục, thì anh em có phước; vì sự vinh hiển và Thánh Linh của Đức Chúa Trời đậu trên anh em” (I Phierơ 4:12-14).
Các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi trong sự rao giảng Tin Lành của Phierơ vào ngày Lễ Ngũ Tuần
Những tin tức tốt lành, ấy là các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi không bỏ chúng ta lại với một Đấng Mêsi đã dãy chết đâu, mà với một Đấng Mêsi Ngài thắng hơn sự chết và mồ mả. Chỉ sau khi sự sống lại của Chúa chúng ta thì các môn đồ mới nắm bắt được ý nghĩa của các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi:
“Đoạn, Ngài phán rằng: Ấy đó là điều mà khi ta còn ở với các ngươi, ta bảo các ngươi rằng mọi sự đã chép về ta trong luật pháp Môi-se, các sách tiên tri, cùng các Thi Thiên phải được ứng nghiệm. Bấy giờ Ngài mở trí cho môn đồ được hiểu Kinh Thánh. Ngài phán: Có lời chép rằng Đấng Christ phải chịu đau đớn dường ấy, ngày thứ ba sẽ từ kẻ chết sống lại, và người ta sẽ nhân danh Ngài mà rao giảng cho dân các nước sự ăn năn để được tha tội, bắt đầu từ thành Giê-ru-sa-lem. Các ngươi làm chứng về mọi việc đó; ta đây sẽ ban cho các ngươi điều Cha ta đã hứa” (Luca 24:44-48, phần nhấn mạnh là của tôi).
Nhưng lẽ thật nầy từng được nắm bắt, các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi được sử dụng như một phần quan trọng trong việc rao giảng Tin Lành của Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng ta nhìn thấy điều nầy trong bài giảng đầu tiên của Phierơ sau khi có sự sống lại và sự thăng thiên của Đấng Christ, như đã được ghi lại ở Công Vụ các Sứ Đồ 2:22-36:
“Hỡi người Y-sơ-ra-ên, hãy nghe lời nầy: Đức Chúa Jêsus ở Na-xa-rét, tức là Người mà Đức Chúa Trời đã dùng làm việc quyền phép, sự lạ và dấu lạ ở giữa các ngươi, để làm chứng cho Người trong vòng các ngươi, như chính các ngươi đều biết. Người đó bị nộp theo ý định trước và sự biết trước của Đức Chúa Trời, các ngươi đã mượn tay độc ác mà đóng đinh Người trên thập tự giá và giết đi. Nhưng Đức Chúa Trời đã khiến Người sống lại, bứt đứt dây trói của sự chết, vì nó không thể giữ Người lại dưới quyền nó. Bởi chưng vua Đa-vít có nói về Người rằng: Tôi từng thấy Chúa ở trước mặt tôi luôn, vì Ngài ở bên hữu tôi, hầu cho tôi chẳng bị rúng động chút nào. Bởi cớ đó, lòng tôi vui vẻ, lưỡi tôi mừng rỡ, và xác thịt tôi cũng sẽ yên nghỉ trong sự trông cậy; Vì Chúa sẽ chẳng để linh hồn tôi nơi Âm phủ, và chẳng cho Đấng Thánh của Ngài hư nát đâu. Chúa đã cho tôi biết đường sự sống; Cũng sẽ cho tôi đầy lòng vui mừng trước mặt Ngài. Hỡi anh em, ta thật có thể nói cách vững vàng với anh em về tổ Đa-vít rằng người đã chết và chôn rồi, ngày nay mồ mả người còn ở giữa chúng ta. Nhưng, vì người là đấng tiên tri, và biết Đức Chúa Trời đã thề hứa với người sẽ cho một hậu tự người ngồi trên ngai mình, thì người đã thấy trước và nói trước về sự sống lại của Đấng Christ rằng: Ngài chẳng bị để nơi Âm phủ, và xác thịt Ngài chẳng thấy sự hư nát. Đức Chúa Jêsus nầy, Đức Chúa Trời đã khiến sống lại, và chúng ta thảy đều làm chứng về sự đó. Vậy, sau khi Ngài đã được đem lên bên hữu Đức Chúa Trời, và từ nơi Cha đã nhận lấy Đức Thánh Linh mà Cha đã hứa ban cho, thì Ngài đổ Đức Thánh Linh ra, như các ngươi đang thấy và nghe. Vì vua Đa-vít chẳng hề lên trời, nhưng chính người có nói: Chúa đã phán cùng Chúa tôi rằng: Hãy ngồi bên hữu ta, Cho đến chừng nào ta để kẻ thù nghịch ngươi dưới chân ngươi, đặng làm bệ cho ngươi. Vậy, cả nhà Y-sơ-ra-ên khá biết chắc rằng Đức Chúa Trời đã tôn Jêsus nầy, mà các ngươi đã đóng đinh trên thập tự giá, làm Chúa và Đấng Christ” (Công Vụ các Sứ Đồ 2:22-36, phần nhấn mạnh là của tôi).
Giờ đây Phierơ hiểu rõ và công bố rằng các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi không những nói trước sự thương khó và sự chết của Chúa chúng ta, mà chúng còn đòi hỏi sự sống lại của Ngài ra khỏi kẻ chết nữa. Đức Chúa Trời đã hứa với David một “nước đời đời” (II Samuên 7:13). Điều nầy chỉ có thể diễn ra nếu vua của Israel được buông tha ra khỏi vòng nô lệ của sự chết. Không một vị vua con người nào có thể có một vương quốc đời đời cho được. Vì thế, Phierơ đã công bố với khán thính giả của ông rằng thật là cần thiết cho Đấng Mêsi phải sống lại từ kẻ chết, không còn chết nữa. Kể từ khi mộ địa của David còn ở gần đó, và mộ địa các vua khác của Israel cũng còn ở đó, việc ấy phải được ứng nghiệm bởi ai đó khác hơn David. Việc ấy phải được ứng nghiệm bởi Đấng Mêsi của Israel, là Đức Chúa Jêsus Christ.
Không những con người chối bỏ Chúa Jêsus, theo như Kinh thánh đã nói trước, mà Đức Chúa Trời đã làm cho Ngài sống lại từ kẻ chết, theo như các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi đã nói trước. Bài giảng của Phierơ vào ngày lễ Ngũ Tuần đã bắt đầu với một tham khảo đến lời tiên tri của Giôên, ở đây giải thích ý nghĩa của việc nói tiếng lạ mà đoàn dân đông đã nghe thấy. Nhưng từ chỗ nầy trở đi, những phân đoạn minh chứng của Phierơ được chiếu cố vào các Thi thiên. Trước tiên, ông xây sang Thi thiên 16:8-11 để chỉ ra rằng sự sống lại của Đấng Mêsi của Israel đã được David nói tiên tri. Ấy chẳng phải là bất khả thi cho một người sẽ được sống lại từ kẻ chết – Chúa Jêsus đã chứng tỏ điều nầy bằng cách làm cho Laxarơ sống lại. Thật là bất khả thi cho Chúa Jêsus không được sống lại từ kẻ chết. Ngài là Con của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời sẽ không lìa bỏ Con của Ngài; Ngài sẽ không để cho xác thịt của Ngài bị hư hoại trong mồ mả. Ngài khiến cho người ta nhận biết con đường sự sống của Ngài.
Mục đích bài giảng của Phierơ chưa được công bố; dòng cuối sẽ tới đến ngay thôi. Và nó sẽ đến, khi dùng lời lẽ của Thi thiên khác nói tới Đấng Mêsi, Thi thiên 110, câu 1, cùng một Thi thiên mà với Thi thiên ấy Chúa chúng ta trước đó đã nói bóng gió khi Ngài đứng trước mặt thầy tế lễ cả:
“Đức Chúa Jêsus nầy, Đức Chúa Trời đã khiến sống lại, và chúng ta thảy đều làm chứng về sự đó. Vậy, sau khi Ngài đã được đem lên bên hữu Đức Chúa Trời, và từ nơi Cha đã nhận lấy Đức Thánh Linh mà Cha đã hứa ban cho, thì Ngài đổ Đức Thánh Linh ra, như các ngươi đang thấy và nghe. Vì vua Đa-vít chẳng hề lên trời, nhưng chính người có nói: Chúa đã phán cùng Chúa tôi rằng: Hãy ngồi bên hữu ta, Cho đến chừng nào ta để kẻ thù nghịch ngươi dưới chân ngươi, đặng làm bệ cho ngươi. Vậy, cả nhà Y-sơ-ra-ên khá biết chắc rằng Đức Chúa Trời đã tôn Jêsus nầy, mà các ngươi đã đóng đinh trên thập tự giá, làm Chúa và Đấng Christ” (Công Vụ các Sứ Đồ 2:32-36, phần nhấn mạnh là của tôi).
Cho phép tôi tóm tắt bài giảng của Phierơ cho bạn thấy:
“Ta có một số tin tức tốt lành cho các ngươi, và ta có một số tin tức xấu nữa đây. Tin tức tốt lành, ấy là Chúa Jêsus đã được sống lại từ kẻ chết. Tin xấu, ấy là Ngài đã được sống lại từ kẻ chết để Ngài có thể tái lâm trên đất nầy và xử lý với các kẻ thù nghịch Ngài. Giờ đây, ai sẽ là kẻ thù nghịch của Ngài? Phải, chính các ngươi là những kẻ kêu la đòi cho phải có sự chết của Ngài. Chính các ngươi là những kẻ đã nói: Nguyền huyết của hắn đổ lại trên chúng tôi, và trên con cái chúng tôi. Chính các ngươi không bao lâu nữa Ngài phải xử lý với như kẻ thù nghịch Ngài. Giải pháp cho các ngươi là phải ăn năn tội lỗi của mình, rồi công nhận Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời, và là Cứu Chúa của các ngươi. Hãy nhìn nhận rằng Ngài không đáng chết, nhưng các ngươi mới đáng chết. Hãy tin cậy vào sự chết của Ngài, trong chỗ của các ngươi, để ban ơn tha thứ cho tội lỗi của các ngươi. Theo phương thức nầy, các ngươi sẽ nhận lãnh mọi ơn phước đã hứa cho của Đức Chúa Trời qua Đấng Mêsi của Ngài”.
Sẽ có nhiều bài giảng được rao ra hôm nay về sự sống lại. Có bài sẽ thật dạn dĩ khi công bố rằng Chúa Jêsus về phần xác và thực đã sống lại từ kẻ chết. Nhiều bài sẽ hứa rằng vì cớ sự sống lại của Chúa Jêsus, chúng ta có thể có sự bảo đảm về sự sống đời đời. Tất nhiên, đối với một số bài giảng thì đây là sự thực, song bài giảng của Phierơ trong dịp Lễ Ngũ Tuần sẽ nhấn mạnh sự thực ấy, còn nhiều bài giảng khác, thì nhắm vào sự bảo đảm phần phán xét trong tương lai. Tôi sẽ trở lại vấn đề nầy chỉ trong một phút thôi.
Phần kết luận
Mọi hàm ý trong sự sống lại của Đấng Christ đang làm cho người ta phải phân vân; tầm quan trọng của sự sống lại đối với Cơ đốc nhân có thể được đánh giá rất cao. Cho phép tôi tóm tắt lại một vài hậu quả của sự sống lại của Chúa chúng ta.
Trước hết, chúng ta nên hiểu rằng Chúa Jêsus dám chắc mọi sự Ngài đã phán về khả năng sống lại từ kẻ chết của Ngài:
“Bấy giờ có mấy thầy thông giáo và người Pha-ri-si thưa cùng Đức Chúa Jêsus rằng: Bẩm thầy, chúng tôi muốn xem thầy làm dấu lạ. Ngài đáp rằng: Dòng dõi hung ác gian dâm này xin một dấu lạ, nhưng sẽ chẳng cho dấu lạ khác ngoài dấu lạ của đấng tiên tri Giô-na. Vì Giô-na đã bị ở trong bụng cá lớn ba ngày ba đêm, cũng một thể ấy, Con người sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm” (Mathiơ 12:38-40).
Ngay cả các môn đồ của Ngài đã quên phứt điều nầy, còn các kẻ thù của Ngài thì không quên đâu. Họ biết rõ rằng sự vắng đi thi thể của Chúa chúng ta từ mồ mả sẽ cung ứng uy tín cho những lời xưng nhận Ngài chính là Đấng Mêsi:
“Đến ngày mai (là ngày sau ngày sắm sửa), các thầy tế lễ cả và người Pha-ri-si cùng nhau đến Phi-lát mà nói rằng: Thưa chúa, chúng tôi nhớ người gian dối nầy, khi còn sống, có nói rằng: Khỏi ba ngày thì ta sẽ sống lại. Vậy, xin hãy cắt người canh mả cẩn thận cho đến ngày thứ ba, kẻo môn đồ nó đến lấy trộm xác đi, rồi nói với chúng rằng: Ngài đã từ kẻ chết sống lại. Sự gian dối sau đó sẽ tệ hơn sự gian dối trước. Phi-lát nói với họ rằng: Các ngươi có lính canh; hãy đi canh giữ theo ý các ngươi. Vậy, họ đi, niêm phong mả Ngài lại, cắt lính canh giữ, lấy làm chắc chắn lắm” (Mathiơ 27:62-66).
Thứ hai, sự sống lại là dấu ấn của Đức Chúa Trời tán thưởng chức vụ của Chúa chúng ta, kể cả sự chết cứu chuộc của Ngài tại đồi Gôgôtha.
“theo thần linh của thánh đức, thì bởi sự sống lại của Ngài từ trong kẻ chết, được tỏ ra là Con Đức Chúa Trời có quyền phép, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta” (Rôma 1:4).
Thứ ba, sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ là sự hoàn tất công tác cứu chuộc của Ngài (Rôma 6).
Bởi đức tin nơi Đấng Christ, chúng ta chết trong án phạt tội lỗi của chúng ta. Trong Đấng Christ, chúng ta được sống lại trong đời mới.
Thứ tư, sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ là phương tiện và là sự bảo đảm của việc sống một đời sống đẹp lòng Đức Chúa Trời. Khi Phaolô vật lộn với sự thực tội lỗi có quyền lực nhiều hơn xác thịt ông, ông kêu lên:
“Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy?” (Rôma 7:24)
Giải pháp cho sự ông phấn đấu với tội lỗi (và của chúng ta) được thấy ở Rôma 8:
“Lại nếu Thánh Linh của Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus sống lại từ trong kẻ chết ở trong anh em, thì Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus Christ sống lại từ trong kẻ chết cũng sẽ nhờ Thánh Linh Ngài ở trong anh em mà khiến thân thể hay chết của anh em lại sống” (Rôma 8:11).
Thứ năm, sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ ra khỏi kẻ chết có nghĩa là bạn hữu và những người thân có lòng tin của chúng ta, họ đã chết rồi đang chờ đợi chúng ta, ở bờ bên kia.
Trong mấy năm qua, sự chết đã đem đi một số người trong hội chúng của chúng ta ra khỏi chúng ta. Lẽ thật nói tới sự sống lại của Chúa chúng ta cũng là sự bảo đảm rằng chúng ta sẽ được hội hiệp lại với những người thân yêu của chúng ta:
“Hỡi anh em, chúng tôi chẳng muốn anh em không biết về phần người đã ngủ, hầu cho anh em chớ buồn rầu như người khác không có sự trông cậy. Vì nếu chúng ta tin Đức Chúa Jêsus đã chết và sống lại, thì cũng vậy, Đức Chúa Trời sẽ đem những kẻ ngủ trong Đức Chúa Jêsus cùng đến với Ngài. Vả, nầy là điều chúng tôi nhờ lời Chúa mà rao bảo cho anh em: chúng ta là kẻ sống, còn ở lại cho đến kỳ Chúa đến, thì không lên trước những người đã ngủ rồi. Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ, sẽ sống lại trước hết. Kế đến chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn. Thế thì, anh em hãy dùng lời đó mà yên ủi nhau” (I Têsalônica 4:13-18).
Cho phép tôi thêm một vài tư tưởng để cho bạn xem xét:
Tầm cỡ trọng đại sự thương khó của Đấng Mêsi là tầm cỡ trọng đại của tội lỗi chúng ta.
Tầm cỡ trọng đại sự thương khó của Đấng Mêsi là tầm cỡ sự vâng phục của Đấng Christ đối với ý chỉ của Đức Chúa Cha.
Tầm cỡ trọng đại sự thương khó của Đấng Mêsi là lượng ân điển và yêu thương của Đức Chúa Trời đối cùng chúng ta tại thập tự giá của Đấng Christ.
Những lẽ thật nầy là một phần trong sự trông cậy hạnh phước của Cơ đốc nhân, nhưng tôi không dám để cho bạn rời khỏi bài học nầy mà không cảnh cáo bạn rằng “sự trông cậy hạnh phước” về sự sống đời đời trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời không phải là số phận của mọi người. Bài giảng của Phierơ đặt vấn đề thật là đơn giản và mạnh mẽ khả thi. Công tác của Đức Chúa Jêsus Christ trên thập tự giá tại đồi Gôgôtha không cứu từng con người một cách tự động đâu.
Tôi phải trung tín với Lời của Đức Chúa Trời và nói cho bạn biết rằng sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ là lẽ thật đáng sợ nhất trong mọi sự đối với người nào chưa hề đến với đức tin cứu rỗi theo cách riêng nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Sứ điệp phục sinh mà Phierơ đã rao giảng vào ngày lễ Ngũ Tuần là lời kinh khiếp nhất mà khán thính giả của ông đã nghe thấy. Chúa Jêsus đã được sống lại từ kẻ chết, một việc mà Kinh thánh đòi hỏi. Chúa Jêsus, giờ đây đã sống lại từ kẻ chết, đang chờ đợi huấn thị của Cha Ngài để trở lại trần gian trừng phạt những kẻ thù nghịch Ngài. Ai đó sẽ là kẻ thù của Ngài ngoại trừ những người nào được kêu gọi vì sự chết của Ngài trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha?
Đừng thấy thoải mái vì bạn không sống trong thời của Chúa Jêsus và vì bạn không có mặt ở đó để kêu la: “Hãy đóng đinh hắn trên thập tự giá!” “Hãy đóng đinh hắn trên thập tự giá!” Bạn và tôi sống tốt lành ở đó, và chúng ta phạm tội vì sự chết của Ngài giống như họ vậy. Sự chết, sự chôn, và sự sống lại của Ngài có thể nói tới ơn tha thứ mọi tội lỗi của bạn, và là sự bảo đảm cho sự sống đời đời. Nó cũng có nghĩa là Đức Chúa Jêsus Christ đã trở nên Đấng thắng hơn tội lỗi và sự chết, và không bao lâu nữa Ngài sẽ ngự đến để đánh bại và hủy diệt mọi kẻ thù nghịch Ngài. Giờ đây, cánh cửa sổ cơ hội giàu ơn của Đức Chúa Trời đã được cung ứng cho bạn để công nhận tội lỗi của bạn (đặc biệt tội lỗi bạn chối bỏ không nhận Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời) và tin cậy nơi công tác cứu chuộc của Đức Chúa Jêsus Christ trên thập tự giá của đồi Gôgôtha.
Dù bạn tin hay không, sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ là một sự cần thiết theo Kinh thánh – các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi đòi hỏi điều đó. Dù bạn tin hay không, Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết, và có hàng trăm người đã chứng kiến sự sống lại nầy (xem I Côrinhtô 15:1-11).
“Vả trước hết tôi đã dạy dỗ anh em điều mà chính tôi đã nhận lãnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh; Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh Thánh; và Ngài đã hiện ra cho Sê-pha, sau lại hiện ra cho mười hai sứ đồ. Rồi đó, cùng trong một lần, Ngài hiện ra cho hơn năm trăm anh em xem thấy, phần nhiều người trong số ấy hiện bây giờ còn sống, nhưng có mấy người đã ngủ rồi” (I Côrinhtô 15:3-6).
Dù bạn tin hay không, Chúa Jêsus sẽ tái lâm, một là Chúa và Cứu Chúa phước hạnh của bạn, hoặc giả là Quan Án của bạn đấy. Lẽ thật nói tới sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ ra khỏi kẻ chết không phải là tình cờ trong Tin Lành đâu; mà đấy là trọng tâm của Tin Lành. Muốn được cứu, bạn phải tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Con vô tội của Đức Chúa Trời, Ngài đã chịu chết trong chỗ của tội nhân tại đồi Gôgôtha, và Ngài đã sống lại ra khỏi mồ mả, thắng hơn tội lỗi và sự chết. Có phải sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ là sự trông cậy hạnh phước, hay đó là nổi khủng khiếp của bạn? Bạn có thể an định thắc mắc nầy một lần đủ cả, khi bạn xưng ra tội lỗi của mình và tin cậy nơi Đức Chúa Jêsus Christ vì sự ban cho sự sống đời đời.
“Nhưng nói làm sao? Đạo ở gần ngươi, ở trong miệng và trong lòng ngươi. Ấy là đạo đức tin mà chúng ta giảng dạy. Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi. Vả, Kinh-Thánh nói rằng: Kẻ nào tin Ngài sẽ chẳng bị hổ thẹn. Trong người Giu-đa và người Gờ-réc không có sự phân biệt gì hết, vì họ có chung một Chúa, giàu ơn đối với mọi kẻ kêu xin Ngài. Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu” (Rôma 10:8-13).













Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét