Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

Trên Đôi Cánh Của Cõi Đời Đời



Từ Sự Sáng Tạo Đến Thập Tự Giá



Trên Đôi Cánh

Của Cõi Đời Đời



Tác giả: Imanuel Christian
Sứ Điệp Của Sách Truyền Đạo
Chẳng có gì giống như sự vui mừng và thỏa lòng khi một công việc tốt đã được làm xong. Thí dụ, Bạn thích lao động với hai bàn tay của mình rồi khởi sự làm một món đồ gì đó. Sau vài ngày chịu khó làm việc, khi bạn hoàn thành công việc vào lúc sau cùng và nhìn vào món đồ xinh đẹp mà bạn vừa làm xong, bạn đầy dẫy với sự vui mừng và sự thỏa lòng sâu sắc khi làm ra được một món đồ thật xinh đẹp.
Tuy nhiên, cuộc sống không luôn luôn là một câu chuyện thành công. Có những lúc khi một người phải đối mặt với thất vọng và thất bại của một công việc bề bộn. Thí dụ, ngày kia khi tôi khởi sự sửa chữa máy nướng bánh mì. Tôi nghĩ công việc sẽ dễ dàng lắm, và vì vậy tôi mở máy ra. Khi khi tôi mở nó, lò xo trở nên lỏng lẻo. Thậm chí là tôi không biết có mấy cái lò xo trong máy nướng bánh ấy! Tất cả mọi thứ rối tung lên. Sau một vài tiếng đồng hồ, cuối cùng tôi có thể ráp lại hết mọi thứ và cảm thấy yên tâm về khả năng sắp xếp mọi sự của mình. Nhưng ngay khi tôi cắm điện, cuộn dây nổ tung liền! Tôi đã nối mấy sợi dây không đúng cách rồi.
Những việc như thế thường xảy ra trong gia đình của chúng ta. Tuy nhiên, mấy thứ ấy thực sự chẳng phải là vấn đề đâu. Trong hầu hết các trường hợp, một việc hư hỏng có thể sửa chữa được cho tới khi thành công. Có thể phải tốn thời gian hay đôi khi một ít phí tổn so với kế hoạch ban đầu. Ở chỗ tồi tệ nhất, bạn sẽ phải vứt bỏ đi thứ hư hỏng rồi mua sắm cái mới.
Nhưng sẽ ra sao nếu công việc mà bạn sắp sửa hoàn thành, và có phải việc quay nhìn lại để xem coi cách thức bạn đã làm, thì chẳng có ích lợi gì hết so với chính sự sống của bạn? Sẽ ra sao, khi suy xét, bạn thấy rằng đấy là thất bại hoàn toàn, đổ vỡ hoàn toàn? Bạn sẽ làm gì? Bạn có thể khởi động nó lại không? Bạn có thể thay đời sống của mình để lấy một đời mới chăng?
Một trong những câu nói khôn ngoan nhất bạn có thể tìm gặp trong Kinh thánh đã được thốt ra bởi một bà cụ già từ một thị trấn xa xôi có tên là Thê-cô-a. Khi trao đổi với Vua David, bà cụ nói với ông như sau: “Vì rốt lại, chúng ta là kẻ hay chết, giống như nước chảy trên đất, không hốt lại được” (II Samuên 14:14). Trong bối cảnh cuộc sống sống trong sa mạc khô cằn vùng Trung Đông, câu nói ấy cung ứng một bức tranh sinh động nói tới cuộc sống lãng phí hơn chúng ta ở thế giới Tây phương có thể hình dung được!
Tuy nhiên, bạn có thể làm một việc. Hãy nói cho con cháu của bạn biết về những sai lầm mà bạn đã phạm phải để cảnh cáo chúng thật sớm trong cuộc sống. Hay, tốt hơn thế, bạn có thể viết một quyển sách nói tới kinh nghiệm sống thất bại của mình để mọi người có thể đọc và tiếp thu bài học, có lẽ nhiều năm sau khi bạn đã rời khỏi thế giới nầy.
Đây là chính xác những gì người khôn ngoan đời xưa đã làm khi ông viết sách Truyền Đạo.
Giả định rằng Salômôn là tác giả của sách Truyền đạo, mặc dù danh tánh của ông không có chỗ nào nhắc tới trong quyển sách. Các tài liệu tham khảo trong quyển sách rõ ràng chỉ ra địa vị tác giả của ông. Nó cũng giả định rằng Salômôn đã viết quyển sách nầy trong phần sau của cuộc đời ông.
Chúng ta có thể phác họa Vua Salômôn đang ngồi trong khu vườn xinh đẹp của cung điện hoàng gia. Bấy giờ ông đã già yếu rồi; phần lớn cuộc sống của ông đã trôi qua. Một đám đông tôi tớ vây quanh ông, song ông lại cảm thấy cô độc. Ông có đủ thứ tốt đẹp mà thế gian có thể hiến cho, nhưng ông chẳng thấy thú vị gì về chúng cả. Ngồi trên chiếc ghế xích đu kia, trôi lạc trong suy tưởng, ông có cái nhìn về cuộc sống của mình và nhận ra cách thức mình đã sống. Ông nhìn thấy điều gì chứ? Sau khi ôn lại mọi công việc lớn lao của mình, ông thấy:
“Đoạn ta xem xét các công việc tay mình đã làm, và sự lao khổ mình đã chịu để làm nó; kìa, mọi điều đó là sự hư không và theo luồng gió thổi, chẳng có ích lợi gì hết dưới mặt trời” (2:11).
Sách Truyền đạo là một mảng văn chương khôn ngoan của Kinh thánh. Đây là một quyển sách triết lý, thực sự là quyển sách triết học nhất trong Kinh thánh, và nó trình bày quan điểm Cơ đốc-Do thái giáo trong thế gian và những vụ việc của thế gian.
Theo đề tài, có lẽ đây là quyển sách bị hiểu sai nhiều nhất trong Kinh thánh. Đọc sơ sịa và nhanh chóng cung ứng ấn tượng rằng tác giả đang trình bày hình ảnh tiêu cực và bi quan của cuộc sống. Việc lặp đi lại những cụm từ như “hư không” hay “vô nghĩa” và những mệnh đề như “theo luồng gió thổi”, tạo ra ấn tượng về thất bại vô vọng, mô tả nổi trống không và thất vọng trong cuộc sống. Vì lý do nầy, ngay cả vị trí chính đáng của nó trong kinh điển thường bị thắc mắc, bắt đầu từ lịch sử Hội thánh đầu tiên.
Rõ ràng, có những câu trong quyển sách ấy, rút ra khỏi văn mạch, chúng trình bày một thế giới quan rất là bi quan. Nhưng thực ra quyển sách đang trình bày niềm hy vọng trong mọi sự trông cậy. Quyển sách trình bày cuộc sống giống như tấm thảm xinh đẹp do Đức Chúa Trời thiết kế và cho rằng ý nghĩa tối hậu của tấm thảm ấy chỉ có thể tìm gặp được trong sự đầu phục hoàn toàn đối với Đức Chúa Trời.
Có ba dòng tư tưởng chạy xuyên suốt quyển sách: lẽ đạo nói về sự hưởng thụ, lẽ đạo nói tới sự hư không, và lẽ đạo nói tới cõi đời đời. Ba dòng tư tưởng nầy đan dệt vào nhau rất cẩn thận trong quyển sách hầu đưa ra hình ảnh xinh đẹp nói tới thiết kế của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại.
Lẽ đạo nói tới sự hưởng thụ
Những thứ vật chất: Sự ban cho của Đức Chúa Trời
Salômôn chắc chắn là không chống lại những thứ vật chất, nếu như đọc kỹ quyển sách thì thấy như vậy. Ngược lại, ông tin rằng các thứ vật chất là sự ban cho đến từ Đức Chúa Trời, được dựng nên và được ban cho chúng ta để chúng ta vui hưởng. Ông nói:
“Chẳng gì tốt cho người hơn là ăn, uống, khiến linh hồn mình hưởng phước của lao khổ mình. Ta xem thấy điều đó cũng bởi tay Đức Chúa Trời mà đến” (2:24).
Một lần nữa:
“Vậy, ta nhìn biết chẳng có điều gì tốt cho loài người hơn là vui vẻ, và làm lành trọn đời mình. Lại, ai nấy phải ăn, uống, và hưởng lấy phước của công lao mình, ấy cũng là sự ban cho của Đức Chúa Trời” (3:12-13).
Cũng vậy:
“Kìa, ta đã nhìn thấy rằng ăn, uống, và hưởng phước của sự lao khổ mình làm ở dưới mặt trời trọn trong những ngày mà Đức Chúa Trời ban cho, ấy thật là tốt và hay; vì đó là kỷ phần mình. Hễ Đức Chúa Trời ban cho người nào giàu có, của cải, làm cho người có thế ăn lấy, nhận lãnh kỷ phần, và vui vẻ trong công lao của mình, ấy là một sự ban cho của Đức Chúa Trời” (5:18-19).
Ông nói cũng một việc ấy ở 9:7-9 và 11:9-10.
Từ quan điểm của Kinh thánh, các thứ vật chất không phải là xấu. Quan điểm ấy chống lại việc cho rằng bổn tánh của Đức Chúa Trời Chí Thánh chuyên tạo ra bất cứ điều chi ác. Theo như Kinh thánh nói: “Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm đâu” (I Giăng 1:5). Ngược lại, mọi sự được coi là tốt lành trong Kinh thánh. Trong câu chuyện sáng tạo ở Sáng thế ký 1, khi Đức Chúa Trời liên tục khảo sát các chi tiết của sự sáng tạo, có mấy lần Đức Chúa Trời nhìn vào những gì Ngài đã dựng nên và “thấy đó là tốt lành” (Sáng thế ký 1:4, 10, 12, 18, 21, 25). Thật là thú vị khi để ý thấy cụm từ nầy được sử dụng hai lần khi gắn với sự dựng nên đất và mọi thứ ở trên đất (1:9-13), là những thứ về sau được trao cho con người để vui hưởng (Sáng thế ký 1:29). Ở phần cuối của công tác sáng tạo, cần phải để ý: “Đức Chúa Trời thấy các việc Ngài đã làm thật rất tốt lành” (1:31). Tác giả Thi thiên ca ngợi Đức Chúa Trời rất nhiều lần vì vẻ đẹp của sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Thân thể vật lý của chúng ta cũng không bị xem là xấu, nhưng như David lưu ý trong một Thi thiên của ông, thân thể ấy được “dựng nên cách đáng sợ lạ lùng” (Thi thiên 139:13-16).
Trong Tân Ước các thứ vật chất cũng không bị xem là xấu. Chúa Jêsus công bố các thứ vật chất là “tốt lành” khi Ngài phán: “Vậy nếu các ngươi vốn là xấu, còn biết cho con cái mình các vật tốt thay…” (Mathiơ 7:11). Chúa Jêsus kể “bánh hàng ngày” là một biểu tượng của của mọi nhu cần theo phần xác thuộc vật chất của con người, trong bài cầu nguyện chung của Ngài. Sứ đồ Phaolô nói: “Vả, mọi vật Đức Chúa Trời đã dựng nên đều là tốt lành cả, không một vật chi đáng bỏ, miễn là mình cảm ơn mà ăn lấy thì được” (I Timôthê 4:4).
Vì vậy, Salômôn không phải là chống lại việc sử dụng hay hưởng thụ các thứ vật chất trong thế gian. Ngược lại, ông tin rằng các thứ vật chất đều là sự ban cho đến từ Đức Chúa Trời, được dựng nên và được ban cho con người để vui hưởng, và chẳng có gì sai trong việc hưởng thụ các thứ vật chất ấy.
Lẽ đạo nói tới sự hư không
Tuy nhiên, có một việc mà ông muốn chúng ta phải ghi nhớ: ý nghĩa của cuộc sống không thể tìm thấy được nơi bất cứ điều chi ở dưới mặt trời – có thể là của cải vật chất của chúng ta hay các thứ phi vật chất khác giống như sự khôn ngoan hay trí tuệ của con người. Mọi sự trong đời nầy đều là hư không theo một ý nghĩa tối hậu, một khi nó không thể làm phu phỉ mong ước của con người về tình trạng đầy đủ ý nghĩa.
Lẽ đạo nói tới sự hư không là lẽ đạo nổi bật nhất trong sách Truyền đạo. Vì vậy, ở ấn tượng đầu tiên, quyển sách tạo ra một hình ảnh rất bi quan. Từ ngữ Hybálai “hebel”, có nghĩa là “hư không” hay “vô nghĩa”, đã được sử dụng 38 lần trong sách nầy, 5 lần ở câu thứ nhứt của cả câu, và 3 lần ở câu cuối cùng ngay trước phần kết luận sau cùng. Tương tự, cụm từ “theo luồng gió thổi” đã được dùng 9 lần. “Lao khổ” xảy ra 23 lần; “tai nạn” 22 lần; “sầu não” 9 lần. Những cụm từ như “hà hiếp”, “dữ”, “khóc”, “chẳng hơn gì”, “chẳng có lợi gì hết”, “có ích gì ở đó?” thường xuyên đã được sử dụng. Mọi sự nầy tạo ra một hình ảnh tổng thể nói tới sự bi quan.
Hết cái nầy đến cái khác Salômôn nắm lấy mọi sự mà chúng ta xem là tốt lành rồi chỉ ra sự hư không và vô nghĩa của chúng: tình trạng hư không trong mọi nổ lực của con người (1:3-11); tình trạng hư không của khoái lạc và của cải (2:1-11); tình trạng hư không của trí tuệ con người (2:18-23); và tình trạng hư không của sự giàu có (5:8-17). Ông nêu ra sự phù phiếm của mọi sự trong đời nầy mà ông có thể suy tưởng. Ông thử mọi sự ở dưới mặt trời được cho là có khả năng làm cho con người được vui sướng, song đối với ông, ông thấy rằng mọi sự đều là hư không và sầu não, rằng mỗi nổ lực trong việc đạt được hạnh phúc bằng bất cứ cách thế nào đều có thể kết cục trong sự buồn rầu. Khả năng của thứ phải vui hưởng càng lớn, thì kinh nghiệm thất vọng và phiền não càng sâu sắc và rộng lớn hơn.
Salômôn đã đưa ra tình trạng vô nghĩa của mọi sự dưới mặt trời, như chúng ta lưu ý ở trên, đặt ra nền tảng cho luận suy cuối cùng của ông. Nếu chẳng có gì là vĩnh viễn, nếu chẳng có gì ở dưới mặt trời có thể cung ứng hạnh phúc thực sự lâu dài, con người làm thế nào phu phỉ mong ước của mình về ý nghĩa của cuộc sống? Ông có thể tìm đâu ra những thứ có thể cung ứng hạnh phúc thực sự lâu dài và phu phỉ thắc mắc về ý nghĩa của cuộc sống? Salômôn nói chắc không có ở dưới mặt trời, nhưng ông dám chắc tìm được điều đó ở bên kia ánh mặt trời.
Cõi đời đời trong tấm lòng của họ
Mặc dù mọi sự ở dưới mặt trời là tạm thời, Đức Chúa Trời đã đặt cõi đời đời trong tấm lòng của con người (3:11b). Mọi nền văn hóa, bất luận sơ khai hay phát triển như thế nào đi nữa, đều có một khái niệm về cõi đời đời, về việc sẽ kéo dài cho đến đời đời. Vì cớ nhận thức đời đời như thế nầy đang ở trong tấm lòng của con người, con người đang tìm kiếm một việc gì đó sẽ kéo dài cho đến đời đời, hầu hết mọi người, việc gì đó sẽ khiến cho họ được dài lâu cho đến đời đời.
Nói chung, mọi nổ lực của con người tìm kiếm các phương thức để trở thành vĩnh cửu đã bị điều phối không đúng; họ thử làm một việc sẽ khiến họ sống đời đời ở trên đất. Nhưng Salômôn nói rằng chỉ có một cách mà nhận thức về cõi đời đời của con người có thể được phu phỉ – sự ấy có thể được phu phỉ chỉ nơi Đức Chúa Trời – chớ chẳng phải điều chi khác ở dưới mặt trời. Ông nói: “Ta biết rằng mọi việc Đức Chúa Trời làm nên còn có đời đời: người ta chẳng thêm gì được, cũng không bớt chi đặng; Đức Chúa Trời làm như thế, để loài người kính sợ trước mặt Ngài” (3:14). Tẻ tách ra khỏi Đức Chúa Trời, bất cứ điều chi con người làm ra trên đất đều không có giá trị đời đời nào cả; chỉ có Đức Chúa Trời là Đấng có thể đem cõi đời đời vào mọi công việc tạm thời của con người. Đấy là lý do tại sao Môise đã cầu nguyện: “Nguyện ơn Chúa, là Đức Chúa Trời chúng tôi, giáng trên chúng tôi; Cầu Chúa lập cho vững công việc của tay chúng tôi; Phải, xin lập cho vững công việc của tay chúng tôi” (Thi thiên 90:17).
Vì Đức Chúa Trời là vô hạn và con người là hữu hạn, con người không bao giờ hiểu hết được công việc của Đức Chúa Trời:
“Khi ta chuyên lòng để học biết sự khôn ngoan, để hiểu mọi việc làm ra trên đất, thì ta thấy có người ngày và đêm không cho mắt ngủ, cũng thấy mọi công việc của Đức Chúa Trời, và hiểu biết người ta không thể dò được mọi việc làm ra dưới mặt trời, dầu chịu cực nhọc ngần nào đặng tìm biết, cũng chẳng tìm được; và dầu cho người khôn ngoan tưởng rằng sẽ chắc biết, thì cũng chẳng tìm được” (8:16-17).
Một lần nữa:
“Người không biết đường của gió đi, cũng không biết xương cốt kết cấu trong bụng đờn bà mang thai thể nào, thì cũng một thể ấy, ngươi chẳng hiểu biết công việc của Đức Chúa Trời, là Đấng làm nên muôn vật” (11:5).
Vâng lời, phương thức duy nhứt
Vì Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị hoàn toàn và con người là tạo vật hữu hạn, cách thức duy nhứt dành lại cho con người để sống hạnh phúc và thỏa lòng là vâng lời – đầu phục hoàn toàn đối với Đức Chúa Trời. Niềm vui chơn thật và quan trọng nhất trong cuộc sống đến từ sự vâng phục đối với một mình Đức Chúa Trời chớ không đến từ bất cứ điều chi khác. Mọi sự khác đều là hư không và vô nghĩa – giống như theo luồng gió thổi. Đấy là lý do tại sao Salômôn khuyên người tuổi trẻ phải nhớ đến Đấng Tạo Hóa của mình trước khi quá trễ:
“Trong buổi còn thơ ấu hãy tưởng nhớ Đấng Tạo hóa ngươi, trước khi những ngày gian nan chưa đến, trước khi những năm tới mà ngươi nói rằng: Ta không lấy làm vui lòng; trước khi ánh sáng mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao chưa tối tăm, và mây chưa lại tuôn đến sau cơn mưa … ” (12:1-2).
Tóm lại, mọi điều Salômôn đang nói là như vầy: hãy vui hưởng mọi thứ vật chất trong thế gian. Chẳng có gì sai quấy trong việc ấy hết. Chúng là những sự ban cho đến từ Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mọi thứ nầy không thể kéo dài cho đến đời đời, chúng cũng không cung ứng hạnh phúc miên viễn được. Mục đích và ý nghĩa của cuộc sống không thể tìm thấy nơi bất kỳ thứ nào trong các thứ ấy. Vì vậy, hãy công nhận Đức Chúa Trời là nguồn cội của mọi sự thưởng thức; một mình Ngài có thể cung ứng ý nghĩa cho cuộc sống; một mình Ngài có thể cung ứng ý nghĩa đời đời cho mọi công việc nhất thời của chúng ta.
Salômôn đã tiếp thu từ chính kinh nghiệm riêng của mình rằng mọi thứ vật chất ông có quyền sử dụng và thưởng thực trọn vẹn, thế nhưng ông nhận ra rằng ông có thể vui hưởng chúng chỉ khi trước tiên ông thiết lập được mối quan hệ với Đức Chúa Trời, Ngài là Đấng Ban Cho mọi ơn phước vật chất và là nguồn của mọi niềm vui và phước hạnh thực sự. Không có mối quan hệ chủ yếu đó với Đức Chúa Trời, mọi sự đều là hư không và trống rỗng. Đấy là lý do tại sao ông đưa ra thắc mắc: “Vì ai là người được ăn và hưởng sự vui sướng hơn ta?” (2:25). Thánh Augustine nói: “Không một người nào có thể tìm được sự bình an trừ phi người ấy tìm được nó nơi Đức Chúa Trời”. Tương tự, Pascal đã nói: “Có một khoảng trống mà Đức Chúa Trời đã nắn đúc trong tấm lòng của từng người một. Và chỗ đó không hề được bất cứ thứ gì được dựng nên lấp đầy. Chỗ đó chỉ có thể được Đức Chúa Trời làm cho đầy dẫy, và được biết rõ nhờ Đức Chúa Jêsus Christ”.
Đây là sứ điệp của sách Truyền đạo; đây là sứ điệp của Kinh thánh. Đây là những gì Chúa Jêsus đã phán: “Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa” (Mathiơ 6:33). Phaolô viết trong thư Philíp (4:11-13) rằng ông có thể thỏa lòng và vui sướng trong từng hoàn cảnh cho dù đấy là hoàn cảnh gì mà ông đang ở trong đó, một khi sự vui mừng của ông không nương vào mọi hoàn cảnh bên ngoài, mà nương vào sức lực bề trong đến từ Đức Chúa Trời.
Có người đã mô tả việc hưởng thụ mọi thứ vật chất trong đời ngắn ngủi nầy giống như con chim đậu trên nhánh của một cây cao kia:
“Chúng ta hãy sống giống con chim kia
đậu trên nhánh cây nhỏ trong lúc nó hót,
dù nó cảm thấy nhánh cây oằn xuống,
Thế mà nó hót lên bài ca của mình,
với lòng biết rõ mình có đôi cánh”.
(Sarah Williams)
Để sống cuộc sống tận hưởng chỉ các thứ vật chất mà không có nhận thức về cõi đời đời thì giống như con chim có đôi cánh bị cắt tỉa đậu trên nhánh yếu ớt của một cây cao. Con người có thể tận hưởng đời nầy chỉ trên đôi cánh của cõi đời đời. Salômôn đã bỏ sót điều đó. Và ông đã viết quyển sách nầy để chẳng một ai trong chúng ta bỏ sót giống như ông.
Có một thí dụ tích cực trong Kinh thánh từ đời sống của người khác thuộc về Đức Chúa Trời, ấy là Phaolô. Giống như Salômôn, ông cũng gần kề với phần cuối cuộc đời mình, đã nhìn lại rồi đánh giá cuộc sống của ông. Ông tìm được gì nào?
“Về phần ta, ta đang bị đổ ra làm lễ quán, kỳ qua đời của ta gần rồi. Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin. Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta; Chúa là quan án công bình, sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó, không những cho ta mà thôi, nhưng cũng cho mọi kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài” (II Timôthê 4:6-8).
Đúng là sự vui mừng!! Đúng là thỏa lòng!! Ở cuối phần đời của tôi, khi tôi quay nhìn lại, tôi tìm được gì chứ? Thất bại ngã lòng giống như Salômôn, hay thỏa lòng vui vẻ giống như Phaolô? Câu trả lời nương vào chỗ tôi có đang sống cuộc sống mình trên cơ sở ở đây và bây giờ hay trên Đôi Cánh Của Cõi Đời Đời.
Quyển sách bắt đầu với giai điệu thất vọng hoàn toàn: “Vô nghĩa! Vô nghĩa!” Vị Giáo Sư nói. “Hoàn toàn vô nghĩa! Mọi sự đều vô nghĩa!” Nhưng nó kết thúc với phương thuốc chữa chắc chắn cho nan đề đó: “Khá kính sợ Đức Chúa Trời và giữ các điều răn Ngài; ấy là trọn phận sự của ngươi”.


Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Các Thi thiên: Phần II





Từ sáng tạo đến thập tự giá
Văn chương khôn ngoan: Sách Thi thiên, Phần II
Mục sư Bob Deffinbaugh
Các Thi thiên nói về Đấng Mêsi:
Kịch bản của Cứu Chúa







Phần giới thiệu
Cách đây nhiều năm, chúng tôi đang giữ lễ Tiệc Thánh thì mâm đựng ly tình cờ bị sốc đổ. Mấy cái ly rơi xuống, nước vung vãi hết trên tấm thảm. Đây là lúc lúng túng nhất đối với người nào đang cầm cái mâm ngay thời điểm đó. Marvin Ball đứng trong hàng khán giả lúc bấy giờ, và tôi không hề quên được lời lẽ ông thốt ra khi đáp ứng với sự kiện nầy. Đại khái câu nói ấy như sau:
Những gì chúng ta vừa thấy chỉ là một tai nạn. Nước nho, tiêu biểu cho huyết của Chúa chúng ta, Đức Chúa Jêsus Christ, đã bị đổ hết rồi. Đôi lúc tôi nghe người ta nói tới việc đổ huyết của Chúa chúng ta theo cùng một cách ấy. Họ nói huyết của Ngài đã bị sốc đổ. Không phải vậy đâu; huyết ấy đã bị đổ ra. Đổ vỡ là một tai nạn, và việc đổ huyết ra của Chúa chúng ta không phải là một tai nạn. Mục đích của Ngài là chịu chết, hầu cho huyết đổ ra của Ngài sẽ chuộc lấy mọi tội lỗi của chúng ta.
Tôi không bao giờ quên được cái chạm của lời lẽ Marvin thốt ra đã có trên hết thảy chúng tôi một khi chứng kiến tai nạn đó. Sự chết của Chúa chúng ta không phải là một tai nạn. Đây là Chúa nhật Phục Sinh, và sẽ có những người muốn nhìn vào sự chết của Chúa chúng ta là một tai nạn, mặc dù Chúa Jêsus bằng cách nào đó đã đánh giá thấp sự chống đối. Họ nghĩ đến việc đóng đinh trên thập tự giá là kết cuộc rủi ro của một việc gì đó, điều nầy không đúng với kế hoạch của Chúa chúng ta phải trở thành Đấng Mêsi của Israel.
Hầu hết Cơ đốc nhân đều biết rõ vấn đề nầy. Họ hiểu rõ người nào nghĩ sự chết của Chúa Jêsus là một tai nạn, tất cả đều sai lầm. Nhưng theo ý của tôi, sự suy nghĩ của họ hãy còn thiếu sót nhiều lắm. Hầu hết Cơ đốc nhân dường như nghĩ rằng Đức Chúa Cha đã khiến cho mọi sự cố trong đời sống của Chúa chúng ta phải biến chuyển theo một phương thức để chúng ứng nghiệm lời Kinh thánh. Nhưng trong lối nghĩ suy như thế nầy, họ xem Chúa chúng ta, Ngài đã thụ động trong tiến trình bị bắt, bị xét xử và bị đóng đinh trên thập tự giá. Tôi tin Chúa Jêsus đã tích cực tham gia trong tiến trình thiêng liêng khi đưa những lời tiên tri trong Cựu Ước về sự thương khó của Ngài đến chỗ ứng nghiệm. Khi tôi giảng dạy về tuần lễ cuối cùng của đời sống Chúa chúng ta trong sách Tin Lành Giăng, tôi gọi phần nầy là: “Chúa Jêsus, vào thời điểm sự chết của Ngài”. Chúa Jêsus không phải là “nạn nhân” theo ý nghĩa Ngài không có khả năng cứu lấy chính mình Ngài khỏi chết; mà đúng hơn, Chúa Jêsus dàn dựng các biến cố dẫn tới sự chết của Ngài theo một phương thức làm ứng nghiệm lời tiên tri.
Cái điều quan trọng cho chúng ta, ấy là nhận thấy Chúa chúng ta đã nắm quyền tể trị như thế nào trong các sự kiện dẫn đến sự chết của Ngài. Đặc biệt, điều nầy rất rõ ràng trong sách Tin Lành Giăng, ở đây Chúa chúng ta cẩn thận tiến hành các cuộc tấn công của Ngài nhắm vào các cấp lãnh đạo tôn giáo người Do thái tại thành Jerusalem. Cuộc tấn công đầu tiên trong những cuộc “tấn công” nầy là việc Chúa chúng ta thanh tẩy đền thờ trong mùa lễ Vượt Qua, như đã được ghi lại ở Giăng 2:13-25. Trong chức vụ trên đất của Ngài, Chúa Jêsus đã thực hiện vài lần thăm viếng đến thành Jerusalem, mỗi lần đó dẫn tới tình trạng thù địch càng cao hơn nơi phần của cấp lãnh đạo tôn giáo Do thái. Cấp lãnh đạo tôn giáo đã quyết rồi phải giết chết Chúa Jêsus khi Ngài trở về thành Bêthany, ngay bên ngoài thành Jerusalem, làm cho Laxarơ sống lại từ kẻ chết (Giăng 11). Sau khi làm cho Laxarơ sống lại từ kẻ chết, mọi hy vọng và trông mong của dân chúng Chúa Jêsus là Đấng Mêsi đang ở trên đỉnh cao ngất ngưỡng hơn bao giờ hết (Giăng 11:45; 12:9-11, 42-43). Các cấp lãnh đạo tôn giáo người Do thái buộc phải nắm lấy hành động chống lại Chúa Jêsus:
“Các thầy tế lễ cả và người Pha-ri-si nhóm tòa công luận, bàn rằng: Người nầy làm phép lạ nhiều lắm, chúng ta tính thế nào? Nếu chúng ta để cho người làm, thì thiên hạ tin người, rồi dân Rô-ma sẽ đến diệt nơi nầy và cả nước chúng ta nữa. Nhưng một người trong bọn họ, tên là Cai-phe, làm thầy cả thượng phẩm đang niên, nói rằng: Các ngươi chẳng biết gì hết! Các ngươi chẳng xét rằng thà một người vì dân chịu chết, còn hơn cả nước bị hư mất. Vả, người nói điều đó chẳng phải tự mình, nhưng bởi làm thầy cả thượng phẩm đang niên, người nói tiên tri về Đức Chúa Jêsus sẽ vì dân mà chết; và không những vì dân thôi, mà cũng để nhóm con cái Đức Chúa Trời đã tản lạc lại làm một đoàn. Từ ngày đó, chúng lập mưu giết Ngài” (Giăng 11:47-53).
Người Do thái đã quyết định giết Chúa Jêsus, nhưng họ dự tính phải thực hiện điều nầy theo phương thức và theo kế hoạch riêng của họ. Chúa Jêsus không bị buộc phải theo kế hoạch của họ, mà theo kế hoạch thiêng liêng, theo kịch bản thiêng liêng, vốn đã được xác định từ lâu trước khi Chúa Jêsus đến với thế gian nầy. Cho phép tôi nhắc cho bạn nhớ đến một vài trong những phương thức mà Chúa Jêsus đã buộc cấp lãnh đạo tôn giáo phải “đổi kế hoạch” của họ để làm ứng nghiệm lời tiên tri trong Kinh thánh.
(1) Kinh thánh buộc rằng Chúa Jêsus phải chết bằng cách chịu đóng đinh trên thập tự giá, còn phương pháp hành hình của người Do thái là ném đá. Người Do thái đã kết án Chúa Jêsus với tội phạm thượng trong một vài cơ hội, kể cả lần xét xử Ngài trước mặt thầy tế lễ thượng phẩm (xem Mác 14:64; Luca 5:21; 10:33). Hình phạt cho tội phạm thượng là bị ném đá (Lêvi ký 24:11-16). Người Do thái đã nổ lực ném đá Chúa Jêsus trong vài cơ hội, nhưng họ không sao thành công được (xem Giăng 8:59; 10:31). Dù vậy, Đấng Mêsi phải bị đóng đinh trên thập tự giá:
“Đấng Christ đã chuộc chúng ta khỏi sự rủa sả của luật pháp, bởi Ngài đã nên sự rủa sả vì chúng ta, vì có lời chép: Đáng rủa thay là kẻ bị treo trên cây gỗ, hầu cho phước lành ban cho Áp-ra-ham nhờ Đức Chúa Jêsus Christ mà được rải khắp trên dân ngoại, lại hầu cho chúng ta cậy đức tin mà nhận lãnh Đức Thánh Linh đã hứa cho” (Galati 3:13-14).
(2) Để làm ứng nghiệm lời tiên tri, Đấng Mêsi phải chịu chết công khai trong mùa Lễ Vượt Qua, như Chiên Con Lễ Vượt Qua (thí dụ, xem Giăng 1:29; I Côrinhtô 5:7)
. Cấp lãnh đạo tôn giáo người Do thái đặc biệt đã dặn dò rằng Chúa Jêsus không bị giết trong kỳ lễ, và Ngài phải bị bắt và bị giết cách kín nhiệm:
“Bấy giờ các thầy tế lễ cả và các trưởng lão trong dân nhóm lại trong tòa thầy cả thượng phẩm tên là Cai-phe; và bàn với nhau dùng mưu chước gì đặng bắt Đức Chúa Jêsus mà giết. Song họ nói rằng: Không nên làm trong ngày le, e trong dân chúng sanh ra điều xào xạc chăng” (Mathiơ 26:3-5, phần nhấn mạnh là của tôi).
Chúa Jêsus đã ngăn trở các kẻ thù Ngài không bắt Ngài trước Lễ Vượt Qua bằng cách giữ kín chỗ ở của Ngài, đối với người Do thái, và thậm chí đối với Giuđa nữa. Giuđa đã tìm đúng thời điểm để nộp Chúa Jêsus cho cấp lãnh đạo tôn giáo theo cách riêng (Mathiơ 26:14-16), nhưng Chúa Jêsus thậm chí không để cho Giuđa biết nơi mà Ngài sẽ giữ lễ Vượt Qua:
“Trong ngày thứ nhất ăn bánh không men, môn đồ đến gần Đức Chúa Jêsus mà thưa rằng: Thầy muốn chúng tôi dọn cho thầy ăn lễ Vượt qua tại đâu? Ngài đáp rằng: Hãy vào thành, đến nhà một người kia, mà nói rằng: Thầy nói: Giờ ta gần đến; ta và môn đồ ta sẽ giữ lễ Vượt qua trong nhà ngươi. Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua” (Mathiơ 26:17-19).
Trong khi nhóm lại trên Phòng Cao để giữ Lễ Vượt Qua, Chúa Jêsus chỉ cho các môn đồ Ngài biết rằng Ngài sẽ bị nộp bởi một người trong số họ. Khi Giuđa hỏi có phải hắn là người ấy không, Chúa Jêsus nói cho Giuđa biết rằng hắn là kẻ phản bội:
“Khi đang ăn, Ngài phán rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi rằng có một người trong các ngươi sẽ phản ta. Các môn đồ lấy làm buồn bực lắm, và lần lượt hỏi Ngài rằng: Lạy Chúa, có phải tôi không? Ngài đáp rằng: Kẻ nào để tay vào mâm với ta, ấy là kẻ sẽ phản ta. Con người đi, y theo lời đã chép về Ngài; song khốn nạn thay cho kẻ phản Con người! Thà nó chẳng sanh ra thì hơn! Giu-đa là kẻ phản Ngài cất tiếng hỏi rằng: Thưa thầy, có phải tôi chăng? Ngài phán rằng: Thật như ngươi đã nói” (Mathiơ 26:21-25).
Điều nầy đã nhất định buộc Giuđa phải lánh khỏi Chúa chúng ta cùng các môn đồ Ngài trên Phòng Cao để đến với cấp lãnh đạo tôn giáo người Do thái. Từ thời điểm đó trở đi, làm thế nào mà hắn có thể nhìn thẳng vào Chúa Jêsus được nữa? Làm sao hắn dám liều mạng một khi các môn đồ khác hiểu rõ những gì Chúa Jêsus đã phán và nhìn biết hắn là kẻ phản bội chứ? Phierơ và những người khác sẽ làm gì với hắn một khi họ biết rõ hắn nộp Chúa Jêsus cho kẻ thù nghịch Ngài? (Điều nầy sẽ xảy ra không lâu trước khi Phierơ dùng gươm đánh một trong những kẻ đến bắt Chúa Jêsus). Nếu hắn nộp Chúa Jêsus cho cấp lãnh đạo tôn giáo người Do thái, thì việc ấy phải là bây giờ chớ không phải sau đó. Giuđa biết rất rõ Chúa Jêsus cùng các môn đồ Ngài sẽ qua đêm trong vườn Ghếtsêmanê, y như Ngài đã làm trước đây. Chúa Jêsus đã đề ra bối cảnh cho sự Ngài bị bắt, ngay tại địa điểm và thời điểm của sự lựa chọn của Ngài, hầu cho Kinh thánh được ứng nghiệm.
(3) Tôi không tin người Do thái không muốn Rôma liên quan đến âm mưu giết Chúa Jêsus của họ, nhưng Chúa chúng ta đã buộc họ phải đổi kế hoạch rồi gạt bỏ những điều ưa thích và định kiến của họ. Đã có một số liên kết rất lạ lùng được kẻ thù của Chúa thực hiện. Các thầy thông giáo và người dòng Pharisi không ưa thích người Sađusê, nhưng họ thấy cần thiết phải hợp tác với họ. Người Do thái cũng không muốn cộng tác với Rôma trong việc đưa Chúa Jêsus đến chỗ chết. Họ đã hy vọng về một Đấng Mêsi sẽ ngự đến và lật đổ Rome. Nhưng khi cần thiết, các thành phần trong Do thái giáo đã nắm lấy phần hành trong sự chối bỏ Đấng Mêsi, kể cả các dân Ngoại nữa. Vì lúc bấy giờ là Lễ Vượt Qua, thêm phần binh lính Lamã có mặt (cùng với Philát và Hếrốt) để ngăn ngừa một cuộc nổi dậy. Vì thế, cấp lãnh đạo tôn giáo Do thái sẽ không tránh được việc quan hệ với Rome. Trong mọi nổ lực trước đây của họ để bắt Chúa Jêsus, cấp lãnh đạo tôn giáo đã rất lúng túng (xem Giăng 7:45-53). Họ không dự tính thất bại ở lần nầy. Họ sẽ sử dụng binh lính Lamã để bắt Chúa Jêsus, và họ sẽ tìm kiếm phép tắc của Rome để kết án tử hình Chúa Jêsus.
(4) Ngay cả trong sự chết của Ngài, Chúa Jêsus đã tể trị hoàn toàn. Chúng ta sẽ nhìn vào chỗ nầy cho thật kỹ trong một phút xem, nhưng cho phép tôi nhắc cho bạn nhớ rằng thường thì người Lamã đánh gãy chơn của những kẻ bị họ đóng đinh trên thập tự giá. Điều nầy làm cho cái chết của kẻ bị đóng đinh sẽ được nhanh hơn. Trong khi chơn của hai tên cướp kia bên cạnh Chúa chúng ta bị đánh gãy, hai chơn của Chúa Jêsus không bị đánh gãy, vì Ngài đã chết rồi:
“Vậy, quân lính lại, đánh gãy ống chân người thứ nhất, rồi đến người kia, tức là kẻ cùng bị đóng đinh với Ngài. Khi quân lính đến nơi Đức Chúa Jêsus, thấy Ngài đã chết rồi, thì không đánh gãy ống chân Ngài; nhưng có một tên lính lấy giáo đâm ngang sườn Ngài, tức thì máu và nước chảy ra. Kẻ đã thấy thì làm chứng về việc đó, (lời chứng của người là thật, và người vẫn biết mình nói thật vậy), hầu cho các ngươi cũng tin. Vì điều đó xảy ra, cho được ứng nghiệm lời Kinh Thánh nầy: Chẳng một cái xương nào của Ngài sẽ bị gãy. Lại có lời Kinh Thánh nầy nữa: Chúng sẽ ngó thấy người mà mình đã đâm” (Giăng 19:32-37, phần nhấn mạnh là của tôi).
Tôi đã chỉ ra những việc nầy cho bạn nhìn thấy sự thực là Chúa Jêsus không phải là một nạn nhân suông đâu, chính mình Ngài bị mọi hoàn cảnh của mình thắng hơn. Chúa Jêsus đã tể trị hoàn toàn từng phương diện trong sự sống của Ngài và trong sự chết của Ngài nữa. Thực sự, Ngài là “Chủ Tể nơi sự chết của Ngài”. Ngay cả thầy đội cứng lòng kia, ông ta đứng canh bên cạnh thập tự giá của Chúa Jêsus, phải xưng nhận rằng cái chết của Chúa Jêsus là có một không hai:
“Thầy đội và những lính cùng với người canh giữ Đức Chúa Jêsus, thấy đất rúng động và những điều xảy đến, thì sợ hãi lắm, mà nói rằng: Thật người nầy là Con Đức Chúa Trời” (Mathiơ 27:54)
Bài học nầy là một phần của một loạt bài lần theo “tấn thảm kịch chưa mở ra của sự cứu chuộc” từ sự sáng tạo cho đến rốt ráo mọi việc nơi sự tái lâm của Đức Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta. Trong bài học rồi, chúng ta có một cái nhìn tổng quát vào sách Thi thiên. Trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, hôm nay là Chúa Nhật Phục Sinh. Vì lẽ đó, phải xem hôm nay là thích ứng khi đưa ra bài học thứ nhì và sau cùng trong sách Thi thiên nhằm vào các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi – các Thi thiên ấy nói tới sự đến của Đấng Mêsi của Israel, là Đức Chúa Jêsus Christ.
Trong bài học nầy, tôi muốn bắt đầu bằng cách minh chứng cho thấy Chúa chúng ta vốn ý thức rất nhiều về lời tiên tri và về bổn phận của Ngài phải làm ứng nghiệm lời ấy. Tôi cố gắng chỉ ra những lời tiên tri nói tới Đấng Mêsi trong Cựu Ước (và, trong bài học nầy, đặc biệt các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi) được xem là kịch bản của Chúa chúng ta, trong đó Ngài nhận thức rất sâu sắc, và Ngài đã làm ứng nghiệm đến từng chi tiết. Kế đó, chúng ta sẽ nhìn vào một số đặc điểm của các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi. Tiếp đến, chúng ta sẽ nhìn vào câu chuyện của Mathiơ nói tới sự bắt bớ, xét xử, và đóng đinh trên Chúa Jêsus thập tự giá để chỉ ra Chúa chúng ta thể nào đã làm ứng nghiệm thật tỉ mỉ các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi liên quan đến sự chết của Ngài. Chúng ta cũng sẽ nhìn vào bài giảng trong Công Vụ các Sứ Đồ 2 để thấy thể nào Phierơ đã giải thích sự chết và sự sống lại của Chúa chúng ta như phần ứng nghiệm của hai Thi thiên nói tới Đấng Mêsi. Dự tính của tôi là nhấn mạnh sự thực sự chết của Chúa chúng ta không có gì là tình cờ cả, song thay vì thế cái chết ấy là kết quả của sự Ngài vâng theo mọi kế hoạch, mục đích của Đức Chúa Trời, và những lời tiên tri trong Cựu Ước liên quan đến hành động cứu rỗi của Đấng Mêsi trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha và sự sống lại vinh hiển của Ngài ra khỏi kẻ chết.
Dự tính phải làm theo ý muốn của Cha Ngài
Trong suốt đời sống ở trên đất và chức vụ của Chúa chúng ta, Ngài đã cho thấy rõ ràng Ngài đã dự tính làm theo ý chỉ của Đức Chúa Cha. Chúng ta nhìn thấy vấn đề nầy từ thời điểm Chúa chúng ta được 12 tuổi đang bàn bạc Kinh thánh trong đền thờ:
“Khỏi ba ngày, gặp Ngài tại trong đền thờ đang ngồi giữa mấy thầy thông thái, vừa nghe vừa hỏi. Ai nấy nghe, đều lạ khen về sự khôn ngoan và lời đối đáp của Ngài. Khi cha mẹ thấy Ngài, thì lấy làm lạ, và mẹ hỏi rằng: Hỡi con, sao con làm cho hai ta thể nầy? Nầy, cha và mẹ đã khó nhọc lắm mà tìm con. Ngài thưa rằng: Cha mẹ kiếm tôi làm chi? Há chẳng biết tôi phải lo việc Cha tôi sao? Nhưng hai người không hiểu lời Ngài nói chi hết. Đoạn, Ngài theo về thành Na-xa-rét và chịu lụy cha mẹ. Mẹ Ngài ghi các lời ấy vào lòng” (Luca 2:46-51).
Có ai nghi rằng một phần trong những sự việc Chúa chúng ta đã bàn bạc với các giáo sư có liên quan đến Đấng Mêsi đang ngự đến không?
Trong sự thử thách của Ngài (Mathiơ 4:1-11; Luca 4:1-12), Chúa Jêsus đã từ chối không hành động độc lập đối với Đức Chúa Cha. Đặc biệt trong sách Tin Lành Giăng, chúng ta thấy Chúa chúng ta thể hiện cam kết của Ngài muốn làm theo ý chỉ của Cha Ngài. Ngài đã từ chối không nói và không hành động độc lập đối với Đức Chúa Cha; Ngài đã làm và nói chỉ những điều Đức Chúa Cha ban cho Ngài phải nói là làm:
“Vậy, Đức Chúa Jêsus cất tiếng phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, Con chẳng tự mình làm việc gì được; chỉ làm điều chi mà Con thấy Cha làm; vì mọi điều Cha làm, Con cũng làm y như vậy” (Giăng 5:19).
“Ta không thể tự mình làm nổi việc gì; ta xét đoán theo điều ta nghe, và sự xét đoán ta là công bình, vì ta chẳng tìm ý muốn của ta, nhưng tìm ý muốn của Đấng đã sai ta” (Giăng 5:30).
“Vậy Đức Chúa Jêsus phán rằng: Khi các ngươi treo Con người lên, bấy giờ sẽ biết ta là ai, và biết ta không tự mình làm điều gì, nhưng nói điều Cha ta đã dạy ta” (Giăng 8:28).
“Bởi ta chẳng nói theo ý riêng ta; nhưng Cha sai ta đến, đã truyền lịnh cho ta phải nói điều chi và phải nói thể nào. Ta biết mạng lịnh Cha, ấy là sự sống đời đời. Vậy, những điều ta nói, thì nói theo như Cha ta đã dặn” (Giăng 12:49-50).
“Ngươi há không tin rằng ta ở trong Cha và Cha ở trong ta, hay sao? Những lời ta nói với các ngươi, chẳng phải ta tự nói; ấy là Cha ở trong ta, chính Ngài làm trọn việc riêng của Ngài” (Giăng 14:10).
Tôi tin rằng Kinh thánh nói rất rõ sự thực Chúa Jêsus vốn ý thức về các lời tiên tri liên quan đến sự chết của Ngài và Ngài rất cẩn thận lo liệu để cho các lời ấy được ứng nghiệm:
“Vậy, Giu-đa lãnh một cơ binh cùng những kẻ bởi các thầy tế lễ cả và người Pha-ri-si sai đến, cầm đèn đuốc khí giới vào nơi đó. Đức Chúa Jêsus biết mọi điều sẽ xảy đến cho mình, bèn bước tới mà hỏi rằng: Các ngươi tìm ai? Chúng trả lời rằng: Tìm Jêsus người Na-xa-rét. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Chính ta đây! Giu-đa là kẻ phản Ngài cũng đứng đó với họ” (Giăng 18:3-5)
“Đoạn, Ngài lại phán cùng người môn đồ rằng: Đó là mẹ ngươi! Bắt đầu từ bấy giờ, môn đồ ấy rước người về nhà mình. Sau đó, Đức Chúa Jêsus biết mọi việc đã được trọn rồi, hầu cho lời Kinh Thánh được ứng nghiệm, thì phán rằng: Ta khát. Tại đó, có một cái bình đựng đầy giấm. Vậy, họ lấy một miếng bông đá thấm đầy giấm, buộc vào cây ngưu tất đưa kề miệng Ngài” (Giăng 19:27-29).
Vì vậy, tôi phải kết luận rằng, trong khi mọi người khác không thể nắm bắt được sự thực hầu hết các lời tiên tri nói tới Đấng Mêsi vốn dĩ là lời tiên tri, Chúa Jêsus vốn biết rõ chúng và đã cẩn thận làm cho chúng được ứng nghiệm. Những lời tiên tri nói tới Đấng Mêsi trong Cựu Ước góp phần như một kịch bản, Chúa Jêsus phải hoàn thành trong sự vâng phục đối với ý chỉ của Cha Ngài.
Trọng tâm của chúng ta trong bài học nầy là nhắm vào các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi. Có rất nhiều lời tiên tri nói tới Đấng Mêsi trong các sách Thi thiên cho chúng ta xem xét trong một bài học, vì vậy tôi sẽ tự hạn chế chỉ những Thi thiên nói tới Đấng Mêsi có liên quan đến câu chuyện đóng đinh Chúa trên thập tự giá của Mathiơ (Mathiơ 26:20 — 27:66) và trong bài giảng của Phierơ vào ngày Lễ Ngũ Tuần (đặc biệt Công Vụ các Sứ Đồ 2:22-36). Nhưng trước tiên, chúng ta hãy nhìn vào một số đặc điểm của các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi.
Các đặc điểm của những Thi thiên nói về Đấng Mêsi
(1) Hầu hết các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi đều do David viết ra. Mọi kinh nghiệm của David trong khi làm vua của Israel, và là người đã chịu khổ và thường bị chống đối khi làm vua, đã biến ông thành một loại “có họ hàng tâm linh” với Đấng Mêsi hầu đến. Một khi Đấng Mêsi sẽ là sự ứng nghiệm Giao Ước với David, thì rất là thích ứng cho David trở thành một người nói tiên tri về sự đến của Ngài.
(2) Nói chung, các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi không được công nhận là lời tiên tri vào thời điểm chúng được viết ra, cũng không cho tới sau sự sống lại của Chúa chúng ta. Các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi không được hiểu là lời tiên tri bởi các tác giả của chúng, những người Do thái thời Cựu Ước nào đã đọc chúng cũng không hiểu theo cách ấy. Sở dĩ như vậy là vì người Do thái không có khuynh hướng tìm kiếm một Cứu Chúa chịu thương khó:
“Về sự cứu rỗi đó, các đấng tiên tri đã tìm tòi suy xét, và đã nói tiên tri về ân điển định sẵn cho anh em: nghĩa là tìm cho biết thời kỳ nào và thời kỳ cách nào mà Thánh Linh Đấng Christ ở trong lòng mình đã chỉ cho, là khi làm chứng trước về sự đau đớn của Đấng Christ và về sự vinh hiển sẽ theo sau” (I Phierơ 1:10-11).
“Đoạn, Ngài cấm môn đồ đừng nói cho ai biết rằng Ngài, Đức Chúa Jêsus, là Đấng Christ. Từ đó, Đức Chúa Jêsus mới tỏ cho môn đồ biết rằng mình phải đi đến thành Giêrusalem, phải chịu tại đó nhiều sự khốn khổ bởi những người trưởng lão, thầy tế lễ cả, cùng thầy thông giáo, và phải bị giết, đến ngày thứ ba phải sống lại. Phi-e-rơ bèn đem Ngài riêng ra, mà can rằng: Hỡi Chúa, Đức Chúa Trời nào nỡ vậy! Sự đó sẽ không xảy đến cho Chúa đâu!” (Mathiơ 16:20-22).
Các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi, giống như lời tiên tri trong Cựu Ước nói tới Đấng Mêsi, đều không được hiểu là lời tiên tri cho tới sau sự sống lại của Chúa chúng ta. Khi nhìn lại, chúng ta biết chúng là những Thi thiên nói tới Đấng Mêsi vì các trước giả Tân Ước nói cho chúng ta biết như thế.
“Đoạn, Ngài phán rằng: Ấy đó là điều mà khi ta còn ở với các ngươi, ta bảo các ngươi rằng mọi sự đã chép về ta trong luật pháp Môi-se, các sách tiên tri, cùng các Thi Thiên phải được ứng nghiệm. Bấy giờ Ngài mở trí cho môn đồ được hiểu Kinh Thánh. Ngài phán: Có lời chép rằng Đấng Christ phải chịu đau đớn dường ấy, ngày thứ ba sẽ từ kẻ chết sống lại, và người ta sẽ nhân danh Ngài mà rao giảng cho dân các nước sự ăn năn để được tha tội, bắt đầu từ thành Giê-ru-sa-lem. Các ngươi làm chứng về mọi việc đó; ta đây sẽ ban cho các ngươi điều Cha ta đã hứa” (Luca 24:44-48).
(3) Phần lớn các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi đều nói tới kinh nghiệm của David và kinh nghiệm của Đấng Mêsi cùng một lúc. Các Thi thiên 22 và 69 đều là những điển hình tốt cho vấn đề nầy.
Trong Thi thiên 22, David rõ ràng bị hoạn nạn sâu sắc khi ông kêu la với Đức Chúa Trời. Ngay thời điểm đó, ông đang chịu khổ nhiều lắm, nhưng Đức Chúa Trời không tỏ ra là sẽ đáp lại những lời cầu nguyện của ông. Dường như là Đức Chúa Trời đã bỏ quên ông rồi vậy (22:1). Bất chấp vấn đề nầy, David biết rõ rằng Đức Chúa Trời luôn luôn đến trợ giúp dân sự Ngài vào thời điểm buồn khổ của họ để đáp lại tiếng kêu cầu của họ. Phần mô tả của ông về tình trạng lý trí và thuộc thể của mình, cũng như phần mô tả về kẻ thù của ông, được thổi phồng lên bởi phần mô tả theo thể thơ mà ông đã sử dụng. Tuy nhiên, nó cũng rơi đúng vào phạm vi đáng chấp nhận của thể thơ văn.
Cái điều David cũng như hàng độc giả xa xưa của ông dường như không biết, ấy là Thi thiên nầy vốn trổi hơn tác giả Thi thiên và thời thế của ông để nói tới Đấng Mêsi là Đấng sẽ ngự đến trần gian nhiều thế kỷ về sau. Các phần mô tả, những gì là thổi phồng theo thể thơ văn khi nói tới David, đều là lời tiên tri trong sáng (và thường theo nghĩa đen) khi áp dụng cho sự thương khó của Chúa chúng ta trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha.
Những gì diễn ra trong các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi như thế nầy là những gì giống với phần mô tả về Satan ở Êsai 14 và Êxêchiên 28.
“Đến ngày mà Đức Giê-hô-va sẽ cho ngươi yên nghỉ, khỏi cơn buồn bực bối rối, và sự phục dịch nặng nề mà người ta đã bắt ép ngươi, thì ngươi sẽ dùng lời thí dụ nầy nói về vua Ba-by-lôn rằng: Sao kẻ bạo ngược đã tiệt đi, thành ức hiếp đã dứt đi! Đức Giê-hô-va đã bẻ gậy của người ác, và trượng của kẻ cai trị! Ấy là kẻ đã nhân giận đánh các dân tộc không thôi, dùng sự thạnh nộ cai trị các nước, và dùng sự bắt bớ chẳng ai ngăn lại. Nay cả đất được yên nghỉ bình tĩnh, trổi giọng hát mừng! Dầu đến cây tùng cây bách ở Li-ban cũng nhân cớ ngươi mà vui mừng, và nói rằng: Từ khi ngươi ngã xuống rồi, không ai trèo lên để đốn ta nữa. Nơi âm phủ sâu thăm thẳm đã rúng động vì cớ ngươi đặng rước ngươi đến. Nó đã vì ngươi đánh thức các âm hồn, tức là những kẻ cả trên đất; nó đã làm cho vua các nước đứng dậy khỏi ngai mình. Hết thảy chúng nó sẽ cất tiếng nói cùng ngươi rằng: Kìa ngươi cũng yếu đuối như chúng ta ư! Kìa ngươi cũng trở giống như chúng ta ư! Sự sang trọng với tiếng đàn cầm của ngươi đều xuống nơi âm phủ. Một lớp dòi làm nệm cho ngươi, sâu bọ thì làm mền! Hỡi sao mai, con trai của sáng sớm kia, sao ngươi từ trời sa xuống! Hỡi kẻ giày đạp các nước kia, ngươi bị chặt xuống đất là thể nào! Ngươi vẫn bụng bảo dạ rằng: Ta sẽ lên trời, sẽ nhắc ngai ta lên trên các ngôi sao Đức Chúa Trời. Ta sẽ ngồi trên núi hội về cuối cùng phương bắc. Ta sẽ lên trên cao những đám mây, làm ra mình bằng Đấng Rất Cao. Nhưng ngươi phải xuống nơi âm phủ, sa vào nơi vực thẳm! Những kẻ thấy ngươi sẽ ngó chăm ngươi; và nhìn ngươi cách ý tứ, mà rằng: Có phải người nầy là kẻ đã làm rung rinh đất, day động các nước, làm cho thế gian thành đồng vắng, lật đổ các thành, và chẳng hề buông tha kẻ bị tù về nhà mình đó chăng? Hết thảy vua các nước đều ngủ nơi lăng tẩm mình cách vinh hiển. Nhưng ngươi thì bị ném xa khỏi mồ mả, như nhánh cây thúi, như áo người bị giết, bị gươm đâm, bị xô xuống trong những đá nơi hố, khác nào thây chết bị giày đạp dưới chân! Ngươi sẽ không được hội hiệp cùng các vua trong lăng; vì ngươi đã diệt nước mình và giết dân mình! Dòng dõi kẻ hung ác sẽ không được xưng đến danh nó nữa. Hãy sắm sẵn sự chém giết cho con cháu vì tội ác của tổ phụ; hầu cho họ không dấy lên nữa đặng được đất làm cơ nghiệp, lập thành ấp khắp thế gian!” (Êsai 14:3-21, phần nhấn mạnh là của tôi).
“Hỡi con người, hãy làm một bài ca thương về vua Ty-rơ và nói cùng người rằng: Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Ngươi gồm đủ tất cả, đầy sự khôn ngoan, tốt đẹp trọn vẹn. Ngươi vốn ở trong Ê-đen, là vườn của Đức Chúa Trời. Ngươi đã có đầy mình mọi thứ ngọc báu, là ngọc mã não, ngọc vàng lợt, ngọc kim cương, ngọc thủy thương, ngọc sắc biếc, ngọc bích, ngọc sắc chàm, ngọc sắc xanh, ngọc thông hành, cùng vàng nữa. Nghề làm ra trống cơm ống sáo thuộc về ngươi; từ ngày ngươi mới được dựng nên đã sắm sẵn rồi. Ngươi là một chê-ru-bin được xức dầu đang che phủ; ta đã lập ngươi lên trên hòn núi thánh của Đức Chúa Trời; ngươi đã đi dạo giữa các hòn ngọc sáng như lửa. Đường lối ngươi trọn vẹn từ ngày ngươi được dựng nên, cho đến lúc thấy sự gian ác trong ngươi. Nhân ngươi buôn bán thạnh lợi, lòng ngươi đầy sự hung dữ, và ngươi đã phạm tội; vậy ta đã xô ngươi như là vật ô uế xuống khỏi núi Đức Chúa Trời; hỡi chê-ru-bin che phủ kia, ta diệt ngươi giữa các hòn ngọc sáng như lửa! Lòng ngươi đã kiêu ngạo vì sự đẹp ngươi, và sự vinh hiển của ngươi làm cho ngươi làm hư khôn ngoan mình. Ta đã xô ngươi xuống đất, đặt ngươi trước mặt các vua, cho họ xem thấy. Ngươi đã làm ô uế nơi thánh ngươi bởi tội ác ngươi nhiều quá và bởi sự buôn bán ngươi không công bình; ta đã khiến lửa ra từ giữa ngươi; nó đã thiêu nuốt ngươi, và ta đã làm cho ngươi trở nên tro trên đất, trước mặt mọi kẻ xem thấy. Hết thảy những kẻ biết ngươi trong các dân sẽ sững sờ về ngươi. Kìa, ngươi đã trở nên một cớ kinh khiếp, đời đời ngươi sẽ không còn nữa” (Êxêchiên 28:12-19, phần nhấn mạnh là của tôi).
Trong cả hai phân đoạn nầy, Đức Chúa Trời đang nói nghịch với các vua chúa con người, thuộc đời nầy, “vua của Babylôn” (Êsai 14:4)“vua của Tyrơ” (Êxêchiên 28:12). Phần mô tả các vị vua nầy mau chóng chuyển sang phần mô tả Satan. Những người nầy đã thể hiện những đức tính giống như Satan. Ở đàng sau bậc vua chúa độc dữ ngạo mạn nầy là Satan, tính cách độc dữ và ngạo mạn của hắn đã làm đồi bại dòng giống con người. Tiêu điểm là vua con người được xem xét trong phút nầy, thì phút kế đó Satan rơi vào tiêu điểm trong từng phân đoạn nầy.
Tôi tin rằng điều nầy giống với những gì xảy ra trong các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi. Tác giả Thi thiên lột tả nổi khổ của ông theo ngôn ngữ thơ văn, và kế đó thình lình lời lẽ dường như vượt quá những gì một vì vua đời nầy có thể trải nghiệm. Trong những giây phút đó, Thi thiên là thi thiên nói tới Đấng Mêsi, theo một phương thức không rõ ràng ngay cho độc giả. Đặc biệt điều nầy là rất thực, một khi không độc giả Cựu Ước nào có khuynh hướng nghĩ đến Đấng Mêsi lại là Đấng Cứu Thế Chịu Thương Khó.
(4) Các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi được Chúa Jêsus hiểu rõ lắm, và chúng trở thành kịch bản của Ngài. Như chúng ta sẽ thấy, Chúa Jêsus đã hiểu rõ các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi theo cung cách ấy, và Ngài đã đáp ứng rất thích hợp. Ngài nắm bắt những gì mà nhiều người khác thất bại không nhìn thấy được. Các Thi thiên nầy đã cai quản, hướng dẫn lời lẽ và hành vi của Chúa chúng ta. Chúng ta hãy nhìn vào câu chuyện của Mathiơ nói tới sự bắt bớ, sự xét xử, sự đóng đinh trên thập tự giá, sự chôn và sự sống lại của Chúa chúng ta để nhìn thấy các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi đã đóng một vai trò như thế nào trong những giờ phút sau cùng của Chúa chúng ta.
Các Thi thiên nói về Đấng Mêsi trong câu chuyện của Mathiơ nói tới sự chết của Chúa chúng ta
Khi chúng ta đến với câu chuyện nói tới những giờ phút sau cùng của Chúa chúng ta trong sách Tin Lành Mathiơ, chúng ta thấy Chúa chúng ta biết rất rõ sự thực Kinh thánh sẽ được ứng nghiệm trong các sự cố của sự chết Ngài. Ba lần nói tới sự ứng nghiệm của Kinh thánh ở Mathiơ 26:
“Con người đi, y theo lời đã chép về Ngài; song khốn nạn thay cho kẻ phản Con người! Thà nó chẳng sanh ra thì hơn!” (Mathiơ 26:24, phần nhấn mạnh là của tôi).
“Nếu vậy, thế nào cho ứng nghiệm lời Kinh Thánh đã chép rằng việc nầy tất phải xảy đến?” (Mathiơ 26:54)
“Nhưng mọi điều ấy phải xảy đến, hầu cho những lời các đấng tiên tri đã chép được ứng nghiệm. Khi ấy, hết thảy môn đồ bỏ Ngài mà trốn đi” (Mathiơ 26:56, phần nhấn mạnh là của tôi).
Chúa chúng ta còn nhận rõ thời điểm chết của Ngài đã đến nữa; rốt lại, đây là những gì Ngài đã năng động gánh vác trong ba năm chức vụ công khai của Ngài. Khi Chúa Jêsus đến tại nhà của người phung Simôn ở Bêthany, Mary đã xức dầu cho chơn Chúa Jêsus với bình dầu thật đắt tiền. Đây là “vật tầm thường sau cùng” đối với Giuđa, không bao lâu sau đó ông đã thực hiện việc mặc cả với cấp lãnh đạo người Do thái (Mathiơ 26:14-16). Nhưng điều khiến tôi thích thú ở đây là phần đáp ứng của Chúa chúng ta trước sự phản kháng của các môn đồ vì sự phung phí của hành động nầy:
“Đức Chúa Jêsus biết điều đó, bèn phán cùng môn đồ rằng: Sao các ngươi làm khó cho người đàn bà đó? Người đã làm việc tốt cho ta; vì các ngươi thường có kẻ nghèo ở cùng mình, song sẽ không có ta ở cùng luôn luôn. Người đổ dầu thơm trên mình ta là để sửa soạn chôn xác ta đó” (Mathiơ 26:10-12, phần nhấn mạnh là của tôi).
Dường như sự việc chẳng có gì ngạc nhiên đối với chúng ta, nhưng dù sao cũng cho phép tôi nhấn mạnh lẽ thật nầy: Chúa Jêsus vốn biết rõ giờ chết của Ngài đã đến. Sự thực nầy đã được nhấn mạnh sâu xa hơn bởi lời lẽ của Chúa chúng ta phán cùng các môn đồ khi dự “tiệc thánh”:
“Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội. Ta phán cùng các ngươi, từ rày về sau, ta không uống trái nho nầy nữa, cho đến ngày mà ta sẽ uống trái nho mới cùng các ngươi ở trong nước của Cha ta” (Mathiơ 26:27-29, phần nhấn mạnh là của tôi).
Chúa Jêsus vừa nói cho các môn đồ Ngài biết rằng một trong số họ sẽ phản bội Ngài, và khi Giuđa ép Chúa Jêsus phải nói rõ hơn, Chúa Jêsus khiến cho hắn nhìn biết rằng hắn chính là kẻ phản bội (26:20-25). Ngài tiếp tục thông báo cho họ biết rằng hết thảy họ sẽ bỏ Ngài, ứng nghiệm lời tiên tri nói tới Đấng Mêsi ở Xachari 13:7. Ngài phán sâu xa hơn về sự sống lại của Ngài (26:32) và về sự chối bỏ của Phierơ (26:34).
Sau khi Chúa Jêsus bị bắt, họ dẫn Ngài đến trước mặt thầy tế lễ cả, ông ta buộc Chúa Jêsus phải thề công bố Ngài có phải là Đấng Mêsi, Con Đức Chúa Trời hay không!?! Khi Chúa Jêsus trả lời cho câu hỏi nầy, Ngài đã sử dụng lời lẽ của một Thi thiên nói tới Đấng Mêsi:
“Nhưng Đức Chúa Jêsus cứ làm thinh. Thầy cả thượng phẩm lại nói với Ngài rằng: Ta khiến ngươi chỉ Đức Chúa Trời hằng sống mà thề, hãy nói cho chúng ta, ngươi có phải là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời chăng? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Thật như lời; vả lại, ta nói cùng các ngươi, về sau các ngươi sẽ thấy Con người ngồi bên hữu quyền phép Đức Chúa Trời, và ngự trên mây từ trời mà xuống” (Mathiơ 26:63-64, phần nhấn mạnh là của tôi).
Đáp ứng của Chúa chúng ta, khi phải thề, kết lời lẽ của Thi thiên 110:1 với lời lẽ của Đaniên 7:13.
Hãy xem xét trong một phút lời lẽ của Thi thiên nầy nói tới Đấng Mêsi:
“Đức Giê-hô-va phán cùng Chúa tôi rằng: Hãy ngồi bên hữu ta, Cho đến chừng ta đặt kẻ thù nghịch ngươi làm bệ chân cho ngươi. Đức Giê-hô-va từ Si-ôn sẽ sai đến cây phủ việt về sự năng lực ngươi; Hãy cai trị giữa các thù nghịch ngươi. Trong ngày quyền thế Chúa, dân Chúa tình nguyện lại đến; Những kẻ trẻ tuổi ngươi mặc trang sức thánh cũng đến cùng ngươi Như giọt sương bởi lòng rạng đông mà ra. Đức Giê-hô-va đã thề, không hề đổi ý, rằng: Ngươi là thầy tế lễ đời đời, Tùy theo ban Mên-chi-xê-đéc. Chúa ở bên hữu ngươi sẽ chà nát các vua trong ngày Ngài nổi giận. Ngài sẽ đoán xét các nước, làm khắp nơi đầy xác chết; Cũng sẽ chà nát kẻ làm đầu của nước lớn. Ngài sẽ uống nước khe trong đường, Và nhân đó ngước đầu lên” (Thi thiên 110:1-7).
Chúa Jêsus không những nói cho thầy tế lễ cả biết rằng Ngài là Đấng Mêsi, mà Ngài còn xét đoán kẻ thù của Ngài khi Ngài trở lại với trần gian để thâu lấy ngôi vị của Ngài. Đây là một Thi thiên mà người Do thái vốn tin chắc là Thi thiên nói tới Đấng Mêsi, nhưng họ không hề trông mong nó sẽ được áp dụng giống như Chúa Jêsus đã áp dụng.
Câu chuyện của Mathiơ nói tới sự chết của Chúa chúng ta đầy dẫy với nhiều tham khảo nói tới lời tiên tri. Tình trạng hối hận và tự tử của Giuđa được tỏ ra là sự ứng nghiệm lời tiên tri của Xachari (Mathiơ 27:3-5; Xachari 11:12-13). Trong khi chưa tỏ ra là sự ứng nghiệm lời tiên tri, việc Chúa chúng ta im lặng trước mặt Philát chắc chắn làm ứng nghiệm lời tiên tri ở Êsai 53:7.
Khi họ đóng đinh Chúa Jêsus trên thập tự giá, tình cờ họ đã làm ứng nghiệm Thi thiên khác nói tới Đấng Mêsi:
“Đã đi tới một chỗ gọi là Gô-gô-tha, nghĩa là chỗ cái Sọ, họ cho Ngài uống rượu trộn với mật đắng; song Ngài nếm, thì không chịu uống. Họ đã đóng đinh Ngài trên cây thập tự rồi, thì bắt thăm mà chia nhau áo xống của Ngài. Rồi họ ngồi đó mà canh giữ Ngài” (Mathiơ 27:33-36, phần nhấn mạnh là của tôi).
Hãy so sánh câu chuyện của Mathiơ với các Thi thiên nầy nói tới Đấng Mêsi:
“Chúng nó ban mật đắng làm vật thực tôi, và cho tôi uống giấm trong khi khát” (Thi thiên 69:21).
“Chúng nó chia nhau áo xống tôi, bắt thăm về áo dài tôi” (Thi thiên 22:18).
Khi đoàn dân đông nhiếc móc Chúa chúng ta trên thập tự giá, họ đã làm ứng nghiệm lời tiên tri khác:
“Những kẻ đi ngang qua đó chê cười Ngài, lắc đầu, mà nói rằng: Ngươi là kẻ phá đền thờ và dựng lại trong ba ngày, hãy cứu lấy mình đi! Nếu ngươi là Con Đức Chúa Trời, hãy xuống khỏi cây thập tự! Các thầy tế lễ cả, các thầy thông giáo và các trưởng lão cũng nhạo Ngài rằng: Nó đã cứu kẻ khác mà cứu mình không được. Nếu phải Vua dân Y-sơ-ra-ên, bây giờ hãy xuống khỏi cây thập tự đi, thì chúng ta mới tin. Nó nhờ cậy Đức Chúa Trời; nếu Đức Chúa Trời yêu nó thì bây giờ Ngài phải giải cứu cho, vì nó đã nói rằng: Ta là Con Đức Chúa Trời!” (Mathiơ 27:39-43)
“Hễ kẻ nào thấy tôi đều nhạo cười tôi. Trề môi, lắc đầu, mà rằng: Người phú thác mình cho Đức Giê-hô-va, Ngài khá giải cứu người; Ngài khá giải cứu người, vì Ngài yêu mến người!” (Thi thiên 22:7-8).
Có lẽ sự ứng nghiệm nổi bật nhất của một Thi thiên nói tới Đấng Mêsi đã được thấy rõ nơi tiếng kêu la của Chúa chúng ta thốt ra từ thập tự giá:
“Ước chừng giờ thứ chín, Đức Chúa Jêsus kêu tiếng lớn lên rằng: Ê-li, Ê-li, lam-ma sa-bách-ta-ni? nghĩa là: Đức Chúa Trời tôi ơi! Đức Chúa Trời tôi ơi! sao Ngài lìa bỏ tôi?” (Mathiơ 27:46, phần nhấn mạnh là của tôi).
Đúng là điều lạ lùng khi nhìn biết rằng thậm chí chưa có người nào nhận ra Chúa Jêsus đang nói điều gì. Họ không nắm bắt được sự thực Chúa Jêsus mới vừ gợi lên câu Hybálai dòng đầu tiên của Thi thiên 22:1. Khi làm như thế, Chúa Jêsus đã xác định Ngài với tác giả Thi thiên và, quan trọng hơn, với Đấng Mêsi của hạng người mà Thi thiên nầy đang nói tới. Bởi đó Ngài đang chỉ ra rằng Ngài là sự ứng nghiệm của Thi thiên nầy, Ngài là Đấng Mêsi đã được hứa cho.
Các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi, nhắm vào sự thương khó của Chúa chúng ta, có nhiều điều để dạy dỗ chúng ta. Nếu sự thương khó của tác giả Thi thiên là nguyên mẫu sự thương khó của Đấng Mêsi, nó cung ứng ý nghĩa và mục đích cho sự chịu khổ của tác giả Thi thiên. Đối với các thánh đồ ngày hôm nay, sự chống đối là sự thực. Chính sự thương khó của Chúa chúng ta là nguyên mẫu của sự chịu khó mà chúng ta được kêu gọi và được ơn để chịu đựng vì cớ Đấng Christ:
“Hỡi kẻ làm tôi tớ, hãy lấy lòng rất kính sợ mà phục theo chủ mình, chẳng những phục những chủ hiền lành mà thôi, lại phải phục người chủ khó tánh nữa. Vì nhân cớ lương tâm đối với Đức Chúa Trời, mà chịu khốn nạn trong khi bị oan ức, ấy là một ơn phước. Vả, mình làm điều ác, bị đánh mà hay nhịn chịu, thì có đáng khoe gì: Nhưng nếu anh em làm lành, mà nhịn chịu sự khốn khó, ấy là một ơn phước trước mặt Đức Chúa Trời. anh em đã được kêu gọi đến sự đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chân Ngài; Ngài chưa hề phạm tội, trong miệng Ngài không thấy có chút chi dối trá; Ngài bị rủa mà chẳng rủa lại, chịu nạn mà không hề hăm dọa, nhưng cứ phó mình cho Đấng xử đoán công bình; Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công bình; lại nhân những lằn đòn của Ngài mà anh em đã được lành bịnh. Vì anh em vốn giống như con chiên lạc, mà bây giờ đã trở về cùng Đấng chăn chiên và Giám mục của linh hồn mình” (I Phierơ 2:18-25, phần nhấn mạnh là của tôi).
Các vị sứ đồ đã nắm lấy điều nầy, như đã được tỏ ra bởi thái độ của họ đối với sự chịu khổ trong vai trò các thánh đồ, và bởi sự dạy của họ về đề tài nầy:
“Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ, và được ở trong Ngài, được sự công bình, không phải công bình của tôi bởi luật pháp mà đến, bèn là bởi tin đến Đấng Christ mà được, tức là công bình đến bởi Đức Chúa Trời và đã lập lên trên đức tin; cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài, và sự thông công thương khó của Ngài, làm cho tôi nên giống như Ngài trong sự chết Ngài” (Philíp 3:8-10).
“Nay tôi lấy làm vui về sự tôi đã chịu khổ sở vì anh em, tôi lại vì thân thể Đấng Christ, là Hội thánh, mà đem xác thịt mình chịu hết các điều còn lại trong sự thương khó của Ngài” (Côlôse 1:24).
“Hỡi kẻ rất yêu dấu, khi anh em bị trong lò lửa thử thách, chớ lấy làm lạ như mình gặp một việc khác thường. Nhưng anh em có phần trong sự thương khó của Đấng Christ bao nhiêu, thì hãy vui mừng bấy nhiêu, hầu cho đến ngày vinh hiển của Ngài hiện ra, thì anh em cũng được vui mừng nhảy nhót. Ví bằng anh em vì cớ danh Đấng Christ chịu sỉ nhục, thì anh em có phước; vì sự vinh hiển và Thánh Linh của Đức Chúa Trời đậu trên anh em” (I Phierơ 4:12-14).
Các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi trong sự rao giảng Tin Lành của Phierơ vào ngày Lễ Ngũ Tuần
Những tin tức tốt lành, ấy là các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi không bỏ chúng ta lại với một Đấng Mêsi đã dãy chết đâu, mà với một Đấng Mêsi Ngài thắng hơn sự chết và mồ mả. Chỉ sau khi sự sống lại của Chúa chúng ta thì các môn đồ mới nắm bắt được ý nghĩa của các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi:
“Đoạn, Ngài phán rằng: Ấy đó là điều mà khi ta còn ở với các ngươi, ta bảo các ngươi rằng mọi sự đã chép về ta trong luật pháp Môi-se, các sách tiên tri, cùng các Thi Thiên phải được ứng nghiệm. Bấy giờ Ngài mở trí cho môn đồ được hiểu Kinh Thánh. Ngài phán: Có lời chép rằng Đấng Christ phải chịu đau đớn dường ấy, ngày thứ ba sẽ từ kẻ chết sống lại, và người ta sẽ nhân danh Ngài mà rao giảng cho dân các nước sự ăn năn để được tha tội, bắt đầu từ thành Giê-ru-sa-lem. Các ngươi làm chứng về mọi việc đó; ta đây sẽ ban cho các ngươi điều Cha ta đã hứa” (Luca 24:44-48, phần nhấn mạnh là của tôi).
Nhưng lẽ thật nầy từng được nắm bắt, các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi được sử dụng như một phần quan trọng trong việc rao giảng Tin Lành của Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng ta nhìn thấy điều nầy trong bài giảng đầu tiên của Phierơ sau khi có sự sống lại và sự thăng thiên của Đấng Christ, như đã được ghi lại ở Công Vụ các Sứ Đồ 2:22-36:
“Hỡi người Y-sơ-ra-ên, hãy nghe lời nầy: Đức Chúa Jêsus ở Na-xa-rét, tức là Người mà Đức Chúa Trời đã dùng làm việc quyền phép, sự lạ và dấu lạ ở giữa các ngươi, để làm chứng cho Người trong vòng các ngươi, như chính các ngươi đều biết. Người đó bị nộp theo ý định trước và sự biết trước của Đức Chúa Trời, các ngươi đã mượn tay độc ác mà đóng đinh Người trên thập tự giá và giết đi. Nhưng Đức Chúa Trời đã khiến Người sống lại, bứt đứt dây trói của sự chết, vì nó không thể giữ Người lại dưới quyền nó. Bởi chưng vua Đa-vít có nói về Người rằng: Tôi từng thấy Chúa ở trước mặt tôi luôn, vì Ngài ở bên hữu tôi, hầu cho tôi chẳng bị rúng động chút nào. Bởi cớ đó, lòng tôi vui vẻ, lưỡi tôi mừng rỡ, và xác thịt tôi cũng sẽ yên nghỉ trong sự trông cậy; Vì Chúa sẽ chẳng để linh hồn tôi nơi Âm phủ, và chẳng cho Đấng Thánh của Ngài hư nát đâu. Chúa đã cho tôi biết đường sự sống; Cũng sẽ cho tôi đầy lòng vui mừng trước mặt Ngài. Hỡi anh em, ta thật có thể nói cách vững vàng với anh em về tổ Đa-vít rằng người đã chết và chôn rồi, ngày nay mồ mả người còn ở giữa chúng ta. Nhưng, vì người là đấng tiên tri, và biết Đức Chúa Trời đã thề hứa với người sẽ cho một hậu tự người ngồi trên ngai mình, thì người đã thấy trước và nói trước về sự sống lại của Đấng Christ rằng: Ngài chẳng bị để nơi Âm phủ, và xác thịt Ngài chẳng thấy sự hư nát. Đức Chúa Jêsus nầy, Đức Chúa Trời đã khiến sống lại, và chúng ta thảy đều làm chứng về sự đó. Vậy, sau khi Ngài đã được đem lên bên hữu Đức Chúa Trời, và từ nơi Cha đã nhận lấy Đức Thánh Linh mà Cha đã hứa ban cho, thì Ngài đổ Đức Thánh Linh ra, như các ngươi đang thấy và nghe. Vì vua Đa-vít chẳng hề lên trời, nhưng chính người có nói: Chúa đã phán cùng Chúa tôi rằng: Hãy ngồi bên hữu ta, Cho đến chừng nào ta để kẻ thù nghịch ngươi dưới chân ngươi, đặng làm bệ cho ngươi. Vậy, cả nhà Y-sơ-ra-ên khá biết chắc rằng Đức Chúa Trời đã tôn Jêsus nầy, mà các ngươi đã đóng đinh trên thập tự giá, làm Chúa và Đấng Christ” (Công Vụ các Sứ Đồ 2:22-36, phần nhấn mạnh là của tôi).
Giờ đây Phierơ hiểu rõ và công bố rằng các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi không những nói trước sự thương khó và sự chết của Chúa chúng ta, mà chúng còn đòi hỏi sự sống lại của Ngài ra khỏi kẻ chết nữa. Đức Chúa Trời đã hứa với David một “nước đời đời” (II Samuên 7:13). Điều nầy chỉ có thể diễn ra nếu vua của Israel được buông tha ra khỏi vòng nô lệ của sự chết. Không một vị vua con người nào có thể có một vương quốc đời đời cho được. Vì thế, Phierơ đã công bố với khán thính giả của ông rằng thật là cần thiết cho Đấng Mêsi phải sống lại từ kẻ chết, không còn chết nữa. Kể từ khi mộ địa của David còn ở gần đó, và mộ địa các vua khác của Israel cũng còn ở đó, việc ấy phải được ứng nghiệm bởi ai đó khác hơn David. Việc ấy phải được ứng nghiệm bởi Đấng Mêsi của Israel, là Đức Chúa Jêsus Christ.
Không những con người chối bỏ Chúa Jêsus, theo như Kinh thánh đã nói trước, mà Đức Chúa Trời đã làm cho Ngài sống lại từ kẻ chết, theo như các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi đã nói trước. Bài giảng của Phierơ vào ngày lễ Ngũ Tuần đã bắt đầu với một tham khảo đến lời tiên tri của Giôên, ở đây giải thích ý nghĩa của việc nói tiếng lạ mà đoàn dân đông đã nghe thấy. Nhưng từ chỗ nầy trở đi, những phân đoạn minh chứng của Phierơ được chiếu cố vào các Thi thiên. Trước tiên, ông xây sang Thi thiên 16:8-11 để chỉ ra rằng sự sống lại của Đấng Mêsi của Israel đã được David nói tiên tri. Ấy chẳng phải là bất khả thi cho một người sẽ được sống lại từ kẻ chết – Chúa Jêsus đã chứng tỏ điều nầy bằng cách làm cho Laxarơ sống lại. Thật là bất khả thi cho Chúa Jêsus không được sống lại từ kẻ chết. Ngài là Con của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời sẽ không lìa bỏ Con của Ngài; Ngài sẽ không để cho xác thịt của Ngài bị hư hoại trong mồ mả. Ngài khiến cho người ta nhận biết con đường sự sống của Ngài.
Mục đích bài giảng của Phierơ chưa được công bố; dòng cuối sẽ tới đến ngay thôi. Và nó sẽ đến, khi dùng lời lẽ của Thi thiên khác nói tới Đấng Mêsi, Thi thiên 110, câu 1, cùng một Thi thiên mà với Thi thiên ấy Chúa chúng ta trước đó đã nói bóng gió khi Ngài đứng trước mặt thầy tế lễ cả:
“Đức Chúa Jêsus nầy, Đức Chúa Trời đã khiến sống lại, và chúng ta thảy đều làm chứng về sự đó. Vậy, sau khi Ngài đã được đem lên bên hữu Đức Chúa Trời, và từ nơi Cha đã nhận lấy Đức Thánh Linh mà Cha đã hứa ban cho, thì Ngài đổ Đức Thánh Linh ra, như các ngươi đang thấy và nghe. Vì vua Đa-vít chẳng hề lên trời, nhưng chính người có nói: Chúa đã phán cùng Chúa tôi rằng: Hãy ngồi bên hữu ta, Cho đến chừng nào ta để kẻ thù nghịch ngươi dưới chân ngươi, đặng làm bệ cho ngươi. Vậy, cả nhà Y-sơ-ra-ên khá biết chắc rằng Đức Chúa Trời đã tôn Jêsus nầy, mà các ngươi đã đóng đinh trên thập tự giá, làm Chúa và Đấng Christ” (Công Vụ các Sứ Đồ 2:32-36, phần nhấn mạnh là của tôi).
Cho phép tôi tóm tắt bài giảng của Phierơ cho bạn thấy:
“Ta có một số tin tức tốt lành cho các ngươi, và ta có một số tin tức xấu nữa đây. Tin tức tốt lành, ấy là Chúa Jêsus đã được sống lại từ kẻ chết. Tin xấu, ấy là Ngài đã được sống lại từ kẻ chết để Ngài có thể tái lâm trên đất nầy và xử lý với các kẻ thù nghịch Ngài. Giờ đây, ai sẽ là kẻ thù nghịch của Ngài? Phải, chính các ngươi là những kẻ kêu la đòi cho phải có sự chết của Ngài. Chính các ngươi là những kẻ đã nói: Nguyền huyết của hắn đổ lại trên chúng tôi, và trên con cái chúng tôi. Chính các ngươi không bao lâu nữa Ngài phải xử lý với như kẻ thù nghịch Ngài. Giải pháp cho các ngươi là phải ăn năn tội lỗi của mình, rồi công nhận Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời, và là Cứu Chúa của các ngươi. Hãy nhìn nhận rằng Ngài không đáng chết, nhưng các ngươi mới đáng chết. Hãy tin cậy vào sự chết của Ngài, trong chỗ của các ngươi, để ban ơn tha thứ cho tội lỗi của các ngươi. Theo phương thức nầy, các ngươi sẽ nhận lãnh mọi ơn phước đã hứa cho của Đức Chúa Trời qua Đấng Mêsi của Ngài”.
Sẽ có nhiều bài giảng được rao ra hôm nay về sự sống lại. Có bài sẽ thật dạn dĩ khi công bố rằng Chúa Jêsus về phần xác và thực đã sống lại từ kẻ chết. Nhiều bài sẽ hứa rằng vì cớ sự sống lại của Chúa Jêsus, chúng ta có thể có sự bảo đảm về sự sống đời đời. Tất nhiên, đối với một số bài giảng thì đây là sự thực, song bài giảng của Phierơ trong dịp Lễ Ngũ Tuần sẽ nhấn mạnh sự thực ấy, còn nhiều bài giảng khác, thì nhắm vào sự bảo đảm phần phán xét trong tương lai. Tôi sẽ trở lại vấn đề nầy chỉ trong một phút thôi.
Phần kết luận
Mọi hàm ý trong sự sống lại của Đấng Christ đang làm cho người ta phải phân vân; tầm quan trọng của sự sống lại đối với Cơ đốc nhân có thể được đánh giá rất cao. Cho phép tôi tóm tắt lại một vài hậu quả của sự sống lại của Chúa chúng ta.
Trước hết, chúng ta nên hiểu rằng Chúa Jêsus dám chắc mọi sự Ngài đã phán về khả năng sống lại từ kẻ chết của Ngài:
“Bấy giờ có mấy thầy thông giáo và người Pha-ri-si thưa cùng Đức Chúa Jêsus rằng: Bẩm thầy, chúng tôi muốn xem thầy làm dấu lạ. Ngài đáp rằng: Dòng dõi hung ác gian dâm này xin một dấu lạ, nhưng sẽ chẳng cho dấu lạ khác ngoài dấu lạ của đấng tiên tri Giô-na. Vì Giô-na đã bị ở trong bụng cá lớn ba ngày ba đêm, cũng một thể ấy, Con người sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm” (Mathiơ 12:38-40).
Ngay cả các môn đồ của Ngài đã quên phứt điều nầy, còn các kẻ thù của Ngài thì không quên đâu. Họ biết rõ rằng sự vắng đi thi thể của Chúa chúng ta từ mồ mả sẽ cung ứng uy tín cho những lời xưng nhận Ngài chính là Đấng Mêsi:
“Đến ngày mai (là ngày sau ngày sắm sửa), các thầy tế lễ cả và người Pha-ri-si cùng nhau đến Phi-lát mà nói rằng: Thưa chúa, chúng tôi nhớ người gian dối nầy, khi còn sống, có nói rằng: Khỏi ba ngày thì ta sẽ sống lại. Vậy, xin hãy cắt người canh mả cẩn thận cho đến ngày thứ ba, kẻo môn đồ nó đến lấy trộm xác đi, rồi nói với chúng rằng: Ngài đã từ kẻ chết sống lại. Sự gian dối sau đó sẽ tệ hơn sự gian dối trước. Phi-lát nói với họ rằng: Các ngươi có lính canh; hãy đi canh giữ theo ý các ngươi. Vậy, họ đi, niêm phong mả Ngài lại, cắt lính canh giữ, lấy làm chắc chắn lắm” (Mathiơ 27:62-66).
Thứ hai, sự sống lại là dấu ấn của Đức Chúa Trời tán thưởng chức vụ của Chúa chúng ta, kể cả sự chết cứu chuộc của Ngài tại đồi Gôgôtha.
“theo thần linh của thánh đức, thì bởi sự sống lại của Ngài từ trong kẻ chết, được tỏ ra là Con Đức Chúa Trời có quyền phép, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta” (Rôma 1:4).
Thứ ba, sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ là sự hoàn tất công tác cứu chuộc của Ngài (Rôma 6).
Bởi đức tin nơi Đấng Christ, chúng ta chết trong án phạt tội lỗi của chúng ta. Trong Đấng Christ, chúng ta được sống lại trong đời mới.
Thứ tư, sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ là phương tiện và là sự bảo đảm của việc sống một đời sống đẹp lòng Đức Chúa Trời. Khi Phaolô vật lộn với sự thực tội lỗi có quyền lực nhiều hơn xác thịt ông, ông kêu lên:
“Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy?” (Rôma 7:24)
Giải pháp cho sự ông phấn đấu với tội lỗi (và của chúng ta) được thấy ở Rôma 8:
“Lại nếu Thánh Linh của Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus sống lại từ trong kẻ chết ở trong anh em, thì Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus Christ sống lại từ trong kẻ chết cũng sẽ nhờ Thánh Linh Ngài ở trong anh em mà khiến thân thể hay chết của anh em lại sống” (Rôma 8:11).
Thứ năm, sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ ra khỏi kẻ chết có nghĩa là bạn hữu và những người thân có lòng tin của chúng ta, họ đã chết rồi đang chờ đợi chúng ta, ở bờ bên kia.
Trong mấy năm qua, sự chết đã đem đi một số người trong hội chúng của chúng ta ra khỏi chúng ta. Lẽ thật nói tới sự sống lại của Chúa chúng ta cũng là sự bảo đảm rằng chúng ta sẽ được hội hiệp lại với những người thân yêu của chúng ta:
“Hỡi anh em, chúng tôi chẳng muốn anh em không biết về phần người đã ngủ, hầu cho anh em chớ buồn rầu như người khác không có sự trông cậy. Vì nếu chúng ta tin Đức Chúa Jêsus đã chết và sống lại, thì cũng vậy, Đức Chúa Trời sẽ đem những kẻ ngủ trong Đức Chúa Jêsus cùng đến với Ngài. Vả, nầy là điều chúng tôi nhờ lời Chúa mà rao bảo cho anh em: chúng ta là kẻ sống, còn ở lại cho đến kỳ Chúa đến, thì không lên trước những người đã ngủ rồi. Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ, sẽ sống lại trước hết. Kế đến chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn. Thế thì, anh em hãy dùng lời đó mà yên ủi nhau” (I Têsalônica 4:13-18).
Cho phép tôi thêm một vài tư tưởng để cho bạn xem xét:
Tầm cỡ trọng đại sự thương khó của Đấng Mêsi là tầm cỡ trọng đại của tội lỗi chúng ta.
Tầm cỡ trọng đại sự thương khó của Đấng Mêsi là tầm cỡ sự vâng phục của Đấng Christ đối với ý chỉ của Đức Chúa Cha.
Tầm cỡ trọng đại sự thương khó của Đấng Mêsi là lượng ân điển và yêu thương của Đức Chúa Trời đối cùng chúng ta tại thập tự giá của Đấng Christ.
Những lẽ thật nầy là một phần trong sự trông cậy hạnh phước của Cơ đốc nhân, nhưng tôi không dám để cho bạn rời khỏi bài học nầy mà không cảnh cáo bạn rằng “sự trông cậy hạnh phước” về sự sống đời đời trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời không phải là số phận của mọi người. Bài giảng của Phierơ đặt vấn đề thật là đơn giản và mạnh mẽ khả thi. Công tác của Đức Chúa Jêsus Christ trên thập tự giá tại đồi Gôgôtha không cứu từng con người một cách tự động đâu.
Tôi phải trung tín với Lời của Đức Chúa Trời và nói cho bạn biết rằng sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ là lẽ thật đáng sợ nhất trong mọi sự đối với người nào chưa hề đến với đức tin cứu rỗi theo cách riêng nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Sứ điệp phục sinh mà Phierơ đã rao giảng vào ngày lễ Ngũ Tuần là lời kinh khiếp nhất mà khán thính giả của ông đã nghe thấy. Chúa Jêsus đã được sống lại từ kẻ chết, một việc mà Kinh thánh đòi hỏi. Chúa Jêsus, giờ đây đã sống lại từ kẻ chết, đang chờ đợi huấn thị của Cha Ngài để trở lại trần gian trừng phạt những kẻ thù nghịch Ngài. Ai đó sẽ là kẻ thù của Ngài ngoại trừ những người nào được kêu gọi vì sự chết của Ngài trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha?
Đừng thấy thoải mái vì bạn không sống trong thời của Chúa Jêsus và vì bạn không có mặt ở đó để kêu la: “Hãy đóng đinh hắn trên thập tự giá!” “Hãy đóng đinh hắn trên thập tự giá!” Bạn và tôi sống tốt lành ở đó, và chúng ta phạm tội vì sự chết của Ngài giống như họ vậy. Sự chết, sự chôn, và sự sống lại của Ngài có thể nói tới ơn tha thứ mọi tội lỗi của bạn, và là sự bảo đảm cho sự sống đời đời. Nó cũng có nghĩa là Đức Chúa Jêsus Christ đã trở nên Đấng thắng hơn tội lỗi và sự chết, và không bao lâu nữa Ngài sẽ ngự đến để đánh bại và hủy diệt mọi kẻ thù nghịch Ngài. Giờ đây, cánh cửa sổ cơ hội giàu ơn của Đức Chúa Trời đã được cung ứng cho bạn để công nhận tội lỗi của bạn (đặc biệt tội lỗi bạn chối bỏ không nhận Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời) và tin cậy nơi công tác cứu chuộc của Đức Chúa Jêsus Christ trên thập tự giá của đồi Gôgôtha.
Dù bạn tin hay không, sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ là một sự cần thiết theo Kinh thánh – các Thi thiên nói tới Đấng Mêsi đòi hỏi điều đó. Dù bạn tin hay không, Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết, và có hàng trăm người đã chứng kiến sự sống lại nầy (xem I Côrinhtô 15:1-11).
“Vả trước hết tôi đã dạy dỗ anh em điều mà chính tôi đã nhận lãnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh; Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh Thánh; và Ngài đã hiện ra cho Sê-pha, sau lại hiện ra cho mười hai sứ đồ. Rồi đó, cùng trong một lần, Ngài hiện ra cho hơn năm trăm anh em xem thấy, phần nhiều người trong số ấy hiện bây giờ còn sống, nhưng có mấy người đã ngủ rồi” (I Côrinhtô 15:3-6).
Dù bạn tin hay không, Chúa Jêsus sẽ tái lâm, một là Chúa và Cứu Chúa phước hạnh của bạn, hoặc giả là Quan Án của bạn đấy. Lẽ thật nói tới sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ ra khỏi kẻ chết không phải là tình cờ trong Tin Lành đâu; mà đấy là trọng tâm của Tin Lành. Muốn được cứu, bạn phải tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Con vô tội của Đức Chúa Trời, Ngài đã chịu chết trong chỗ của tội nhân tại đồi Gôgôtha, và Ngài đã sống lại ra khỏi mồ mả, thắng hơn tội lỗi và sự chết. Có phải sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ là sự trông cậy hạnh phước, hay đó là nổi khủng khiếp của bạn? Bạn có thể an định thắc mắc nầy một lần đủ cả, khi bạn xưng ra tội lỗi của mình và tin cậy nơi Đức Chúa Jêsus Christ vì sự ban cho sự sống đời đời.
“Nhưng nói làm sao? Đạo ở gần ngươi, ở trong miệng và trong lòng ngươi. Ấy là đạo đức tin mà chúng ta giảng dạy. Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi. Vả, Kinh-Thánh nói rằng: Kẻ nào tin Ngài sẽ chẳng bị hổ thẹn. Trong người Giu-đa và người Gờ-réc không có sự phân biệt gì hết, vì họ có chung một Chúa, giàu ơn đối với mọi kẻ kêu xin Ngài. Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu” (Rôma 10:8-13).













Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Các Thi thiên, Phần I

Từ sáng tạo đến thập tự giá
Văn chương khôn ngoan:
Các Thi thiên, Phần I
Mục sư
Bob Deffinbaugh
Phần giới thiệu:
Hôm nay đúng là ngày sinh nhật của em gái tôi. Ngoài ra, Lễ Phục Sinh (có lẽ tốt hơn phải nói là “Chúa nhật phục sinh”) chỉ còn cách có một tuần thôi. Đây là thời điểm khi bộ phận lo thiệp chúc mừng của siêu thị sẽ rất bận rộn với những khách hàng tìm kiếm đúng thứ thiệp họ mong muốn. Chúng tôi mua thiệp chúc mừng vì có ai đó đã ghi lời chúc rất hay vào tư tưởng của chúng ta hơn là chúng ta làm việc ấy. Thiệt là kỳ lạ, mặc dù phần nhiều thiệp chúc mừng không thuộc vào loại “Hallmark Card” theo truyền thống – là thứ thiệp dành cho người nào “quan tâm để gửi đi lời chúc hay nhất”. Ngày nay, người ta đúng là có khuynh hướng gửi thứ thiệp có tính cách hài hước khi họ cần phải gửi cho một nhân vật quan trọng, đặc biệt ngày sinh nhật, ngày kỷ niệm, và thậm chí thứ thiệp cho người yêu nữa. Khi các mối quan hệ đậm sâu hơn, người ta có những cảm xúc mạnh mẽ, và họ phấn đấu để tìm đúng những câu phải lẽ để trao đối với họ. Giờ đây, có nhiều người không thực sự muốn có mối quan hệ thân mật, vì vậy họ gửi đi loại thiệp có tính hóm hỉnh, thứ thiệp không bao giờ nhận lại được gì dưới bộ mặt quan hệ ấy.
Sách Thi thiên là thứ đại loại giống như bộ phận “Hallmark Cards” trong Kinh thánh vậy. Ở đây, chúng ta tìm thấy những lời lẽ tỏ ra những cảm xúc sâu sắc và mạnh mẽ nhất của mình, vô luận là hoàn cảnh nào. Một số Thi thiên bày tỏ sự vui mừng ngợi khen vì những hành động giải cứu của Đức Chúa Trời; nhiều bài khác tỏ ra sự ăn năn và xưng tội; vẫn có những bài khác nữa kêu la với Đức Chúa Trời vì Ngài dường như không biết gì về hoàn cảnh của tác giả. Toàn bộ sắc màu tình cảm của con người đã được tỏ ra trong sách Thi thiên. Chính vì lý do nầy mà nhiều người nam người nữ đã xây sang sách Thi thiên trải qua nhiều thế kỷ. Sách Thi thiên tỏ ra những cảm xúc sâu sắc nhất của tấm lòng.
Tôi có một phần việc rất khó khăn – tôi phải nổ lực xử lý với sách Thi thiên trong hai bài học. Trong bài học nầy, tôi sẽ cố gắng cung ứng một nhận định rộng rãi về các Thi thiên, tìm cách thuyết phục bạn thấy được quyển sách nầy rất có giá trị cho thời gian và sự lưu ý của bạn. Tôi sẽ nổ lực để tỏ ra lý do tại sao sách Thi thiên rất quan trọng như thế và những đóng góp có một không hai mà chúng có cho cả Kinh thánh. Tôi sẽ cố gắng tóm tắt một số đặc điểm của sách Thi thiên. Như vậy, chúng ta sẽ nhìn vắn tắt vào một Thi thiên, ấy là Thi thiên 73. Sau cùng, tôi sẽ tìm cách chỉ ra sách Thi thiên áp dụng cho chúng ta như thế nào và cho sự thờ phượng của chúng ta ngày nay.
Tại sao sách Thi thiên là quan trọng?
Sau sách Êsai, sách Thi thiên là sách Cựu Ước được trưng dẫn thường xuyên nhất trong Tân Ước. Chúa Jêsus chỉ ra rằng sách Thi thiên đã nói về Ngài:
“Đoạn, Ngài phán rằng: Ấy đó là điều mà khi ta còn ở với các ngươi, ta bảo các ngươi rằng mọi sự đã chép về ta trong luật pháp Môi-se, các sách tiên tri, cùng các Thi Thiên phải được ứng nghiệm” (Luca 24:44).
Trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha, Chúa Jêsus đã kêu la bằng lời lẽ của Thi thiên 22:1. Các sứ đồ đã sử dụng các Thi thiên để minh chứng rằng Chúa Jêsus là Đấng Mêsi (xem Công Vụ các Sứ Đồ 2:24-36; 12:29-39). Sách Thi thiên cũng đóng một vai quan trọng trong Hội thánh đầu tiên:
“Hỡi anh em, nên nói thể nào? Khi anh em nhóm lại với nhau, trong anh em, ai có bài ca, hoặc bài giảng dạy, hoặc lời tỏ sự kín nhiệm, hoặc nói tiếng lạ, hoặc giải tiếng lạ chăng? Hãy làm hết thảy cho được gây dựng” (I Côrinhtô 14:26).
“Đừng say rượu, vì rượu xui cho luông tuồng; nhưng phải đầy dẫy Đức Thánh Linh. Hãy lấy ca vịnh, thơ thánh, và bài hát thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau, và hết lòng hát mừng ngợi khen Chúa” (Êphêsô 5:18-19).
“Nguyền xin lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em, và anh em dư dật mọi sự khôn ngoan. Hãy dùng những ca vịnh, thơ thánh, bài hát thiêng liêng mà dạy và khuyên nhau, vì được đầy ơn Ngài nên hãy hết lòng hát khen Đức Chúa Trời “(
Côlôse 3:16).
Sách Thi thiên rất quan trọng xuyên suốt lịch sử của Hội thánh. Chrysostom và Augustine có mặt giữa vòng những người đã viết loại sách chú giải về sách Thi thiên. John Calvin đã nói như vầy về sách Thi thiên:
“Quyển sách nầy tôi không muốn kể đấy là một quyền sách phân tích tất cả các chi tiết của linh hồn; vì chẳng có ai khám phá trong chính bản thân mình một cảm xúc đơn điệu mà hình ảnh không phản chiếu qua tấm gương nầy. Mà nầy, tất cả những nổi buồn lo, sợ hãi, nghi ngờ, hy vọng, quan tâm, lo lắng – nói ngắn gọn, tất cả những rung động xôn xao mà lý trí con người sẽ bị xới lên – Đức Thánh Linh đã được mô tả ở đây trong cuộc sống”.
Luther đã nói về sách Thi thiên:
“Sách Thi thiên là quyển sách ưa thích của các thánh đồ … [từng người một], bất luận là hoàn cảnh nào, hãy tìm trong [sách] Thi thiên và lời lẽ nào thích ứng với hoàn cảnh người tìm thấy chính mình trong đó và làm thỏa mãn mọi nhu cần của mình thật thích ứng giống như thể chúng đã được sáng tác riêng vì cớ người vậy, và trong phương thức ấy, bản thân người có thể không tận dụng được chúng cũng không tìm thấy hay ao ước Thi thiên hoặc lời lẽ nào tốt hơn”.
Bernhard Anderson nhắc cho độc giả của ông nhớ rằng Dietrich Bonhoeffer, ông đã bị chế độ Phát xít hành hình, là một người chịu ảnh hưởng sâu sắc sách Thi thiên. Ấn bản sau cùng của ông trước khi ông qua đời là quyển Sách cầu nguyện của Kinh thánh: Giới thiệu sách Thi thiên (1940). Vào ngày 15 tháng 5 năm 1943, ông đã viết ra mấy lời nầy: “Tôi đang đọc sách Thi thiên mỗi ngày, như tôi đã đọc trong nhiều năm qua. Tôi biết rõ, yêu mến chúng nhiều hơn bất kỳ sách nào khác trong Kinh thánh”.
Đâu là phần đóng góp có một không hai của sách Thi thiên?
(1) Sách Thi thiên là thơ văn. Sách Thi thiên là thơ văn, nhưng không phải loại thơ văn mà nhiều người quen thuộc với đâu. Khi bạn nhìn vào sách Thi thiên trong bản Kinh thánh King James, bạn sẽ khám phá ra rằng khổ sách Thi thiên chẳng khác gì với khuôn khổ của sách Sáng thế ký. Mãi cho đến hơn 100 năm sau, Giám Mục Robert Lowth mới tái khám phá ra cảm hứng của thể thơ Hybálai. Thơ văn Hybálai không giống như thơ văn của chúng ta. Khi chúng ta suy nghĩ về thơ văn, chúng ta nghĩ tới những dòng thơ nầy:
Mary có con chiên nhỏ,

Lông nó trắng như tuyết.

Và hễ Mary đi đến đâu,

Con chiên bèn theo đến đó.
Thơ văn Hybálai không nương nhiều vào thể văn; nó dựa vào sự lặp đi lặp lại và sự phán triển của tư tưởng từ dòng nầy cho đến dòng kế. Sự lặp đi lặp lại nầy được biết là “thể đối”. Trong thể đối đồng nghĩa, dòng thứ nhứt vang dội nơi dòng thứ hai, chỉ với một sự thay đổi nhẹ ở từ ngữ mà thôi:
“Nhân sao các ngoại bang náo loạn? Và những dân tộc toan mưu chước hư không?” (Thi thiên 2:1; cũng xem 3:1).
Trong thể đối chọi nhau, từ ngữ của dòng thứ nhứt được khẳng định ở dòng thứ hai, không phải bởi sự lặp đi lặp lại, mà bởi đối chiếu:
“Vì Đức Giê-hô-va biết đường người công bình, song đường kẻ ác rồi bị diệt vong” (Thi thiên 1:6; cũng xem 40:4).
Trong thể đối tiệm tiến, dòng thứ hai xác định, phát triển, và hoàn tất tư tưởng của dòng thứ nhứt:
“Hỡi các họ hàng của muôn dân, đáng tôn vinh hiển và năng lực cho Đức Giê-hô-va! (Thi thiên 96:7)
Có nhiều loại thể đối khác nữa, nhưng bài học nầy cung ứng cho bạn một số trường hợp cho thấy thể nào phép đối là xương sống của thơ văn Hybálai. Đức Chúa Trời khôn ngoan và giàu ơn dường nào khi sử dụng thơ văn Hybálai, thay vì loại thơ văn mà chúng ta vốn quen thuộc. Bạn có thể hình dung khó khăn dường nào khi dịch bài thơ “Mary có con chiên nhỏ” thành ngôn ngữ Hybálai không? Thơ văn Hybálai là hình thức thơ văn chuyển dịch dễ dàng nhứt mà tôi có biết đến, và đây là thơ văn mà Đức Chúa Trời đã chọn cho sách Thi thiên.
Thơ văn là môi giới của sự bày tỏ làm cho sự truyền đạt những cảm xúc và tình cảm sâu sắc được thuận tiện hơn. Khi cha tôi có mặt ở đơn vị Hải quân trong Đệ II Thế Chiến, ông đã viết những vầng thơ gửi cho mẹ tôi. (Thực ra, cho tới mới đây, cha tôi đã viết một bài thơ cho mỗi đứa con và cháu của ông cho ngày sinh nhựt của chúng). Trong những năm tháng chức vụ của tôi ở trong tù, tôi đã bị sốc khi biết được nhiều tù phạm đã làm thơ. Vì một lý do nào đó, điều nầy được xem là một phương thức tỏ ra mọi cảm xúc đáng chấp nhận của họ (một việc không được thực hiện ở trong tù).
Vì sách Thi thiên là thơ văn, chúng phải được giải thích theo một tư thế khác biệt hơn loại truyện kể lịch sử. Chúng ta trông mong những điều hay đẹp từ những câu nói. Chúng ta biết nên nắm lấy từng lời một theo nghĩa đen. Thí dụ, chúng ta đọc trong sách Thi thiên:
“Nguyện các sông vỗ tay, núi non cùng nhau hát vui mừng trước mặt Đức Giê-hô-va! (Thi thiên 98:8).
(2) Sách Thi thiên là những bài ca. Từ Hybálai Tehillim được lấy làm đề tựa của sách Thi thiên trong quyển Kinh thánh Hebrew có ý nói: “những bài ca ngợi khen”. Những câu nói được thấy ở đầu dòng của nhiều Thi thiên thường là thuật ngữ âm nhạc. Đôi khi có một tham khảo đến “ca trưởng” trong câu đầu của Thi thiên (thí dụ, các Thi thiên 4, 5, 6, 8, 9, v.v…). Những nhạc cụ đa dạng đã được nói tới, tỉ như sáo (Thi thiên 5) và các nhạc cụ bằng dây (các Thi thiên 4, 6, 54, 55).
Âm nhạc đóng một vai quan trọng trong sự thờ phượng của người Israel xưa kia, giống như âm nhạc có trong nhà thờ trải qua các thế đại và chuyền xuống hiện tại. Martin Luther từng nói:
“Người nào xem thường âm nhạc … người đó không hài hòa với tôi. Âm nhạc là một món quà đến từ Đức Chúa Trời, chớ không phải món quà của loài người … . Sau thần học, tôi đặt âm nhạc ở chỗ cao nhất và vinh dự nhứt”.
Âm nhạc không phải là một phần phụ trong sự thờ phượng của chúng ta; nó đóng một vai trò cơ bản trong đời sống của chúng ta. Âm nhạc của David không cứ cách nào đó đã làm cho tâm linh rối rắm như thuộc về ma quỉ của Saulơ phải bình tịnh lại (I Samuên 16:14-23). Những mặc khải có tính tiên tri qua Thánh Linh của Đức Chúa Trời được kếu cấu với âm nhạc ít nhứt ở hai trường hợp (I Các Vua 10:5-6, 9-11; II Các Vua 3:15).
Người Do thái xưa kia đều biết rõ giai điệu ít nhất ở một số Thi thiên:
“Thơ con cháu Côrê làm, để dạy dỗ về ái tình. Cho thầy nhạc chánh, theo điếu “Sô-san-nim” (lời tựa cho Thi thiên 45).
Dọc theo thời gian thì lý do của nhiều Thi thiên đã bị đánh mất đi, và tôi có khuynh hướng nghĩ rằng điều nầy chẳng phải là tình cờ. Sự việc xảy ra như thế để cho chúng ta phải hát lên các Thi thiên mà chúng ta phải đặt âm nhạc cho chúng, âm nhạc của chính chúng ta. Đúng là phải như thế đấy. Bạn có thể hình dung từng chữ một được gắn với các nốt nhạc khi các Thi thiên được phiên dịch ra? Đôi khi, thích ứng với cách dịch thuật, sẽ có nhiều chữ được ghi lại hai lần, và ở các lần khác thì đảo lại. Một số từ ngữ Hybálai PHẢI được phiên dịch với một cụm từ, vì thế sẽ buộc phải có nhiều chữ hơn.
Đức Chúa Trời vốn biết rõ các Thi thiên sẽ được chuyển dịch thành nhiều, nhiều thứ ngôn ngữ, và từng nhóm ngôn ngữ sẽ có văn hóa, âm nhạc và sự ưa thích riêng của nó. Các Thi thiên khích lệ chúng ta viết nhạc phối mà chúng ta thấy thích ứng với Thi thiên và với văn hóa của chúng ta.
Đôi lúc tôi rất vui khi có người đứng dậy rồi nói: “Chúng ta có thể hát bài số 256, và chúng ta sẽ hát bài ấy với tư thế thờ phượng không?” Tư thế thờ phượng có ý nói tới nhiều việc khác nhau cho các dân tộc khác nhau. Đối với dân nầy, nó có nghĩa là hát lên với điệu cappella; với các dân khác nó có nghĩa là hát lên cách từ từ, dịu dàng; với các dân khác nữa nó có nghĩa là hát lớn tiếng, có lẽ thêm vỗ tay vào nữa. Sách Thi thiên không chứa bất kỳ loại nhạc nào được quy định để chúng ta có thể đặt lời lẽ đầy cảm hứng nầy vào âm nhạc theo một phương thức thích hợp với mạng văn hóa riêng của chúng ta. Tất nhiên, điều nầy nằm trong các phép tắc có giới hạn, nhưng có một sự tự do rất lớn ở đây.
(3) Sách Thi thiên là biểu hiện của sự thờ phượng. Thi thiên là biểu hiện phản ứng của con người đối với Đức Chúa Trời theo ánh sáng mọi hoàn cảnh của mình. Phạm vi mọi hoàn cảnh thôi thúc là rất rộng trong sách Thi thiên. Với đôi lời lưu ý, Ron Allen đã chia Kinh thánh thành ba phạm trù chính: khải thị, suy gẫm và đáp ứng. Thí dụ, khải thị bao gồm những truyện tích trong Kinh thánh. Suy gẫm bao gồm một số sách dạy về sự khôn ngoan, tỉ như sách Châm ngôn. Đáp ứng sẽ được biểu hiện trong sách Thi thiên.
Thường thì các Thi thiên là phần đáp ứng công khai của một người đối với Đức Chúa Trời như một kết quả tự nhiên của việc gặp gỡ riêng tư với Đức Chúa Trời. Chúng ta nhìn thấy tác giả Thi thiên tỏ ra sự thờ phượng của họ đối với Đức Chúa Trời như sự ứng nghiệm lời thề của họ phải ngợi khen Đức Chúa Trời cách công khai vì sự can thiệp của Ngài trong đời sống khi đáp trả mọi lời cầu xin của họ:
“Tôi sẽ trả xong cho Đức Giê-hô-va các sự tôi hứa nguyện, tại trước mặt cả dân sự Ngài” (Thi thiên 116:14).
“Sự ngợi khen của tôi tại giữa hội lớn do Chúa mà ra; Tôi sẽ trả xong sự hứa nguyện tôi trước mặt những kẻ kính sợ Chúa” (
Thi thiên 22:25; cũng xem 66:13-16)
Tác giả Thi thiên thường thúc giục đồng bào Do thái của mình hiệp cùng ông trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Ở Rôma 12:15, chúng ta được khuyên phải: “Hãy vui với kẻ vui, khóc với kẻ khóc”.
Tác giả Thi thiên hiển nhiên làm cho việc nầy được thuận tiện hơn. Chúng ta có khả năng không những bước vào kinh nghiệm của tác giả Thi thiên, mà còn bước vào nhưng tư tưởng sâu kín của họ, đặc biệt các tư tưởng của họ về Đức Chúa Trời:
“Đức Chúa Trời ôi! linh hồn tôi mơ ước Chúa, Như con nai cái thèm khát khe nước. Linh hồn tôi khát khao Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Trời hằng sống: Tôi sẽ đến ra mắt Đức Chúa Trời chừng nào? Đang khi người ta hằng hỏi tôi: Đức Chúa Trời ngươi đâu? Thì nước mắt làm đồ ăn tôi ngày và đêm. Xưa tôi đi cùng đoàn chúng, Dẫn họ đến nhà Đức Chúa Trời, Có tiếng reo mừng và khen ngợi. Một đoàn đông giữ lễ; Rày tôi nhớ lại điều ấy, và lòng buồn thảm. Hỡi linh hồn ta, vì sao ngươi sờn ngã và bồn chồn trong mình ta? Hãy trông cậy nơi Đức Chúa Trời; ta sẽ còn ngợi khen Ngài nữa; Vì nhờ mặt Ngài, bèn được cứu rỗi. Đức Chúa Trời tôi ôi! linh hồn tôi bị sờn ngã trong mình tôi; Nên từ xứ Giô-đanh, Từ núi Hẹt-môn, và từ gò Mít-sê-a, tôi nhớ đến Chúa. Vực gọi vực theo tiếng ào ào của thác nước Chúa; Các lượn sóng và nước lớn của Chúa đã ngập tôi. Dầu vậy, ban ngày Đức Giê-hô-va sẽ sai khiến sự nhân từ Ngài; Còn ban đêm bài hát Ngài ở cùng tôi, Tức là bài cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời của mạng sống tôi. Tôi sẽ thưa cùng Đức Chúa Trời, là hòn đá tôi, rằng: Cớ sao Chúa quên tôi? Nhân sao tôi phải buồn thảm Vì cớ kẻ thù nghịch hà hiếp tôi?” (Thi thiên 42:1-9)
(4) Các Thi thiên là những lời cầu nguyện:
“Chung các bài cầu nguyện của Đa-vít, con trai Y-sai” (Thi thiên 72:20).
Ở một thời điểm, cần phải chú ý đến lời “cầu nguyện của Giabe”.
Giabe kêu cầu cùng Đức Chúa Trời của Israel: Chớ chi Chúa ban phước cho tôi, mở bờ cõi tôi rộng lớn; nguyện tay Chúa phù giúp tôi, giữ tôi được khỏi sự dữ, hầu cho tôi chẳng buồn rầu! Đức Chúa Trời bèn ban cho y như sự người cầu nguyện” (I Sử ký 4:10).
Tôi không gắng sức để chê trách những người nào bắt chước theo lời “cầu nguyện của Gia be” nầy, song tôi muốn chỉ ra rằng các Thi thiên đều là những lời cầu nguyện đặc biệt được ghi ra cho sự lặp đi lặp lại. Tôi không hoàn toàn nhất định về lời cầu nguyện của Giabe. Thực vậy, đối với tôi dường như phần lớn các Thi thiên đều là lời cầu nguyện của nhiều người, họ đã thấy mình ở trong những hoàn cảnh khó khăn. Chúng thường là những lời cầu nguyện xin sự giải cứu ra khỏi nguy hiểm và sự chết, chớ không phải những lời cầu nguyện xin được thịnh vượng đâu. Tôi có khuynh hướng nói rằng lời cầu nguyện của Giabe là hạn hẹp trong mục tiêu của nó (chỉ nhắm vào Giabe và cuộc sống an lành của người mà thôi), trong khi các Thi thiên tập trung vào Đức Chúa Trời, và chúng nhất định “tán rộng” trong các giới hạn nội dung của chúng.
(5) Các Thi thiên đều có sự dạy dỗ. Các Thi thiên là một sự tóm tắt, một sự cô đọng, về thần học Cựu Ước. Các Thi thiên rất phong phú trong nội dung của chúng một khi chúng quan tâm đến vấn đề giáo lý. Chúng ta thấy các thuộc tánh của Đức Chúa Trời là một lẽ đạo thường xuyên trong các Thi thiên. Chúng ta thấy luật pháp tác động rất dễ bộc lộ trong các Thi thiên. Các Thi thiên cũng tóm tắt lịch sử những lần xử lý của Đức Chúa Trời với con người trong Cựu Ước (xem Thi thiên 78, 105). Các Thi thiên có chứa lời tiên tri, như chúng ta sẽ chỉ ra trong bài học kế tiếp. Các Thi thiên tạo điều kiện dễ dàng cho việc học hỏi Lời Đức Chúa Trời và học thuộc lòng Lời ấy. Thí dụ, thi thiên 119, được sắp đặt theo mẫu tự. Từng mảng trong Thi thiên bắt đầu với mẫu tự kế tiếp. Các Thi thiên rất phong phú trong sự dạy dỗ. Cái thấy rõ ràng nhất mà chúng ta được cung ứng cho là về luật pháp Cựu Ước:
“Tôi yêu mến luật pháp Chúa biết bao! Trọn ngày tôi suy gẫm luật pháp ấy. Các điều răn Chúa làm cho tôi khôn ngoan hơn kẻ thù nghịch tôi, vì các điều răn ấy ở cùng tôi luôn luôn. Tôi có trí hiểu hơn hết thảy kẻ dạy tôi, vì tôi suy gẫm các chứng cớ Chúa. Tôi thông hiểu hơn kẻ già cả, vì có gìn giữ các giềng mối Chúa. Tôi giữ chân tôi khỏi mọi đường tà, để gìn giữ lời của Chúa. Tôi không xây bỏ mạng lịnh Chúa; Vì Chúa đã dạy dỗ tôi. Lời Chúa ngọt họng tôi dường bao! Thật ngọt hơn mật ong trong miệng tôi! Nhờ giềng mối Chúa tôi được sự thông sáng; Vì vậy, tôi ghét mọi đường giả dối” (Thi thiên 119:97-104).
(6) Các Thi thiên nói thay cho chúng ta. Chúng ta biết rằng các Thi thiên nói với chúng ta, nhưng chúng cũng nói thay cho chúng ta nữa. Các Thi thiên có thể biểu hiện cho tấm lòng và tư tưởng của chúng ta tốt hơn lời lẽ chúng ta có thể biểu hiện. Ở vài trường hợp, người ta hỏi tôi không biết Rôma 8:26-27 có phải là phân đoạn minh chứng cho việc nói tiếng lạ hay không:
“Cũng một lẽ ấy, Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng; nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta. Đấng dò xét lòng người hiểu biết ý tưởng của Thánh Linh là thể nào, vì ấy là theo ý Đức Chúa Trời mà Ngài cầu thế cho các thánh đồ vậy” (Rôma 8:26-27).
Không cần phải tìm cách lao mình vào một cuộc tranh cãi về ân tứ nói tiếng lạ, tôi muốn nói rằng dù một tín hữu nào có ân tứ nầy đang hiện hữu hôm nay hay không, tôi không nghĩ Rôma 8:26-27 đang đề cập tới ân tứ nói tiếng lạ. Phân đoạn Kinh thánh nầy nói cho chúng ta biết rằng Đức Thánh Linh vùa giúp chúng ta tương giao với Đức Chúa Trời, đặc biệt khi chúng ta dường như không thể tìm được lời lẽ để bày tỏ ra nổi lòng của chúng ta với Đức Chúa Trời. Chúng ta biết rằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời cũng truyền đạt từ Đức Chúa Trời cho chúng ta những việc mà lý trí tự nhiên của chúng ta không sao hiểu được:
“Vả, người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự dồ dại, và không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng. Nhưng người có tánh thiêng liêng xử đoán mọi sự, và chính mình không bị ai xử đoán. Vì ai đã biết ý Chúa, đặng dạy dỗ Ngài? Nhưng phần chúng ta, thì có ý của Đấng Christ” (I Côrinhtô 2:14-16).
Sự truyền đạt nầy từ Đức Chúa Trời không phải bởi phương tiện ân tứ tiếng lạ đâu. Thực vậy, không có sự thông giải, thậm chí chúng ta còn không biết điều chi đã được nói ra bằng tiếng lạ (xem I Côrinhtô 14:6-19). Hơn nữa, Kinh thánh nói rõ ràng rằng ân tứ tiếng lạ chỉ được ban ra cho một vài người, nhưng không phải ban ra cho tất cả các thánh đồ, giống như các ân tứ khác (I Côrinhtô 12:29-30). Nếu ân tứ tiếng lạ là phương tiện bởi đó chúng ta có khả năng truyền đạt mọi suy tưởng không thể bày tỏ ra với Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện, thế thì không phải các thánh đồ đều có khả năng ấy, vì không phải mọi thánh đồ đều nói tiếng lạ.
Mục đích của tôi ở đây, ấy là vấn đề được nói ra trong Rôma 8:26-27 phải là một điều khoản chung cho tất cả các thánh đồ, chớ không chỉ cho một số người. Các Thi thiên là một phương tiện bởi đó Thánh Linh của Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta phát ra rõ ràng những suy tưởng và than van của tấm lòng chúng ta. Tấm lòng làm cho chúng ta phải bối rối, song chúng ta dường như không thể chỉ ngón tay vào những gì thực sự gây rối rắm cho chúng ta. Khi ấy, chúng ta quay sang các Thi thiên và tìm được một Thi thiên thích ứng đặc biệt mô tả sự vất vả của riêng chúng ta. Tôi không cho rằng các Thi thiên là điều khoản “chung” duy nhứt mà Thánh Linh của Đức Chúa Trời đặt để cho sự sử dụng của chúng ta, nhưng tôi nghĩ các Thi thiên là một trong những điều khoản của Đức Thánh Linh vùa giúp chúng ta bày tỏ ra những cảm xúc sâu sắc của nổi lòng mình.
Chính Athanasius, một lãnh đạo Hội thánh lỗi lạc trong thế kỷ thứ tư, ông công bố “rằng các Thi thiên đều có một vị trí đặc biệt trong Kinh thánh vì hầu hết Kinh thánh đều phán cùng chúng ta, trong khi các Thi thiên nói thay cho chúng ta”.
Martin Luther thấy các Thi thiên là một ngôi trường cầu nguyện:
“Cơ đốc nhân có thể học cầu nguyện theo tác giả Thi thiên, vì ở đây người có thể nghe thể nào các thánh đồ trò chuyện với Đức Chúa Trời. Nhiều lời cầu xin đã được ghi ra ở đây, sướng và khổ, mong mỏi và quan tâm, đều khả thi cho từng Cơ đốc nhân nào tìm thấy chính mình trong đó, và hãy cầu nguyện với các Thi thiên”.
Một cái nhìn vắn tắt vào Thi thiên 73
Tôi đã chọn Thi thiên 73 để chứng minh cách thức các Thi thiên dạy dỗ thần học trong đó. Thi thiên 73 nói tới nan đề điều ác, giống như Thi thiên 37 và các Thi thiên khác vậy. Thi thiên 73 là một trong các Thi thiên kết thúc với một âm hưởng sung sướng. Không phải mỗi Thi thiên đều kết thúc theo cách nầy. Trong một số Thi thiên, tác giả Thi thiên kêu la với Đức Chúa Trời cầu xin sự giải cứu hay sự can thiệp thiêng liêng vì Đức Chúa Trời đã không hành động chi hết. Trong các trường hợp như thế, tác giả Thi thiên chỉ phó mình nơi Đức Chúa Trời của Kinh thánh và tin cậy nơi Ngài bất chấp mọi cảnh ngộ của mình, chiếu theo bổn tánh, những lời hứa giao ước, và mọi hành động của Ngài trong quá khứ (xem, thí dụ, các Thi thiên 6, 13, 34, 44, 74, 79, 80, 89, 94). Tuy nhiên, trong Thi thiên 73, tác giả Thi thiên đạt tới cách giải quyết cho nan đề của mình, là điều ông tỏ ra trong Thi thiên của ông. Chúng ta hãy xem xét cách vắn tắt nan đề của tác giả Thi thiên, giải pháp mà ông đạt tới, và phản ứng của ông đối với Đức Chúa Trời.
Tác giả của Thi thiên nầy là Asáp, tác giả của 12 trong số các Thi thiên. Asáp là “chánh trong sự thờ phượng”, ông đã phục vụ trước hòm giao ước của Đức Giêhôva (I Sử ký 16:4-5). Tôi có thể hình dung được phần nhiều sự thống khổ của ông đã đến từ việc nhìn vào những kẻ đến thờ phượng, với sự nhận biết một số người đã sống rất giả hình. Tình trạng chẳng đặng đừng của Asáp dựa theo lời hứa cơ bản nầy, mà mỗi người Do thái đều tin theo:
“Đức Chúa Trời thật đãi Y-sơ-ra-ên cách tốt lành, tức là những người có lòng trong sạch” (Thi thiên 73:1)
Giao ước với Môise bảo đảm với dân sự của Đức Chúa Trời rằng Ngài sẽ chúc phước cho người nào sống công nghĩa và Ngài sẽ sửa phạt kẻ ác. Khi Asáp để ý thấy có nhiều người trong chỗ ông thi hành chức vụ, lời hứa nầy dường như chưa xảy ra. Thực vậy, dường như là chỉ có điều ngược lại đang xảy ra mà thôi – trông như là Đức Chúa Trời đã chúc phước cho kẻ ác, hay tệ hại hơn, kẻ ác đang thịnh vượng và Đức Chúa Trời dường như không biết tới hay chẳng quan tâm đến!
“Còn về phần tôi, chân tôi đã gần vấp, xuýt chút bước tôi phải trợt. Vì khi tôi thấy sự hưng thạnh của kẻ ác, thì có lòng ganh ghét kẻ kiêu ngạo. Vì trong cơn chết chúng nó chẳng bị đau đớn; Sức lực của chúng nó vẫn đầy đủ. Chúng nó chẳng bị nạn khổ như người khác, cũng không bị tai họa như người đời. Bởi cớ ấy sự kiêu ngạo làm cây kiền cho cổ chúng nó; Sự hung bạo bao phủ chúng nó như cái áo. Mắt chúng nó lộ ra trong mỡ; Tư tưởng lòng chúng nó tuôn tràn ra. Chúng nó nhạo báng, nói về sự hà hiếp cách hung ác: Chúng nó nói cách cao kỳ. Miệng thì nói hành thiên thượng, còn lưỡi lại phao vu thế gian. Vì cớ ấy dân sự Ngài xây về hướng đó, và chúng nó uống nước cạn chén. Chúng nó rằng: Làm sao Đức Chúa Trời biết được? Há có sự tri thức nơi Đấng Chí cao sao? Kìa là những kẻ ác, Chúng nó bình an vô sự luôn luôn, nên của cải chúng nó thêm lên” (Thi thiên 73:2-12).
Asáp nói rõ rằng ông đã phạm tội bằng cách nghi ngờ sự nhơn từ và bằng cách ghen tỵ với kẻ ác kèm theo với sự giàu có của họ. Nội dung của toàn bộ Thi thiên sẽ cho chúng ta thấy rõ ràng rằng nhận thức của Asáp không chính xác lắm. Không phải ai thịnh vượng cũng là gian ác cả đâu, cũng không phải tất cả người công bình đều nghèo khó và bị lấn lướt. Sự thực cho thấy rằng kẻ ác không hoàn toàn tránh khỏi đau khổ. Asáp đã nhìn thấy một vài người sống gian ác, họ cũng rất giàu có, và dường như họ tránh được đau khổ. Cái điều làm cho vấn đề ra tệ hại hơn, ấy là chính những kẻ ấy sống rất kiêu căng về tội lỗi của họ, khoe khoang về nó (câu 8). Dường như họ làm và nói giống như họ chính là Đức Chúa Trời vậy. Họ sống kiêu ngạo đến nỗi thậm chí họ đã nói nghịch cùng Đức Chúa Trời (câu 9). Họ dám nghĩ và nói rằng Đức Chúa Trời phải biết rõ hay quan tâm đến cách họ đã hành xử (các câu 10-11). Để tóm lược lại, giống như Asáp đã nhìn vào kẻ ác, ông đã ghen tỵ với sự giàu có của họ, và ông bắt đầu hồ nghi lời hứa cơ bản rằng Đức Chúa Trời ban thưởng cho người công bình và sửa phạt kẻ ác. Gần như ông chối bỏ một trong những điều cơ bản của đức tin Do thái:
“Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài” (Hêbơrơ 11:6).
Asáp xưng nhận thể nào ông đã đến gần với việc “ném mình vào tháp ngà” rồi chịu thua:
“Tôi đã làm cho lòng tôi tinh sạch, và rửa tay tôi trong sự vô tội, việc ấy thật lấy làm luống công, Vì hằng ngày tôi phải gian nan, mỗi buổi mai tôi bị sửa phạt” (Thi thiên 73:13-14).
Có điều chi tốt lành đã được làm ra cách công bình cho ông, Asáp thắc mắc như thế!?! Tất nhiên, điều nầy cho rằng ông thực sự sống công bình – một giả tưởng rất nguy hiểm:
“Chúng tôi hết thảy đã trở nên như vật ô uế, mọi việc công bình của chúng tôi như áo nhớp; chúng tôi thảy đều héo như lá, và tội ác chúng tôi như gió đùa mình đi” (Êsai 64:6).
Asáp thành thực xưng ra tội lỗi mình và mối nguy hiểm mà sự ấy gắn cho chính mình ông cùng nhiều người khác:
“Nếu tôi có nói rằng: Ta sẽ nói như vậy; Ắt tôi đã phạm bất trung cùng dòng dõi con cái Chúa” (Thi thiên 73:15).
“Khi lòng tôi chua xót, và dạ tôi xôn xao, thì bấy giờ tôi ở ngu muội, chẳng hiểu biết gì; Trước mặt Chúa tôi ở khác nào một thú vật vậy” (
Thi thiên 73:21-22).
Giải pháp cho tình thế của Asáp đã đến khi ông đi vào nơi thánh của Đức Chúa Trời và có thể nhìn thấy kẻ ác từ nhận thức thiêng liêng và đời đời:
“Khi tôi suy gẫm để hiểu biết điều ấy, bèn thấy là việc cực nhọc quá cho tôi, cho đến khi tôi vào nơi thánh của Đức Chúa Trời, Suy lượng về sự cuối cùng của chúng nó. Chúa thật đặt chúng nó tại nơi trơn trợt, khiến cho chúng nó hư nát. Ủa kìa, chúng nó bị hủy diệt trong một lát! Chúng nó vì kinh khiếp mà phải tiêu hao hết trọi. Hỡi Chúa, người ta khinh dể chiêm bao khi tỉnh thức thể nào, Chúa khi tỉnh thức cũng sẽ khinh dể hình dạng chúng nó thể ấy” (Thi thiên 73:16-20).
Tôi nhớ có lần anh tôi và tôi đi đánh bắt cá hồi trên một chiếc thuyền ở bờ biển Oregon. Việc đánh bắt không được mỹ mãn lắm trong ngày đặc biệt đó (thường là như vậy với tôi và việc đánh bắt cá). Nhưng có một thành viên trên thuyền, ông ta cứ ngồi ì với quyển tạp chí bẩn thỉu kia khi ông ta ngồi đợi cá cắn câu, và chúng đã cắn câu – ít nhất là cho ông ta. Tôi đã nói ra một việc với anh tôi về sự bất công của sự việc nầy (chắc chắn Đức Chúa Trời đã lèo lái một con cá hồi đến với cần câu của tôi), và anh ấy đã đáp rất khôn khéo: “Đây là mọi sự khoái lạc mà ông nầy đã có; chúng ta được đưa lên trời để nhìn xuống mới phải”. Tất nhiên là anh ấy đã nói đúng. Đấy là điều mà Asáp cũng đã đạt tới, khi ông giờ đây nhìn vào sự thịnh vượng của kẻ ác từ một nhận định đời đời.
Asáp giờ đây nhìn vào chính những con người nầy, nhưng từ một nhận thức thiêng liêng. Ông nhìn thấy không những sự giàu có hiện tại của họ, mà còn nhìn thấy số phận đời đời của họ nữa. Có phải kẻ ác đang thịnh vượng không? Nếu thực vậy, sự thịnh vượng của họ chỉ trong một lúc mà thôi. Nhưng bất chấp sự kiêu căng và sự an ninh hiện tại của họ, tương lai của họ không bảo đảm lắm đâu. Đức Chúa Trời một ngày kia sẽ giáng xuống kẻ ác, và họ sẽ trả giá cho tội lỗi của họ. Sự giàu có của họ đột nhiên sẽ tan tác giống như giấc chiêm bao vậy. Khi Đức Chúa Trời “tỉnh thức”, Ngài sẽ xử lý với họ tùy theo tội lỗi của họ.
Asáp giờ đây nhận định mọi cảnh ngộ của mình từ một nhận thức thiêng liêng:
“Ở trên trời tôi có ai trừ ra Chúa? Còn dưới đất tôi chẳng ước ao người nào khác hơn Chúa. Thịt và lòng tôi bị tiêu hao; Nhưng Đức Chúa Trời là sức lực của lòng tôi, và là phần tôi đến đời đời” (Thi thiên 73:25-26).
Trong sự thịnh vượng của họ, kẻ ác đã ăn nói kiêu căng nghịch cùng Đức Chúa Trời (xem các câu 8-12). Sự thịnh vượng đã không kéo họ đến gần Đức Chúa Trời hơn. Mặt khác, Asáp giờ đây kỉnh kiền nhận thức được tình trạng được phước của sự mật thiết với Đức Chúa Trời. Trong khi đời sống của ông có thể không được đánh dấu bởi sự sung túc và an nhàn, ông nhìn biết rằng Đức Chúa Trời đang ở với ông. “Tình trạng nghèo khó” của ông (ít nhất khi đem sánh với kẻ giàu có gian ác) đã kéo ông đến gần Đức Chúa Trời hơn. Và cuộc sống đời nầy của ông với Đức Chúa Trời cũng vậy, nó luôn tốt hơn với đời sống của kẻ ác. Và trên hết mọi sự, mối quan hệ đời nầy của ông với Đức Chúa Trời mới chỉ là phần khởi đầu. Ông được bảo đảm về mối tương giao đời đời với Đức Chúa Trời trong sự hiện diện của Ngài.
Nếu Asáp cần phải kết luận rằng kẻ ác đang “có cuộc sống tốt nhứt” trong lúc bây giờ, nhưng rồi hắn sẽ “có cuộc sống tốt nhứt” trong cõi đời đời, ông sẽ rơi vào chỗ sai lầm. Asáp đang có cuộc sống tốt nhứt, ngay bây giờ và cho đến đời đời. Asáp giờ đây đã đạt tới một xác định rất khác biệt về điều tốt đẹp:
“Nhưng lấy làm tốt thay cho tôi đến gần Đức Chúa Trời; Tôi nhờ Chúa Giê-hô-va làm nơi nương náu mình, đặng thuật lại hết thảy các công việc Ngài” (Thi thiên 73:28).
Asáp đã bắt đầu với câu nói: “Đức Chúa Trời thật đãi Y-sơ-ra-ên cách tốt lành” (73:1a). Đối với Asáp, như với bao người khác, câu nầy có ý nói rằng Đức Chúa Trời sẽ ban phước về mặt vật chất cho những ai có động lực của họ trong sạch. Asáp giờ đây nhìn xem mọi sự rất khác biệt. Ông nhận ra rằng mọi động lực của ông là không thanh sạch (xem 73:15, 21-22). Ông không xứng đáng với mọi ơn phước của Đức Chúa Trời. Và hơn nữa, sự nhơn từ của Đức Chúa Trời không sao đánh giá được bằng những đồng đôla, song bằng sự đến gần với Đức Chúa Trời kìa.
Có bao nhiêu người trong chúng ta đang phạm tội cứ suy nghĩ theo những giới hạn sai sót không đúng như thế? Khi chúng ta nghĩ đến thiên đàng, chúng ta thường nghĩ đến những con đường lót vàng, hay sẽ chẳng còn có nước mắt nữa, không còn có buồn thảm nữa, chẳng còn có sự chết nữa. Trong khi điều nầy là sự thực, ơn phước lớn lao nhất của thiên đàng, đây là nơi Đức Chúa Trời đang ngự trị. Thiên đàng được phước vì ở đó chúng ta có thể tận hưởng sự mật thiết không gì ngăn trở được với Đức Chúa Trời trong mọi sự đời đời. Những đau khổ của chúng ta là phương tiện giúp thả lỏng cái nắm bắt của chúng ta về đời nầy cùng những thứ vật chất của nó rồi nâng cao sự khát khao của chúng ta về thiên đàng:
“Vậy nên chúng ta chẳng ngã lòng, dầu người bề ngoài hư nát, nhưng người bề trong cứ đổi mới càng ngày càng hơn. Vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời, vô lượng, vô biên, bởi chúng ta chẳng chăm sự thấy được, nhưng chăm sự không thấy được; vì những sự thấy được chỉ là tạm thời, mà sự không thấy được là đời đời không cùng vậy” (II Côrinhtô 4:16-18).
Nhiều sách báo đã được viết ra về nan đề đau đớn và sự khổ ải của con người. Thi thiên nầy cho rằng cần phải có nhiều nổ lực cao quý để giải quyết vấn đề đau khổ của con người. Đây là một phương pháp chưng cất chân lý của Kinh thánh. Nó sửa chữa một số quan niệm sai lầm rất thông thường về Cơ đốc nhân và sự chịu khổ (và sự thịnh vượng). Nó làm thế chỉ với một vài từ ngữ. Đúng là một kho báu kỳ diệu của lẽ thật cần phải được tìm gặp trong sách Thi thiên. Không lạ gì khi các Thi thiên đóng một vai quan trọng trong các Hội thánh Tân Ước:
“Đừng say rượu, vì rượu xui cho luông tuồng; nhưng phải đầy dẫy Đức Thánh Linh. Hãy lấy ca vịnh, thơ thánh, và bài hát thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau, và hết lòng hát mừng ngợi khen Chúa” (Êphêsô 5:18-19).
“Nguyền xin lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em, và anh em dư dật mọi sự khôn ngoan. Hãy dùng những ca vịnh, thơ thánh, bài hát thiêng liêng mà dạy và khuyên nhau, vì được đầy ơn Ngài nên hãy hết lòng hát khen Đức Chúa Trời” (
Côlôse 3:16).
Nếu tôi ý thức có thiếu sót nào trong đời sống Cơ đốc của chính tôi, một trong số nầy nằm trong lãnh vực thờ phượng. Các Thi thiên là mỏ vàng tư liệu cho sự thờ phượng. Chúng cung ứng không những nội dung mà còn công thức cho sự ngợi khen và sự thờ phượng nữa – riêng và chung. Các Thi thiên giúp tôi biết ngợi khen Đức Chúa Trời trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Các Thi thiên tỏ ra một sự trung thực, cởi mở, và minh bạch trong sự thờ phượng nào thường thiếu sót nơi sự thờ phượng của tôi. Đối với tôi, có lẽ quan trọng nhất, các Thi thiên giúp tôi kinh nghiệm nhiều hơn một Cơ đốc giáo theo nghi lễ – một loại đức tin theo trí khôn. Các Thi thiên đột nhập vào tấm lòng và mọi tình cảm của tôi, cũng như trong lý trí của tôi vậy.
Các Thi thiên cũng có tính cách dạy dỗ khi tôi tham gia công khai vào sự thờ phượng chung của nhà thờ. Trong nhà thờ của chúng ta, chúng ta có buổi nhóm lại công khai, ở đó nhiều người công khai hướng dẫn vào sự thờ phượng và ở đó chúng ta tham dự Tiệc Thánh của Chúa hàng tuần. Nếu sự dự phần của tôi trong buổi nhóm nầy được dẫn dắt bởi các Thi thiên, khi ấy chính kinh nghiệm và sự gặp gỡ của tôi với Đức Chúa Trời trong cả tuần lễ sẽ cung ứng những vật liệu thô cho sự dự phần của tôi vào ngày Chúa nhật. Việc ấy hoàn toàn chẳng quan trọng ở chỗ sự dự phần của tôi khởi sự cũng như chỗ nó kết thúc. Phần nhiều các Thi thiên đều được sản sinh ra trong những tình huống khiêm hạ, tỉ như sự điên dại của David ở trước mặt Abimêléc (Thi thiên 34:1). Tuy nhiên, thi thiên của David nhắm vào sự oai nghi của lòng thương xót và ơn giải cứu của Đức Chúa Trời. Một vài người trong nhà thờ của chúng ta đã đến gần với sự chết, và có người đã qua đời để đi ở với Chúa. Lời lẽ của họ về sự thờ phượng đã giục giã chúng ta kéo đến gần Đức Chúa Trời và để cùng với họ ngợi khen Đức Chúa Trời. Các Thi thiên không nói về chúng ta, mà nói về Đức Chúa Trời. Chúng khởi sự với kinh nghiệm của chúng ta, nhưng chúng chú trọng vào Đức Chúa Trời, và chúng là một biểu hiện của sự thờ phượng.
Các Thi thiên nhắc cho chúng ta nhớ rằng chúng ta phải nên sửa soạn cho cuộc thờ phượng. Các Thi thiên không phải là sự biểu hiện tự phát của sự thờ phượng, mà cẩn thận suy nghĩ và là những lời ca ngợi và cầu xin đã được hình thành thật xinh đẹp. Các Thi thiên đã dè chừng chúng ta không nên cẩu thả trong sự thờ phượng của mình và về việc đến với nhà thờ mà chưa sửa soạn để hướng dẫn người khác bước vào sự thờ phượng. Trong khi một số nhà thờ có các cấp lãnh đạo của họ trong sự thờ phượng, dường như đối với tôi là mỗi người nào hướng dẫn trong sự thờ phượng phải thể hiện phần việc của mình trong vai trò một người hướng dẫn thờ phượng, kêu gọi sự chú ý của dân sự vào Đức Chúa Trời, và để thách thức, tạo cảm hứng cho họ lo thờ lạy Ngài.
Nguyện Đức Chúa Trời sử dụng các Thi thiên để làm cho đời sống và sự thờ phượng của chúng ta được phong phú thêm, và nguyện Ngài ưng ban cho chúng ta những Thi thiên mới trong sự thờ phượng khi chúng ta tiếp tục thờ lạy Đức Chúa Trời qua thơ văn và bài hát. Tôi kết thúc với một bài thơ được viết ra bởi Lớp 4 Trường Chúa Nhật trong nhà thờ của chúng ta khi đáp ứng lại với sự nghiên cứu sách Thi thiên của họ:
Bài Thơ Lớp 4 Trường Chúa Nhật
Tôi được dạy dỗ và tôi tin

Chúa Jêsus là Đấng chết thay cho tôi

Ngài là Đấng mà chúng ta chiến đấu cho?

Vua các vua và Chúa các chúa

Ngài là Đấng ban cho chúng ta ân điển?

Đức Chúa Jêsus Christ, Ngài là Đấng ban ơn cứu.

Một ngày kia, Ngài sẽ tái lâm

Đem con cái Ngài về quê hương với Ngài

Hãy ca ngợi Ngài

Một-hai

Ba-bốn.