David trở thành Vua của Israel
Mục sư Bob Deffinbaugh
Phần giới thiệu: “Đây là thời điểm tốt nhứt trong mọi thời kỳ, đây là thời điểm tệ hại nhất trong mọi thời kỳ, …”. Quyển The Tale of Two Cities của Charles Dickens khởi sự như thế đó. Đấy là cách vợ tôi và tôi nhìn lại những ngày mà tôi còn là sinh viên trong thần học viện. Trong hai năm đầu tiên ấy, chúng tôi thường không biết lấy tiền đâu để mua thức ăn, đóng học phí hoặc trả hóa đơn bịnh viện. Đấy là thời điểm khó nhọc trong nhiều phương diện, nhưng đấy cũng là thời điểm tốt nhứt trong mọi thời kỳ nữa đấy. Thật nhiều lần, chúng tôi nhìn thấy bàn tay tiếp trợ và bảo hộ của Đức Chúa Trời. Chúng tôi đã kinh nghiệm ân điển và sự quan phòng của Đức Chúa Trời qua nhiều bạn bè rời rộng và có lòng giúp đỡ, và qua những câu trả lời bất ngờ cho sự cầu nguyện.
Tôi nghĩ David sẽ nói y như thế về những năm tháng đầu tiên của ông, trước khi ông đạt tới quyền lực là vua của Israel. Ông đã có những thời kỳ rất khó khăn. Ông là người con út, và dường như ông phải lo làm công việc rất bẩn thỉu. Các người anh của ông chẳng lo liệu gì cho ông, nhưng đã đối đãi với ông bằng một lượng xem thường (I Samuên 17:28). Thậm chí ông đã không có mặt trong sự tuyển chọn người làm vua của Israel (I Samuên 16:10-11). Sau khi ông được xức dầu làm vị vua kế đó của Israel và đã đánh bại Gôliát, ông phải trốn tránh Saulơ, là người tìm cách giữ lấy triều đại bằng cách giết chết người thay thế mình.
Đây là thời buổi nhọc nhằn lắm cho David, nhưng đấy cũng là “thời điểm tốt nhứt trong mọi thời kỳ”. David đã học biết xử lý với hiểm nguy, và ông cũng học biết đánh trận (xem I Samuên 16:18). Ông đạt tới chỗ biết nương cậy nơi Đức Chúa Trời và yêu mến Lời của Ngài. Ông học biết vâng phục và đầu phục, thậm chí khi mạng sống ông đang ở trong chỗ nguy hiểm. Ông phát triển loại tình bạn và liên minh mật thiết, biết nhịn nhục.
Đấy là phần đầu của đời sống David sẽ là đề tài cho nghiên cứu của chúng ta trong bài học nầy. Chúng ta sẽ khởi sự với việc xức dầu của David ở I Samuên 16, và chúng ta sẽ kết thúc đúng thời điểm khi David được xức dầu làm vua của cả Israel và Giuđa (II Samuên 10). Có nhiều câu chuyện đầy khích lệ trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta với nhiều bài học quan trọng cho chúng ta phải tiếp thu, vì vậy chúng ta hãy lắng nghe những gì Đức Chúa Trời phán cùng chúng ta qua đời sống của David, bạn bè, và kẻ thù của ông.
David được xức dầu làm Vua của Israel (I Samuên 16:1-13)
Đức Chúa Trời quở trách Samuên vì cứ than khóc Saulơ. Ông ta không đáng được thương xót. Đức Chúa Trời đã xử lý công bằng với ông ta. Samuên khi ấy được truyền cho phải đến gặp một người có tên là Giesê ở Bếtlêhem và xức dầu cho một trong các con trai người làm vua kế tiếp của Israel. Trước tiên, cái điều bắt lấy sự chú ý của tôi trong phân đoạn nầy là nổi sợ mà Samuên tỏ ra và bởi các trưởng lão của thành Bếtlêhem:
“Sa-mu-ên thưa rằng: Làm sao tôi đi đó được? Nếu Sau-lơ hay, thì sẽ giết tôi đi. Đức Giê-hô-va phán cùng người rằng: Hãy đem theo ngươi một con bò cái tơ, và nói rằng: Tôi đến để dâng của tế lễ cho Đức Giê-hô-va. Ngươi sẽ mời Y-sai dự tế. Ta sẽ tỏ cho ngươi biết điều ngươi phải làm; rồi ngươi sẽ nhân danh ta xức dầu kẻ ta chỉ cho ngươi. Sa-mu-ên làm theo điều Đức Giê-hô-va đã phán cùng mình, và đi đến Bết-lê-hem. Những trưởng lão của thành ấy đều lấy làm bối rối, chạy đón người, mà hỏi rằng: Có phải ông đến đem bình an chăng? Người đáp rằng: Bình an” (I Samuên 16:2-4, phần nhấn mạnh là của tôi).
Chúng ta cần phải nhớ, khi lên tới điểm nầy, David chưa được chỉ định làm vị vua kế tiếp. Gôliát chưa bị David giết chết. David là một thiếu niên vô danh đang chăn chiên. Nói khác đi, Saulơ chưa bị đe dọa bởi David; ông bị đe dọa bởi bất cứ người nào đóng vai chính trong việc chỉ định người thay thế ông. Saulơ là một người nhắc cho tôi nhớ đến cách xử sự của Hêrốt, ông ta sẽ giết tất cả các con trẻ sinh sống trong và xung quanh thành Bếtlêhem, chỉ để ngăn ngừa một trong số chúng không trở thành “vua của Israel” (xem Mathiơ 2:16-18). Thậm chí Samuên còn sợ rằng Saulơ sẽ giết ông, một khi ông là nhân vật hợp pháp xức dầu cho vị vua kế tiếp. Saulơ là một con người rất nguy hiểm.
Thứ hai, sự việc hiển nhiên trong mấy câu nầy là người mà Đức Chúa Trời chọn làm vua. Giống như hầu hết chúng ta, Samuên đã nhìn vào người con cả rồi cho rằng anh ta là người mà Đức Chúa Trời đã chọn. Ông đã sai lầm. Saulơ là loại người mà Israel cần để làm vua của họ. Người con cả của Giesê có lẽ có cái gì đó giống như Saulơ ở tuổi tác, chiều cao và sức lực. Saulơ là một người có ưu thế về phần thuộc thể – ông đứng cao hơn đồng bào của mình cả cái đầu (I Samuên 9:2), nhưng tấm lòng của ông không xu hướng về Chúa. Lần nầy Đức Chúa Trời sẽ chỉ định một người có tấm lòng thật xu hướng về Ngài. David là một thanh niên điển trai (16:12), và ai nấy đều xem ông là “chiến sĩ mạnh bạo” ngay trước khi ông giết chết Gôliát (16:18). Chúng ta biết rõ binh khí của Saulơ rất rộng và cồng kềnh cho ông ta, vì vậy David phải là người nhỏ con hơn, ít nhất là nhỏ con hơn Saulơ; và, tôi dám nói chắc là ông hãy còn trẻ lắm (17:33, 43).
Có một cách xử lý rất hay vào thời buổi nầy khi quan tâm đến “lai lịch chủng tộc”, nhưng tôi đề nghị với bạn rằng chúng ta cũng nên chú ý tới “lai lịch cấp lãnh đạo”. Chính sự thực mà ai cũng biết và được chấp nhận là một số lãnh tụ không cân xứng ở Mỹ đều là những người “cao ráo, ngăm ngăm đen, và đẹp trai”, có thể nói như vậy. Trong cộng đồng Cơ đốc, chúng ta có câu nói riêng của mình về “lai lịch cấp lãnh đạo”. Ban trị sự Hội thánh và các tổ chức tư gia thường là hạng thương gia cổ áo trắng, thành công. Khi chúng ta tìm kiếm cấp lãnh đạo, chúng ta đưa ra phần chú trọng đến học vấn, sự thông minh, tự tín, quả quyết, và trên hết mọi sự, là sự thành công. Chúng ta suy nghĩ đúng khi dành tư tưởng mình nhắm vào việc Đức Chúa Trời chọn lựa David làm vua của Israel, và nguyện chúng ta đừng quên lời lẽ của Sứ đồ Phaolô về vấn đề nầy:
“Hỡi anh em, hãy suy xét rằng ở giữa anh em là kẻ đã được gọi, không có nhiều người khôn ngoan theo xác thịt, chẳng nhiều kẻ quyền thế, chẳng nhiều kẻ sang trọng. Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những sự dại ở thế gian để làm hổ thẹn những kẻ khôn; Đức Chúa Trời đã chọn những sự yếu ở thế gian để làm hổ thẹn những sự mạnh; Đức Chúa Trời đã chọn những sự hèn hạ và khinh bỉ ở thế gian, cùng những sự không có, hầu cho làm những sự có ra không có, để chẳng ai khoe mình trước mặt Đức Chúa Trời. Vả, ấy là nhờ Ngài mà anh em ở trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng mà Đức Chúa Trời đã làm nên sự khôn ngoan, sự công bình, sự nên thánh, và sự cứu chuộc cho chúng ta; hầu cho, như có lời chép rằng: Ai khoe mình, hãy khoe mình trong Chúa” (I Côrinhtô 1:26-31).
Chúng ta hãy nhớ, các môn đồ không phải là hạng người mà chúng ta sẽ chọn để trở thành sứ đồ của Chúa chúng ta đâu:
“Khi chúng thấy sự dạn dĩ của Phi-e-rơ và Giăng, biết rõ rằng ấy là người dốt nát không học, thì đều lấy làm lạ; lại nhận biết hai người từng ở với Đức Chúa Jêsus” (Công Vụ các Sứ Đồ 4:13).
Chúng ta hãy nhìn vào phân đoạn Kinh thánh rồi nhìn vào lời lẽ của Sứ đồ Phaolô. Chúng ta hãy ý thức về sự lựa chọn Saulơ, và hãy nhìn vào sự lựa chọn David.
Sự xức dầu cho David bởi Samuên đã đánh dấu ông là sự lựa chọn của Đức Chúa Trời để làm vua kế tiếp của Israel. Có thể là các anh của David đã thở một hơi dài khuây khỏa, khi biết rằng Saulơ sẽ tìm cách giết ai đó, là người tỏ ra mối đe dọa cho việc liên tục làm vua của ông ta. Nhưng trổi hơn việc chỉ định David là sự chọn lựa của Đức Chúa Trời về một vị vua, sự xức dầu của David được kèm theo bởi “sự xức dầu” của Đức Thánh Linh:
“Sa-mu-ên lấy sừng dầu, xức cho người ở giữa các anh người. Từ ngày đó về sau, Thần của Đức Giê-hô-va cảm động Đa-vít. Sa-mu-ên đứng dậy đi về Ra-ma” (I Samuên 16:13).
Giống như với việc xức dầu của Saulơ (10:1-11), Thánh Linh của Đức Chúa Trời được ban cho để mặc lấy quyền phép cho nhà vua của Đức Chúa Trời để thi hành công việc của mình. Khi Đức Thánh Linh lìa bỏ Saulơ và đến với David, đây là một dấu hiệu chắc chắn về những việc sẽ đến. Từ điểm nầy trở đi, có nhiều việc sẽ không còn như trước nữa, kể cả Saulơ hay David.
Sự thay đổi tâm linh rất quan trọng (I Samuên 16:14-23)
Quả thật, đây là một trong những phân đoạn rất phức tạp trong I Samuên. Thực sự thì chẳng có gì ngạc nhiên khi đọc thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời “lìa khỏi Saulơ”, song thật là khó chịu khi đọc thấy “Đức Giê-hô-va bèn khiến một ác thần khuấy khuất người” (I Samuên 16:14). Nếu Đức Chúa Trời tước vương quốc khỏi tay Saulơ rồi ban nó cho David, chúng ta có thể hiểu rõ lý do tại sao Đức Thánh Linh sẽ lìa khỏi Saulơ (câu 14) cùng một lúc ấy Thánh Linh được ban cho David (câu 13). Nhưng tại sao Đức Chúa Trời lại khiến “một ác thần” đến khuấy khuất Saulơ?
Chắc chắn chúng ta phải tự hỏi mình: “Tại sao Đức Chúa Trời lại sai một ác thần đến khuấy khuất ai đó?” Chúng ta có trông mong Satan được sai làm việc nầy không, hay chúng ta không trông mong như thế? Câu trả lời có lẽ được tìm thấy trong hai chương đầu tiên của sách Gióp. Ở đó, chúng ta đọc thấy rằng Satan phải xin phép Đức Chúa Trời trước khi hắn có thể bày ra nổi khổ lớn lao cho vị thánh đồ nầy. Trong khi Satan là cái cớ của sự Gióp chịu khổ, Satan không thể làm gì được nếu không có phép của Đức Chúa Trời. Gióp đã chịu khổ nơi tay của Satan, chỉ vì Đức Chúa Trời đã cho phép như thế. Tôi giả định rằng điều đó là thực trong phân đoạn Kinh thánh gốc của chúng ta và, vì vậy, tác giả có thể nói tới điều nầy là “Đức Giêhôva khiến một ác thần đến”. Đức Chúa Trời không phải là cái cớ trực tiếp trong mọi rối rắm của Saulơ, nhưng Ngài là Đấng đang toàn quyền tể trị trong muôn vật. Điều nầy khác biệt với những gì chúng ta thấy có trong Tân Ước:
“Đang bữa ăn tối (ma quỉ đã để mưu phản Ngài vào lòng Giu-đa Ích-ca-ri-ốt con trai Si-môn)” (Giăng 13:2).
“Liền khi Giu-đa đã lấy miếng bánh, thì quỉ Sa-tan vào lòng người. Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng người rằng: Sự ngươi làm hãy làm mau đi” (Giăng 13:27).
“rằng, một người như thế phải phó cho quỉ Sa tan, để hủy hoại phần xác thịt, hầu cho linh hồn được cứu trong ngày Đức Chúa Jêsus” (I Côrinhtô 5:5).
Dòng sau cùng cho thấy rằng Đức Chúa Trời đang tể trị, và chẳng một điều gì diễn ra đi ngược lại với mục đích và chương trình thiêng liêng của Ngài. Một ác thần có thể khuấy khuất một người chỉ vì Đức Chúa Trời cho phép điều đó, và trong ý nghĩa ấy, có thể nói rằng “Đức Giêhôva khiến một ác thần đến”. Tôi cũng muốn chỉ ra rằng bởi tánh tình ghen tỵ và cơn giận không kềm chế được của Saulơ, ông ta đã mở lòng mình ra cho hoạt động của Satan.
Chúng ta không phải là không nhìn thấy bàn tay tể trị của Đức Chúa Trời trong mọi điều nầy. Saulơ giờ đây là đối tượng cho những cơn điên tiết khi bị ma quỉ khuấy khuất. Các tôi tớ của ông đã nhận ra tự nhiên sự việc nầy là thuộc về ma quỉ, và họ dường như nhìn biết âm nhạc có đôi lúc làm cho một tâm thần bị khuấy khuất như tâm thần của Saulơ sẽ nguôi dịu đi. Vì vậy, họ đã tuyển David, là một nhạc sĩ có tài, đến chơi đàn lia và nhơn đó làm cho tâm linh đầy rối rắm của Saulơ được bình lặng trở lại. Kết quả cuối cùng là đây – David đã được giới thiệu vào ban lễ tân của hoàng gia, học biết công việc trong những ngày tháng rồi đây ông sẽ trở thành vua.
Người ta có thể cho rằng tất cả các hành động tội lỗi của Saulơ đều là kết quả của sự “thay đổi tâm thần” nầy, nhưng tôi không tin đây là trường hợp đâu. Chúng ta hãy nhớ, hai tội lỗi “cướp mất vương quốc” mà Saulơ đã phạm trước khi “ác thần” hiện đến và đã phạm trước khi Đức Thánh Linh ra khỏi! Hơn nữa, “ác thần” không thường xuyên khuấy khuất Saulơ, song thay vì thế, “ác thần” đến rồi đi. Ác thần đã giục giã Saulơ phóng mũi giáo vào David (18:10-11; 19:9-10), nhưng các hành vi khác của Saulơ dường như đã đến từ chính mình Saulơ (20:30-33).
Thật là quan trọng cho chúng ta khi để ý thấy cơn giận ghen tương và không kềm chế được của Saulơ không thình lình nổi lên khi Saulơ nhận ra David là người sẽ thay thế mình. Saulơ đã bị quỉ ám và là đối tượng cho những cơn giận điên tiết, trước khi ông nhìn biết David sẽ thay thế ông. David không khiến cho Saulơ phải trở nên như thế; Saulơ đã ở trong trạng thái đó, thậm chí ngay trước thời điểm Thánh Linh của Đức Chúa Trời lìa khỏi người. Trước khi David được xức dầu, cả Samuên và các trưởng lão của thành Bếtlêhem đã e sợ rồi (16:2, 4). Tôi nghĩ một người có thể cho tình hình nầy là vì tội lỗi của Saulơ đã mở cửa cho sự dính dáng của Satan. Đôi khi chúng ta mau mắn đổ thừa cho Satan về tội lỗi của mình, đang khi chúng ta chính là nguồn gốc. Theo ý của tôi, “ác thần” đã làm nổi bật tội lỗi của Saulơ.
Một người phù hợp với ngôi vị: David và Gôliát (I Samuên 17)
Vua của Israel cần phải là một người biết lãnh đạo dân tộc trong chiến tranh:
“Chúng tôi muốn như các dân tộc khác; vua chúng tôi sẽ đoán xét chúng tôi, đi trước đầu chúng tôi, mà đánh giặc cho chúng tôi” (I Samuên 8:20).
“Sa-mu-ên lấy một ve nhỏ đựng dầu, đổ trên đầu Sau-lơ, hôn người, mà nói rằng: Nầy Đức Giê-hô-va đã xức dầu cho ngươi đặng ngươi làm vua của cơ nghiệp Ngài” (I Samuên 10:1).
Cả hai tội lỗi chính của Saulơ đều có quan hệ với việc lãnh đạo quân đội của Israel. Ở chương 17, chúng ta sẽ thấy thể nào Saulơ đã thất bại không thể hiện được bổn phận của mình trong địa vị làm vua, và thể nào David đã chu toàn các trách nhiệm là vua mới được xức dầu của Đức Chúa Trời. “Dân Phi-li-tin nhóm hiệp các đạo binh mình đặng làm giặc, chúng nó hiệp tại Sô-cô, thuộc về xứ Giu-đa, và đóng trại tại Ê-phê-Đa-mim, giữa Sô-cô và A-xê-ca. Sau-lơ và người Y-sơ-ra-ên cũng nhóm hiệp, đóng trại tại trũng Ê-la, và dàn trận cùng dân Phi-li-tin. Dân Phi-li-tin đứng trên núi phía nầy, còn Y-sơ-ra-ên đứng trên núi phía kia; trũng phân cách họ. Bấy giờ, có một người lực sĩ từ trại quân Phi-li-tin mà ra, tên là Gô-li-át, quê ở Gát; bề cao người sáu thước một gang. Người đội mão đồng trên đầu, mặc áo giáp đồng vảy cá, nặng năm ngàn siếc-lơ, và những ủng đồng; sau lưng treo một cây lao đồng. Cán của cây lao hắn như cây trục của thợ dệt cửi, và mũi của cây lao nầy nặng sáu trăm siếc-lơ. Kẻ vác binh khí hắn đi trước hắn. Vậy, hắn ra đứng kêu la cùng đội ngũ Y-sơ-ra-ên rằng: Cớ sao các ngươi ra bày trận? Ta há chẳng phải là người Phi-li-tin, còn các ngươi, là tôi tớ của Sau-lơ sao? Hãy chọn một người trong các ngươi xuống đấu địch cùng ta. Nếu khi đấu địch cùng ta, hắn trổi hơn và giết ta, thì chúng ta sẽ làm tôi tớ các ngươi; nhưng nếu ta trổi hơn hắn và ta giết hắn, thì các ngươi sẽ làm tôi chúng ta, và hầu việc chúng ta. Người Phi-li-tin lại còn nói rằng: Phải, ngày nay ta thách lời nầy cho đội ngũ Y-sơ-ra-ên: Hãy khiến một người ra, đặng chúng ta đấu địch cùng nhau. Sau-lơ và cả Y-sơ-ra-ên nghe những lời của người Phi-li-tin, thì lấy làm hoảng hồn, sợ hãi lắm” (I Samuên 17:1-11).
Saulơ là người phải lãnh đạo binh lính của mình ra trận. Ông cũng là “Gôliát” của Israel, vì ông đứng đầu và vai cao hơn những người khác (I Samuên 9:2; 10:23). Saulơ là nhà vô địch của binh lính Israel, tuy nhiên người ta không thấy ông ta ở tuyến đầu của chiến trường, mà chỉ thấy ông ở một khoảng cách xa xa. Vào thời điểm mà binh lính cần Saulơ nhiều nhất, thì ông ta đầy ắp với sợ hãi. Cho nên chẳng có gì phải ngạc nhiên khi binh lính của ông ta cũng e sợ nữa (17:11, 24).
Dân Israel và dân Philitin đối mặt nhau, mỗi phe ở một bên sườn núi, có một trũng phân cách với dòng suối chảy qua đó (17:1-3, 40). Trong bốn mươi ngày, hai đội quân nầy đã đối mặt với nhau. Dân Israel dường như e sợ họ sẽ không đánh bại được dân Philitin. Tôi lo dân Philitin đang ra sức dụ dân Israel xuống khỏi sườn núi, hầu cho họ có thể dùng xe ngựa của họ ở trong trũng (so sánh II Samuên 18:8; I Các Vua 20:23). Dân Israel dường như đã im lặng, còn Gôliát thì kiêu căng và phạm thượng.
Gôliát chắc chắn là một tay giềnh giàng, nhưng bất kỳ người Israel nào, họ quá quen thuộc với lịch sử và với Lời của Đức Chúa Trời, sẽ không lay động. Ở Sáng thế ký 12:3, Đức Chúa Trời nói rõ Ngài sẽ xử lý với kẻ nào rủa sả dân sự của Ngài. Sự kiện tại Cađe, được ghi lại ở Dân số ký 13, hết thảy đều nói tới nổi sợ của dân Israel đối với những gã giềnh giàng trong xứ Canaan. Nhưng Đức Chúa Trời đã hứa phó những gã giềnh giàng nầy vào trong tay của họ, và Ngài đã làm thế. Lời cầu nguyện của Anne ở chương 2 cũng nhắc tới vấn đề nầy:
“Vì các trụ của trái đất thuộc về Đức Giê-hô-va: Ngài đã đặt thế gian ở trên đó. Đức Giê-hô-va sẽ giữ chân của các thánh Ngài; Còn những kẻ ác sẽ bị hư mất nơi tăm tối; Vì chẳng do sức riêng mình mà người nào được thắng” (I Samuên 2:9-10).
Ở chương 14, Giônathan đã đối diện với một tình huống tương tự, nhưng ông không để cho các lợi thế đối nghịch ấy giữ ông không đánh trận với người Philitin:
“Ở giữa đèo mà Giô-na-than gắng sức đi đặng đến đồn Phi-li-tin, có một răng đá ở bên nầy, và một răng ở bên kia; cái nầy gọi là Bốt-sết, còn cái kia gọi là Sê-nê. Một cái răng đá mọc lên về phía bắc, đối ngang Mích-ma, còn cái kia ở tại phía nam, đối ngang Ghê-ba. Giô-na-than nói cùng kẻ vác binh khí mình rằng: Hè, chúng ta hãy hãm đồn của những kẻ chẳng chịu cắt bì kia. Hoặc giả Đức Giê-hô-va sẽ hành sự vì chúng ta chăng; vì Đức Giê-hô-va khiến cho số ít người được thắng cũng như số đông người vậy” (I Samuên 14:4-6).
Đây là tình huống đòi hỏi đức tin nơi Đức Chúa Trời của Israel, và Saulơ đã thiếu đức tin ấy. Sự thể đòi hỏi một người khác, là người có đức tin lớn hơn, biết chổi dậy đánh với Gôliát và dân Philitin. Đức Chúa Trời đã dàn dựng các biến cố theo cách thiêng liêng để cho David thấy và nghe những lời lẽ phạm thượng của Gôliát trước tiên. Cha của ông đã sai ông đi kiểm tra mọi sự có cần của ba người con trai lớn của ông, họ đang đánh nhau với dân Philitin dưới quyền lãnh đạo của Saulơ:
“Đa-vít cất gánh nặng mình giao cho người giữ đồ vật, đoạn chạy đến chỗ dàn trận, tới hỏi thăm ba anh mình mạnh giỏi chăng. Người đang nói chuyện cùng chúng, kìa người lực sĩ Gô-li-át, tức là người Phi-li-tin ở Gát, từ hàng ngũ Phi-li-tin xơm tới, và Đa-vít nghe hắn nói như những lời ngày trước. Hết thảy người Y-sơ-ra-ên thấy người nầy, đều chạy trốn và run sợ lắm” (I Samuên 17:22-24).
Dân Israel đã quen thuộc với vẻ huênh hoang của Gôliát, còn David mới nhận ra sự việc khi nó xảy ra. Ông vốn biết rõ phải có người chống đối Gôliát và bắt hắn phải im lặng:
“Đa-vít hỏi những người ở gần mình rằng: Người ta sẽ đãi thể nào cho kẻ giết được người Phi-li-tin nầy, và cất sự sỉ nhục khỏi Y-sơ-ra-ên? Vì người Phi-li-tin nầy, kẻ chẳng chịu phép cắt bì nầy, là ai, mà lại dám sỉ nhục đạo binh của Đức Chúa Trời hằng sống? Người ta lấy lời thường nói ấy mà đáp cùng người rằng: Ai giết được hắn thì phần thưởng sẽ là như vậy” (I Samuên 17:26-27).
Anh cả của David đã khởi tức giận bởi lời lẽ của David. Chắc chắn họ sẽ không nguôi cho tới khi về nhà. Tại sao không có ai chổi dậy đặng khóa mồm của gã Philitin nầy? Vì thế Êliáp nóng nảy vặn lại:
“Cớ sao mày đến đây? Mày bỏ ít con chiên của chúng ta trong đồng vắng cho ai? Tao biết tánh kiêu ngạo và sự độc ác của lòng mày. Ấy đặng xem tranh chiến nên mày mới đến” (I Samuên 17:28).
Đúng là một sự miệt khinh hoàn toàn mà Êliáp đã có đối với David. Nhiều người khác có thể tiến cử David cho Saulơ như một “chiến sĩ mạnh bạo” (16:18), nhưng Êliáp thì không. Chúng ta không nên quên rằng Êliáp đã bị Samuên cho qua (và cả Đức Chúa Trời nữa), là người đã xức dầu cho David làm vua kế vị của Israel (I Samuên 16:6-7). Mọi điều Êliáp có thể nghe thấy từ lời lẽ của David đều là tánh tò mò và thậm chí dại dột của một đứa trẻ. Có lẽ giờ đây chúng ta nhìn thấy lý do tại sao Đức Chúa Trời mau chóng cho Êliáp qua.
Saulơ đã đáp ứng bằng một tư thế rất khác biệt. Ai đó đã cho nhà vua hay rằng có một người bằng lòng chổi dậy chống nghịch Gôliát. Saulơ dường như nắm lấy điều nầy đang khi thất vọng lắm – bất cứ ai trừ ông ta ra có thể đánh trận với Gôliát. Saulơ không chú ý tới tuổi trẻ của David, và thậm chí ông ta tìm cách làm cho David nản lòng không đánh nhau với Gôliát:
“Đa-vít thưa với Sau-lơ rằng: Xin chớ ai ngã lòng vì cớ người Phi-li-tin kia! Kẻ tôi tớ vua sẽ đi đấu địch cùng hắn. Sau-lơ đáp cùng Đa-vít rằng: Ngươi chẳng thế đi đấu địch cùng người Phi-li-tin kia, vì ngươi chỉ là một đứa con trẻ, còn hắn là một tay chiến sĩ từ thuở còn thơ” (I Samuên 17:32-33).
David nói cho Saulơ biết rằng ông đã được chuẩn bị cho cái ngày nầy, khi ông chổi dậy trước những kẻ thù có ý đồ bắt phục, trong lúc chăn giữ bầy chiên của cha mình, một công việc đơn sơ và vô nghĩa, Êliáp đã nghĩ như thế, (xem 17:28). Đức Chúa Trời đã ban cho David thắng hơn con sư tử và con gấu. Đức Chúa Trời sẽ làm y như thế với Gôliát, đặc biệt kể từ khi tiếng tăm của hắn ta nổi như cồn kia:
“Tôi tớ vua đã đánh chết con sư tử và con gấu, vậy thì người Phi-li-tin không chịu phép cắt bì kia cũng sẽ đồng số phận với chúng nó; vì hắn đã sỉ nhục các đạo binh của Đức Chúa Trời hằng sống. Đa-vít lại nói: Đức Giê-hô-va đã giải cứu tôi khỏi vấu sư tử và khỏi cẳng gấu, ắt sẽ giải cứu tôi khỏi tay người Phi-li-tin kia. Sau-lơ đáp rằng: Hãy đi, nguyện Đức Giê-hô-va ở cùng ngươi!” (I Samuên 17:36-37).
Saulơ đã tin tưởng. Điều nầy thật đáng kinh ngạc, một khi các hành động của David như muốn mau mau có một sự đối đầu chính thức. Vì bất cứ lý do nào đi nữa, Saulơ để cho David ra đi với những lời chúc phước của ông ta. Ông ta cũng đã hiến cho David chiếc áo giáp của mình, nhưng chiếc áo ấy rộng quá đối với David. Đúng là phải có một lời quở trách cho Saulơ khi nhìn vào David, đang mặc lấy cái áo giáp của ông, sốt sắng muốn thực hiện phần việc thuộc về ông ta và rồi, nhìn thấy “đứa trẻ” nầy với một bộ áo giáp chiếu theo vóc dáng của Saulơ, như một sự nhắc nhớ ông ta là gã khổng lồ của Israel, là người phải đánh nhau với Gôliát.
David đã quyết định đi đánh Gôliát với các thứ vũ khí mà chàng đã dùng trước đó. David đã nhanh chóng bước ra tuyến đầu để đối mặt với Gôliát. Chàng chẳng có vũ khí, chẳng có gươm, chỉ có cây trượng, cái trành ném đá cùng cái túi của gã chăn chiên mà thôi, trong túi ấy có năm hòn đá bóng láng. Khi Gôliát nhận ra chỉ là một gã thiếu niên đối mặt với hắn ta, hắn bực tức và giận dữ. Đúng là một sự sỉ nhục, khi sai một đứa trẻ đến đấu với nhà vô địch của dân Philitin. Tác giả nói rõ đây là một vấn đề thuộc diện thuộc linh:
“Người Phi-li-tin nói cùng Đa-vít rằng: Ta há là một con chó nên người cầm gậy đến cùng ta? Người Phi-li-tin bắt danh các thần mình mà rủa sả Đa-vít, và tiếp rằng: Hãy lại đây, ta sẽ ban thịt ngươi cho chim trời và thú đồng. Đa-vít đáp cùng người Phi-li-tin rằng: Ngươi cầm gươm, giáo, lao mà đến cùng ta; còn ta, ta nhân danh Đức Giê-hô-va vạn binh mà đến, tức là Đức Chúa Trời của đạo binh Y-sơ-ra-ên, mà ngươi đã sỉ nhục. Ngày nay Đức Giê-hô-va sẽ phó ngươi vào tay ta, ta sẽ giết ngươi, cắt đầu ngươi, và ngày nay ban thây của đạo binh Phi-li-tin cho chim trời và thú vật của đất. Khắp thế gian sẽ biết rằng Y-sơ-ra-ên có một Đức Chúa Trời; và quân lính nầy sẽ thấy rằng Đức Giê-hô-va không giải cứu bằng gươm, hoặc bằng giáo; vì Đức Giê-hô-va là Chúa của chiến trận, và Ngài sẽ phó các ngươi vào tay chúng ta” (I Samuên 17:43-47).
David chạy về phía Gôliát, cái trành xoắn tít trên không. Nhiều năm thực hành (chưa nhắc tới bàn tay của Đức Chúa Trời) đã sửa soạn David cho thời điểm nầy. Chúng ta biết một số người Do thái sử dụng cái trành ném đá rất là hay (Các Quan Xét 20:16). Hòn đá được tận dụng đặc biệt và đánh trúng mục tiêu của nó – ngay trán của gã giềnh giàng. Hòn đá cắm sâu đủ làm cho Gôliát phải bất tỉnh. Điều nầy cung ứng cho David thời gian để chạy tới bên gã giềnh giàng nầy, “mượn” lấy thanh gươm, rồi cắt lấy đầu hắn, trước khi hắn có thể tự vệ được. Dân Israel bắt đầu truy kích dân Philitin. David đem cái đầu của Gôliát về cho Saulơ, ông ta đã đứng nhìn từ một khoảng xa xa, và rồi hỏi thăm về lai lịch của cha David.
Tiếng tăm của David và nổi sợ hãi của Saulơ
Sự David thắng hơn Saulơ đã đẩy chàng vào chỗ nổi bật ngay tức khắc, sự việc giống như đức tin và cái chết can đảm của Cassie Bernall, cô gái 17 tuổi đã bị bắn ở Trường Trung Học Columbine tại Littleton, bang Colorado. Nhưng khi David có được thêm nhiều tiếng tăm hơn nữa, Saulơ đã đạt tới chỗ lo sợ chàng. David được nhiều người yêu mến, cả Giônathan, con trai của Saulơ (1-4), và Micanh, con gái của ông ta nữa (18:20). Saulơ, vẫn không bằng lòng lãnh đạo quân đội Israel ra trận, đặt David nắm quyền binh lính của ông ta. Điều nầy được binh sĩ và bộ chỉ huy của Saulơ hoan nghênh. Sau cùng có nhiều việc lên tới hàng đầu khi Saulơ nghe được mấy người phụ nữ hát ngợi khen David sau khi thắng trận:
“Khi Đa-vít đã giết được người Phi-li-tin, trở về cùng đạo binh, thì những người nữ của các thành Y-sơ-ra-ên đi ra đón Sau-lơ, hát múa, đánh trống cơm, gõ nhịp, và reo tiếng vui mừng. Những người múa đối đáp nhau rằng: Sau-lơ giết hàng ngàn, Còn Đa-vít giết hàng vạn!” (I Samuên 18:6-7).
Đấy là gợi ý sau cùng về Saulơ, giờ đây ông nhìn xem David là một kẻ thách thức đối với ngôi vua:
“Sau-lơ lấy làm giận lắm, và các lời nầy không đẹp lòng người. Người nói: Người ta cho Đa-vít hàng vạn, còn ta hàng ngàn; chỉ còn thiếu cho nó ngôi nước mà thôi! Kể từ ngày ấy, Sau-lơ thường ngó Đa-vít cách giận” (I Samuên 18:8-9).
Theo một ý nghĩa, Saulơ đã tuyệt đối đúng – David là người sẽ trở thành vua của Israel trong chỗ của ông. Nhưng ông đã sai khi không tin tưởng David, mặc dù ông đang tìm cách hất David ra khỏi ngai vàng của ông. Sự ghen ghét đã bắt lấy Saulơ, và ông tìm cách giết David với một mũi giáo khi David chơi đàn lia yên ủi cho ông ta trong cung điện.
Từ thời điểm nầy trở đi, Saulơ đã âm mưu hòng mang lại sự chết cho David. Vào lúc đầu, ông ta đã thử phương pháp gián tiếp. Ông ta khích lệ David đi ra trận với các kẻ thù của Israel, hy vọng rằng David sẽ bị giết chết tại chiến trường. Thậm chí Saulơ đã hiến con gái mình cho David làm vợ, nếu chàng chỉ tỏ ra can đảm trong chiến trận. Thay vì ngã chết tại chiến trường, David đã gặt hái hết thành công nầy đến thành công khác, rồi được lòng dân chúng. Chương trình của Saulơ đã đem lại kết quả ngược lại với mong đợi. Khi David giết 200 người Philitin như một của lễ hồi môn, Saulơ phải trao Micanh cho chàng, là con gái của ông ta trong hôn nhân. Nổi sợ hãi của chỉ được nhân rộng ra thêm mà thôi.
Sau cùng, Saulơ quyết định ông phải sử dụng phương án trực tiếp. Ông ra lịnh cho các tôi tớ mình phải giết chết David (19:1). Giônathan rất quan tâm đến bạn mình là David, và chàng đã cảnh báo cho David biết rằng cha của chàng đang tìm cách để giết David. Giônathan cũng nói với cha mình và nhất thời khuyên ông ta rằng David là một tôi tớ trung thành. Saulơ thề không hãm hại David nữa. Điều nầy kết thúc cho tới chừng David một lần nữa ra trận và đã có sự thành công lớn lao. Tánh ghen tuông của Saulơ, được châm thêm nhiên liệu bởi một ác thần, đã giục ông nổ lực đưa David đến chỗ chết với mũi giáo của ông ta lần thứ hai. Khi ấy, Saulơ sai các tôi tớ mình đến nhà của David để bắt lấy rồi giết chết chàng đi. Với sự trợ giúp của Micanh, David đã có thể thoát đi. David đã trốn đến Samuên rồi thuật cho ông biết mọi sự đã xảy ra. Saulơ hay rằng David và Samuên có mặt tại Rama rồi gửi một đội quân có vũ trang đến bắt David. Nhưng mỗi lần đội quân ấy đến, họ đều nói tiên tri. Ai, dưới quyền điều khiển của Thánh Linh Đức Chúa Trời, có thể bắt được người chịu xức dầu của Đức Chúa Trời? Sau cùng, khi việc gửi các sứ giả đến lần thứ ba không thành công, chính mình Saulơ đã ra đi, chỉ để bị Đức Thánh Linh thắng hơn và bản thân ông đã nói tiên tri (19:23-24). Bạn không lấy làm lạ khi Saulơ nói tiên tri sao? Tôi lấy làm lạ một khi ông ta nói tiên tri rằng quả thực David sẽ trở thành vua kế đó của Israel?
David trở thành kẻ lánh nạn
Khi nhìn biết Saulơ một lần nữa sẽ tìm cách giết chàng, David trốn đến Nai-ốt trong xứ Rama. Ở đây, David kín đáo gặp gỡ Giônathan, Giônathan quyết chắc với chàng rằng Giônathan không để cho cha mình hãm hại chàng. Giônathan hứa với David rằng mình sẽ tìm cách khám phá ra mọi dự tính của cha mình y như David quan tâm. Saulơ trở nên giận dữ với Giônathan đến nỗi ông ta cũng tìm cách giết chết Giônathan:
“Bấy giờ, Sau-lơ nổi giận cùng Giô-na-than, mà rằng: Ớ con trai gian tà và bội nghịch kia, ta biết mầy có kết bạn cùng con trai của Y-sai, đáng hổ nhục cho mầy, và đáng hổ nhục cho mẹ đã đẻ mầy thay! Thật, hễ con trai Y-sai sống lâu trên mặt đất chừng nào, thì mầy và nước mầy chẳng vững bền chừng nấy. Vậy bây giờ, hãy sai đi kiếm nó, dẫn nó về cho ta; vì nó phải chết hẳn. Giô-na-than thưa cùng Sau-lơ, cha mình, rằng: Cớ sao giết nó đi? Nó có làm điều gì? Sau-lơ phóng cây giáo đặng đâm người; Giô-na-than bèn nhìn biết cha mình đã nhất định giết Đa-vít” (I Samuên 20:30-33).
David và Giônathan khi ấy kín đáo gặp nhau một lần nữa. Giônathan báo cho David biết mọi dự tính của Saulơ rồi giục chàng nên rời đi, nhưng với một hiệp ước hòa bình giữa họ:
“Giô-na-than nói cùng Đa-vít rằng: Anh hãy đi bình an; chúng ta đã nhân danh Đức Giê-hô-va lập lời thề cùng nhau rằng: Đức Giê-hô-va sẽ làm chứng giữa tôi và anh, giữa dòng dõi tôi và dòng dõi anh đến đời đời. 20-43 Vậy, Đa-vít chổi dậy và đi, còn Giô-na-than trở vào trong thành” (I Samuên 20:42).
Từ thời điểm nầy trở đi, David đã đủ yếu tố để trở thành một kẻ lánh nạn. Chàng trốn tránh hết nơi nầy đến nơi khác, chỉ một vài bước là đụng phải Saulơ. Đây là chỗ mà chúng ta đến với “điểm tốt nhứt trong mọi thời kỳ” và là “điểm tệ hại nhứt trong mọi thời kỳ”. Sự thể cho thấy không luôn luôn là thời điểm tốt lành cho David, vì đôi lúc chàng e sợ rồi đưa ra những sự lựa chọn dường như không khôn ngoan hay tin kính mấy. Một trong những lỗi lầm của chàng phải trả giá bằng nhiều sinh mạng. Ở chương 21, David trốn đến Ahimêléc, thầy tế lễ tại Nốp. David đã không nói chơn thật với Ahimêléc. Chàng nói với thầy tế lễ rằng Saulơ đã sai ông đi để thực hiện một sứ mệnh bí mật. David đã hỏi xin một thanh gươm và được trao cho thanh gươm của Gôliát, là gươm mà chàng đã lấy từ người Philitin khi chàng giết hắn. Chàng cũng hỏi xin bánh và được trao cho mấy ổ bánh trần thiết thường được để dành cho các thầy tế lễ cùng gia đình của họ. Đô-e, người Ê-đôm, đã có mặt ở đó và hắn nhìn thấy David. Khi Đô-e về sau báo tin nầy cho Saulơ, các thầy tế lễ cùng gia đình của họ đã bị giết chết, mặc dù họ chẳng làm gì sai trái cả.
Hai lần David trốn đến xứ Philitin, và cả hai lần đến nầy đều cho thấy đấy là một lỗi lầm. Ở chương 21, David đi đến xứ Gát rồi tìm nơi trốn tránh với A-kích, là vua xứ Gát. Chính bài ca nầy một lần nữa đưa David vào chỗ rối rắm:
“Bấy giờ, Đa-vít chổi dậy, ngày đó trốn xa khỏi Sau-lơ; mà đi đến cùng A-kích, vua Gát. Các tôi tớ của A-kích hỏi rằng: Có phải đó là Đa-vít, vua của xứ ấy chăng? Há chẳng phải về người nầy mà bọn nữ có nói trong khi múa hát rằng: "Sau-lơ giết hàng ngàn, Còn Đa-vít giết hàng vạn?" Đa-vít để các lời nầy vào trong lòng mình, và rất sợ A-kích, vua Gát. Người giả đò điên cuồng trước mặt chúng, và làm bộ dại khờ giữa họ; người vẽ gạch dấu trên cửa và để nước miếng chảy trên râu mình. A-kích nói cùng tôi tớ mình rằng: Kìa, các ngươi thấy người đó điên cuồng! Cớ sao các ngươi dẫn nó đến ta? Nơi ta há thiếu kẻ điên sao, nên các ngươi phải dẫn kẻ nầy đến ta đặng nó bày sự kỳ cục trước mặt ta? Một người như vậy chẳng nên vào nhà ta” (I Samuên 21:10-15).
Sau đó, David lần thứ hai trốn đến vua xứ Gát, cùng với 600 người của chàng (I Samuên 27:1-12; 29:1-11; 30:1-31). David nói với A-kích rằng chàng không muốn trở thành gánh nặng cho ông ta và xin một chỗ mà ở đó, chàng và người của chàng, cùng gia đình họ có thể sinh sống được. Nhà vua ban cho chàng thành Xiếc-lác. Do khéo léo đánh lừa, David đã thuyết phục A-kích rằng chàng và người của mình đang nhắm tới các thành của dân Israel, nhơn đó cách xa lợi ích của người Philitin. Kế hoạch của David hiển nhiên đem lại kết quả ngược lại với sự mong đợi trong hai phương thức. Thứ nhứt, thành Xiếc-lác bị một toán quân Amaléc đột kích, và mọi gia đình, của cải của David cùng người của mình đã bị bắt đi làm phu tù và bị chiếm lấy như chiến lợi phẩm. Thứ hai, khi dân Philitin ra trận đánh với người Israel, David và người của chàng đã tránh né không ra trận với họ.
David đã có một số thời điểm tăm tối trong những năm tháng chàng trốn tránh Saulơ, nhưng cũng có một số điểm sáng láng. Khi David còn là người đi lánh nạn, bạn hữu chơn thật của David đã liều nguy hiểm cùng đứng chung với chàng. Giônathan đã tìm gặp David thêm một cơ hội nữa để khích lệ chàng:
“Bấy giờ, Giô-na-than, con trai của Sau-lơ đứng dậy, đi đến cùng Đa-vít ở trong rừng, làm cho người vững lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, mà rằng: Chớ sợ chi, vì tay của Sau-lơ, cha tôi, sẽ chẳng đụng đến anh đâu. Anh sẽ làm vua Y-sơ-ra-ên, còn tôi sẽ làm tể tướng anh; Sau-lơ, cha tôi, cũng biết rõ điều đó. Hai người cùng lập giao ước tại trước mặt Đức Giê-hô-va; đoạn, Đa-vít ở lại trong rừng, còn Giô-na-than trở về nhà mình” (I Samuên 23:16-18).
Abigain cũng khích lệ David rồi trình cho ông một mưu luận rất hay: “Xin hãy tha lỗi cho con đòi chúa! Đức Giê-hô-va quả hẳn sẽ lập nhà chúa được bền lâu, vì chúa đánh giặc cho Đức Giê-hô-va, và trọn đời chúa sẽ chẳng tìm thấy một sự ác nơi chúa. Nếu có ai dấy lên đặng bắt bớ và hại mạng sống chúa, thì Giê-hô-va đức Chúa Trời của chúa sẽ gìn giữ mạng sống của chúa trong bọc những người sống; còn mạng sống của kẻ thù nghịch chúa, Đức Giê-hô-va sẽ ném ra xa như khỏi trành ném đá vậy. Khi đức Giê-hô-va đã làm cho chúa tôi mọi sự lành mà Ngài đã hứa, và khi Ngài đã lập người làm đầu Y-sơ-ra-ên, thì ước gì chúa tôi không phàn nàn và không bị lòng cắn rức vì đã vô cớ làm đổ máu ra và báo thù cho mình! Lại khi Đức Giê-hô-va đã làm ơn cho chúa tôi, nguyện chúa nhớ đến con đòi của chúa!” (I Samuên 25:28-31).
Na-banh, chồng của Abigain, thực sự là một kẻ dại. Khi David yêu cầu một dấu hiệu về sự cảm kích, ông ta đã tỏ ý khinh bỉ David và lời yêu cầu của chàng. Đây không phải là một lỗi suông đâu, vì Na-banh vốn biết rõ David là ai rồi:
“Nhưng Na-banh đáp cùng các tôi tớ Đa-vít rằng: Ai là Đa-vít? Ai là con trai của Y-sai? Những tôi tớ trốn khỏi chủ mình, ngày nay lấy làm đông thay! Lẽ nào ta sẽ lấy bánh, nước, và thịt ta dọn sẵn cho các thợ hớt lông chiên mà cho những kẻ chẳng biết ở đâu đến sao?” (I Samuên 25:10-11).
Sự điên dại của Na-banh thực hiển nhiên khi lời lẽ của ông ta ở các câu 10 và 11 được sánh với lời lẽ của Abigain ở các câu 28-31. Nàng biết rõ David sẽ trở thành vua kế tiếp của Israel, và nàng đã tiếp đãi thích đáng với chàng. Na-banh đã từ chối không nhận David là vua kế đó của Israel, và ông ta đã đáp ứng thật thích đáng với sự ấy. Khi Abigain cầu thay với David, trên đường ông đến giết hết mọi người nam trong nhà của Na-banh, nàng đã minh chứng mình là một sự khích lệ quan trọng đối với chàng.
Thậm chí Saulơ cũng là một sự khích lệ đối với David nữa. Khi David liều mạng sống mình kêu nài với Saulơ, ông ta đã đáp ứng với lời lẽ nầy:
“Khi người nào gặp kẻ thù nghịch mình, há để cho nó đi bình yên vô sự sao? Nguyện Đức Giê-hô-va lấy điều thiện báo cho con về sự con đã làm cho cha ngày nay! Quả hẳn ta biết rằng con sẽ làm vua, và nước Y-sơ-ra-ên sẽ bền lâu ở trong tay con” (I Samuên 24:20-21).
Đúng là một sự khích lệ khi nghe thấy lời lẽ ra từ môi miệng của Saulơ. Saulơ vốn biết rõ rằng David quả thực sẽ trở thành vua một ngày kia, chiếm lấy chỗ của ông ta. Sau khi nghe mọi sự nầy ra từ Saulơ, đấy là một sự khích lệ cho David trong những thời khắc tối tăm.
David đã có những giây phút hồ nghi và thất vọng:
“Đa-vít nói thầm nghĩ rằng: Chắc một ngày kia, ta sẽ chết bởi tay Sau-lơ. Ta chẳng làm chi hay hơn bằng trốn trong xứ Phi-li-tin, thì Sau-lơ sẽ chẳng còn kiếm ta trong cả địa phận Y-sơ-ra-ên nữa. Như vậy, ta sẽ thoát khỏi tay người” (I Samuên 27:1).
Nhưng những thời khắc như thế nầy đã trôi qua. Chính trong những ngày mà Saulơ tìm cách giết chết David, điều nầy khiến cho David chổi dậy trong từng cơ hội. Có một số thời điểm tốt nhứt của David. David đã tỏ ra sắc màu thật của mình khi mọi hoàn cảnh của chàng đã cung ứng cho chàng cơ hội để giết chết Saulơ và khi người của chàng giục chàng nắm lấy thời điểm ấy.
Trường hợp thứ nhứt được ghi lại ở I Samuên 24. David và người của chàng đang ẩn trốn Saulơ trong một hang động. Khi ấy, Saulơ đã dừng quân tại chính địa điểm nầy để nghỉ ngơi. Bạn có thể tưởng tượng cảm xúc như thế nào khi thấy nhà vua ở gần như thế và biết rõ người của ông ta đang ở ngay bên ngoài. Nếu Saulơ biết họ có mặt ở đó, họ sẽ bị vây bắt thôi. Người của David nói cho chàng biết rằng Chúa đã ban cho chàng cơ hội nầy để giết chết Saulơ, song David đã từ chối:
“Đoạn lòng người tự trách về điều mình đã cắt vạt áo tơi của vua. Người nói cùng kẻ theo mình rằng: Nguyện Đức Giê-hô-va chớ để ta phạm tội cùng chúa ta, là kẻ chịu xức dầu của Đức Giê-hô-va, mà tra tay trên mình người, vì người là kẻ chịu xức dầu của Đức Giê-hô-va” (I Samuên 24:6-7).
David đã đến gần Saulơ đủ để cắt một phần của áo ông ta, và rồi sau khi rời khỏi hang động, lương tâm David đã cáo trách. Chàng kêu nài với Saulơ và khiến cho ông ta biết rằng chàng đã được trao cho cơ hội để giết ông ta song chàng chẳng làm như vậy. Chàng muốn Saulơ nhìn biết rằng chàng vẫn là một tôi tớ trung thành của ông ta, và người nào nói với David tìm cách lấy mạng ông ta đều sai lầm hết. Saulơ bị chạm mạnh bởi hành động của David và yêu cầu David hứa rằng chàng sẽ không tiêu diệt cả nhà ông ta sau khi chàng lên làm vua. David đã hứa điều nầy với Saulơ, rồi họ chia tay. Không may, sự đổi lòng của Saulơ chỉ là nhất thời.
Cơ hội thứ hai cho David giết chết Saulơ được ghi lại ở I Samuên 26. Dân Xíp đã nộp David cho Saulơ bằng cách chỉ ra nơi chàng đang ẩn trốn. Khi Saulơ đến nơi, David đã sai do thám đi xác định trại quân của Saulơ. David, cùng với Abisai, em của Giôáp, lên đường đột nhập vào trại quân của Saulơ đang khi mọi người đều ngủ mê. Họ băng qua các lính gát khi ấy. Abisai rất muốn kết liễu mạng sống của Saulơ:
“A-bi-sai nói cùng Đa-vít rằng: Ngày nay Đức Chúa Trời đã phó kẻ thù nghịch ông vào tay ông. Xin cho phép tôi lấy giáo đâm người chỉ một cái mà cặm người xuống đất; chẳng cần phải đâm lại” (I Samuên 26:8).
Một lần nữa, David đã từ chối không nhấc tay lên nghịch cùng Saulơ, là người chịu xức dầu của Đức Giêhôva. Nếu Saulơ cần phải bị cất bỏ đi, thì Đức Chúa Trời sẽ là Đấng thực thi phần việc ấy: “Nhưng Đa-vít bảo A-bi-sai rằng: Đừng giết người; ai có thế tra tay trên kẻ chịu xức dầu của Đức Giê-hô-va mà không bị phạt? Người tiếp rằng: Ta chỉ Đức Giê-hô-va hằng sống mà thề, Đức Giê-hô-va chắc sẽ đánh người, hoặc khi người đến kỳ định mà chết, hoặc khi người ra trận mà bị diệt vong. Nguyện Đức Giê-hô-va giữ, chớ cho tôi tra tay vào kẻ chịu xức dầu của Ngài! Ta xin ngươi chỉ hãy lấy cây giáo nơi đầu giường người cùng cái bình nước, rồi chúng ta hãy đi” (I Samuên 26:9-11).
Khi ấy David lấy ngọn giáo và bình nước của Saulơ, như minh chứng chàng đã đứng bên cạnh nhà vua đang khi ông ta cùng các lính gát của mình ngủ mê. Chàng kêu la cùng nhà vua, kêu gọi ông ta nhìn vào sự thực: khi chàng có cơ hội để giết chết ông ta, chàng đã không làm như vậy. Một lần nữa, Saulơ đã nhìn nhận mình sai lầm:
“Bấy giờ, Sau-lơ nói: Ta có phạm tội; hỡi Đa-vít, con ta, hãy trở lại! Ta sẽ chẳng làm hại cho con nữa, vì ngày nay, con đã kính nể mạng sống ta. Thật, ta đã làm điên cuồng, phạm một lỗi rất trọng. Đa-vít nói: Nầy là cây giáo của vua; hãy cho một gã trai trẻ của vua đi qua đây mà lấy đi. Đức Giê-hô-va sẽ báo trả cho mọi người tùy theo sự công bình và trung tín của người; vì ngày nay Ngài đã phó vua vào tay tôi, mà tôi không khứng tra tay vào đấng chịu xức dầu của Đức Giê-hô-va. Ngày nay, tôi lấy mạng sống vua làm quí trọng thế nào, thì Đức Giê-hô-va cũng sẽ lấy mạng sống tôi làm quí trọng thể ấy, và giải cứu tôi khỏi các hoạn nạn. Sau-lơ nói cùng Đa-vít rằng: Hỡi Đa-vít, con ta, nguyện con được phước! Quả thật, con sẽ làm công việc lớn lao và được thắng hơn. Đoạn, Đa-vít cứ đi lối mình, còn Sau-lơ trở về nơi người” (I Samuên 26:21-25).
Cái chết của Saulơ
Câu chuyện nói tới cái chết của Saulơ là một câu chuyện rất thê thảm. Khi dân Philitin tập trung lại để đánh Israel, David và người của chàng hết thảy đều không thể trở thành một phần của chiến dịch nầy (28:1-2; 29:1-11). Saulơ lấy làm kinh khủng, và Samuên đã qua đời rồi. Đây là một trong những cơ hội hiếm hoi khi Saulơ tìm kiếm sự dẫn dắt về mặt thiêng liêng, song đã quá trễ rồi. Trong nổi thất vọng, Saulơ tìm kiếm sự hướng dẫn từ mồ mả. Saulơ không tìm kiếm sự hướng dẫn từ các tà thần, mà từ Samuên, vị tiên tri đã quá cố. Để thực hiện điều nầy, ông ta phải thuê một bà đồng cốt. Tất nhiên là điều nầy bị cấm đoán rõ ràng. Chính Saulơ đã dẹp bỏ đồng cốt và tà thuật ra khỏi xứ (28:3). Ông ta đã căn dặn các tôi tớ mình phải đi tìm một người đàn bà chuyên cầu vong ở Ênđôrơ. Tự cải trang, Saulơ đến gặp bà ta rồi xin bà ta cầu hồn Samuên lên. Người đàn bà lấy làm kinh khủng khi Samuên hiện ra. Từng dấu hiệu cho thấy thực sự đây chính là Samuên. Sứ điệp của ông dành cho Saulơ nhất định là chắc chắn. Ít nhất là lần nầy, ông không phải lo về việc Saulơ sẽ giết chết ông! Samuên báo cho Saulơ biết rằng Đức Chúa Trời đã xây lại nghịch cùng ông ta và ông ta phải ngã chết nơi chiến trận. Ngày mai, Đức Chúa Trời sẽ phó ông ta vào tay quân Philitin. Ông ta và các con trai sẽ ngã chết, và lời tiên tri của Đức Chúa Trời qua Samuên sẽ được ứng nghiệm.
Qua ngày sau, dân Philitin đã thắng hơn Saulơ và dân Israel. Ba người con của Saulơ, kể cả Giônathan, đều ngã chết (31:2). Cái chết của Saulơ không đến cách dễ dàng hay mau chóng. Mũi tên của cung thủ đã tìm gặp Saulơ và gây thương tích trầm trọng cho ông ta. Nhìn biết rằng mình sẽ chết, Saulơ nhờ kẻ mang binh khí cho mình mau mau giết chết ông ta, thay vì để ông ta sa vào tay của kẻ thù và ông ta sẽ bị hành hình. Kẻ mang binh khí của ông ta không dám giết nhà vua, và vì vậy Saulơ đã sấn vào chính thanh gươm của mình. Sự việc đã xảy ra như thế, chúng ta không nên tin theo lời gã trai trẻ người Amaléc:
“Người trai trẻ đem tin ấy thưa rằng: Tình cờ tôi đi qua núi Ghinh-bô-a, thấy Sau-lơ nương trên cây giáo mình. Xe và lính kị theo gần kịp người. Người xây lại thấy tôi và gọi tôi. Tôi thưa rằng: Có tôi đây. Người nói cùng tôi rằng: Ngươi là ai: Tôi thưa: Tôi là dân A-ma-léc. Người bèn tiếp: Hãy lại gần giết ta đi, vì ta bị xây xẩm, nhưng hãy còn sống. Vậy, tôi đến gần và giết người đi, vì tôi biết người bại trận, không còn sống được. Đoạn, tôi lấy mão triều thiên trên đầu người và vòng vàng nơi cánh tay người, mà đem về đây cho chúa tôi” (II Samuên 1:6-10).
Saulơ đã chết một cái chết thật đáng thương, song sự sỉ nhục chưa hết đâu:
“Ngày sau, dân Phi-li-tin đến lục soát những kẻ chết, thấy Sau-lơ và ba con trai người nằm sải trên núi Ghinh-bô-a. Chúng cắt đầu Sau-lơ, lột lấy binh khí người, và sai báo tin tốt nầy cho khắp xứ dân Phi-li-tin, trong các đền thờ của thần tượng họ và trong cả dân sự. Chúng để binh khí của Sau-lơ tại trong đền thờ Át-tạt-tê, và treo xác người vào tường thành Bết-san” (I Samuên 31:8-10).
Khi David hay được về cái chết của vua và người bạn thân mình là Giônathan, chàng đau lòng lắm. Sự than khóc của chàng dành cho Saulơ, cũng như cho Giônathan, là rất mạnh mẽ và rất chơn thật. Lòng tôn kính của David đối với Saulơ ở II Samuên 1 đã tôn cao Saulơ về mọi sự thành tựu của ông và đã bỏ qua nhiều tội lỗi của ông ta (“tình yêu thương che đậy vô số tội lỗi”). David đã hành quyết gã Amaléc kia vì vai trò của hắn trong việc lấy mạng của nhà vua. Khi ấy, kết thúc một kỷ nguyên.
David trở thành Vua
Giờ đây Saulơ đã qua đời rồi, David sẽ mau chóng – và gần như là tự động – trở thành vua của Israel. Đây chẳng phải là trường hợp đâu. Cần phải tốn thêm 7 năm nữa sau cái chết của Saulơ để David trở thành vua của cả xứ Israel. David đã tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời và trở về lại Hếprôn, ở đó ông được xức dầu làm vua trên xứ Giuđa (II Samuên 2:1-4). Hành động của bậc vua chúa đầu tiên nơi David là ban thưởng cho dân sự ở Giabe Galaát vì đã dạn dĩ dời thi hài của Saulơ xuống không bị treo rồi dành cho ông ta một đám tang đàng hoàng (2:5-7).
Ápne, chú của Saulơ và là Tướng lãnh trong quân đội của Saulơ, đã lập Íchbôsết, con trai của Saulơ, rồi đặt người làm vua trên Israel. Vì thế Israel có hai vị vua: David là vua trên xứ Giuđa, còn Íchbôsết là vua trên các chi phái còn lại của Israel. Các hột giống cho sự phân chia trong tương lai ở Israel đã được gieo ra trong các năm tháng Israel có hai vì vua. Một sự đối đầu vô nghĩa đã diễn ra giữa Israel và Giuđa, thích ứng với cái tôi của Giôáp và Ápne. Một cuộc tranh chấp nổ ra trong một cuộc chiến ngắn ngủi, trong đó một số người đã ngã chết. Ápne đã giết em của Giôáp là Asaên, trước khi cuộc chiến kết thúc.
Khi cuộc xung đột giữa nhà Saulơ và nhà David còn tiếp diễn, Ápne đã lấy một nàng hầu của Saulơ làm vợ, một hành động đã chỉ ra dấu hiệu đòi hỏi ngai vàng (xem I Các Vua 2:13-25). Íchbôsết đã lo ngại rất đúng, nhưng khi anh ta thách thức Ápne, vị Tướng lãnh của anh ta (là người lo tổ chức quân đội rất thành công?), Ápne đã phản ứng mạnh mẽ. Chính sự thách thức nầy đã thúc giục Ápne xoay sự giúp đỡ của mình cho David như nhà vua hợp pháp của Israel, thay vì cho dòng dõi của Saulơ, là Íchbôsết. Ápne đã thương lượng một sự sắp xếp với David, nhưng khi Giôáp hay được sự việc, ông ta đã giết Ápne, báo thù huyết cho Asasên, em người.
Phản ứng của David trước sự báo thù của Giôáp đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa lành cho xứ sở. David đã công khai than khóc cái chết của Ápne và quở trách mạnh mẽ Giôáp về mọi hành vi của ông ta. Dân Israel đã công nhận rằng chẳng có mưu đồ gì trong việc làm của David và đấy là một việc tốt lành (II Samuên 3:36). Một thời gian ngắn sau đó, hai tôi tớ của Íchbôsết đã giết anh ta rồi mang đầu anh ta đến gặp David tại Hếprôn. Họ đã tính toán sai lầm thật nghiêm trọng về phản ứng của David, vì David đã hành quyết chúng vì việc làm của chúng. Chàng, là người lên làm vua không phải bằng cách lấy mạng sống của Saulơ, sẽ không ban thưởng cho kẻ nào lấy mạng sống của con trai ông ta nữa. Sau cùng, sau bảy năm rưỡi xung đột, David đã trở thành vua của cả xứ:
“Bấy giờ, hết thảy các chi phái Y-sơ-ra-ên đến cùng Đa-vít tại Hếp-rôn, mà nói rằng: Chúng tôi đây vốn là cốt nhục của vua. Đã từ xưa, khi Sau-lơ còn cai trị chúng tôi, chính vua đã dắt Y-sơ-ra-ên ra trận và đem họ về. Đức Giê-hô-va có phán cùng vua rằng: Ngươi sẽ chăn dân sự ta, và làm vua của Y-sơ-ra-ên. Vậy, hết thảy các trưởng lão Y-sơ-ra-ên đến cùng vua tại Hếp-rôn, vua Đa-vít lập giao ước với họ tại Hếp-rôn, trước mặt Đức Giê-hô-va, và chúng xức dầu cho Đa-vít làm vua của Y-sơ-ra-ên. Khi Đa-vít khởi trị vì, tuổi đã được ba mươi; người cai trị bốn mươi năm. Tại Hếp-rôn, Đa-vít trị vì trên Giu-đa bảy năm sáu tháng; rồi tại Giê-ru-sa-lem, người trị vì trên cả dân Y-sơ-ra-ên và Giu-đa ba mươi ba năm” (II Samuên 5:1-5).
Vào thời điểm nầy, thành Jerusalem (khi ấy được biết là thành Giêbu) đang được người Giêbusít cai quản. David đã vây lấy thành phố rồi chiếm lấy làm thủ đô của người. Không nghi ngờ chi nữa, địa thế phòng thủ mạnh mẽ của thành ấy, khiến cho nó khó chinh phục, làm cho thành Jerusalem đối với David là một thành sẽ dễ dàng cho sự phòng thủ trong vai trò thủ đô của người:
“Đa-vít ở trong đồn, đặt tên là thành Đa-vít; người xây vách tứ vi từ Mi-lô trở về trong. Đa-vít càng ngày càng cường thạnh, và Giê-hô-va là Đức Chúa Trời vạn quân ở cùng người” (II Samuên 5:9-10).
Một người có thể hình dung lý do tại sao dân Philitin đã phản ứng mạnh mẽ trước những tin tức cho hay rằng David đã lên làm vua trên cả xứ Israel. Khi dân Philitin kết hợp lại, tìm cách gặp David, David và quân đội của chàng đã được dặn dò theo cách thiêng liêng phải tấn công, và Đức Chúa Trời đã ban cho David một chiến thắng có tính cách quyết định đối với kẻ thù của Israel. Khi họ chạy trốn, dân Philitin đã bỏ thần tượng của họ lại giống như gánh nặng vô dụng và gây chết chóc (5:21).
Lúc bấy giờ, David tìm cách đem hòm giao ước của Đức Chúa Trời về thành Jerusalem. Vấn đề, ấy là ông không cẩn thận khi chuyển hòm theo cách Đức Chúa Trời đã ấn định. Thay vì thế, hòm được chuyển y như dân Philitin đã làm, trên một chiếc xe bò mới đóng. Khi một trong hai con bò vấp ngã, rõ ràng là hòm giao ước sẽ bị lật xuống, vì vậy Uxa đã với tay chận lại và bị đánh chết vì hành động bất kính của ông ta. David đã nổi giận vì thấy rằng Đức Chúa Trời đã “nhiễu mưa trên cuộc diễu hành của mình”. Nghi lễ bị ngắt ngang khi ấy, và hòm giao ước được đưa vào nhà của Ôbết Êđôm.
Cần phải có một cuộc tìm kiếm rất nghiêm trọng sau cái chết của Uxa, nhưng khi ấy David đã nhận ra lý do tại sao tai vạ nầy đã xảy ra. Thế rồi họ đã đưa hòm giao ước về tới thành Jerusalem:
“Đa-vít gọi thầy tế lễ Xa-đốc, A-bia-tha, và những người Lê-vi, tức U-ri-ên, A-sa-gia, Giô-ên, Sê-ma-gia, Ê-li-ên, và A-mi-na-đáp, mà bảo rằng: Các ngươi là tộc trưởng của chi phái Lê-vi; vậy, hãy cùng anh em các ngươi dọn mình cho thánh sạch, rồi khiêng hòm của Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên đến nơi mà ta đã sắm sẵn cho hòm. Vì tại lần trước các ngươi không có khiêng hòm, và chúng ta không theo lệ đã định mà cầu vấn Đức Giê-hô-va; nên Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta đã hành hạ chúng ta. Vậy, những thầy tế lễ và người Lê-vi dọn mình cho thánh sạch đặng thỉnh hòm của Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Các con cháu Lê-vi dùng đòn khiêng hòm của Đức Chúa Trời trên vai mình, y như Môi-se đã dạy bảo tùy lời của Đức Giê-hô-va” (I Sử ký 15:11-15).
“Khi những người khiêng hòm của Đức Chúa Trời đã đi sáu bước, thì Đa-vít tế một con bò đực và một con thú mập béo. Đa-vít mặc áo ê-phót vải gai, nhảy múa hết sức tại trước mặt Đức Giê-hô-va. Ấy Đa-vít và cả nhà Y-sơ-ra-ên lấy tiếng vui mừng và tiếng kèn thổi mà thỉnh hòm của Đức Giê-hô-va lên là như vậy” (II Samuên 6:13-15).
Giao ước lập với David (II Samuên 7:1-17)
“Khi vua đã ngự trong cung mình, và Đức Giê-hô-va đã giải cứu người khỏi các kẻ thù nghịch chung quanh mình, khiến cho người được bình an, thì vua nói cùng tiên tri Na-than rằng: Hãy xem, ta ngự trong cái cung bằng bá hương, còn hòm của Đức Chúa Trời lại ở dưới màn trướng. Na-than thưa cùng vua rằng: Hễ trong lòng vua có ý làm gì, thì hãy làm, vì Đức Giê-hô-va ở cùng vua. Nhưng trong lúc ban đêm, có lời của Đức Giê-hô-va phán cùng Na-than rằng: Hãy đi nói cùng Đa-vít, tôi tớ ta, rằng: Đức Giê-hô-va phán như vầy: Người há sẽ xây cho ta một cái đền để ta ngự tại đó sao? Ngươi biết từ ngày ta đưa dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô cho đến ngày nay, ta chẳng có ngự trong đền nào, nhưng hằng đi đó đây dưới trại và nhà tạm. Khắp nơi nào ta ngự qua với dân Y-sơ-ra-ên, ta há có phán lời gì cùng một trưởng nào trong các chi phái Y-sơ-ra-ên, là kẻ ta dặn chăn dân sự ta, sao? Ta há có phán cùng chúng nó rằng: Cớ sao các ngươi không dựng cho ta một đền thờ bằng gỗ bá hương? Vậy bây giờ, ngươi hãy nói cùng Đa-vít, kẻ tôi tớ ta, như vầy: Đức Giê-hô-va vạn quân có phán như vầy: Ta đã gọi ngươi từ giữa đồng cỏ, từ nơi ngươi chăn chiên, đặng lập ngươi làm kẻ dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên của ta. Ta đã ở cùng ngươi trong mọi công việc ngươi làm, tuyệt diệt các kẻ thù nghịch ngươi khỏi trước mặt ngươi, khiến cho ngươi được danh lớn như danh người sang trọng của thế gian. Ta đã sắm sẵn một chỗ cho dân Y-sơ-ra-ên ta, làm cho nó châm rễ tại đó, và nó sẽ ở nơi mình, chẳng còn bị quấy rối nữa; các con loài ác sẽ chẳng hà hiếp nó nữa như ngày xưa, tức là như lúc ta lập quan xét trị dân Y-sơ-ra-ên ta. Ta đã giải cứu ngươi khỏi các thù nghịch ngươi mà ban bình an cho ngươi. Rốt lại, Đức Giê-hô-va phán hứa rằng Ngài sẽ dựng cho ngươi một cái nhà. Khi các ngày ngươi đã mãn, và ngươi ngủ với các tổ phụ ngươi, thì ta sẽ lập dòng giống ngươi kế vị ngươi, là dòng giống do ngươi sanh ra, và ta sẽ khiến cho nước nó bền vững. Nó sẽ xây một đền thờ cho danh ta, và ta sẽ khiến cho ngôi cùng nước nó bền đổ đời đời. Ta sẽ làm cha nó, nó sẽ làm con ta. Nếu nó phạm tội ác, tất ta sẽ sửa phạt nó bằng roi và thương vít loài người; nhưng ta sẽ không rút ân điển ta khỏi nó như ta rút khỏi Sau-lơ, là kẻ ta đã trừ diệt khỏi trước mặt ngươi. Như vậy, nhà ngươi và nước ngươi được bền đổ trước mặt ngươi đời đời; ngôi ngươi sẽ được vững lập đến mãi mãi. Na-than đến thuật lại cho Đa-vít mọi lời nầy và sự mặc thị nầy” (II Samuên 7:1-17).
David đã về an cư tại thành Jerusalem. Ông đã xây dựng cho mình một cung điện, song điều nầy dường như bất xứng cho hòm giao ước khi được giữ trong lều trại. David đã cưu mang ý tưởng xây một đền thờ tại thành Jerusalem, và ông đưa ý tưởng ấy ra với tiên tri Nathan. Nathan đã đáp ứng rất tích cực mà không tham khảo ý kiến của Đức Chúa Trời. Đây dường như là một ý rất hay, nhưng sẽ là Solomon, là người sẽ xây dựng đền thờ, chớ không phải David.
Đáp ứng của Đức Chúa Trời với Nathan – là điều mà ông chuyển đến cho David biết – đặt vấn đề một đền thờ vào triển vọng thích đáng của nó. Đức Chúa Trời nói rõ rằng Ngài không yêu cầu một ngôi “nhà” để ở trong đó. Một khi Ngài đã đem dân Israel ra khỏi xứ Aicập, Đức Chúa Trời đã chọn ngự trong một trại, và Ngài rất hài lòng với các chỗ trọ nầy. Kỳ thực, vấn đề ấy là Đức Chúa Trời không thể bị bao gộp trong các bức tường vuông vức như thế. Đây là sự bàn luận chính xác mà Êtiên đã đưa ra trong sách Công Vụ các Sứ Đồ:
“là người được ơn trước mặt Đức Chúa Trời, và xin ban một chỗ ở cho Đức Chúa Trời của Gia-cốp. Kế đó, vua Sa-lô-môn cất cho Chúa một cái nhà. Nhưng Đấng Rất Cao chẳng ở trong nhà bởi tay người ta làm ra, như đấng tiên tri đã nói: Chúa phán: Trời là ngai ta, Đất là bệ chân ta. Nào có nhà nào các ngươi cất cho ta, Có nơi nào cho ta yên nghỉ chăng? Há chẳng phải tay ta đã dựng nên mọi vật nầy chăng?” (Công Vụ các Sứ Đồ 7:46-50).
Đức Chúa Trời chuyển sự bàn bạc sang David. David sẽ xây một ngôi nhà cho Đức Chúa Trời sao? Không. Đức Chúa Trời sẽ không để cho David thực hiện vấn đề nầy, mặc dù Solomon sẽ làm. Nhưng Đức Chúa Trời sẽ xây một “nhà” (nghĩa là, một triều đại) cho David. Đức Chúa Trời sẽ dấy các dòng dõi của David ngồi trên ngôi của tổ phụ họ. Đây sẽ là một triều đại bất diệt. Giao ước nầy chắc chắn sẽ ứng nghiệm; giao ước ấy sẽ được ứng nghiệm một lần đủ cả khi Chúa Jêsus, “Con vua David” ngự trên ngôi:
“Thiên-sứ bèn nói rằng: Hỡi Ma-ri, đừng sợ, vì ngươi đã được ơn trước mặt Đức Chúa Trời. Nầy, ngươi sẽ chịu thai và sanh một con trai mà đặt tên là Jêsus. Con trai ấy sẽ nên tôn trọng, được xưng là Con của Đấng Rất Cao; và Chúa, là Đức Chúa Trời, sẽ ban cho Ngài ngôi Đa-vít là tổ phụ Ngài. Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Gia-cốp, nước Ngài vô cùng” (Luca 1:30-33).
Phần kết luận
Sau cùng, Israel có một vị vua, một vị vua lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Chúa Trời, và tấm lòng người hay tìm kiếm Đức Chúa Trời. Một người sẽ thắc mắc lý do tại sao Đức Chúa Trời không tức khắc chỉ định David làm vua, thay vì phải rắc rối với Saulơ. Tôi nghĩ có vài lý do cho thấy tại sao Đức Chúa Trời đã ban Saulơ cho Israel làm vị vua đầu tiên của họ. Thứ nhứt, dân Israel đã yêu cầu cách sai trái. Họ đã chối bỏ Đức Chúa Trời là Vua của họ và Samuên là tiên tri và quan xét của họ. Khi ban cho họ một vị vua tin kính sẽ trở thành ban thưởng cho Israel vì cớ tội lỗi của họ. Thứ hai, Saulơ đúng là loại vua mà dân Israel đã nghĩ là họ có cần. Ông ta cao ráo, có lẽ ngăm đen, và chắc chắn là đẹp trai. Ông ta là một người có đủ mọi dấu hiệu cho thấy đấy là một lãnh tụ tài ba, hay họ nghĩ như thế. Thứ ba, Đức Chúa Trời đã ban cho họ Saulơ, để dân Israel sẽ tán thưởng David vì ông là ai và ông đã làm gì, khi đối chiếu với Saulơ. Sau cùng, Đức Chúa Trời đã ban Saulơ cho Israel là một vị vua, để ông ta có thể giúp trang bị cho David về vai trò vua chúa của ông. Sự bắt bớ David của Saulơ đã được Đức Chúa Trời đại dụng để tạo nên một con người tin kính nơi David.
Phân đoạn Kinh thánh của chúng ta rất lạ thường, với nhiều bài học cho những ai muốn tiếp thu từ đó. Cho phép tôi đề nghị một vài lãnh vực ứng dụng.
Thứ nhứt, phân đoạn ấy dạy chúng ta một số bài học có giá trị về sự đầu phục. Đúng là một gương đầu phục mà David có trong mối quan hệ của ông với Saulơ. Thậm chí khi Saulơ đang tìm cách giết chết David, ông cũng không giơ tay lên nghịch của người được xức dầu của Đức Chúa Trời. Khi David có cơ hội để lấy mạng của Saulơ, ông đã không làm vậy. Ông những mong Đức Chúa Trời cất bỏ Saulơ. Đầu phục không luôn luôn là một vấn đề đơn giản đâu, như có người dường như nghĩ thế. Đôi khi, đầu phục trở thành rắc rối, như phân đoạn Kinh thánh chỉ ra. Giônathan đã đối diện với một số lựa chọn khó khăn về sự đầu phục. Ông, là một người con, và là thần dân của nhà vua, cần phải đầu phục cha của mình. Song Giônathan phải vâng theo Đức Chúa Trời thay vì vâng theo con người. Vì vậy, ông không thể và sẽ không giết chết David, ngay khi cha của ông quyết ra lịnh như thế. Một khi David trở thành nhà vua kế đó của Israel, Giônathan cũng phải phục theo David. Giônathan phải có một hệ thống tôn ti rõ ràng về quyền bính, hầu cho ông có thể tự mình đầu phục đối với người khác là những người có nhiều quyền hành hơn ông.
Cũng thực như thế đối với Abigain. Người chồng dại dột của nàng là Nabanh, đã từ chối David không chấp nhận David là vua kế đó của Israel. Ông ta sẽ không dành cho David bất kỳ một thứ gì mà David đòi hỏi. Abigain có bổn phận phải phục theo Nabanh, là chồng của nàng, nhưng nàng cũng có bổn phận phải phục theo David là vị vua tương lai của Israel. Nàng, giống như Giônathan, phải ăn ở sao cho đúng với sự thuận phục và vâng lời bằng cách tìm phương phục theo hai con người khác biệt nầy. Theo ý của tôi, thì Abigain thực sự đầu phục đối với Nabanh, khi nàng làm những điều nàng bị cấm đoán. Chúng ta hãy nhớ, nàng đã liều mạng sống mình để cứu chồng nàng. Nàng không tìm kiếm lợi riêng cho mình, mà cho chồng mình.
Thứ hai, phân đoạn Kinh thánh của chúng ta có đôi điều để dạy dỗ chúng ta về tình trạng thuộc linh trong thế giới tâm linh. Lần thăm viếng của Saulơ đối với bà đồng cốt ở Ênđôrơ quả thực là một việc rất kỳ dị. Sự thăm viếng ấy chẳng tỏ ra quy tắc gì cả. Ngay cả bà đồng cốt ấy cũng rất đỗi kinh ngạc và lấy làm kinh khủng bởi những gì đã diễn ra. Tôi tin trong trường hợp nầy Đức Chúa Trời đã làm một việc bất thường, như một phần kỷ luật thiêng liêng mà Saulơ đáng phải chịu. Saulơ đã tới đến, như sự việc đã xảy ra, vì trái cấm nầy, và Đức Chúa Trời đã ban cho ông một tiên vị về âm phủ – một điều đã làm cho ông sợ bắt chết.
Có sự tương phản ngược lại giữa Saulơ và David khi đến với sự hiện diện của Thánh Linh Đức Chúa Trời nơi mỗi một người. Ở I Samuên, chúng ta thấy sự tỏ ra trông thấy được của Đức Thánh Linh trong đời sống của Saulơ trong một vài cơ hội. Đức Thánh Linh ngự đến lần đầu tiên trên Saulơ rất ngắn ngủi sau khi ông được Samuên xức dầu cho (I Samuên 10:10). Đức Thánh Linh một lần nữa “cảm động Saulơ” khi ông ta hay tin dân Ammôn đe dọa Giabe Galaát (I Samuên 11:6). Thánh Linh của Đức Chúa Trời cũng đến trên Saulơ tại Naiốt trong xứ Rama, ngăn ông ta không được giết chết David (I Samuên 19:23-24).
Khi ấy, cũng có những cơ hội lúc ác thần giáng trên Saulơ, giục giã ông ta chống đối David. Hay lần điều nầy đã xảy ra (18:10-11; 19:9-10), kết quả trong việc Saulơ phóng mũi giáo vào David. Hãy chú ý, ác thần nầy đã vận dụng mọi nổ lực nhắm vào mạng sống của David và đã thất bại. “Ác thần nầy đến từ Đức Giêhôva” là ác thần mà Đức Giêhôva đã cho phép khuấy khuất Saulơ, Ngài cũng ngăn ông ta không được thành công.
Khi tôi xem xét Saulơ ở I Samuên, một tinh thần thắng hơn ông ta trong một số cơ hội. Đôi khi, ông bị Thánh Linh của Đức Chúa Trời thắng hơn; thường thì có một ác thần chiếm hữu ông. Khi Thần của Đức Chúa Trời ngự trên Saulơ, đây là một hành động tối thượng ban cho quyền phép, một hành động không bị giục giã bởi chính mình Saulơ. Khi ác thần giáng trên Saulơ, dường như là vì tội lỗi của ông đã mời gọi sự dính dáng của Satan.
Saulơ, một người phi thuộc linh, lại thường hay bị một linh bao phủ lấy, dù thiện hay ác. Mặt khác, David là một người rất thuộc linh, thế mà chúng ta đọc thấy duy nhứt một lần Thánh Linh Đức Chúa Trời đã giáng trên ông:
“Sa-mu-ên lấy sừng dầu, xức cho người ở giữa các anh người. Từ ngày đó về sau, Thần của Đức Giê-hô-va cảm động Đa-vít. Sa-mu-ên đứng dậy đi về Ra-ma” (I Samuên 16:13, phần nhấn mạnh là của tôi).
Tôi được nhắc nhớ đến một phân đoạn trong các sách Tin Lành:
“Ấy về Đấng đó mà ta đã nói: Có một người đến sau ta, trổi hơn ta, vì người vốn trước ta. Về phần ta, ta vốn chẳng biết Ngài; nhưng ta đã đến làm phép báp-tem bằng nước, để Ngài được tỏ ra cho dân Y-sơ-ra-ên. Giăng lại còn làm chứng nầy nữa: Ta đã thấy Thánh Linh từ trời giáng xuống như chim bò câu, đậu trên mình Ngài. Về phần ta, ta vốn không biết Ngài; nhưng Đấng sai ta làm phép báp-tem bằng nước có phán cùng ta rằng: Đấng mà ngươi sẽ thấy Thánh Linh ngự xuống đậu lên trên, ấy là Đấng làm phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh” (Giăng 1:30-33, phần nhấn mạnh là của tôi).
Thánh Linh của Đức Chúa Trời giáng trên David một lần, và Linh ấy cứ ở lại trên người. Thánh Linh của Đức Chúa Trời giáng trên Saulơ trong một vài cơ hội, nhưng rõ ràng là Ngài không ở lại với Saulơ. Rõ ràng Kinh thánh cho chúng ta biết rằng Thánh Linh Đức Chúa Trời đã lìa bỏ Saulơ. Khi ấy, một ác thần đã đến rồi đi. Saulơ chẳng phải là một người thuộc linh gì hết. David mới là người thuộc linh. Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã giáng trên David rồi ở lại nơi người. Có lần David sợ rằng Thần của Đức Chúa Trời sẽ lìa bỏ ông khi ông phạm tội (Thi thiên 51:10-11).
Có những người xem tình trạng thuộc linh với những sự tỏ ra đặc biệt của Đức Thánh Linh. Tôi không nghi ngờ hay thắc mắc Đức Chúa Trời tự do bày tỏ chính mình Ngài ra bằng nhiều phương thức, một số trong đó rất là ngoạn mục. Tôi thắc mắc khi có người nhận rằng một sự tỏ ra ngoạn mục của Đức Thánh Linh minh chứng rằng cá nhân dính dáng là cá nhân thực sự thuộc linh. Chúng ta đừng quên rằng qua những lần thể hiện ở bên ngoài như thế nầy, Saulơ dường như thuộc linh hơn David. Chúng ta hãy nhớ rằng loại “thuộc linh” nầy thường được thấy trong Sách Các Quan Xét, khi Thánh Linh Đức Chúa Trời giáng trên những người như Samsôn. Ngay cả con lừa của Balaam có thể gây ấn tượng cho chúng ta bởi những tiêu chuẩn nầy, song những người nầy không không bằng lòng làm công cụ trong tay của Đức Chúa Trời; họ không phải là hạng người thuộc linh.
David là tấm gương nói tới người được “đầy dẫy Đức Thánh Linh”. Đức Thánh Linh giáng trên ông một lần, và ngự ở trong ông, giống như Đức Thánh Linh giáng trên Chúa chúng ta và cứ ở lại với Ngài luôn. Những sự tỏ ra của Đức Thánh Linh thường thì không ngoạn mục đâu. Trong trường hợp của David, như với Chúa chúng ta, tình trạng thuộc linh của họ rất rõ ràng trong tình yêu của họ dành cho Đức Chúa Trời và nơi ao ước của họ muốn làm theo ý chỉ của Ngài. Rất nhiều lần, chúng ta thấy David tìm kiếm ý chỉ của Đức Chúa Trời. Đôi khi chúng ta thấy điều nầy với Saulơ. Bất cứ lúc nào Đức Chúa Trời không tỏ chính mình Ngài cho Saulơ, Saulơ sẽ nổ lực lắng nghe từ một người đã chết mất (bà đồng cốt ở Ênđôrơ). Chúng ta phải cẩn thận đừng xét đoán tình trạng thuộc linh qua những thể hiện bên ngoài (I Samuên 16:7). Sự hiện diện của Đức Thánh Linh chắc chắn được biết rõ bởi phẩm chất của một người hơn là bởi uy tín của một người. Phaolô đã nói nhiều về sự việc nầy ở I Côrinhtô.
Thứ ba, phân đoạn Kinh thánh dạy dỗ chúng ta nhiều về sự chịu khổ. Chịu khổ là phương tiện của Đức Chúa Trời để sửa soạn cho David lên ngai vàng. (Saulơ chẳng kinh nghiệm sự chịu khổ như thế). Những năm tháng bị xem thường bởi các anh mình, khi cứ mãi lo chăm sóc bầy chiên nhỏ kia, bị Saulơ săn lùng giống như một tội phạm, hết thảy đều là một phần trong quá trình sửa soạn cho David lên ngôi. Chính trong thời gian chịu khổ của ông mà David đã bị cám dỗ muốn giết Saulơ, song ông đã từ chối. Chính trong thời điểm chịu khổ mà David đã viết ra một trong những Thi thiên đẹp nhất của ông. Chịu khổ đã sửa soạn cho David lên làm vua:
“Phước cho những kẻ chịu bắt bớ vì sự công bình, vì nước thiên đàng là của những kẻ ấy!” (Mathiơ 5:10).
“Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời. Lại nếu chúng ta là con cái, thì cũng là kẻ kế tự: kẻ kế tự Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Đấng Christ, miễn chúng ta đều chịu đau đớn với Ngài, hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài” (Rôma 8:16-17).
“Vậy nên, ta vì cớ những người được chọn mà chịu hết mọi sự, hầu cho họ cũng được sự cứu trong Đức Chúa Jêsus Christ, với sự vinh hiển đời đời. Lời nầy chắc chắn lắm: Ví bằng chúng ta chết với Ngài, thì cũng sẽ sống với Ngài; lại nếu chúng ta chịu thử thách nổi, thì sẽ cùng Ngài đồng trị; nếu chúng ta chối Ngài, thì Ngài cũng sẽ chối chúng ta” (II Timôthê 2:10-12).
“Khi Đấng Christ còn trong xác thịt, thì đã kêu lớn tiếng khóc lóc mà dâng những lời cầu nguyện nài xin cho Đấng có quyền cứu mình khỏi chết, và vì lòng nhân đức Ngài, nên được nhậm lời. Dầu Ngài là Con, cũng đã học tập vâng lời bởi những sự khốn khổ mình đã chịu, và sau khi đã được làm nên trọn vẹn rồi, thì trở nên cội rễ của sự cứu rỗi đời đời cho kẻ vâng lời Ngài, lại có Đức Chúa Trời xưng Ngài là thầy tế lễ thượng phẩm theo ban Mên-chi- xê-đéc” (Hêbơrơ 5:7-10).
Sự chịu khổ của David cũng góp phần để thử lòng trung tín của bạn bè David. Bạn bè chơn thật của David là những người đã chịu khổ với ông trong những thời điểm nghịch cảnh. Giônathan đã tự minh chứng mình là bạn bè chơn thật của David khi Saulơ tìm cách giết ông. Chúng ta thường thấy Giônathan khích lệ David ở giữa những hoạn nạn của ông. Về sau, trong đời sống của David, khi Ápsalôm nhất thời nắm lấy vương quốc, sự chịu khổ sẽ minh chứng ai là bạn bè chơn thật của David.
Sự chịu khổ cũng cho thấy rõ ràng ai là kẻ thù của David. Có người Xíp, họ đã chỉ nơi ở của David cho Vua Saulơ (I Samuên 23:19). Có Đôe, hắn đã báo cho Saulơ biết David đã đến tại Nốp, ở đó ông đã nhận được đồ ăn và thanh gươm. Chính sự phản bội của hắn đã trả giá mạng sống nhiều thầy tế lễ và gia đình của họ (I Samuên 22:9...). Nabanh đã cho thấy màu sắc thật của hắn ta, cũng như qua sự hắn chối bỏ không chấp nhận David là vị vua kế đó của Israel (I Samuên 25).
Chúng ta cũng có thể là một Nabanh, hay một Abigain, một Đôe hoặc một Giônathan. Chúng ta được kêu gọi phải tự xác định mình với Đấng Christ, Ngài bị người ta chối bỏ và bị đóng đinh trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha:
“Ta truyền cho các ngươi những điều răn đó, đặng các ngươi yêu mến lẫn nhau vậy. Ví bằng người đời ghét các ngươi, thì hãy biết rằng họ đã ghét ta trước các ngươi. Nếu các ngươi thuộc về thế gian, thì người đời sẽ yêu kẻ thuộc về mình; nhưng vì các ngươi không thuộc về thế gian và ta đã lựa chọn các ngươi giữa thế gian, bởi cớ đó người đời ghét các ngươi. Hãy nhớ lời ta đã nói cùng các ngươi: Đầy tớ chẳng lớn hơn chủ mình. Nếu họ đã bắt bớ ta, ắt cũng bắt bớ các ngươi; bằng họ đã giữ lời ta, ắt cũng giữ lời các ngươi. Nhưng vì danh ta họ sẽ lấy mọi điều đó đãi các ngươi, bởi họ không biết Đấng đã sai ta đến” (Giăng 15:17-21).
“cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài, và sự thông công thương khó của Ngài, làm cho tôi nên giống như Ngài trong sự chết Ngài, mong cho tôi được đến sự sống lại từ trong kẻ chết” (Philíp 3:10-11).
“Nay tôi lấy làm vui về sự tôi đã chịu khổ sở vì anh em, tôi lại vì thân thể Đấng Christ, là Hội thánh, mà đem xác thịt mình chịu hết các điều còn lại trong sự thương khó của Ngài” (Côlôse 1:24). “Hỡi kẻ rất yêu dấu, khi anh em bị trong lò lửa thử thách, chớ lấy làm lạ như mình gặp một việc khác thường. Nhưng anh em có phần trong sự thương khó của Đấng Christ bao nhiêu, thì hãy vui mừng bấy nhiêu, hầu cho đến ngày vinh hiển của Ngài hiện ra, thì anh em cũng được vui mừng nhảy nhót. Ví bằng anh em vì cớ danh Đấng Christ chịu sỉ nhục, thì anh em có phước; vì sự vinh hiển và Thánh Linh của Đức Chúa Trời đậu trên anh em” (I Phierơ 4:12-14; cũng xem 2:18-25).
Thêm vào việc tự xác định mình với Đấng Christ trong những sự thương khó của Ngài, chúng ta được kêu gọi phải đồng hóa với người nào đang chịu khổ vì Đấng Christ:
“Hãy nhớ lại những lúc ban đầu đó, anh em đã được soi sáng rồi, bèn chịu cơn chiến trận lớn về những sự đau đớn: phần thì chịu sỉ nhục, gặp gian nan, như làm trò cho thiên hạ xem, phần thì chia khổ với những kẻ bị đối đãi đồng một cách. Vì anh em đã thương xót kẻ bị tù, và vui lòng chịu của cải mình bị cướp, bởi biết mình có của cải quí hơn hằng còn luôn” (Hêbơrơ 10:32-34).
Sự chịu khổ vì cớ sự công bình – chịu khổ trong sự vô tội – là một thử nghiệm đức tin và sự nhịn nhục của chúng ta, cũng là một thử nghiệm cho nhiều người khác phải chọn: họ sẽ đồng hóa với người chịu khổ hay là không. Mỗi tuần, chúng ta giữ Tiệc Thánh. Chúng ta kỷ niệm sự thương khó và sự chết của Chúa chúng ta là vì ích cho chúng ta. Chúng ta hãy nhớ rằng không những chúng ta được kêu gọi đồng hóa với những sự thương khó của Ngài trong Hội thánh, nhưng chúng ta được kêu gọi phải đồng hóa với những sự thương khó của Ngài giống như Đấng Christ thể hiện sự sống của Ngài trong chúng ta trong cả tuần lễ. Mặc dù chúng ta thích bỏ qua sự chịu khổ và sự chối bỏ nầy, sự ấy đóng một vai trò quan trọng trong đời sống chúng ta và trong chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời.
Thứ tư, khi tôi đọc về mọi kinh nghiệm của David trong phân đoạn Kinh thánh nầy, tôi thấy có vấn đề nơi những điểm tương tự giữa vương quốc của ông và Nước của Chúa. David dường như là một người chẳng có chỗ đứng hay sự nổi bật nào khi ông được chỉ định làm vua của Israel. Chúa chúng ta đã đến với trần gian như một con trẻ ra đời trong một gia đình nghèo nàn; nơi sinh của Ngài là một cái chuồng chiên. David bị khinh dễ và bị các anh mình chối bỏ; cũng một thể ấy với Chúa chúng ta. Mạng sống của David bị săn lùng bởi một vị vua vốn có lòng kinh khủng và ganh tỵ cực kỳ với bất kỳ vua nào khác dám thách thức vương quốc của ông. Vua Hêrốt, là người đã lường trước Ngài là một mối đe dọa đối với vương quốc của ông ta, đã săn lùng mạng sống của chúa chúng ta. David được giới thiệu là vua của Israel từ lâu trước khi ông thực sự lên làm vua. Chúa chúng ta được giới thiệu là Vua của Israel, và Ngài sẽ tái lâm để đòi lấy ngai vàng. Người nào là hạng người bị xã hội ruồng bỏ, họ đã ở chung quanh David. Phần nhiều trong những người đi theo Đấng Christ là những kẻ bị xã hội ruồng bỏ (xem Công Vụ các Sứ Đồ 4:13; I Côrinhtô 1:26-31). Khi David đã cai trị trong địa vị vua, ông phải kết hợp những người của chi phái Giuđa với các chi phái khác của Israel, họ đang ở trong sự xung đột. Vương quốc của Chúa chúng ta bao gồm người giàu kẻ nghèo, người Do thái và các dân Ngoại, nô lệ và tự chủ.
Khi chúng ta suy gẫm phân đoạn Kinh thánh nầy và về sự lên ngôi của David làm vua của Israel, chúng ta hãy nhìn qua bên kia và ở phía sau ông, để nhìn thấy Đấng dựng nên vương quốc của ông – là Đức Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta. Quí bạn của tôi ơi, John Maurer, đã lãnh đạo một trong những nhóm tranh luận trong Hội thánh nầy đã bàn bạc về bài học nầy. Ông nhắc cho chúng ta nhớ tới câu nói khác. Thực vậy, John nói: “Chúng ta đừng quên rằng trong khi David là một anh hùng, ông là một anh hùng bất toàn. Anh hùng thực sự của toàn bộ lịch sử là Đức Chúa Trời và chỉ một mình Đức Chúa Trời mà thôi”. Nguyện sự vinh hiển thuộc về Ngài.
Người nào chối bỏ David hết thảy đều bị hủy diệt. Saulơ đã không thành công trong việc giết chết David; Đức Chúa Trời đã nhìn thấy việc ấy, và Saulơ đã mất mạng mình. Người nào chối bỏ David trở thành kẻ thù của ông. Còn hơn thế nữa, họ trở thành kẻ thù của Đức Chúa Trời, và vì điều nầy họ đã trả bằng một giá đời đời. Chúa Jêsus là Vua của Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa của Đức Chúa Trời. Vòng tay ôm lấy Ngài là Vua các vua và là Cứu Chúa của hạng tội nhân là chọn lấy sự sống đời đời. Chối bỏ Ngài, là chọn lấy hình khổ đời đời. Tôi nguyện rằng Ngài là Vua của bạn nữa đấy!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét