Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

Israel Có Một Vì Vua

Từ Sự Sáng Tạo Đến Thập Tự Giá

Israel Có Một Vì Vua

Mục sư Bob Deffinbaugh


Phần giới thiệu

Cách đây nhiều năm, gia đình tôi đến một công viên giải trí, cùng với gia đình khác từ Hội thánh. Hôm ấy thật đẹp ngày, và nhơn đó có nhiều gia đình khác nữa đã chọn đến công viên ấy. Có nhiều người xếp hàng chờ đợi để “cởi ngựa”. Sau khi để ra mấy tiếng đồng hồ ở chỗ trò chơi nầy, tôi quay sang nhóm bạn bè rồi nói: “Các bạn biết không, đây là một minh họa rất hay về tội lỗi – cởi ngựa thì ngắn hạn thôi, song giá thì quá cao!” Tôi nghĩ đến một chiều kích khác: “Nếu cởi ngựa có cái gì tốt, nó sẽ làm cho bạn sợ bắt chết”. Khi chúng ta đến với sự trị vì của Vua Saulơ, tôi thấy lời lẽ trên đây trở thành một phần mô tả rất thích ứng. Cởi ngựa thì ngắn hạn quá, song giá thì quá cao, còn gây sợ hãi nữa. Khi chúng ta đến với sách I Samuên, chúng ta chuyển từ thời kỳ Các Quan Xét (Các Quan Xét, Rutơ, I Samuên 1-7) qua thời đại quân chủ (I Samuên 8...). Trong sự khăng khăng của Israel, họ sẽ có một vì vua, và Saulơ sẽ trở thành vị vua đầu tiên. Cởi ngựa thì ngắn hạn thôi, đối với Israel và đối với Saulơ (40 năm thực sự không phải là một thời gian dài). Các con trai của ông sẽ không trị vì sau khi ông qua đời. Một vị vua mới, David, sẽ trị vì trong chỗ của ông. Cái giá cho Saulơ là quá cao. Ông mất đi triều đại của mình, Giônathan con trai ông, và chính sinh mạng của ông. Cái giá ấy cũng quá cao cho Israel, như Samuên giải thích thật rõ ràng (I Samuên 8:10-18). Cởi ngựa cũng gây sợ hãi nữa. Nếu dân Israel nghĩ rằng một vị vua sẽ cung ứng cho họ sự an ninh và sự bình an không dứt, thì họ đã sai lầm. Dưới quyền lãnh đạo của Saulơ, đã có những thời điểm thật kinh khủng (xem I Samuên 13:7; 14:15). Như tôi đã chỉ ra, phân đoạn Kinh thánh của chúng ta đưa chúng ta từ thời kỳ Các Quan Xét đến thời kỳ quân chủ – sự trị vì của các vua Israel, bắt đầu với Saulơ. Cấu trúc của phân đoạn Kinh thánh của chúng ta rất là đơn giản. Các chương 1-7 mô tả phần cuối của thời kỳ Các Quan Xét. Hêli và các con trai ông sẽ bị dời ra khỏi chức vụ thầy tế lễ và không còn xét đoán trên Israel nữa, và họ sẽ bị thay thế bởi Samuên cùng các con trai của ông. Các chương 8-15 thuật lại câu chuyện nói tới cách thức Israel nhận được vị vua đầu tiên của họ. Trong khi Saulơ sẽ không chết cho tới phần cuối của quyển sách, tội lỗi đã buộc ông phải trả giá bằng vương quốc của mình, đã được ghi lại ở các chương 13 và 15. Sự đóng góp tích cực của ông được minh họa bởi chiến thắng của ông đối với Na-hách và dân Ammôn ở chương 11. Tình trạng yếu đuối của ông được minh họa ở các chương 13-15. Sự trị vì của ông rất kém cõi, và những ngày sau cùng của ông rất thê thảm. Sách I Samuên mô tả một số “điểm xoay chiều” cho những cá nhân như Saulơ, và cho dân tộc Israel. Quyển sách nầy chứa một số truyện tích được người ta yêu thích nhất trong mọi thời đại, nhưng cái điều quan trọng là chúng ta hiểu chúng theo phạm trù “bi kịch cứu chuộc chưa mở ra” của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy cẩn thận lắng nghe những gì Đức Chúa Trời phán cùng chúng ta qua phân đoạn Lời cảm thúc của Ngài. Phần kết của kỷ nguyên (I Samuên 1-7). Nguyên Samuên chỉ là một sách, chớ không phải hai sách đâu, và theo sau Sách Các Quan Xét ngay tức thì. Điều nầy có ý nói rằng lời lẽ đứng trước sách I Samuên ngay tức khắc đáng phải là: “Đang lúc đó, không có vua trong Y-sơ-ra-ên; ai nấy làm theo ý mình lấy làm phải” (Các Quan Xét 21:25). Trong thời buổi ấy, nhiều người nam người nữ đã không sống theo Luật pháp của Môise, là Lời của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra; họ đã sống theo tiêu chuẩn riêng của họ, ý thức riêng của họ về đúng sai – và đấy là tai họa. Kết quả là, Đức Chúa Trời đã im lặng trong một thời gian: “Sa-mu-ên thơ ấu phục sự Đức Giê-hô-va tại trước mặt Hê-li. Trong lúc đó, lời của Đức Giê-hô-va lấy làm hiếm hoi, và những sự hiện thấy chẳng năng có” (I Samuên 3:1). Sự ra đời của Samuên, cũng giống như sự ra đời của Giăng Báptít, là một sáng kiến thiêng liêng bởi đó sự im lặng của Đức Chúa Trời bị phá vỡ. Êncana có hai người vợ, Anne và Phênina. Anne là người vợ được yêu thương nhiều nhất, song nàng son sẻ, còn Phênina thì có cơ hội về điều nầy nhiều hơn, đã làm tổn thương tâm linh của Anne bằng cách khoe khoang sự thực nàng có thể sanh con, trong khi Anne thì không thể. (Rõ ràng là Phênina chẳng nắm bắt được sự thực Đức Chúa Trời có ý đồ khi ngăn trở Anne không có con cái, lên tới điểm nầy – xem 1:6, 19-20). Mặc dù Êncana tìm cách yên ủi vợ mình, nàng đã chịu khổ rất nhiều. Chính từ chỗ đau khổ ở trong lòng nên nàng mới kêu la với Đức Giêhôva, nài xin Ngài ban cho một đứa trai. Nàng hứa rằng nếu Đức Chúa Trời ban cho nàng một đứa trai, nàng sẽ dâng đứa con ấy cho Đức Giêhôva, và (giống như Samsôn – xem Các Quan Xét 13) đứa con ấy sẽ là một người Naxirê (I Samuên 1:11). Hêli đã nhìn thấy người nữ đau khổ nầy và hiểu lầm hành vi của nàng và tưởng rằng nàng say rượu. Khi ông quở trách nàng, nàng mau mắn giải thích hoàn cảnh của mình, và đáp lại, Hêli đã chúc phước cho nàng với sự bảo đảm rằng nàng sẽ có một con trai. Không lâu sau đó, Anne có thai, và khi con trai nàng, là Samuên, thôi bú, nàng đã đưa con mình lên nhà của Đức Giêhôva tại Silô, để con mình lại trong sự chăm sóc của Hêli. Khi ấy tác giả gộp bài ca ngợi khen nầy vào, do Anne sáng tác: “Bấy giờ An-ne cầu nguyện mà rằng: Đức Giê-hô-va khiến lòng tôi khấp khởi vui mừng, và đỡ cho mặt tôi ngước lên. Miệng tôi thách đố kẻ thù nghịch tôi; Vì sự chửng cứu Ngài làm cho tôi đầy khoái lạc. Chẳng ai thánh như Đức Giê-hô-va; Chẳng có Chúa nào khác hơn Ngài! Không có hòn đá nào như Đức Chúa Trời của chúng ta. Thôi, chớ nói những lời kiêu ngạo, chớ để những lời xấc xược ra từ miệng các ngươi nữa; Vì Giê-hô-va là Đức Chúa Trời thông biết mọi điều, Ngài cân nhắc mọi việc làm của người. Cây cung của kẻ dõng sĩ đã gãy, còn người yếu mòn thắt lưng bằng sức lực. Kẻ vốn no nê phải làm mướn đặng kiếm ăn, và người xưa đói đã được no nê, Người đàn bà vốn son sẻ, sanh sản bảy lần, còn người có nhiều con, ra yếu mỏn. Đức Giê-hô-va khiến cho chết, cho sống; Ngài đem người xuống mồ mả, Rồi khiến lại lên khỏi đó. Đức Giê-hô-va làm cho nghèo nàn, và làm cho giàu có; Ngài hạ người xuống, lại nhắc người lên, đem kẻ khốn cùng ra khỏi bụi đất, và rút người nghèo khổ ra ngoài đống phân, đặng để họ ngồi bên các quan trưởng, cùng ban cho một ngôi vinh hiển làm cơ nghiệp; Vì các trụ của trái đất thuộc về Đức Giê-hô-va: Ngài đã đặt thế gian ở trên đó. Đức Giê-hô-va sẽ giữ chân của các thánh Ngài; Còn những kẻ ác sẽ bị hư mất nơi tăm tối; Vì chẳng do sức riêng mình mà người nào được thắng. Kẻ nào chống cãi Đức Giê-hô-va sẽ bị phá tan! Từ trên trời cao, Đức Giê-hô-va sẽ sấm sét cùng chúng nó. Ngài sẽ đoán xét bốn phương của đất, ban thế lực cho vua Ngài, và làm cho quyền năng Đấng chịu xức dầu của Ngài ra lớn” (I Samuên 2:1-10). Chúng ta không thể ra sức diễn giải thi thiên tuyệt vời nầy trong một bài nghiên cứu như thế nầy được, nhưng tôi muốn đưa ra một vài lưu ý, sẽ góp phần nâng cao sự tán thưởng của chúng ta về thi thiên ngợi khen nầy, và như một kết quả, nâng cao sự thờ phượng của chính chúng ta. Thứ nhứt, đây là một lời cầu nguyện. Thứ hai, lời cầu nguyện nầy là một bài thơ, một thi thiên ngợi khen Đức Chúa Trời. Thứ ba, đây là thi thiên được cảm thúc về mặt thiêng liêng. Thi thiên nầy đã trở thành một phần của Kinh thánh, và nhơn đó chúng ta được bảo đảm về sự cảm thúc thiêng liêng của nó (II Timôthê 3:16). Vì thế, chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời đã gộp thi thiên nầy vào trong Kinh thánh để làm sự gây dựng và dạy dỗ chúng ta (II Timôthê 3:16-17). Thứ tư, thi thiên nầy là một thi thiên ngợi khen và cảm tạ, được giục giã bởi Đức Chúa Trời đáp trả lời cầu nguyện của Anne vì đã ban cho nàng một đứa con trai. Thứ năm, đây là một thi thiên có Đức Chúa Trời làm trọng tâm. Không giống như “thi thiên” của Giôna ở Giôna 2:2-9, Anne không trụ lại nơi mọi kinh nghiệm của nàng; nàng trụ lại nơi Đức Chúa Trời, sự tể trị, quyền phép, và ân điển của Ngài. Đây là một bài học mà hết thảy chúng ta đều để vào lòng trong sự thờ phượng của chúng ta. Những bằng chứng và sự thờ phượng của chúng ta lấy cái tôi làm trọng đến cở nào? Thứ sáu, đây là một thi thiên hoàn toàn giống với bài ngợi khen của Mary ở Luca 1:46-55. Dường như là lời lẽ của Mary đã chịu ảnh hưởng từ thi thiên của Anne. Thứ bảy, thi thiên ngợi khen nầy nhìn qua bên kia kinh nghiệm cá nhân của Anne đến sự trông cậy và sự bảo đảm của Israel; thật vậy, thi thiên ấy nhìn tới đàng trước, nhắm vào sự đến của Đấng Mêsi (xem 2:10). Anne bị son sẻ, và buồn rầu lớn lắm. Phênina là kẻ thù của Anne, cô ta thường xuyên gây rối về sự son sẻ của Anne. Đức Chúa Trời lắng nghe lời cầu nguyện của Anne, không những ban cho nàng một đứa con, mà mấy đứa cả thảy. Từ kinh nghiệm của nàng, Anne có thể nhìn thấy và vui mừng trong sự tể trị của Đức Chúa Trời. Nàng có thể nhìn thấy Chúa là một Đức Chúa Trời Ngài nhắc kẻ khiêm nhường và kẻ có lòng tan vỡ lên, và Ngài đánh hạ kẻ có quyền và kẻ kiêu ngạo. Những gì Đức Chúa Trời đã làm cho nàng, nàng biết Đức Chúa Trời sẽ làm cho người khác. Đức Chúa Trời sẽ sỉ nhục kẻ thù của Israel, nâng cao kẻ yếu, và mang lại sự phán xét và sự công bình. Điều nầy hoàn toàn diễn ra khi Đức Chúa Trời dấy “Đấng Chịu Xức Dầu”, Đấng Mêsi của Ngài lên (2:10). Những gì đức tin Anne có, nàng đã viết ra Thi thiên nầy. Nàng đã nhìn thấy bàn tay của Đức Chúa Trời trong đời sống của nàng, và biết rõ rằng đấy chỉ là một mẫu ví dụ công việc của Đức Chúa Trời giữa vòng dân sự của Ngài. Trong khi Sách Các Quan Xét kết thúc với: “đang lúc đó, không có vua trong Y-sơ-ra-ên” (Các Quan Xét 21:25a), Thi thiên của Anne nhìn tới đàng trước đến cái ngày mà Đức Chúa Trời sẽ sai Đấng Chịu Xức Dầu của Ngài đến trị vì. Lúc bấy giờ, các lẽ thật của Thi thiên của nàng sẽ được ứng nghiệm hoàn toàn và hiển nhiên. Tôi lấy làm lạ không biết Anne có sống thọ đủ để nhìn thấy cái cớ cho sự chịu khổ của nàng hay không? Trong thời buổi son sẻ của nàng, với Phênina thường xuyên “chà xát muối trên vết thương của nàng”, Anne chỉ có thể tin cậy Đức Chúa Trời không cứ cách nào đó sẽ khiến cho mọi hoàn cảnh của nàng đổi ra tốt lành. Và thực vậy, đúng kỳ hạn chúng đã đến. Anne rất sốt sắng trông đợi một đứa con trai mà nàng đã thề nàng sẽ dâng đứa con nầy cho Đức Chúa Trời. Nàng sẽ dâng nó. Đúng là một sự khó khăn cho nàng khi trao Samuên vào trong tay của Hêli, với sự nhận biết ông ta chẳng xử sự gì được với mấy người con ruột của ông ta. Bạn biết rất ít ở chỗ Đức Chúa Trời đã dự định cho Samuên phải được Hêli nuôi dạy và lớn lên trong nhà của Giêhôva, hầu cho Samuên thay thế chỗ của Hêli. Chỉ khi chúng ta nhìn lại, chúng ta mới thấy thể nào Đức Chúa Trời sử dụng sự chịu khổ của Anne là vì ích cho nàng, và cho sự vinh hiển của Ngài. Các con trai của Hêli đều cực kỳ gian ác. Họ từ chối không chờ đợi và ăn thịt luộc chính thức thuộc về họ, và thay vì thế họ đã lấy thịt trước khi thịt được nấu nướng, thậm chí trước khi mỡ được dâng cho Đức Chúa Trời. Tác giả đã tóm tắt hết lại mọi sự khi ông nói cho chúng ta biết rằng họ “gây cho người ta khinh bỉ các của tế lễ dâng cho Đức Giê-hô-va” (2:17). Không những họ phạm tội đối với các thứ của dâng, mà họ còn phạm tội bằng cách quan hệ tình dục với các thiếu nữ nào làm việc ngay lối vào cửa hội mạc (2:22). Samuên đã sửa phạt con mình bằng lời lẽ, nhưng ông không hề theo sát chúng. Ít nhất thì Samuên đã phải đuổi con mình không cho chúng thi hành bổn phận của chúng nữa, và theo luật thì ông phải ném đá chúng (Phục truyền luật lệ ký 21:18-21). Ngày nay, bậc phụ huynh sẽ làm tốt khi xem xét tình trạng dại dột của Hêli trong việc nuôi dạy các con trai mình. Có thời điểm khi chỉ nói suông thôi thì không đủ đâu, và khi đó cần phải có hành động tích cực hơn. Một số bậc phụ huynh cần phải dấn thân vào việc “lý lẽ” với con cái của họ đến nỗi họ không chỉ nói suông thôi đâu. Nếu lời nói lo liệu được sự việc, khi ấy lời nói là đủ rồi. Khi lời nói không hoàn thành được công việc, phải có cái gì đó cần thiết hơn so với lời nói. Điều nầy nhất định không biện hộ cho sự ngược đãi. Thế hệ của chúng ta được đánh dấu bởi những đứa con nào không biết ý nghĩa của từ “Không”, và đứa nào tin quyết rằng nếu chúng không vâng lời, bố mẹ chúng chỉ có nước đưa hay tay lên đầu và đầu hàng. Đấy là nan đề của Hêli: chỉ nói mà chẳng hành động chi hết. Lời của Đức Chúa Trời rất hiếm trong thời buổi ấy (3:1), và vì vậy Hêli có ấn tượng rất đúng khi “người của Đức Chúa Trời” đến viếng ông (2:27…). Vị tiên tri nầy đã nhắc cho Hêli nhớ Đức Chúa Trời thể nào đã chỉ định gia đình ông phục vụ trong vai trò thầy tế lễ của Ngài cho đến đời đời (2:28, 30). Giờ đây, đã đến lúc phải kết thúc, thích ứng với tội lỗi của họ. Thật là quan trọng khi nhìn thấy Đức Chúa Trời đã giữ Hêli như một kẻ đồng lỏa với tội lỗi: “‘Vì sao các ngươi giày đạp dưới chân những hi sinh và của lễ chay mà ta đã truyền lịnh dâng lên trong đền ta? Ngươi kính trọng các con trai ngươi hơn ta, và các ngươi ăn mập những của lễ tốt nhất của Y-sơ-ra-ên, dân sự ta!’” (I Samuên 2:29). Người của Đức Chúa Trời nói rõ rằng Hêli chắc chắn đã gặt hái bông trái cách xử sự tội lỗi của hai con trai mình. Chúng ta biết rằng ông là một người rất to con (4:18), và Đức Chúa Trời thông báo cho ông biết rằng ông cùng hai con trai mình đã tự “ăn mập” bằng cách ăn thịt mà họ đã ăn. Hêli biết rõ ông đã ăn thứ gì rồi. Ông biết rõ thứ thịt nào đã được đem nấu, và cách thức người ta đã lấy thứ thịt đó. Tuy nhiên, ông đã dự phần vào đó, cùng với hai con trai mình. Không có gì là lạ hết, ông không có một hành động nào khác hơn là chỉ có quở trách họ. Ông đã hưởng lấy bông trái tội lỗi của hai con trai mình. Thời điểm dành cho sự phán xét giáng trên Hêli cùng hai con trai ông đã đến. Đức Chúa Trời sẽ hủy diệt nhà Hêli, và hai con trai ông sẽ ngã chết vào cùng một ngày và Đức Chúa Trời sẽ dấy người khác lên thế chỗ của Hêli (2:33-35). Chính vào thời điểm nầy, chúng ta được báo cho biết mọi khải thị ấy (giống như khải thị mà người của Đức Chúa Trời đưa ra ở chương 2) cực kỳ hiếm hoi (3:1). Đột nhiên, trong những ngày tăm tối nầy, một lần nữa Đức Chúa Trời bắt đầu phán dạy – với, và qua, chàng trai trẻ Samuên. Hết thảy chúng ta đều biết rõ câu chuyện nói tới cách thức Đức Chúa Trời gọi Samuên ba lần trong ban đêm. Đức Chúa Trời khẳng định lời lẽ của vị tiên tri trước kia về Hêli cùng hai con trai người (3:11-14). Được Hêli khích lệ là phải hoàn toàn thành thật, Samuên đã nói cho Hêli biết mọi sự mà Đức Chúa Trời đã tỏ ra cho ông. Đáp ứng của Hêli thực sự chẳng khích lệ cho lắm: “Sa-mu-ên bèn thuật lại hết, chẳng giấu gì với người. Hê-li đáp rằng: Ấy là Đức Giê-hô-va, nguyện Ngài làm điều đẹp ý Ngài!” (I Samuên 3:18). Có một loại định mệnh thuyết trong lời lẽ của Hêli mà tôi thấy hơi đau buồn. Môise đã cầu thay, tôi tin, và không đầu hàng cho tới chừng Đức Chúa Trời một là ưng nhận lời cầu xin của ông hoặc giả dứt khoát chối bỏ sự cầu xin đó. Hêli dường như thụ động chấp nhận bản án của Đức Chúa Trời, mà chẳng có một sự ăn năn nào hết, và không có một hành động chỉnh sửa nào cả. Ít nhất Hêli đã công nhận lời nói của Samuên là một sự hiện thấy thiêng liêng. Tác giả cho chúng ta biết đây chẳng phải là lời tiên tri trống không nơi phần của Samuên; đây là lời tiên tri đầu tiên trong nhiều lời tiên tri khác. Samuên đã được công nhận là một vị tiên tri, và quả thật vậy, vì Đức Chúa Trời không để cho bất kỳ lời tiên tri nào ông thốt ra phải đi vào chỗ luống nhưng. Thậm chí ngay trước khi Hêli ngã chết, tất cả Israel đã đến để công nhận Samuên là một vị tiên tri, qua ông Đức Chúa Trời đã phán dạy. Các chương 4-7 mô tả những tình tiết sau cùng của thời kỳ Các Quan Xét. Các chương nầy rào quanh hai lý thuyết sau: (a) hòm giao ước, sự mất mát và sự phục hồi lại hòm giao ước ấy; và (b) cuộc chiến liên tục của Israel với người Philitin. Khi dân Israel tranh chiến với người Philitin, dân Israel đã gánh chịu một sự thất bại thật nhục nhã, và thiệt mất 4.000 người (4:1-2). Các trưởng lão đã rối lên, họ thắc mắc tại sao Đức Chúa Trời lại để cho họ phải gánh chịu sự thất bại nầy. Họ quyết định trở lại với chiến trường, song lần nầy, với hòm giao ước. Chắc chắn điều nầy sẽ bảo đảm sự hiện diện và quyền phép của Đức Chúa Trời với họ. Và dường như là như thế. Khi hòm giao ước được đưa đến trại quân của Israel, các chiến binh đã hô to lớn tiếng đến nỗi người Philitin cũng nghe thấy. Họ lấy làm kinh hãi bởi tiếng hô ấy và chắc chắn họ sẽ gánh chịu thất bại nơi tay của dân Israel. Tuy nhiên, họ quyết định xông trận – và chịu chết – giống như bao người khác. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, dân Philitin đã thắng trận. Họ đã giết 30.000 lính bộ, và cả Hópni và Phinêa, hai con trai của Hêli (4:10-11), nhơn đó làm ứng nghiệm một phương diện của lời tiên tri đã được đưa ra trước đó. Khi tin tức thảm họa nầy được mang về cho Hêli, ông đã ngã ngửa khỏi ghế ngồi mình, cổ ông gãy ra khi té xuống (4:18). Tóm lại, Hêli đã xét đoán Israel trong 40 năm. Khi nghe các tin tức, con dâu của Hêli, vợ của Phinêa, đã đau đẻ. Đứa trẻ còn sống, song người mẹ thì chết đi. Trước khi nàng chết, nàng đặt tên cho đứa trẻ là Ycabốt, có nghĩa là: “Sự vinh hiển đã lìa khỏi”. Câu chuyện nói tới chuyến hành trình ngắn ngủi của hòm giao ước (7 tháng – xem 6:1) trong đất của người Philitin có cả hai thứ: vui cười và sáng sủa. Hòm giao ước là biểu tượng nói tới sự hiện diện và quyền phép của Đức Chúa Trời. Khi dân Philitin đánh bại dân Israel và chiếm lấy hòm, họ đã kết luận sai trái rằng thần của họ, thần Đagôn, đã thắng hơn Đức Chúa Trời của Israel. Và vì vậy họ đem chiếc hòm như chiến lợi phẩm rồi đặt hòm vào đền thờ của Đagôn tại Áchđốt (5:1-2). Sáng sớm ngày hôm sau, hình tượng thần Đagôn đã nằm dưới đất trước mặt hòm giao ước. Dân Philitin đã dựng cái tượng lên trở lại, chỉ để thấy rằng qua ngày sau nó lại nằm úp dưới đất trước mặt hòm giao ước một lần nữa – nhưng lần nầy đầu và tay đều rơi ra. Đagôn hoàn toàn sấp mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời của Israel, bễ nát ra và vô quyền không tự cứu được mình. Đấy chỉ là khởi đầu mọi rối rắm của Áchđốt. Một trận dịch nổ ra trong thành phố, gây ra nhiều lở loét và khối u. Một sự tràn lan loài gậm nhấm dường như kết hợp với sự bùng nổ nầy (xem 6:3-5). Dân chúng trong thành phố nghi rằng sự hiện diện của hòm giao ước là nguồn gốc sự khổ ải của họ và vì thế họ liền gửi hòm giao ước tới thành Gát của người Philitin, ở đó chính trận địch nầy đã lan theo. Hòm giao ước khi ấy được đưa tới Écrôn, nhưng dân sự của thành ấy không muốn gánh chịu cùng nổi khổ kia; họ khẳng định rằng hòm giao ước phải đưa về lại xứ Israel, là nơi mà hòm đã xuất phát. Phải kết luận rằng hòm giao ước đã được trả lại, và với của dâng chuộc tội (năm “cái hình trĩ lậu bằng vàng” và 5 “con chuột bằng vàng”). Cái điều thú vị nhất là nhìn thấy lối lý luận của những người kia, họ nhìn nhận rằng họ phải tôn trọng Đức Chúa Trời của Israel: “Hãy làm các hình trĩ lậu, và những hình con chuột vẫn phá xứ sở, rồi tôn vinh Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên; có lẽ Ngài sẽ nhẹ tay trên các ngươi, trên thần và xứ của các ngươi. Sao các ngươi cứng lòng như dân Ê-díp-tô và Pha-ra-ôn đã làm? Sau khi Đức Giê-hô-va đã thi hành quyền năng trên dân Ê-díp-tô, họ há chẳng để cho Y-sơ-ra-ên đi sao?" (I Samuên 6:5-6, phần nhấn mạnh là của tôi). Những kẻ tà giáo nầy không những đã nghe nói về việc Israel ra khỏi xứ Aicập; họ đã học biết điều đó. Họ không muốn mình sẽ giống như Pharaôn và dân Aicập. Họ không muốn mình bị hủy diệt bởi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Nếu dân Aicập đã được khuyên nhũ hãy để cho dân Israel ra đi trên “con đường khó nhọc” (qua các trận dịch), thì dân Philitin sẽ không muốn mình là hạng người cứng lòng. Họ muốn thả hòm giao ước đi và gửi về theo cách của nó, với các tặng phẩm, giống như dân Aicập đã làm với dân Israel. Họ cũng muốn bảo đảm cho chính họ rằng các trận dịch nầy đã đến từ tay Đức Chúa Trời của Israel, và vì vậy họ vạch ra một thử nghiệm rất khéo léo. Họ sẽ đặt hòm giao ước lên chiếc xe bò mới đóng rồi dùng hai con bò tơ mà kéo xe ấy. Hai con bò nầy sẽ được biệt riêng ra khỏi bầy của chúng, để bản năng tự nhiên của chúng sẽ quay trở lại với đất Philitin (ở đó bầy của chúng đã bị cột, chúng sẽ kêu tìm mẹ của chúng). Nếu hai con bò nầy kéo chiếc xe trực chỉ vào xứ Israel, không quay trở lại, khi ấy người Philitin sẽ nhận ra rằng mọi sự nầy là công việc của Đức Chúa Trời. Hai con bò hướng thẳng vào thị trấn Bết Sêmết của người Do thái, khi người Philitin dõi theo trong sự ngạc nhiên, họ lấy làm vui khi nhìn thấy chiếc hòm rời khỏi đất của họ. Nhất định có một bài học cần phải tiếp thu từ chiếc hòm giao ước. Dân Do thái học biết rằng chiếc hòm không phải là ma thuật; việc nó hiện hữu không nhất thiết bảo đảm sự hiện diện và quyền phép của Đức Chúa Trời, như chúng ta sẽ thấy ở chương 4. Mặt khác, Đức Chúa Trời liên kết mật thiết với hòm giao ước, hầu cho Ngài có thể đưa người Philitin (và thần của họ) đến với hai đầu gối của họ. Quân đội Israel, với chiếc hòm giao ước, đã bất lực không có Đức Chúa Trời giữa vòng họ. Hòm giao ước của Đức Chúa Trời, không có quân đội Israel, lại có quyền lực chống lại người Philitin khi Đức Chúa Trời hiện diện. Đức Chúa Trời không cần dân Do thái thắng hơn người Philitin, nhưng dân Do thái chắc chắn cần Đức Chúa Trời để chiến thắng. Khi hòm giao ước trở lại với Israel, dân Do thái cũng cần phải được nhắc nhớ về sự kinh khiếp của Chúa. Dân sự đã dại dột nhìn vào hòm giao ước và trong ngày ấy, 70 người đã bị đánh hạ. Dân sự ở Bết Sêmết đã đưa ra một thắc mắc rất quan trọng: “Ai có thể đứng nổi trước mặt Giê-hô-va là Đức Chúa Trời chí thánh?” (6:20). Câu trả lời là: “Không một ai hết”. Đức Chúa Trời luôn luôn cung ứng một hình thức che chắn hay hàng rào nào đó giữa sự hiện diện thánh khiết của Ngài và dân sự tội lỗi mà Ngài đã chọn ngự giữa vòng họ. Trong một tinh thần tương tự với tinh thần của dân cư Ách-đốt (5:6-7), hòm giao ước giờ đây được chuyển qua dân sự ở Kiriát Giêarim. Êlêasa, con trai Abinađáp, được giao cho công việc coi giữ hòm của Đức GIÊHÔVA. Hòm giao ước cứ ở lại nhà của Abinađáp trong 20 năm (7:2). Sự kiện sau cùng trong thời Các Quan Xét đã được ghi lại ở I Samuên 7. Đây là phần kết luận rất hay cho thời kỳ Các Quan Xét. Dân Israel khao khát Chúa, và Samuên đã kêu gọi cả dân tộc hãy ăn năn: “Bấy giờ, Sa-mu-ên nói cùng cả nhà Y-sơ-ra-ên rằng: Nếu các ngươi thật hết lòng trở lại cùng Đức Giê-hô-va, thì khá cất khỏi giữa các ngươi những thần lạ và tượng Át-tạt-tê, hết lòng theo Đức Giê-hô-va, chỉ phục sự một mình Ngài mà thôi. Ngài ắt sẽ giải cứu các ngươi khỏi tay dân Phi-li-tin. Dân Y-sơ-ra-ên bèn dẹp những hình tượng của Ba-anh và của Át-tạt-tê, rồi phục sự một mình Đức Giê-hô-va mà thôi” (I Samuên 7:3-4). Khi ấy Samuên kêu gọi cả dân tộc nhóm lại tại Míchba, ông sẽ cầu thay cho họ ở đó. Dân sự đã kiêng ăn và cầu nguyện, y như Samuên đã hướng dẫn họ. Míchba nằm ở phía Bắc Jerusalem chứng vài dặm đường và nằng trên một địa thế cao nhất trong khu vực ấy. Danh xưng “Míchba” có nghĩa là “tháp canh” hay là “nơi để canh gát”. Đây là một loại chốt canh, quan sát khắp cả xứ ở chung quanh. Người Philitin hay rằng dân Do thái lại tập trung ở đó, và dường như lại phạm sai lầm khi nhóm lại với sự sai lầm về chiến lược. Rốt lại, đấy là nơi trọn vẹn để bạn tự bảo vệ mình chống lại một cuộc tấn công. Người Philitin nhóm các lực lượng của họ lại rồi cùng kéo đến đánh dân Do thái, họ đang bận bịu trong sự thờ phượng. Khi dân Israel nhận ra người Philitin đang tấn công họ, họ lấy làm kinh hãi lắm. Họ có ít vũ khí, vì dân Philitin đã tịch thu mọi khí giới bằng sắt và tất cả các công cụ nào là sản phẩm làm bằng sắt: “Vả, trong cả xứ Y-sơ-ra-ên không có thợ rèn, bởi vì dân Phi-li-tin đã nói rằng: Hãy cấm người Hê-bơ-rơ rèn gươm và giáo. Hết thảy Y-sơ-ra-ên ai nấy đều đi xuống nơi Phi-li-tin đặng mướn rèn lưỡi cày, cuốc, rìu, và lưỡi hái mình; lại khi nào lưỡi cày, cuốc, chĩa ba, hay là rìu bị mẻ sứt, thì đi xuống đặng mài và sửa cái đót lại. Nên trong ngày tranh chiến chẳng có gươm cũng không có giáo nơi tay của cả dân sự đi theo Sau-lơ và Giô-na-than; chỉ có cho Sau-lơ và Giô-na-than, là con trai người, dùng mà thôi” (I Samuên 13:19-22). Dân Do thái dường như rơi vào một tình thế rất khó khăn, một tình trạng tương tự với dân Israel khi họ rời khỏi Aicập, họ thấy mình bị bẫy giữa Biển Đỏ, núi non, và quân đội Aicập. Một khi dân sự không thể thực sự chiến đấu, họ buộc phải cầu xin sự giúp đỡ từ Đức Chúa Trời (7:8-9). Đức Chúa Trời đã cứu dân Do thái bằng một cách thức khó tin nhất – Ngài dùng kỷ thuật quân sự tiến bộ của người Philitin nghịch lại họ. Lợi thế kỷ thuật của họ là các thứ vũ khí làm bằng sắt – gươm và thuẫn, xe ngựa với bánh xe bằng sắt (Giôsuê 17:16, 18; Các Quan Xét 1:19; 4:3, 13). Tôi có thể nhìn thấy vấn đề ấy trong lúc bây giờ, bằng con mắt của lý trí tôi. Dân Philitin áp lại chỗ đất cao, đến gần dân Israel đang trong chỗ rất lộn xộn. Họ giơ gươm lên trên không, chờ đợi cấp chỉ huy của họ hô to: “tấn công!” Nhưng ngay khi ấy, Đức Chúa Trời sai một trận bão điện tích, và các thứ vũ khí hiện đại nhất của thế gian đã trở thành những cây gậy sấm sét. Dân Philitin, khi vung thứ vũ khí làm bằng sắt lên cao trong khoảng không rồi đứng trên loại xe ngựa có bánh xe bằng sắt, thì giống như nam châm, cuốn lấy những tia chớp cho chính mình. Đây là phần khởi đầu một chiến thắng lớn lao cho dân Israel, và một sự thất bại tan tành dành cho dân Philitin (7:13). Và vì cớ phương thức dân Philitin bị hủy diệt, thì rõ ràng là mọi sự nầy đều là do Đức Chúa Trời. Tôi nghĩ rằng dân Philitin sẽ mau chóng bỏ các thứ vũ khí bằng sắt lại rồi chạy trốn, dân Do thái chỉ có nhặt lấy các thứ vũ khí nầy và truy kích dân Philitin. Trong chương kế đó của I Samuên, dân sự khăng khăng muốn có một vì vua, vị vua nầy sẽ đi trước mà đánh các trận đánh của họ. Saulơ không chứng tỏ mình là loại lãnh tụ quân sự đó. Tại sao dân Do thái lại muốn một nhà vua giống như Saulơ, khi họ có thể có một đấng cứu tinh như Đức Chúa Trời, Ngài đã đơn thân độc mã giải cứu dân Israel ra khỏi mọi kẻ thù của họ? Sự thất bại của thời kỳ Các Quan Xét không phải là thất bại của Đức Chúa Trời đâu, mà là thất bại của con người. Có gì khác biệt trong chế độ quân chủ, khi các vua cai trị? Mấy chương kế tiếp chắc chắn cung ứng cho chúng ta câu trả lời. Chế độ quân chủ bắt đầu (I Samuên 8-15) Ngay trước khi Hêli ngã chết, tất cả dân Do thái đều biết rõ Samuên là một vị tiên tri, Đức Chúa Trời đã phán dạy qua ông. Thực ra, Samuên là quan xét sau cùng (và quan trọng nhất) trong xứ Israel (I Samuên 7, đặc biệt câu 17). Là một tiên tri, bổn phận của Samuên cũng phải lo chỉ định hai vị vua đầu tiên của Israel, Saulơ và David. Nhưng trong công tác nầy, Samuên sẽ phải từ bỏ vai trò quan xét Israel (hay đấng cứu tinh) của ông. Nếu chúng ta sống trong những ngày sau cùng của Samuên, chúng ta chắc chắn sẽ quan tâm đến tương lai, giống như dân Israel vậy: “Khi Sa-mu-ên đã già, thì lập các con trai mình làm quan xét cho Y-sơ-ra-ên. Con đầu lòng, tên là Giô-ên, con thứ là A-bi-gia; hai người đoán xét tại Bê-e-Sê-ba. Nhưng hai con trai người chẳng noi theo gương người, xiêu lòng tham của, nhận lấy hối lộ, và trái lệch sự công bình” (I Samuên 8:1-3). Tương lai trông không sáng sủa lắm với các con trai của Samuên đang phục vụ trong vai trò Các Quan Xét. Họ không giống như cha của họ. Một người phải lấy làm ngạc nhiên tại sao Samuên lại chỉ định các con của mình đảm nhiệm vai trò Các Quan Xét. Có phải ông nghĩ rằng họ sẽ đảm nhiệm vị trí của ông khi ông qua đi chăng? Có phải họ băng hoại rồi trước khi ông đặt họ làm Quan Xét, hay có phải địa vị quyền lực của họ đã làm cho họ phải băng hoại? Có phải Samuên đang bước theo dấu chơn của Hêli, bỏ qua tội lỗi của các con trai ruột của mình? Dù lý lẽ của Samuên có là gì đi nữa, dân sự không sốt sắng nhận mấy người con của ông làm Quan Xét . Dù cách suy nghĩ của dân sự có hợp lý, giải pháp họ đòi hỏi không đẹp lòng Samuên hay Đức Chúa Trời. “Hết thảy những trưởng lão đều hiệp lại, đến tìm Sa-mu-ên tại Ra-ma, và nói rằng: Kìa, ông đã già yếu, còn các con trai ông lại chẳng noi theo gương của ông. Bây giờ, xin hãy lập trên chúng tôi một vua đặng đoán xét chúng tôi, y như các dân tộc khác đã có rồi. Các lời chúng nói rằng: Hãy ban cho chúng tôi một vua đặng đoán xét chúng tôi; chẳng đẹp ý Sa-mu-ên; Sa-mu-ên bèn cầu khẩn Đức Giê-hô-va. Đức Giê-hô-va phán cùng Sa-mu-ên rằng: Hãy nghe theo mọi lời dân sự nói cùng ngươi; ấy chẳng phải chúng nó từ chối ngươi đâu, bèn là từ chối ta đó, hầu cho ta chẳng cai trị chúng nó nữa. Chúng nó đối ở cùng ngươi y như chúng nó đã thường làm từ khi ta đem chúng nó ra khỏi xứ Ê-díp-tô cho đến ngày nay: chúng nó đã lìa bỏ ta đặng hầu việc các thần khác” (I Samuên 8:4-8). Sự kiện nầy quá thật cho cuộc sống là dường nào! Tôi đã nhìn thấy việc ấy tác động theo cách nầy nhiều, nhiều lần trong chức vụ của tôi. Dân sự có một phương án hành động rất tội lỗi mà họ muốn theo đuổi, và họ nắm bắt bất kỳ và từng lỗi lầm nào nhằm vào việc bào chữa cho việc làm của họ. Trong lời lẽ của sách Châm ngôn, chính việc tìm thấy “một con sư tử ở ngoài đường” – buộc miễn trừ cho việc làm hay không làm theo những gì họ mong muốn. Kẻ biếng nhác từ chối không ra khỏi nhà và lao động, vì “có con sư tử ở ngoài đường”. Thực vậy, nếu có con sư tử ở ngoài đường, sẽ là dại dột lắm khi đi ra khỏi nhà. Nhưng thường thì đây là cách bào chữa mà thôi. Dân Israel chắc chắn nhớ đến lời lẽ của Đức Chúa Trời dạy dỗ trong luật pháp của Môise: “Khi ngươi đã vào xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho, được nhận lấy và ở tại xứ đó rồi, nếu ngươi nói: Tôi sẽ lập một vua lên cai trị tôi, như các dân tộc chung quanh, thì khá lập một vua lên cai trị ngươi, mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ chọn; phải lập lên một vua thuộc về anh em ngươi; chớ nên lập một người ngoại bang lên, không phải anh em ngươi. Song vua ấy chẳng nên lo cho có nhiều ngựa, chớ vì muốn thêm nhiều ngựa mà dẫn dân sự trở lại xứ Ê-díp-tô; bởi Đức Giê-hô-va đã phán cùng các ngươi rằng: Các ngươi sẽ chẳng trở về đường đó nữa. Vua cũng không nên kén nhiều phi tần, e lòng người trở xấu xa; lại chẳng nên thâu góp nhiều bạc vàng. Vừa khi tức vị, vua phải chiếu theo luật pháp nầy mà những thầy tế lễ về dòng Lê-vi giữ, chép một bản cho mình. Bản ấy phải ở bên vua trọn đời, vua phải đọc ở trong, để tập biết kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, cẩn thận làm theo các lời của luật pháp nầy, và hết thảy điều răn nầy, kẻo lòng vua lướt trên anh em mình, xây về bên hữu hay bên tả, lìa bỏ điều răn nầy, hầu cho vua và con cháu vua được trị vì lâu ngày giữa Y-sơ-ra-ên” (Phục truyền luật lệ ký 17:14-20). Dân Israel trong thời của Samuên đã đọc phân đoạn Kinh thánh nầy như một sơ xuất được phép cho những gì họ muốn làm. Họ xem đây là con dấu tán thành của Đức Chúa Trời đóng trên chương trình muốn có một vì vua của họ. Thái độ của họ thì tương tự với thái độ của dân Do thái trong thời của Chúa Jêsus về vấn đề ly dị: “Người Pha-ri-si bèn đến gần để thử Ngài, mà rằng: Không cứ vì cớ gì người ta có phép để vợ mình chăng? Ngài trả lời rằng: Các ngươi há chưa đọc lời chép về Đấng Tạo Hóa, hồi ban đầu, dựng nên một người nam, một người nữ, và có phán rằng: Vì cớ đó người nam sẽ lìa cha mẹ, mà dính díu với vợ mình; hai người sẽ cùng nên một thịt hay sao? Thế thì, vợ chồng không phải là hai nữa, nhưng một thịt mà thôi. Vậy, loài người không nên phân rẽ những kẻ mà Đức Chúa Trời đã phối hiệp! Họ lại hỏi Ngài rằng: Vậy chớ sao Môi-se đã dạy lập tờ để đặng để vợ đi? Ngài phán rằng: Vì cớ lòng các ngươi cứng cỏi, nên Môi-se cho phép để vợ; nhưng, lúc ban đầu không có như vậy đâu. Vả, ta phán cùng các ngươi, nếu ai để vợ mình không phải vì cớ ngoại tình, và cưới vợ khác, thì người ấy phạm tội tà dâm; và hễ ai cưới người bị để, thì phạm tội ngoại tình. Môn đồ thưa rằng: nếu phận người nam phải xử với vợ mình như vậy thì thà không cưới vợ là hơn. Ngài đáp rằng: Chẳng phải mọi người đều có thể lãnh được lời nầy, chỉ người sẵn có ban cho như vậy mà thôi. Vì có người hoạn từ trong lòng mẹ; có người hoạn vì tay người ta, và có người tự mình làm nên hoạn vì cớ nước thiên đàng. Người nào lãnh nổi lời ấy thì hãy lãnh lấy” (Mathiơ 19:3-12). Ly dị là điều khoản của Đức Chúa Trời dành cho con người, phù hợp với tình trạng cứng lòng của họ. Điều nầy không làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Chúa chúng ta nói rõ ràng rằng thà một người đừng kết hôn chi hết, hơn là kết hôn với nhận định xem ly dị là điều khả thi. Lý tưởng của Đức Chúa Trời – điều làm đẹp lòng Ngài – dành cho một người nam phải kết hôn với một người trọn cả đời. Cũng một thể ấy với Israel trong việc có một vì vua. Trong Phục truyền luật lệ ký 17, Đức Chúa Trời cung ứng những huấn thị rõ ràng cho dân Israel về ai sẽ trở thành vua của họ (chỉ là người Israel) và cách thức người ấy được chọn (sự chỉ định của Đức Chúa Trời). Người ấy cũng thỏa những nguyên tắc về cách ứng xử và thực hành của nhà vua. Nhưng khi đã lưu ý vấn đề nầy, chúng ta không thể không nhìn thấy lời chi chú bất tán thành trong Phục truyền luật lệ ký 17:14: “Khi ngươi đã vào xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho, được nhận lấy và ở tại xứ đó rồi, nếu ngươi nói: Tôi sẽ lập một vua lên cai trị tôi, như các dân tộc chung quanh” (phần nhấn mạnh là của tôi). Mấy lời nầy của Môise vừa là lời cảnh báo và cũng là một lời tiên tri. Hãy so sánh lời lẽ của Môise với lời lẽ của dân sự nói với Samuên ở I Samuên 8:5: “Kìa, ông đã già yếu, còn các con trai ông lại chẳng noi theo gương của ông. Bây giờ, xin hãy lập trên chúng tôi một vua đặng đoán xét chúng tôi, y như các dân tộc khác đã có rồi” (phần nhấn mạnh là của tôi). Trong cả hai câu, chính dân sự mới là những người đòi hỏi một vì vua, giống như trong cả hai động cơ của họ là phải “y như các dân tộc khác”. Nếu dân Israel không thể bắt chước các dân tộc khác bởi tình trạng phi luận và thờ lạy hình tượng, họ sẽ bắt chước các dân tộc kia bằng cách có một vị vua. Cái điều dân Israel thất bại không nắm bắt được là sự ước ao có một vì vua của họ chính là sự thờ lạy hình tượng: “Đức Giê-hô-va phán cùng Sa-mu-ên rằng: Hãy nghe theo mọi lời dân sự nói cùng ngươi; ấy chẳng phải chúng nó từ chối ngươi đâu, bèn là từ chối ta đó, hầu cho ta chẳng cai trị chúng nó nữa. Chúng nó đối ở cùng ngươi y như chúng nó đã thường làm từ khi ta đem chúng nó ra khỏi xứ Ê-díp-tô cho đến ngày nay: chúng nó đã lìa bỏ ta đặng hầu việc các thần khác” (I Samuên 8:7-8, phần nhấn mạnh là của tôi). Ở đây, chúng ta thấy các hình tượng không luôn luôn là những đồ vật do con người làm ra bằng kim loại, bằng lời nói, hay bằng đá; các hình tượng cũng là con người đấy. Lý do tại sao con người làm hình tượng là vì họ muốn nhìn thấy ai hay cái mà họ đang thờ lạy. Hình tượng bảo đảm cho “người thờ lạy” sự thành công, dù là chiến thắng nơi bãi chiến trường, sinh sôi nẩy nở, hay mưa xuống cho mùa màng của họ. Một vì vua mạnh sức, quyền lực có thể là chìa khóa dẫn tới thành công. Và hãy nhớ, một số vua chúa thực sự đã được thờ lạy như các thần (xem Đaniên 3; Công Vụ các Sứ đồ 12:20-24). Một khi Đức Chúa Trời không thấy được bằng mắt thường, sẽ chẳng có một mô tả nào về Ngài theo hình thức một hình tượng (Phục truyền luật lệ ký 4:15-19). Dân Israel muốn có một lãnh tụ mà họ có thể nhìn thấy được, ai đó họ có thể tin cậy để giải cứu họ. Họ muốn một vì vua, giống như bao dân tộc khác. Hình tượng vì lẽ ấy có thể là con người, và không những đó là bậc vua chúa được người ta “thờ lạy” (dù là hình bóng hay theo chức năng). Phần nhiều thanh niên trong xứ sở của chúng ta đang thờ lạy những nhân vật nổi tiếng, đặc biệt các nhạc sĩ, nam nữ nghệ sĩ. Một số Cơ đốc nhân hình tượng hóa các vị lãnh đạo Cơ đốc nổi bật trong khi nhiều người khác (một số Cơ đốc nhân không may) mù quáng chạy theo các cấp lãnh đạo thờ lạy hình tượng có sức thuyết phục. Chúng ta hãy cẩn thận khi tỏ ra sự tôn trọng thích đáng những người trong giới cầm quyền, nhưng chúng ta cũng phải nhận ra rằng chúng ta không trở thành hạng người thờ lạy con người. Đừng bao giờ nhìn vào con người vì những gì chỉ có Đức Chúa Trời mới làm được; đừng bao giờ dành cho con người những điều mà chỉ có Đức Chúa Trời mới đáng được. Samuên đáp lại với dân Israel y như Đức Chúa Trời đã dặn dò ông. Tới thời điểm nầy, ông không tố giác họ về việc chối bỏ Đức Chúa Trời, mặc dù họ đã chối bỏ Ngài. Thay vì thế, ông chỉ ra cái giá rất cao khi họ có vua: “Sa-mu-ên thuật lại mọi lời của Đức Giê-hô-va cho dân sự đã cầu xin Ngài một vua, mà rằng: Này là cách của vua sẽ cai trị các ngươi. Người sẽ bắt con trai các ngươi đặng đánh xe mình, hoặc đặt vào quân kỵ, để chạy trước xe của người. Người sẽ lập chúng nó làm trưởng ngàn người và và trưởng năm mươi người, hoặc bắt chúng nó cày ruộng người, gặt mùa màng người, chế tạo binh khí người, và đồ đạc của xe cộ người. Người sẽ bắt con gái các ngươi làm thợ chế dầu thơm, làm đầu bếp, và thợ bánh mì. Người sẽ thâu vật tốt nhất của ruộng, vườn nho, và cây ô-li-ve của các ngươi, đặng phát cho tôi tớ người. Người sẽ đánh thuế một phần mười về ngũ cốc và vườn nho các ngươi, mà phân phát cho những hoạn quan và tôi tớ người. Người sẽ bắt những tôi trai, tớ gái, trai tráng hạng của các ngươi, đến đỗi bắt con lừa các ngươi, mà dùng vào công việc người. Người sẽ đánh thuế một phần mười về những bầy chiên các ngươi, và các ngươi sẽ làm tôi mọi người. Bấy giờ các ngươi sẽ kêu la vì cớ vua mà các ngươi đã chọn, nhưng Đức Giê-hô-va không nghe các ngươi đâu” (I Samuên 8:10-18). Dân Israel bị buộc phải dâng phần mười và các thứ của dâng cho sự chăm sóc người nghèo và cho sự giúp đỡ những ai đang phục vụ trong vai trò thầy tế lễ. Có một vì vua chắc chắn sẽ tăng gấp đôi mọi phí tổn của họ. Có một vì vua không những khiến cho họ phải trả giá bằng tiền bạc, mà điều đó còn hạn chế quyền tự do của họ nữa. Nhà vua mà họ ao ước sẽ lấy tài sản của họ rồi sử dụng nó, hoặc trao nó cho bạn bè của người, cũng như người sẽ bắt con cái họ làm tôi tớ của người. Những gì dân Israel đang đòi hỏi không những làm phật lòng Đức Chúa Trời, mà nó còn không ở trong lợi ích tốt nhứt của họ nữa. Trong khi tội nhân nghĩ họ đang nâng cấp lợi ích của họ, chắc chắn họ đang làm điều ngược lại. Tội lỗi đang tự đánh bại và tự hủy diệt. Có lẽ đây là một việc tốt lành phải ghi nhớ khi tìm cách xây người khác ra khỏi tội lỗi của họ. Hãy làm cho tội nhân hiểu rằng cái giá của tội lỗi là rất cao, và cuộc vui sẽ ngắn ngủi lắm (và thường gây sợ hãi). Tôi muốn chỉ ra một điều rất quan trọng về lời lẽ của Samuên cảnh cáo đối với cái giá cao của việc lập vua chúa. Không những Samuên đang cảnh cáo dân Israel rằng vị vua đầu tiên của họ (là nhân vật chúng ta biết sẽ là Saulơ) sẽ chẳng xứng đáng với cái giá cao đó. Đức Chúa Trời đang nói rõ ràng rằng từng vị vua một – thậm chí vị vua tốt nhứt đi nữa – sẽ đến với một giá rất cao. Một người chỉ phải hỏi Uri về vấn đề nầy, vì Vua David đã có quyền lấy vợ ông ta, và sinh mạng của người chiến sĩ trung thành nầy. Về sau, Solomon đã lấn lướt dân Israel với các thứ thuế má (xem I Các Vua 4:7-22-25; 9:1f; 12:4). Tôi sẽ tiếp tục nói một điều đã được công nhận là vấn đề thuộc về chính trị, nhưng cần phải nói ra vì tôi tin đây là sự thực. Có quá nhiều người ngày nay nhìn vào nhà cầm quyền giống như thần linh của họ vậy. Họ nhìn vào nhà cầm quyền để có được sự thịnh vượng và sự bình an. Họ nhìn vào nhà cầm quyền để có được “cuộc sống an lành”. Và đây là lý do tại sao, đối với một số người, nhà cầm quyền càng lớn lao hơn, thì là tốt hơn. Lời lẽ của Samuên không những áp dụng cho bậc vua chúa, mà còn cho bất kỳ nhà cầm quyền nào, và đặc biệt “nhà cầm quyền to lớn” kia. Thật là thú vị khi khắc trên đồng tiền, nhà cầm quyền của chúng ta cho in hàng chữ “In God We Trust” (Chúng ta tin cậy nơi Đức Chúa Trời). Tôi lấy làm lạ có bao nhiêu người ngày hôm nay tin cậy nhà cầm quyền của họ nhiều hơn là họ tin cậy nơi Đức Chúa Trời? Có lẽ chúng ta nên đọc hàng chữ trên đồng tiền ấy rồi đem hàng chữ ấy vào trong lòng. Chắc chắn chúng ta nên lấy lời lẽ của Samuên mà ghi vào lòng. Dân sự không chịu khuyên ngăn. Họ khăng khăng muốn có một vì vua. Và vì thế, Đức Chúa Trời dặn dò Samuên đến với dân sự cùng sự bảo đảm rằng Ngài sẽ ban cho họ vì vua mà họ đòi hỏi. Khi dân sự trở về nhà mình rồi, họ chưa biết ai sẽ là vua của họ, và vì vậy mọi mắt đều dồn về Samuên để xem ông ấy sẽ chỉ định ai làm vua của họ. Các chương 9 và 10 mô tả tiến trình bởi đó Đức Chúa Trời tỏ ra lai lịch nhà vua của Israel. Ở 9:1–10:16, tác giả thuật lại cách Đức Chúa Trời tỏ ra theo cách riêng cho Saulơ biết rằng ông sẽ trở thành vua của Israel. Chương 10:17-27 ghi lại tiến trình bởi đó Đức Chúa Trời công khai xác định Saulơ với dân Israel là vua của họ. Saulơ đúng là loại người mà dân Israel đang tìm kiếm. Ông xuất thân từ một gia đình nổi bật, ông là một người rất hấp dẫn, và ông là Gôliát của Israel: “Bấy giờ, có một người Bên-gia-min, tên là Kích, con trai A-bi-ên, cháu Xê-rô, chắt Bê-cô-rát, chít A-phi-ác, là con trai của một người Bên-gia-min. Kích vốn một người dõng sĩ, có một con trai, tên là Sau-lơ, còn trẻ và lịch sự. Trong dân Y-sơ-ra-ên chẳng ai lịch sự bằng người; người cao hơn cả dân sự từ vai trở lên” (I Samuên 9:1-2). Mọi chuyện khỏi sự với mấy con lừa đi lạc, nên Kích mới sai Saulơ con trai mình đi tìm. Saulơ, cùng đi với một trong các tôi tớ trẻ, đã đuổi theo chúng trong mấy ngày. Khi chúng đang tìm thức ăn, Saulơ đã sẵn sàng đón lấy rồi đưa chúng về nhà. Tôi tớ của người công nhận rằng họ đã đến tại thành phố có vị tiên tri sống ở đó. (Saulơ dường như không biết về điều nầy, là điều có thể cung ứng cho chúng ta một manh mối về tình trạng thuộc linh của Saulơ). Gã tôi tớ tin rằng vị tiên tri (hay đấng tiên kiến) có thể nói cho họ biết chỗ để tìm mấy con lừa đi lạc và bằng lòng cung ứng tiền bạc để trả cho ông ấy vì sự phục vụ của ông ta. Saulơ làm theo lời khuyên của gã tôi tớ, và họ đến tại thành phố rồi đến chỗ có vị tiên tri! (Đức Chúa Trời đã tỏ ra rồi cho Samuên biết vua của Israel sẽ đến đó, và người ấy thuộc chi phái Bêngiamin – xem 9:15-16). Samuên đãi Saulơ như khách danh dự của mình, rồi sau đó ông đã xức dầu theo cách riêng cho Saulơ làm vua của Israel. Samuên cũng cung ứng cho Saulơ vài dấu hiệu để làm cho ông tin rằng đây là công việc của Đức Chúa Trời. Samuên nói cho Saulơ biết rằng mấy con lừa đã được người ta tìm gặp rồi – trước khi Saulơ có cơ hội nhắc cho biết rằng họ đang đi tìm kiếm chúng. Samuên nói cho Saulơ biết rằng ông sẽ gặp hai người, rằng họ sẽ bảo đảm với ông rằng mấy con lừa của cha ông đã được tìm gặp, và rằng cha ông giờ đây đang lo cho ông (10:2). Đồng thời, điều nầy nhắc tới những gì Saulơ đã nói trước đó ở 9:5. Khi ấy Saulơ sẽ gặp ba người đang đi lên Bêtên. Một người chở ba con dê đực, người kia đem ba ổ bánh, và người thứ ba đem một bầu da rượu. Người đem bánh theo đó sẽ trao cho Saulơ hai ổ bánh, Samuên nói cho Saulơ biết như thế. Ông cũng nói cho Saulơ biết rằng Saulơ sẽ gặp một đoàn tiên tri, và Saulơ sẽ nói tiên tri. Mọi việc nầy đã xảy ra, y như Samuên đã nói. Samuên cũng cung ứng cho Saulơ một huấn thị rất đặc biệt: “Đoạn hãy đi xuống trước ta đến Ghinh-ganh, ta sẽ theo ngươi ở đó đặng dâng của lễ thiêu và của lễ thù ân. Ngươi sẽ đợi bảy ngày cho đến chừng ta tới; bấy giờ ta sẽ dạy ngươi điều phải làm” (I Samuên 10:8). Không may, lời dặn dò nầy không được tuân theo, như chúng ta sẽ thấy không bao lâu nữa. Khi Saulơ về đến nhà, chú của Saulơ (Ápne? – xem 14:50) rất thú vị nơi những điều Samuên đã nói với cháu trai mình, một khi ông hay được rằng Saulơ đã nói chuyện với vị tiên tri. Không có gì lạ lùng cả. Ai nấy đều biết rằng Samuên không bao lâu nữa sẽ xức dầu cho một tân vương. Bất kỳ người nào dính dáng với Samuên sẽ được xem là một ứng viên khả thi cho địa vị vua. Giờ đây, Samuên kêu gọi cả xứ tập trung lại trước mặt Chúa tại Míchba (hãy nhớ lần sau cùng điều nầy xảy ra, ở chương 7). Samuên bắt đầu với một lời quở trách: “rồi nói cùng dân Y-sơ-ra-ên rằng: Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên có phán như vầy: Ta đã đem Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ê-díp-tô; ta đã giải cứu các ngươi khỏi tay dân Ê-díp-tô và khỏi tay mọi vua hà hiếp các ngươi. Ngày nay các ngươi từ chối Đức Chúa Trời của các ngươi, là Đấng đã giải cứu các ngươi khỏi mọi sự hoạn nạn và nguy hiểm; các ngươi đã thưa cùng Ngài rằng: Xin hãy lập một vua quản trị chúng tôi! Vậy bây giờ, hãy ứng hầu trước mặt Đức Giê-hô-va từ chi phái và từ hằng ngàn người’” (I Samuên 10:18-19). Trường hợp Samuên nghịch lại Israel là một trường hợp rất đơn giản. Từ những ngày họ ra khỏi xứ Aicập, Đức Chúa Trời đã giải cứu dân sự Ngài ra khỏi tay kẻ thù của họ. Mọi sự nầy Đức Chúa Trời đã hoàn thành mà chẳng có vua chúa nào hết. Giờ đây, Samuên quở trách dân sự vì chối bỏ Đức Chúa Trời là Vua và là Đấng Cứu Tinh của họ. Bây giờ họ đang đòi một vị vua trong chỗ của Đức Chúa Trời. Lời lẽ quở trách của Samuên đi trước sự chỉ định Saulơ làm vua của họ. Tất nhiên, Samuên biết vị vua đó sẽ là ai, nhưng ông không nhắc tới tên của Saulơ. Samuên tiến hành một quá trình loại bằng cách bỏ thăm. Trước tiên chi phái Bêngiamin được chọn bằng thăm, kế đó gia đình của Mát-ri, rồi sau cùng là Saulơ. Chẳng ai tìm gặp Saulơ, và vì thế họ phải cầu hỏi Đức Chúa Trời. Ngài báo cho họ biết Saulơ đang ẩn mình ở giữa đống đồ đạt. Dường như ông không hành xử giống như một vì vua. Có người mau mắn lưu ý đến vấn đề nầy, thắc mắc làm thế nào một gã như thế có thể giải cứu Israel (10:27). Nhiều người khác lưu ý rằng Saulơ đứng vai và đầu cao hơn bất kỳ người Israel nào khác (10:23; xem 9:2). Người nào chấp nhận Saulơ làm vua của họ đều mang lễ vật đến cho người. Người nào khinh dễ Saulơ sẽ chẳng đem lễ vật đến. Tôi phải nói, một điều nên đóng ngoặc đơn lại, rằng tôi lưu ý vấn đề lễ vật nầy trong khi dâng hiến vào Chúa nhật nầy. Tôi kêu gọi hãy coi chừng cách người Đông phương mang lễ vật đến cho người mà họ tìm kiếm là “Vua của dân Giuđa” (Mathiơ 2:1-12). Nếu chúng ta công nhận một người là vua bằng cách dâng lễ vật cho họ, điều đó nói gì khi chúng ta đến nhà thờ hết tuần lễ nầy đến tuần lễ khác, tuy nhiên chẳng dâng gì cho Ngài là Đấng mà chúng ta xưng là Vua các vua? Thực là đáng buồn khi trong từng nhà thờ có một số người không bao giờ dâng hiến. Phân đoạn Kinh thánh nầy sẽ khiến cho họ phải dừng lại mà suy nghĩ. Và e nhiều người trong chúng ta, những ai dâng hiến, họ cảm thấy tự mãn, tôi cũng muốn nói rằng tầm cở lễ vật của chúng ta nói ra điều gì đó về mối quan tâm của chúng ta dành cho Vua của chúng ta nữa đấy. Chính trong các chương 11 và 12, quyền trị vì của Saulơ được thiết lập theo một phương thức công khai. Có phải ai đó lấy làm lạ, không biết gã nầy trốn giữa đống đồ đạt kia lại có thể lãnh đạo dân Israel lâm trận sao? Đức Chúa Trời đã chứng tỏ thể nào trong chương 11, khi Nahách, người Ammôn đi ra vây thành Giabe ở Galaát. Dân cư thành ấy vốn biết rõ họ rất đông và bằng lòng đầu hàng theo những giới hạn thông thường. Nahách không bằng lòng để cho dân sự nầy đầu hàng cách đơn giản được; hắn muốn sỉ nhục họ một cách hoàn toàn. Nếu họ muốn đầu hàng hắn, họ sẽ phải để cho hắn móc con mắt phải của họ. Các vị lãnh đạo thành phố xin một tuần để có quyết định, trong thời gian ấy họ sẽ tìm cách học biết xem có anh em của họ sẽ đến trợ giúp cho họ hay không!?! (Dường như Nahách cảm thấy tin tưởng hoàn toàn rằng sẽ chẳng có ai đến cứu họ, ý nói rằng hắn chiếm tay trên cũng như các thành khác, một khi dân Israel tỏ ra họ thiếu sự thống nhất). Khi Saulơ hay được tình thế chẳng đặng đừng của dân cư Giabe ở Galaát, Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự trên ông thật là quyền năng. Ông bắt đôi bò rồi giết chúng đi, cắt chúng ra thành nhiều mảnh, ông gửi đi khắp cả xứ (không giống như cách người Lêvi gửi những mảnh thân người vợ bé của ông ta khắp cả xứ trong (Các Quan Xét 19:29-30). Ông đe dọa giết bò của bất cứ ai không chịu đến hiệp cùng anh em của họ trong chiến trận chống là người Ammôn. Điều nầy đã tác động khắp cả xứ phải nhóm lại đặng tham chiến: 300.000 người Israel và 30.000 người từ xứ Giuđa (11:8). Saulơ và quân đội của ông đã đánh bại dân Ammôn và đã giải cứu thành phố. Giờ đây, rõ ràng là Saulơ có khả năng lãnh đạo dân tộc trong chiến trận chống lại các kẻ thù của họ. Thậm chí có người muốn trừng phạt những kẻ đã thắc mắc quyền cai trị của Saulơ, nhưng Saulơ đã cấm họ làm như vậy (11:12-13). Dân sự hân hoan lắm, và vì vậy Samuên triệu tập họ nhóm lại tại Ghinh ganh, ở đó họ làm mới lại địa vị vua (11:13...). Khi ấy Saulơ được mọi người nhất trí công bố làm vua, và những của lễ thù ân đã được dâng lên. Đây là thời điểm kỷ niệm, song đấy cũng là thời điểm cho Samuên nói rõ với Israel tội lỗi của họ là nghiêm trọng lắm trong việc đòi cho có một vị vua. Samuên bắt đầu bằng cách thách thức bất kỳ người nào đưa ra một bản án nghịch lại ông. Mọi người đều công nhận rằng ông đã xử sự rất công bằng và ngay thẳng (12:1-5). Điều nầy cung ứng cho Samuên thẩm quyền về đạo đức mà công có cần để quở trách dân Israel về tội lỗi của họ. “Sa-mu-ên nói cùng dân sự rằng: Đức Giê-hô-va là Đấng đã lập Môi-se và A-rôn, đem tổ phụ các ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô. Vậy bây giờ, hãy ra mắt trước mặt Đức Giê-hô-va, ta sẽ luận cùng các ngươi về hết thảy những việc công bình mà Đức Giê-hô-va đã làm cho các ngươi và cho tổ phụ các ngươi. Sau khi Gia-cốp đến xứ Ê-díp-tô, tổ phụ các ngươi có kêu cầu cùng Đức Giê-hô-va; Đức Giê-hô-va sai Môi-se và A-rôn đem tổ phụ các ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, mà lập họ ở trong chỗ nầy. Nhưng họ quên Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, nên Ngài phó họ cho Si-sê-ra, tổng binh của Hát-so, cho dân Phi-li-tin, và cho vua Mô-áp; chúng nó đều tranh chiến cùng họ. Họ bèn kêu cầu Đức Giê-hô-va mà rằng: Chúng tôi đã phạm tội, vì chúng tôi có lìa bỏ Đức Giê-hô-va, mà hầu việc những Ba-anh và At-tạt-tê; nhưng bây giờ, xin giải cứu chúng tôi khỏi tay kẻ thù nghịch chúng tôi, thì chúng tôi sẽ phục sự Ngài. Đức Giê-hô-va đã sai Giê-ru-ba-anh, Bê-đan, Giép-thê, và Sa-mu-ên; Ngài giải cứu các ngươi khỏi kẻ thù nghịch xung quanh các ngươi, và các ngươi đã ở được an ổn vô sự. Song thấy Na-hách, vua dân Am-môn, đến đánh các ngươi, các ngươi nói cùng ta rằng: Không được; phải có một vua cai trị chúng tôi; mà thật Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã là Vua các ngươi. Bây giờ, kìa vua các ngươi đã chọn, và đã cầu xin. Đức Giê-hô-va đã lập người làm vua trên các ngươi. Nếu các ngươi kính sợ Đức Giê-hô-va, phục sự Ngài, vâng theo lời phán Ngài, chẳng nghịch mạng lịnh của Ngài; nếu các ngươi và vua cai trị các ngươi vâng theo Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, thì chắc các ngươi sẽ được may mắn. Còn nếu các ngươi không vâng theo lời phán của Đức Giê-hô-va, bội nghịch mạng lịnh của Ngài, thì tay của Đức Giê-hô-va ắt sẽ giáng họa trên các ngươi như đã giáng họa trên tổ phụ các ngươi” (I Samuên 12:6-15). Đây là lời quở trách toàn diện nhất mà Samuên đã ban ra cho đòi hỏi của Israel khi họ muốn có một vị vua. Ông kể lại hết trường hợp nầy đến trường hợp khác nói về sự quan phòng và bảo hộ của Đức Chúa Trời cho dân sự Ngài, trong vai trò Vua của họ. Ông nhấn mạnh rằng những khó khăn hiện nay của họ với các dân Ngoại là kết quả tội lỗi của chính họ, và trong phần đáp ứng với những lời họ thỉnh cầu xin giúp đỡ, Đức Chúa Trời đã sai một đấng cứu tinh đến với họ. Dường như Samuên nhấn mạnh sự thực một điều gì đó “đột ngột” (chúng ta dám nói như thế) khi Nahách và dân Ammôn tấn công Israel. Không cứ cách nào đó, hắn đã chủ động gây kinh khủng cho họ, hầu cho họ cảm thấy một vị vua là cần thiết. Được rồi, Israel có vua của họ, nhưng dân sự của Đức Chúa Trời phải nhìn biết mọi đòi hỏi của họ muốn có một vị vua đã thiết lập nên một tội lỗi nghiêm trọng nhất. Đấy là một sự thất bại không tin cậy nơi Đức Chúa Trời. Muốn như thế là đặt lòng tin cậy của họ nơi một con người, thay vì nơi Đức Chúa Trời. Dù vậy, Đức Chúa Trời đã bằng lòng ưng chuẩn lời thỉnh cầu của họ rồi ban cho họ một vị vua, và tiếp tục giữ giao ước của Ngài với họ. Tuy nhiên, sự thay đổi sang chế độ quân chủ không gạt qua một bên Giao ước với Môise cùng mọi đòi hỏi của giao ước ấy. Đức Chúa Trời sẽ tiếp tục chúc phước cho Israel nếu họ và vua của họ tuân theo các điều răn của Ngài. Nếu họ hay vua của họ loạn nghịch chống lại các điều răn của Ngài, khi ấy Đức Chúa Trời sẽ đem sự phán xét đến giáng trên họ. Khi nhấn mạnh tầm quan trọng tội lỗi của Israel và lời lẽ quở trách của Samuên vừa thốt ra, Đức Chúa Trời đã sai một cơn bão đến hủy diệt một số mùa màng của họ và lôi kéo sự chú ý của Israel. Dân sự đã sợ hãi cả Samuên và Đức Giêhôva: “Hết thảy đều nói cùng Sa-mu-ên rằng: Xin hãy vì những đầy tớ của ông mà cầu xin Giê-hô-va Đức Chúa Trời ông, hầu cho chúng tôi không chết; vì chúng tôi đã thêm lỗi xin một vua vào các tội khác của chúng tôi” (I Samuên 12:19). Đáp ứng của Samuên rất khiêm tốn, và có hơi hướm của sự yên ủi: “Sa-mu-ên đáp cùng dân sự rằng: Chớ sợ chi. Thật các ngươi có làm mọi điều gian ác nầy; song chớ xây bỏ Đức Giê-hô-va, phải hết lòng phục sự Ngài, chớ lìa bỏ Ngài đặng đi theo những hình tượng hư không, chẳng có ích chi, cũng không biết cứu; vì hình tượng chỉ là hư không mà thôi. Đức Giê-hô-va vì cớ danh lớn mình, sẽ chẳng từ bỏ dân sự Ngài: chỉn thật, Đức Giê-hô-va đã định các ngươi làm dân sự của Ngài. Còn ta đây, cũng chẳng phạm tội cùng Đức Giê-hô-va mà thôi cầu nguyện cho các ngươi. Ta sẽ dạy các ngươi biết con đường lành và ngay. Chỉ hãy kính sợ Đức Giê-hô-va, lấy hết lòng trung tín phục sự Ngài; vì khá xem những việc lớn lao mà Ngài làm cho các ngươi là dường nào! Nhưng nếu các ngươi cứ làm ác, thì các ngươi và vua các ngươi chắc sẽ bị diệt vong” (I Samuên 12:20-25, phần nhấn mạnh là của tôi). Đặc biệt, tôi có ấn tượng với lời lẽ ở câu 21. Lời lẽ nầy nghe giống với lời cảnh cáo nghịch lại sự thờ lạy hình tượng, có phải không? Thực vậy, bản Kinh thánh NIV dịch câu 21 theo cách nầy: Đừng xây đi mà theo các hình tượng vô dụng. Chúng chẳng làm cho tốt lành cho các ngươi, chúng cũng chẳng giải cứu các ngươi được đâu, vì chúng là vô dụng (phần nhấn mạnh là của tôi). Trong khi câu nầy, được dịch là “chẳng có ích chi” là một lối nói lôi cuốn nhất, đáng phải học hỏi, nó đủ cho phần nghiên cứu nầy ám chỉ rằng “bậc vua chúa” “chẳng có ích chi” và là “hình tượng vô dụng” khi chúng ta trông mong họ giải cứu chúng ta, thay vì là Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải sự cả thể hay quyền lực của các vua loài người, mà là quyền phép, sự tể trị, và tình yêu chung thủy (giao ước) của Đức Chúa Trời mới bảo đảm cho chúng ta về sự an ninh trong đời nầy và trong cõi đời đời. “Những thợ chạm tượng đều là hư vô, việc họ rất ưa thích chẳng có ích gì. Những kẻ làm chứng của họ không thấy và không biết, để họ mang xấu hổ” (Êsai 44:9). “Ấy là Đấng ngự trên vòng trái đất nầy, các dân cư trên đất như cào cào vậy. Chính Ngài là Đấng giương các từng trời ra như cái màn, và giương ra như trại để ở. Chính Ngài là Đấng làm tiêu diệt các quan trưởng và làm cho các quan xét trên đất ra hư không” (Êsai 40:22-23). Khi sự trị vì của Saulơ mới bắt đầu, và ông sẽ trị vì trên Israel trong 40 năm, các chương kế đó (13-15) mô tả bản chất sai trái của Saulơ (các chương 13 và 14) và mô tả hai thất bại mà Saulơ phải trả giá bằng triều đại đời đời và thậm chí chính vương quốc của ông (các chương 13:1-14 và 15). Chúng ta hãy bắt đầu với bản chất sai trái của Saulơ. Biểu hiện đầu tiên rõ ràng của chúng ta về Saulơ thiếu can đảm ngay thời điểm trình diện trước công chúng ông là vua của Israel, khi người ta tìm thấy ông đang ẩn nấp trong đống đồ đạt (10:22). Trong những câu đầu tiên của chương 13, tôi tin chúng ta nhìn thấy dấu hiệu cảnh báo khác: “Giô-na-than đánh đồn Phi-li-tin ở tại Ghê-ba. Dân Phi-li-tin hay điều đó; Sau-lơ hạ lịnh thổi kèn khắp xứ, mà rằng: Dân Hê-bơ-rơ khá nghe biết!” (I Samuên 13:3, phần nhấn mạnh là của tôi). Như chúng ta thấy đấy, Israel vẫn còn bị dân Philitin chiếm đóng. Ghêba là một thị trấn nằm trong lãnh thổ của chi phái Bêngiamin, chỉ cách phía Bắc Jerusalem chừng vài dặm mà thôi. Dân Philitin đã dựng một tiền đồn ở đó, một biểu tượng cho quyền thống trị của họ và cai quản trên dân Israel, và là một phương tiện phòng thủ. Saulơ được lập làm vua trên Israel để “đánh giặc cho chúng tôi” (8:20). Tại sao, khi ấy, ông đã lần lựa không tấn công dân Philitin, họ vẫn còn duy trì một tiền đồn trong xứ Israel? Tôi e rằng điều nầy thích ứng với việc ông ta thiếu can đảm và đức tin. Saulơ đã duy trì một loại “quân đội kiểng”, không lớn đủ để khiêu khích dân Philitin. Dường như họ là một loại lực lượng cảnh sát cho xứ sở, và dường như chỉ lo bảo vệ cho Saulơ mà thôi. Không giống như cha mình, Giônathan không bị động bởi dân Philitin. Ông đã đánh đồn Philitin ở Ghêba, và chỉ khi ấy Saulơ mới triệu tập dân Israel để chiến tranh. Ông ta còn làm chi nữa? Quân đội của Saulơ đã tấn công dân Philitin, và ông ta biết chắc họ sẽ trả đủa, y như họ đã làm vậy: “Khi ấy, dân Phi-li-tin hiệp lại đặng đánh Y-sơ-ra-ên: chúng có ba vạn cỗ xe, sáu ngàn lính kỵ, và quân lính đông như cát trên bờ biển. Vậy, chúng nó đi lên, đóng trại tại Mích-ma, về hướng đông của Bết-A-ven. Dân Y-sơ-ra-ên thấy mình nguy cấp vì bị chúng theo riết gần, bèn trốn ẩn trong hang đá, trong bụi bờ, trong gành đá, trong đồn lũy, và trong hầm hố. Mấy người Hê-bơ-rơ sang qua sông Giô-đanh, đến xứ Gát và Ga-la-át. Song Sau-lơ còn ở lại tại Ghinh-ganh và hết thảy dân sự đi theo người đều run sợ” (I Samuên 13:5-7). Dân Israel dường như không có đủ quân số như trước đó, ở Giabe Galaát. Saulơ dường như không bằng lòng hay không có khả năng để chủ động tấn công. Như một kết quả, binh lính của ông ta đều lấy làm kinh hãi và ẩn trốn bất cứ đâu họ có thể. Không ai có thể cảm nhận được nổi sợ hãi của binh lính Saulơ chỉ là một phản ảnh chính những lo sợ của Saulơ. Cho nên Giônathan, cùng với tôi tớ của mình, họ đã tấn công tiền đồn của Philitin tại đèo Míchma (13:23...), với Saulơ chỉ hành động khi rõ ràng là quân Philitin đã rút lui rồi. Saulơ không tìm kiếm sự hướng dẫn thiêng liêng, như ông ta đáng phải có (14:3, 16-19), chỉ thực hiện khi quá câu ép, hay khi được giục giã phải làm như thế (14:36-37). Khi Saulơ dại dột buộc người của mình phải thề kiêng ăn (một lời thề nhắc tới lời thề của Giépthê ở Các Quan Xét 11), Giônathan lại chẳng biết hành động dại dột nầy và đã vô tình vi phạm lời thề đó (I Samuên 14:24-30). Giônathan đã dễ dàng nhìn thấy sự dại dột của quyết định nầy. Và khi ai nấy nhìn thấy Giônathan là người đã vi phạm lời thề của Saulơ, cha của Giônathan sẽ buộc Giônathan phải chịu chết. Chỉ có dân sự mới cứu Giônathan khỏi chết. Saulơ là một người với bản chất sai trái, và mọi thứ nầy chỉ trở nên rõ nét hơn khi David được lòng với cả dân Israel. Saulơ đã phạm vào hai tội rất đặc biệt khiến ông ta phải trả giá bằng cả vương quốc. Tội thứ nhứt được ghi lại ở I Samuên 13: “Sau-lơ đợi bảy ngày, là kỳ của Sa-mu-ên đã định; song vì Sa-mu-ên không đến Ghinh-ganh, dân sự bèn tan đi. Bấy giờ, Sau-lơ nói: Hãy đem đến cho ta của lễ thiêu và của lễ thù ân; rồi người dâng của lễ thiêu. Khi người dâng xong, kìa Sa-mu-ên bèn đến. Sau-lơ đi ra đón đặng chào người. Nhưng Sa-mu-ên hỏi: Ngươi đã làm chi? Sau-lơ đáp rằng: Khi tôi thấy dân sự tan đi, ông không đến theo ngày đã định, và dân Phi-li-tin đã hiệp lại tại Mích-ma, thì tôi nói rằng: Dân Phi-li-tin chắc sẽ hãm đánh tôi tại Ghinh-ganh, và tôi chưa cầu khẩn Đức Giê-hô-va. Vì vậy, tôi miễn cưỡng dâng của lễ thiêu” (I Samuên 13:8-12). Dứt khoát là Saulơ đã ở dưới áp lực. Dân Philitin dường như đã chiếm tay trên, và quân đội của ông ta đã bốc hơi trước mắt ông ta. Mặc dù đã cách đó một khoảng thời gian, chắc chắn là các huấn thị mà Đức Chúa Trời ban ra vào thời điểm chỉ định Saulơ làm vua là mạng lịnh mà Saulơ đã không tuân theo: “Khi ngươi thấy các dấu hiệu nầy xảy ra, thì tùy cơ mà làm; Vì Đức Chúa Trời ở cùng ngươi! Đoạn hãy đi xuống trước ta đến Ghinh-ganh, ta sẽ theo ngươi ở đó đặng dâng của lễ thiêu và của lễ thù ân. Ngươi sẽ đợi bảy ngày cho đến chừng ta tới; bấy giờ ta sẽ dạy ngươi điều phải làm” (I Samuên 10:7-8). Sau khi đưa ra hết những gì chúng ta biết về Saulơ, tôi có ấn tượng là Đức Chúa Trời đã từng báo cho Saulơ biết ông ta sẽ lên làm vua, Đức Chúa Trời đã ban cho ông một lượng quyền lực để làm theo ý mình. Từ câu 7, dường như là Đức Chúa Trời đã báo cho Saulơ biết các dấu hiệu khẳng định đã xảy ra, ông ta được tự do bắt đầu hành xử giống như vua của Israel. Nói khác đi, ông được tự do khởi sự chiến tranh với dân Philitin, trong khi thực ra, Giônathan con trai ông mới là người làm việc ấy. Đức Chúa Trời đã hứa ở cùng Saulơ khi ông làm theo như vậy. Nhưng Saulơ đã làm gì chứ? Thực ra ông ta chẳng làm chi hết, cho tới chừng bị thúc phải làm thôi. Hành động cố quyết nhất của ông đã xảy ra khi dân Ammôn đã đe dọa dân cư Giabe Galaát, nằm trên bờ phía Đông của sông Giôđanh, nhưng Saulơ không nắm quyền chủ động nào để tấn công dân Philitin, là dân đã đe dọa Israel từ hướng Tây. Tôi có khuynh hướng muốn kết luận rằng đang khi Đức Chúa Trời đã ban cho Saulơ “thẳng tiến” tấn công dân Philitin, ông ta đã không làm theo, do sợ hãi và thụ động. Nhưng trước khi ông tiến hành cuộc tân công nầy, Saulơ được căn dặn phải đi đến Ghinh ganh, ở đó Samuên sẽ dâng của lễ thù ân và của lễ thiêu. Chính vào thời điểm nầy mà Samuên sẽ cung ứng cho ông ta nhiều huấn thị đặc biệt hơn về trận đánh. Saulơ được dặn dò phải chờ Samuên đến trong 7 ngày. Saulơ đã trì hoãn lâu như thế mới tấn công khiến người của ông ta giờ đây đã rời khỏi ông ta. Bấy giờ, phù hợp có thái độ thụ động của ông ta, Saulơ cảm thấy không thể chờ đợi Samuên lâu hơn nữa, và vì vậy ông ta đã tự mình dâng của lễ. Đối với tôi, trong việc làm ấy, Saulơ đã phạm vào hai tội. Thứ nhứt, rõ ràng là ông đã bất tuân những huấn thị của Đức Chúa Trời. Thứ hai, ông đã không tôn trọng “thứ bậc các thứ quyền” mà Đức Chúa Trời đã thiết lập. Nhà vua không nên chiếm lấy chức năng của thầy tế lễ, và ông cần phải được soi dẫn bởi sự hiện thấy có tính cách tiên tri. Ông ta đã đơn phương hành động, tách biệt ra trước sự phân chia quyền lực của Đức Chúa Trời. Hành động dại dột và tội lỗi nầy nơi phần của Saulơ sẽ khiến cho ông ta phải trả giá: “Sa-mu-ên nói cùng Sau-lơ rằng: Ngươi thật có làm ngu dại, không vâng theo mạng lịnh của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã truyền cho. Ví bằng có vâng theo, thì Đức Giê-hô-va ắt đã lập nước ngươi vững đời đời nơi Y-sơ-ra-ên; nhưng bây giờ, nước ngươi sẽ không bền lâu. Đức Giê-hô-va đã chọn lấy cho mình một người theo lòng Ngài, đặt người ấy làm trưởng của dân sự Ngài, bởi vì ngươi không giữ theo mạng lịnh của Đức Giê-hô-va” (I Samuên 13:13-14). Vương quốc của Saulơ sẽ không kéo dài hơn sự trị vì của ông ta trong vai trò làm vua. Ông ta sẽ chẳng có một triều đại kéo dài nào cả – các con trai của ông ta sẽ không cai trị trong vai trò “vua” sau ông ta. Đức Chúa Trời sẽ tìm kiếm vị vua nào sẽ tuân theo các mạng lịnh của Ngài (hãy nhớ Phục truyền luật lệ ký 17:14-20; 1 Samuên 12:14-15, 24-25), còn Saulơ đã bất tuân. Ám chỉ trong lời lẽ của Samuên ở 13:14 là sự thực Đức Chúa Trời sẽ thay thế vai trò vua của Saulơ. Vấn đề nầy sẽ được xử lý quyết liệt vào thời điểm hành động bất tuân quan trọng thứ nhì của Saulơ trong vai trò làm vua. Đau buồn nhất trong mọi sự, ấy là dù Samuên có quở trách Saulơ về tội lỗi của ông ta, chẳng có mảy may dấu vết nào về sự ăn năn hết. Saulơ không xưng rằng mình đã phạm tội. Ông và Samuên sắp sửa đường ai nấy đi. Hành động loạn nghịch quan trọng thứ nhì của Saulơ được mô tả ở chương 15. Đức Chúa Trời dặn dò Saulơ qua Samuên phải ra trận với dân Amaléc: “Sa-mu-ên nói cùng Sau-lơ rằng: Đức Giê-hô-va đã sai ta xức dầu cho ngươi, lập làm vua dân Y-sơ-ra-ên của Ngài. Vậy bây giờ, hãy nghe lời phán của Đức Giê-hô-va. Đức Giê-hô-va vạn quân phán như vầy: Ta nhớ lại điều A-ma-léc làm cho Y-sơ-ra-ên, ngăn cản đường lúc nó ra khỏi xứ Ê-díp-tô. Vậy, hãy đi đánh dân A-ma-léc và diệt hết mọi vật thuộc về chúng nó. Ngươi sẽ không thương xót chúng nó, phải giết người nam và nữ, con trẻ và con bú, bò và chiên, lạc đà và lừa’” (I Samuên 15:1-3, phần nhấn mạnh là của tôi). Không một điều gì có thể rõ ràng hơn các huấn thị nầy. Dân Amaléc hết thảy phải bị tiêu diệt – người nam, người nữ, con trẻ, và gia súc. Không một thứ gì còn sống được chừa lại. Saulơ đã tập trung đội quân 210.000 người và tuyên chiến với dân Amaléc tại thành Amaléc. Ông đã đánh bại chúng, nhưng không tiêu diệt mọi người và mọi vật sống: “Người bắt sống A-ga, vua của dân A-ma-léc, rồi lấy gươm diệt hết thảy dân sự. Nhưng Sau-lơ và dân chúng dong thứ A-ga, chẳng giết những con tốt hơn hết trong bầy bò và chiên, các thú về lứa đẻ thứ nhì, chiên con, và mọi vật tốt nhất. Chúng chẳng muốn diệt những vật đó, chỉ diệt hết những vật chi xấu và không giá trị” (I Samuên 15:8-9). Rõ ràng là Saulơ để cho Aga sống như một loại chiến lợi phẩm, hay vì một lý do riêng biệt nào đó. Saulơ đã giết chết các thứ không có giá trị, song đã giữ lại những thứ nào có giá trị cao nhất. Saulơ là một Acan khác (Giôsuê 6:17-19; 7:19-21), chỉ ở một cấp độ lớn hơn mà thôi, và điều đó đã được thực hiện cách công khai. Đây là một sai phạm nghiêm trọng, một sai phạm đã khiến cho Saulơ phải trả giá bằng vương quốc của mình. Không giống như Acan, Saulơ đã không chịu ăn năn. Ông ta đã chối tội của mình lúc ban đầu, và rồi nổ lực cáo lỗi vì việc ấy. Khi Samuên đến gặp ông ta, Saulơ rất bận rộn lập một bia tưởng niệm cho chính mình: “Sáng ngày sau, người đi rước Sau-lơ. Có kẻ đến nói cùng Sa-mu-ên rằng: Sau-lơ đã đến Cạt-mên, dựng cho mình một cái bia tại đó; đoạn, đổi đường đi xuống Ghinh-ganh. Sa-mu-ên đi đến cùng Sau-lơ; Sau-lơ nói cùng người rằng: Nguyện Đức Giê-hô-va ban phước cho ông! Tôi đã làm theo lịnh của Đức Giê-hô-va. Sa-mu-ên hỏi người rằng: Vậy thì tiếng chiên kêu vang đến tai ta, cùng tiếng bò rống ta nghe kia, là làm sao? Sau-lơ đáp rằng: Dân sự có dẫn chúng nó từ nơi người A-ma-léc đến; vì dân sự đã tha những con tốt nhất về chiên và bò, đặng dâng nó làm của lễ cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời của ông; vật còn lại, chúng tôi đã diệt hết đi. Sa-mu-ên nói cùng Sau-lơ rằng: Thôi! Ta sẽ tỏ cho ngươi điều Đức Giê-hô-va đã phán cho ta đêm nay. Sau-lơ đáp: Xin nói. Sa-mu-ên nói rằng: Lúc ngươi còn nhỏ tại mắt ngươi, ngươi há chẳng trở nên đầu trưởng của các chi phái Y-sơ-ra-ên sao? và Đức Giê-hô-va há chẳng xức dầu cho ngươi làm vua của Y-sơ-ra-ên ư? Vả, Đức Giê-hô-va đã sai ngươi đi mà rằng: Hãy đi diệt hết những kẻ phạm tội kia, là dân A-ma-léc, và giao chiến cùng chúng nó cho đến chừng ngươi đã diệt chúng nó. Sao ngươi không vâng theo lời phán của Đức Giê-hô-va? Cớ sao ngươi xông vào của cướp, làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va? Sau-lơ đáp cùng Sa-mu-ên rằng: Tôi thật có nghe theo lời phán của Đức Giê-hô-va. Tôi đã đi làm xong việc mà Đức Giê-hô-va sai tôi đi làm; tôi có đem A-ga, vua dân A-ma-léc về, và diệt hết dân A-ma-léc. Nhưng dân sự có chọn trong của cướp, chiên và bò, là vật tốt nhất về của đáng tận diệt, đặng dâng cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời của ông tại Ghinh-ganh” (I Samuên 15:12-21, phần nhấn mạnh là của tôi). Saulơ đã nổ lực cáo lỗi về mọi hành vi của mình, xưng rằng những con thú kia đã được giữ cho sống là để dành làm con sinh. Điều đó thúc giục phần phản ứng của Samuên, ông phân biệt giữa những sự tuân giữ theo nghi thức và sự vâng phục của đức tin: “Sa-mu-ên nói: Đức Giê-hô-va há đẹp lòng của lễ thiêu và của lễ thù ân bằng sự vâng theo lời phán của Ngài ư? Vả, sự vâng lời tốt hơn của tế lễ; sự nghe theo tốt hơn mỡ chiên đực; sự bội nghịch cũng đáng tội bằng sự tà thuật; sự cố chấp giống như tội trọng cúng lạy hình tượng. Bởi ngươi đã từ bỏ lời của Đức Giê-hô-va, nên Ngài cũng từ bỏ ngươi không cho ngươi làm vua” (I Samuên 15:22-23). Tội bất tuân của Saulơ là tội loạn nghịch và nhơn đó nó gian ác giống như tội bói toán và thờ lạy hình tượng vậy. Đức Chúa Trời không đẹp lòng bởi các của lễ theo nghi thức nhiều như Ngài đẹp lòng bởi sự vâng phục của đức tin. Sau cùng, Saulơ nhìn nhận tội lỗi của mình, nhưng cho rằng ông đã làm vậy vì sợ quân đội của mình: “Sau-lơ đáp cùng Sa-mu-ên rằng: Tôi có phạm tội. Tôi đã can phạm mạng lịnh Đức Giê-hô-va, và lời của ông. Tôi sợ dân sự, nên nghe theo tiếng của họ. Bây giờ, xin ông hãy tha tội tôi, trở lại cùng tôi, thì tôi sẽ sấp mình xuống trước mặt Đức Giê-hô-va” (I Samuên 15:24-25). Vị lãnh tụ nầy xưng mình đã lạc sai. Ông ta cho rằng thực sự đấy chẳng phải là lỗi của ông ta đâu. Tội lỗi của ông ta có thể tha thứ được vì cớ mọi hoàn cảnh của ông ta. Saulơ vẫn không chịu ăn năn; ông ta chỉ tìm cách đảo lộn mọi hậu quả của tội lỗi mình. Điều nầy nghe quen lắm đấy. Tôi đã nhìn thấy nhiều lần trong chức vụ của tôi. Saulơ giờ đây đã bị Đức Chúa Trời từ bỏ trong vai trò làm vua của Israel. Saulơ đã tìm cách cứu lấy địa vị vua của mình, hay ít nhất nhân phẩm của mình, Đức Chúa Trời đã phán, và Ngài sẽ không đổi ý của Ngài được: “Khi Sa-mu-ên xây lưng đặng đi, Sau-lơ nắm vạt áo tơi người, thì áo bèn rách. Sa-mu-ên nói cùng người: Ấy ngày nay Đức Giê-hô-va xé nước Y-sơ-ra-ên khỏi ngươi là như vậy, đặng ban cho kẻ lân cận ngươi, xứng đáng hơn ngươi. Vả lại, Đấng phù hộ Y-sơ-ra-ên chẳng nói dối, và không ăn năn; vì Đấng ấy chẳng phải loài người mà ăn năn! Sau-lơ đáp rằng: Tôi có tội; song xin hãy tôn trọng tôi trước mặt các trưởng lão của dân sự tôi, và trước mặt Y-sơ-ra-ên; xin ông trở lại cùng tôi, thì tôi sẽ thờ lạy Giê-hô-va Đức Chúa Trời của ông. Vậy, Sa-mu-ên trở lại theo Sau-lơ; và Sau-lơ sấp thờ lạy Đức Giê-hô-va” (I Samuên 15:27-31). Chính Samuên là người đã hành quyết Aga, vua của dân Amaléc (15:32-33). Khi Saulơ và Samuên chia tay trong ngày ấy, thì buổi chia tay đó là lần cuối cùng. Họ không còn gặp nhau tận mặt nữa. Samuên đã có những tiếc nuối về sự sửa phạt Saulơ, nhưng Đức Chúa Trời thì không: “Đoạn, Sa-mu-ên đi về Ra-ma; còn Sau-lơ trở về nhà mình tại Ghi-bê-a của Sau-lơ. Sa-mu-ên chẳng còn thấy Sau-lơ nữa cho đến ngày mình thác; vì người buồn bực về việc Sau-lơ; còn Đức Giê-hô-va ăn năn đã lập Sau-lơ làm vua của Y-sơ-ra-ên” (I Samuên 15:34-35). Nhiều năm trời trôi qua trước khi bản án giáng trên Saulơ được thi hành, song số phận của ông giờ đây đã được quyết định hẳn hòi rồi. Trong chương kế đó, Samuên sẽ xức dầu cho David thay thế vị trí của Saulơ.

Phần kết luận

Có một bài học rất hay cần phải tiếp thu từ sự bất tuân của Saulơ, một bài học mà hết thảy chúng ta cần phải lưu ý đến: Vâng phục từng phần thực sự là sự bất tuân Saulơ vốn hài lòng khi vâng theo từng phần các mạng lịnh của Chúa, ông cho rằng Đức Chúa Trời sẽ thấy điều đó là đáng nhận. Các tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời không thể vặn cong được. Nếu chúng ta không vâng theo trọn vẹn các mạng lịnh của Đức Chúa Trời, khi ấy chúng ta đã bất tuân đối với chúng. Loại tội lỗi nầy rất phổ thông, và được nhiều người chấp nhận, đến nỗi chúng ta đành phải nhìn nhận nó được thực hành thường xuyên và rành rành như thế hôm nay, thậm chí bởi những người xưng nhận mình là Cơ đốc nhân. Chúng ta tự cáo lỗi bằng cách thốt ra những câu nói như: “Phải, tôi chỉ là con người…”. Đôi khi có người nói ra đại loại như sau: “Đúng rồi, ngay cả David còn phạm tội kia kìa”. Ông ấy đã phạm tội, và ông ấy đã gánh chịu mọi hậu quả đương nhiên của sự bất tuân mình. Chúng ta thường chọn và nhặt lấy giữa vòng các điều răn trong Kinh thánh, và ngay cả các mạng lịnh của Chúa. Chúa Jêsus đã dạy các môn đồ Ngài: “Đức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế” (Mathiơ 28:18-20). Ngài cũng phán: “Nếu các ngươi yêu mến ta, thì giữ gìn các điều răn ta” (Giăng 14:15). “Nếu các ngươi vâng giữ các điều răn của ta, thì sẽ ở trong sự yêu thương ta, cũng như chính ta đã vâng giữ các điều răn của Cha ta, và cứ ở trong sự yêu thương Ngài” (Giăng 15:10). Chúng ta đang thực hành bao nhiêu mạng lịnh của Chúa? Chúng ta đã tìm gặp vô số lầm lỗi vì không làm theo những gì Ngài truyền dặn. Điều đó sẽ quấy rối và thuyết phục chúng ta. Nhưng có thật thế không? Chúng ta được truyền cho phải phục theo nhà cầm quyền của con người, nhưng có bao nhiêu lần chúng ta chạy xe quá tốc độ? Điều nầy chỉ nói tới chỗ mà ai đó sẽ chống cự: “Nhưng như thế là thiên về với luật pháp mà!” Không, không phải thiên về với luật pháp đâu! Vâng phục mọi sự trong mạng lịnh của Đức Chúa Trời không phải là thiên về với luật pháp đâu. Tân Ước nói rất nhiều về việc thiên về với luật pháp, nhưng chúng ta không bước vào sự bàn luận việc ấy ở đây. Chúa Jêsus đã vâng theo trọn vẹn mọi mạng lịnh của Cha Ngài. Có phải là thiên về với luật pháp không? Tôi nghĩ là không đấy.

“Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn. Vì ta nói thật cùng các ngươi, đang khi trời đất chưa qua đi, thì một chấm một nét trong luật pháp cũng không qua đi được cho đến khi mọi sự được trọn. Vậy, ai hủy một điều cực nhỏ nào trong những điều răn nầy, và dạy người ta làm như vậy, thì sẽ bị xưng là cực nhỏ trong nước thiên đàng; còn như ai giữ những điều răn ấy, và dạy người ta nữa, thì sẽ được xưng là lớn trong nước thiên đàng. Vì ta phán cho các ngươi rằng, nếu sự công bình của các ngươi chẳng trổi hơn sự công bình của các thầy thông giáo và người dòng Pha-ri-si, thì các ngươi chắc không vào nước thiên đàng” (Mathiơ 5:17-20).

“Ngài bèn đi khỏi các môn đồ, cách chừng liệng một cục đá, quì xuống mà cầu nguyện rằng: Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén nầy khỏi tôi! Dầu vậy, xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi!” (Luca 22:41-42).

“Trong các ngươi có ai bắt ta thú tội được chăng?… Nếu ta nói lẽ thật, sao các ngươi không tin ta?” (Giăng 8:46).

“Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự!” (Philíp 2:8).

“Khi Đấng Christ còn trong xác thịt, thì đã kêu lớn tiếng khóc lóc mà dâng những lời cầu nguyện nài xin cho Đấng có quyền cứu mình khỏi chết, và vì lòng nhân đức Ngài, nên được nhậm lời. Dầu Ngài là Con, cũng đã học tập vâng lời bởi những sự khốn khổ mình đã chịu, và sau khi đã được làm nên trọn vẹn rồi, thì trở nên cội rễ của sự cứu rỗi đời đời cho kẻ vâng lời Ngài” (Hêbơrơ 5:7-9).

“Bởi vậy cho nên, Đấng Christ khi vào thế gian, phán rằng: Chúa chẳng muốn hy sinh, cũng chẳng muốn lễ vật, nhưng Chúa đã sắm sửa một thân thể cho tôi. Chúa chẳng nhậm của lễ thiêu, cũng chẳng nhậm của lễ chuộc tội. Tôi bèn nói: Hỡi Đức Chúa Trời, nầy tôi đến - trong sách có chép về tôi - tôi đến để làm theo ý muốn Chúa” (Hêbơrơ 10:5-7).

Hỡi những người làm con, tôi muốn nói với quí vị về sự vâng phục cha mẹ mình. Ấy chẳng phải là sự vâng lời khi quí vị chỉ vâng theo những lời dạy dỗ nào bạn thích hay đồng ý với đâu. Vâng lời thực sự được minh chứng khi chúng ta vâng theo các mạng lịnh mà chúng ta sẽ vâng theo thay vì bất tuân. Sự vâng lời thực sự rất đắt giá; nó đòi hỏi phải hy sinh – làm theo những việc mà chúng ta không mong muốn. Sự vâng lời thực sự là sự vâng lời trọn vẹn, chớ không phải chỉ làm theo những gì mình được truyền cho mà chúng ta thấy dễ chấp nhận. Tôi muốn nói thêm một điều về đề tài vâng phục từng phần. Saulơ đã tìm cách cáo lỗi về sự bất tuân của mình bằng cách xem mọi hoàn cảnh là ngoại lệ. Ông ta cáo lỗi về sự mình chối không đợi Samuên đến vì đấy là tình trạng khẫn cấp (một sự khẫn cấp mà ông ta đã tạo ra). Ông ta thất bại không tiêu diệt hết dân Amaléc và gia súc của họ cũng là phù hợp với những hoàn cảnh ngoại lệ. Tôi có nghe cách bàn luận như thế nầy vô số lần: “Tôi biết Đức Chúa Trời chống lại việc ly dị (nói chung), song chồng tôi (hay vợ tôi) … ”. “Tôi biết lấy người nầy là sai, nhưng tôi biết Đức Chúa Trời muốn tôi được hạnh phúc”. “Tôi biết Kinh thánh cho tôi biết tôi sẽ đối diện với người phạm tội theo cách nầy, nhưng ông ấy là chủ và ông ấy có thể thiêu sống tôi”. Những trường hợp khẫn cấp không gạt bỏ được các điều răn của Đức Chúa Trời, hay cáo lỗi về sự bất tuân của chúng ta. Những điều chúng ta đã nhìn xa như vậy (và sẽ tiếp tục nhìn thấy khắp phần còn lại của Cựu Ước) ấy là chẳng một hệ thống cầm quyền nào của con người sẽ hoạt động lâu dài như người ta tưởng. Những cá nhân thánh đồ như Ađam, Nôê, Ápraham, Giacốp, và ngay cả Môise đều thất bại. Thời kỳ Các Quan Xét đã thất bại vì cớ “sự thất bại của con người”. Không một hệ thống cầm quyền nào sẽ nối tiếp mãi nếu con người điều khiển nó. Vấn đề không phải với các hệ thống nầy như vấn đề với chính con người. Chúng ta không bao lâu nữa sẽ nhìn thấy thế giới trọn vẹn duy nhứt sẽ hiện đến khi nó được Đức Chúa Trời quản trị và khi tội lỗi thôi không còn tồn tại nữa. Nếu chúng ta cho rằng có một vị vua sẽ làm thay đổi mọi sự, chúng ta đã sai lầm. Nước của Đức Chúa Trời sẽ hiện đến khi chính mình Nhà Vua tái lâm với thế giới nầy để trị vì nó. Cho tới ngày ấy, chúng ta chỉ có thể cầu nguyện: “Nước Cha được đến; Ý Cha được nên, ở đất như trời!” (Mathiơ 6:10).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét