Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

Sáng thế ký 1:1-2:3: "Sự Sáng Tạo"



Từ Sự Sáng Tạo Đến Thập Tự Giá
Sự Sáng Tạo

Mục sư Bob Deffinbaugh
Sáng thế ký 1:1—2:3
Phần giới thiệu:
Trong một bài viết trực tuyến mới đây, Timothy George viết ra mấy lời nầy:
Trong quyển Mystery on the Desert, Maria Reiche mô tả một loạt những tuyến đường thật kỳ lạ do người Nazea thực hiện trong đồng bằng xứ Peru, một số tuyến nầy bao phủ nhiều dặm vuông. Trong nhiều năm trời, người ta cho rằng những tuyến đường nầy là di tích của những con kênh tưới tiêu xưa kia. Thế rồi, vào năm 1939, Tấn sĩ Paul Kosok của Đại học đường Long Island khám phá ra ý nghĩa thật của chúng chỉ thấy được từ trên không cao kia mà thôi. Khi quan sát từ phi cơ, những tuyến đường dường ngẫu nhiên nầy hình thành những hình vẻ thật to lớn các loài chim, côn trùng, và thú đồng.
Trong một phương thức tương tự, người ta thường nghĩ đến Kinh Thánh như một loạt các câu chuyện nói tới những cá nhân, chẳng có liên kết gì với nhau cả. Nhưng nếu chúng ta nghiên cứu Kinh Thánh như một tổng thể, chúng ta khám phá ra chúng hình thành một câu chuyện cứu chuộc thật vĩ đại — từ những câu mở đầu của sách Sáng thế ký cho đến chương cuối cùng của sách Khải huyền. Đan dệt qua tất cả những tao khác nhau trong Kinh Thánh là một chuổi truyện tích thiêng liêng, câu chuyện bao gồm những gì Đức Chúa Trời đã dựng lên trong sự giải cứu và phục hồi những con người sa ngã, từ giây phút đầu tiên của sự sáng tạo qua tiếng kêu đắc thắng sau cùng lúc cuối kỳ của thời gian.
Hai phần nầy được tóm tắt trong dấu ngoặc đơn những gì chúng ta đang nổ lực hoàn thành trong loạt bài mới mà chúng ta đặt đề tựa là “từ sự sáng tạo đến thập tự giá”. Có nhiều người khác đã viết ra tác phẩm rất hay trong chính chuyến phiêu lưu mạo hiểm nầy. Chúng ta thấy các từ nầy trong phần giới thiệu của tác phẩm của J. Sidlow Baxter: Explore the Book:
Phương pháp mà chúng ta sử dụng trong loạt bài hiện nay, ấy là điều chúng ta gọi là nghệ thuật trình diễn. Chúng ta sẽ nghiên cứu các sách của Kinh Thánh theo nghệ thuật trình diễn; nghĩa là, chúng ta sẽ tìm cách nắm lấy dòng tư tưởng chính, ý nghĩa quan trọng và sứ điệp của từng sách, và rồi xem xét nó trong sự liên đới với các sách khác trong Kinh Thánh.
W. Graham Scroggie trình bày rất cụ thể chính việc nầy trong phần giới thiệu của ông:
Chúng ta quen thuộc với các tiểu đoạn quan trọng, hay những chương quan trọng thì chưa phải là đủ đâu; chúng ta biết Kinh Thánh là một tổng thể; vì ở đây là sự khải thị tiệm tiến rất thiêng liêng, trong đó từng phần có quan hệ với mỗi phần khác; và, kết quả là, chỉ bởi việc nhìn biết tổng thể Kinh Thánh chúng ta mới có thể tán thưởng cách xứng đáng sự cao trọng của nó và kinh nghiệm được quyền phép của nó.
Scroggie tiếp tục đối chiếu phần nghiên cứu tổng hợp về Kinh Thánh (loại nghiên cứu chúng ta đang sử dụng ở đây, và là điều mà ông đang sử dụng trong quyển sách của ông) với phần nghiên cứu theo kiểu phân tích Kinh Thánh:
Qua sự nghiên cứu tổng hợp về Kinh Thánh cho thấy, nhờ phương pháp ấy các phần khác nhau được xem xét với nhau, được xem xét trong tư thế chúng liên đới với nhau, và được xem là sự thiết lập một tổng thể. Như chúng ta đã nói, điều nầy ngược lại với phương pháp phân tích.
Trong sự phân tích các chi tiết được xem xét theo cách riêng, nhưng trong sự tổng hợp các chi tiết nầy hòa ra thành bức tranh của tổng thể … .Phân tích là phương pháp tìm tòi thật tỉ mỉ; Tổng hợp là phương pháp thu gọn. Phân tích tựu trung vào số lượng cực nhỏ, còn tổng hợp tựu trung vào sự vô hạn.
Khi phần nghiên cứu của chúng ta đáng phải là một sự nghiên cứu tổng hợp, và đạt được những kết quả dưới sự tìm tòi của Baxter Scroggie, chúng ta sẽ dùng một phương pháp khác nhẹ nhàng hơn. Các tác giả nầy nghiên cứu Kinh Thánh bằng cách xử lý với từng sách theo trình tự vấn đề được tìm thấy trong Kinh Thánh của chúng ta. Các sách trong Kinh Thánh không được sắp xếp với thứ tự niên đại; nếu chúng ta nghiên cứu Kinh Thánh theo niên đại, chúng ta phải xử lý với từng sách của Kinh Thánh sao cho phù hợp với hệ thống niên đại. Nghiên cứu xuất sắc Kinh Thánh như quyển Kinh Thánh Narrated, đã tìm cách sắp xếp, làm cho thuận tiện phần nghiên cứu theo niên đại bằng cách sắp lại các phần Kinh Thánh theo trình tự niên đại.
Cũng không giống như Baxter và Scroggie, chúng ta sẽ không nổ lực nghiên cứu từng sách của Kinh Thánh. Tôi dám mạnh dạn dấn thân vào sự giải thích có hệ thống Lời Đức Chúa Trời. Đây là cú đột phá hầu hết sự dạy dỗ của tôi trong 30 năm qua. (Thí dụ, phần nghiên cứu sách Tin Lành Luca, là 77 bài học!) Tuy nhiên, trong loạt bài nầy, để có được một bức tranh lớn, chúng ta không dám đi sâu nhiều vào chi tiết.
Bạn sẽ để ý qua chủ đề của loạt bài nầy, chúng ta đã hạn chế phần nghiên cứu của mình từ thời điểm sự sáng tạo cho đến thập tự giá. Đây là chủ ý của tôi muốn nhắm vào với loạt bài thứ nhì xử lý với khoảng thời gian từ thập tự giá cho tới chỗ lịch sử hoàn thành (Công Vụ các Sứ Đồ đến Khải huyền). Loạt bài sau nầy, theo như tôi nhìn thấy, sẽ không phải được hệ thống theo niên đại đâu, đây là lý do tại sao tôi lại chọn kết thúc loạt bài đầu tiên với các câu chuyện của những trước giả Tin Lành nói tới sự chết, sự chôn, và sự sống lại của Chúa chúng ta.
Cho phép tôi chỉ ra một nét đặc biệt sau cùng trong loạt bài nầy. Một người phải có tiêu chuẩn nhất định cho sự quyết định những gì phải kể đến và những gì phải loại bỏ trong loạt bài có tính cách chọn lọc. Chúng ta sẽ nổ lực hướng sự chú ý của mình vào những điều được gọi là “điểm xoay chiều” trong “tấn thảm kịch sự cứu chuộc” – những biến cố bước ngoặt long trọng bởi đó Đức Chúa Trời dịch chuyển từ một chặng đường trong kế hoạch đời đời của Ngài sang chặng đường kế tiếp. Điều nầy không luôn luôn là rõ ràng, nhưng đấy là nguyên tắc chủ đạo của tôi. Với những điều nầy đã được trình bày ra, cho phép tôi ráng tóm tắt lại mục tiêu của phần nghiên cứu nầy:
Chúng ta dự định kiếm được một sự hiểu biết toàn diện về “tấn thảm kịch của sự cứu chuộc” bằng cách nhắm vào những điểm xoay chiều chủ yếu trong lịch sử sự cứu chuộc, bắt đầu với sự sáng tạo và lên tới cực điểm tại thập tự giá của Đấng Christ.
Nguồn lực
Có người bạn đến kể cho tôi nghe câu chuyện nói tới một gã kia lặn lội trong vùng đồi núi rồi nhận ra mình sẽ bị lạc mất. May thay, người nầy có đem điện thoại di động theo với mình. Anh ta có thể gọi cầu cứu, và họ có thể xác định tọa độ của anh ta rồi bảo anh ta phương cách anh ta có thể tới được nơi anh ta muốn đến. Loạt bài nầy được dự trù giúp cho bạn lèo lái con đường của mình đi ngang qua các sách của Kinh Thánh. Nguồn lực chủ yếu của chúng ta chính là Lời của Đức Chúa Trời. Hy vọng của chúng tôi, ấy là loạt bài nầy sẽ khích lệ và trang bị cho bạn đọc suốt Kinh Thánh chưa đầy một năm. Mặc dù sự dạy của chúng tôi sẽ không phủ hết từng sách hay từng chương trong Kinh Thánh, việc đọc của bạn về Kinh Thánh sẽ được tăng lên nhiều bởi ý thức nhìn biết mình đang ở đâu trong “tấn thảm kịch nói tới sự cứu chuộc”.
Có một số tài nguyên quí giá sẵn có, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng. Hội truyền giáo Ligonier có một loạt băng từ rất hay (cả audio và video) do Mục sư R. C. Sproul đặt đề tựa: “Từ Bụi Đất Đến Vinh Hiển”. Cũng có một số loạt bài chú giải Kinh Thánh rất hay trực tuyến trên Internet. Ray Stedman và các vị giáo sư khác ở Hội Thánh Peninsula Bible có những nghiên cứu rất xuất sắc đang trực tuyến có thể tìm thấy trên địa chỉ http://www.pbc.org/t_blank. Trang web Biblical Studies Foundation là nguồn lực xuất sắc của những phần nghiên cứu Kinh Thánh và trợ giúp, có thể tìm thấy ở địa chỉ http://www.bible.org/t_blank.
Một quyển sách rất hay, mà chúng tôi đánh giá cao tiến cử cho bạn để có được sự sửa soạn thật tốt, là Explore the Book, bởi Mục sư J. Sidlow Baxter viết. Quyển sách nầy chứa 6 quyển nhập thành một, và nó có sự thông tin rất phong phú, bao gồm một cái nhìn tổng quát của từng sách. Chúng tôi khuyên bạn nên mua quyển sách tham khảo thật xuất sắc nầy. Đây là một trong những quyển sách “phải có” của tôi, là quyển sách mà tôi đã giữ kề bên trong nhiều năm trời.
Cảm ơn trước sự rời rộng của gia đình Irving Jensen, Hội Thánh của chúng tôi đã được phép tái bản 250 quyển sách nhỏ của Irving Jensen: “Enjoy Your Bible”. Giờ đây sách ấy đã được in ấn, song chúng tôi hy vọng rằng không bao lâu nữa nó sẽ sẵn có trên trang web Biblical Studies Foundation, cùng với một số tác phẩm khác của Jensen nữa (http://www.bible.org)/t_blank. Đây là một quyển sách rất hay cung ứng cho bạn một hệ thống kể Kinh Thánh như một tổng thể.
Sự chuẩn bị và dự phần của bạn rất là quan trọng
Chúng tôi không muốn loạt bài nầy trở thành loạt bài nghiên cứu mà bạn tiếp cận với khi không sửa soạn, tham dự hay lắng nghe một bài giảng, và rồi lại đi đường mình. Chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ sử dụng các tư liệu nghiên cứu soạn sẵn mà chúng tôi cung cấp, tham khảo cùng những tư liệu chính chúng tôi đã tiến cử để củng cố phần nghiên cứu của bạn về Kinh Thánh được thuận tiện hơn. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ nắm lấy cơ hội để thảo luận các phân đoạn Kinh Thánh cả trước và sau sự dạy. Chúng tôi tin điều nầy sẽ là lợi lớn cho phần nghiên cứu Kinh Thánh trong gia đình và sự tin kính cá nhân.
Các sứ điệp đã được viết ra
Trong Hội Thánh của chúng tôi, chúng tôi đã thay đổi các chương trình và kế hoạch giảng dạy hầu cho loạt bài mới nầy được thuận tiện luôn. Tôi, cùng với nhiều người khác, dạy dỗ thiếu nhi và người lớn trong 45 phút, và rồi chúng tôi có thời gian thờ phượng, tựu trung quanh Tiệc Thánh. Sau giờ giải lao, các lớp học tập trung bàn thảo nội dung của bài học. Phần nhiều sự dạy nầy gồm có các tư liệu không lấn át hết sự dạy của tôi. Những sứ điệp nầy đã được in ấn là một nổ lực bắt lấy cốt lõi sự dạy của tôi và sự dạy nối theo sau.
Phần giới thiệu bài 1: Sự Sáng Tạo
Sáng thế ký 1:1—2:3
Cách đây mấy ngày, có người bạn chuyển tiếp bức thư yêu cầu nầy cho tôi:
“Ông có thể trích dẫn từ Kinh Thánh chỗ nào nói rằng, là một Cơ đốc nhân, bạn phải tin Kinh Thánh là Lời không sai sót của Đức Chúa Trời? Tôi tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của riêng tôi, nhưng tôi không thể chấp nhận những việc như huyền thoại sáng tạo trong sách Sáng thế ký. Có thể nếu tôi có một trưng dẫn từ Chúa Jêsus cho tôi biết phải tin từng lời trong Kinh Thánh (hay thậm chí chỉ sách Sáng thế ký), khi ấy tôi mới có thể tự mình chấp nhận các biến cố trong sách Sáng thế ký”.
Tôi đã gửi cho anh bạn nầy một bức thư trả lời cho câu hỏi của anh ta và rồi đã nhận được đáp ứng rất khích lệ. Khi tôi suy nghĩ về thắc mắc của người nầy, một lần nữa, tôi nhận ra rằng Đức Chúa Trời đã sắp xếp thật khôn khéo các biến cố trong đời sống tôi để sửa soạn cho tôi về bài học nầy. Có phải câu chuyện nói tới sự sáng tạo trong Kinh Thánh là thật không? Chắc chắn là như vậy! Có phải câu chuyện nói tới sự sáng tạo trong Kinh Thánh là quan trọng cho chúng ta trong vai trò Cơ đốc nhân không? Chắc chắn là như vậy! Tôi muốn thách bạn hãy chuẩn bị sẵn phần suy tưởng của mình về vấn đề nầy bằng cách nổ lực sắp xếp có hệ thống rồi trình bày rõ ràng câu trả lời cho thắc mắc của người nầy. Tôi nghĩ đấy sẽ là một bài tập rất có ích đó.
Khi chúng ta tiếp cận với phân đoạn Kinh Thánh gốc, chúng ta sẽ làm việc rất khó nhọc để tránh bị lạc lối bởi những câu hỏi không phải là mối quan tâm chính của tác giả. Phần nhiều sự nghiên cứu hiện hành về Sáng thế ký 1 và 2 dường như bị chi phối bởi cuộc tranh cãi giữa những người theo thuyết sáng tạo và những kẻ chạy theo thuyết tiến hóa. Một trong những mối nguy hiểm lớn lao ở đây, ấy là Cơ đốc nhân có khuynh hướng xem phân đoạn Kinh Thánh gốc nầy chủ yếu trong những giới hạn những gì nó nói với người khác, thay vì trong những giới hạn nó nói với họ. Chúng ta hãy tự nhắc nhớ rằng Môise là tác giả của sách Ngũ Kinh (năm sách đầu tiên trong Kinh Thánh), và đây là phần khải thị thành văn đầu tiên về nguồn gốc của thế gian, về nhân loại, và về dân Israel. Phần nhiều chỗ nhấn mạnh của tôi sẽ rơi vào những câu chuyện sáng tạo được dự trù để dạy dỗ cho hàng độc giả đầu tiên. Sau khi xem xét ý nghĩa của câu chuyện nầy cho dân Israel xưa kia, chúng ta sẽ tìm cách khám phá ra ý nghĩa của nó cho chúng ta.
Hai câu chuyện sáng tạo
Độc giả có thể nhìn thấy thực sự có hai câu chuyện sáng tạo, không được trình bày chính xác bởi sự phân chia ra từng chương. Câu chuyện sự sáng tạo đầu tiên được thấy trong phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta, Sáng thế ký 1:1—2:3. Câu chuyện thứ hai được thấy ở Sáng thế ký 2:4-25. Câu chuyện thứ nhứt bắt đầu vào ngày thứ nhứt của sự sáng tạo rồi kết thúc với ngày thứ bảy. Câu chuyện thứ hai bắt đầu ở khoảng giữa tuần lễ sáng tạo. Trong khi câu chuyện thứ nhứt mô tả thể nào Đức Chúa Trời đổi những hỗn độn thành sự sáng tạo (các ngày 1-4, các câu 1-20), tạo dựng sự sống (các ngày 5-6, các câu 21-31), câu chuyện thứ hai nổi lên ngay điểm Đức Chúa Trời dựng nên sự sống. Câu chuyện thứ nhứt mô tả sự sáng tạo bằng một công thức, công thức ấy được lặp đi lặp lại suốt câu chuyện. Câu chuyện thứ hai có sự tiếp cận mang ý định giải quyết nan đề; một điều chi đó còn sơ sót hay cần Đức Chúa Trời trợ giúp.
Khi tôi nghiên cứu phân đoạn Kinh Thánh nầy, tôi càng tin rằng Sáng thế ký 2:4-25 được viết ra như một lời tựa cho câu chuyện nói tới sự sa ngã của con người, và vì thế trong bài học kế tiếp của chúng ta, chúng ta sẽ nghiên cứu câu chuyện sáng tạo thứ nhì liên quan tới sự sa ngã.
Nhận định về sự sáng tạo qua ánh mắt của loài chim
Quan sát tổng quát
Dự tính của tôi là phải kiếm cho kỳ được một cái nhìn tổng quát về câu chuyện sáng tạo bằng cách đưa ra một số quan sát.
(1) Mục tiêu của Sáng thế ký 1:1—2:3 không phải nhắm vào “phần khởi sự tối hậu” của muôn vật, mà đúng ra là nhắm vào phần khởi đầu của thế gian như chúng ta nhìn biết nó, và đặc biệt nhắm vào phần khởi sự của con người – nguồn gốc của dòng giống con người. Các học giả nổ lực giải thích điều nầy với nhiều hình thức, nhưng kết quả sau cùng, ấy là Sáng thế ký không thực sự nằm ở chỗ khởi đầu tuyệt đối. Ở một mặt, chẳng có một khởi đầu tuyệt đối nào đối với Đức Chúa Trời, Ngài là đời đời. Ở mặt kia, chúng ta biết các hữu thể nhất định đã tồn tại sẵn rồi vào thời điểm Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất. Ở phần đầu của Sáng thế ký 3, Satan xuất hiện, và ở phần cuối, chúng ta thấy các thiên sứ (3:24), tuy nhiên Sáng thế ký 1 và 2 không nhắc tới sự dựng nên Satan, hay dựng nên các thiên sứ. Tôi tin Sáng thế ký là câu chuyện nói tới những khởi đầu của con người, của Israel, và khởi đầu chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời dành cho con người. Khi ấy, dường như trước các biến cố của Sáng thế ký 1 và 2, sự sáng tạo và sự sa ngã của Satan đã xảy ra rồi, tuy nhiên chúng chỉ được ám chỉ về sau trong Kinh Thánh (Êsai 14:12-14; Êxêchiên 28:12-15). Đức Chúa Trời không muốn cho chúng ta bị kích thích quá mấu với nguồn gốc hay sự sa ngã của Satan (xem Rôma 16:19).
(2) Câu chuyện sáng tạo thứ nhì không mô tả sự sáng tạo thế gian trong giới hạn được dựng nên từ chỗ không không, mà trong giới hạn đẹp đẽ và trật tự khi được dựng nên từ chỗ hỗn độn. Nhiều học giả nhấn mạnh sự thực rằng từ ngữ Hybálai được sử dụng ở Sáng thế ký 1:1 là từ ngữ có ý nói dựng nên ex nihilo, nghĩa là dựng nên một việc gì đó từ chỗ không không. Giờ đây, tôi không nghi ngờ sự sáng tạo nguyên thủy được đưa ra hiện hữu từ chỗ không không, vì đấy là những gì tác giả thơ Hêbơrơ cho chúng ta biết:
“Vả, đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy. Ấy là nhờ đức tin mà các đấng thuở xưa đã được lời chứng tốt. Bởi đức tin, chúng ta biết rằng thế gian đã làm nên bởi lời của Đức Chúa Trời, đến nỗi những vật bày ra đó đều chẳng phải từ vật thấy được mà đến” (Hêbơrơ 11:1-3).
Sau khi đã nói như thế nầy, chúng ta cũng phải nghe lời lẽ của Phierơ:
“Chúng nó có ý quên lững đi rằng buổi xưa bởi lời Đức Chúa Trời có các từng trời và trái đất, đất ra từ Nước và làm nên ở giữa nước” (II Phierơ 3:5, phần nhấn mạnh là của tôi).
Sáng thế ký 1 bắt đầu với một việc đã có rồi, là trống không, tối tăm, đầy nước, và hỗn độn. Nói như thế nầy là không dường như là táo bạo chống lại lối nói của phân đoạn Kinh Thánh. Tôi tin đây là mớ hỗn độn, là kết quả của sự sa ngã trước đó của Satan (Êsai 14:12-14; Êxêchiên 28:12-15). Sự sáng tạo nguyên thủy đã được dựng nên từ chỗ không không, song sự sáng tạo thế gian như chúng ta biết đó, và về sự sống như chúng ta biết, đã hình thành từ chỗ hỗn độn.
Minh họa hay nhứt tôi có thể nghĩ tới được thấy có ở gần nhà – cái garage của tôi. Cụ thể thì nó đầy máy móc xe hơi, hộp số, và các phụ tùng (chúng ta không nói gác mái – tôi từng có chiếc xe hơi đầy ắp các thứ ở đó). Tôi phải nhận rằng tôi có phần chính yếu của mấy chiếc xe hơi được cất ở đó. Nhưng đợi một chút, còn có nhiều thứ nữa! Thêm vào với các thứ phụ tùng xe hơi, có bộ phận hàn và các phụ tùng về điện nữa. Rồi có những công cụ – nhiều công cụ lắm. Trong garage của tôi (tôi cũng có một phân xưởng nữa), bạn sẽ tìm thấy nhiều công cụ máy móc (một cần trục nâng máy cùng cái giá, đòn bẫy, giá đòn bẫy, máy nén, dụng cụ hàn – cả bằng gas và bằng điện, v.v...), và cái bàn cưa và các dụng cụ cho việc mộc nữa.
Ngày kia, cháu gái tôi là Taylor, đã nói ra cái điều rất hay mà tôi từng nghe thấy. Sau khi cẩn thận đi qua mớ hổn độn trong garage mà không bị dính dầu mỡ, nó nói: “Ông nội ơi, con nghĩ cái garage của ông cần được dọn dẹp có ngăn nắp một chút”. Thực như thế. Và vì vậy, minh họa hay nhứt tôi có thể suy nghĩ đến để so sánh với “mớ hỗn độn đầy những nước” mà chúng ta đã đọc trong Sáng thế ký 1:2 là cái garage của tôi, vào ban đêm, với nhiều ngọn đèn bật lên. Và tôi phải nói cho bạn biết rằng có lẽ phải cần đến 6 ngày mới đổi mớ hỗn độn ấy thành vũ trụ (trật tự) được.
Bây giờ, có người đề kháng rằng nếu Đức Chúa Trời dựng nên thế giới của chúng ta từ chỗ một vật gì đã có sẵn rồi (phần thừa lại của sự sáng tạo trước đã sa ngã), điều nầy sẽ làm cho sự sáng tạo ít lạ lùng hơn sự sáng tạo một vật từ chỗ không không. Trong chỗ thứ nhứt, có một sự sáng tạo nguyên thủy, được đưa vào hiện hữu từ chỗ không không. Nhưng một sự sáng tạo ra từ mớ hỗn độn cũng không phải là một phần việc dễ dàng. Hãy suy nghĩ điều nầy trong một phút xem. Giả sử bạn muốn sửa soạn một bữa ăn tối sành điệu xem. Bạn có thể chọn giữa một cái tủ lạnh đầy ắp những thức ăn thừa phải động tới, hay tự do mua bất cứ thức ăn nào mà bạn muốn. Bạn sẽ chọn điều nào đây? Thay vì bạn may một áo dài mới từ sấp vải mới mà bạn đã chọn rất đặc biệt cho chiếc áo nầy, hay từ cái áo cũ sắp rách bị ai đó bỏ ở đàng sau cái tủ? Dựng nên trật tự từ chỗ hỗn độn không phải là phần việc dễ dàng đâu.
(3) Câu chuyện sáng tạo trong Sáng thế ký 1 và 2 là phần mô tả tiến trình đã diễn ra qua một thời gian. Giờ đây, đừng có sốt ruột nhé. Tôi không nói rằng sự sáng tạo đã diễn ra qua thời gian hàng triệu năm (mặc dù chắc chắn có những người tin theo điều nầy); tôi nói rằng sự sáng tạo đã diễn ra qua một tiến trình xảy ra với một khoảng thời gian – sáu ngày, theo Môise. Tôi e rằng Cơ đốc nhân khá dè dặt với đề tài tiến hóa (thuyết nầy nói tới một qua trình hàng triệu năm) đến nỗi họ thất bại không công nhận những gì Kinh Thánh chép. Đức Chúa Trời không đổi hỗn độn thành vũ trụ với phương tiện của một tiến trình kéo dài những 6 ngày.
Tôi e nhiều người trong chúng ta đều có một hình ảnh nói tới sự sáng tạo trong lý trí của mình không hoàn toàn chính xác. Chúng ta có khuynh hướng suy nghĩ đến hành động của sự sáng tạo còn thần thông hơn cả công tác thiêng liêng của một Đấng Tạo Hóa đầy tài khéo. Đức Chúa Trời không hỉnh mũi lên hay phe phẩy cây đủa thần để dựng nên một thế giới có liền tay đâu. Đức Chúa Trời đã vận hành một phương thức tiệm tiến, kết quả đổi mớ hỗn độn thành ra xinh đẹp và trật tự.
Đức Chúa Trời có thể dựng lên ngay một thế giới xinh đẹp trong một phút đồng hồ không? Tất nhiên là Ngài có thể rồi. Thế thì tại sao Ngài không làm như vậy chứ? Tại sao Đức Chúa Trời lại dùng một tiến trình mất cả tuần lễ để hoàn thành chứ? Câu trả lời đầu tiên, ấy là Đức Chúa Trời, không giống như con người, Ngài là đời đời, và Ngài không có gì phải vội vả hết. Ngài có “đủ thì giờ trong thế gian”. Chính xác hơn, Ngài không bị ràng buộc bởi thời gian chi hết.
Câu trả lời thứ hai, ấy là tôi tin Đức Chúa Trời đã rất thích thú trong công tác sáng tạo. Tôi biết rằng Hội Thánh của chúng ta có nhiều tay nấu ăn rất là tài, cả nữ giới và nam giới. Tôi chưa hề đem về nhà bất kỳ tay nấu ăn xuất sắc nào đã biểu diễn trên T.V. Giờ đây, tôi không bài bác chi về những bữa ăn trên T.V, nhưng chúng hiện và sẽ không bao giờ là một bữa ăn sành điệu, bất luận các chương trình thương mại trên truyền hình nói gì với chúng ta. Một tay nấu ăn sành điệu không những nấu từ từ vì mùi vị là tốt hơn, mà vì họ còn thưởng thức tiến trình của sự nấu nướng nữa. Nếu tôi phóng túng về luật làm thơ, tôi tin rằng nếu bạn và tôi là những nhà quan sát lúc sáng tác, chúng ta sẽ thấy một tay thợ khéo bậc thầy đang tác động, với một nụ cười thỏa mãn trên gương mặt Ngài. Tôi nghĩ đây là một phần của những gì chúng ta cần phải kết luận từ cụm từ hay được lặp đi lặp lại: “Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành”.
(4) Tiến trình sáng tạo bao gồm sự phân chia và hội hiệp. Từ hay được lặp đi lặp lại là “phân” xảy ra trong Sáng thế ký 1 (xem các câu 3, 6-7, 14, 18). Nước ở trên trời cao kia được phân ra với nước ở bên dưới (các câu 6-7), và thế là Đức Chúa Trời đã phân ban ngày với ban đêm (các câu 1-15). Đức Chúa Trời cũng khiến cho nhiều thứ tập trung hay hiệp lại với nhau. Nước trên đất được gom lại ở một nơi (câu 9). Đây là cách garage của tôi phải được “dọn dẹp”. Trước tiên, tôi sẽ gom các thứ lại với nhau, và rồi đặt chúng vào một chỗ biệt riêng theo loại của chúng. Tôi sẽ đặt cái bàn cưa tránh khỏi lối đi, thay vì sử dụng nó như cái ghế ngồi làm việc khi sửa chửa máy móc. Trật tự đến khi chúng ta gom các thứ giống nhau lại so với những thứ không giống.
(5) Câu chuyện sáng tạo mô tả một công việc của Đức Chúa Trời xảy đến do mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Sự sáng tạo kết quả từ chỗ thốt ra một lời bởi Đức Chúa Trời. Công thức ở đây, với mức độ nhẹ nhàng: “Đức Chúa Trời phán… thì việc liền có” (xem các câu 6-7, 9, 11, 14-15).
“Bởi đức tin, chúng ta biết rằng thế gian đã làm nên bởi lời của Đức Chúa Trời, đến nỗi những vật bày ra đó đều chẳng phải từ vật thấy được mà đến” (Hêbơrơ 11:3, phần nhấn mạnh là của tôi).
“Chúng nó có ý quên lững đi rằng buổi xưa bởi lời Đức Chúa Trời có các từng trời và trái đất, đất ra từ Nước và làm nên ở giữa nước” (II Phierơ 3:5, phần nhấn mạnh là của tôi).
Đức Chúa Trời vốn có quyền phép, Ngài chỉ cần phán một lời, thậm chí để dựng nên vũ trụ.
Hãy chú ý lời bình trong câu 16: “Đức Chúa Trời cũng làm các ngôi sao”.
Ở các câu 14-16, chúng ta thấy quá trình bởi đó Đức Chúa Trời đã dựng nên vũ trụ. Đức Chúa Trời đã dựng nên các vì sáng, nổi bật nhất trong đó là mặt trời và mặt trăng. Sau khi tóm tắt sự sáng tạo vũ trụ dường như là vô hạn, Môise nói tới sự dựng nên các ngôi sao gần như là một lời giải thích tới sau vậy. Mặc dù ông nói: “Đức Chúa Trời đã dựng nên toàn bộ vũ trụ bao la, cùng với mặt trời và mặt trăng; mà kìa, đồng thời, Ngài cũng dựng nên các ngôi sao nữa”. Đúng Ngài là một Đức Chúa Trời lạ lùng!
(6) Câu chuyện sáng tạo đề xuất với chúng ta rằng giống như Đức Chúa Trời dính dáng mật thiết với sự dựng nên thế gian và nhân loại, Ngài còn dính dáng với họ một cách vô hạn nữa. Tôi muốn nhìn nhận rằng đây là một việc đáng để suy luận, nhưng tôi tin đây là việc mà chúng ta mong được nhìn thấy. Vì Đức Chúa Trời đã dựng nên thế gian qua một quá trình, Ngài phải dính dáng nhiều với nó. Thánh Linh của Đức Chúa Trời phủ lấy bề mặt của nước, ngay cả trước ngày đầu tiên của sự sáng tạo (câu 2). Đức Chúa Trời không dựng nên thế gian từ một khoảng xa xa rồi để nó lại tự nó làm sao làm. Đức Chúa Trời đã dựng nên con người theo ảnh tượng của Ngài rồi dựng lên ngôi vườn mà ở đó Ngài tương giao với đôi vợ chồng mà Ngài đã dựng nên (Sáng thế ký 3:8). Đức Chúa Trời không ở xa đối với sự sáng tạo của Ngài, nhưng vẫn còn dính dáng nhiều với nó. Ngài vừa là Đấng Tạo Hóa và là Đấng Nâng Đỡ của thế gian (Côlôse 1:15-17).
(7) Câu chuyện sáng tạo cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời đã thiết kế ra con người để có mối quan hệ với Ngài. Theo sát những gì được nhìn thấy sau cùng là phần suy luận Đức Chúa Trời dựng nên con người để sống trong mối quan hệ với Ngài. Tuy nhiên, chúng ta phải thật cẩn thận, như đối với phương thức chúng ta quan sát sự việc nầy. Đức Chúa Trời không dựng nên con người để làm thỏa mãn mọi nhu cần chưa được thỏa của Ngài đâu. Đức Chúa Trời hoàn toàn đủ đầy ở trong Ngài. Kinh Thánh không nói: “Và Đức Chúa Trời phán: ‘Thật là không tốt cho chúng ta khi phải ở một mình; chúng ta sẽ dựng nên con người để trám đầy nhu cần của chúng ta’”. Đức Chúa Trời đã dựng nên con người cho chính sự vinh hiển của Ngài, nhưng sự vinh hiển của Đức Chúa Trời cũng là vì ích và khoái lạc của chúng ta. Nếu chúng ta nhìn thấy nguồn gốc của con người và sự bắt rễ trong nhu cần của Đức Chúa Trời cho chúng ta, khi ấy chúng ta thật đang ở trên mé sườn dốc thật là dài. Đức Chúa Trời không tồn tại để phục vụ chúng ta và để làm thỏa mãn các nhu cần của chúng ta; Đức Chúa Trời đã dựng nên con người để thờ lạy Ngài, và để làm vinh hiển Ngài trong thế gian, như những con người được dựng nên theo ảnh tượng của Ngài. Sau khi đã nói như vầy, chúng ta nên nhìn thấy trong ân điển Ngài, Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta để thưởng thức và để thờ lạy Ngài. Con người không được dự trù để sống cô độc về mặt thuộc linh hơn Ađam đã được dự trù để sống đời sống của ông có một mình mà không có người bạn đời.
(8) Câu chuyện Sáng thế ký mô tả sự dựng nên con người như sự cố chính trong tiến trình sáng tạo. Con người không những là vật sống sau cùng được dựng nên; tạo vật của Ngài được giới thiệu như phần kết của toàn bộ tiến trình. Không những Đức Chúa Trời dựng nên con người lúc sau cùng, Ngài dựng nên người theo một phương thức rất đặc biệt – Ngài hà hơi sống vào lỗ mũi con người (2:7). Người đàn bà, cũng được dựng nên với một phương thức rất đặc biệt, khác biệt với tất cả loài thọ tạo sống động (3:18-25). Một mình con người được dựng nên rất đặc biệt theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời và được ban cho mạng lịnh phải cai trị trên sự sáng tạo (Sáng thế ký 1:26-28). Có nhiều khoản được hiến cho sự sáng tạo con người hơn bất kỳ một tạo vật nào khác.
Sự thực cho thấy con người được dựng nên sau cùng sẽ dạy chúng ta ít nhất hai bài học. Thứ nhứt, ấy là Đức Chúa Trời đã hiến cho con người một đặc ân rất lớn và lạ lùng, được dựng nên theo ảnh tượng của Ngài, là mão triều thiên trong công tác sáng tạo của Ngài. Không có gì phải lạ lùng khi tác giả Thi thiên viết:
“Khi tôi nhìn xem các từng trời là công việc của ngón tay Chúa, Mặt trăng và các ngôi sao mà Chúa đã đặt, Loài người là gì, mà Chúa nhớ đến? Con loài người là chi, mà Chúa thăm viếng nó? Chúa làm người kém Đức Chúa Trời một chút, Đội cho người sự vinh hiển và sang trọng. Chúa ban cho người quyền cai trị công việc tay Chúa làm, Khiến muôn vật phục dưới chân người: Cả loài chiên, loài bò, Đến đỗi các thú rừng, Chim trời và cá biển, Cùng phàm vật gì lội đi các lối biển. Hỡi Đức Giê-hô-va là Chúa chúng tôi, Danh Chúa được sang cả trên khắp trái đất biết bao!” (Thi thiên 8:3-9)
Có một bài học thứ hai, khiêm nhường hơn, đáng phải học hỏi. Sự thực con người được dựng nên sau cùng trong mọi sự sẽ làm cho chúng ta phải khiêm nhường. Nếu con người được dựng nên lúc sau cùng, thế thì người không có ở đó lúc khởi sự. Con người không có phần trong sự dựng nên thế gian. Sự sáng tạo là công việc của Đức Chúa Trời, không có một sự trợ giúp nào của con người. Tôi tin rằng đây là luận điểm mà Đức Chúa Trời đưa đến tận nhà với Gióp ở Gióp 38 và 39. Gióp không hề thôi không tin cậy Đức Chúa Trời, nhưng ông bắt đầu thắc mắc với Đức Chúa Trời, mặc dù Ngài đã có một số lý giải về sự ông chịu khổ. Câu trả lời của Đức Chúa Trời rất là mạnh mẽ. Câu trả lời ấy đáng phải đóng ngoặc đơn lại theo cách nầy:
“Nào hãy xem đây Gióp, khi ta nghe những điều ngươi nói, ngươi đang thắc mắc cách thế ta đang vận hành trong đời sống của ngươi. Điều đó nhắc cho ta nhớ, ngươi ở đâu khi ta dựng nên thế gian? Có phải ngươi đứng gần, đưa ra lời khuyên – “Sao Ngài không treo mặt trời thấp hơn một chút, và làm cho nó to hơn một chút nữa …?” Sự sáng tạo cho thấy ta là Đấng Tạo Hóa, và ngươi là tạo vật. Sự sáng tạo tỏ ra tình yêu, sự khôn ngoan, quyền phép của ta … vậy tại sao giờ đây ngươi dám thắc mắc với ta chứ?”
Tôi có thể tiếp tục và đóng ngoặc đơn phản ứng của Gióp: “Đúng rồi, hãy câm miệng ngươi lại đi!” Thế gian trong đó chúng ta đang sinh sống bày tỏ ra sự vinh hiển, sự khôn ngoan, quyền phép của Ngài. Chúng ta đừng bao giờ quên điều đó. Được nhắc nhớ đến vai trò của chúng ta trong sự sáng tạo (hoặc không có sự nhắc nhớ đó) sẽ khiến cho chúng ta phải hạ mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời.
(9) Câu chuyện sáng tạo cung ứng một khuôn mẫu cho con người nên bắt chước trong việc tuân giữ ngày sa-bát. Ở Sáng thế ký 2:1-3, chúng ta đọc thấy vào ngày thứ bảy Đức Chúa Trời nghỉ ngơi và làm cho ngày ấy nên ngày thánh khi nghỉ như vậy. Về sau trong sách Ngũ Kinh, việc tuân giữ ngày sa-bát sẽ trở thành một dấu hiệu trong giao ước với Môise, là điều phải để ý, dưới án phạt sự chết.
(10) Câu chuyện sáng tạo tỏ ra sự Đức Chúa Trời tể trị trên mọi loài thọ tạo. Đức Chúa Trời đặt tên cho muôn vật mà Ngài đã dựng nên. Về sau, Đức Chúa Trời đã ban cho Ađam phần việc đặt tên cho các tạo vật sống cùng vợ của ông. Từ ngữ “đặt tên” (xem 1:5, 8, 10, 19) là cùng một từ ngữ được sử dụng cho việc Ađam đặt tên cho các tạo vật (2:19-20), và vợ của ông (2:23; 3:20). Từ ngữ nầy đã (và vẫn đang) được hiểu chung chung rằng người nào được đặt tên thì thấp kém hơn người đứng đặt tên. Bằng cách đặt tên những gì Ngài đã dựng nên, Đức Chúa Trời tuyên bố ra quyền tể trị của Ngài. Bằng cách cho Ađam đặt tên một số tạo vật, Đức Chúa Trời tuyên bố uy quyền của Ađam (chớ không phải sự tể trị) trên thiên nhiên. Đức Chúa Trời ủy thác cho con người phần trách nhiệm cai trị trên cõi thọ tạo của Ngài.
(11) Câu chuyện sáng tạo tỏ ra sự thực Đức Chúa Trời kiến thiết phần đạo đức trong tạo vật của Ngài. Sự sáng tạo của Đức Chúa Trời là tốt lành vì Ngài đã dựng nên nó, và vì Ngài tuyên bố nó là tốt lành. Mặt khác, sự công bố “tốt lành” có thể chỉ ra khoái lạc và sự thỏa mãn của Đức Chúa Trời trong việc dựng nên vũ trụ. Mặt khác, tôi tin “tốt lành” là phần đánh giá đạo đức nữa. Chủ nghĩa duy vật vô thần không nhìn thấy điều chi đạo đức về những thứ vật chất; thay vì thế, nó nhìn thấy tính cách đạo đức chỉ là bề ngoài và được con người gắn vào những thứ vật chất (đặc biệt trong tôn giáo). Đối với tôi, mặc dù câu chuyện sáng tạo tuyên bố thế giới vật chất mà Đức Chúa Trời dựng nên là tốt lành về mặt đạo đức.
(12) Có yếu tố đạo đức phụ được đề xuất trong câu chuyện nầy. Khi Đức Chúa Trời dựng nên các tạo vật sống, Ngài đã chúc phước và truyền cho chúng phải kết quả là thêm nhiều, làm đầy dẫy đất (1:22, 28). Đức Chúa Trời, Đấng ban sự sống, đã truyền cho các tạo vật sống phải sinh sôi nảy nở, và nhơn đó biết xem trọng và kích thích sự sống. Vì lẽ đó, tôi lấy làm lạ, nếu câu chuyện sáng tạo không khiến cho những người thực hiện, hay những kẻ chịu đựng, những sự phá thai sẽ không dễ dàng đâu. Đức Chúa Trời, Đấng ban sự sống, truyền rằng chúng ta phải kéo dài sự sống, không được dập tắt nó. Thật là bất ngờ, hoàn toàn rõ ràng là cả con người và loài thú đều đã sống nhờ vào cây cỏ vào lúc ban đầu (1:29-30). Mãi cho tới sau nước lụt thì việc ăn thịt mới được phép (Sáng thế ký 9:3).
Đức Chúa Trời cũng dựng nên người nam người nữ nữa. Đây là cách mà sự sinh sôi nảy nở sẽ diễn ra. Nếu con người được truyền cho phải kết quả và thêm nhiều, và nếu Đức Chúa Trời đã ban cho Ađam một người nữ để làm vợ người, làm sao mà xã hội chúng ta lại bằng lòng chấp nhận những cuộc hôn nhân “đồng giới tính” cho được? Tôi tin rằng trong sự sáng tạo và trước sự sa ngã, điều chi tự nhiên thì là đạo đức và tốt lành. Không có gì phải lấy làm lạ khi Phaolô gọi đồng tính luyến ái là phi tự nhiên (Rôma 1:26-27). Khi con người tẻ tách ra khỏi phương thức “lúc ban đầu”, họ đang tẻ tách ra khỏi những gì là tự nhiên và tốt lành (xem Mác 10:2-9).
Từ quan sát cho đến ứng dụng
Trước khi chúng ta tiếp tục, cho phép tôi đưa ra những ứng dụng và hàm ý xuất phát từ những quan sát ở trên đây.
(1) Chúng ta cho rằng “ban đầu” của Sáng thế ký 1 không phải hoàn toàn là ban đầu. Chúng ta hãy suy nghĩ về những hàm ý của từ ngữ nầy trong một phút xem. Con người muốn nghĩ rằng muôn vật đang xoay tròn ở quanh mình, giống như con người từng nghĩ rằng mặt trời đang xoay tròn quanh quả đất vậy. Mục tiêu, ấy là có một bức tranh lớn lao hơn, và con người chỉ là một phần nhỏ ở trong đó, chớ không phải là tổng thể của bức tranh ấy. Con người được Đức Chúa Trời dựng nên, và cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Con người không được dựng nên trước hàng thiên sứ. Con người có một chỗ rất vinh dự và trách nhiệm trong sự sáng tạo của Đức Chúa Trời, nhưng con người vẫn là một tạo vật.
(2) Chúng ta lưu ý rằng Đức Chúa Trời đã hình thành vũ trụ (trật tự) từ chỗ hỗn độn trong sự sáng tạo. Đúng là một lẽ thật rất kỳ diệu. Đức Chúa Trời có quyền lấy sự hỗn độn, lộn xộn rồi làm thành một cái gì đó thật đẹp đẽ và có ích lợi. Đức Chúa Trời không phải là một Đức Chúa Trời của sự lộn xộn, mà là Đức Chúa Trời của trật tự (xem I Côrinhtô 14:33, 40). Vì thế, khi một Cơ đốc nhân hành động theo một phương thức lộn xộn, hay khi Hội Thánh rơi vào cảnh lộn xộn, đấy chẳng phải là kết quả của công việc Đức Chúa Trời, mà là kết quả của tội lỗi.
Cho phép tôi hỏi bạn thật tử tế như tôi có thể: “Có phải đời sống của bạn đang ở trong cảnh lộn xộn không?” Nếu thật vậy, thì thực sự chỉ có một giải pháp: ấy là Đức Chúa Trời. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm thành một sáng tạo mới trong đời sống của bạn, xây mọi sự lộn xộn của bạn thành ra trật tự. Ngài thực hiện điều nầy qua Con của Ngài, là Đức Chúa Jêsus Christ. Chính Ngài là Đấng đã đến với đất, thêm nhân tính trọn vẹn vào thần tính không hề vơi cạn của Ngài, để sống một đời sống trọn vẹn, để tỏ tội lỗi của con người, và để cung ứng sự trả giá cho tội lỗi chúng ta bằng cách chịu chết trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha. Bạn có thể trở thành một tạo vật mới bằng cách tin cậy Ngài:
“Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới. Mọi điều đó đến bởi Đức Chúa Trời, Ngài đã làm cho chúng ta nhờ Đấng Christ mà được hòa thuận lại cùng Ngài, và đã giao chức vụ giảng hòa cho chúng ta. Vì chưng Đức Chúa Trời vốn ở trong Đấng Christ, làm cho thế gian lại hòa với Ngài, chẳng kể tội lỗi cho loài người, và đã phó đạo giảng hòa cho chúng tôi. Vậy chúng tôi làm chức khâm sai của Đấng Christ, cũng như Đức Chúa Trời bởi chúng tôi mà khuyên bảo. Chúng tôi nhơn danh Đấng Christ mà nài xin anh em: hãy hòa thuận lại với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời” (II Côrinhtô 5:17-21).
(3) Chúng ta chỉ ra Đức Chúa Trời đã dựng nên thế gian nầy qua một quá trình, diễn ra qua thời gian (sáu ngày). Đức Chúa Trời làm việc qua những tiến trình, và Ngài không làm công việc của Ngài ngay liền đâu. Hãy suy nghĩ về Ápraham trong một phút xem. Đức Chúa Trời đã hứa với Ápraham rằng ông sẽ làm cha của nhiều người, qua một đứa con mà Ngài sẽ ban cho ông và Sara. Nhưng người con nầy đã không chào đời trong 25 năm. Hãy suy nghĩ về sự cứu rỗi của loài người xem. Bao nhiêu năm đã trôi qua giữa lời hứa của Đức Chúa Trời về một Cứu Chúa cho Ađam và Êva (Sáng thế ký 3:15) và về sự đến của Chúa chúng ta? Đức Chúa Trời có một chương trình và một tiến trình, và Ngài đã dành thì giờ của Ngài để mở chương trình ấy ra. Nicôđem đã đến với Chúa chúng ta ở Giăng 3, nhưng dường như ông đã không đến với đức tin mãi cho tới một thời gian sau đó. Chắc chắn các môn đồ của Chúa chúng ta cần đến một thời gian mới hiểu được những gì Tin Lành muốn nói tới. Họ không thực sự nắm bắt được Tin Lành cho tới sau sự chết và sự sống lại của Chúa chúng ta. Bao nhiêu lần tôi đã yêu cầu ai đó: “Hãy nói cho tôi biết làm thế nào anh trở thành một Cơ đốc nhân”. Gần như là không có ngoại lệ, phần đáp ứng là một việc đại loại như sau: “Phải, đó là một câu chuyện dài … ”.
Đức Chúa Trời cũng dành thì giờ của Ngài trong việc hoàn thành tiến trình sự nên thánh. Tôi nghĩ tới Giacốp và tôi lấy làm lạ bởi sự thực cần phải tốn trọn cả đời của người nầy để quên việc kế hoạch của mình đi rồi chỉ tin cậy Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, nhiều Cơ đốc nhân ngày nay muốn được thuộc linh và trưởng thành ngay lập tức. Đức Chúa Trời thậm chí sử dụng tiến trình đốt thời gian trong việc xử lý với kẻ ác. Sự phán xét là một tiến trình thường bao gồm những lời cảnh cáo, rồi hành động lôi kéo sự chú ý, và kế đó là sự phán xét sau cùng. Chúng ta cứ lo thắc mắc với Đức Chúa Trời: “Còn bao lâu nữa?” vì chúng ta không muốn chờ đợi, nhưng ở đây, Đức Chúa Trời cũng hành động qua một tiến trình phải tốn kém thời gian.
(4) Chúng ta đã nhìn thấy sự sáng tạo đã đi vào hiện thực bởi Lời của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời chỉ phán một lời và bất cứ chi Ngài truyền đều đã xảy ra. Giờ đây, chúng ta đang có lời thành văn của Đức Chúa Trời trong tay mình. Tôi lấy làm lạ chúng ta phải mau mắn thể nào khi đáp ứng với mạng lịnh của Ngài! Tôi lấy làm lạ chúng ta đã có nhiều tin cậy thể nào đối với Lời của Ngài!
“Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng; hãy trở lại cùng Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùng Đức Chúa Trời chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào. Đức Giê-hô-va phán: Ý tưởng ta chẳng phải ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải đường lối ta. Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu. Vả, như mưa và tuyết xuống từ trên trời và không trở lại nữa, mà đượm nhuần đất đai, làm cho sanh ra và kết nụ, đặng có giống cho kẻ giao, có bánh cho kẻ ăn, thì lời nói của ta cũng vậy, đã ra từ miệng ta, thì chẳng trở về luống nhưng, mà chắc sẽ làm trọn điều ta muốn, thuận lợi công việc ta đã sai khiến nó” (Êsai 55:7-11).
“Đức Giê-hô-va phán như vầy: Trời là ngai ta, đất là bệ chân ta. Các ngươi sẽ xây nhà thể nào cho ta? Các ngươi sẽ lấy nơi nào làm chỗ nghỉ ngơi cho ta? Đức Giê-hô-va phán: Mọi sự nầy đều bởi tay ta làm ra, và có như vậy. Nầy là kẻ mà ta đoái đến: tức là kẻ nghèo khó, có lòng ăn năn đau đớn, nghe lời nói ta mà run” (Êsai 66:1-2).
(5) Chúng ta đã thấy tiến trình sáng tạo là một tiến trình bao gồm cả tan và hợp. Bạn tôi, Joe Baird, chỉ ra cho tôi thấy ở chương 2, Đức Chúa Trời đã hiệp Ađam và Êva lại với nhau trong hôn nhân. Về sau Chúa Jêsus nói rằng điều chi Đức Chúa Trời đã kết hiệp, loài người không nên phân rẻ (Mathiơ 19:4-6). Môise chỉ ra rằng khi một người nam và một người nữ kết hôn, họ cần phải lìa cha mẹ mình (tan) rồi mới hiệp với nhau (Sáng thế ký 2:24-25). Trong sự dựng nên một dân tộc, Đức Chúa Trời đã hành động kết hiệp lại hay thống nhất các con trai của Giacốp (Israel), vì sự thống nhất của họ mới là điều quan trọng. Đồng thời, Đức Chúa Trời đã biệt riêng họ ra khỏi thế gian. Ngài đã làm điều nầy bằng cách đưa họ đến Aicập, ở đó người Aicập sẽ không kết hôn với họ. Luật pháp Môise (đặc biệt những điều luật về sạch và không sạch) đã biệt riêng dân sự của Đức Chúa Trời đối với thế giới ngoại giáo. Ngày nay, Đức Chúa Trời hiệp các tín đồ lại với nhau trong thân của Đấng Christ. Những dị biệt trước kia bị gạt qua một bên (Êphêsô 2:11-22). Chúa thường không còn giữ những dị biệt mà Đức Chúa Trời đã đã cất bỏ chúng rồi (Công Vụ các Sứ Đồ 10-11; Galati 2:11-21).
(6) Chúng ta đã lưu ý rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên một thế giới mà Ngài có dính dáng mật thiết vào đó. Đức Chúa Trời không phải là “nhà quan sát” ở đàng xa đâu, Ngài một là vô tư hay vô quyền không can thiệp vào những vụ việc của thế gian nầy. Thật vậy, Kinh Thánh phán về Đức Chúa Trời thường xuyên giám sát và chăm sóc cho loài thọ tạo của Ngài, ban mưa, mùa gặt, thức ăn cho mọi tạo vật của Ngài.
(7) Chúng ta đã thấy Đức Chúa Trời ao ước con người sống trong mối quan hệ với Ngài. Bạn có thể tưởng tượng việc đồng đi với Đức Chúa Trời mỗi ngày trong Vườn Êđen không? Đấy là những gì Ađam và Êva dường như đang làm (xem Sáng thế ký 3:8-10). Đức Chúa Trời đã cung cấp ngôi Vườn, không những là một nơi nương náu và chốn phục vụ, mà còn là một nơi tương giao với Ngài nữa. Sau đó, Đức Chúa Trời sẽ cung ứng những nơi khác mà con người sẽ gặp gỡ Ngài ở đó: (1) vùng đất của Israel (xem Sáng thế ký 28:16-17); (2) đền tạm; và, (3) đền thờ. Cuối hết, đó là thân vị của Đức Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta, Ngài là Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người, giữa trời và đất (xem Giăng 1:49-51; 4:19-24; I Timôthê 2:5). Con người sẽ không bao giờ trở thành người xứng đáng với mối quan hệ ấy cho tới chừng nào người có quan hệ trực tiếp với Đức Chúa Trời, và có mối tương giao mỗi ngày với Ngài.
(8) Sau cùng, con người được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời và được Đức Chúa Trời ủy thác cai trị trên tất cả mọi loài thọ tạo. Chắc chắn điều nầy có những hàm ý về môi trường. Chúng ta cần phải chăm sóc quả đất và đừng lạm dụng hay hủy hoại nó. Đó là sự sáng tạo của Đức Chúa Trời, và chúng ta được đặt trên đất trong vai trò quản gia của Ngài để chăm sóc nó. Đất (tự nhiên) không phải là thần linh, như có người dường nghĩ vậy, nhưng đó là sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Chúng ta không dám thờ lạy nó, nhưng chúng ta cần phải chăm sóc nó.
Câu chuyện sáng tạo dạy dỗ điều gì cho người Do thái xưa kia
Chúng ta nhìn lại, không những về sự sáng tạo, mà còn về những kinh nghiệm của Israel trong và sau khi Xuất Aicập. Môise đã viết ra luật pháp trước khi ông qua đời, luật pháp được viết ra trước khi thế hệ thứ hai của dân Israel vào trong đất Hứa. Tôi tin sách Ngũ Kinh cụ thể được viết ra vì ích của thế hệ thứ hai của người Israel nào sắp sửa bước vào và chiếm lấy vùng đất Canaan. Họ cần phải biết họ là ai, họ ra từ đâu, và số phận của họ sẽ như thế nào!?! Trước hết, họ cần phải nhìn biết Đức Chúa Trời của Israel theo cách riêng. Năm sách Ngũ Kinh cung ứng, theo văn tự, di sản của Israel, cũng như số phận của nó.
Chúng ta hãy dừng lại trong một phút để nhìn thấy biến cố sáng tạo thể nào đã hình thành suy nghĩ và cách cư xử của một số thánh đồ xưa. Việc đầu tiên có quan hệ đến câu chuyện sáng tạo là nước lụt. Đức Chúa Trời đã dựng nên thế gian và mọi sự ở trong đó, thế mà rất mau sau sự sa ngã, nó đã trở nên lụn bại và Đức Chúa Trời đã hủy diệt nó. Là Đấng Tạo Hóa, Đức Chúa Trời làm chủ mọi loài thọ tạo và có thể làm với nó theo như Ngài muốn. Là Đấng đã biến đổi mớ hỗn độn đầy những nước vô hình thành một vũ trụ xinh đẹp, Đức Chúa Trời chắc chắn có quyền “mở nước ra” rồi đem lại một trận đại hồng thủy. Nước lụt xác minh sự thực Ngài là Đấng Tạo Hóa, Ngài có toàn quyền và tự do xử sự với loài thọ tạo của Ngài theo như Ngài muốn.
Sự việc thứ hai được thấy ở Sáng thế ký 14, ở đây Ápraham (Ápram vào thời điểm nầy – xem Sáng thế ký 17:5) gặp gỡ Vua Salem là Mênchixêđéc. Năm vị vua trong khu vực quanh Sôđôm và Gômôrơ đã nổi loạn chống lại Kếtrôlaome và những kẻ theo người. Khi Kếtrôlaome và các đồng minh tấn công năm vị vua nầy, họ thắng hơn chúng, chiếm nhiều chiến lợi phẩm và nhiều người, giữa vòng họ là Lót cháu của Ápram. Ápram đem người của mình có vũ trang đuổi theo, đánh bại Kếtrôlaome cùng các đồng minh của người rồi thâu lại được Lót cùng tất cả những người khác và của cải. Khi Ápram trở về, vua của Sôđôm và các đồng minh người quá đỗi vui mừng khi nhận lại gia đình của họ. Dường như là các vua của Sôđôm và Gômôrơ đã hoạch định tổ chức một kỳ lễ “hoan nghênh về nhà”, bản sao xưa của một cuộc diễu hành. Nhưng trước khi các vị vua nầy có thể tiếp đón Ápram, một vua khác đã đón ông trên đường – ấy là Mênchixêđéc, Vua của Salem. Ông ta mang theo bánh, rượu vì ông ấy là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời, và ông ấy chúc phước cho Ápram với mấy lời nầy:
“Nguyện Đức Chúa Trời Chí cao, là Đấng dựng nên trời và đất, ban phước cho Áp-ram! Đáng ngợi khen thay Đức Chúa Trời Chí cao đã phó kẻ thù nghịch vào tay ngươi!” (Sáng thế ký 14:19b-20a, phần nhấn mạnh là của tôi).
Một thời gian ngắn sau đó, vua Sôđôm tiếp đón Ápram rồi dâng cho ông tất cả các chiến lợi phẩm mà ông ta có được trong trận chiến chỉ giữ lại người của mình đã bị bắt đi từ Sôđôm. Đáp ứng của Ápram rất là thú vị:
“Áp-ram đáp lại rằng: Tôi giơ tay lên trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời Chí cao, Chúa Tể của trời và đất, mà thề rằng: Hễ của chi thuộc về vua, dầu đến một sợi chỉ, hay là một sợi dây giày đi nữa, tôi cũng chẳng hề lấy; e vua nói được rằng: Nhờ ta làm cho Áp-ram giàu có, chỉ món chi của những người trẻ đã ăn, và phần của các người cùng đi với tôi, là A-ne, Ếch-côn và Mam-rê; về phần họ, họ hãy lấy phần của họ đi” (Sáng thế ký 14:22-24, phần nhấn mạnh là của tôi).
Đúng là một sự khác biệt chúng ta nhìn thấy giữa Mênchixêđéc, vua của Salem, và vua của Sôđôm. Mênchixêđéc nhắc cho Ápram nhớ đến Đấng mà ông đang phục sự, “Đấng dựng nên trời và đất”. Thật vậy, vua của Sôđôm nói cho Ápram biết ông là nhân vật trọng đại nhứt rồi dâng cho ông mọi chiến lợi phẩm. Ápram từ chối không nhận tặng phẩm của vua Sôđôm, sử dụng chính câu nói mà Mênchixêđéc mới vừa nói với ông. Ông tôn cao Đức Chúa Trời: “Chúa Tể của trời và đất”, vì chính Ngài đã ban cho Ápram sự đắc thắng. Ápram sẽ không chiếm lấy uy tín vì công việc của Đức Chúa Trời, và Ápram sẽ không làm giàu nhờ vào một vị vua ngoại giáo. Đức Chúa Trời đã hứa chúc phước cho Ápram, và Ápram không tin rằng phước ấy sẽ đến qua những tặng phẩm của một nhà vua theo tà giáo, là vua Sôđôm. Nếu Đức Chúa Trời của Ápram là Đấng Tạo Hóa, thế thì Đức Chúa Trời sẽ ban cho ông sự đắc thắng trong chiến trận và những ơn phước về mặt vật chất nữa.
Ấy không phải chỉ có Ápram mới là người hiểu rõ Đức Chúa Trời mình là Đấng Tạo Hóa của trời và đất. Raháp, kỵ nữ của thành Giêricô, đã hiểu rõ điều nầy nữa. Hãy lắng nghe lời nói của nàng, được thốt ra với các thám tử Israel:
“Trước khi hai người do thám chưa nằm ngủ, nàng leo lên mái nhà, mà nói rằng: Tôi biết rằng Đức Giê-hô-va đã ban cho các ông xứ này, sự kinh khủng vì cớ các ông đã bắt lấy chúng tôi, và cả dân của xứ đều sờn lòng trước mặt các ông. Vì chúng tôi có hay khi các ông ra khỏi xứ Ê-díp-tô, thì Đức Giê-hô-va đã khiến nước Biển đỏ bày khô trước mặt các ông, và điều các ông đã làm cho Si-hôn và Óc, hai vua dân A-mô-rít, ở bên kia sông Giô-đanh, mà các ông đã diệt đi. Chúng tôi có hay điều đó, lòng bèn tan ra, chẳng ai trong chúng tôi còn can đảm trước mặt các ông nữa; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ông là Đức Chúa Trời ở trên trời cao kia, và ở dưới đất thấp này. Vậy bây giờ, vì tôi đã làm nhân cho hai ông, thì hai ông cũng phải làm nhân lại cho nhà cha tôi; hãy chỉ Đức Giê-hô-va mà thề cùng tôi, và cho một dấu quả quyết rằng các ông sẽ để cha mẹ, anh em, chị em tôi, và hết thảy người bà con của họ đều còn sống, cùng cứu chúng tôi khỏi chết” (Giôsuê 2:8-13, phần nhấn mạnh là của tôi).
Raháp vốn biết rõ Đức Chúa Trời của Israel là một Đức Chúa Trời duy nhứt, và các thần của nàng chẳng phải là thần chi hết. Nàng hiểu rõ Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hóa là Chúa của trời và đất. Đức tin của nàng nơi Đức Chúa Trời bao gồm niềm tin vững chắc cho rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên trời và đất.
Việc Israel xuất ra khỏi Aicập đã cung ứng một cơ hội vượt bực chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa của trời và đất. Khi Đức Chúa Trời truyền cho Môise phải trở lại Aicập và đòi hỏi Pharaôn hãy để cho dân sự Ngài ra đi, Môise đã chống lại bằng nhiều cách thế. Sau cùng, Môise đã tìm cách thuyết phục Đức Chúa Trời rằng ông không đủ tư cách để đến trước mặt Pharaôn vì ông không phải là một tay nói giỏi:
“Môi-se thưa cùng Đức Giê-hô-va rằng: Ôi! lạy Chúa, từ hôm qua, hôm kia, hay là từ lúc Chúa phán dạy kẻ tôi tớ Chúa, tôi vẫn chẳng phải một tay nói giỏi, vì miệng và lưỡi tôi hay ngập ngừng. Đức Giê-hô-va bèn phán rằng: Ai tạo miệng loài người ra? hay là ai đã làm câm, làm điếc, làm sáng, làm mờ? Có phải ta là Đức Giê-hô-va chăng? Vậy bây giờ, hãy đi; ta sẽ ở cùng miệng ngươi và dạy ngươi những lời phải nói” (Xuất Êdíptô ký 4:10-12, phần nhấn mạnh là của tôi).
Môise đã tìm cách cáo lỗi không nhận lãnh bổn phận Đức Chúa Trời ban cho bằng cách cho rằng mình không phải là tay nói giỏi. Đức Chúa Trời nhắc cho Môise nhớ rằng Ngài đã dựng nên cái miệng của ông. Tương tự, trong Thi thiên 139, David đã nói về Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa của ông trong lòng mẹ:
“Vì chính Chúa nắn nên tâm thần tôi, dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi. Tôi cảm tạ Chúa, vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ lùng. Công việc Chúa thật lạ lùng, lòng tôi biết rõ lắm. Khi tôi được dựng nên trong nơi kín, chịu nắn nên cách xảo lại nơi thấp của đất, thì các xương cốt tôi không giấu được Chúa. Mắt Chúa đã thấy thể chất vô hình của tôi; Số các ngày định cho tôi, đã biên vào sổ Chúa trước khi chưa có một ngày trong các ngày ấy” (Thi thiên 139:13-16).
Việc dân Israel xuất ra khỏi Aicập và sự chiếm hữu xứ Canaan của họ đã đưa sự thực Đức Chúa Trời đã dựng nên trời và đất đến chỗ nổi bật lên. Khi Môise đòi hỏi Pharaôn phải tha cho dân Israel đi, chuyện ấy nghe quá hài hước đối với Pharaôn. Dân Israel là một thứ dân vô nghĩa; họ đã làm nô lệ trong xứ Aicập, một quốc gia hùng mạnh nhất trên bề mặt quả đất lúc bấy giờ. Môise chỉ là một người du mục chăn chiên. Làm sao ông dám đòi hỏi cái gì chứ? Và ai là Đức Chúa Trời của ông, mà ông cứ nói cách dạn dĩ như thế chứ? Pharaôn đưa ra sự xem thường đối với Đức Chúa Trời của Israel thật là rõ ràng:
“Kế sau, Môi-se và A-rôn đến tâu cùng Pha-ra-ôn rằng: Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên có phán như vầy: Hãy cho dân ta đi, đặng nó giữ một lễ cho ta tại đồng vắng. Nhưng Pha-ra-ôn đáp rằng: Giê-hô-va là ai mà trẫm phải vâng lời người, để cho dân Y-sơ-ra-ên đi? Trẫm chẳng biết Giê-hô-va nào hết; cũng chẳng cho dân Y-sơ-ra-ên đi nữa” (Xuất Êdíptô ký 5:1-2).
Các nạn dịch là câu trả lời của Đức Chúa Trời cho thắc mắc của Pharaôn. Những trận dịch phải làm với thiên nhiên (sông Nilơ biến thành huyết, ếch nhái, muỗi mòng, ruồi lằn, sự chết của bầy gia súc của người Aicập, ghẻ chóc, giông bão, cào cào, tối tăm, và cái chết của những đứa con đầu lòng của họ). Những thuật sĩ người Aicập có thể tạo ra bản sao của những trận dịch đầu tiên, nhưng không lâu sau đó họ phải nhìn nhận rằng chúng đã cao quá khỏi đầu của họ, và những trận dịch lệ ấy là “ngón tay của Đức Chúa Trời” (Xuất Êdíptô ký 8:19). Đức Chúa Trời đã bày tỏ ra sự tể trị của Ngài trên thiên nhiên qua phương tiện những trận dịch. Và các thần linh của người Ai cập đã bị những nạn dịch nầy chế giễu, vì họ tưởng đã cai trị trên các mặt của thiên nhiên, và một số tạo vật dính dáng với các trận dịch là biểu tượng nói tới thần linh của họ.
Ai là Đức Chúa Trời của Israel, mà Pharaôn cần phải theo lịnh chứ? Ngài là Đấng dựng nên trời và đất; Ngài là Đấng phán, thì các thế lực của thiên nhiên phải vâng theo. Việc chia Biển Đỏ ra làm hai là miếng kem bôi lên chiếc bánh ngọt. Ai trừ ra Đức Chúa Trời có thể chia biển ra làm hai, hầu cho dân Israel sẽ đi qua như đi trên đất khô, rồi biển ùa lấp lại trên quân đội Aicập chứ?
Đây là một loạt phép lạ rất quan trọng vì đấy là sự xác chứng về câu chuyện sáng tạo ở Sáng thế ký 1 và 2. Thế hệ đầu tiên của Israel rời Aicập đã nhìn thấy bàn tay của Đức Chúa Trời trong các trận dịch. Họ đã nhìn thấy biển chia ra làm hai và người Aicập bị nhận chìm. Họ đã nhìn thấy Đức Chúa Trời tiếp trợ đồ ăn cho, cả nước và quần áo nữa cho cả đoàn dân đông nầy và bầy gia súc của họ, giúp cho họ tồn tại trong đồng vắng. Dân Israel cần phải học biết tin cậy Đức Chúa Trời tiếp trợ cho mọi nhu cần của họ. Ngài sẽ ban mưa xuống cho mùa màng của họ, và Ngài sẽ ban cho họ sự thịnh vượng, nếu họ vâng theo mạng lịnh của Ngài và tin cậy nơi Ngài (xem Phục truyền luật lệ ký 28:1-14). Dân Canaan là một dân đồi bại và chuyên thờ lạy hình tượng. Họ có các thần thiên nhiên của riêng họ, và dân Israel sẽ bị cám dỗ mà thờ lạy chúng. Thật là quan trọng cho dân Israel phải nhìn biết và tin tưởng Đức Chúa Trời đã dựng nên trời và đất, rồi vì cớ ấy, họ có thể tin cậy Ngài tiếp trợ cho từng nhu cần của họ.
Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa trong Kinh Thánh
Có nhiều, nhiều phân đoạn Kinh Thánh đề cập tới Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa. Cho phép tôi liệt kê ra một số phân đoạn quan trọng mà tôi đã tìm được:
Sáng thế ký 1-2; 14:19-22; 15:4-6; 24:2-4
Xuất Êdíptô ký 4:10-12; 20:8-11; 31:12-17
Phục truyền luật lệ ký 10:12-18; 11:11-17; 28:12, 23-24
Giôsuê 2:6-13
II Samuên 22:6-18
II Các Vua 19:14-19
I Sử ký 16:26
Nêhêmi 9:6
Gióp 38-39
Thi thiên 8; 19:1-6; 33:6-9; 89:11-12; 96:5; 102:23-28; 104:1-3520 107:23-31 (so sánh câu 29 với Matthew 8:26)
Thi thiên 121; 124:8; 134:3; 135:5-7; 136:1-9; 146:1-7; 147:7-9
Châm ngôn 3:19-20; 8:22-31; 30:1-4
Êsai 37:14-20; 40:12-31; 42:5-9; 44:24-28; 45:8-12, 18; 48:12-16; 51:12-16; 54:5; 65:17-25
Giêrêmi 4:23-28;21 10:6-16; 32:16-19; 51:14-17
Giôna 1:9
Xachari 12:1
Công Vụ các Sứ Đồ 4:24; 14:14-18; 17:24
Rôma 1:18-25; 9:20-21
I Côrinhtô 8:4-6
Côlôse 1:15-17
Hêbơrơ 1:10; 11:3
Khải huyền 4:11; 10:6; 14:7
Tôi đã tóm lược các bài học được nhấn mạnh trong các phân đoạn Kinh Thánh nầy qua phương tiện các phạm trù sau đây. Điều nầy chưa hoàn toàn đâu, song nó chứng tỏ lẽ thật cho rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên trời và đất trong cả Kinh Thánh quan trọng là dường nào:
(1) Đức Chúa Trời của Kinh Thánh, Đức Chúa Trời của Israel, là Đấng đã dựng nên trời và đất.
Ápraham đã xưng ra điều nầy: Sáng thế ký 14:19, 22; 24:2-4
Raháp đã xưng ra điều nầy: Giôsuê 2:9-13
Giôna cũng xưng ra điều nầy: Giôna 1:9
Xem Rôma 1:18-25
(2) Đức Chúa Trời là trọng tâm của mọi loài thọ tạo. Nếu như vậy thì chỉ một mình Ngài đáng được thờ lạy như Đấng Tạo Hóa. Vì Đức Chúa Trời của Israel là Đấng Tạo Hóa, và Ngài đã dựng nên muôn vật đã được dựng nên, chẳng có thần nào khác ca (vì nếu có, Đức Chúa Trời đã dựng nên họ, và Đức Chúa Trời phán chẳng có Đức Chúa Trời nào khác ngoài Ngài – Phục truyền luật lệ ký 6:4; Êsai 45:14, 21). Như thế, các hình tượng chỉ là những tạo vật của bàn tay con người. Buồn thay; Đức Chúa Trời dựng nên con người, nhưng hạng người theo tà giáo nghĩ họ có thể dựng nên các vì thần cho riêng họ.
I Sử ký 16:26
Thi thiên 96:5
Êsai 40:12-31
Giêrêmi 23:6-16; 51:14-17
Công Vụ các Sứ Đồ 14:14-18; 17:24
Rôma 1:18-25
I Côrinhtô 8:4-6
(3) Đức Chúa Trời, Đấng dựng nên trời và đất, là chủ của những vật Ngài đã dựng nên (Phục truyền luật lệ ký 10:14), và vì lẽ đó Ngài muốn làm gì với loài thọ tạo của Ngài cũng được, kể cả việc tỏ ra ơn thương xót hay thực thi sự phán xét.
Trời và đất thuộc về Đức Chúa Trời (Thi thiên 89:11-12).
Ngài làm chủ nhân loại và mọi vật sống – và nhơn đó có nước lụt (Sáng thế ký 6-9).
Ngài làm chủ đất đai, Israel cũng không phải ai khác làm chủ như Ngài được (Lêvi ký 25:23; đối chiếu Êxêchiên 29:3, 9).
Ngài là Thợ Gốm, còn chúng ta là đất sét (Êsai 29:15-16; 64:8).
Là Thợ Gốm, Ngài có thể làm theo Ngài muốn với đất sét – đặc biệt, tỏ ra ơn thương xót và xét đoán (Giêrêmi 18:1-12; Rôma 9:18-26).
(4) Vì Đức Chúa Trời đã tỏ ra sự khôn ngoan và quyền phép vô hạn của Ngài nơi sự sáng tạo của Ngài (Châm ngôn 3:19-20; 8:22-31), và con người chỉ là một tạo vật, con người không nên thắc mắc sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời trong những gì Ngài đang làm.
Gióp 38-39
Êsai 45:9-13
(5) Sự sáng tạo tỏ ra các thuộc tính của Đức Chúa Trời – Ngài vốn có quyền phép, mọi sự khôn ngoan, đời đời, vinh hiển và oai nghi. Con người vì cớ đó phải kính sợ và thờ lạy Đức Chúa Trời.
Thi thiên 8; 19:1-6
Thi thiên 33:6-8
Thi thiên 102:23-28
Thi thiên 134:3
Thi thiên 135:5-7
Thi thiên 136:1-9
Êsai 51:12-16
Rôma 1:19-20
Khải huyền 4:11; 14:7
(6) Là Đấng Tạo Hóa, Đức Chúa Trời đang tể trị hoàn toàn và trọn vẹn trên loài thọ tạo của Ngài.
Ngài ban và cầm mưa lại (Phục truyền luật lệ ký 11:11-17; 28:12, 24; I Các Vua 17-18; Giacơ 5:17-18).
Thi thiên 96:5, 10
Xachari 12:1
Côlôse 1:15-17
(7) Là Đấng Tạo Hóa, Đức Chúa Trời dùng thiên nhiên để làm theo ý chỉ Ngài, bao gồm việc giải cứu dân sự Ngài ra khỏi kẻ thù nghịch của họ.
Trong chiến trận – II Samuên 22:6-18
Lúc Xuất Aicập – Xuất Êdíptô ký 6-15
Lời cầu nguyện của Êxêchia với Đức Chúa Trời xin bảo hộ tránh khỏi Sanchêríp (II Các Vua 19:14-19)
Thi thiên 121; 124:8; 146:1-7
Êsai 37:14-20
Công Vụ các Sứ Đồ 4:24
(8) Là Đấng Tạo Hóa, Đức Chúa Trời đã tỏ ra quyền phép vô hạn của Ngài, đóng vai trò như một sự bảo đảm rằng Ngài sẽ chu toàn mọi lời hứa của Ngài trong tương lai (một số những lời hứa ấy được mô tả là “tạo vật mới”).
Êsai 42:5-9
Êsai 44:24-28
Êsai 45:8-19
Êsai 48:12-16
(9) Phương pháp của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo được dự trù làm khuôn mẫu cho mọi hành động của con người. Giống như Đức Chúa Trời đã yên nghỉ vào ngày thứ bảy, sau khi dựng nên thế gian, cũng vậy con người phải yên nghỉ vào ngày sa-bát (Xuất Êdíptô ký 20:8-11; 31:15-17). Tuân giữ ngày Sa-bát là một trong những cách thức dân Israel có thể công nhận với Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa của họ.
Phần kết luận
Chúng ta chỉ bắt đầu từ bề mặt, nhưng tôi tin chúng ta đã tỏ ra rằng xuyên suốt Kinh Thánh, trong đó đã chứng tỏ Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất. Đấng Tạo Hoá của địa cầu nầy là Đức Chúa Trời, và chỉ một mình Ngài là Đức Chúa Trời. Người nào chối bỏ sự làm chứng của thiên nhiên là phạm tội trước mặt Đức Chúa Trời (Rôma 1:18-27). Nếu Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, thế thì những lời xưng nhận của Ngài đều là sự thật.
Tân Ước đưa ra lời xưng nhận rất đáng kinh ngạc — rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Đức Chúa Trời, và Ngài đã tồn tại trong quá khứ đời đời, và là Đấng Tạo Hóa của thế gian nầy:
“Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời. Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài. Trong Ngài có sự sống, sự sống là sự sáng của loài người. Sự sáng soi trong tối tăm, tối tăm chẳng hề nhận lấy sự sáng” (Giăng 1:1-5).
“Ấy chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được, là Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên. Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả. Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài” (Côlôse 1:15-17).
Đây là lời xưng nhận rất quan trọng, là điều Chúa Jêsus đã chứng tỏ mình là thật trong đời sống trên đất và chức vụ của Ngài, đặc biệt bởi các phép lạ của Ngài. Trong Tin Lành Giăng, phép lạ đầu tiên mà Chúa Jêsus đã làm ra được ghi lại ở chương 2. Đến dự một đám cưới cùng với gia đình và các môn đồ, Chúa Jêsus đã tạo ra rượu từ nước rửa theo nghi thức. Chúa Jêsus thậm chí không chạm đến nước nữa; Ngài chỉ phán một mạng lịnh cho những tôi tớ (là điều mẹ Ngài thúc giục họ nên vâng theo), và sự biến đổi đã diễn ra khi họ vâng lời. Ở Mác 4:35-41, chúng ta thấy sự quở bão yên lặng, một lần nữa bởi mạng lịnh của Ngài. (Hãy chú ý trong việc quở bão yên lặng, Chúa chúng ta dường như làm ứng nghiệm lời lẽ của của Thi thiên 89:9).Giăng 11, Chúa Jêsus làm cho Laxarơ sống lại từ kẻ chết, minh chứng Ngài là Đấng ban sự sống cho.
Chỉ một mình Chúa Jêsus là Đấng có thể đem kẻ chết trong quá phạm và tội lỗi mình đến với sự sống (Êphêsô 2:1-10). Chỉ một mình Ngài là Đấng có thể làm cho chúng ta trở nên một con người mới (II Côrinhtô 5:17). Chỉ một mình Ngài là Đấng có thể nắm lấy thế giới bị tội lỗi xé toạc ra như thế nầy rồi thay thế nó bằng một vương quốc đời đời, ở đó tội lỗi và sự chết không còn thấy có nữa. Chính ở trong Ngài mà bạn phải đặt lòng tin cậy của mình để được tha thứ tội lỗi và sự bảo đảm sự sống đời đời. Sẽ có một ngày khi trời và đất nầy sẽ qua đi, và Đức Chúa Trời sẽ dựng nên trời mới đất mới. Nếu bạn nghĩ rằng sự sáng tạo đầu tiên là vĩ đại, bạn chưa nhìn thấy cái gì hết. Sự sáng tạo mới còn siêu việt hơn nhiều lắm (Khải huyền 21:1…). Bạn có sẵn sàng cho ngày ấy chưa?
Đối với người nào đã tin cậy Đức Chúa Jêsus Christ, không những là Đấng Tạo Hóa của họ, mà còn là Cứu Chúa của họ nữa, sự thực cho thấy rằng Ngài là Đấng Tạo Hóa trả lời nhiều câu hỏi và giải quyết nhiều nan đề. Điều đó sẽ khích lệ chúng ta sống thật kiên nhẫn khi chúng ta sợ rằng Đức Chúa Trời không hành động nhanh đủ. Rốt lại, Ngài là đời đời và không ở trong sự vội vã, Ngài hành động qua những tiến trình đốt thời gian. Khi chúng ta đối mặt với những trở ngại hay chống đối khiến chúng ta phải sợ hãi, chúng ta cần phải nhớ rằng Chúa chúng ta là cả hai: Đấng Tạo Hóa và là Đấng Nâng Đỡ vũ trụ của Ngài. Ngài có thể sử dụng bất kỳ và từng phần trong sự sáng tạo của Ngài để trợ giúp cho chúng ta. Khi chúng ta chịu khổ từ hình thức nầy hay hình thức khác, chúng ta bắt đầu nghi ngờ sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, chúng ta hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời Toàn Tri của trời và đất. Và khi chúng ta muốn thách thức Đức Chúa Trời đối với công việc lựa chọn khôn ngoan của Ngài, chúng ta hãy nhớ rằng Ngài là Thợ Gốm, còn chúng ta là đất sét; Ngài là Đấng Tạo Hóa, còn chúng ta là công việc của tay Ngài. Đức Chúa Trời có thể làm theo như Ngài muốn với những gì Ngài đã dựng nên (xem Rôma 9:19-22).
Có ngạc nhiên không khi câu chuyện sáng tạo trong Sáng thế ký chịu sự tấn công? Mọi hàm ý trong sự thực Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên trời và đất là rất đáng kinh ngạc. Đối với Cơ đốc nhân, chúng là nguồn yên ủi và vui mừng. Đối với người chưa tin Chúa, chúng đang gây kinh khiếp. Đúng là một lẽ thật rất kỳ diệu, Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa. Và hãy suy nghĩ nhé, chúng ta được mời bước vào mối quan hệ mật thiết với Ngài qua Con của Ngài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét