Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Sứ Điệp Của Sách Gióp



Lý Tưởng Của Sự Đầu Phục
Sứ điệp của sách Gióp
Phần giới thiệu:
            Sứ đồ Phaolô viết trong sách Rôma:
            “Vả, tôi tưởng rằng những sự đau đớn bây giờ chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển hầu đến, là sự sẽ được bày ra trong chúng ta. Thật thế, muôn vật ước ao nóng nảy mà trông đợi con cái Đức Chúa Trời được tỏ ra. Vì muôn vật đã bị bắt phục sự hư không, chẳng phải tự ý mình, bèn là bởi cớ Đấng bắt phục. Muôn vật mong rằng mình cũng sẽ được giải cứu khỏi làm tôi sự hư nát, đặng dự phần trong sự tự do vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời (Rôma 8:18-21).
            Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định. Vì những kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng đã định sẵn để nên giống như hình bóng Con Ngài, hầu cho Con nầy được làm Con cả ở giữa nhiều anh em; còn những kẻ Ngài đã định sẵn, thì Ngài cũng đã gọi, những kẻ Ngài đã gọi, thì Ngài cũng đã xưng là công bình, và những kẻ Ngài đã xưng là công bình, thì Ngài cũng đã làm cho vinh hiển. Đã vậy thì chúng ta sẽ nói làm sao? Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta? Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho, thì Ngài há chẳng cũng sẽ ban mọi sự luôn với Con ấy cho chúng ta sao? Ai sẽ kiện kẻ lựa chọn của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời là Đấng xưng công bình những kẻ ấy. Ai sẽ lên án họ ư? Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng đã chết, và cũng đã sống lại nữa, Ngài đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta. Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ? có phải hoạn nạn, khốn cùng, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, hay là gươm giáo chăng? Như có chép rằng: Vì cớ Ngài, chúng tôi bị giết cả ngày; Họ coi chúng tôi như chiên định đem đến hàng làm thịt. Trái lại, trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần. Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta” (Rôma 8:28-39).
            Có nhiều từ dùng trong dạng câu hỏi ở bất kỳ thứ ngôn ngữ nào. Trong tiếng Anh, hầu hết những từ dùng để hỏi đều bắt đầu với “WH”: “What”, “When”, “Where”, Who”, và “How”. Nhiều tri thức người ta kiếm được bằng cách đưa ra những câu hỏi như thế nầy. Tuy nhiên, câu hỏi gây bối rối cho chúng ta nhiều nhất là câu hỏi mà tôi chưa nhắc tới: “WHY” [tại sao]. Đây là loại câu hỏi mà chúng ta hỏi nhau thường xuyên hơn bất kỳ loại câu hỏi nào khác. Chúng ta muốn biết lý do nằm ở đàng sau từng biến cố ở dưới mặt trời và vần điệu cho mọi sự đang xảy ra. Tại sao bạn quên phứt kỷ niệm hàng năm của chúng ta chứ? Tại sao bạn không có mặt tại trận đấu bóng chày của chúng tôi? Tại sao bạn lại đến đó? Tại sao bạn làm điều nầy, và tại sao bạn không làm điều kia?
            Nhưng tất cả loại câu hỏi WHY đều lu mờ đi khi đem sánh với câu hỏi “WHY” mà chúng ta đôi khi buộc phải hỏi Đức Chúa Trời.
            Thí dụ, hãy tưởng tượng xem bạn có ba đứa con trai đi. Tất nhiên, bạn yêu thương hết thảy ba đứa ấy. Nhưng đứa nhỏ nhất lại là đứa được chìu chuộng nhiều nhất. Rất là khó để cho nó ra đi lắm. Nó rời khỏi nhà theo giờ học, nó phải đến trường. Nó phải đi học – thêm một năm nữa phải đi học. Nó gọi phone cho bạn, nói cho bạn biết nó sẽ về nhà trong dịp Lễ Cảm Tạ. Bạn nôn nao chờ đợi cho đến giờ nó về đến nhà. Chỉ một tuần hay trước một tuần trước khi nó về đến nhà, bạn nhận được phone gọi từ bạn cùng phòng của nó. Con trai bạn đã bị tai nạn xe gắn máy . . . . Nó đã chết. Bạn sẽ là loại cha mẹ nào nếu bạn không giơ nắm tay mình lên trước mặt Đức Chúa Trời rồi hỏi “WHY? Tại sao Ngài lại để cho việc nầy xảy ra chứ?”
            Tất nhiên, đây không phải là một thí dụ có tính cách tưởng tượng đâu. Sự việc đã xảy ra trong chính gia đình tôi khi đứa con trai 21 tuổi, con của chị tôi đã chết trong một tai nạn xe gắn máy. Từng người đọc bài nầy sẽ có nhiều câu chuyện riêng tư tương tự như câu chuyện nầy, nếu không bi thảm hơn câu chuyện nầy.
            Câu hỏi cổ lổ sỉ mà con người đã dấy lên là đây: tại sao một Đức Chúa Trời đầy năng quyền và yêu thương lại cho phép những việc như thế nầy xảy ra chứ? Tất nhiên, một kẻ vô thần sẽ có một câu trả lời sẵn sàng: “Chẳng có Đức Chúa Trời. Nếu có một Đức Chúa Trời, nhất định Ngài sẽ không để cho những việc như thế nầy xảy ra”. Trong bất cứ việc gì và trong mọi sự, một kẻ vô thần tìm thấy minh chứng cho việc chối bỏ sự hiện hữu của Đức Chúa Trời vì: Chẳng có Đức Chúa Trời: kìa là tư tưởng của hắn (Thi thiên 10:4b).
            Mặt khác, quả là một sự bí ẩn cho người tin Chúa khi nhìn thấy mọi đau khổ trên thế gian trong khi người cứ tiếp tục tin theo Đức Chúa Trời. Thắc mắc cho người tin Chúa là: “Tại sao kẻ ác được thịnh vượng, còn người công bình thì phải chịu khổ chứ?” Như tác giả Thi thiên đã nói:
            Vì trong cơn chết chúng nó chẳng bị đau đớn; Sức lực của chúng nó vẫn đầy đủ. Chúng nó chẳng bị nạn khổ như người khác, cũng không bị tai họa như người đời (Thi thiên 73:4-5).
            Kìa là những kẻ ác, chúng nó bình an vô sự luôn luôn, nên của cải chúng nó thêm lên (Thi thiên 73:12).
            Mặt khác, sau khi nhìn thấy mọi rắc rối của mình rồi, người công bình lại suy nghĩ:
            Tôi đã làm cho lòng tôi tinh sạch, và rửa tay tôi trong sự vô tội, việc ấy thật lấy làm luống công, vì hằng ngày tôi phải gian nan, mỗi buổi mai tôi bị sửa phạt (Thi thiên 73:4, 5, 12-14).
            Hay, Thi thiên khác nữa, mà con cháu Côrê đã làm, khi mô tả mọi rắc rối của họ, họ dấy lên tiếng kêu la đau khổ với Đức Chúa Trời:
            “Mọi điều ấy đã xảy đến cho chúng tôi; song chúng tôi nào quên Chúa. Cũng không bội nghịch giao ước của Chúa. Lòng chúng tôi không thối lại, bước chúng tôi cũng không trở khỏi lối Chúa. Dầu vậy, Chúa đã bẻ nát chúng tôi trong chỗ chó rừng, bao phủ chúng tôi bằng bóng sự chết. Nếu chúng tôi có quên danh Đức Chúa Trời chúng tôi, hoặc giơ tay mình hướng về một thần lạ, Đức Chúa Trời há sẽ chẳng hỏi tra sao? Vì Ngài biết thấu sự bí mật của lòng. Thật vì Chúa mà hằng ngày chúng tôi bị giết, chúng tôi bị kể như con chiên dành cho lò cạo. Hỡi Chúa, hãy tỉnh thức! Nhân sao Chúa ngủ? Hãy chỗi dậy, chớ từ bỏ chúng tôi luôn luôn. Cớ sao Chúa giấu mặt đi, quên nỗi hoạn nạn và sự hà hiếp chúng tôi? (Thi thiên 44: 17-24).
Sách Gióp
            Đối với nhiều người, đặc biệt là những người tin Chúa, khi họ nếm trải đau khổ và nhiều nan đề, quyển sách trong Kinh thánh mà họ muốn tìm được sự yên ủi và sự khích lệ lại là sách Gióp. Sở dĩ như thế không phải vì trong quyển sách nầy họ tìm được giải pháp cho vấn đề đau khổ đâu, mà khi họ đang nếm trải đau khổ, họ có thể tự mình đồng hóa với nhân vật Gióp.
            Sách nầy được xem là sách xưa nhất trong Kinh thánh (các sách trong Cựu Ước không được sắp xếp theo niên đại, mà là theo chủ đề). Có những biểu hiện trong quyển sách cho thấy Gióp đã sống trong thời của Ápraham, Ysác, và Giacốp. Các biến cố trong sách cũng là những biến cố có thật; đấy chẳng phải là một ví dụ hay một huyền thoại đâu. Chắc chắn, đây là một truyện ký, ở đây tác giả đề cập tới chính bản thân mình thường ở ngôi thứ ba, một cách thực hành không phải là bất thường trong văn chương cổ đại (thí dụ, câu chuyện Môise về đời sống cá nhân ông trong Xuất Êdíptô ký cho đến Phục truyền luật lệ ký). Sau khi nổi khổ của ông đã hoàn tất rồi, Gióp đã sống 140 năm và đã có đủ thời gian để suy gẫm lại mọi biến cố của đời mình và viết ra chính câu chuyện của ông (Gióp 42:16).
Con Người
            Sách Gióp mô tả một người đã nếm trải nổi đau khổ ghê gớm mà hầu hết chúng ta chỉ có thể tưởng tượng ra mà thôi. Ông là một người tin kính trong từng phương diện. Sự giàu có của ông không ai có thể sánh được. Sau khi mô tả sự giàu có của mình, quyển sách nói: “người ấy lớn hơn hết trong cả dân Đông phương” (1:3). Ông đã có một gia đình sinh hoạt thật là hạnh phúc. Không những ông có bảy con trai và ba con gái, nhưng tình cảm giữa vòng chúng vốn là lý tưởng mà bất kỳ người nào cũng có thể thèm thuồng cho con cái của mình (1:2, 4). Mối quan tâm của Gióp dành cho gia đình ông được thấy ở chỗ ông dâng các thứ của lễ cho đứa con ở xa nhất có thể làm phật lòng Đức Chúa Trời.
            Ông là người đáng trượng nhất trong xã hội. Hồi tưởng về vinh dự trong quá khứ của mình, ông nói:
            “Khi tôi đi ra đến cửa thành, sửa soạn chỗ ngồi mình tại phố chợ, các gã trai trẻ thấy tôi bèn ẩn đi, và các người già cả đều chổi dậy và đứng; Những quan trưởng kiêng nói, và lấy tay bụm miệng; Tiếng người tước vị nín thinh, và lưỡi họ dính nơi ổ gàNgười ta lắng tai nghe tôi, chờ đợi, và làm thinh đặng nghe lời tôi bàn. Sau khi tôi nói, chúng không còn đáp lại; Lời tôi nói gội nhuần trên chúng (như sương). Họ trông đợi tôi như trông đợi mưa, hả miệng ra dường như vua tại giữa quân đội, khác nào một kẻ an ủi những người sầu. Tôi mỉm cười với chúng, khi chúng bị ngã lòng; Họ chẳng hề làm rối nét mặt bình tịnh tôi được”(29:7-10, 21-24).
            Trên hết mọi sự, Gióp là một con người tin kính. Ông kính sợ Đức Chúa Trời nhiều hơn bất cứ gì hay bất cứ ai. Quyển sách bắt đầu với sự công nhận về bổn tánh của ông: “người ấy vốn trọn vẹn và ngay thẳng; kính sợ Đức Chúa Trời, và lánh khỏi điều ác” (1:1). Khi phán với Satan, chính mình Đức Chúa Trời cung ứng cho hắn chính sự xét nét đó, không những một lần, mà là hai lần:
            “Đức Giê-hô-va lại hỏi Sa-tan rằng: Ngươi có nhìn thấy Gióp, tôi tớ của ta chăng; nơi thế gian chẳng có người nào giống như nó, vốn trọn vẹn và ngay thẳng, kính sợ Đức Chúa Trời, lánh khỏi điều ác?” (1:8; 2:3).
            Trong bốn đặc điểm nầy, có hai đặc điểm gắn liền với các mối quan hệ của con người nơi ông. Trong mối quan hệ của ông với tha nhân, Gióp vốn trọn vẹn và ngay thẳng. Không một người nào dám chỉ ngón tay vào mặt ông rồi tố cáo ông về bất kỳ sai lầm nào mà ông đã phạm. Sau đó, bản thân ông chối bỏ không phạm vào bất kỳ sai lầm nào hoặc làm mất lòng ai về sự công bình và công lý (chương 31). Hai đặc điểm kia đề cập tới mối quan hệ của ông với Đức Chúa Trời. Ông kính sợ Đức Chúa Trời, và vì cớ ấy, ông lánh khỏi điều ác bất cứ là giá nào. Trong trường hợp mối quan hệ của ông với con người hay trong mối quan hệ của ông với Đức Chúa Trời, ông đã có bản chất không lỗi và sự ngay thẳng không tì vít chi hết. Gần như bổn tánh ấy giống hệt Chúa Jêsus là Đấng càng lớn, càng được đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta (Luke 2:52).
            Bạn mong muốn loại người nầy khác với ơn phước đến từ Đức Chúa Trời như thế nào? Sự thực cho thấy rằng Đức Chúa Trời chúc phước cho người công bình và hình phạt dành cho kẻ ác. Kinh thánh đầy dẫy với những lời hứa và điển hình về những việc giống như vậy. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không bị ràng buộc vào những mong đợi của chúng ta; Đức Chúa Trời không mắc nợ chúng ta một điều gì cả. Chúng ta nợ Ngài mọi sự, thậm chí chính hơi thở mà chúng ta đang có mỗi ngày đây.
Các rối rắm
            Đối với Gióp, mọi sự đà thay đổi chỉ qua một đêm – sát nghĩa. Hãy nhìn xem mọi sự nhanh chóng đang xảy ra:
            “Xảy một ngày kia, khi các con trai và con gái người đang ăn và uống rượu trong nhà anh cả chúng nó, một sứ giả đến báo tin cho Gióp rằng: Bò đang cày, lừa đang ăn gần bên cạnh, thì dân Sê-ba xông vào chúng nó, đoạt cướp đi, và lấy lưỡi gươm giết các tôi tớ; chỉ một mình tôi thoát khỏi đặng báo tin cho ông. Người nầy còn đang nói, thì một người khác đến, báo rằng: Lửa của Đức Chúa Trời từ trên trời giáng xuống thiêu đốt các con chiên và tôi tớ, làm cho tiêu hủy chúng nó đi; chỉ một mình tôi thoát khỏi đặng báo tin cho ông. Người nầy còn đang nói, thì một kẻ khác chạy đến, báo rằng: Dân Canh-đê phân làm ba đạo, xông vào lạc đà, cướp đoạt đi, và lấy lưỡi gươm giết các tôi tớ; chỉ một mình tôi thoát khỏi đặng báo tin cho ông” (Gióp 1:13-17).
            Rồi cú đấm mạnh nhất trong mọi sự:
            “Người nầy còn đang nói, thì một kẻ khác chạy đến, báo rằng: Các con trai và con gái ông đang ăn uống tại nơi nhà anh cả của họ, kìa một ngọn gió lớn từ phía bên kia sa mạc thổi đến, làm cho bốn góc nhà rung rinh, nhà sập xuống đè chết các người trẻ tuổi; chỉ một mình tôi thoát khỏi đặng báo tin cho ông” (1:18-19).
            Và giống như thể mọi sự nầy là chưa đủ:
            Sa-tan bèn lui ra khỏi trước mặt Đức Giê-hô-va, hành hại Gióp một bịnh ung độc, từ bàn chân cho đến chót đầu. Gióp lấy một miếng sành đặng gãi mình, và ngồi trong đống tro (2:7-8).
            Mặc dù mất mát hết mọi sự giàu có, tất cả con trai con gái là những cú đấm mạnh nhất bất cứ người nào có thể gánh chịu, phần luận lẽ của Satan là: Lấy da đền da, phàm vật chi một người có, tất sẽ trao thế cho mạng sống mình (2:4).
            Và Gióp chỉ còn lại một mình trong mọi sự nầy! Không một con trai con gái nào của ông còn lại. Kẻ sống sót duy nhất từ gia đình ông là vợ của ông, và dường như bà chẳng có chút cảm thông nào dành cho ông hay hiểu rõ thái độ cam kết của ông đối với Chúa. Bà nói năng giống như một người đàn bà ngu muội (2:10). Bà cứ ngạc nhiên khi thấy Gióp vẫn mãi giữ thái độ ngay thẳng của mình, rồi lời khuyên của bà là: Hãy phỉ báng Đức Chúa Trời, và chết đi! (2:9). Đây chính xác là điều mà Satan đòi hỏi: Nhưng bây giờ xin Chúa hãy giơ tay ra, đụng đến hại xương thịt người, ắt là người sẽ phỉ báng Chúa trước mặt (1:11; 2:5).
Thắc mắc khó hiểu
            Thắc mắc làm nền cho sách Gióp là: “Sao người công bình phải chịu khổ?” Phần chính của sách nầy là phần mô tả mọi nổ lực của con người hòng tìm câu trả lời cho thắc mắc khó hiểu nầy.
Câu trả lời phổ thông
            Câu trả lời dễ dàng nhất từ nhận định của con người, ấy là Đức Chúa Trời đem rối rắm vào trong đời sống của con người giống như một hậu quả của tội lỗi người. Rắc rối chỉ ra tội lỗi nào đó nơi con người. Nếu chúng ta tin Đức Chúa Trời là sự yêu thương và Đức Chúa Trời là Đấng Toàn Năng, thế thì nguồn đau khổ không thể đặt nơi Đức Chúa Trời; nguồn ấy phải đặt nơi con người. Con người đem đau khổ khoác lên chính mình vì cớ tội lỗi. Đức Chúa Trời là thánh và nhơn đó không thể dung chịu tội lỗi nơi đời sống của con người, và Ngài không thể để cho một tội lỗi nào xảy ra mà không bị phạt. Có mối quan hệ nhân quả giữa đau khổ và tội lỗi. Từng hệ quả đều có một nguyên nhân ở đàng sau nó; từng rối rắm đều có một tội lỗi ở đàng sau nó. Theo luật nhân quả nầy, chẳng có đau khổ nào mà không có tội lỗi.
            Điều nầy được thấy rõ qua lời lẽ của ba người bạn của Gióp, Êlipha, Binhđát và Xôpha bắt đầu từ chương 4 suốt cho đến chương 31. Có ba vòng tranh luận giữa mấy người bạn nầy và Gióp. Êlipha nói và Gióp đáp lại; Binhđát nói và Gióp đáp lại; và Xôpha nói thì Gióp đáp lại. Chính việc ấy xảy ra ở vòng thứ hai. Đến vòng thứ ba, chỉ có Êlipha và Binhđát nói.
            Phần tranh luận cơ bản của họ, ấy là chẳng có đau khổ nào mà không có tội lỗi nơi đời sống của một người. Đức Chúa Trời hình phạt tội lỗi, và con người dường như bị hình phạt bởi Đức Chúa Trời, và thế là người đã phạm tội. Gióp đã phạm vào một tội lỗi ghê khiếp nào đó; sau cùng giờ đây Đức Chúa Trời đã bắt lấy tội lỗi của ông, và ông hiện gánh lấy đầy đủ phần thưởng của tội lỗi ông.
            Êlipha nói:
            “Ông hãy suy xét lại, nào bao giờ có kẻ vô tội bị hư mất? Đâu có người ngay thẳng lại bị trừ diệt? Theo điều tôi đã thấy, ai cày sự gian ác, và gieo điều khuấy rối, thì lại gặt lấy nó (4:7-8).
            hay,
            “Trọn đời người hung ác bị đau đớn cực lòng, số ít năm để dành cho kẻ hà hiếp (15:20).
            Trong lời lẽ sau cùng của ông, ông nói toạt ra chẳng có chút giả vờ nào trong đó:
            “Có phải vì Ngài sợ ông nên Ngài trách phạt, và xét đoán ông chăng? Sự dữ của ông há chẳng phải lớn sao? Các tội ác ông há không phải vô cùng ư? (22:4-5).
            Tiếp đến, ông mô tả thẳng thừng, viện ra mọi tội lỗi của Gióp (22:6…).
            Binhđát cũng có phần luận lẽ đó:
            Đức Chúa Trời há thiên đoán ư? Đấng toàn năng há trái phép công bình sao? Nếu con cái ông có phạm tội cùng Ngài, thì Ngài đã phó chúng nó vào quyền tội ác của chúng nó”. ... Đường lối kẻ quên Đức Chúa Trời là như vậy: Sự trông cậy kẻ không kính sợ Đức Chúa Trời sẽ hư mất” (8:3, 4, 13).
            Và,
            “Quả thật đó là nơi ở của kẻ bất công, và ấy là chốn của người không biết Đức Chúa Trời (18:21).
            Xôpha đưa ra một cú đấm trực tiếp: Vậy, khá biết rằng Đức Chúa Trời phạt ông lại không xứng với tội gian ác của ông (11:6). Nghĩa là, Đức Chúa Trời đã hình phạt tương xứng với việc bạn làm! Lời khuyên của ông là:
            “Bằng có tội ác trong tay ông, mà ông bỏ xa khỏi mình, chẳng để sự bất công ở trong trại mình, bấy giờ, ông hẳn sẽ ngước mắt lên không tì vít gì, thật sẽ được vững vàng, chẳng sợ chi (11:14-15).
            Thực sự chúng ta không thể đổ thừa cho bạn bè của Gióp vì đã giả định rằng ông đã phạm tội; nói khác đi, tại sao Đức Chúa Trời lại đem hình phạt ghê khiếp nầy giáng trên ông? Như chúng ta có thể nhìn thấy từ những phần luận lẽ của họ, họ đang chạy theo một hệ thống tín điều xa xưa lắm rồi. Êlipha kể lại những điềm chiêm bao cùng các sự hiện thấy để ủng hộ cho quan điểm của ông (4:12-16). Binhđát trình bày những kinh nghiệm xưa cũ của các thế hệ và tổ phụ đời trước để minh chứng cho luận điểm của ông (8:8-10). Phần bàn luận của Xôpha là:Hãy biết rõ rằng, từ đời xưa, từ khi loài người được đặt nơi thế gian (20:4).
            Lối suy nghĩ như vậy không những có trong thời của Gióp. Chúng ta nhìn thấy sự giả định ấy hàng ngàn năm về sau trong thời của Chúa Jêsus. Ở Giăng 9, các môn đồ đã nhìn thấy một người mù từ thuở sanh ra và hỏi: "Thưa thầy ai đã phạm tội, người hay là cha mẹ người, mà người sanh ra thì mù như vậy?(Giăng 9:2). Thắc mắc không nhắm vào bất cứ tội lỗi nào ở đàng sau việc người bị mù từ thuở sanh ra. Giống như là đương nhiên vậy. Thắc mắc của họ là: AI đã phạm tội?” Rõ ràng là không phải tội lỗi của người, vì người bị mù từ thuở sanh ra, và một người không thể phạm tội trước khi người chào đời. Thần học của người Do thái cũng không tin vào sự đầu thai, là thuyết cho rằng một người phạm tội trong kiếp trước. Vì vậy, họ đã giả định rằng đó phải là tội lỗi của cha mẹ người. Nhưng có một việc là chắc chắn: người không thể nhận lãnh án phạt của mình nếu chẳng có tội lỗi dính dáng vào, dù là tội lỗi của chính người hay của cha mẹ người.
            Đối với mấy người bạn của Gióp, có hai lý do cho việc giả định tình trạng tội lỗi của Gióp và mọi rối rắm của ông là kết quả của tội lỗi nào đó trong đời sống của ông. Một tội lỗi trong nguyên tắc nhân quả. Trong lý thuyết của Ấn giáo, nguyên tắc nhân quả kín đáo đến nỗi con người phải gánh chịu mọi hậu quả, tốt hay xấu, cho sự việc mà người làm, cho nhiều kiếp hầu đến. Vì vậy, nổi khổ trong đời sống của một người là một hậu quả được gắn với nguyên nhân: một tội lỗi nào đó, tội trong đời nầy hay trong kiếp trước. Mặc dù thần học của người Do thái không tin vào sự đầu thai, nó vẫn gắn quan hệ nhân quả nầy với tội lỗi cùng một hậu quả của nó. Lý do là đây: Đức Chúa Trời hình phạt tội lỗi. Con người dường như bị hình phạt, và vì người đã phạm tội. Theo lý thuyết của Ấn giáo, và cũng trong hầu hết các tôn giáo khác, sự tha tội là không sẵn có, và vì vậy đây là sự bàn bạc hợp lý.
            Lý do thứ hai cho việc giả định tội lỗi của một người là nổ lực của con người bào chữa cho trường hợp của Đức Chúa Trời và không chấp nhận Ngài có bất cứ hành động sai trái nào. Điều nầy đặc biệt là thật nơi ba người bạn của Gióp. Phần tranh luận là: “Nếu Đức Chúa Trời đem lại mọi rối rắm nầy giáng trên Gióp trong khi ông chẳng phạm một tội lỗi nào hết, như thế sẽ không phải là công bằng, và một Đức Chúa Trời công bình và thánh khiết không thể làm bất cứ điều chi là bất công”.
            Binhđát chạy theo lối suy tưởng nầy khi ông dấy lên thắc mắc của mình:
            Đức Chúa Trời há thiên đoán ư? Đấng toàn năng há trái phép công bình sao? Nếu con cái ông có phạm tội cùng Ngài, thì Ngài đã phó chúng nó vào quyền tội ác của chúng nó. Nếu ông cẩn thận tìm kiếm Đức Chúa Trời, cầu khẩn cùng Đấng toàn năng, nếu ông thanh sạch và ngay thẳng, quả thật bây giờ Ngài sẽ tỉnh thức vì ông, và làm cho nhà công bình ông được hưng thạnh (8:3-6).
            Cách luận lẽ rất rõ ràng, tuy nhiên chưa chính xác. Đức Chúa Trời hình phạt tội lỗi và ban thưởng cho người công bình. Nếu con người bị hình phạt, con người hẳn đã phạm tội. Nếu bạn muốn được ban thưởng, bạn phải ăn năn, và khi ấy bạn sẽ được tái khẳng định. Đức Chúa Trời đang theo một hệ thống công bình rất đặc biệt: Kìa, Đức Chúa Trời chẳng từ bỏ người trọn vẹn, cũng không giúp đỡ kẻ hung ác (8:20).
            Êlihu, ông đang ngồi trên chuyến phi cơ bay cao hơn ba người bạn kia của Gióp, có cùng một sự bàn luận:
            Vì vậy, hỡi người thông sáng, hãy nghe tôi: Đức Chúa Trời chẳng hề hành ác, Đấng Toàn năng không bao giờ làm hung nghiệt. Ngài báo ứng loài người tùy công việc mình làm, khiến mỗi người tìm được lại chiếu theo tánh hạnh mình. Quả thật Đức Chúa Trời không làm ác, Đấng Toàn Năng chẳng trái phép công bình (34:10-12).
            Sau khi nhìn thấy tình trạng của Gióp, bạn bè của ông chỉ nhìn thấy có hai cách lý luận: một là Gióp đã phạm tội và Đức Chúa Trời đang hình phạt ông theo cách công bình, hoặc, Gióp không phạm tội, và Đức Chúa Trời đã phạt vạ ông thật bất công. Rõ ràng, đối với bất kỳ một người tôn giáo nào, chỉ có một sự lựa chọn còn lại mà thôi: Gióp đã phạm tội, và Đức Chúa Trời đang hình phạt ông một cách công bình, vì sự lựa chọn kia sẽ tương đương với phạm thượng. Trong lối suy nghĩ tôn giáo của họ, Đức Chúa Trời được nhốt trong một cái hộp, Ngài không thể thoát ra khỏi đó. Ngài phải chạy theo hệ thống công bình mà chúng ta nghĩ là đúng.
Trợ giúp từ Kinh thánh
            Kinh thánh dường như ủng hộ lối luận lẽ nầy, và quả thật, Đức Chúa Trời đang giáng phạt như một kết quả của tội lỗi đặc biệt nào đó trong đời sống của một người.
            Trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời rõ ràng đã cảnh báo dân Israel về mọi hậu quả của tội lỗi họ. Nếu ngươi nghe theo tiếng phán của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, nầy là mọi phước lành (Phục truyền luật lệ ký 28:1-14). Nhưng nếu ngươi không nghe theo tiếng phán của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, không cẩn thận làm theo các điều răn và luật pháp của Ngài mà ta truyền cho ngươi ngày nay, thì nầy là mọi sự rủa sả (Phục truyền luật lệ ký 28:15-68). Lêvi ký 26 cũng nói tới các phần thưởng của sự vâng phục và hình phạt dành cho sự bất tuân. Trong cả hai nơi: Phục truyền luật lệ ký 28Lêvi ký 26, danh sách những hình phạt dành cho sự bất tuân dài hơn danh sách các phần thưởng của sự vâng lời!
            Cũng có nhiều điển hình cá nhân trong Kinh thánh, ở đó một người nhận lãnh hình phạt vì một tội lỗi đặc biệt trong đời sống của người. Thí dụ, Đức Chúa Trời hình phạt David vì tội lỗi tà dâm của ông với Bátsêba, và đứa con sanh ra trong mối quan hệ nầy đã phải chết (II Samuên 12:15-20). Trong trường hợp khác, David đã cho điều tra dân số ngược lại với ý chỉ của Đức Chúa Trời, và 70.000 người đã ngã chết bởi trận dịch mà Đức Giêhôva đã sai đến như một sự sửa phạt dành cho tội lỗi của David (II Samuên 24:1-17). Ghêhaxi, tôi tớ của Êlisê, vì cớ tánh tham của người, đã nhận lấy quà cáp của Naaman người Syri rồi bị đánh bởi bệnh phung (II Các Vua 5:19-27). Vua Ôxia là một trong những vị vua nhơn đức của xứ Giuđa. Ông đã trị vì tại thành Jerusalem trong 52 năm và ông đã làm điều thiện trước mặt Đức Giêhôva. Nhưng sau khi ông trở nên quyền lực rồi, ông đã kiêu ngạo, rồi trong sự kiêu ngạo đó, ông bước vào đền thờ của Đức Giêhôva để dâng hương trên bàn thờ. Ông đã làm những gì chỉ có thầy tế lễ được phiên dâng hương mới có thể làm. Kết quả là, ông mắc bịnh phung cho tới ngày ông qua đời (II Sử ký 26:1-21).
            Trong Tân Ước, sứ đồ Phaolô nói: Vả, cơn giận của Đức Chúa Trời từ trên trời tỏ ra nghịch cùng mọi sự không tin kính và mọi sự không công bình của những người dùng sự không công bình mà bắt hiếp lẽ thật (Rôma 1:18). VàNhững người đàn ông cũng vậy, bỏ cách dùng tự nhiên của người đàn bà mà un đốt tình dục người nầy với kẻ kia, đàn ông cùng đàn ông phạm sự xấu hổ, và chính mình họ phải chịu báo ứng xứng với điều lầm lỗi của mình (Rôma 1:27). Anania và Saphira đã nói dối với Đức Chúa Trời, và cả hai người họ đều nhận được án phạt sự chết ngay tức khắc (Công Vụ các Sứ Đồ 5:1-11).
            Vì vậy, thật là rõ ràng từ Kinh thánh, Đức Chúa Trời đôi khi đem tai họa đến cho một người hay cho đời sống của xứ sở như một kết quả của một tội lỗi đặc biệt nào đó. Tuy nhiên, rõ ràng điều nầy không áp dụng trong từng tình huống ở đó một người đang chịu khổ. Vì Đức Chúa Trời hình phạt tội lỗi và đôi khi đem tai họa đến như một kết quả của một tội lỗi đặc biệt nào đó trong đời sống của một người, điều nầy không có ý nói rằng bất cứ khi nào một người rơi vào chỗ khó khăn hay đang chịu khổ, điều đó phải có nghĩa là kết quả của tội lỗi người. Bất cứ lúc nào chúng ta nhìn thấy đau khổ, chúng ta bị cám dỗ mà áp dụng sự luận lẽ không hay của mấy người bạn của Gióp: Đức Chúa Trời đem lại sự đau khổ như một án phạt dành cho tội lỗi. Con người đang chịu khổ, vì người đã phạm tội và đang bị hình phạt vì cớ tội lỗi của người.
            Lý thuyết nầy hiển nhiên không giải đáp được hoàn cảnh của Gióp. Thắc mắc không phải là “tại sao kẻ ác chịu khổ?” Chúng ta có một câu trả lời dường như hợp lý và chính đáng cho câu hỏi ấy. Thắc mắc của chúng ta là: “Tại sao người công bình phải chịu khổ?” Trong trường hợp của Gióp, vấn đề đơn sơ đến nỗi ông không chịu khổ như một kết quả của một tội lỗi đặc biệt trong đời sống của ông. Bản tánh của ông là không tì vít – như bản tánh của một con người có thể ở mức độ đó. Như chúng ta đã lưu ý trên đây, quyển sách mở ra với một câu nói cung ứng lời khen ngợi xứng đáng nhắm vào bản tánh của ông: “người ấy vốn trọn vẹn và ngay thẳng; kính sợ Đức Chúa Trời, và lánh khỏi điều ác” (1:1), và chính mình Đức Chúa Trời sử dụng chính xác chính lời lẽ nầy dành cho ông ở trước mặt Satan.
            Vì vậy, vấn đề đau khổ của chúng ta không được giải quyết bằng phần tranh luận phổ thông do mấy người bạn của Gióp là Êlipha, Binhđát và Xôpha tiêu biểu cho. Phần luận lẽ ấy quá đơn giản và không áp dụng được cho tình huống của Gióp và nhiều tình huống khác trong kinh nghiệm riêng của chúng ta. Khi một người, là người đã sống trọn đời sống mình lo làm những điều đẹp lòng Đức Chúa Trời và là một ống dẫn phước hạnh cho mọi người chung quanh mình, bị phủ lút bởi đau khổ không lường được, chúng ta không làm chi khác hơn là tự hỏi về hệ thống công bình của Đức Chúa Trời và tra hỏi Ngài “Why?” [Tại sao?] Bạn bè của Gióp không có câu trả lời. Họ đã tin chắc rằng mọi rối rắm chỉ ra không thể tránh được sự hiện diện của tội lỗi. Trong trường hợp đó, thắc mắc của Gióp (và của chúng ta nữa) là:Ngài tiêu diệt người trọn vẹn cũng như kẻ gian ác (9:22). Tại sao chứ?
Vấn đề đau khổ: Câu trả lời về mặt thần học
            Ngoài ba người bạn nầy, Gióp còn có thêm một người bạn nữa tên là Êlihu. Ông cũng bày tỏ ra ý kiến của mình, là điều đáng chú ý. Ông còn đi xa hơn phần luận lẽ của ba người bạn kia. Ông đã giữ im lặng lâu nay, chẳng nói năng gì cả. Ông đã giữ im lặng vì ba người bạn kia lớn tuổi hơn ông và cũng vì ông hy vọng họ sẽ trình bày một giải pháp nào đó cho nan đề của Gióp. Sau cùng, ông nói:
            Tôi đang trẻ, còn các anh là ông già; Vì vậy, tôi nhát, không dám tỏ cho các anh biết ý tưởng tôi. Tôi nghĩ rằng: Ai đã sống lâu ngày sẽ nói, số năm cao sẽ dạy sự khôn ngoan (32:6).
            Ông không thể đợi lâu hơn nữa; ông đã nổi giận với ba người bạn kia vì họ chẳng tìm được cách thế nào để bài bác Gióp, tuy nhiên họ còn xét đoán ông ấy nữa:
            “Kìa, tôi đã chờ đợi nghe các lời của các anh, Lắng tai nghe những lời luận biện các anh, cho đến khi các anh đã tra xét đều cho xong. Thật, tôi có chăm chỉ nghe các anh. Thấy chẳng một ai trong các anh thắng hơn Gióp, hoặc đáp lời của người được (32:11-12).
            Êlihu đôi khi bị đổ thừa vì tự cao và quá tự tin bởi những người không hiểu rõ cách nói dài dòng của ông. Tuy nhiên, ông đi quá những gì ba người bạn kia đã nói và, thay vì trình bày những luận điệu đời xưa, ông nổ lực đề nghị một giải pháp cho nan đề đau khổ. Ông không phải là tay thuyết giảng tự cao, nhưng trình bày lời khuyên tốt có thể nghe được.
            Thứ nhứt, Êlihu lưu ý, trong một tư thế tương tự với ba người bạn kia, rằng đau khổ có thể chỉ ra tội lỗi kín giấu hay chưa xưng ra nơi đời sống của một người. Ông luận rằng qua đau khổ, Đức Chúa Trời dịu dàng dẫn dắt con người rồi đem người ra khỏi chỗ sai lầm và đặt người vào con đường ngay thẳng. Êlihu nói, khi có tội lỗi trong đời sống của một người, Đức Chúa Trời xử lý với người ấy bằng một trong hai cách. Một trong hai cách nầy là:
            Ngài phán trong chiêm bao, trong dị tượng ban đêm, lúc người ta ngủ mê, nằm ngủ trên giường mình; Bấy giờ Ngài mở lỗ tai loài người, niêm phong lời giáo huấn mà Ngài dạy cho họ, hầu cho loài nguời khỏi điều họ toan làm, và giấu họ tánh kiêu ngạo, cứu linh hồn họ khỏi cái huyệt, và mạng sống khỏi bị gươm giết (33:16-18).
            Còn cách kia, Đức Chúa Trời phán cùng một người qua sự đau khổ:
            Loài người nằm trên giường mình bị đau đớn sửa phạt, và xương cốt người hàng tranh chạm nhau mãi mãi, miệng người bèn lấy làm gớm ghiếc vật thực, và linh hồn người ghét những đồ ăn mĩ vị. Thịt người bị tiêu hao không còn thấy nữa, và xương người, mà trước chẳng thấy được, bèn bị lộ ra. Linh hồn người đến gần cái hầm, và sự sống người xích lại kẻ giết (33:19-22).
            Kết quả là, người nào bị giáng cho đau khổ đến với người khác rồi đưa ra phần làm chứng của mình rằng:
            Tôi đã phạm tội, làm hư hoại sự ngay thẳng, song chẳng có ích gì cho tôi. Đức Chúa Trời có giải cứu linh hồn tôi khỏi sa xuống hầm, và sự sống tôi sẽ thấy ánh sáng" (33:27-28).
            Đức Chúa Trời đang làm mọi sự nầy cho một người, đôi khi phán cùng người trong đau khổ:Đặng khiến linh hồn người trở lại khỏi cái hầm, hầu cho người được ánh sáng kẻ sống chiếu vào cho (33:30).
            Ý kiến của Êlihu, ấy là từ hai cách nầy Đức Chúa Trời đã phán với Gióp qua đau khổ. Vì vậy, lời khuyên của ông với Gióp, ấy là ông nên lắng nghe, ăn năn, và được phục hồi. Thay vì ăn năn tội, Gióp cứ mãi nói:
            Tôi trong sạch, không có vi phạm; Tôi vô tội, và trong lòng tôi chẳng có gian ác gì. Dầu vậy, Đức Chúa Trời tìm dịp đối địch tôi, cầm tôi như kẻ thù nghịch Ngài (33:9-10).
            Và,
            Tôi vốn là công bình, nhưng Đức Chúa Trời đã cất sự lý đoán tôi. Tuy tôi ngay thẳng, người ta cho tôi là kẻ nói dối; Dẫu tôi không phạm tội, thương tích tôi không chữa lành được (34:5-6).
            Phần luận lẽ của Êlihu, ấy là chúng ta không thể dung chịu Gióp cứ đổ thừa Đức Chúa Trời vì sự bất công. Vì: Quả thật Đức Chúa Trời không làm ác, Đấng Toàn năng chẳng trái phép công bình (34:12). Thay vì thế:Ngài báo ứng loài người tùy công việc mình làm, khiến mỗi người tìm được lại chiếu theo tánh hạnh mình (34:11).
            Dường như là Êlihu có cùng phần luận lẽ giống như ba người bạn kia. Giống như họ, ông cũng tìm cách xưng công bình cho Đức Chúa Trời và tố cáo Gióp, là kẻ kết bạn với kẻ làm hung nghiệt, và đồng đi với người gian ác? (34:8). Tuy nhiên, ông không giả định một tội lỗi đặc biệt nào trong đời sống của Gióp như ba người kia đã làm. Ông chỉ trình bày nó như một lý do khả thi mà thôi.
            Cũng không giống như ba người kia, thay vì giả định một tội nào đó trong đời sống của Gióp trong quá khứ đã đem lại nổi khổ trong hiện tại, ông hướng sự chú ý của Gióp về phía thái độ hiện tại của ông vì cớ nổi khổ ghê gớm của ông. Ông không dám chắc, không như ba người kia, không biết Gióp có phạm bất kỳ tội lỗi nào đó trong quá khứ hay không!?! Nhưng ông có thể nhìn thấy rõ những gì Gióp đang thể hiện lúc bây giờ. Ông đang: đáp lời như kẻ ác; Người có thêm sự phản nghịch vào tội lỗi mình, vỗ tay mình tại giữa chúng tôi, và càng thêm lời nói nghịch Đức Chúa Trời (34:36-37). Lời khuyên của ông, ấy là thà là Gióp nên tin cậy Đức Chúa Trời và kiên nhẫn chịu đựng đau khổ, thay vì đổ thừa Đức Chúa Trời vì sự bất công. Khá giữ lấy mình, chớ xây về tội ác; Vì ấy là điều ông ưa chọn hơn sự hoạn nạn (36:21).
            Êlihu cung ứng một cái nhìn có ý nghĩa vào loại đáp ứng mà chúng ta nên có khi chúng ta nếm trải đau khổ. Cái điều tốt nhứt cho một người đang nếm trải đau khổ là biết tự xét mình rồi đánh giá chính đời sống của mình và nhìn xem coi có tội lỗi nào đặc biệt nào trong cuộc sống có thể là nguyên nhân cho nổi đau khổ của mình. Nếu người tìm đặng nó, người nên xưng tội và ăn năn rồi được phục hòa lại với Đức Chúa Trời. Mặc dù nổi đau khổ có thể chưa được dời đi ngay tức khắc, người sẽ tìm được sự bình an trong linh hồn mình và nhìn thấy tình yêu của Đức Chúa Trời cho dù đang đau khổ (Thi thiên 51:1-12).
            Tuy nhiên, điều nầy có thể được thực hiện bởi chính mình người, chớ không phải bởi ai khác, như ba người bạn kia đang làm cho Gióp.
            Phần luận lẽ thứ hai của Êlihu, ấy là đau khổ không luôn luôn chỉ ra cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, mà đôi khi chỉ ra tình yêu của Đức Chúa Trời là một vị giáo sư thật dịu dàng. Ông nói: Có giáo sư nào giống như Ngài chăng? (36:22). Sau khi mô tả thể nào Đức Chúa Trời dạy dỗ qua đau khổ, ông nói:
            Lòng giả hình tích chứa sự thạnh nộ; Khi Đức Chúa Trời bắt xiềng chúng, chúng chẳng kêu cứu. Chúng chết đang buổi thanh xuân; Đời chúng bị hư mất trong bọn gian dâm. Đức Chúa Trời dùng sự hoạn nạn mà cứu kẻ bị hoạn nạn, và nhờ sự hà hiếp mà mở lỗ tai của người. Ngài cũng chắc đã muốn dụ ông khỏi hoạn nạn, đặt ông nơi khoảng khoát, chẳng còn sự cực lòng; Còn các món ăn dọn nơi bàn ông, tất đều được đầy mỡ béo (Gióp 36:13-16).
            Nhưng sự thực là, Êlihu lưu ý, Gióp đã không nghe theo huấn thị của Đức Chúa Trời, rồi vì thế Sự xét đoán và sự hình phạt chắc sẽ hãm bắt ông (36:17). Giống như Solomon, dường như ông đang nói với Gióp: Chớ khinh điều sửa phạt của Đức Giê-hô-va, Chớ hiềm lòng khi Ngài quở trách; Vì Đức Giê-hô-va yêu thương ai thì trách phạt nấy. Như một người cha đối cùng con trai yêu dấu mình (Châm ngôn 3:11-12).
            Phần luận lẽ thứ ba của Êlihu, ấy là Đức Chúa Trời không bị ràng buộc bởi những sự trông mong của chúng ta. Không giống như ba người kia, ông không muốn đặt Đức Chúa Trời vào một cái hộp hầu cho Ngài phải trừng phạt kẻ ác và ban thưởng cho người công bình. Ba người kia đã dựng lên điều luật kín về nhân quả, tội lỗi và hình phạt, mặc dù chính mình Đức Chúa Trời không thể dụng đến; Ngài bị buộc phải làm theo điều luật đó, chúng ta không thể khiến Đức Chúa Trời phải làm theo những luật lệ và quy tắc mà chúng ta dựng nên với trí hiểu có hạn của mình. Đức Chúa Trời đang tể trị. Ngài có thể làm bất cứ điều chi Ngài thích; Ngài có thể cư xử theo cách Ngài chọn lựa. Không một ai có thể ngăn chặn được Ngài hay cảm trở Ngài. Ai có chỉ dạy cho Ngài biết con đường của Ngài? Và ai nói rằng: Chúa có làm quấy? (36:23). Và:Khi Ngài ban cho bình an, ai sẽ làm cho rối loạn? Khi Ngài ẩn mắt mình, ai có thể thấy Ngài? (34:29).
            Phần luận lẽ thứ tư, và là phần quan trọng nhất của Êlihu, ấy là chúng ta không thể lường được đường lối của Đức Chúa Trời và không thể hiểu nổi lời lẽ của Ngài, vì vậy quả là chẳng thích đáng cho chúng ta khi tố giác Đức Chúa Trời về sự bất công. Thay vì thế, chúng ta nên đầu phục và chờ đợi cách nhẫn nhục. Phải, Đức Chúa Trời là cực đại, chúng ta không biết được Ngài; Số năm của Ngài thọ không ai kể xiết được (36:26). Và: Đức Chúa Trời phát tiếng và sấm rền ra lạ kỳ; Ngài làm những công việc lớn lao mà chúng ta hiểu không nổi? (37:5). Giống như Phaolô, là người sau khi mô tả ân sũng lạ lùng của Đức Chúa Trời trong công tác của Ngài về sự cứu rỗi, ông nói như sau:
            Ôi! sâu nhiệm thay là sự giàu có, khôn ngoan và thông biết của Đức Chúa Trời! Sự phán xét của Ngài nào ai thấu được, đường nẻo của Ngài nào ai hiểu được! Vì, ai biết ý tưởng Chúa, ai là kẻ bàn luận của Ngài? (Rôma 11:33-34; đối chiếu Êsai 40:13).
            Một khi chúng ta không thể dò được đường lối của Đức Chúa Trời và không thể hiểu hết được mọi công việc của Ngài, phần luận lẽ của Êlihu, ấy là chúng ta không thể đổ thừa Đức Chúa Trời về sự bất công. Chúng ta phải giả định rằng Ngài không thể làm quấy, mặc dù điều đó chẳng có ý nghĩa gì đối với chúng ta. Quả thật Đức Chúa Trời không làm ác, Đấng Toàn Năng chẳng trái phép công bình (34:12). Và: Luận về Đấng Toàn Năng, ta không tìm thấy đến Ngài được: Ngài vốn rất quyền năng, rất chánh trực và công bình cực điểm, không hề hà hiếp ai (37:23). Không những Đức Chúa Trời chỉ làm điều gì là thiện, chúng ta phải đi một bước xa hơn và giả định rằng bất cứ chi Ngài làm đều là tốt cả, mặc dù điều đó chẳng có ý nghĩa gì với chúng ta và dường như không thỏa mãn tiêu chuẩn đúng và sai của chúng ta. Một lần nữa: Quả thật Đức Chúa Trời không làm ác, Đấng Toàn Năng chẳng trái phép công bình (34:12).
            Vì vậy, việc duy nhứt chừa lại cho con người phải làm là tin cậy và vâng lời – đầu phục rồi nhịn nhục chờ đợi. Thà là đầu phục còn hơn là đòi hỏi sự giải thích. Thà là kính sợ Ngài còn hơn là khôn ngoan theo mắt mình, . . . vì Ngài không đoái đến kẻ nào tưởng mình có lòng khôn ngoan [37:24]. Êlihu chỉ nhìn thấy hai trường hợp cho con người ở trước mặt Đức Chúa Trời: vâng lời và được phước, hoặc bất tuân rồi bị hư mất:
            Nếu chúng vâng nghe và phục sự Ngài, Thì các ngày chúng sẽ được may mắn, và những năm chúng được sự vui sướng. Nhưng nếu họ không khứng nghe theo, ắt sẽ bị gươm giết mất, và chết không hiểu biết gì [36:11-12].
            Êlihu trong phần luận lẽ của mình đã đi xa hơn ba người bạn kia. Thứ nhứt, thay vì giả định một tội lỗi đặc biệt nào đó trong quá khứ, ông quở trách Gióp vì thái độ tội lỗi và việc tự xưng công bình trong hiện tại. Thứ hai, ông chỉ ra mọi rối rắm không luôn luôn nói tới cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, nhưng đôi khi nói tới tình yêu của Đức Chúa Trời trong vai trò một vị giáo sư dịu dàng. Nhưng, thứ ba, và quan trọng nhất, ông chỉ ra bổn tánh của Đức Chúa Trời và quyền tể trị của Ngài trên đời sống của một người. Đức Chúa Trời không bị ràng buộc bởi mọi kỳ vọng của chúng ta. Chúng ta không thể dò được đường lối của Đức Chúa Trời, và chúng ta không thể hiểu trọn được công việc của Ngài. Và vì thế, chúng ta không thể đổ thừa cho Đức Chúa Trời vì sự bất công, nhưng chúng ta đầu phục Ngài rồi kiên nhẫn chờ đợi cho tới chừng nào Ngài đưa chúng ta ra khỏi tình trạng đau khổ. Thà là đầu phục, còn hơn là đòi hỏi sự giải thích; thà là kính sợ Ngài còn hơn là sống khôn ngoan theo mắt mình.
            J. Sidlow Baxter cung ứng một tóm tắt đẹp về lời lẽ của Êlihu:
Ông nhìn thấy mục đích khác biệt và siêu việt trong đau khổ so với những gì Êlipha, Binhđát và Xôpha đã nhìn thấy. Mục đích ấy thuộc linh hơn và cao cả hơn nhiều. Ba diễn giả kia hết thảy đều có bàn tay bàn chân bị trói buộc bởi lý thuyết cho rằng đau khổ là hình phạt của việc phạm tội trong quá khứ. Êlihu đi xa hơn thế, ông đến với một ý nghĩa thật hơn và rộng rãi hơn. Đau khổ không mang tính cách hình phạt; mà nó còn mang sự chỉnh sửa. Không những đau khổ là hình sự; mà nó còn là đạo đức nữa. Không những nó đến với kẻ bị sửa phạt; mà nó còn đến với người được phục hồi nữa. Nó không luôn luôn đến chỉ để hình phạt thôi đâu; nó thường đến để kềm chế nữa. Không những đó là cây gậy của vị quan tòa; mà nó còn là cây trượng của người chăn chiên nữa.
            Đối với điều nầy, Gióp chẳng có một phản ứng nào cả; ông giữ im lặng! Lời lẽ của Êlihu cũng dọn đường cho lời lẽ của Đức Chúa Trời. Một trong những việc mà Êlihu đã tìm cách nhấn mạnh về quyền tễ trị của Đức Chúa Trời thì đúng là những gì Đức Chúa Trời sắp sửa phán với Gióp!
            Bất chấp mọi sự nầy, Êlihu không có một bức tranh trọn vẹn. Ông không thể có một bức tranh hoàn toàn, vì “Ngày nay chúng ta xem như trong một cái gương(I Côrinhtô 13:12). Ông không và không thể cung ứng giải pháp cho nan đề đau khổ xưa cũ của con người. Ông không có câu trả lời thỏa mãn cho Gióp, hay cho chúng ta. Chỉ có Đức Chúa Trời mới hoàn toàn cung ứng cho giải pháp đó.
Nan đề đau khổ: câu trả lời của Đức Chúa Trời
            Chúng ta tìm kiếm câu trả lời trong sách Gióp cho thắc mắc: “Tại sao người công bình phải chịu khổ?” Các giải pháp được đưa ra bởi ba người bạn của Gióp, Êlipha, Binhđát và Xôpha, không thích ứng với hoàn cảnh của Gióp, họ cũng không giải thích được nổi khổ của nhiều người trong dân sự của Đức Chúa Trời ngày hôm nay. Câu trả lời của Êlihu có thể là thần học quá mấu cho nhiều người. Chúng ta cần những câu trả lời cụ thể. Chúng ta cần một giải pháp thực tiễn, chớ không phải một luận án về thần học. Chúng ta có thể hết lòng đồng ý với Êlihu, nhưng ông không cung ứng được một giải pháp cho nan đề đau khổ. Gióp, cũng đồng ý với những gì Êlihu đã nói và không cung ứng được bất kỳ một sự bài bác nào, như ông đã làm với ba người bạn kia. Tuy nhiên, ông vẫn đang tìm kiếm câu trả lời cho nan đề đau khổ của người công bình.
            Giờ đây, không chẳng có người nào thành công trong việc tìm kiếm câu trả lời, chúng ta phải nhìn xem Đức Chúa Trời để có một giải pháp tối hậu. Gióp không chăm về bạn bè mình để có những giải đáp đâu. Họ là những vị khách không mời mà đến và chẳng được hoan nghênh cũng như có những lời bình không hay lắm. Đối với Gióp, và đối với chúng ta, nếu có bất kỳ người nào có thể cung ứng được một giải pháp khả thi cho nan đề đau khổ, thì đó phải là Đức Chúa Trời. Gióp đang nhìn xem Đức Chúa Trời để có giải đáp tối hậu và thỏa mãn. Thắc mắc của ông với Đức Chúa Trời là đây: Số gian ác và tội lỗi tôi bao nhiêu? Cầu Chúa cho tôi biết sự phạm luật và tội lỗi tôi. Nhân sao Chúa giấu mặt Chúa, và cầm bằng tôi là kẻ cừu địch Chúa? (13:23-24). Nói với mấy người bạn, ông than phiền: Vậy, hãy biết rằng ấy Đức Chúa Trời đã đánh đổ ta, và giang lưới Ngài chung quanh ta. Nầy tôi kêu la về sự hung bạo, song tôi chẳng đặng nhậm lời. Tôi kêu cầu tiếp cứu, bèn không có sự công bình (19:6-7).
            Ông đang trông mong Đức Chúa Trời nên trình bày duyên cớ ông ra trước mặt Ngài, nhưng ông không thể tìm được Ngài:
            “Cho đến ngày nay, sự than siết tôi hãy còn cay đắng, tay đè trên tôi nặng hơn sự rên siết tôi. Ôi! Chớ chi tôi biết nơi nào tìm được Chúa, hầu cho đi đến trước tòa của Ngài? Tôi hẳn sẽ giãi bày duyên cớ tôi trước mặt Ngài, và làm đầy miệng tôi những lý luận. Tôi sẽ biết các lời Ngài đáp lại cho tôi, và hiểu điều Ngài muốn phán cùng tôi (23:2-5).
            Nhưng vấn đề là: ông không thể gặp được Đức Chúa Trời; thậm chí ông không biết tìm Ngài ở đâu nữa là:
            “Nầy, tôi đi tới trước, nhưng không có Ngài tại đó; Tôi đi lại sau, song tôi cũng chẳng nhìn thấy Ngài; Qua phía tả, khi Ngài đang làm công việc đó, song tôi không phân biệt Ngài được; Ngài ẩn tại phía hữu, nên tôi chẳng thấy Ngài (23:8-9).
            Nan đề của ông là: Tôi kêu la cùng Chúa, song Chúa chẳng đáp lời; Tôi đứng tại đó, và Chúa chỉ ngó xem tôi. Chúa trở nên dữ tợn đối với tôi, lấy năng lực tay Chúa mà rượt đuổi tôi (30:20-21). Nổi khổ của ông không thể lường được nữa, và ông than vãn với Đức Chúa Trời, là Đấng đã giáng họa, và chính Đức Chúa Trời từ nơi Ngài mà ông đòi hỏi một câu trả lời:
            “Ôi! Chớ gì nỗi buồn tôi nhắc cân cho đúng, và các tai nạn tôi để lên cân thăng bằng! Vì hiện giờ nó nặng hơn cát biển; Nên tại cớ ấy các lời tôi nói đại ra. Bởi vì các tên của Đấng Toàn Năng trúng nhằm tôi; Tâm hồn tôi uống nọc độc của tên ấy; Sự kinh khiếp của Đức Chúa Trời dàn trận nghịch cùng tôi. Bởi cớ ấy, tôi chẳng cầm miệng tôi; Trong cơn hoạn nạn của lòng tôi, tôi sẽ nói ra; Trong cay đắng của linh hồn tôi, tôi sẽ phàn nàn (6:2-4; 7:11).
            Sau cùng, Đức Chúa Trời phán! Giờ đây, chúng ta sẽ có mọi giải đáp! Bạn có run sợ khi nghe Ngài phán không? Hãy tưởng tượng bạn đang đọc quyển sách nầy lần đầu tiên trong đời và chưa quen với mọi sự trong sách Gióp. Bạn sẽ bị chạm đến không những bởi vẻ đẹp thi phú của quyển sách, nhưng còn sâu xa hơn thế nữa, bởi nổi khổ mà Gióp đã nếm trải. Mặc dù bạn có một ý tưởng nào đó về những gì đang diễn ra trên các nơi cao, bạn vẫn lấy làm lo khi biết rõ những gì Đức Chúa Trời sẽ phán cùng Gióp. Khi ấy, bạn đạt tới mức đã được nhắc tới trong quyển sách:Bấy giờ, từ giữa cơn gió trốt, Đức Chúa Trời đáp cùng Gióp rằng (38:1). Bạn sẽ nín thở khi nghe thế nào là giải đáp ở đây.
            Nhưng, chẳng có một giải đáp nào cả! Chỉ có nhiều câu hỏi mà thôi! Và thêm những câu hỏi! Rất nhiều câu hỏi! Trên dưới 70 câu trong số đó! Nếu bạn đọc lời lẽ của Đức Chúa Trời với sự trông mong tìm cho ra câu trả lời cho nan đề của Gióp, hay cho nan đề đau khổ nói chung, bạn sẽ trở thất vọng hoàn toàn. Chẳng có chỗ nào nhắc tới rối rắm của Gióp hay tình trạng đáng thương của ông hoặc tiếng kêu la xin giúp đỡ của ông cùng mọi đòi hỏi phải giải thích. Có phần mô tả rất hay và nên thơ về quyền phép của Đức Chúa Trời đã tỏ ra qua các yếu tố khác nhau trong thiên nhiên, song chẳng có một lý giải nào về nan đề đau khổ.
Ngôn ngữ, thi phú, sự tưởng tượng phong phú, các ý tưởng cùng những minh họa – hết thảy mọi sự nầy chắc chắn che khuất mọi sự đã có trước đó, và có lẽ chúng vượt trội hết mọi nền văn chương, xưa và nay; nhưng chẳng có một lời giải thích hay bàn bạc gì cả.
            Qua lời lẽ của Ngài, Đức Chúa Trời muốn nhắc cho Gióp, và chúng ta nhớ tới một số việc. Ngài đang nói cho Gióp biết: “Ta là Đức Chúa Trời đời đời, ngươi có đời đời không?” Ngài hỏi: Khi ta đặt nền trái đất, thì ngươi ở đâu? Nếu ngươi thông sáng, hãy tỏ bày đi (38:4). Và:
            Con đường dẫn đến nơi ở của ánh sáng là đâu? Còn nơi của tối tăm thì ở đâu? Chớ thì ngươi có thế dẫn nó lại vào địa giới nó sao? Có biết các đường lối của nhà nó ở chăng? Không sai, người biết mà! Vì ngươi đã sanh trước khi ấy, số ngày ngươi lấy làm nhiều thay (38:19-21).
            Đức Chúa Trời đặt tên cho các loại thọ tạo, nhỏ và lớn, và mô tả sự tể trị của Ngài và sự Ngài quan phòng chúng: dê rừng (39:1-4), lừa rừng (39:5-8), con bò tót (39:9-12), chim lạc đà (39:13-18), ngựa (39:19-25), con diều (39:26-30), con cá sấu (40: 15-24)(41:1-34). Mọi thứ nầy đều nhận lãnh sức mạnh, quyền lực, khả năng và tài khéo đến từ Đức Chúa Trời. Ngay cả sự xuẫn ngốc của chim lạc đà không nằm ngoài chương trình và mục đích của Đức Chúa Trời: Vì Đức Chúa Trời cất sự khôn ngoan khỏi nó, không chia phân thông sáng cho nó (39:20). Đức Chúa Trời dường như đang nói cho Gióp biết: “Ta đã tạo ra các tạo vật nầy; ngươi có thể tạo ra mấy thứ ấy không? Ta có quyền và tể trị trên mọi thứ nầy; ngươi có thể tạo ra thứ nhỏ nhất trong các thứ nầy không? Làm sao ngươi hiểu được đường lối của ta với con người, khi nào thì ngươi có thể hiểu và điều khiển mọi thứ mà ta đã dựng nên chứ? Ngươi là ai mà dám thắc mắc về mọi việc làm của ta chứ?”
            Không những Đức Chúa Trời mô tả quyền thế và sự tể trị của Ngài trên các yếu tố thiên nhiên, mà Ngài còn tể trị trên phạm trù đạo đức nữa. Ngài có thể thả ra cơn thạnh nộ của Ngài rồi hạ kẻ kiêu ngạo xuống cùng chà nát kẻ ác. Thắc mắc của Đức Chúa Trời với Gióp là: “Ngươi có thể làm được như thế không?”
            “Ngươi có một cánh tay như của Đức Chúa Trời chăng? Có thể phát tiếng sấm rền như Ngài sao? Vậy bây giờ, ngươi hãy trang điểm mình bằng sự cao sang và oai nghi, mặc lấy sự tôn trọng và vinh hiển. Khá tuôn ra sự giận hoảng hốt của ngươi; Hãy liếc mắt xem kẻ kiêu ngạo và đánh hạ nó đi. Hãy liếc mắt coi kẻ kiêu ngạo và đánh hạ nó đi; Khá chà nát kẻ hung bạo tại chỗ nó. Hãy giấu chúng nó chung nhau trong bụi đất, và lấp mặt họ trong chốn kín đáo. Bấy giờ, ta cũng sẽ khen ngợi ngươi, vì tay hữu ngươi chửng cứu ngươi được!(40:4-9).
            Nhưng nếu ngươi không làm được như thế, ngươi không có quyền thắc mắc sự công bình của ta hầu ngươi xưng công bình cho mình (39:37).
Nan đề đau khổ: Thắc mắc của tôi đã được thỏa
            Thật là thú vị khi thấy đáp ứng của Gióp đối với lời lẽ của Đức Chúa Trời. Từ hai đáp ứng của Gióp, rõ ràng là ông đã thỏa mãn với giải đáp của Đức Chúa Trời (39:37-38; 42:1-6). Nếu Đức Chúa Trời không trả lời cho mọi thắc mắc của ông hoặc cung ứng phần giải thích cho nổi khổ của ông, làm thế nào ông lấy làm thỏa lòng cho được? Ông đã nghe thấy gì trong phần đáp ứng của Đức Chúa Trời để rồi ông lấy làm thỏa lòng? Chúng ta sẽ lứu ý năm việc:
1. Giờ đây tôi nhìn biết Ngài.
            Sau khi nghe Đức Chúa Trời phán dạy, Gióp đạt tới mức nhìn biết Đức Chúa Trời theo một phương thức rất thực và mật thiết. Ông nói: Trước lỗ tai tôi có nghe đồn về Chúa, nhưng bây giờ, mắt tôi đã thấy Ngài (42:5). Ông không nhìn biết Đức Chúa Trời trước sự việc nầy; ông đã kính sợ Đức Chúa Trời và đã sống một đời sống đẹp lòng Ngài; ông đã thờ lạy Đức Chúa Trời bằng lẽ thật. Tuy nhiên, giờ đây ông có được tri thức thực tiễn hơn và mật thiết về Đức Chúa Trời hơn trước đó. Chấp nhận sự hiện hữu của Đức Chúa Trời là một việc, nhìn biết quyền phép Ngài, thờ lạy và kính sợ Ngài, còn kinh nghiệm Đức Chúa Trời theo cách riêng, theo một phương thức đề rồi con người sẽ bằng lòng phục theo Ngài là một việc khác nữa. Sau khi lần qua các chi tiết của một số loài thọ tạo tuyệt vời của Đức Chúa Trời, Gióp đã học được về bổn tánh của Đức Chúa Trời và hiểu rõ là ông có thể nắm lấy Đức Chúa Trời nơi Lời của Ngài, trong khi khó hiểu được mọi lẽ kín nhiệm của vũ trụ  và công việc của Đức Chúa Trời và những lý do tại sao ông phải chịu khổ.
            Tri thức và quen biết cá nhân đối với Đức Chúa Trời là ưu tiên một của Đức Chúa Trời cho bất kỳ môn đồ nào của Ngài và nhiều lần Đức Chúa Trời sử dụng đau khổ để kéo con cái Ngài đến gần Ngài hơn. Như Phierơ lưu ý:
            “hầu cho sự thử thách đức tin anh em quí hơn vàng hay hư nát, dầu đã bị thử lửa, sanh ra ngợi khen, tôn trọng, vinh hiển cho anh em khi Đức Chúa Jêsus Christ hiện ra” (I Phierơ 1:7).
            Có khi đau khổ trở thành phước hạnh đội lốt khi nó dẫn chúng ta đến gần Đức Chúa Trời hơn và đến với một sự hiểu biết sâu sắc hơn về Ngài. Như Phaolô đã nói:
            “Nhưng Chúa phán rằng: Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối. Vậy, tôi sẽ rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi, hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi. Cho nên tôi vì Đấng Christ mà đành chịu trong sự yếu đuối, nhuốc nhơ, túng ngặt, bắt bớ, khốn khó; vì khi tôi yếu đuối, ấy là lúc tôi mạnh mẽ (II Côrinhtô 12:9-10).
            Hoặc, như Giacơ lưu ý:
            Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục. Nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng trọn lành toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào (Giacơ 1:2-4).
2. Giờ đây, tôi nhìn biết mình.
            Khi Gióp nhìn biết Đức Chúa Trời, ông đang nhìn biết mình. Khi Đức Chúa Trời tự tỏ chính mình Ngài ra và tỏ ra sự rực rỡ của Ngài nơi loài thọ tạo trước mắt Gióp, ông đạt tới mức nhìn biết Đức Chúa Trời là ai và bản thân ông là ai ở trước mặt Đức Chúa Trời. Như một kết quả, ông xưng nhận: Tôi vốn là vật không ra gì, và Vì vậy, tôi lấy làm gớm ghê tôi, và ăn năn trong tro bụi (39:37; 42:6). Ở đây, ông không gớm ghê mình vì cả ngọn núi rối rắm đang đè trên ông, như ông đã có ở chương 3. Ông cũng chưa ăn năn vì một tội lỗi cụ thể nào đó trong cuộc đời ông. Nhưng sau khi ông đạt tới mức nhìn biết Đức Chúa Trời một cách mật thiết, ông đạt tới chỗ nhìn biết mình là ai ở trước mặt Đức Chúa Trời và lấy làm gớm ghê mình vì đã dám thắc mắc về mọi việc làm của Ngài và ăn năn tội lỗi đó. “Tôi là ai ở trước mặt Ngài mà dám thắc mắc về mọi việc làm của Ngài?” “Tôi là ai mà dám đổ thừa Ngài về sự bất công?” Ông lấy làm gớm ghê bản thân mình và ăn năn vì những sự việc nầy. Đây chính xác là những gì Êlihu quở trách:
            Quả ông có nói đến tai tôi, tôi đã nghe tiếng lời của ông nói rằng: tôi trong sạch, không có vi phạm; tôi vô tội, và trong lòng tôi chẳng có gian ác gì. Dầu vậy, Đức Chúa Trời tìm dịp đối địch tôi, cầm tôi như kẻ thù nghịch Ngài; Ngài riết chân tôi vào cùm, và coi chừng đường lối tôi. Nầy, tôi muốn đáp với ông rằng trong các lời ấy ông nói vô lý; Vì Đức Chúa Trời là lớn hơn loài người (33:8-12).
            Con người chưa nhìn biết bản thân mình cho tới chừng nào người nhìn biết Đức Chúa Trời. Sánh với nhiều người khác, có thể ông có lý do để khoe khoang hay cảm thấy siêu việt, giống như người Pharisi sánh mình với người thu thuế (Luca 18:9-14). Nhưng khi con người nhìn biết Đức Chúa Trời rồi tự đặt mình vào ánh sáng của sự hiểu biết đó, người đạt tới chỗ nhìn biết vị trí mình đang đứng. Khi Môise đứng trước mặt Đức Chúa Trời, ông nhìn nhận: “Tôi là ai, dám đi đến Pha-ra-ôn, đặng dắt dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô? (Xuất Êdíptô ký 3:11). Khi tiên tri Êsai đứng trước mặt Đức Chúa Trời thánh khiết, ông nhìn nhận: Khốn nạn cho tôi! Xong đời tôi rồi! Vì tôi là người có môi dơ dáy, ở giữa một dân có môi dơ dáy, bởi mắt tôi đã thấy Vua, tức là Đức Giê-hô-va vạn quân! (Êsai 6:5). Khi Simôn Phierơ nhận biết mình đang đứng trước mặt ai: “ông liền sấp mình xuống ngang đầu gối Đức Chúa Jêsus, mà thưa rằng: Lạy Chúa, xin ra khỏi tôi, vì tôi là người có tội” (Luca 5:8).
            Trước mặt Đức Chúa Trời Chí Cao, con người là vô nghĩa. Trước mặt Đức Chúa Trời thánh khiết, con người là tội lỗi. Trước mặt Ngài là Đấng ban bố và nâng đỡ sự sống, con người không có quyền gì hoặc đòi hỏi gì hết, ngay cả xin một sự giải thích về mọi hành động của Ngài. Như Đức Chúa Trời đã phán:Ai ban cho ta trước đã, mà ta phải trả lại cho? (41:2). Ngài không phải là tôi tớ của tôi để Ngài phải vâng theo lịnh lạc của tôi. Ngài không cần phải đưa ra một lời giải thích hay cầu xin ơn tha thứ của tôi nếu Ngài làm việc chi mà tôi không thích. Gióp nói: “Bây giờ, tôi nhìn biết Ngài và nhờ đó tôi nhìn biết bản thân mình. Tôi là ai mà dám thắc mắc về mọi việc làm của Ngài hay xin một lời giải thích về cách Ngài đối xử với tôi? Tôi không xứng đáng và tôi lấy làm gớm ghê tôi rồi ăn năn trong tro bụi vì dám làm như thế”.
3. Ngài có thể làm được mọi sự.
            Giờ đây Gióp đạt tới mức nhìn biết Đức Chúa Trời đang tể trị. Không một ai có thể ngăn Ngài không làm bất cứ điều gì mà Ngài muốn làm: Tôi biết rằng Chúa có thể làm được mọi sự, chẳng có ý chỉ nào Chúa lấy làm khó lắm (42:2). Nếu Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời, ai có thể ngăn Ngài không làm những gì Ngài muốn làm? Qua sự tỏ ra quyền phép của Ngài trên loài thọ tạo và trình tự đạo đức trong cõi vũ trụ, Đức Chúa Trời dường như muốn nói cho Gióp biết: “Ta là Đức Chúa Trời của vũ trụ và ta muốn làm bất cứ điều chi đẹp lòng ta”. Như tác giả Thi thiên đã công bố: Đức Chúa Trời chúng tôi ở trên các từng trời; Phàm điều gì vừa ý Ngài, thì Ngài đã làm (Thi thiên 115:3), và Điều nào đẹp ý Đức Giê-hô-va làm, Ngài bèn làm điều nấy, hoặc trên trời, dưới đất, trong biển, hay là trong các vực sâu (Thi thiên 135:6). Nêbucátnếtsa đã xưng nhận:
            “Hết thảy dân cư trên đất thảy đều cầm như là không có; Ngài làm theo ý mình trong cơ binh trên trời, và ở giữa cư dân trên đất; chẳng ai có thể cản tay Ngài và hỏi rằng: Ngài làm chi vậy?” (Đaniên 4:35).
            Tất nhiên, bản thân Gióp đã nói trước kia: Nhưng Chúa đã một ý nhất định, ai làm cho Ngài đổi được? Điều gì lòng Ngài muốn, ắt Ngài làm cho thành (23:13). Nhưng ở đó, câu nói nầy mang hình thức của sự than phiền. Ở đây, đây là lời xưng nhận về sự thực; ông đạt tới chỗ nhìn biết lẽ thật ấy theo một phương thức rất cá nhân. Ông công nhận quyền tể trị của Đức Chúa Trời trên đời sống cá nhân ông và từ bỏ mọi quyền hạn và các đòi hỏi của ông ở trước mặt Chúa Chí Cao.
            Vì vậy, chỉ có một việc còn lại cho Gióp và cho chúng ta: đầu phục – hoàn toàn, đầu phục không đổi lại – đầu phục không có bất kỳ một thắc mắc hay than phiền nào. Như tác giả bài thánh ca đã viết: “Lạy Chúa, chỉ có đường Ngài, chỉ có đường Ngài” “Chỉ có tin cậy vâng lời, chẳng có con đường nào khác để được phước”. Như Phierơ bình luận:
            “Vậy, hãy hạ mình xuống dưới tay quyền phép của Đức Chúa Trời, hầu cho đến kỳ thuận hiệp Ngài nhắc anh em lên; lại hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn sóc anh em” (I Phierơ 5:6-7).
4. Tôi biết được những việc quá tuyệt vời.
            Không những Đức Chúa Trời chí cao không bị buộc phải trình sổ về mọi hành động của Ngài, thậm chí nếu như Ngài có làm vậy đi nữa, chúng ta sẽ chẳng hiểu nổi được. Đức Chúa Trời tuyên bố qua tiên tri Êsai:
            “Đức Giê-hô-va phán: Ý tưởng ta chẳng phải ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải đường lối ta. Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu” (Êsai 55:8-9).
            Hay, như Solomon đã nói:
            “Khi ta chuyên lòng để học biết sự khôn ngoan, để hiểu mọi việc làm ra trên đất, thì ta thấy có người ngày và đêm không cho mắt ngủ, cũng thấy mọi công việc của Đức Chúa Trời, và hiểu biết người ta không thể dò được mọi việc làm ra dưới mặt trời, dầu chịu cực nhọc ngần nào đặng tìm biết, cũng chẳng tìm được; và dầu cho người khôn ngoan tưởng rằng sẽ chắc biết, thì cũng chẳng tìm được” (Truyền đạo 8:16-17).
            Êlihu đã nói đi nói lại điều nầy: Phải, Đức Chúa Trời là cực đại, chúng ta không biết được Ngài; Số năm của Ngài thọ không ai kể xiết được (36:26). Và: Đức Chúa Trời phát tiếng và sấm rền ra lạ kỳ; Ngài làm những công việc lớn lao mà chúng ta hiểu không nổi? (37:5).Luận về Đấng Toàn Năng, ta không tìm thấy đến Ngài được: Ngài vốn rất quyền năng, rất chánh trực và công bình cực điểm, không hề hà hiếp ai” (37:23). Chính Gióp đã nói:Ngài làm những việc lớn lao, không sao dò xét được, những dấu kỳ chẳng xiết cho được (9:10).
            Chúng ta không biết, và không thể biết hết được, các công việc của Đức Chúa Trời vì chúng ta không có nguyên bức tranh. Chúng ta không biết điều chi sẽ xảy ra ở đàng sau bức màn ở các nơi trên trời. Như Phaolô đã nói: Vì chưng chúng ta hiểu biết chưa trọn vẹn”“ngày nay chúng ta xem như trong một cái gương, cách mập mờ” (I Côrinhtô 13:9, 12). Chúng ta không thể biết hết Đức Chúa Trời và mọi công việc Ngài cho bằng Ngài nhìn biết chúng ta thật trọn vẹn, và chúng ta không thể hiểu hết được mục đích và lý do ở đàng sau mọi sự mà Ngài đang làm.
            Con người cố gắng tìm hiểu công việc của Đức Chúa Trời giống như câu chuyện kể về mấy người mù cố gắng hình dung con voi là loại tạo vật như thế nào vậy!?! Một người nắm lấy cái đuôi của nó rồi cho rằng con voi giống như sợi dây thừng. Người kia nắm lấy chơn của nó rồi cho rằng con voi giống như cây cột vậy; và cứ thế. Nhưng không có ai trong số họ có ý tưởng lờ mờ nào về việc con voi là loại tạo vật như thế nào cả. Mỗi người có một sự hiểu biết riêng, nhưng không ai trong số họ có bức tranh toàn vẹn. Việc lý thú, ấy là nếu có ai thấy rõ rồi tìm cách mô tả một con voi cho mấy người mù nầy biết, họ không thể hiểu được phần mô tả của người kia; có lẽ còn làm dấy lên nhiều thắc mắc trong lý trí của họ nữa.
            Hết thảy chúng ta đều giống như mấy người mù khi nói tới tri thức của chúng ta về Đấng Chí Cao. Nếu chúng ta kinh nghiệm một số nan đề hay thử thách hoặc đau khổ, chúng ta xét đoán Đức Chúa Trời từ kinh nghiệm đó rồi nghi ngờ tình yêu của Ngài dành cho chúng ta. Khi chúng ta nhìn thấy tình trạng gian ác và bất công ở chung quanh chúng ta và nhìn thấy kẻ ác được thịnh vượng còn người công bình thì chịu đau khổ, chúng ta có khuynh hướng thắc mắc hệ thống công bình của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta nhìn thấy chiến tranh, đói kém, động đất cùng sự hủy diệt và đau khổ rộng khắp, chúng ta dám thắc mắc sự tể trị của Đức Chúa Trời trên vũ trụ. Chúng ta xét đoán Đức Chúa Trời, bổn tánh Ngài, tình yêu Ngài, hoặc thiếu mất tình yêu ấy, trên cơ sở những gì chúng ta xem thấy ở chung quanh chúng ta mà chẳng có bức tranh trọn vẹn và đầy đủ về Ngài và mọi mục đích của Ngài ở đàng sau mọi sự đang xảy ra ở dưới mặt trời. Chúng ta, với lý trí và sự hiểu biết hữu hạn, sẽ chẳng bao giờ hiểu được mọi chương trình và mục đích của Đức Chúa Trời, một là với những việc đang xảy ra ở chung quanh chúng ta trong thế gian hay với những gì Đức Chúa Trời đang làm trong đời sống mỗi cá nhân của chúng ta. Sau cùng, Gióp đạt tới chỗ nhận biết:Phải, tôi đã nói những điều tôi không hiểu đến, tức các sự lạ lùng quá cho tôi, mà tôi chẳng thông biết (42:3).
            Đức Chúa Trời luôn luôn có một mục đích không lộ ra trong mọi chương trình và mục tiêu của Ngài dành cho đời sống chúng ta. Trong trường hợp của Gióp, chúng ta, hạng độc giả, được cung ứng cho cái nhìn thoáng qua những gì đang diễn ra ở các nơi trên trời. Nhưng thắc mắc là: “Tại sao Đức Chúa Trời không tỏ điều đó ra cho Gióp? Chẳng lẽ như thế lại không dễ dàng cho Gióp nếm trải nổi khổ ghê gớm nếu ông biết được mục đích của Đức Chúa Trời ở đàng sau đau khổ đó sao?” Nhưng đấy chính xác là mục tiêu của cả quyển sách! Thế thì đấy chẳng phải là bài thử nghiệm thực về bản tánh của ông, cũng chẳng có một chỗ nào cho sự luyện tập đức tin chân chính của ông. Thí dụ, hãy tưởng tượng Đức Chúa Trời đang yêu cầu Ápraham phải dâng Ysác con trai ông rồi nói cho ông biết rằng ông sẽ chẳng được giết nó xem. Như Mục sư Baxter lưu ý:
            Có một số việc về đau khổ của con người mà Đức Chúa Trời nhất định không thể giải thích cho chúng ta biết mà chẳng hủy diệt chính mục đích mà họ được ấn định phải chu toàn.
 5. Tôi nhìn thấy mặt Ngài là đủ rồi.
            Hết thảy mọi sự được nhắc tới trên đây đều quan trọng để biết đối với Gióp, và đối với chúng ta. Tuy nhiên, việc quan trọng nhất mà Gióp đạt tới chỗ nhận biết trước tiên từ kinh nghiệm của ông, ấy là Đức Chúa Trời yêu thương ông; Ngài quan tâm đến ông, và Ngài chăm sóc đủ tôi tớ Ngài nên mới trò chuyện với ông.
            Trong một thời gian dài, Đức Chúa Trời đã im lặng. Dường như Ngài đã giấu mặt Ngài đối với Gióp. Vì cớ điều nầy, Gióp đã giả định rằng Đức Chúa Trời chẳng quan tâm, rằng Ngài đã trở thành kẻ thù nghịch của ông. Gióp đã nói:
            Trong cơn thạnh nộ người xé tôi và bắt bớ tôi; Người nghiến răng nghịch tôi, kẻ cừu địch tôi trừng ngó tôi (giống như con sư tử ngó miếng mồi trước khi vồ lấy nó). Tôi xưa bình tịnh, Ngài bèn tàn hại tôi; Ngài có nắm cổ tôi, và bẻ nát tôi, cũng đặt tôi làm tấm bia cho Ngài. Các mũi tên Ngài vây phủ tôi, Ngài bắn lưng hông tôi, không thương tiếc, đổ mặt tôi xuống đất. Ngài làm cho tôi bị thương tích này trên thương tích kia, xông vào tôi như một kẻ mạnh bạo (16:9, 12-14).
            Gióp nghĩ Đức Chúa Trời đang che giấu mặt Ngài đối với ông (23:8-9) và không muốn trò chuyện cùng ông (19:7; 30:20).
            Việc khó khăn nhất đối với Gióp không phải là mọi sự ông có đã tiêu mất chỉ qua một đêm, hay thậm chí tất cả 10 đứa con của ông cũng bị tiêu diệt hết. Đối với việc nầy, đáp ứng của ông là: “Đức Giê-hô-va đã ban cho, Đức Giê-hô-va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Đức Giê-hô-va!” (1:21). Ngay cả phần cơ thể của ông đã bị đầy với ghẻ chốc đau đớn. Đáp ứng với vợ mình về việc nầy, ông nói:Ủa sao! Sự phước mà tay Đức Chúa Trời ban cho chúng ta, chúng ta lãnh lấy, còn sự tai họa mà tay Ngài giáng trên chúng ta, lại chẳng lãnh lấy sao? (2:10). Ông có khả năng đứng vững ngay cả trước mặt mấy người bạn lúc nào cũng nói vu cho mình. Nhưng việc khó mang nổi đối với Gióp, ấy là Đức Chúa Trời đã trở thành kẻ thù nghịch của ông, và Ngài đã xây mặt đi đối với ông.
            Bạn bè của ông tìm kiếm lý cớ cho mọi rối rắm nơi chính mình Gióp. Nhưng ông, sau nhiều lúc tự xét mình, không tìm thấy lý cớ nào nơi bản thân cho mọi rối rắm đó. Ông nói với bạn bè mình trong sự tin quyết:
            Khi tôi đoán xét, không thể nào cho các bạn là phải! Cho đến kỳ chết, tôi chẳng hề thôi quả quyết rằng tôi trọn vẹn. Tôi giữ chặt sự công bình mình, không rời bỏ nó; Trọn đời tôi, lòng tôi sẽ chẳng cáo trách tôi(27:5-6).
            Kết quả, ông giả định nguyên nhân của mọi nan đề mình nằm ở Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã trở thành thù nghịch của ông!
            Sau cùng, khi Đức Chúa Trời phán cùng ông, ông lấy làm thỏa mãn. Như một kết quả của việc ông gặp gỡ Đức Chúa Trời, Gióp học biết được rằng Đức Chúa Trời đã không từ bỏ ông. Ông đạt tới chỗ nhìn biết rằng ngay cả việc không biết lý cớ ở đàng sau nổi đau khổ của ông, ông có thể đối diện với nó, bao lâu ông dám chắc rằng Đức Chúa Trời vẫn còn là thiết hữu của ông. Đấng Tạo Hóa của toàn bộ vũ trụ sẵn sàng trò chuyện với ông theo cách riêng là đủ cho ông rồi. Ông gặp gỡ Đức Chúa Trời, mọi thắc mắc của ông đều được giải đáp ở nơi Ngài. Mọi hồ nghi của ông đã tan biến đi. Mọi trông mong đều được phu phỉ. Mọi ao ước đều được thỏa. Giờ đây, chẳng có nhu cần nào về sự giải thích nữa.
            Lời than vãn của Gióp vốn sâu sắc, ấy là ông tìm kiếm Đức Chúa Trời song ông chẳng gặp Ngài ở đâu cả (23:3-9). Nhưng có phải ông thực sự tìm kiếm Đức Chúa Trời không? Ông không tìm kiếm Đức Chúa Trời; ông đang tìm kiếm những câu trả lời, những sự giải thích, để mà minh chứng. Tuy nhiên, vì cớ tình yêu của Ngài dành cho tôi tớ Ngài, Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình Ngài ra cho tôi tớ Ngài khi ông không tìm kiếm Ngài. Như trong Êsai, Đức Chúa Trời phán về Israel, dân sự Ngài:
            “Những kẻ vốn chẳng cầu hỏi ta thì đã hỏi thăm ta; những kẻ vốn chẳng tìm ta thì đã gặp được ta. Ta đã phán cùng một dân chưa kêu cầu danh ta, mà rằng: Ta đây, ta đây!” (Êsai 65:1).
            Đấy là ân điển! Và khi Gióp kinh nghiệm ân điển đó, chẳng còn cần phải thắc mắc chi nữa.
Giải pháp cho nan đề đau khổ
            Tại sao người công bình phải chịu khổ? Bạn bè của Gióp không có câu trả lời. (Hiển nhiên, câu trả lời của họ, ấy là người nào sống công bình thì không chịu khổ, và nếu người chịu khổ, bởi nổi khổ của người, thì rõ ràng, người ấy thực sự chưa sống công bình!) Gióp không có câu trả lời. Chúng ta không có câu trả lời. Đức Chúa Trời không trả lời cho câu hỏi nầy, Ngài cũng không bị buộc phải trả lời. Thế thì, chúng ta tìm đâu giải đáp cho nan đề đau khổ? Câu trả lời được thấy nơi phần đáp ứng của Gióp đối với Đức Chúa Trời.
            Từ cuộc gặp gỡ với Đức Chúa Trời, Gióp đạt tới chỗ nhận biết thay vì tìm kiếm giải pháp cho nổi đau khổ của chúng ta, thà là ông vâng phục Đức Chúa Trời và tin cậy nơi Ngài, giải pháp tối hậu được tìm thấy ở nơi Ngài. Thay vì thắc mắc tình yêu của Đức Chúa Trời, sự công bình của Đức Chúa Trời, và mọi tình thế thích ứng nơi mọi hành động của Ngài, tốt hơn là tin cậy Ngài một cách hoàn toàn. Tin Đức Chúa Trời chỉ làm điều chi là thiện là chưa đủ; nhưng chúng ta phải chấp nhận bất cứ điều chi Ngài làm đều là thiện khi, và đặc biệt khi, dường như việc ấy chẳng có gì là thiện hết. Tác giả Thi thiên nói: Chúa là thiện và hay làm lành; Xin hãy dạy tôi các luật lệ Chúa (Thi thiên 119:68). Đức Chúa Trời không trả lời cho mọi thắc mắc của Gióp, dường như muốn nói cho Gióp biết: Vì ta biết ý tưởng ta nghĩ đối cùng các ngươi, là ý tưởng bình an, không phải tai họa, để cho các ngươi được sự trông cậy trong lúc cuối cùng của mình (Giêrêmi 29:11).
Tóm Lược
1. Đau khổ là một phần trong kế hoạch và chương trình của Đức Chúa Trời. Đau khổ không luôn luôn chỉ ra cơn thạnh nộ của Ngài, mà chỉ ra tình yêu thương của Ngài.
2. Chúng ta không thể hiểu trọn được mọi công việc của Đức Chúa Trời; chúng ta nhìn thấy cách mờ mờ giống như nhìn trong gương vậy.
3. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời; chúng ta không thể nhốt Ngài trong một cái hộp.
4. Đức Chúa Trời không hề làm điều chi xấu xa cho dân sự Ngài. Trong lúc hoạn nạn, thà là tin cậy Ngài trọn vẹn hơn là nghi ngờ tình yêu thương của Ngài.
            Sách Gióp không giải quyết nan đề đau khổ, nhưng sách ấy nói cho chúng ta biết về Đức Chúa Trời, về sự tể trị của Ngài, về sự nhơn từ Ngài, và về tình yêu thương của Ngài. Khi chúng ta nhìn biết mọi sự nầy, chúng ta không cần được giải đáp cho mọi thắc mắc của chúng ta nữa.
Nan đề của tấm lòng
            Sách Gióp, như chúng ta đã lưu ý trước đây, không trả lời cho thắc mắc: “Tại sao người công bình phải chịu khổ?” Sách ấy chỉ dẫn tới phần kết luận, dựa trên kinh nghiệm của Gióp và đáp ứng sau cùng của ông trước sự giải bày của Đức Chúa Trời, nghĩa là thay vì tìm kiếm giải pháp, tốt hơn là hãy đầu phục và tin cậy Đức Chúa Trời, giải pháp tối hậu được tìm thấy ở nơi Ngài. Lý do sách Gióp là một nguồn yên ủi cho nhiều tín đồ đang nếm trải đau khổ ghê gớm không phải là sách ấy cung ứng một số lý do ở đàng sau kinh nghiệm khó nhọc của họ, nhưng vì chúng ta có thể đồng hóa với Gióp. Những tai vạ và đau khổ trong đời sống chúng ta, bất luận nghiêm trọng dường nào, sẽ không đủ để so sánh với những gì Gióp đã kinh nghiệm. Khi nhìn biết người khác đã chịu khổ như chúng ta đã chịu, hoặc có khi trầm trọng hơn, có thể là một nguồn yên ủi thực sự. Như Phaolô đã nhắc nhở khi nói tới sự cám dỗ: Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người" (I Côrinhtô 10:13a). Hay, như Phierơ đã nói khi nói tới sự bắt bớ: Hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự nó, vì biết rằng anh em mình ở rải khắp thế gian, cũng đồng chịu hoạn nạn như mình (I Phierơ 5:9).
            Sách Gióp không trả lời cho câu hỏi đó: “Tại sao người công bình phải chịu khổ?” vì đấy không phải là thắc mắc trong cả sách! Mọi nhân vật trong sách đều tìm cách trả lời cho thắc mắc sai trật đó! Thắc mắc mà sách Gióp đưa lên và trả lời không phải là: “Tại sao người công bình chịu khổ?” mà là: “Tại sao người công bình phục vụ Đức Chúa Trời?”
Phần luận lẽ của Satan
            Đâu là mục đích ở đàng sau phần luận lẽ của Satan? Đâu là thách thức của hắn đối với Đức Chúa Trời? Thắc mắc của hắn là:
            “Sa-tan thưa với Đức Giê-hô-va rằng: Gióp há kính sợ Đức Chúa Trời luống công sao? Chúa há chẳng dựng hàng rào binh vực ở bốn phía người, nhà người, và mọi vật thuộc về người sao? Chúa đã ban phước cho công việc của tay người và làm cho của cải người thêm nhiều trên đất. Nhưng bây giờ hãy giơ tay Chúa ra, đụng đến hại các vật người có, ắt là người sẽ phỉ báng Chúa trước mặt” (1:9-11).
            Đức Chúa Trời nắm lấy phần thách thức và cất bỏ mọi sự ra khỏi Gióp, kể cả 10 đứa con của ông. Đáp ứng của Gióp, không đúng như Satan mong đợi: “đáng ngợi khen danh Đức Giê-hô-va! Trong mọi sự ấy, Gióp không phạm tội, và chẳng nói phạm thượng cùng Đức Chúa Trời” (1:21-22).
            Satan khăng khăng trong những lời vu cáo của hắn: Lấy da đền da, phàm vật chi một người có, tất sẽ trao thế cho mạng sống mình. Nhưng bây giờ xin Chúa hãy giơ tay ra, đụng đến hại xương thịt người, ắt là người sẽ phỉ báng Chúa trước mặt (2:4-5). Khi Đức Chúa Trời cho phép Satan đụng đến thân thể của Gióp, đáp ứng của Gióp là: Ủa sao! Sự phước mà tay Đức Chúa Trời ban cho chúng ta, chúng ta lãnh lấy, còn sự tai họa mà tay Ngài giáng trên chúng ta, lại chẳng lãnh lấy sao? (2:10). Lời vu cáo của Satan nghịch lại Gióp, ấy là ông đã phục vụ Đức Chúa Trời với một động cơ ích kỷ. Tấm lòng của ông đặt trên phước hạnh vật chất, trên gia đình ông, trên chính sự sống của ông, chớ không đặt trên chính mình Đức Chúa Trời. Tại sao ông không phục vụ Đức Chúa Trời một khi Đức Chúa Trời chúc phước cho ông nhiều đến thế?
            Cũng có một lời vu cáo nghịch lại chính mình Đức Chúa Trời và nghịch với bản tánh của Ngài. Satan đã dám xưng rằng Đức Chúa Trời đã mua lấy sự thờ phượng của Gióp bằng cách ban cho ông quá nhiều vật chất cùng các ơn phước khác nữa. Satan tố cáo: “Không một ai thờ lạy Đức Chúa Trời vì cớ sự thờ phượng cả. Người ta thờ lạy Đức Chúa Trời vì những động cơ ích kỷ”. Và, kể như Đức Chúa Trời chất phác đến nỗi thậm chí Ngài không biết người ta đang lợi dụng Ngài và dối gạt Ngài bằng sự thờ lạy tỏ ra bên ngoài vì lợi ích mà họ nhận lãnh từ nơi Ngài. Đức Chúa Trời bị bịp dễ dàng làm sao, Satan ám chỉ như thế!
Tại sao người công bình phục vụ Đức Chúa Trời?
            Qua đáp ứng của Gióp, sách Gióp rõ ràng đang trả lời cho câu hỏi nầy. Gióp đang phục vụ Đức Chúa Trời không phải vì bất kỳ ơn phước nào ông đã nhận lãnh từ Đức Chúa Trời, mà vì cớ lòng tin kính thanh sạch, vô kỷ của ông đối với Đức Chúa Trời. Gióp, qua đáp ứng của ông, cho thấy rằng người tin Chúa thật đã cam kết phục vụ Đức Chúa Trời không phải vì cớ những phước hạnh ông nhận lãnh từ Đức Chúa Trời, nhưng bất chấp bất kỳ và từng hoàn cảnh khó khăn nào ông đã nếm trải qua vì cớ sự cam kết của ông đối với Đức Chúa Trời. Ông nói: Dẫu Chúa giết ta, ta cũng còn nhờ cậy nơi Ngài (13:15). Khi mọi sự đã bị cất bỏ đi hết, kể cả hết thảy con cái và sức khỏe của chính ông, lời khuyên của vợ ông là: Hãy phỉ báng Đức Chúa Trời, và chết đi! (2:9). Đây chính xác là điều mà Satan đã tố cáo Gióp sẽ làm! Nhưng ông đứng vững cho đến cuối cùng bất chấp mọi đau khổ mà ông đang nếm trải.
            Tất nhiên, Gióp đòi hỏi sự giải thích, ông thách thức Đức Chúa Trời trong một vụ xử tại phiên tòa, ông tự biện hộ cho mình, và ông đứng vững trên mọi lời xưng nhận về sự ngay thẳng và tình trạng không tì vít của ông. Ông đặt mọi sự đổ thừa về các rắc rối của ông nới chơn của Đức Chúa Trời. Nhưng đâu đó ông đã tự xây mình khỏi Đức Chúa Trời hoặc phỉ báng Đức Chúa Trời vì cớ mọi rối rắm của mình, như Satan đã tố cáo và mong đợi.
            Sách Gióp cho chúng ta biết rằng người thờ lạy thật đang thờ phượng Đức Chúa Trời bằng tâm thần và lẽ thật, vì họ là loại người thờ phượng mà Đức Chúa Trời đang tìm kiếm. Đức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy (Giăng 4:23-24). Đức Chúa Trời chúc phước cho người nào thờ lạy Ngài với sự tin kính thật trong lòng và người nào muốn sống một đời sống làm đẹp lòng Ngài. Tấm lòng của người thờ phượng thật không đặt trên các phước hạnh, mà đặt nơi Đức Chúa Trời, Ngài là nguồn của mọi ơn phước. Thái độ của người thờ phượng thật là:
            Vì dầu cây vả sẽ không nứt lộc nữa, Và sẽ không có trái trên những cây nho; Cây ô-li-ve không sanh sản, và chẳng có ruộng nào sanh ra đồ ăn; Bầy chiên sẽ bị dứt khỏi ràn, và không có bầy bò trong chuồng nữa. Dầu vậy, tôi sẽ vui mừng trong Đức Giê-hô-va, tôi sẽ hớn hở trong Đức Chúa Trời của sự cứu rỗi tôi (Habacúc 3:17-18).
            Hay, một lần nữa, như Gióp nói:Dẫu Chúa giết ta, ta cũng còn nhờ cậy nơi Ngài; Nhưng ta sẽ binh vực tánh hạnh ta trước mặt Ngài (13:15).
Nan đề đau khổ: Vai trò của Satan
            Từ lời mở đầu của sách Gióp, dường như là Satan đang đứng đàng sau mọi rối rắm của Gióp. Chính mình Đức Chúa Trời nói cho Satan biết:ngươi có giục ta phá hủy người vô cớ (2:3). Câu nầy tạo ra một ấn tượng cho rằng nếu Satan không dấy lên thắc mắc về Gióp, Gióp sẽ không chịu khổ rồi.
            Tuy nhiên, rõ ràng là Đức Chúa Trời không hành động dưới sự lèo lái của  Satan; Satan đang hành động dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời. Chúng ta nên để ý, là không phải Satan là kẻ bắt đầu thắc mắc về Gióp; chính Đức Chúa Trời là Đấng dấy lên một thắc mắc về ông: “Đức Giê-hô-va lại hỏi Sa-tan rằng: Ngươi có nhìn thấy Gióp, tôi tớ của ta chăng?” (1:8). Và một lần nữa: Đức Giê-hô-va lại phán hỏi Sa-tan rằng: Ngươi có nhìn thấy Gióp, tôi tớ của ta chăng? (2:3). Đức Chúa Trời vốn biết rõ mọi điều Satan đang suy nghĩ, và chính mình Đức Chúa Trời đã dấy lên vấn đề rồi cung ứng cho Satan một cơ hội để xác minh tôi tớ của Ngài.
            Từ quyển sách, rõ ràng là không phải Satan là kẻ giáng sự khổ nạn lên Gióp; mà chính là Đức Chúa Trời. Một khi Satan đang hành động dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời, hắn không thể làm bất cứ điều chi mà chẳng có phép tắc của Đức Chúa Trời và không thể đi quá những giới hạn do Đức Chúa Trời đề ra. Lúc đầu, hắn chỉ có thể đụng đến sự giàu có và gia đình của Gióp, chớ không được đụng đến thân thể của ông. Kế đó, hắn chỉ có thể đụng đến thân thể của ông, chớ không được đụng đến mạng sống của ông. Chính Đức Chúa Trời là Đấng đã giơ tay Ngài ra rồi đánh vào mọi sự mà Gióp đã có (1:11), và kế đó giơ tay Ngài ra đánh vào thịt xương của Gióp (2:5).
            Tất cả các nhân vật trong quyển sách đều giả định đúng bàn tay của Đức Chúa Trời ở đàng sau mọi rối rắm của Gióp. Vợ ông đã cho rằng Đức Chúa Trời có mặt ở đàng sau mọi rắc rối, và vì thế lời khuyên của bà là: “hãy phỉ báng Đức Chúa Trời rồi chết đi” một khi Đức Chúa Trời, bà giả định, không ban thưởng cho Gióp vì sự công bình và trung tín của ông. Tất cả mấy người bạn của Gióp đều giả định Đức Chúa Trời có mặt ở đàng sau mọi sự nầy, và họ đã cố gắng tìm một lý do để xưng công bình cho nó.
            Gióp cũng giả định bàn tay của Đức Chúa Trời ở đàng sau mọi đau khổ của ông. Khi mọi sự bị cất đi và tất cả con cái của ông đều bị diệt, ông nói: “Đức Giê-hô-va đã ban cho, Đức Giê-hô-va lại cất đi” (1:21). Khi nổi khổ nghiệt ngã theo phần xác được giáng lên ông, ông chấp nhận nó đến từ tay của Đức Chúa Trời (2:10). Không có chỗ nào trong quyển sách ông đổ thừa cho ai về mọi rối rắm của mình, trừ ra Đức Chúa Trời:
            “Ngài tiêu diệt người trọn vẹn cũng như kẻ gian ác. Nếu tai họa giết chết thình lình, thì Ngài chê cười sự thử thách của người vô tội. Đất bị phó vào tay kẻ gian ác; Nó che mặt những quan xét của đất; Nếu chẳng phải nó, vậy thì ai? (9:22-24).
            Gióp đổ thừa cho bạn bè mình vì không hiểu hoàn cảnh của ông, vì chẳng có một sự cảm thông nào dành cho ông, và vì đã vu cáo ông về sự gian ác, nhưng không bao giờ vì mọi rắc rối của mình.
            Sự thực cho thấy rằng Satan có mặt ở đàng sau nguyên tội của Ađam và Êva đã mang lại sự rủa sả trên địa cầu và trên nhân loại thì cũng chính hắn tiếp tục hoạt động hôm nay dẫn dắt người ta vào chỗ sai lạc. Hắn làm mù tâm trí của những người chưa tin Chúa, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin Lành (II Côrinhtô 4:4). Tuy nhiên, Satan đang hành động dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời, và hắn không thể làm việc gì mà không có phép tắc của Ngài. Không giống như các tôn giáo trong đông phương, Kinh thánh không cho phép tình trạng hai mặt của thiện và ác, cả hai đều ngang nhau và cùng tồn tại. Mặc dù Kinh thánh không mô tả sự căng thẳng giữa thiện và ác, thậm chí trong đời sống của người tin Chúa (thí dụ, Rôma 7:14-25), điều ác giúp ích cho điều thiện, và Đức Chúa Trời đang nắm quyền kiểm soát điều ác. Ngài cho phép đau khổ, thậm chí trong đời sống của một số tôi tớ chọn lọc nhất của Ngài, vì các mục đích tích cực và có lợi (xem Rôma 8:28-39, được trưng dẫn ở phần mở đâu).
            Sau khi xem xét đau khổ và nghịch cảnh từ nhận định hữu hạn của chúng ta ở dưới mặt trời, có thể chúng ta cảm thấy giống như Gióp:Ngài tiêu diệt người trọn vẹn cũng như kẻ gian ác (9:22). Hay, như Solomon:
            “Lại còn có một sự hư không khác trên thế gian: lắm người công bình bị đãi theo công việc kẻ ác, và lắm kẻ ác lại được đãi theo công việc người công bình. Ta nói rằng điều đó cũng là sự hư không (Truyền đạo 8:14).
            Tuy nhiên, sách Gióp chỉ ra rằng Đức Chúa Trời luôn luôn có mục đích tốt lành ở đàng sau đó và Ngài sử dụng đau khổ để ban phước và gây dựng cho các tôi tớ Ngài.
Satan chỉ có quyền lực giới hạn
            Sách Gióp trình bày rõ các giới hạn quyền lực của Satan.
            Thứ nhứt, hắn hành động dưới những giới hạn về không gian. Không giống như Đức Chúa Trời, Satan không phải là toàn năng. Khi Đức Chúa Trời hỏi là hắn ở đâu đến, lời đáp của hắn là: “Tôi trải qua đây đó trên đất và dạo chơi tại nơi nó” (1:7, 2:2).
            Dạo chơi có nghĩa là đi từ chỗ nầy đến nơi kia, từ chỗ hắn ở đến một chỗ mà hắn không ở. Hắn chỉ có thể đến một nơi vào một lúc nào đó thôi. Kể từ khi hắn là một hữu thể thuộc linh, việc hắn đi từ chỗ nầy đến nơi kia có thể xảy ra gần như là ngay lập tức. Điều đó có thể tạo ra ấn tượng là hắn có mặt ở khắp mọi nơi. Nhưng trong thực tế, hắn không phải vậy đâu, và hắn không thể được như vậy. Sách I Phierơ cung ứng mục đích của việc dạo chơi không dễ dàng của hắn; hắn đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được (I Phierơ 5:8). Hắn đã để mắt đến Gióp, và Đức Chúa Trời vốn biết rõ sự ấy; đấy là lý do tại sao Đức Chúa Trời là Đấng dấy lên thắc mắc về Gióp.
            Thứ hai, Satan không thể làm việc gì mà chẳng có phép tắc của Đức Chúa Trời. Nói như thế có nghĩa là, không giống như Đức Chúa Trời, hắn không phải là toàn năng đâu. Lúc đầu, hắn chỉ có thể đụng đến tài sản và gia đình của Gióp; hắn không thể đụng đến thân thể của Gióp. Lần thứ hai, hắn mới có quyền đụng đến thân thể của Gióp, song chẳng được đụng đến sinh mạng của ông.
            Thứ ba, thực sự hắn không biết tấm lòng của Gióp và thái độ tin kính vô kỷ chơn thật của ông đối với Đức Chúa Trời. Điều nầy chỉ ra rằng Satan không phải là toàn tri, giống như Đức Chúa Trời được. Satan dạn dĩ luận rằng sở dĩ Gióp phục vụ Đức Chúa Trời vì Đức Chúa Trời đã ban phước quá nhiều cho ông. Satan xưng rằng nếu Đức Chúa Trời cất bỏ hết mọi ơn phước: “ắt là người sẽ phỉ báng Chúa trước mặt” (1:11). Ngay cả khi Gióp cứ khăng khăng ở vòng đầu thử nghiệm, Satan không mất đi sự tin tưởng của hắn. Hắn cho rằng: “Chúa giơ tay ra, đụng đến hại xương thịt người, ắt là người sẽ phỉ báng Chúa trước mặt (2:5). Từ phần còn lại của quyển sách, chúng ta biết Satan đã sai lầm là dường nào. Mặt khác, Đức Chúa Trời vốn biết rõ tôi tớ Ngài sẽ đứng vững trong sự thử nghiệm hay không, và Ngài sẽ dời đi phần thử thách.
            Các giới hạn của Satan có hai hàm ý cho một người tin Chúa: Thứ nhứt, nó đem lại sự yên ủi thật nhiều để nhìn biết rằng Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị, chớ không phải Satan. Đức Chúa Trời sẽ không cho phép Satan làm bất cứ điều gì cho tôi tớ của Ngài vượt quá sức chịu đựng của người: Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu(I Côrinhtô 10:13).
            Thứ hai, tuy nhiên, điều nầy gán một trách nhiệm rất lớn trên người tin Chúa. Người không thể đổ thừa cho Satan về tội lỗi trong đời sống của người. Người không thể nói: “Ma quỉ khiến tôi làm việc ấy”. Đức Chúa Trời đã dẹp bỏ lời cáo lỗi đó. Giống như Giăng phát biểu trong thư tín của người:Hỡi các con cái bé mọn, phần các con, là thuộc về Đức Chúa Trời, đã thắng được họ rồi, vì Đấng ở trong các con là lớn hơn kẻ ở trong thế gian (1 Giăng 4:4). Satan nhận được nhiều công trạng vì mọi rối rắm nơi đời sống của người tin Chúa hơn là hắn đáng được!
            Ý chính của Sách Gióp, ấy là dù điều ác và đau khổ dường như chiếm tay trên, Đức Chúa Trời vẫn ngự trên ngôi, và Ngài nhớ đến kẻ thuộc về Ngài. Tình yêu thương của Ngài không bao giờ dứt, và ân điển của Ngài là đủ cho mọi nhu cần của chúng ta; các lời hứa của Ngài đều là chơn thật. Chẳng có gì phân rẽ chúng ta ra khỏi tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Như Phaolô viết:
            “Trái lại, trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần. Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta (Rôma 8:37-39).
            Và như Phierơ lưu ý:
            “Đức Chúa Trời ban mọi ơn đã gọi anh em đến sự vinh hiển đời đời của Ngài trong Đấng Christ, thì sau khi anh em tạm chịu khổ, chính Ngài sẽ làm cho anh em trọn vẹn, vững vàng, và thêm sức cho (I Phierơ 5:10).
SAU CÙNG:
            Mục đích của sự nghiên cứu Sách Gióp là:
            Nhìn thấy Đức Chúa Trời là ai
            Nhìn thấy chúng ta là ai
            Nhìn thấy mọi nan đề của chúng ta đều được giải quyết trong Ngài.
            Nhìn thấy mọi thắc mắc của chúng ta đều được giải đáp trong Ngài dầu khi Ngài nín lặng.
            Nhìn biết Đức Chúa Trời và nhìn nhận rằng ngay cả khi mọi sự (và, mọi người) khác qua đi, Ngài vẫn còn ở đó, và NGÀI LÀ ĐỦ RỒI.
Thắc mắc sau cùng
            Thắc mắc mà mỗi người tín đồ phải tự hỏi lòng là đây: “Nếu Satan đưa ra lời vu cáo nghịch tôi ở trước mặt Đức Chúa Trời, liệu Đức Chúa Trời có thể cất bỏ đi sự thách thức không?” Tấm lòng của tôi đặt ở chỗ nào? Có phải nó được đặt nơi Đức Chúa Trời, hay nơi các ơn phước của Ngài? Chúa Jêsus đòi hỏi thái độ cam kết khăng khăng từ các môn đồ Ngài:
            “Nếu có ai đến theo ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình, và chính sự sống mình nữa, thì không được làm môn đồ ta. Như vậy, nếu ai trong các ngươi không bỏ mọi sự mình có, thì không được làm môn đồ ta” (Luca 14:26, 33).
            Chúng ta có nhiều sự khải thị hơn là Gióp có. Chúng ta có sự làm chứng của nhiều người trong quá khứ từ Gióp cho đến Chúa Jêsus. Như tác giả thơ Hêbơrơ nói:
            “Đời xưa, Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách, rồi đến những ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài, là Con mà Ngài đã lập lên kế tự muôn vật, lại bởi Con mà Ngài đã dựng nên thế gian (Hêbơrơ 1:1-2).
            Và vì vậy,
            “Thế thì, vì chúng ta được nhiều người chứng kiến vây lấy như đám mây rất lớn, chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta, lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta, nhìn xem Đức Chúa Jêsus, là cội rễ và cuối cùng của đức tin, tức là Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời. Vậy, anh em hãy nghĩ đến Đấng đã chịu sự đối nghịch của kẻ tội lỗi dường ấy, hầu cho khỏi bị mỏi mệt sờn lòng. Anh em chống trả với tội ác còn chưa đến nỗi đổ huyết; lại đã quên lời khuyên anh em như khuyên con, rằng: Hỡi con, chớ dể ngươi sự sửa phạt của Chúa, Và khi Chúa trách, chớ ngã lòng; Vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu, Hễ ai mà Ngài nhận làm con, thì cho roi cho vọt” (Hêbơrơ 12:1-6).