Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Tìm Hiểu Các Sách Tiên Tri


Từ Sự Sáng Tạo Đến Thập Tự Giá
Tìm Hiểu Các Sách Tiên Tri
Mục sư Bob Deffinbaugh
Phần giới thiệu:
            Như bạn biết đấy, chúng ta đang ở giữa phần nghiên cứu Cựu Ước, một loạt bài có đề tựa “Từ Sáng Thế Đến Thập Tự Giá”. Mục đích của loạt bài nầy là cung ứng cho chúng ta phần tri thức năng động tốt hơn về Kinh Cựu Ước, một sự hiểu biết tốt hơn về sự mặc khải tiệm tiến của Đức Chúa Trời, và một cái nhìn tươi mới vào tấn bi kịch cứu chuộc được lồng trong Đức Chúa Jêsus Christ chưa mở ra.
            Hai bài học trước đã bàn về chức vụ của hai tiên tri Êli và Êlisê, các bài học nầy cung ứng cho chúng ta cái nhìn sâu sắc vào tình trạng đang xấu đi trong Israel, Giuđa, và Vương quốc chia hai. Đi theo gót chơn của Êli và Êlisê, Đức Chúa Trời đã dấy lên các tiên tri mới để nói thay cho Ngài. Các tiên tri mới nầy tiếp tục theo truyền thống nói tiên tri của Môise. Họ tiếp tục noi theo tinh thần của Êli. Tôi gọi các vị tiên tri mới nầy là các sách tiên tri để phân biệt họ với các tiền nhân của họ, vì họ có một không hai trong những lời tiên tri của họ đã được viết ra cho chúng ta. Tất nhiên, tôi đang đề cập tới các Đại Tiên Tri (Êsai, Giêrêmi, Êxêchiên, và Đaniên) và các Tiểu Tiên Tri (12 sách sau cùng của Cựu Ước). Thực vậy, rất là hay khi mở bảng mục lục trong quyển Kinh thánh của bạn ra để nhìn thấy họ được liệt kê ở đó.
            Cần phải chỉ ra các tiểu tiên tri đã được gọi như thế là vì các sách nầy đều ngắn; các đại tiên tri đều là những sách dài. Từ ngữ chẳng ám chỉ gì về tầm quan trọng của chúng. Có lẽ là thích ứng hơn khi đề cập đến chúng là các sách tiên tri ngắn hơn và sách tiên tri dài hơn.
            Hai bài học kết hợp nầy sẽ cung ứng phần giới thiệu đến các sách tiên tri. Thật là phải lẽ khi dành thì giờ ra một chút đến với “phần giới thiệu” vì một số lý do. Thứ nhứt, có nhiều sách giữa vòng chúng là loại văn chương Cựu Ước có thể giúp chúng ta tìm hiểu chúng. Chúng có những điểm tương tự không những trong phong cách văn học, mà trong nội dung đáng được lưu ý. Thứ hai, một nhận định sẽ sửa soạn và khích lệ chúng ta phải nghiên cứu chúng cho riêng mình, khi chúng ta xử lý với từng sách riêng, nếu không phải là toàn bộ chúng khi loạt bài của chúng ta cứ liên tục.
Nhận định theo niên đại
            Trước tiên, chúng ta hãy nhìn vào Biểu đồ Figure 1, biểu đồ nầy sẽ giúp chúng ta thấy được thể nào các sách tiên tri thích ứng về mặt niên đại trong lịch sử của Israel và Giuđa. Thanh biểu tượng cho quốc gia Israel trở thành vương quốc chia hai sau sự trị vì của Vua Solomon. Bạn sẽ nhớ Đức Chúa Trời truyền cho Solomon rằng khi ông qua đời, Vương Quốc sẽ bị chia ra làm hai (I Các Vua 11:9-13), và quả thực y như thế.

           

            Như bạn thấy đấy, các sách tiên tri đến trên bối cảnh ngay sau Êli và Êlisê rồi tiếp tục ở chỗ chức vụ của họ đã để trống. Chúng ta thấy ở đây mối quan hệ thích ứng về niên đại của các sách tiên tri, mở rộng thời kỳ từ Êlisê đến cuối Kinh Cựu Ước.
            Các sách tiên tri có thể chia ra làm bốn nhóm:
Các tiên tri của xứ Israel – Giôna, Amốt, và Ôsê
Các tiên tri của  xứ Giuđa – Ápđia, Giôên, Êsai, Michê, Nahum, Sôphôni, và Habacúc
Các tiên tri trong thời kỳ lưu đày – Giêrêmi, Êxêchiên, và Đaniên
Các tiên tri thời kỳ hậu lưu đày – Aghê, Xachari, và Malachi
            Niên đại của các tiên tri Giôna, Giôên, và Ápđia bị thắc mắc nhiều hơn các sách tiên tri khác. Chủ đề của ba sách nầy đều nói tới những sự bàn luận công bình so với các sách khác.
            Việc nghiên cứu biểu đồ Figure trên đây có thể cung ứng cho chúng ta một cảm giác các vị tiên tri liên đới với nhau về mặt niên đại, cái điều chúng ta chú ý không phải là cách chúng được trình bày theo trình tự kinh điển. Việc tìm hiểu thứ tự niên đại cùng với các biến cố trong lịch sử Israel là quan trọng cho việc hiểu biết lý do tại sao các vị tiên tri nói ra những gì họ đang nói (những điều hy vọng sẽ tỏ tường về sau). Nhưng chúng ta hãy bắt đầu bằng cách xem xét các tác phẩm của những vị tiên tri nói chung, như chúng ta thấy chúng được trình bày trong Cựu Ước.
Tại sao chúng ta khó hiểu về sách các tiên tri
            Tôi nghĩ hầu hết chúng ta sẽ đồng ý ngay từ đầu rằng các sách tiên tri nầy có mặt giữa vòng những phần khó nhất của Kinh thánh phải giải thích hay đọc với sự hiểu biết. Chúng ta không nên bối rối khi nhìn nhận chúng ta gặp khó khăn khi đọc các sách tiên tri, vì chắc chắn là chúng ta đang ở trong một đội khi chúng ta nhìn nhận như thế. Khi đề cập tới các sách tiên tri, Martin Luther từng phát biểu như sau:
            “Họ có lối nói rất hay, thay vì tiến hành một cách có trật tự,  giống như người ta ngao du từ việc nầy sang việc kế tiếp hầu cho bạn không thể nhận ra suốt những gì họ sẽ nói”
            Giờ đây, đấy có thể là lời bình mà tôi muốn thốt ra.
            Chúng ta hãy nhìn vào một vài lý do cho một số trăn trở mà chúng ta đang có:
            Ý nghĩa của lời tiên tri Cái khó khăn chính cho hạng độc giả hiện đại về thuật ngữ trong các sách tiên tri là từ chỗ hiểu chính xác các từ “tiên tri” “lời tiên tri”. Từ ngữ “tiên tri” đề cập tới một người nói trước (hay công bố), cũng y như một người nói “đoán trước”. Nhưng chúng ta thường hạn chế ý nghĩa tiên tri thành đoán trước cuộc tương lai, vì vậy có nhiều Cơ đốc nhân đề cập tới các tiên tri chỉ là những lời tiên đoán về sự đến lần đầu tiên của Đấng Christ, hay sự đến lần thứ hai của Ngài, và thời kỳ sau rốt mặc dù lời tiên đoán về các biến cố vốn xa xôi với thời buổi của họ là mối quan tâm chính của họ.
            Cần phải chỉ ra rằng không tới 2% lời tiên tri trong Cựu Ước là nói về Đấng Mêsi. Không tới 5% đặc biệt liên quan tới kỷ nguyên Tân Ước. Và không tới 1% liên quan tới những biến cố hãy còn trong tương lai đối với chúng ta. Các sách tiên tri quả thực đang loan báo cuộc tương lai. Nhưng thường thì là cuộc tương lai tức thì của Israel, Giuđa, và các nước vây quanh họ mà các tiên tri đã loan báo – chớ không phải tương lai của chúng ta. Vì lẽ đó, một trong những chìa khóa cho sự hiểu biết các sách tiên tri là phải công nhận như thế để chúng ta nhìn thấy những lời tiên tri của họ sẽ ứng nghiệm, chúng ta phải thường xuyên nhìn lại các thời kỳ vẫn còn là cuộc tương lai đối với họ, song đối với chúng ta thì là quá khứ.
            Nhìn xem các tiên tri là những nhà tiên đoán các biến cố tương lai là bỏ sót chức năng chính của họ, thực ra họ đang nói thay cho Đức Chúa Trời với những người đồng thời của họ.
            Khoảng cách lịch sử Một vấn nạn khác gây phức tạp sự chúng ta tìm hiểu các sách tiên tri là vấn đề khoảng cách thuộc lịch sử. Bởi chính bản chất của sự việc, chúng ta sẽ khó tìm hiểu các lời lẽ của những vị tiên tri hơn người Do thái, họ đã nghe chính lời lẽ ấy theo cách riêng tư. Chúng ta vốn xa cách với sinh hoạt tôn giáo, lịch sử, và văn hóa của Israel xưa, và chúng ta gặp rắc rối khi đặt lời lẽ của các tiên tri vào văn mạch thích hợp của họ. Thường thì khó cho chúng ta nhìn thấy họ đang đề cập tới điều gì và lý do tại sao. Có nhiều việc rõ ràng đối với họ lại có xu hướng mập mờ đối với chúng ta.
            Bản chất của lời tiên tri khi được thốt ra Sau cùng, bản chất những lời tiên tri được thốt ra gây ra nhiều trăn trở cho chúng ta khi tìm hiểu.
            Thí dụ, trong hàng trăm tiên tri ở Israel xưa kia trong thời Cựu Ước, chỉ có 16 người được chọn để nói ra những lời tiên tri được tuyển chọn và viết ra thành sách. Chúng ta biết rõ các vị tiên tri khác, tỉ như Êli và Êlisê, đã đóng một vai trò gây nhiều ảnh hưởng trong việc phân phát Lời của Đức Chúa Trời cho dân sự của Ngài và cho các dân khác nữa. Nhưng chúng ta biết nhiều về các tiên tri nầy hơn chúng ta biết về lời lẽ cụ thể của họ. Những gì họ đã làm được mô tả nhiều hơn những điều họ đã nói – và khi chúng ta được truyền cho biết mọi điều họ đã nói, lời lẽ ấy lại được đặt rất đặc biệt và rất rõ ràng ở văn mạch những truyện tích mà chúng được viết ra trong đó. Nói chung, trong những sách của Cựu Ước, chúng ta nghe nói về các tiên tri và rất ít từ các tiên tri. Tuy nhiên, trong cách sách tiên tri, chúng ta nghe từ các tiên tri và rất ít về bản thân các tiên tri. Những câu chuyện khác biệt đó dành cho phần lớn những người có vấn đề, họ biết rõ về các sách tiên tri.
            Hơn nữa, các sách tiên tri, đặc biệt là những sách dài, là những tuyển tập về lời lẽ đã được thốt ra, không luôn luôn được trình bày theo thứ tự thời gian gốc của chúng, thường không có gợi ý chỗ nào lời tiên tri nầy kết thúc và lời tiên tri khác bắt đầu, và thường không có gợi ý đối với bối cảnh lịch sử của chúng nữa. Về việc ấy, phần lớn các lời tiên tri đều đã được thốt ra đều theo thể thơ. Chúng ta sẽ nói nhiều về những lời tiên tri sau, nhưng tôi nghĩ bạn cũng nắm được yếu điểm rồi.
            Giờ đây, nếu đây là những lý do mà chúng ta gặp khó khăn với sách tiên tri, muốn tìm hiểu thực sự sách tiên tri, chúng ta phải nắm ngay những điểm sau: (1) chức năng của một tiên tri; (2) phạm trù lịch sử tác phẩm của họ; và (3) hình thức tác phẩm của họ.
Chức năng của tiên tri
            Những đấng trung bảo thực thi giao ước Muốn tìm hiểu Đức Chúa Trời phán gì với chúng ta qua các sách được cảm thúc nầy, chúng ta phải có một sự hiểu biết rõ ràng về vai trò và chức năng của vị tiên tri trong xứ Israel. Các tiên tri đã nói thay cho Đức Chúa Trời với dân sự của Ngài. Họ có chức năng phải kêu gọi Israel quay trở lại với Đức Chúa Trời, ý nói quay lại với sự trung thành với mối quan hệ giao ước của họ với Đức Chúa Trời; nghĩa là, quay lại với luật pháp Môise. Kèm theo với mục đích chính nầy, họ đã đối diện với tội lỗi của Israel và đòi hỏi sự ăn năn. Nói đơn giản, các tiên tri là “những đấng trung bảo thực thi giao ước”. Đã có mối quan hệ giao ước giữa Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài. Giao ước nầy chứa không những những luật lệ mà họ cần phải tuân giữ, mà nó còn mô tả các loại sửa phạt mà Đức Chúa Trời sẽ nhất thiết áp dụng cho dân sự Ngài nếu họ không tuân giữ Luật pháp, cũng như các phước hạnh Ngài sẽ ban ra cho họ nếu họ sống trung tín. Cái điều quan trọng, ấy là Đức Chúa Trời không những ban bố ra luật pháp của Ngài, mà Ngài còn củng cố nó nữa. Thực thi tích cực là phước hạnh; thực thi tiêu cực là rủa sả. Đây là chỗ mà vị tiên tri bước vào. Đức Chúa Trời loan báo sự thực thi luật pháp của Ngài (cả tích cực và tiêu cực) qua các vị tiên tri.
            Môise là một tấm gương Môise là đấng trung bảo luật pháp của Đức Chúa Trời khi lần đầu tiên ông công bố ra luật pháp ấy, và đấy là một mô hình (hay khuôn mẫu) dành cho các vị tiên tri. Họ là những đấng trung bảo của Đức Chúa Trời, hay phát ngôn viên, cho giao ước. Qua họ, Đức Chúa Trời nhắc cho dân sự trong các thế hệ sau Môise phải nhớ rằng nếu giao ước được tuân giữ, phước lành sẽ là kết quả, bằng không, sự sửa phạt sẽ đến.
            Phước lành và sự rủa sả Các loại phước lành xảy đến vì cớ sự trung tín được tìm thấy ở Lêvi ký 26:1-13, Phục truyền luật lệ ký 4:32-40, và Phục truyền luật lệ ký 28:1-14. Nói chung, các phước lành nầy được sắp xếp như sự sống, sức khỏe, sự thịnh vượng, dư dật trong nông nghiệp, tôn trọng, và an ninh. Nhưng các phước lành nầy được loan báo với một lời cảnh cáo về những rủa sả (các sự sửa phạt) nếu Israel không vâng lời và trung tín với giao ước. Những sự rủa sả được thấy ở Lêvi ký 26:14-39, Phục truyền luật lệ ký 4:15-28, và Phục truyền luật lệ ký 28:15-32:42. Nói chung, những điều rủa sả nầy có thể được sắp xếp dưới 10 chữ D: death [sự chết], disease [bịnh tật], drought [hạn hán], dearth [thiếu thốn], danger [nguy hiểm], destruction [hủy diệt], defeat [thất bại], deportation [lưu đày], destitution [khốn khó], và disgrace [nhục nhã].
            Chính các phạm trù nầy áp dụng trong những gì Đức Chúa Trời truyền đạt qua các vị tiên tri. Người ta phải in trong trí rằng các vị tiên tri không phát minh ra các phước lành và những sự rủa sả mà họ đã loan báo ra. Họ đã sao chép Lời của Đức Chúa Trời, chớ không phải lời của họ. Qua họ, Đức Chúa Trời đã công bố dự tính của Đức Chúa Trời phải thực thi giao ước và luôn luôn phù hợp với các phạm trù nói tới phước lành và rủa sả đã có rồi trong luật pháp. Nếu chúng ta thấy bối rối khi học các chương nầy từ sách Ngũ Kinh, chúng ta sẽ được ban thưởng với một sự hiểu biết tốt hơn về lý do tại sao các vị tiên tri thốt ra những việc mà họ đã thốt ra.
            Khi Đức Chúa Trời muốn công bố phước lành cho dân tộc qua tiên tri Amốt, Ngài làm thế trong những từ ngữ bóng bẩy nói tới sự dư dật trong nông nghiệp, sự sống, sức khỏe, sự thịnh vượng, tôn trọng, và an ninh (xem Amốt 9:11-15). Khi Ngài công bố số phận cho dân tộc bất tuân trong thời của Ôsê, Ngài làm thế phù hợp với một hay nhiều chữ D. Thí dụ: sự hủy diệt [destruction]Ôsê 8:14 hay lưu đày ở Ôsê 9:3. Những sự rủa sả nầy thường có nghĩa bóng, mặc dù chúng nhất định có thể theo nghĩa đen. Chúng luôn luôn là tập thể, đề cập tới dân tộc như một tổng thể. Các phước lành hay rủa sả không bảo đảm sự thịnh vượng hay thiếu thốn cho bất kỳ cá nhân đặc biệt nào.
            Nói theo cách thống kê, một đại đa số các tiên tri công bố sự rủa sả vì trong thời kỳ họ nói tiên tri (khoảng 800 - 587 TC), dân Israel (bắc và nam) đang hướng tới sự sửa phạt. Sau sự hủy diệt của cả hai vương quốc, nghĩa là, sau năm 586 TC, các tiên tri được cảm động thường nói nhiều về các phước lành hơn là rủa sả vì sự sửa phạt dân tộc đã hoàn tất rồi, Đức Chúa Trời tiếp tục chương trình cơ bản của Ngài, chương trình nầy tỏ ra sự thương xót. Phục truyền luật lệ ký 4:25-31 cung ứng phần mô tả hệ quả nầy:
            25Khi các ngươi sẽ có con cùng cháu, và khi đã ở lâu trong xứ rồi, nếu các ngươi làm bại hoại mình, làm tượng chạm nào, hình của vật chi mặc dầu, mà hành ác trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi để chọc Ngài nổi giận, 26thì ngày nay ta bắt trời và đất làm chứng quyết cho các ngươi rằng các ngươi sẽ chết vội, và khuất mắt khỏi xứ mà mình sẽ đi nhận lấy tại bên kia sông Giô-đanh. Các ngươi chẳng ở đó lâu dài đâu, nhưng sẽ bị tận diệt. 27Đức Giê-hô-va sẽ tản lạc các ngươi trong các nước, chỉ còn lại số nhỏ trong các nước mà Đức Giê-hô-va sẽ dẫn các ngươi vào; 28ở đó các ngươi sẽ cúng thờ những thần bằng cây và bằng đá, là công việc của tay loài người làm nên, chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng ăn, cũng chẳng ngửi. 29Ở đó ngươi sẽ tìm cầu Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và khi nào hết lòng hết ý tìm cầu Ngài thì mới gặp. 30Khi ngươi bị gian nan, và các việc nầy xảy đến cho ngươi, bấy giờ trong ngày cuối cùng, ngươi sẽ trở về cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và vâng theo tiếng Ngài. 31Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi là Đức Chúa Trời hay thương xót sẽ không bỏ ngươi và không hủy diệt ngươi đâu; cũng chẳng quên sự giao ước mà Ngài đã thề cùng các tổ phụ ngươi.
            Khi bạn đọc sách tiên tri, hãy nhìn thấy khuôn mẫu đơn giản nầy: một là (1) nhận dạng tội lỗi của Israel được nối theo sau là lời công bố về sự rủa sả, hoặc (2) lời công bố sự thành tín và tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho dân sự Ngài được nối theo sau bằng lời công bố về phước lành, nương vào hoàn cảnh. Phần lớn thời gian, đấy là nhưng điều mà các vị tiên tri đã cưu mang.
Nội dung tác phẩm của họ
            Các sách tiên tri đòi hỏi thời gian và sự nghiên cứu. Người ta thường tiếp cận các sách nầy theo cách tình cờ, giống như thể đọc qua loa qua các sách tiên tri sẽ kiếm được một cấp độ hiểu biết cao. Điều nầy không được làm với các quyển sổ tay giống như khi đi học bình thường, và như thế sẽ chẳng thực sự tác động với sách tiên tri đâu. Một cách đặc biệt cho sự tìm hiểu và giải thích sách tiên tri, một người phải bằng lòng tham khảo nhiều tư liệu bên ngoài, tỉ như tự điển và sách chú giải Kinh thánh, để có thể được soi sáng về mặt thông tin hầu cho chúng ta có thể nắm bắt được mục đích mà một vị tiên tri đang chuyển tải. Lời của Đức Chúa Trời đến qua các tiên tri đến với dân sự trong các hoàn cảnh đặc biệt. Giá trị của nó một phần nương vào khả năng nắm bắt các tình huống đó nơi chúng ta, đổi lại chúng ta có thể áp dụng chúng cho chính bản thân mình.
            Phạm trù về mặt lịch sử Thật là thú vị khi thấy rằng 16 sách tiên tri trong Cựu Ước đến từ một khung hẹp toàn bộ bức tranh lịch sử của Israel. Tại sao lại có một bản văn của lời tiên tri trong thời kỳ giữa Amốt và Malachi? Sở dĩ như thế là vì thời kỳ nầy lịch sử của Israel đặc biệt cần đến sự suy gẫm thực thi giao ước, đây là phần việc của các tiên tri. Kèm theo đó là ao ước hiển nhiên của Đức Chúa Trời phải ghi chép lại phần lịch sử tới sau những lời cảnh cáo và phước lành mà các vị tiên tri đó đã công bố thay mặt cho Ngài trong những năm tháng quan trọng đó.
            Các năm ấy được đánh dấu bằng ba việc: (1) biến động về chính trị, quân sự, kinh tế, và xã hội; (2) một cấp độ lớn bất trung trong tôn giáo và bất chấp giao ước nguyên thủy của Môise; và (3) thay đổi đáng kể dân số và biên giới quốc gia. Trong các trường hợp nầy, Lời của Đức Chúa Trời được cần đến. Đức Chúa Trời dấy lên các vị tiên tri và công bố Lời của Ngài sao cho thích đáng.
            Các sách I và II Các Vua và II Sử ký cung ứng văn mạch theo Kinh thánh trong sách các tiên tri dẫn tới cuộc lưu đàng sang Babylôn. Ở đó, chúng ta thấy tùy theo thời gian sách tiên tri xuất hiện trên bối cảnh, Israel là một dân thường trực bị phân tán bởi cuộc nội chiến lâu dài. Sự bất tuân của vương quốc phía bắc đối với giao ước đã vượt xa mọi sự được biết đến trong xứ Giuđa, và Israel bị dự trù phải hủy diệt bởi Đức Chúa Trời vì cớ tội lỗi của nó. Amốt, bắt đầu khoảng năm 760, và Ôsê, khởi sự khoảng năm 755, công bố sự hủy diệt sắp xảy ra. Đức Chúa Trời đã dấy lên người Asiri như một siêu quyền lực mới lúc bấy giờ và là công cụ phán xét nhắm vào Israel. Vào năm 722TC, Asiri chiếm lấy thủ phủ của Samaria rồi nhơn đó chinh phục xứ Israel.
            Dân sự của xứ Giuđa đã chứng kiến sự hủy diệt của vương quốc phía bắc, như Êsai và Michê đã nói, họ cảnh báo rằng dân xứ Giuđa sẽ không được miễn trừ cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời và thực vậy, họ cũng đang đi trên chính con đường hủy diệt. Sau đó, tình trạng tội lỗi đáng than khóc của xứ Giuđa và sự dấy lên của siêu quyền lực khác, Babylôn, đã trở thành đề tài của các vị tiên tri Nahum, Habacúc, và Sôphôni, cũng như Giêrêmi và Êxêchiên. Giuđa, cũng bị hủy diệt vì sự bất tuân của nó và bị lưu đày. Có lẽ đây là chỗ một trường hợp về tầm quan trọng của bối cảnh lịch sử có thể được minh họa tốt nhất.
            Người Babylôn dấy lên và đã đánh bại người Asiri (612TC), và kế đó đánh bại người Aicập tại trận đánh Carchemish vào năm 605TC để trở thành quyền lực số 1 trong thế giới văn minh. Theo sau sự bại trận của người Aicập, Nêbucátnếtsa hướng về phía Nam vào trong xứ Giuđa rồi vào trong thành Jerusalem như một nhà chinh phạt. Khi ấy mới bắt đầu cuộc lưu đày. Tuy nhiên, khi chúng ta suy nghĩ đến cuộc phu tù, chúng ta cần phải biết rằng thực sự đã có ba lần lưu đày. Lần thứ nhứt đã xảy ra vào năm 605TC khi Đaniên bị bắt dẫn sang Babylôn. Lần lưu đày thứ nhì đã xảy ra vào năm 597TC khi Nêbucátnếtsa trở lại để quét sạch phong trào chống đối; đây là lúc Êxêchiên bị bắt dẫn tù sang Babylôn (trong mọi cuộc lưu đày nầy, Giêrêmi còn ở lại thành Jerusalem). Lần lưu đày sau cùng đã xảy ra vào năm 586TC khi thành Jerusalem sau cùng bị Nêbucátnếtsa hủy diệt.
            Thí dụ, giờ đây hãy lấy tác phẩm của của Giêrêmi và Êxêchiên: Cả hai đã nói tiên tri trước và sau sự hủy diệt thành Jerusalem vào năm 586TC. Sách Giêrêmi được viết ra trước sự hủy diệt. Giêrêmi, một chứng nhân của sự hủy diệt, đã viết sách Ca thương sau đó. Lời tiên tri của Êxêchiên ở các chương 1-32 đã được đưa ra ở Babylôn trước sự sụp đổ của thành Jerusalem. Các chương 33-48 là những lời tiên tri được đưa ra sau đó. Mục tiêu chức vụ của vị tiên tri thay đổi với sự tôn trọng đối với biến cố đó. Trước sự hủy diệt thành Jerusalem, họ đã nói chủ yếu về sự phán xét. Sau sự hủy diệt, họ bắt đầu nói nhiều về sự phục hưng. Nếu bạn biết rõ bối cảnh lịch sử, thì hiểu rõ lý do tại sao họ đã thốt ra những gì họ đã nói là dễ dàng hơn.
            Sau cuộc lưu đày, khi dân sự được phép trở về lại thành Jerusalem, Aghê, Xachari, và Malachi đã công bố ý chỉ của Đức Chúa Trời trong việc tái thiết đền thờ, tái thiết lại xứ sở, và sự lập lại tình trạng chính thống.
            Trừ phi chúng ta nhìn biết các biến cố nầy và quá nhiều các biến cố khác trong kỷ nguyên nầy được nhắc tới ở đây, có lẽ chúng ta sẽ không có khả năng dõi theo hết được mọi điều các tiên tri đã nói. Từng sách tiên tri được phát ra trong một bối cảnh lịch sử thật đặc biệt. Đức Chúa Trời đã phán qua các tiên tri Ngài cho dân sự theo thời gian, địa điểm và trong những hoàn cảnh nhất định. Một sự hiểu biết về niên đại, khán thính giả, và hoàn cảnh, vì lẽ đó, khi chúng đã được biết đến, đóng góp một phần lớn cho khả năng hiểu biết lời tiên tri của độc giả.
Hình thức văn học
A. Họ đ nĩi ra lời tin tri Khi chúng ta đến với phần nghiên cứu các sách tiên tri, việc đầu tiên chúng ta phải tiếp thu là suy nghĩ đến những lời tiên tri (y như chúng ta phải học suy nghĩ các phân đoạn trong thư tín hay những mẫu chuyện kể trong Kinh thánh). Đây chẳng phải là phần việc dễ dàng đâu, nhưng nhìn biết chỗ khó và nhu cần phải suy nghĩ là phần khởi đầu của sự khai phát đầy thú vị. Phần lớn các sách tiên tri dài hơn đều là các tuyển tập những lời tiên tri đã được thốt ra, không luôn luôn được trình bày theo thứ tự thời gian gốc của chúng, thường thì chẳng có dấu hiệu nào cho thấy chỗ lời tiên tri nầy kết thúc và lời tiên tri khác khởi sự, và thường chẳng có gợi ý đến bối cảnh lịch sử của chúng nữa. Phần lớn các lời tiên tri đều đã được ghi lại theo thể thơ văn.
            Phần lớn thời gian, những điều các tiên tri đã nói được trình bày trong sách của họ theo kiểu nói liên tục. Nghĩa là, lời lẽ họ thốt ra vào các thời điểm và địa điểm khác nhau trải qua các năm tháng chức vụ của họ đã được tuyển chọn và viết ra cùng với nhau, không có phân biệt để chỉ ra chỗ lời tiên tri nầy kết thúc và lời tiên tri kia bắt đầu. Hơn nữa, dù ai đó giả định bởi sự thay đổi đề tài thì một lời tiên tri mới có lẽ đã bắt đầu, thiếu phần lý giải vẫn khiến cho một người phải thắc mắc: “Có phải vấn đề nầy đã được nói ra cùng ngày với cùng khán thính giả, hay điều nầy đã được nói ra nhiều năm về sau – hoặc trước đó – với một nhóm khác dưới các hoàn cảnh khác?” Câu trả lời có thể tạo ra một sự khác biệt lớn cũng như đối với sự hiểu biết của một người.
            Một số chi tiết trong các sách tiên tri cung ứng nhiều ngoại lệ. Thí dụ, trong sách Aghê, và các chương đầu tiên của sách Xachari, từng lời tiên tri đã được xác định. Với sự trợ giúp của một quyển tự điển Kinh thánh, hay sách chú giải, chúng ta có thể lần theo diễn tiến của các lời tiên tri ấy theo văn mạch lịch sử của chúng một cách dễ dàng. Và một số lời tiên tri trong các sách khác, như sách Giêrêmi và sách Êxêchiên, tương tự được xác định và được đặt trong một bối cảnh bởi chính tác giả. Nhưng nó chẳng có hiệu quả theo phần lớn thời gian. Một quyển chú giải hay tự điển Kinh thánh tốt thường có ích trong sự giải thích những sự việc thể ấy cho chúng ta khi chúng ta đọc.
            Hình thái văn học của những lời tiên tri Một khi sự cách ly của từng lời tiên tri là chìa khóa cho sự hiểu biết các sách tiên tri, thật là quan trọng khi nhìn biết một việc gì đó về các thể thức khác nhau mà những vị tiên tri xử dụng để sáng tác lời tiên tri của họ. Giống như Kinh thánh là một tổng thể được sáng tác bởi nhiều loại văn học và hình thái văn chương khác nhau, cũng một thể ấy các vị tiên tri đã sử dụng một hình thái văn chương đa dạng trong các sứ điệp đã được thần linh cảm thúc. Những sách chú giải có thể nhận dạng và giải thích các hình thái nầy. Có lẽ ba hình thái phổ thông nhất là lời tiên tri cáo kiện, lời tiên tri khốn cho,lời tiên tri hứa hẹn. Mỗi thể loại ấy đều có những đặc điểm văn học khác nhau. Tìm hiểu các đặc điểm của văn học có tính cách tiên tri nầy giúp cho một người nắm bắt được sứ điệp của Đức Chúa Trời một cách chính xác hơn. Tôi muốn tận dụng thời gian để nhìn vào các trường hợp chỉ cho bạn thấy những điều tôi muốn nói.
Lời tiên tri cáo kiện Chúng ta hãy mở ra ở Êsai 3:13-26, ở đây thiết lập một hình thái văn học theo nghĩa bóng được gọi là “cáo kiện theo giao ước”. Trong phân đoạn nầy và các phần bóng bẩy cáo kiện khác trong sách tiên tri (thí dụ: Ôsê 3:3-17, 4:1-19, v.v…), Đức Chúa Trời được phác họa theo cách tưởng tượng như công tố viên, và là quan tòa trong một vụ án nghịch cùng bị cáo, là Israel. Hình thái cáo kiện đầy đủ chứa phần triệu tập, tang vật, chứng cớ, và bản án, mặc dù các yếu tố nầy đôi khi ngụ ý hơn là rõ ràng. Ở Êsai 3, các yếu tố được kết hợp như sau: Tòa án triệu tập, và sự cáo kiện được bày ra nghịch cùng Israel (các câu 13-14a). Bản cáo trạng hoặc lời buộc tội được trình ra (các câu 14b-16). Một khi bằng chứng cho thấy rằng Israel hiển nhiên phạm tội, án quyết được công bố (các câu 17-26). Vì giao ước đã bị vi phạm, các loại án phạt được liệt kê trong giao ước sẽ đến trên dân Israel: bịnh tật, thiếu thốn, khốn khổ và chết chóc. Cách nói bóng của ngụ ý nầy là cách truyền đạt hiệu quả cho Israel biết rằng họ sẽ bị sửa phạt vì cớ họ bất tuân, và án phạt sẽ rất là nghiêm khắc. Hình thái văn học đặc biệt giúp tiếp thu lấy sứ điệp đặc biệt.
Lời tiên tri khốn cho Qua các tiên tri, Đức Chúa Trời đưa ra những lời tiên đoán về số phận sắp xảy đến khi sử dụng hình ảnh “khốn cho”, và không một người Israel nào có thể bỏ qua tầm quan trọng của việc sử dụng từ ngữ ấy. Lời tiên tri khốn cho chứa [một là rõ ràng hay ngấm ngầm] ba yếu tố đánh dấu hình thái nầy rất đặc biệt: một lời công bố về sự đau khổ (thí dụ, từ ngữ “khốn cho”), lý do cho nổi khổ, và lời tiên đoán về số phận. Hãy đọc Habacúc 2:6-8 như một trường hợp của lời tiên tri khốn cho được thốt ra nghịch cùng Babylôn. Lời tiên tri công bố “không có” ở câu 6. Lý do cũng được cung ứng ở câu 6, ở đây Babylôn được nhân cách hóa như một tên cướp và tham nhũng. Tai vạ được nói trước ở các câu 7-8, khi toàn bộ những người bị Babylôn áp bức một ngày kia sẽ dấy lên chống nghịch nó. Hình thái nầy là ngụ ý, mặc dù không nói hết những điều khốn cho; đối chiếu Michê 2:1-5; Sôphôni 2:5-7.
       Lời tiên tri hứa hẹn (hay sự cứu rỗi) Hình thái văn học phổ thông khác của lời tiên tri là lời hứa hay lời tiên tri nói tới “sự cứu rỗi”. Bạn sẽ nhận ra hình thái nầy bất cứ khi nào bạn nhìn thấy các yếu tố nầy: tham khảo đến tương lai, nhắc tới sự thay đổi triệt để, và nhắc tới ơn phước. Amốt 9:11-15, một lời tiên tri mẫu về sự hứa hẹn, chứa các yếu tố nầy. Tương lai được nhắc tới như “trong ngày ấy” (câu 11). Sự thay đổi triệt để được mô tả là cơn phấn hưng và tu bổ  “nhà tạm của David” (câu 11), sự Israel được tôn cao hơn Êđôm (câu 12), và sự trở về từ cuộc lưu đày (các câu 14, 15). Ơn phước đến trong phạm trù của giao ước đã được nhắc tới rồi (thí dụ, sự sống, sức khỏe, sự thịnh vượng, dư dật về nông nghiệp, tôn trọng, và an ninh). Mọi khoản nầy được gộp lại trong Amốt 9:11-15, mặc dù sức khỏe được ngụ ý thay vì rõ nét. Phần nhấn mạnh chính ở đây là sự dư dật về nông nghiệp. Thí dụ, mùa màng sẽ trúng nhiều đến nỗi con gặt sẽ không gặt xong đúng kỳ khi người gieo đã khởi sự gieo lại (câu 13). Trong các trường hợp khác về lời tiên tri hứa hẹn, hãy xem Ôsê 2:16-20 và 2:21-23, Êsai 45:1-7, và cũng xem Giêrêmi 31:1-9.
B. Họ là những thi sĩ Đức Chúa Trời đã phán qua các tiên tri Ngài theo thể thơ. Dân chúng thường dùng thơ văn, và họ có thể nhớ loại thơ văn nầy nhiều hơn loại văn xuôi. Các tiên tri thường sử dụng loại thơ được gọi là “thơ văn xuôi”, một kiểu thức đặc biệt vận dụng chính các đặc điểm như thơ văn, dù không thích hợp bằng. Vì thể thơ nầy thông dụng và kiểu cách hơn văn xuôi, nó cũng được ghi nhớ dễ dàng hơn.
            Tất cả các sách tiên tri chứa một lượng thơ văn rất đáng kể, một vài sách thì rặc theo thi ca. Thực như thế, thi ca là đặc điểm văn chương phổ thông nhất và bao gồm 1/3 Kinh thánh. Vì vậy, chúng ta phải có một sự hiểu biết thi ca theo Kinh thánh để tìm hiểu Kinh thánh sao cho tốt hơn. Ngôn ngữ của thi ca đều là tượng hình. Nó được thiết kế để khuấy đảo cảm xúc và tạo hình trong lý trí, không phải để bồi dưỡng cho trí tuệ. Kết quả, thi ca sử dụng các thứ công cụ tỉ như so sánh, ẩn dụ, nhân cách hóa, và cường điệu để tạo hình gợi lên kinh nghiệm cảm giác trong trí tưởng tượng của chúng ta. Vì vậy rất là quan trọng khi chúng ta có thể nhận dạng và giải thích các loại công cụ của ngôn ngữ thi ca. Thi ca phải được đọc, hiểu, và giải thích như thi ca.
            Sau cùng, cấu trúc của thi ca là song đối. Song đối là hình thức câu thơ trong đó thi ca được viết ra trong Kinh thánh. Hy vọng là bạn đang có một số tri thức về thi ca song đối trong Kinh thánh, nhưng tôi chỉ đụng đến nó một phần nào thôi một khi nó rất phổ biến trong sách tiên tri. Khi chúng ta nói tới song đối, chúng ta đang đề cập tới kỷ thuật Hybálai trình bày một tư tưởng theo kiểu song đối trong văn học. Đây là hiện tượng bởi đó hai hay nhiều dòng thơ liên tục làm cho vững chắc, củng cố và phát triển lẫn nhau. Kiểu cách phổ thông nhất về thể song đối là song đối đồng nghĩa, trái ngược,tổng hợp như được minh họa sau đây:
            Song đối đồng nghĩa là chỗ mà dòng sau hay dòng thứ nhì nhắc lại ý nghĩa của dòng thứ nhứt, như trong Êsai 44:22:
            “Ta đã xóa sự phạm tội ngươi như mây đậm, và tội lỗi ngươi như đám mây hay,
            “Ta sẽ đổi ngày lễ các ngươi ra sầu thảm, và hết thảy bài ca tụng các ngươi ra ca thương (Amốt 8:10a).
            Mặt khác, song đối trái ngược, là chỗ dòng sau hay dòng thứ hai đi ngược lại với tư tưởng của dòng thứ nhứt, như trong Ôsê 7:14:
            “Chúng nó chẳng lấy lòng kêu cầu ta, song chúng nó kêu van trên giường mình
            Song đối tổng hợp, có lẽ là khó phân biệt hơn một chút, là chỗ dòng sau hay dòng thứ hai cộng với dòng thứ nhứt với bất kỳ tư thế nào cung ứng thêm phần thông tin, như trong Ápđia 21:
            “Sẽ có các kẻ giải cứu lên trên núi Si-ôn đặng phán xét núi Ê-sau; còn nước thì sẽ thuộc về Đức Giê-hô-va
            Cần phải chú ý rằng những phần bàn bạc về văn học khác rộng hơn và phức tạp hơn về sự song đối được thấy có trong thi ca của Kinh thánh. Làm quen với cấu trúc thơ văn nầy nhất định là có hiệu quả hơn. Như với hình thái tiên tri, một sự quen thuộc tổng quát với thể song đối Hybálai sẽ được ban thưởng khi chúng ta đọc sách tiên tri. Phần trình bày ý tưởng trong các hình thái thơ văn như thế nầy không nhất thiết rơi vào chỗ lộn xộn được, bao lâu chúng ta đọc cách cẩn thận và nhận ra các đặc điểm có một không hai. Thi ca đúng là dễ hiểu hơn văn xuôi nếu chúng ta biết rõ các điều luật.
Sư phạm trong lai lịch
            Có đặc điểm khác trong các sách tiên tri mà tôi thấy rất hấp dẫn. Đặc điểm nầy chủ yếu được thấy trong các phần lược truyện, ở đó kể lại cho chúng ta biết đôi điều về các vị tiên tri. Phần nhiều các vị tiên tri trong Cựu Ước đã trở thành cái được gọi là “sư phạm trong lai lịch”. Điều nầy có ý nói rằng mọi điều họ đã làm trở thành kinh nghiệm giáo huấn cho người xem.
            Thường thì các tiên tri của Đức Chúa Trời phải chịu đựng sự khó nhọc bất thường hầu cho đời sống và kinh nghiệm của họ sẽ trở thành một công cụ giáo huấn cho những người ở chung quanh. Thật là thú vị khi tìm kiếm các “sư phạm trong lai lịch” nầy trong các phần lược truyện của các sách tiên tri. Bạn sẽ thấy các vị tiên tri có những ngày nhọc nhằn phải sống qua và một kinh nghiệm khốn khó phải chịu đựng khi bản thân họ biến thành phần trực quan cho các lời tiên tri mà Đức Chúa Trời muốn phát ra cho dân sự.
            Các trường hợp về “sự phạm trong lai lịch” trong đời sống của ÊxêchiênMột trường hợp nổi bật được thấy ở Êxêchiên 4:1-13. Ông được căn dặn phải lấy một tấm ngói, đặt nó xuống đất, rồi vẽ thành Jerusalem trên đó. Sau khi biến miếng ngói ấy thành ra “Jerusalem”, ông phải đắp lũy , dựng đồn, đóng quân vây bọc lấy khắp tư bề. Lý do cho điều nầy được cung ứng ở câu 3. Đây là một điềm cho nhà Giuđa. Điều nầy báo trước cuộc xâm lược lần sau cùng của Nêbucátnếtsa vào năm 588, kéo dài cho đến năm 586 khi thành phố bị chiếm lấy. Lời tiên tri của Êxêchiên diễn ra giữa năm 592 và 589TC.
            Thêm nữa, Êxêchiên được truyền cho phải năm nghiêng bên tả trong 390 ngày (hiển nhiên là bên cạnh mô hình nhỏ của ông chỉ về thành phố đang bị bao vây) mang lấy sự gian ác của nhà Israel, và khi mọi sự ấy đã hoàn tất, ông phải nằm nghiêng qua bên hữu và mang lấy sự gian ác của nhà Giuđa trong 40 ngày. Để có đồ ăn,  ông phải ăn thức ăn duy nhứt của nhà nông được nấu bằng phân bò. Mọi sự nầy làm biểu tượng cho sự ô uế mà Israel và Giuđa đã tự làm vấy bẩn mình.
            Một trường hợp thứ hai được thấy ở chương 12:3-7. Đức Chúa Trời truyền cho Êxêchiên phải xoi một cái lỗ trên tường, rồi từ lỗ đó đem đồ vật ra, vác nó lên vai mình giữa ban ngày, rồi đi ra qua bức tường lúc trời tối giống như bị đày rời khỏi thành phố vậy. Chắc chắn là ông làm theo lời dặn dò nầy nhiều lần đến nỗi dân sự hỏi ông đang làm cái gì vậy? Ông chỉ đáp: “Ta là một dấu cho các ngươi. Như ta đã làm, cũng một thể ấy sẽ xảy ra cho các ngươi (tại thành Jerusalem). Họ sẽ bị lưu đày, đi làm phu tù”.
Các trường hợp khác về “sư phạm trong lai lịch”:
            Ôsê là một trường hợp khác nói tới “sư phạm trong lai lịch” (Ôsê 1:2-9). Đức Chúa Trời truyền cho Ôsê phải kinh nghiệm tình trạng nát lòng về người vợ không chung thủy như hình ảnh có hai phần: nói tới tình trạng bất trung của Israel đối với Ngài và một sự sửa soạn cho Ôsê nắm lấy chức vụ tiên tri của ông.
            Êsai phải đi trần và chân không làm một dấu cho Đức Giêhôva:Như đầy tớ ta là Ê-sai đã đi trần và chân không trong ba năm, làm dấu và điềm chỉ về Ê-díp-tô và Ê-thi-ô-bi thể nào, thì những phu tù của Ê-díp-tô và lưu tù của Ê-thi-ô-bi, cả trẻ lẫn già, cũng bị vua A-si-ri giải đi trần và chân không, bày mông ra thể ấy (Êsai 20:2-4).
            Giêrêmi trở thành người dự phần trong kỷ thuật “sư phạm trong lai lịch” khi Đức Chúa Trời truyền cho ông phải mang cái ách và xiềng trên cổ và rồi đi vòng quanh với nó (Giêrêmi 27:2-3). Điều nầy làm minh họa cho lời tiên tri của Đức Chúa Trời rằng Giuđa không bao lâu nữa sẽ ở dưới cái ách của Babylôn. Và một khi đây là sự phán xét của Đức Chúa Trời, Giêrêmi đã bảo họ phải thần phục Babylôn thay vì kháng cự. Dân sự thù ghét Giêrêmi, không những vì sứ điệp nầy nói tới sự phán xét hầu đến, mà còn vì ông kêu gọi phải thuận phục và đầu hàng. Ông bị kết là kẻ phản bội.
Tóm Lược
            Chúng ta đã nắm được một số đặc điểm của các sách tiên tri, hy vọng sẽ khích lệ chúng ta sử dụng nhiều thì giờ để đọc chúng. Tóm lại, chúng ta hãy nhớ rằng để hiểu biết các sách tiên tri, chúng ta phải hiểu rõ chức năng của tiên tri (chức năng không những nói tới cuộc tương lai), phạm trù lịch sử (không những là tổng quát, mà đặc biệt còn đề cập tới từng vị tiên tri và từng lời tiên tri nữa). Chúng ta cũng phải hiểu rõ những lời lẽ theo nghĩa đen được sử dụng trong sách tiên tri (hình thái thi ca và lời tiên tri). Và chúng ta phải bằng lòng dành cho chút thì giờ mà cầu nguyện nữa. Chúng ta phải nhớ rằng các vị tiên tri chủ yếu là các đấng trung bảo thực hành giao ước. Họ đã nói thay cho Đức Chúa Trời với dân sự của Ngài. Họ đối mặt với tội lỗi của Israel rồi kêu gọi họ quay trở lại với luật pháp. Họ kêu gọi Isarel quay trở lại với mối quan hệ giáo ước với Đức Chúa Trời.
            Có nhiều điều nữa có thể nói về các sách tiên tri. Tôi chỉ lướt trên bề mặt và nói tới một số đặc điểm mà các sách ấy có trong chỗ chung chung. Từng sách ấy đều có các đặc điểm riêng biệt, cấu trúc riêng biệt, và sự đóng góp riêng biệt cho Cựu Ước, xứng đáng cho chúng ta học hỏi.
Có ý nghĩa gì cho chúng ta?
            Phần việc của sự giải thích là đặt các sách tiên tri vào trong phạm trù lịch sử của chính chúng và để lắng nghe những gì Đức Chúa Trời phán dạy với Israel qua chúng. Chúng ta từng nghe những điều Đức Chúa Trời đã phán với họ, dầu hoàn cảnh của chúng ta có khác, chúng ta sẽ thường nghe sự dạy dỗ ấy thêm nữa trong bối cảnh của chính chúng ta theo một phương thức khác, sự dạy ấy đem chúng ta đến với lãnh vực ứng dụng. Khi suy nghĩ về sự ứng dụng các sách tiên tri cho chúng ta ngày nay, chúng ta có thể đưa ra một số lưu ý sau:
(1) Xã hội bất kỉnh trong Israel và Giuđa vào thời các tiên tri chắc chắn tương tự với xã hội bất kỉnh trong thời của chúng ta; nghĩa là, chúng ta nhìn thấy sự bê tha, chủ nghĩa vật chất, tình dục bừa bãi và trụy lạc, đa nghuyên, chủ nghĩa nhân văn, sự bất kỉnh tràn lan, v.v…. Bản thân nó há không chỉ ra rằng có một sứ điệp trong sách tiên tri cho chúng ta ngày nay sao?
(2) Há chẳng nói được rằng tội lỗi của Israel cũng là tội lỗi trong Tân Ước chăng? Rốt lại, họ vi phạm hai điều răn lớn mà cả Cựu và Tân Ước đều nói tới (Mathiơ 22:36-40).
(3) Chúng ta nhìn thấy qua sách tiên tri Đức Chúa Trời rất nghiêm chỉnh về giao ước của Ngài với  Israel. Điều nầy há không chỉ ra Ngài cũng rất nghiêm chỉnh về Giao Ước Mới của Ngài qua Đức Chúa Jêsus Christ sao? Há điều nầy không chỉ ra rằng có một sứ điệp trong sách tiên tri cho hội thánh ngày nay sao?
            Chắc chắn là có nhiều phần ứng dụng khác nhau cho hôm nay, chúng sẽ được rút ra từ các sách tiên tri, nhưng tôi muốn lùi lại rồi nhìn vào phạm vi ứng dụng từ các sách tiên tri được xem như một tổng thể. Có một lẽ đạo bao quát trong sách các tiên tri góp phần như sức thúc đẩy chính của ứng dụng.
            Để hiểu rõ điều tôi muốn nói, cho phép tôi đưa ra đôi ba câu hỏi: “Đâu là mục tiêu của chức vụ tiên tri?” Hay, có lẽ thích đáng hơn: “Các vị tiên tri tìm kiếm điều gì trong chức vụ của họ?” Bạn sẽ nói phục hồi, nghĩa là, một mối quan hệ giao ước được phục hồi lại với Đức Chúa Trời. Phải, hiểu như thế là mục tiêu tối hậu thì rất thích đáng. Nhưng các vị tiên tri tìm kiếm điều chi [cụ thể đi]? Các vị tiên tri đã tìm kiếm sự ăn năn. Phục hồi là mục tiêu, còn ăn năn là những gì họ hy vọng nhìn thấy từ dân sự. Thực vậy, sứ điệp nầy của sách tiên tri vốn thịnh hành đến nỗi Xachari (một trong các tiên tri cuối cùng) đã có thể tóm tắt trong một câu nói so với các vị tiên tri đi trước ông: các tiên tri xưa kia đã kêu họ mà rằng: Đức Giê-hô-va vạn quân phán như vầy: Bây giờ khá xây bỏ đường dữ và việc làm dữ của các ngươi (Xachari 1:4). Sứ điệp của các tiên tri là lời kêu gọi phải ăn năn.
            Có một chỗ cho lời kêu gọi phải ăn năn ngày nay không? Có một nhu cần phải có sứ điệp nói tới ăn năn hôm nay không? Israel, dân sự của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước, đã xây khỏi Đức Chúa Trời và cần đến sứ điệp ăn năn. Liệu chúng ta. Là những Cơ đốc nhân đang sống y như xã hội ngoại giáo ở chung quanh chúng ta đến nỗi khó phân biệt, đang tìm kiếm và cần tới cùng một sứ điệp?
            Walt Kaiser, một trong những tác giả mà tôi rất ưa thích khi nghiên cứu Cựu Ước, đã phê bình về phần ứng dụng từ sách tiên tri như sau:
“Rao giảng từ các sách tiên tri có thể có một phần ứng dụng rất lớn nếu chúng ta công nhận sự ăn năn là điều kiện để kinh nghiệm sự ưu ái của Đức Chúa Trời”.
            Chúng ta rất giống với Israel, họ xưng nhận sự ưu ái đời đời của Đức Chúa Trời chiếu theo mọi lời hứa của Ngài với Ápraham, Ysác, và Giacốp, và rồi thờ lạy những việc của đời nầy? Chúng ta xưng sự ưu ái đời đời của Đức Chúa Trời chiếu theo huyết của Chúa Jêsus, chúng ta nói: “từng được cứu luôn luôn được cứu”, rồi chúng ta thờ lạy những việc của đời nầy. Như thế có khác biệt không chứ? Tôi nói các vị tiên tri trong Cựu Ước quả thật có một sứ điệp cho chúng ta ngày nay. Và một trong các trưởng lão của chúng tôi đã nói với tôi tuần qua: “Khi ông đọc sách Michê, giống như thể sách ấy được ông ấy viết ra cho hội thánh ngày hôm nay vậy”.
            Đức Chúa Trời đã bảo toàn số dân sót trung tín trong Israel. Nhưng là một người Israel không bảo đảm bạn là một phần của dân sót ấy: Vì những kẻ bởi Y-sơ-ra-ên sanh hạ, chẳng phải vì đó mà hết thảy đều là người Y-sơ-ra-ên (Rôma 9:6). Đức Chúa Trời đang bảo toàn một số dân sót trung tín hôm nay, nhưng ở “trong nhà thờ” không bảo đảm bạn là một phần của dân sót ấy.
            Sách các tiên tri góp phần như những nhân vật nhắc nhở thường xuyên cho chúng ta nhớ tới thái độ quan tâm nghiêm chỉnh của Đức Chúa Trời đối với giao ước của Ngài. Đối với những ai tuân theo mọi phép tắc của Giao Ước Mới (kính sợ Đức Chúa Trời và yêu kẻ lân cận như mình qua Đức Chúa Jêsus Christ), kết quả sau cùng, đời đời sẽ là phước hạnh, mặc dầu các kết quả trong đời nầy không bảo đảm là họ đáng được khích lệ. Tôi dám nói rằng người nào bất tuân, kết quả chỉ có thể là rủa sả mà thôi, cho dù họ có sống thừa thãi thể nào trên thế gian nầy?




Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Cuộc Ly Dị Trầm Trọng: Vương Quốc Chia Đôi




Từ Sự Sáng Tạo Đến Thập Tự Giá
Cuộc Ly Dị Trầm Trọng: Vương Quốc Chia Đôi
Mục sư: Bob Deffinbaugh
Phần giới thiệu
            Một thanh niên kia để ra nhiều giờ lao động cho chiếc xe hơi của mình, làm việc cật lực để biến nó thành một thứ có thể triễn lãm được. Không những anh ta phục hồi chiếc xe trở lại với tình trạng nguyên thủy, mà anh ta còn đại tu động cơ, nâng cấp nó để đạt tới hiệu suất tối đa. Anh ta mời mấy người bạn cùng chạy quanh các đường phố ở Dallas với mình, cho người khác nhìn thấy công trình của anh ta. Họ dừng lại ở cửa hàng hamburgers địa phương và gặp một thanh niên khác, người nầy cũng có một chiếc xe thuộc loại xịn. Mỗi người bắt đầu khoe về chiếc xe mình chạy nhanh hơn chiếc xe phục hồi kia. Cuối cùng, họ chạy đua xuống con đường chính với tốc độ rất cao. Một thanh niên ép xe mình chạy quá giới hạn của nó, rồi không còn kiểm soát được nó nữa, đụng vào nhiều ô tô khác, cuối cùng làm chết một bà mẹ và đứa con của bà ta, họ đang đứng trước sân trò chuyện với mấy người bạn.
            Người thanh niên chịu trách nhiệm cái chết của hai con người vô tội nầy không cho là đêm đó làm chết ai với chiếc xe của mình. Tuy nhiên, anh ta muốn như thế. Anh ta muốn nhiều người khác nhìn thấy anh ta đã biến đổi chiếc xe cũ kỹ của mình thành một cổ máy xinh đẹp là dường nào. Anh ta muốn gây ấn tượng trên nhiều người khác nhìn thấy chiếc xe của anh ta chạy nhanh là dường nào, và anh ra là một tay lái xe tài ba cở nào.
            Có bao nhiêu lần trong lịch sử những việc đại loại như thế nầy đã xảy ra? Mọi hậu quả ngoài ý muốn của một hành động dại dột có thể trầm trọng hơn là có thể hình dung được. Tháng Tư vừa qua, một viên phi công rất nhiệt thành đã cho chiếc phi cơ chiến đấu của mình bay quá gần mấy cánh quạt của chiếc phi cơ tình báo của Mỹ. Những biến cố nối theo sau đã gây rạn nứt mối quan hệ của Hoa kỳ và Trung hoa.
            Điều nầy chính xác là việc đã xảy ra ở I Các Vua 12 và phân đoạn tương ứng là II Sử ký 10. Khi Rôbôam và dân Israel gặp gỡ cái ngày định mệnh ấy ở Sichem, mọi người đều cho rằng Rôbôam sẽ trở thành vua của Israel. Dân chúng đã đưa ra lời yêu cầu rất đơn sơ và hợp lý cho Rôbôam, và sau khi tham vấn với nhiều người khác, người chuẩn bị lên làm vua nầy cao ngạo chối bỏ lời thỉnh cầu ấy. Dân chúng đoạn tuyệt với ông, họ không nhận ông là vua của họ rồi đi đường mình. Sự phục hòa đã diễn ra nếu như Rôbôam đừng hành động cách dại dột. Kết quả là một Vương quốc bị chia ra làm hai. Hậu quả ngoài ý muốn nầy sẽ hình thành phần lịch sử của xứ sở ngay chính ngày nầy.
            Đây là một trong những “điểm xoay chiều” rất quan trọng trong lịch sử Israel, một thời điểm rất quan trọng cho sự hiểu biết Kinh thánh của chúng ta. Từ điểm nầy trở đi, vương quốc phía Nam sẽ được biết là xứ Giuđa, với thành Jerusalem là thủ đô và một trong số dòng dõi của David làm vua của họ. Vương quốc phía Bắc, được hình thành từ 10 chi phái, sẽ được biết là Israel. Thành Samari chắc chắn sẽ trở thành thủ đô của họ và mọi triều đại của nó sẽ thường xuyên thay đổi. Có nhiều lúc, hai vương quốc sẽ chiến tranh với nhau, và ở các thời điểm khác họ sẽ tạo thành những liên minh với nhau. Thời kỳ vinh hiển của vương quốc thống nhất dưới thời Saulơ, David, và Solomon đã qua rồi. Vương quốc phía Bắc luôn có những vị vua gian ác và cư xử cách tàn độc. Họ sẽ là hạng người đầu tiên sẽ bị tan rãi trong sự phán xét. Vương quốc phía Nam sẽ có những vị vua nhơn đức cũng như các nhà vua gian ác, và cuối cùng Giuđa bị bắt đi làm phu tù bởi người xứ Babylôn.
            Có nhiều bài học cần phải tiếp thu từ Rôbôam, con trai của Solomon, và Giêrôbôam, là vị vua đầu tiên của Israel. Chúng ta hãy lắng nghe cho rõ lời lẽ của Kinh thánh và tìm cách tiếp thu những bài học từ lịch sử của Israel mà Đức Chúa Trời đã dành cho chúng ta:
Vả, mọi sự đã chép từ xưa đều để dạy dỗ chúng ta, hầu cho bởi sự nhịn nhục và sự yên ủi của Kinh Thánh dạy mà chúng ta được sự trông cậy (Rôma 15:4).
Đánh giá tóm tắt các vì vua của xứ Israel
            Vương quốc thống nhất đã kéo dài bằng sự trị vì của Saulơ, David, và Solomon. Saulơ, vị vua đầu tiên của Israel, là người thuộc chi phái Bêngiamin, ông đã thất bại không vâng theo Đức Chúa Trời. Ông không chờ đợi Samuên ở Ghinh-ganh, nhưng lại cứ dâng của tế lễ, e binh lính của ông sẽ bỏ rơi ông (I Samuên 13). Về sau, Saulơ thất bại không tiêu diệt dân Amaléc. Ông tha cho vua Aga sống và giữ lại một số gia súc tốt nhứt của dân Amaléc (I Samuên 15). Sau cái chết của Saulơ và các con trai ông nơi tay của người Philitin, David được xức dầu làm vua, trước hết trên xứ Giuđa và rồi sau đó trên cả Israel. David là một người vừa lòng Đức Chúa Trời. Thất bại quan trọng của ông đã đến khi ông phạm tội liên quan tới Bátsêba và chồng bà là Uri. Trong khi ông ăn năn và được tha thứ, ông, gia đình ông, và vương quốc của ông đã gánh chịu nhiều hậu quả rất đau đớn. Con gái của ông bị anh mình là Amnôn cưỡng hiếp; Ápsalôm, người con trai khác của David – đã giết Amnôn, và rồi bỏ trốn. Cuối cùng, Ápsalôm trở về Israel và sau đó thành công trong việc lật đổ David cha mình. Sau khi các lực lượng của David giết chết Ápsalôm và đánh bại quân đội của Ápsalôm, David trở về tái lập ngôi vị của mình tại thành Jerusalem.
            Một sự cố đã xảy ra kết hợp với sự trở lại Jerusalem của David cho thấy tình trạng dễ vỡ của sự thống nhất của vương quốc:
Bấy giờ, hết thảy người Y-sơ-ra-ên đến cùng vua, mà hỏi rằng: Cớ sao anh em chúng tôi là người Giu-đa, có lén đem vua, đi đưa sang sông Giô-đanh luôn với người nhà và hết thảy kẻ theo vua? Người Giu-đa đáp lại cùng người Y-sơ-ra-ên rằng: Ay vì vua là đồng tộc cùng chúng ta. Vả lại, cớ sao anh em giận? Chúng ta có ăn nhờ gì của vua chăng? Chúng ta há có lãnh một của gì nơi vua sao? Nhưng người Y-sơ-ra-ên đáp cùng người Giu-đa rằng: Chúng ta có mười phần nơi vua, lại Đa-vít thuộc về chúng ta hơn là các ngươi; vậy, cớ sao các ngươi không đếm xỉa đến chúng ta? Há chẳng phải chúng ta nói trước đem vua về sao? Những lời nói của người Giu-đa lại còn nặng hơn lời nói của người Y-sơ-ra-ên (II Samuên 19:41-43).
            Solomon, con trai của David là vị vua sau cùng trong những vì vua của vương quốc thống nhất. Tội lỗi của ông là lý do cho sự chia hai của vương quốc thống nhất. Trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta, chúng ta sẽ xem xét cẩn thận vai trò của Solomon đã đóng trong sự phân chia vương quốc, cùng với Rôbôam và Giêrôbôam.
Solomon, Giêrôbôam, và Rôbôam
            Có ba nhân vật chính trong các biến cố dẫn tới sự phân chia vương quốc thống nhất: Solomon, Giêrôbôam, và Rôbôam. Chúng ta sẽ xem xét cách tóm tắt từng vai trò của ba người nầy đã đóng trong sự phân chia vương quốc.
Solomon
            Mãi cho đến khi Ađônigia, con trai của David tìm cách chiếm ngai vàng cho mình thì David mới công khai bổ nhiệm Solomon làm người kế tục ông. Đức Chúa Trời đã hiện ra cùng Solomon hai lần trước khi ông sụp đổ. Lần hiện ra thứ nhứt được thấy ở I Các Vua 3, ở đó Đức Chúa Trời hứa với Solomon rằng Ngài sẽ nhậm lời cầu xin của ông. Solomon đã xin Chúa ban cho sự khôn ngoan. Đức Chúa Trời đã nhậm lời ông không những sự khôn ngoan, mà còn danh tiếng, quyền lực cả thể, và sự giàu có khôn tả xiết. Ngài cũng nói rõ là Solomon cần phải giữ gìn mọi huấn thị của Ngài:
Đức Chúa Trời phán với người rằng: Bởi vì ngươi đã cầu xin điều này, mà không xin sự sống lâu, không xin sự giàu có, cũng không xin mạng của những kẻ thù nghịch ngươi, nhưng xin sự thông minh để biết xét đoán, nầy, ta đã làm theo lời cầu xin của ngươi, ban cho ngươi tấm lòng khôn ngoan thông sáng đến đỗi trước ngươi chẳng có ai bằng, và sau ngươi cũng sẽ chẳng có ai ngang. Vả lại, ta cũng đã ban cho ngươi những điều ngươi không xin, tức là sự giàu có và sự vinh hiển, đến đỗi trọn đời ngươi, trong vòng các vua, sẽ chẳng có ai giống như ngươi. Lại nếu ngươi đi trong đường lối ta, gìn giữ luật pháp và điều răn ta, như Đa-vít, cha ngươi, đã đi, thì ta sẽ khiến cho ngươi được sống lâu ngày thêm. Bấy giờ, Sa-lô-môn thức dậy, thấy là một điềm chiêm bao. Người trở về Giê-ru-sa-lem, đứng trước mặt hòm giao ước của Đức Giê-hô-va, dâng của lễ thiêu cùng của lễ thù ân, và đãi tiệc cho hết thảy tôi tớ mình (I Các Vua 3:11-15).
            Lần hiện ra thứ nhì của Đức Chúa Trời với Solomon đã đến sau lễ cung hiến đền thờ. Đức Chúa Trời hứa rằng sự hiện diện của Ngài sẽ ở với dân Israel trong đền thờ, song với những lời cảnh báo nầy:
Khi Sa-lô-môn đã cất xong nhà của Đức Giê-hô-va, cung điện và mọi sự người muốn cất, thì Đức Giê-hô-va hiện đến cùng người lần thứ nhì, y như Ngài đã hiện ra cùng người tại Ga-ba-ôn. Đức Giê-hô-va phán với người rằng: Ta đã nhậm lời cầu nguyện nài xin của ngươi thưa trước mặt ta; ta đã biệt riêng ra thánh cái đền này mà ngươi đã cất, để cho danh ta ngự tại đó đời đời; mắt và lòng ta sẽ thường ở đó mãi mãi. Còn ngươi, nếu ngươi đi trước mặt ta, như Đa-vít, cha ngươi, đã đi, lấy lòng trọn lành và ngay thẳng mà làm theo các điều ta đã phán dặn ngươi, giữ những luật lệ và mạng lịnh của ta, bấy giờ ta sẽ làm cho ngôi nước ngươi kiên cố đến đời đời trên Y-sơ-ra-ên, y như ta đã hứa cùng Đa-vít, cha ngươi, mà rằng: Ngươi sẽ chẳng hề thiếu kẻ hậu tự ngươi ngồi trên ngôi Y-sơ-ra-ên. Nhưng nếu ngươi và con cháu các ngươi xây bỏ ta, không giữ các điều răn và luật lệ ta đã truyền cho các ngươi, đi hầu việc những thần khác và thờ lạy chúng nó, thì ta sẽ truất Y-sơ-ra-ên khỏi đất ta đã ban cho chúng nó, trừ bỏ khỏi trước mặt ta cái đền này mà ta đã vì danh ta biệt riêng ra thánh, và Y-sơ-ra-ên sẽ trở nên lời tục ngữ và trò cười giữa muôn dân. Còn đền này, dầu cao dường nào, ai đi ngang qua gần nó cũng lấy làm lạ lùng, chê bai, mà rằng: Cớ sao Đức Giê-hô-va có làm cho xứ này và đền này như vậy? Người ta sẽ đáp rằng: Ay vì chúng nó đã lìa bỏ Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng nó, là Đấng đem tổ phụ họ ra khỏi xứ Ê-díp-tô; họ theo các thần khác, thờ lạy các thần ấy, và hầu việc chúng nó; vì cớ đó, Đức Giê-hô-va đã giáng trên họ các tai họa này (I Các Vua 9:1-9).
            Thêm vào với những lời lẽ dặn dò và cảnh báo nầy, đặc biệt phán với Solomon, có những huấn thị và cảnh báo tổng quát về Luật Pháp liên quan đến các vì vua của Israel:
Khi ngươi đã vào xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho, được nhận lấy và ở tại xứ đó rồi, nếu ngươi nói: Tôi sẽ lập một vua lên cai trị tôi, như các dân tộc chung quanh, thì khá lập một vua lên cai trị ngươi, mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ chọn; phải lập lên một vua thuộc về anh em ngươi; chớ nên lập một người ngoại bang lên, không phải anh em ngươi. Song vua ấy chẳng nên lo cho có nhiều ngựa, chớ vì muốn thêm nhiều ngựa mà dẫn dân sự trở lại xứ Ê-díp-tô; bởi Đức Giê-hô-va đã phán cùng các ngươi rằng: Các ngươi sẽ chẳng trở về đường đó nữa. Vua cũng không nên kén nhiều phi tần, e lòng người trở xấu xa; lại chẳng nên thâu góp nhiều bạc vàng. Vừa khi tức vị, vua phải chiếu theo luật pháp nầy mà những thầy tế lễ về dòng Lê-vi giữ, chép một bản cho mình. Bản ấy phải ở bên vua trọn đời, vua phải đọc ở trong, để tập biết kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, cẩn thận làm theo các lời của luật pháp nầy, và hết thảy điều răn nầy, kẻo lòng vua lướt trên anh em mình, xây về bên hữu hay bên tả, lìa bỏ điều răn nầy, hầu cho vua và con cháu vua được trị vì lâu ngày giữa Y-sơ-ra-ên (Phục truyền luật lệ ký 17:14-20).
            Đỉnh cao sự trị vì của Solomon chắc chắn là sự xây dựng và lễ cung hiến đền thờ. Sự suy sụp của ông đã đến về sau trong cuộc đời của ông. Solomon đã lấy những người vợ dân ngoại, và cuối cùng tấm lòng của ông xây sang sự thờ lạy các tà thần:
Ngoài con gái của Pha-ra-ôn, vua Sa-lô-môn lại còn thương mến nhiều người nữ của dân ngoại: tức là người Ê-đôm, Si-đôn, và Hê-tít. Chúng nó thuộc về các dân tộc mà Đức Giê-hô-va có phán với dân Y-sơ-ra-ên rằng: Các ngươi và chúng nó giao thông với nhau; vì chúng nó hẳn sẽ quyến dụ lòng các ngươi hướng theo các thần chúng nó. Sa-lô-môn tríu mến những người nữ ấy. Người có bảy trăm hoàng hậu, và ba trăm cung nữ; chúng nó bèn làm cho người trở lòng. Trong buổi già yếu, các hoàng hậu của Sa-lô-môn dụ lòng người đi theo các thần khác: Đối cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, lòng người chẳng trọn lành như thể lòng của Đa-vít, là cha người. Vì Sa-lô-môn cúng thờ At-tạt-tê, nữ thần của dân Si-đôn, và thần Minh-côm, là thần đáng gớm ghiếc của dân Am-môn. Như vậy, Sa-lô-môn làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va, chẳng vâng theo Đức Giê-hô-va cách trọn lành như Đa-vít, cha người, đã làm. Bấy giờ, Sa-lô-môn lại xây cất tại trên núi đối ngang Giê-ru-sa-lem, một nơi cao cho Kê-móc, vật đáng gớm ghiếc của dân Mô-áp, và cho Mo-lóc, vật đáng gớm ghiếc của dân Am-môn. Vua cũng làm như vậy cho hết thảy các hoàng hậu ngoại của mình, xông hương và tế lễ cho thần của chúng nó (I Các Vua 11:1-8).
            Như một kết quả sự dại dột của Solomon, Đức Chúa Trời tuyên bố rằng ông sẽ bị mất nước. Vì cớ David cha của ông, Đức Chúa Trời sẽ trì hoãn sự phán xét nầy cho tới sau cái chết của Solomon:
Đức Giê-hô-va nổi giận cùng Sa-lô-môn, bởi vì lòng người trở bỏ Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, là Đấng đã hai lần hiện đến cùng người, phán bảo người rằng chớ theo các thần khác; nhưng người không vâng theo lịnh của Đức Giê-hô-va. Đức Giê-hô-va phán với Sa-lô-môn rằng: Bởi vì ngươi đã làm điều này, không giữ giao ước và luật pháp ta truyền cho ngươi, nên ta chắc sẽ đoạt lấy nước khỏi ngươi, cho kẻ tôi tớ ngươi. Song vì cớ Đa-vít, cha ngươi, ta sẽ chẳng làm điều đó trong đời ngươi. Ta sẽ đoạt lấy nước khỏi tay con trai ngươi. Lại ta chẳng đoạt lấy cả nước khỏi nó; song vì cớ Đa-vít, đầy tớ ta và vì cớ Giê-ru-sa-lem mà ta đã chọn, ta sẽ để lại một chi phái cho con trai ngươi (I Các Vua 11:9-13).
            Việc đáng buồn nhất về sự thất bại của Solomon, ấy là bất chấp sự quở trách của Đức Chúa Trời, ông chẳng cung ứng bằng chứng nào cho thấy có sự ăn năn. Đức Chúa Trời đã dấy lên những người chống đối Solomon trong đời sống của ông. Đối thủ thứ nhứt trong các đối thủ nầy là Hađát người Êđôm (I Các Vua 11:14-22), một nhân vật khá thú vị. Có người tự hỏi lý do tại sao có nhiều chi tiết được đưa ra về  con người nầy, đặc biệt liên quan tới sự ông gắn bó với xứ Aicập. Trong khi David là vua của Israel, Giôáp đã giết từng người nam trong xứ Êđôm, song không cứ cách nào đó Hađát, lúc bấy giờ chỉ là một đứa trẻ, đã trốn thoát sang Aicập. Vì một lý do nào đó, Pharaôn đã có tình cảm đặc biệt dành cho Hađát rồi ban cho ông em gái của hoàng hậu để làm vợ. Con trai sanh ra cho Hađát và người vợ Aicập được nuôi dạy trong cung điện của Pharaôn, cùng với các con trai của Pharaôn. Tuy nhiên, khi Hađát hay được rằng David và Giôáp đã qua đời, ông đã xin trở về quê hương mình. Tuy ngần ngại, nhưng Pharaôn đã để cho ông đi.
            Tôi không làm chi khác hơn là ý thức được yếu tố mạnh mẽ de je vous ở đây. Sự gắn bó với Aicập nghe thì giống nhiều như Giôsép và đôi phần như Môise. Tại sao chúng ta được cung ứng cho các chi tiết nầy? Tôi có khuynh hướng kết luận rằng Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải nhìn thấy sự gắn bó nầy. Aicập là một trong các cường quốc siêu quyền lực trong các thời đại xa xưa. Đức Chúa Trời “sử dụng” Aicập để bảo hộ dân sự Ngài, và rồi giải thoát họ (tiếp trợ mỹ mãn vào lúc đó). Bây giờ, dường như là một lần nữa Đức Chúa Trời đã sử dụng Aicập để bảo hộ cho Hađát, hầu cho ông có thể trở thành một công cụ kỷ luật thiêng liêng.
            Đức Chúa Trời cũng dấy Rêxôn lên, là con trai của một nô lệ bỏ trốn của Vua Hađađêxe, xứ Xôba (I Các Vua 11:23-25). Gần như chẳng có nhiều chi tiết được cung ứng cho về Rêxôn. Ông ta đã tổ chức một băng cướp, và khi David tìm cách giết ông ta, ông ta đã bỏ trốn sang thành Đamách. Ông ta cùng với người của mình kiếm được quyền kiểm soát thành phố, và họ đã gây rối rắm cho xứ Israel suốt đời trị vì của Solomon.
Giêrôbôam
            “Kẻ gây rối” thứ ba của xứ Israel là Giêrôbôam, con trai của Nêbát, một trong các tôi tớ của Solomon (I Các Vua 11:26-40). Người ta không thấy ấn tượng lắm Giêrôbôam là kẻ gây rối, ông ta xuất hiện để có rối rắm. Thay vì thế, chính Solomon đã tạo ra nhiều nan đề cho mình bằng cách đối xử với nhân vật nầy. Giêrôbôam là một người thuộc chi phái Épraim, con trai của một góa phụ. Ông là một người mạnh dạn, có tài năng. Khi Solomon bắt đầu xây dựng, lấp vá lại nơi hư lủng của bức tường chạy quanh cung điện ông, Giêrôbôam là một trong những tay thợ lao động ở đây. Solomon đã công nhận mọi khả năng của Giêrôbôam và đã nâng ông lên làm đầu xâu nhóm thợ thuộc chi phái của Giôsép.
            Chính vào thời điểm nầy, tiên tri Ahigia đã đem riêng Giêrôbôam ra rồi báo cho ông biết rằng ông sẽ được ban cho 10 chi phái của Israel để lên làm vua. Ông nhấn mạnh lời tiên tri nầy bằng cách xé cái áo mới của Giêrôbôam ra thành 12 miếng, và rồi trao cho Giêrôbôam 10 miếng trong số đó. Vị tiên tri cũng nói cho ông biết rằng Đức Chúa Trời sẽ chừa lại một chi phái là Giuđa, cho dòng dõi của Solomon để cai trị. Ahigia nói rõ rằng sự phân chia vương quốc là kết quả tội lỗi của Solomon trong sự thờ lạy các thần dân ngoại của nhiều người vợ của ông. Ông cũng chỉ ra rằng ở một thời điểm trong tương lai xứ sở một lần nữa sẽ tái thống nhất (11:39). Tuy nhiên, điều nầy sẽ nằm trong cuộc tương lai rất xa xôi. Đức Chúa Trời đã hứa với Giêrôbôam sự thành công lớn lao trong vai trò nhà vua đầu tiên của Israel (mười chi phái phương Bắc xứ Israel), nhưng chỉ với điều kiện là Giêrôbôam phải bước đi theo những dấu chơn của David:
Nhưng ta sẽ chẳng cất lấy cả nước khỏi tay Sa-lô-môn; song vì Đa-vít, kẻ tôi tớ ta, ta đã chọn, ta sẽ lập người làm vua trọn đời người sống, bởi vì Đa-vít đã giữ các điều răn và luật lệ ta. Nhưng ta sẽ đoạt lấy nước khỏi tay con trai người, mà trao cho ngươi mười chi phái. Ta sẽ để lại một chi phái cho con trai người, để cho tại Giê-ru-sa-lem, thành ta đã chọn đặng đặt danh ta ở đó, Đa-vít, kẻ tôi tớ ta, hằng có một ngọn đèn trước mặt ta luôn luôn. Vậy, ta sẽ chọn ngươi và lập làm vua Y-sơ-ra-ên; ngươi sẽ cai trị theo ý muốn lòng ngươi. Và, nếu ngươi vâng theo lịnh ta, đi trong các đường lối ta, làm điều thiện trước mặt ta, giữ gìn luật lệ và điều răn ta, y như Đa-vít, tôi tớ ta, đã làm, thì ta sẽ ở cùng ngươi, lập cho ngươi một nhà vững chắc, y như ta đã lập cho Đa-vít, và ta sẽ ban Y-sơ-ra-ên cho ngươi. Như vậy, ta sẽ làm sỉ nhục dòng dõi Đa-vít, nhưng chẳng phải đời đời. Sa-lô-môn tìm thế giết Giê-rô-bô-am; nhưng Giê-rô-bô-am chạy trốn qua Ê-díp-tô, đến cùng Si-sắc, vua Ê-díp-tô; rồi người ở tại Ê-díp-tô cho đến chừng Sa-lô-môn băng hà(I Các Vua 11:34-40).
            Cái điều đáng ngạc nhiên là vị tiên tri đã đưa ra một lời hứa rất giống với Giao Ước với nhà David. Thời gian sẽ cho thấy Giêrôbôam không sống giống như David, và nước của ông sẽ không dài lâu. Rõ ràng là Solomon không cứ cách nào đó đã nghe nói tới lời tiên tri của Ahigia – một là như thế hoặc là Solomon chỉ thấy ganh tỵ với Giêrôbôam. Vì lý do nầy hay lý do khác, Solomon muốn giết chết Giêrôbôam, buộc Giêrôbôam phải trốn sang Aicập. Ở đó, Giêrôbôam tìm được chỗ nương thân, không giống như Hađát, người Êđôm. Theo thời gian, Sisắc, vua xứ Aicập, đến trợ giúp cho Giêrôbôam khi ông trở về lại xứ Israel.
            Thảm họa, ấy là tấm lòng của Solomon không mềm mại đi bởi những kẻ thù nghịch nầy. Chẳng có gì tỏ ra cho thấy sự ăn năn nơi phần của ông. Dường như ông cứ trụ mãi trên con đường gian ác cho tới ngày ông qua đời. Bối cảnh giờ đây đề ra cho sự phân chia vương quốc, là điều xảy ra sau cái chết của Solomon.
Rôbôam
            Rôbôam là con trai của Solomon, và dường như chẳng có tranh cãi chi hết về sự thực ông sẽ là vị vua kế tiếp của Israel. Hết thảy Israel đều nhóm lại ở Sichem để lập Rôbôam làm vị vua kế tiếp của họ. Dân sự đã gửi lời cho Giêrôbôam ở Aicập hay, yêu cầu ông trở về Israel. Ông đã nhóm lại với dân Israel tại Sichem để lập Rôbôam làm vua. Trường hợp Giêrôbôam đã phục vụ như phát ngôn viên của họ không thấy nói tới, nhưng chúng ta biết rõ là ông đã có mặt. Dân sự chỉ có một lời yêu cầu khi lập Rôbôam làm vua, và dường như họ đưa ra lời thỉnh cầu với một tư thế thuận phục và tôn trọng: họ yêu cầu Rôbôam phải “nhẹ tay”.
            Những lời lẽ cảnh cáo, được thốt ra nhiều năm trước đó bởi tiên tri Samuên, giờ đây đang thành ra hiện thực:
Sa-mu-ên thuật lại mọi lời của Đức Giê-hô-va cho dân sự đã cầu xin Ngài một vua, mà rằng: Này là cách của vua sẽ cai trị các ngươi. Người sẽ bắt con trai các ngươi đặng đánh xe mình, hoặc đặt vào quân kỵ, để chạy trước xe của người. Người sẽ lập chúng nó làm trưởng ngàn người và và trưởng năm mươi người, hoặc bắt chúng nó cày ruộng người, gặt mùa màng người, chế tạo binh khí người, và đồ đạc của xe cộ người. Người sẽ bắt con gái các ngươi làm thợ chế dầu thơm, làm đầu bếp, và thợ bánh mì. Người sẽ thâu vật tốt nhất của ruộng, vườn nho, và cây ô-li-ve của các ngươi, đặng phát cho tôi tớ người. Người sẽ đánh thuế một phần mười về ngũ cốc và vườn nho các ngươi, mà phân phát cho những hoạn quan và tôi tớ người. Người sẽ bắt những tôi trai, tớ gái, trai tráng hạng của các ngươi, đến đỗi bắt con lừa các ngươi, mà dùng vào công việc người. Người sẽ đánh thuế một phần mười về những bầy chiên các ngươi, và các ngươi sẽ làm tôi mọi người. Bấy giờ các ngươi sẽ kêu la vì cớ vua mà các ngươi đã chọn, nhưng Đức Giê-hô-va không nghe các ngươi đâu (I Samuên 8:10-18).
            Sự giàu có và quyền lực của Solomon đã làm cho dân sự của Israel phải trả giá rất nhiều. Solomon đã nặng tay với họ. Lúc đầu sự trị vì của Rôbôam, thần dân của ông đã yêu cầu ông phải xem xét lại tính nghiệt ngã của cha ông rồi thực thi một số điều chỉnh sao cho thích ứng.
            Rôbôam có đầu óc suy nghĩ, và ông yêu cầu cần có thời gian để tìm kiếm sự tư vấn. Ông hứa gặp gỡ dân sự và chuyển quyết định của ông cho họ trong vòng ba ngày. Trước tiên, Rôbôam tham vấn những mưu sĩ của cha mình. Có người mong họ củng cố chính sách của Solomon, nhưng họ không làm vậy. (Há họ cũng khuyên Solomon phải “nhẹ tay” sao?) Mưu luận của họ với Rôbôam rất ngắn gọn, và khôn khéo:
Chúng thưa lại rằng: Nếu ngày nay vua làm như người đầy tớ của dân sự này, phục sự họ, đáp lời, trò chuyện tử tế cùng họ, thì họ sẽ làm tôi tớ vua mãi mãi (I Các Vua 12:7, phần nhấn mạnh là của tôi).
            Tuy nhiên, đây không phải là phần mưu luận mà Rôbôam mong muốn, và vì thế ông xây qua “thủ túc” của mình, những thanh niên mà ông cùng lớn lên với họ. Lời khuyên của họ rất là khác biệt:
Các gã trai trẻ đồng lớn lên với người đáp rằng: dân sự này đã tâu với vua rằng: Thân phụ vua khiến ách chúng tôi nặng vua hãy làm cho nó ra nhẹ; vua phải đáp lại cùng chúng như vầy: Ngón tay út ta còn lớn hơn lưng của cha ta. Vậy, cha ta đã gác một cái ách nặng cho các ngươi, ta sẽ làm cái ách các ngươi thêm nặng hơn nữa; cha ta sửa phạt các ngươi bằng roi da, ta sẽ sửa phạt các ngươi bằng roi bọ cạp (I Các Vua 12:10-11).
            Rôbôam rất là dại dột. Chắc chắn là các thủ túc của ông đã được đại dụng cho “cuộc sống cao đẹp”, tận hưởng mọi lợi ích của sự họ liên hiệp cùng con trai của nhà vua. Nếu họ tư vấn cho Rôbôam làm nhẹ bớt mọi đòi hỏi mà Solomon cha ông đã gán trên dân sự, thì có nghĩa là họ sẽ chẳng sống an nhàn được nữa rồi. Có lẽ họ đã sống đồi bại rồi với một tư dục về quyền lực. Bất kể là lý do nào, mưu luận của họ là dại dột. Có phải Rôbôam đang ra sức gây ấn tượng trên bạn bè mình khi ông ngạo mạn hứa hẹn thời kỳ nhọc nhằn cho dân sự không?
            Vị vua trẻ láo xược xây lỗ tai điếc trước những lời thỉnh cầu của dân sự. Tôi e rằng cả xứ đã nhóm lại trong ngày đó, dự tính phân chia xứ sở luôn thể. Tôi tin họ đã dự tính đầy đủ lo phục vụ cho Rôbôam, như họ đã phục sự mấy đời vua trước ông. Song thái độ ngạo mạn của Rôbôam và tình trạng cao tay ấn là quá nhiều cho dân chúng không còn kham nổi nữa. Những hột giống chia rẻ đã được gieo ra nhiều năm trước đó, cũng như nó hiển nhiên gieo ra trong thời trị vì của David:
Bấy giờ, hết thảy người Y-sơ-ra-ên đến cùng vua, mà hỏi rằng: Cớ sao anh em chúng tôi là người Giu-đa, có lén đem vua, đi đưa sang sông Giô-đanh luôn với người nhà và hết thảy kẻ theo vua? Người Giu-đa đáp lại cùng người Y-sơ-ra-ên rằng: Ay vì vua là đồng tộc cùng chúng ta. Vả lại, cớ sao anh em giận? Chúng ta có ăn nhờ gì của vua chăng? Chúng ta há có lãnh một của gì nơi vua sao? Nhưng người Y-sơ-ra-ên đáp cùng người Giu-đa rằng: Chúng ta có mười phần nơi vua, lại Đa-vít thuộc về chúng ta hơn là các ngươi; vậy, cớ sao các ngươi không đếm xỉa đến chúng ta? Há chẳng phải chúng ta nói trước đem vua về sao? Những lời nói của người Giu-đa lại còn nặng hơn lời nói của người Y-sơ-ra-ên (II Samuên 19:41-43).
            Mười chi phái phương Bắc xứ Israel đã tách ra khỏi Rôbôam và khỏi vương quốc thống nhất:
Khi cả Y-sơ-ra-ên thấy vua không khứng nghe lời họ, bèn đáp cùng người rằng: Chúng ta có phần gì cùng Đa-vít? Chúng ta chẳng có cơ nghiệp chi với con trai Y-sai. Hỡi Y-sơ-ra-ên! hãy trở về trại mình đi. Ớ Đa-vít! từ rày ngươi khá coi chừng nhà của ngươi. Như vậy Y-sơ-ra-ên đều rút về các trại của họ (I Các Vua 12:16).
            Theo ý của tôi, vẫn còn có thời gian và cơ hội cho sự phục hòa. Nhưng xứ sở chia hai là do ý muốn của Đức Chúa Trời (I Các Vua 12:15), và tấm lòng của Rôbôam đã chai cứng đi; ông đã từ chối không rút lại lời nói của mình. Ông đã đi quá xa không còn tìm cách buộc 10 chi phái quay trở lại và đầu phục. Ông đã sai Ađôram, là người coi sóc việc cống thuế đến với họ, nhưng những người Do thái trong cơn giận dữ đã ném đá người đến chết. Họ không còn muốn sống dưới cái ách nặng nề của Rôbôam và không còn nộp cống thuế cho người nữa.
            Chỉ ở tại thời điểm nầy Giêrôbôam bắt đầu đóng một vai trò quan trọng trong sự loạn nghịch, ít nhất là theo câu chuyện mà Kinh thánh đã chép. Giêrôbôam không xuất hiện để khẳng định mình; thay vì thế, 10 chi phái đã tìm ra ông, phong ông làm vua của họ:
Khi dân Y-sơ-ra-ên hay rằng Giê-rô-bô-am đã trở về, bèn sai sứ mời người đến hội mình, và lập người làm vua trên cả Y-sơ-ra-ên. Chỉ có chi phái Giu-đa cứ theo nhà Đa-vít mà thôi (I Các Vua 12:20).
            Mặc dù Giêrôbôam không công khai trong sự chống đối Rôbôam, hoặc ông tìm cách được lập làm vua trên 10 chi phái phương Bắc, mặc dù ông đã được cho biết đây là số phận của ông. Không bao lâu thì chúng ta sẽ thấy Giêrôbôam không phải là một người tin kính; có lẽ ông đã hồ nghi lời tiên tri của Ahigia. Phân đoạn Kinh thánh gốc dường như chỉ ra sự phân chia vương quốc thống nhất là kết quả tội lỗi của Solomon và sự dại dột của Rôbôam, chớ không phải mưu đồ chính trị của Giêrôbôam.
            Rôbôam còn đưa ra một nổ lực dại dột hơn nữa để phục hồi lại quyền lực của mình trên cả Israel – ông triệu tập các chiến binh của Giuđa và Bêngiamin để đi ra chiến trận với 10 chi phái. Đáp lại, Đức Chúa Trời đã sai tiên tri Sêmagia đến cùng Rôbôam với sứ điệp nầy:
Hãy nói cùng Rô-bô-am, con trai Sa-lô-môn, vua Giu-đa, cùng hết thảy nhà Giu-đa, Bên-gia-min, và phần dân sự còn lại, mà rằng: Đức Giê-hô-va phán như vầy: Các ngươi chớ đi lên đánh anh em mình, là dân Y-sơ-ra-ên. Mỗi người hãy trở về nhà mình, vì sự này bởi ta mà xảy đến. Chúng vâng theo lời Đức Giê-hô-va mà trở về theo mạng lịnh của Ngài (I Các Vua 12:23-24).
            Ít nhất thì Rôbôam cũng đã chú ý đến Lời của Đức Chúa Trời mà vị tiên tri đã thốt ra. Ông triệu hồi các chiến binh mình về, với lòng nhìn biết rằng sự phân chia vương quốc là việc làm tối hậu của Đức Chúa Trời.
Từ xấu đến tồi tệ: Rôbôam và Giêrôbôam sau sự phân chia vương quốc
Rôbôam
            Vai trò của Rôbôam sau “cuộc ly dị trầm trọng” được tóm tắt lại ở I Các Vua 14:21-31:
Rô-bô-am, con trai của Sa-lô-môn, cai trị Giu-đa. Khi lên ngôi, người đã được bốn mươi mốt tuổi; người trị vì mười bảy năm tại Giê-ru-sa-lem, là thành Đức Giê-hô-va đã chọn trong các chi phái Y-sơ-ra-ên, đặng đặt danh Ngài ngự tại đó. Mẹ người tên là Na-a-ma, người Am-môn. Dân Giu-đa làm điều ác tại trước mặt Đức Giê-hô-va; vì cớ tội phạm, chúng nó chọc cho Đức Giê-hô-va phân bì hơn là các tổ phụ mình đã làm. Vì những người Giu-đa cũng xây cất cho mình những nơi cao, trụ thờ và tượng At-tạt-tê tại trên các gò nổng cao và dưới những cây rậm. Cũng có những bợm vĩ gian ở trong xứ. Chúng bắt chước làm theo những sự gớm ghiếc của các dân tộc mà Đức Giê-hô-va đã đuổi khỏi trước mặt dân Y-sơ-ra-ên. Năm thứ năm đời Rô-bô-am trị vì, Si-sắc, vua Ê-díp-tô, đi lên đánh Giê-ru-sa-lem, lấy các châu báu của đền Đức Giê-hô-va và của cung vua; người cũng đoạt lấy hết thảy những khiên bằng vàng mà Sa-lô-môn đã làm. Vua Rô-bô-am bèn truyền làm những khiên bằng đồng đặng thế cho các khiên ấy, giao cho các quan làm đầu thị vệ canh cửa cung vua. Hễ vua đi vào đền Đức Giê-hô-va, có những thị vệ cầm các khiên ấy; đoạn, họ đem cất nó lại trong phòng thị vệ. Các công việc khác của Rô-bô-am, và mọi việc người đã làm, đều chép trong sách sử ký của các vua Giu-đa. Vả, Rô-bô-am và Giê-rô-bô-am đánh giặc nhau luôn luôn. Rô-bô-am an giấc với tổ phụ người, và được chôn với họ tại trong thành Đa-vít. Mẹ người tên là Na-a-ma, người Am-môn, A-bi-giam, con trai người, kế vị người(I Các Vua 14:21-31, phần nhấn mạnh là của tôi).
            Có một số điểm rất thú vị trong phần tóm lược sự trị vì của Rôbôam. Thứ nhứt là sự thực được nhắc lại hai lần rằng mẹ của Rôbôam là một người Ammôn tên là Naama (12:21, 31). Một lần thì dường như là đủ rồi. Hai lần sẽ chỉ ra rằng tác giả muốn chúng ta phải đặc biệt để ý đến sự kiện nầy. Người Ammôn là dòng dõi của Lót (Sáng thế ký 19:38), tuy nhiên mối quan hệ của họ với dân Israel đặc biệt chẳng thân thiện hay có lợi gì cả. Dường như tác giả đang đề nghị một phần giải thích về sự dại dột của Rôbôam có quan hệ với tổ phụ của ông.
            Việc thứ hai bắt lấy sự chú ý của chúng ta trong phần mô tả sự trị vì của Rôbôam là phần nhấn mạnh về sự gian ác của dân sự. Thường thì chúng ta được cho biết là nhà vua khiến cho dân sự phải phạm tội. Đây chắc chắn là trường hợp của Giêrôbôam (xem I Các Vua 12:25-32). Nhưng dưới sự trị vì của Rôbôam, chính Giuđa dường như đã nắm quyền chủ động trong mọi tội lỗi của xứ sở. Ấn tượng cho thấy rằng dân sự của xứ Giuđa muốn phạm tội, và Rôbôam đã làm một ít hay chẳng làm gì hết để kháng cự lại mọi đường lối tội lỗi của họ. Ấy chẳng phải là Rôbôam đã áp đặt sự gian ác của người trên dân sự, mà dân sự đã áp đặt tình trạng gian ác của họ trên Rôbôam. Vấn đề khả thi: ấy là vì Rôbôam mất đi phần lớn vương quốc của mình do quá cứng ngắt, có phải ông hoàn toàn đảo ngược sự tiếp cận của mình và giờ đây lỏng lẻo trong mọi cách ứng xử với dân Israel vì cớ tội lỗi của họ? Ít nhất là chúng ta có thể nhìn thấy dân sự xứ Giuđa đang theo đuổi những đường lối gian ác.
            Phần lưu ý thứ ba về sự trị vì của Rôbôam: ấy là Đức Chúa Trời đã sử dụng Aicập làm cây roi sửa phạt của Ngài nghịch cùng xứ Giuđa. Chúng ta nhìn thấy điều nầy ở các câu 25-28. Bạn có thể nhớ lại khi Hađát người Êđôm và Giêrôbôam đã trốn khỏi xứ Israel, cả hai người đều trốn sang Aicập (I Các Vua 11:17-22, 40). Sisắc là vua xứ Aicập, ông ta đã ban sự bảo hộ cho Giêrôbôam (11:40). Có gì ngạc nhiên không, khi Sisắc tấn công Rôbôam ở Jerusalem (14:25…)? Ông đã dùng Giêrôbôam làm suy yếu và sỉ nhục đối thủ mình là Rôbôam. Đồng thời, ông ta đã tự cứu lấy mình bằng sự giàu có mà Solomon đã tích lũy. Ông ta là cây roi sửa phạt của Đức Chúa Trời nghịch cùng xứ Giuđa và vua của họ, vì mọi tội lỗi của họ. Tầm thường dường bao đối với Rôbôam khi phải thay thế những cái khiên bằng vàng của đội vệ sĩ hoàng gia với những cái khiên bằng đồng. Người ta có thể nói, Y-ca-bốt – sự vinh quang của đế quốc Solomon không còn nữa (xem I Samuên 4:21).
Giêrôbôam
            Giêrôbôam đã đóng một vai trò năng động hơn nhiều trong sự suy đồi thuộc linh của vương quốc Israel phía Bắc:
Giê-rô-bô-am bèn xây cất Si-chem trên núi Ep-ra-im, và ở tại đó. Đoạn từ đó người đi ra xây cất Phê-nu-ên. Bấy giờ, Giê-rô-bô-am nói thầm rằng: Hoặc nước sẽ trở về nhà Đa-vít chăng. Nếu dân sự này đi lên Giê-ru-sa-lem đặng tế lễ tại trong đền của Đức giê-hô-va, thì lòng họ chắc sẽ trở về chúa của họ, là Rô-bô-am, vua Giu-đa; người ta sẽ giết ta đi và trở về với Rô-bô-am, vua Giu-đa. Vậy, vua bàn định, rồi truyền làm hai con bò con bằng vàng, và nói với dân sự rằng: Các ngươi đi lên Giê-ru-sa-lem thật khó thay! Hỡi Y-sơ-ra-ên! nầy là các thần ngươi, đã đem ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô. Người đặt con này tại Bê-tên, và con kia tại Đan. Việc đó thành nên tội lỗi, vì dân chúng đi đến Đan đặng thờ lạy bò con ấy. Giê-rô-bô-am cũng cất chùa miễu trên các nơi cao, chọn lấy người trong vòng dân chúng lập làm thầy tế lễ, không thuộc về chi phái Lê-vi. Người lại định lập trong tuần tháng tám ngày rằm, một lễ giống như lễ người ta thường dự trong xứ Giu-đa, và người dâng các của lễ trên bàn thờ. Người cũng làm như vậy tại Bê-tên, tế lễ cho hai bò con mà người đã làm nên; lại để tại Bê-tên những thầy tế lễ của các nơi cao mà người đã cất (I Các Vua 12:25-32).
            Có một việc rất  mỉa mai về sự trị vì của Giêrôbôam. Đức Chúa Trời đã hứa với Giêrôbôam rằng vương quốc của ông sẽ kéo dài và ông sẽ rất thành công, nếu ông chỉ vâng theo các mạng lịnh của Ngài:
Và, nếu ngươi vâng theo lịnh ta, đi trong các đường lối ta, làm điều thiện trước mặt ta, giữ gìn luật lệ và điều răn ta, y như Đa-vít, tôi tớ ta, đã làm, thì ta sẽ ở cùng ngươi, lập cho ngươi một nhà vững chắc, y như ta đã lập cho Đa-vít, và ta sẽ ban Y-sơ-ra-ên cho ngươi. Như vậy, ta sẽ làm sỉ nhục dòng dõi Đa-vít, nhưng chẳng phải đời đời (I Các Vua 11:38-39).
            Giêrôbôam đã nghe theo những mưu sĩ của mình thay vì nghe theo Đức Chúa Trời (I Các Vua 12:28). Giêrôbôam đã sợ rằng ông sẽ mất vương quốc của mình, và ngay cả mạng sống của mình nữa. Ông sợ rằng vương quốc chia hai sẽ tái hiệp lại. Để bảo hộ cho bản thân và vương quốc của mình, ông đã lập thứ tôn giáo giả hiệu cho vương quốc Israel phía Bắc.
            Mọi sự Giêrôbôam đã làm ở bề mặt lịch sử của Israel và của luật pháp Đức Chúa Trời. Nỗi sợ hãi lớn lao của ông, ấy là dân sự Israel sẽ đến thờ lạy tại thành Jerusalem, theo như Đức Chúa Trời đã căn dặn. Nếu họ làm thế, Giêrôbôam lý luận, dân sự Israel sẽ nghiêng lòng trung thành của họ về Rôbôam, vua xứ Giuđa. Giải pháp mà Giêrôbôam cùng các mưu sĩ mình đạt được là thiết lập một thứ tôn giáo giả hiệu – một thứ tôn giáo y như sự thờ phượng mà Đức Chúa Trời đã ấn định cho dân sự Ngài, nhưng là thứ tôn giáo sẽ giữ dân Israel không quay trở lại thành Jerusalem, còn tệ hơn nữa, hướng họ sang sự thờ lạy hình tượng.
            Giêrôbôam đã làm hai con bò con bằng vàng, một con đặt ở Bêtên nơi phần phía Nam của vương quốc ông, còn con kia thì đặt ở Đan nơi phần phía Bắc xứ Israel. Lời lẽ của ông lúc trình làng các hình tượng nầy đều rất quen thuộc:
Vậy, vua bàn định, rồi truyền làm hai con bò con bằng vàng, và nói với dân sự rằng: Các ngươi đi lên Giê-ru-sa-lem thật khó thay! Hỡi Y-sơ-ra-ên! nầy là các thần ngươi, đã đem ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô (I Các Vua 12:28, phần nhấn mạnh là của tôi).
            Lời lẽ của Giêrôbôam rất quen thuộc với độc giả của Cựu Ước:
“Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: Hãy xuống đi, vì dân mà ngươi đưa ra khỏi xứ Ê-díp-tô đã bại hoại rồi, vội bỏ đạo ta truyền dạy, đúc một con bò tơ, mọp trước tượng bò đó và dâng của lễ cho nó mà nói rằng: Hỡi Y-sơ-ra-ên! đây là các thần đã dẫn ngươi lên khỏi xứ Ê-díp-tô! (Xuất Êdíptô ký 32:7-8, phần nhấn mạnh là của tôi).
            Có thể nào lời lẽ nầy chỉ là tình cờ, hay Giêrôbôam cực kỳ độc địa? Có phải ông đang nói, thực vậy: “Các ngươi nghĩ rằng Arôn đã dẫn Israel vào sự thờ phượng; chỉ hãy nhìn xem ta đây”? Thật là Giêrôbôam đã không nhìn biết chính ông đã dẫn Israel vào sự bất tuân Đức Chúa Trời bằng thứ tôn giáo nầy của ông.
            Cải cách tôn giáo của ông không bị giới hạn ở mấy con bò con bằng vàng. Giêrôbôam đã xây nhiều đền thờ trên các nơi cao. Ông đã phong tước cho nhiều người phục vụ trong vai trò thầy tế lễ mà chẳng phải là người Lêvi. Ông lập ra những kỳ lễ được ấn định để thay thế các kỳ lễ thiêng liêng đã định của người Do thái (đặc biệt những kỳ lễ đòi hỏi dân Do thái phải hành hương đến thành Jerusalem). Trong mọi sự, Giêrôbôam đã dựng lên một thứ tôn giáo giả hiệu. Đây là thứ tôn giáo bắt chước theo các thứ tôn giáo của người xứ Canaan. Đây là thứ tôn giáo kêu gọi dân Israel. Đây là thứ tôn giáo chuyển dân Israel xây khỏi sự thờ lạy một Đức Chúa Trời chơn thật. Vì lẽ đó, Giêrôbôam trở thành tiêu chuẩn bởi đó các vua gian ác khác bị đánh giá:
Năm thứ ba đời A-sa, vua Giu-đa, thì Ba-ê-sa, con trai A-hi-gia, lên làm vua cả Y-sơ-ra-ên; người ở tại Tiệt-sa, và cai trị hai mươi bốn năm. Người làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va, đi theo đường của Giê-rô-bô-am, và tội lỗi mà Giê-rô-bô-am đã phạm làm cho Y-sơ-ra-ên cũng phạm tội (I Các Vua 15:33-34; cũng xem 16:2, 19; 22:52).
            Giêrôbôam đã làm như vậy, giả sử rằng việc ấy sẽ bảo tồn và phát huy sự trị vì của ông là vua trên vương quốc phía Bắc. Trong thực tế, việc ấy đã làm ra sự ngược lại. Ngay sau khi bị quở trách vì tội lỗi của mình, Giêrôbôam cứ khăng khăng bước theo con đường gian ác của mình, là điều thúc đẩy sự phán xét thiêng liêng:
Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên phán như vầy: Ta đã cất ngươi lên từ giữa dân sự, lập ngươi làm vua trên dân Y-sơ-ra-ên ta. Ta đã đoạt lấy nước khỏi nhà Đa-vít mà trao cho ngươi; nhưng ngươi không bắt chước Đa-vít, kẻ tôi tớ ta, là người gìn giữ các điều răn ta, hết lòng theo ta, chỉ làm điều thiện tại trước mặt ta. Ngươi đã làm điều ác hơn các kẻ tiên bối ngươi, đi lập cho mình những thần khác và hình tượng đúc đặng chọc giận ta, và đã chối bỏ ta. Bởi cớ đó, ta sẽ giáng tai họa trên nhà Giê-rô-bô-am, các nam đinh của nó, bất luận kẻ nô lệ hay là người tự do, ta sẽ diệt hết khỏi trong Y-sơ-ra-ên, và quét sạch nhà nó, như người ta quét phân, cho đến chẳng còn sót chi hết. Phàm người của nhà Giê-rô-bô-am chết tại trong thành, đều sẽ bị chó ăn nuốt, còn người nào chết ngoài đồng, thì sẽ bị chim trời cắn rỉa ăn đi; vì Đức Giê-hô-va đã phán vậy (I Các Vua 14:7-11).
            Với sự phân chia vương quốc, dân Israel đã đạt tới một cấp độ mới của tội lỗi và sự loạn nghịch cùng Đức Chúa Trời. Giêrôbôam đã dẫn vương quốc phía Bắc vào điều được gọi là sự biến thể của sự thờ phượng người xứ Canaan. Dưới quyền lãnh đạo của Rôbôam, dân sự xứ Giuđa cũng đã sa vào một cấp độ tội lỗi mới:
Dân Giu-đa làm điều ác tại trước mặt Đức Giê-hô-va; vì cớ tội phạm, chúng nó chọc cho Đức Giê-hô-va phân bì hơn là các tổ phụ mình đã làm. Vì những người Giu-đa cũng xây cất cho mình những nơi cao, trụ thờ và tượng At-tạt-tê tại trên các gò nổng cao và dưới những cây rậm. Cũng có những bợm vĩ gian ở trong xứ. Chúng bắt chước làm theo những sự gớm ghiếc của các dân tộc mà Đức Giê-hô-va đã đuổi khỏi trước mặt dân Y-sơ-ra-ên (I Các Vua 14:22-24).
Phần kết luận
            Sự phân chia vương quốc thống nhất là điểm xoay chiều quan trọng trong lịch sử của xứ sở Do thái. Nếu độc giả không biết “phần cuối của câu chuyện”, có lẽ người ấy sẽ kết luận rằng đấy là mọi sự đã xảy ra cho xứ sở Do thái. Câu ngạn ngữ: “chia để trị” dường như phải được đem áp dụng. Những ơn phước được hứa mà Đức Chúa Trời đã hứa cho Ápraham, Ysác, và Giacốp hết thảy đều được áp dụng cho 12 chi phéo Israel (thí dụ, hãy xem Sáng thế ký 49:1-28). Đấng Mêsi được hứa cho phải ngồi trên ngôi của David (II Samuên 7:12-16). Ở điểm nầy, vương quốc bị chia thành hai nước, với hai vị vua. Còn tệ hơn thế nữa, hai nước nầy thường xuyên xung đột với nhau. Làm sao mọi lời hứa của Đức Chúa Trời cho các vị tộc trưởng sẽ được ứng nghiệm khả thi lúc bấy giờ? Một lần nữa, mọi mục đích và lời hứa của Đức Chúa Trời dường như rơi vào chỗ hư không. Đây là một tình huống mà chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể giải quyết, và Ngài sẽ giải quyết nó. Tuy nhiên, sẽ phải tốn thật nhiều năm tháng, cho tới chừng việc nầy xảy ra.
            Vương quốc Israel từng thống nhất và đầy quyền lực giờ đây rất yếu ớt do sự phân chia. Cả hai vương quốc phía bắc và phía nam đều bị xâm hại bởi các thế lực ngoại bang. Cả hai đều nổ lực tạo ra những liên minh với các dân Ngoại. Cả hai sẽ bị phơi ra cho các thứ tà giáo thờ lạy hình tượng. Sự phân chia của vương quốc, theo một ý nghĩa, là phần khởi đầu của sự cuối cùng của cả vương quốc phía bắc và phía nam. Vương quốc Israel phía bắc sẽ bị cai trị bởi các triều đại và các vua khác nhau – hết thảy đều gian ác. Vương quốc Giuđa phía nam sẽ có phần lịch sử rất hạn chế. Triều đại David sẽ tạo ra một số vua nhơn đức và nhiều vị vua gian ác. Vương quốc Israel phía bắc sẽ bị đánh bại và bị tan rãi khắp nơi bởi người Asiri. Vương quốc Giuđa phía nam sẽ bị người Babylôn đưa đi lưu đày. Sự phân chia hai vương quốc chỉ sẽ đậm nét thêm. Tình trạng thù địch của người Do thái trong thời của Chúa Jêsus dành cho người Samari là bông trái của vương quốc bị phân chia. Điều đó sẽ cần đến sự can thiệp đặc biệt nơi phần của Đức Chúa Trời để đưa xứ sở nầy trở lại với nhau.
            Từ điểm nầy trở đi, đây là một con đường dốc và rất trơn trợt mà Israel và Giuđa đều phải bước đi trên đó. Mọi cách đối xử của Đức Chúa Trời với Israel sẽ góp phần như một lời cảnh báo cho xứ Giuđa, một lời cảnh cáo mà vương quốc phía nam sẽ không chú ý. Nhiều việc sẽ nhanh chóng đi từ xấu xa đến chỗ tồi tệ hơn, với chỉ một vài điểm nổi bật dành cho xứ Giuđa. Những lời tiên tri của Phục truyền luật lệ ký 28-31 mau chóng tìm thấy sự ứng nghiệm của chúng nơi phần lịch sử nầy của Israel, giờ đây là một nước bị chia ra làm hai.
            Có một số bài học cần phải tiếp thu từ phân đoạn Kinh thánh gốc của chúng ta và từ điểm xoay chiều nầy trong lịch sử của Israel. Cho phép tôi chỉ ra một vài chỗ.
            Phân đoạn Kinh thánh gốc là một minh họa sinh động nói tới cách thức sự phân chia xảy ra. Sự phân chia của vương quốc thống nhất đã xảy ra theo một phương thức rất cổ điển trong mọi sự phân chia. Các nhà thờ có sự phân chia và những mối hôn nhân đã kết thúc trong ly dị chính xác theo cùng một cách thức. Cho phép tôi chỉ ra một số yếu tố chính. Yếu tố thứ nhứt là kiêu ngạo (hay kiêu căng). Rôbôam đã quá kiêu ngạo không thèm để ý đến lời thỉnh cầu của dân sự và làm nhẹ đi gánh nặng mà cha của ông đã gán trên họ. Yếu tố thứ hai, có liên quan chặt chẽ, là quyền lực. Rôbôam muốn nắm lấy quyền lãnh đạo, nắm lấy “quyền bính”. Ông đã xem sự thương xót, sự tử tế, và sự khiêm nhường là yếu đuối, và ông chẳng có một thứ nào trong các thứ nầy. Yếu tố thứ ba là “mưu luận theo kiểu tin kính”. Rôbôam đã từ chối không nghe theo mưu luận khôn ngoan của các cố vấn của cha mình; thay vì thế, ông đã nghe theo những kẻ đồng thời với mình. Tôi không biết có bao nhiêu cuộc ly dị đã được tạo điều kiện bởi “lời khuyên” của những người bạn tốt. Yếu tố thứ tư, ấy là quyền lãnh đạo. Rôbôam đã lạm dụng địa vị lãnh đạo của mình. Ông đã xem địa vị của mình là cơ hội để buộc nhiều người khác phải phục vụ mình, thay vì là cơ hội để ông phục vụ cho nhiều người khác. Sự hạ mình và chức năng tôi tớ sẽ cứu lấy vương quốc của ông. Sau cùng, có yếu tố thời gian. Đã có một cánh cửa cơ hội cho sự chữa lành và sự phục hòa, và Rôbôam đã không nắm lấy nó. Sự phân chia càng kéo dài, mối căng thẳng lại càng thêm lên. Chúng ta sẽ suy gẫm nhiều về mọi thất bại của Rôbôam, vì những sự phân chia vẫn là một phần của thế giới sa ngã mà chúng ta đang sinh sống trong đó.
            Phân đoạn Kinh thánh gốc của chúng ta cũng là một phần minh họa quan trọng mối quan hệ giữa sự tể trị và trách nhiệm của con người. Từ một nhận định, sự phân chia của vương quốc là kết quả của sự kiêu căng và thái độ dại dột của Rôbôam. Một người có thể nhìn vào toàn bộ hậu quả của các biến cố từ một nhận định hoàn toàn theo con người. Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhắm đến lời lẽ của I Các Vua 11:9-13. Và e là chúng ta bỏ quên chúng, ở giữa câu chuyện nói tới sự phân chia, chúng ta được nhắc nhớ rằng sự phân chia của vương quốc tối hậu chính là ý muốn của Đức Chúa Trời:
Như vậy, vua không khứng nghe lời dân sự, vì điều đó bởi Đức Giê-hô-va dẫn đến, đặng làm cho ứng nghiệm lời Ngài cậy A-hi-gia ở Si-lô mà phán cho Giê-rô-bô-am, con trai của Nê-bát (I Các Vua 12:15).
            Nan đề chính mà hầu hết mọi người đều đối diện trong việc xử lý với quyền tể trị của Đức Chúa Trời và trách nhiệm của con người, ấy là họ cho rằng sự việc phải theo cách nầy hay cách kia. Họ cho rằng nếu Đức Chúa Trời đang tể trị, thế thì con người không được tự do để đưa ra những sự chọn lựa. Ý kiến khác đối với nhiều người, ấy là con người là những đại biểu tự do, nên Đức Chúa Trời không nắm hoàn toàn quyền kiểm soát lịch sử của con người. Họ lý luận, làm sao Đức Chúa Trời có thể buộc con người phải trình sổ về những sự lựa chọn mà họ được tiền định phải đưa ra? Kỳ thực, ấy là Đức Chúa Trời ban cho con người sự tự do để đưa ra những sự lựa chọn, nhưng Ngài luôn luôn nắm quyền tể trị trên lịch sử của con người.
            Khi tôi tìm cách nắm quyền kiểm soát mấy đứa con của mình, tôi phải làm thế bằng cách hạn chế mọi quyền tự do của chúng và bằng cách giới hạn mọi sự chúng chọn lựa. Tôi không thể để chúng lọt khỏi mắt của mình, hay tôi phải mất đi quyền kiểm soát. Sự tể trị của Đức Chúa Trời còn lớn lao hơn nhiều trong tự nhiên và nơi phạm vi. Đức Chúa Trời lớn lao đến nỗi Ngài có thể ban cho con người sự tự do để đưa ra các sự lựa chọn, tuy nhiên “những sự lựa chọn tự do” nầy không bao giờ được trái ngược, ngăn trở, cũng không làm trở ngại cho mọi mục đích hay các lời hứa của Đức Chúa Trời. Mối quan hệ giữa sự tể trị của Chúa và trách nhiệm của con người không hề là vấn đề “một là cái nầy hay hai là cái kia”; mà đó là vấn đề “cả hai”. Chúng ta nhìn thấy điều nầy rất rõ ràng trong sự phân chia xứ sở Israel.
            Một người bạn của tôi đến nhắc cho tôi nhớ về “nguyên tắc các hậu quả ngoài ý muốn”. Thành thực mà nói, tôi không dám chắc là tôi nắm bắt nó cách đầy đủ, song tôi nghĩ rằng phân đoạn Kinh thánh gốc của chúng ta đang bày tỏ ra sự thực là mọi hành động của chúng ta thường có nhiều “hậu quả ngoài ý muốn”. Ngay thời điểm Êva ăn trái cấm, tôi tin chắc rằng nàng chẳng có ý niệm gì về tội lỗi của nàng sẽ dẫn nàng tới đâu. Mọi hành động dường như là tầm thường vào thời điểm xảy ra đều có những hậu quả quan trọng, dù tốt hay xấu. Rôbôam đã không tính đến việc phân chia vương quốc của mình hay đưa xứ sở đến con đường thảm họa. Nhưng sự thực cho thấy rằng quyết định dại dột của ông đã có những hậu quả nầy. Rôbôam đáng phải nhìn biết tốt hơn thế. Ông đã noi theo tấm gương của Solomon cha mình (vào thời điểm rất dại dột trong cuộc đời của ông) và lời bàn của bạn bè ông, thay vì là Lời của Đức Chúa Trời và lời lẽ của hạng người khôn ngoan.
Vừa khi tức vị, vua phải chiếu theo luật pháp nầy mà những thầy tế lễ về dòng Lê-vi giữ, chép một bản cho mình. Bản ấy phải ở bên vua trọn đời, vua phải đọc ở trong, để tập biết kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, cẩn thận làm theo các lời của luật pháp nầy, và hết thảy điều răn nầy, kẻo lòng vua lướt trên anh em mình, xây về bên hữu hay bên tả, lìa bỏ điều răn nầy, hầu cho vua và con cháu vua được trị vì lâu ngày giữa Y-sơ-ra-ên (Phục truyền luật lệ ký 17:18-20, phần nhấn mạnh là của tôi).
            Toàn bộ vấn đề nầy về chức năng tôi tớ và quyền lãnh đạo rất nổi bật trong Kinh thánh, và đặc biệt trong Tân Ước. Các môn đồ của Chúa Jêsus đã hy vọng về một vương quốc trong đó họ sẽ có quyền lực, hầu cho mọi người khác sẽ phục vụ họ. Đây là cách thức những thầy thông giáo và người dòng Pharisi thực thi quyền hành của họ:
Bấy giờ Đức Chúa Jêsus phán cùng dân chúng và môn đồ Ngài rằng: Các thầy thông giáo và người Pha-ri-si đều ngồi trên ngôi của Môi-se. Vậy, hãy làm và giữ theo mọi điều họ đã bảo các ngươi; nhưng đừng bắt chước việc làm của họ, vì họ nói mà không làm. Bọn ấy buộc những gánh nặng khó chịu, để trên vai người ta, còn mình thì không muốn động ngón tay vào. Họ làm việc gì cũng cố để cho người ta thấy, mang cái thẻ bài da cho rộng, xủ cái tua áo cho dài; ưa ngồi đầu trong đám tiệc, thích ngôi cao nhất trong nhà hội; muốn người ta chào mình giữa chợ, và ưng người ta gọi mình bằng thầy! Nhưng các ngươi đừng chịu người ta gọi mình bằng thầy; vì các ngươi chỉ có một Thầy, và các ngươi hết thảy đều là anh em. Cũng đừng gọi người nào ở thế gian là cha mình; vì các ngươi chỉ có một Cha, là Đấng ở trên trời. Cũng đừng chịu ai gọi mình là chủ; vì các ngươi chỉ có một Chủ, là Đấng Christ. Song ai lớn hơn hết trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ các ngươi. Kẻ nào tôn mình lên thì sẽ bị hạ xuống, còn kẻ nào hạ mình xuống thì sẽ được tôn lên (Mathiơ 23:1-12).
            Các môn đồ bị cám dỗ noi theo con đường nầy, còn Chúa Jêsus thì dạy dỗ họ theo cách khác:
“Bấy giờ, Gia-cơ và Giăng, hai con trai Xê-bê-đê, đến gần Ngài mà thưa rằng: Lạy thầy, chúng tôi muốn thầy làm thành điều chúng tôi sẽ xin. Ngài hỏi rằng: Các ngươi muốn ta làm chi cho? Thưa rằng: Khi thầy được vinh hiển, xin cho chúng tôi một đứa ngồi bên hữu, một đứa bên tả. Nhưng Đức Jêsus phán rằng: Các ngươi không biết điều mình xin. Các ngươi có uống được chén ta uống, và chịu được phép báp-tem ta chịu chăng? Thưa rằng: Được. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Các ngươi sẽ uống chén ta uống, và sẽ chịu phép báp-tem ta chịu; nhưng chí như ngồi bên hữu và bên tả ta thì không phải tự ta cho được: ấy là thuộc về người nào mà điều đó đã dành cho. Mười sứ đồ kia nghe sự xin đó, thì giận Gia-cơ và Giăng. Nhưng Đức Chúa Jêsus gọi họ mà phán rằng: Các ngươi biết những người được tôn làm đầu cai trị các dân ngoại, thì bắt dân phải phục mình, còn các quan lớn thì lấy quyền thế trị dân. Song trong các ngươi không như vậy; trái lại hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ; còn ai trong các ngươi muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi mọi người. Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người” (Mác  10:35-45).
            Hội thánh tại thành Côrinhtô đã bị hành hại với những sự chia rẻ và tranh cạnh, và Hội thánh nầy có mọi sự phải làm với sự kiêu ngạo, quyền lực, và sự kiêu căng (xem I Côrinhtô 1:10-12). Hội thánh bị số người tìm cách nắm lấy quyền lãnh đạo dẫn dắt theo một phương thức của “dân Ngoại”:
Vì anh em là kẻ khôn ngoan lại vui mừng dung chịu kẻ dại dột. Phải, anh em hay chịu người ta bắt mình làm tôi tớ, hay là nuốt sống, hay là cướp bóc, hay là tự cao mà khinh dể anh em, vả trên mặt anh em (II Côrinhtô 11:19-20).
            Nguồn gốc của sự phân rẻ thường là kiêu ngạo, kiêu căng và sự tìm kiếm quyền lực. Chìa khóa cho sự hiệp một là sự hạ mình, được tỏ ra trong chức năng tôi tớ chơn thực:
        “Vậy nếu trong Đấng Christ có điều yên ủi nào, nếu vì lòng yêu thương có điều cứu giúp nào, nếu có sự thông công nơi Thánh Linh, nếu có lòng yêu mến và lòng thương xót, thì anh em hãy hiệp ý với nhau, đồng tình yêu thương, đồng tâm, đồng tư tưởng mà làm cho tôi vui mừng trọn vẹn. Chớ làm sự chi vì lòng tranh cạnh hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình. Mỗi người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa. Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự. Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh, hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha (Philíp 2:1-11).
            Thập tự giá của Đức Chúa Jêsus Christ là nguồn liên tục về sự kỳ diệu và kinh ngạc đối với tôi. Hãy suy nghĩ xem. Chúa chúng ta là Đức Chúa Trời hóa thân thành nhục thể. Ngài đã dựng nên các từng trời và đất (xem Giăng 1:1-5; Côlôse 1:16). Ngài, cao hơn bất kỳ người nào đặt chân trên đất nầy, đã, và đang tể trị. Tôi biết chẳng có một định nghĩa nào hay hơn về quyền tể trị những gì vua Nêbucátnếtsa đã đưa ra:
Đến cuối cùng những ngày đó, ta đây, Nê-bu-cát-nết-sa, ngước mắt lên trời, trí khôn đã phục lại cho ta, và ta xưng tạ Đấng Rất Cao. Ta bèn ngợi khen và làm sáng danh Đấng sống đời đời, uy quyền Ngài là uy quyền còn mãi mãi, nước Ngài từ đời nọ đến đời kia. Hết thảy dân cư trên đất thảy đều cầm như là không có; Ngài làm theo ý mình trong cơ binh trên trời, và ở giữa cư dân trên đất; chẳng ai có thể cản tay Ngài và hỏi rằng: Ngài làm chi vậy? (Đaniên 4:34-35).
            Hãy suy nghĩ về câu nói ấy xem! Đức Chúa Trời tể trị thế gian đã tự hạ mình xuống bằng cách làm người vô tội. Ngài là Đấng có quyền phép kêu gọi hàng ngàn thiên binh thiên sứ đến bên Ngài, đã tự hạ mình xuống qua sự chết của Ngài trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha. Ngài đã gánh lấy tội lỗi và án phạt của hạng tội nhân, hầu cho hễ ai tin nơi Ngài đều có sự tha tội và lời hứa về sự sống đời đời. Nếu Đức Chúa Trời toàn năng có thể tự hạ mình xuống và tự phó mình vào sự thương khó của thập tự giá, thì sự ấy có ý nghĩa gì cho chúng ta chứ? Thứ nhứt, nó có nghĩa là chúng ta đã được cứu bằng cách tin cậy nơi Ngài. Thứ hai, nó có nghĩa là chúng ta sẽ noi theo các dấu chơn Ngài, vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, và vì ích cho nhiều người khác nữa:
Vì nhân cớ lương tâm đối với Đức Chúa Trời, mà chịu khốn nạn trong khi bị oan ức, ấy là một ơn phước. Vả, mình làm điều ác, bị đánh mà hay nhịn chịu, thì có đáng khoe gì: Nhưng nếu anh em làm lành, mà nhịn chịu sự khốn khó, ấy là một ơn phước trước mặt Đức Chúa Trời. anh em đã được kêu gọi đến sự đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chân Ngài; Ngài chưa hề phạm tội, trong miệng Ngài không thấy có chút chi dối trá; Ngài bị rủa mà chẳng rủa lại, chịu nạn mà không hề hăm dọa, nhưng cứ phó mình cho Đấng xử đoán công bình; Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công bình; lại nhân những lằn đòn của Ngài mà anh em đã được lành bịnh. Vì anh em vốn giống như con chiên lạc, mà bây giờ đã trở về cùng Đấng chăn chiên và Giám mục của linh hồn mình (I Phierơ 2:19-25).
            Chúng ta hãy noi theo các dấu chơn của Cứu Chúa. Trước tiên, chúng ta hãy tiếp nhận ân ban cứu rỗi, bởi đức tin nơi sự chết, sự chôn, và sự sống lại của Ngài trong chỗ của chúng ta. Tiếp đến, chúng ta hãy tìm cách ăn ở trong sự khiêm nhường và vâng phục, gạt qua một bên mọi lợi ích tư kỷ, hầu cho chúng ta được tự do phục vụ cho tha nhân.